Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

BỔ SUNG CHẾ PHẨM THẢO dược ECODIAR THAY THẾ KHÁNG SINH TRÊN lợn CON LAI (l x y)từ 7 42 NGÀY TUỔI tại CÔNG TY TNHH lợn GIỐNG DABACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.6 KB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BỔ SUNG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC ECODIAR THAY
THẾ KHÁNG SINH TRÊN LỢN CON LAI (L x Y)TỪ 7-42
NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG DABACO


HÀ NỘI, 2017

ii


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NUÔI
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BỔ SUNG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC ECODIAR THAY
THẾ KHÁNG SINH TRÊN LỢN CON LAI (L x Y)TỪ 7-42
NGÀY TUỔI TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG DABACO

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ MƠ
Lớp: K58CNTYB
Khóa: 58
Ngành: CHĂN NUÔI-THÚ Y
Người hướng dẫn: PGS.TS. ĐẶNG THÚY NHUNG


Bộ môn: DINH DƯỠNG-THỨC ĂN
Lớp chuyên ngành

: DINH DƯỠNG THỨC ĂN

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.T

S. ĐẶNG THÚY NHUNG


HÀ NỘI, 2017

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa từng và được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên

Nguyễn Thị Mơ

i



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận
được sự quan tâm sâu sắc, tận tình, tỉ mỉ và chu đáo của giảng viên PGS.
TS.Đặng Thúy Nhung, bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn
Dinh dưỡng – Thức ăn cùng các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi, Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong toàn khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Th.S. Nguyễn Thế Tường - Phó
tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn DABACO, anh Vương Ngọc Vănphụ trách kỹ thuật, cùng toàn thể cán bộ, công nhân Công ty TNHH lợn giống
DABACO đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bố mẹ, anh chị em và
bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Mơ

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................II

DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................VII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................................VIII
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................IX
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................................3
1.1. Đặc điểm sinh lý lợn con.......................................................................................3
1.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của lợn con.......................................................3
1.1.2. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con.......................................................3
1.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng..............................................7
1.1.5. Đặc điểm về khả năng miễn dịch....................................................................8
1.1.6. Tập cho lợn con ăn sớm..................................................................................9
1.1.7. Ảnh hưởng của cai sữa đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạc ruôt non
ở lợn con..................................................................................................................10
1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái............................................................................11
1.2.1. Khả năng sinh sản..........................................................................................11
1.2.2. Khả năng tiết sữa ..........................................................................................11
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái.............................12
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con........................................................................13
1.3.1. Lượng thức ăn hàng ngày và số lần cho ăn trong ngày................................14
1.3.2. Nhu cầu về năng lượng..................................................................................14
1.3.3. Nhu cầu protein và axit amin........................................................................15
1.3.4. Nhu cầu khoáng chất.....................................................................................16
1.3.5. Nhu cầu vitamin............................................................................................17
1.3.6. Nhu cầu nước của lợn....................................................................................18
1.4. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con............................................................................19

iii



1.4.1. Khái niệm chung về hội chứng tiêu chảy......................................................19
1.4.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy................................................................20
1.4.3. Tình hình tiêu chảy của lợn con....................................................................21
1.4.4. Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con...................................21
1.5. Giới thiệu về kháng sinh......................................................................................22
1.6.Giới thiệu về chế phẩmthảo dược Ecodiar...........................................................24
1.6. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài................................................25
1.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................25
1.6.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ................................................................25
-Theo: John Burns Duynisveld - Hội chợ Khoa học 2013 Canada-Wide .............25
NGHIÊN CỨU ĐÃ CHỈ RA RẰNG DẦU OREGANO CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
TRÊN ĐỘNG VẬT. MƯỜI BỐN LỢN CON BÚ MIỄN PHÍ LÀ MỘT PHẦN CỦA
DỰ ÁN NÀY; NỬA KIỂM SOÁT VÀ MỘT NỬA CHO MỘT BỔ SUNG DẦU
OREGANO UỐNG HÀNG NGÀY. THỜI GIAN BỔ SUNG LÀ 21 NGÀY; LỢN
CON ĐƯỢC CÂN MỖI NGÀY THỨ BA. KẾT QUẢ CHO THẤY, BỔ SUNG O
REGANO LỢN CON TĂNG TRƯỞNG NHANH HƠN SO VỚI LỢN CON KIỂM
SOÁT ĐÁNG KỂ. .........................................................................................................25
-Theo Hojberg và CS (2001):việc bổ sung chế phẩm thảo dược Ecodiar vào thức
ăn cho lợn con tập ăn giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và gảm tỉ lệ tiêu chảy so
với lợn con ăn khẩu phần không có bổ sung chế phẩm thảo dược Ecodiar..........25
-Cowieson và Adeola (2005 đã thử nghiệm chế phẩm thảo dược Ecodiarvào khẩu
phần thức ăn của lợn hậu bị.Các tác giả cho biết việc sử dụng chế phẩm Ecodiar
vào khẩu phần giúp lợn tăng trưởng nhanh hơn-đem lại hiệu quả kinh tế cao......26
-Barrera và cs: Nghiên cứu khả năng phòng trừ các bệnh đường tiêu hóa cho lơn
con giai đoạn 22-42 ngày tuổi bằng các chế phẩm từ thực vật trong đó có chế
phẩm thảo dược Ecodiar.Kết quả cho thấy việc dùng các chế phẩm từ thực vật có
mang lại hiệu quả để phòng trừ một số bệnh về đường tiê hóa cho lợn con..........26
-Stone và CS (2015) Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm sự ảnh hưởng
của việc bổ sung dầu Oregano đến 54 con heo nái ở giai đoạn mang thai và thời
kỳ cho con bú. Thí nghiệm chia thành 2 nhóm, một nhóm gồm 28 con heo được

iv


bổ sung với lượng 15 mg/kg Oregano vào khẩu phần ăn trong suốt thời gian mang
thai và cho con bú; một nhóm đối chứng gồm 26 con heo nái không được bổ sung
Oregano trong khẩu phần ăn.Với chế độ ăn bổ sung Oregano đã giúp heo nái tăng
lượng vi khuẩn có lợi Lactobacillus trong hệ tiêu hóa và làm giảm đáng kể được
vi khuẩn Escherichia coli và Enterococcus gây tiêu chảy ở heo............................26
CHƯƠNG 2.....................................................................................................................27
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................27
2.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................27
2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu..................................................................27
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................28
2.3.1. Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm ..........28
2.3.2. Phương pháp xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp.....................................28
2.3.3. Bố trí thí nghiệm............................................................................................28
CHƯƠNG

3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................................................39
3.1. Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩmEcodiar vào khẩu phần ăn đối với lợn con
giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi .........................................................................................39
3.1.1. Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 - 21 ngày tuổi...............39
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi.....................41
3.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi................................44
3.1.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi.................46
3.1.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Ecodiar đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn

con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi................................................................................45
3.2. Ảnh hưởng của bổ sung Ecodiar vào khẩu phần ăn đối với lợn con giai đoạn từ
22 – 42 ngày tuổi........................................................................................................47
3.2.1. Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi ..............................47
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi...................49

v


3.2.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn
22 – 42 ngày tuổi....................................................................................................54
3.2.6. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩmEcodiar cho lợn con giai đoạn 22 – 42
ngày tuổi......................................................................................................................60
.......................................................................................................................................62
CHƯƠNG 4 :KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................62
1. Kết luận...................................................................................................................63
2. Đề nghị....................................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................65
PHỤ LỤC .......................................................................................................................68

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi......................29
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn từ 22 - 42 ngày tuổi................30
Dựa vào kết quả phân tích các nguyên liệu thức ăn chúng tôi đã xây dựng
công thức thức ăn cho lợn với mức bổ sung 0,07% và 0,1% Ecodiar. Thành phần
nguyên liệu của công thức thức ăn thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.3............31
Bảng 2.3. Công thức thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 7-42 ngày tuổi..............31

Bảng 2.3. Công thức thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 22-42 ngày tuổi............31
Bảng 3.1. Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi ........40
Bảng 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi42
Bảng 3.3. Sinh trưởng tương đối của lợn con theo mẹ giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi...45
Bảng 3.4. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi..............44
Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi..........46
Bảng 3.6. Khối lượng cơ thể của lợn con từ 22 – 42 ngày tuổi.................................47
Bảng 3.7. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ 22 – 42 ngày tuổi............51
Bảng 3.8. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn 22 – 42 ngày tuổi..............................................................................................57
Bảng 3.9. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi...........59
Bảng 3.10. Hiệu quả bổ sung chế phẩm Ecodiar đối với lợn con từ 22 – 42 ngày tuổi
.....................................................................................................................................62
Bảng .1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối hợp
khẩu phần ..................................................................................................................69

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Khối lượng lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi.....................................40
Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi..........................44
.....................................................................................................................................44
Biểu đồ 3.3. Khối lượng lợn con từ 22– 42 ngày tuổi ..............................................48
.....................................................................................................................................49
Biểu đồ 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 22 – 42 ngày tuổi............54
.....................................................................................................................................58
Biểu đồ 3.5. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 22 – 42 ngày tuổi...................58
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con từ 22 - 42 ngày tuổi...................................60


viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS
CPTĂ
ĐC
FCR

:
:
:
:

Cộng sự
Chi phí thức ăn
Đối chứng
Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi giữa kg thức

KL
KPCS
ME
LxY

:
:
:
:


ăn/kg tăng trọng) hay tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
Khối lượng
Khẩu phần cơ sở
Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)
Landrace x Yorkshire

:
TB
TN
VNĐ

: Trung bình
: Thí nghiệm
: Việt Nam đồng

ix


MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, chăn nuôi lợn ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bởi vậy, nâng cao
năng suất trong chăn nuôi lợn giúp đáp ứng nhu cầu thực phẩm và nâng cao thu
nhập cho người chăn nuôi.
Trong chăn nuôi lợn, nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con giai đoạn sau cai sữa
là rất quan trọng. Nếu lợn con được chăm sóc tốt sẽ giúp cho việc chăn nuôi lợn
thịt phát triển nhanh, ít bệnh tật và tăng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi. Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là tính năng di truyền
và chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh công tác giống, dinh dưỡng và công nghệ chế

biến thức ăn ngày càng được cải tiến và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không
có kiểm soát như hiện nay đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng không chỉ có
vật nuôi mà còn đối với cả con người. Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi có
thể phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột, gây rối loạn quá
trình tiêu hóa, đặc biệt mối nguy chính là sự kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn tồn
dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc. Sự tồn dư kháng sinh có
trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguy
hại cho sức khỏe người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm.
Tại Việt Nam, hiện nay kháng sinh vẫn đang được sử dụng trong TĂCN và
nhiều nơi có hiên tượng lạm dụng kháng sinh dẫn đến sản phẩm làm ra không
đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; đồng thời tạo nguy cơ gây ra sự kháng
thuốc trong điều trị bệnh ở cả người và vật nuôi.
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các chế phẩm từ thực vật có tác
dụng như kháng sinh nhằm tăng sức sản xuất và khả năng sinh trưởn, hạn chế tiêu
chảy ở vật nuôi nhằm hướng tới việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong tương lai.

1


Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Bổ sung chế
phẩm thảo dược Ecodiar thay thế kháng sinh trên lợn con lai (LxY) từ 7 - 42
ngày tuổi tại công ty TNHH lợn giống Dabaco”
2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
* Mục đích
- Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm Ecodiar cho lợn con từ 7-42 ngày
tuổi.
- Xác định hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm Ecodiar thay thế kháng
sinh trên lợn con 7-42 ngày tuổi.

* Yêu cầu
- Theo dõi, ghi chép số liệu đầy đủ, đảm bảo tính khách quan, trung thực.
- Nắm được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn
con qua các giai đoạn.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đặc điểm sinh lý lợn con
1.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của lợn con
Lợn con sau sinh có tốc độ sinhnh trưởng rất nhanh, thể hiện thông qua
sự tăng về khối lượng cơ thể. Thông thường khối lượng lợn con lúc 7 - 10 ngày
tuổi tăng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần khối lượng sơ
sinh ,30 ngày tuổi tăng gấp 5 lần và đến 60 ngày tuổi gấp 10-15 lần khối lượng
sơ sinh. Lợn lai LxYcó khối lượng sơ sinh khoảng 1,4kg, khối lượng lúc 60
ngày tuổi đạt 18-30 kg.
Ở các thời điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng khối lượng lợn con đạt được
có mối tương quan thuận với nhau khá chặt chẽ, có nghĩa là khối lượng lúc sơ
sinh càng cao thì có hy vọng về khối lượng lúc cai sữa cao (Vũ Đình Tôn và
Trần Thị Nhuận, 2005). Điều này giúp cho chúng ta có kĩ thuật chăn nuôi lợn
nái chửa thích hợp để có thể tăng được khối lượng sơ sinh của lợn con.Nếu lợn
lúc sơ sinh hơn nhau 0,5kg thì tương đương với 1kg hơn nhau ở thời điểm cai
sữa và nếu khối lượng ở thời điểm cai sữa hơn nhau 0,1kg thì ở thời điểm đạt
khối lượng giết thịt sẽ sớm hơn 1 ngày. Lợn con nuôi trong giai đoạn cai sữa nếu
tăng trọng bình quân mỗi ngày thêm 5g thì thời điểm đạt khối lượng giết thịt sẽ
sớm hơn 1 ngày.
1.1.2. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con

Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con rất kém, do đó lợn con rất nhạy
cảm với sự thay đổi của khí hậu bên ngoài, nhất là nhiệt độ lạnh dễ làm lợn con
bị bệnh. Ở gia súc non từ 15 – 20 ngày tuổi thân nhiệt mới ổn định (Trần Thị
Dân, 2006).
Nước ta tuy là xứ nóng nhưng phải chống lạnh cho lợn con mới sinh đến
cai sữa vì nhiệt độ ban đêm thường dưới 30 0C. Cơ thể lợn con chống lạnh bằng

3


cách nâng cao chuyển hóa cơ bản, tăng sinh nhiệt, nhưng không kéo dài được.
Nhiệt độ của lợn con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh,
lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ môi trường.
Khi còn trong cơ thể mẹ, nhiệt độ ổn định 38,5 0C , khi ra bên ngoài nhiệt
độ thay đổi theo từng mùa từng ngày khác nhau. Sau khi sinh, cơ thể lợn con chưa
thể bù đắp được lượng nhiệt bị mất đi nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật,
nhất là bệnh phân trắng lợn con. Trong tuần lễ đầu, thân nhiệt của lợn con hoàn
toàn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở hai ngày đầu, nếu nhiệt độ môi
trường từ 5 – 60C, lợn con có thể chết do lạnh và mất nhiệt. Khả năng điều tiết
nhiệt ở lợn con trong 3 tuần tuổi đầu còn rất kém do thân nhiệt chưa ổn định.
Nguyên nhân chủ yếu lông lợn con thưa,lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và
lượng đường glycogen được dự trữ trong cơ thể còn ít nên khả năng cung cấp
năng lượng để chống rét bị hạn chế, hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa
hoàn chỉnh do trung khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não mà vỏ não là cơ quan
phát triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong thai và ngoài thai. Do đó, khi nuôi
lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thân nhiệt của lợn con sẽ giảm
nhanh làm cho lợn con dễ bị cảm lạnh, hay bị ỉa chảy và ỉa phân trắng. Sau 3 tuần
tuổi thân nhiệt lợn con mới tương đối ổn định (39 - 39,5 0C), khả năng điều hòa
thân nhiệt tốt dần lên để đáp ứng với môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường
thích hợp đối với lợn con lúc sơ sinh là 340C; hai ngày tuổi là 300C; 14 ngày tuổi

là 200C với độ ẩm không khí khoảng 60%, riêng nhiệt độ dưới chụp sưởi của lợn
con phải đạt 32 – 350C.
Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 380C, sau 10 ngày tăng lên
39,50C - 39,70C và giữ ở mức đó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có thể
biến động trên dưới 10C. Chuồng lạnh là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp (mẹ
đè chết con) làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Lợn chết trong 48 giờ là 12,1% khi
nhiệt độ chuồng nuôi là 20 - 250C, trong khi đó tỷ lệ chết là 7,7% khi nhiệt độ

4


chuồng nuôi lớn hơn 250C (Vũ Duy Giảng, 2001).
Lợn con dưới 3 tuần tuổi, nếu nuôi ở nhiệt độ chuồng nuôi là 18 0C thì thân
nhiệt của lợn con giảm xuống 20C so với thân nhiệt ban đầu. Khi nhiệt độ chuồng
nuôi giảm xuống 00C thì thân nhiệt lợn con giảm xuống 40C. Khi khối lượng sơ
sinh trung bình của lợn con là 1,13kg được nuôi ở trong chuồng nuôi có nhiệt độ
16 – 210C thì sau 30 phút thân nhiệt lợn con bị giảm xuống 1,6 0C nhưng lợn con
có khối lượng trung bình 2,4kg nuôi trong điều kiện là – 4 0C thì thân nhiệt giảm
tới 16,60C. Điều này chứng tỏ khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con ít phụ
thuộc vào khối lượng sơ sinh mà chủ yếu phụ thuộc và nhiệt độ chuồng nuôi và
tuổi lợn con.
1.1.3. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa lợn con đó chính là sự phát triển rất nhanh
song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và
khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa hoàn thiện
thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số enzyme trong đường tiêu hóa
lợn con bị hạn chế. Sự phát triển nhanh về dung tích bộ máy tiêu hóa được thể
hiện cụ thể là ở dạ dày lợn sơ sinh chỉ đạt 2,5ml nhưng đã tăng lên 1815ml ở lợn
70 ngày tuổi và tăng hơn 70 lần. Ruột non lợn lúc sơ sinh với dung tích 100ml
thì ở lợn 70 ngày tuổi là 6000ml và tăng 60 lần. Đối với ruột già, lợn sơ sinh có

dung tích chỉ 40ml thì đã tăng lên hơn 50 lần và ở lợn 70 ngày tuổi đạt 2100ml
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
Bảng: Sự phát triển bộ máy tiêu hóa lợn con.
Cơ quan
Dạ dày
Ruột non
Ruột già

Giai đoạn sơ sinh
2,5 ml
100 ml
40 ml

Giai đoạn 70 ngày
1815 ml
6000 ml
2100 ml

* Tiêu hóa ở miệng

5


Tiêu hóa ở miệng gồm 3 giai đoạn là lấy thức ăn, nước uống; nhai, tẩm
thức ăn với nước bọt và nuốt. Tiêu hóa diễn ra với 2 quá trình: Tiêu hóa cơ học
do nhai và tiêu hóa hóa học do các enzyme trong nước bọt.
Enzyme amylase, maltase và sacraza do tuyến nước bọt tiết ra ở lợn con
sơ sinh có hoạt lực thấp.Amylaza tăng cao nhất lúc 2-3 tuần tuổi sau đó lại giảm
và đạt cao nhất ở tuần 5-6. Do đó, khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con còn
kém, chỉ tiêu hoá được khoảng 50% lượng tinh bột ăn vào. Khoảng 5-6 tuần tuổi

khả năng tiêu hóa tinh bột tương đối hoàn thiện.Đây chính là yếu tố cần chú ý
trong phối hợp khẩu phần cũng như chế biến thức ăn để giúp lợn con có khả
năng sử dụng được tinh bột tốt hơn.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Lợn con mới sinh ra sống nhờ sữa mẹ, sau khi cai sữa thì sống tự lập nên
phải trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái cấu tạo và hoạt
động sinh lý của ống tiêu hóa để thích ứng với điều kiện mới. Dung tích dạ dày
của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày gấp 8 lần và lúc
60 ngày tuổi gấp 60 lần (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít) và sau đó
tăng chậm đến tuổi trưởng thành đạt 3,5 – 4 lít.
Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện do một số enzyme
tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần đầu. Khoảng 25 ngày
đầu sau khi đẻ ra enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa
protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con mới có HCl ở dạng
tự do và enzyme pepsinogen không hoạt động mới được HCl hoạt hóa thành
pepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa. Do thiếu HCl ở dạng tự do nên
lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu
hoá. Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCl ở dạng tự
do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn
sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết ra từ 14 ngày tuổi
(Võ Trọng Hốt và CS, 2000).

6


* Tiêu hóa ở ruột
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc
20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ
sinh khoảng 0,111 lít). Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5
lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung

tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). Hoạt tính của các enzyme thay đổi từ
sơ sinh đến trưởng thành.
+ Amylase và maltase: Hai enzyme này có trong dịch tụy từ khi lợn con
mới đẻ ra nhưng dưới 3 tuần hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hoá tinh bột
còn kém. Sau 3 tuần tuổi enzyme amylase và maltase mới có hoạt tính mạnh nên
khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con tốt hơn.
+ Saccharase: Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi enzyme saccharase hoạt
tính còn thấp; vì vậy, nếu cho lợn con ăn đường saccharose thì rất dễ bị ỉa chảy.
+ Trypsin: Là enzyme tiêu hóa protein của thức ăn. Ở thai lợn 2 tháng tuổi
trong chất chiết đã có enzyme trypsin, thai càng lớn hoạt tính của enzyme
trypsin càng cao. Khi lợn con mới đẻ ra hoạt tính của enzyme trypsin dịch tụy
rất cao để bù đắp lại khả năng tiêu hoá kém của enzyme pepsin dạ dày.
+ Catepsine là enzyme tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con ở 3
tuần tuổi đầu, catepsine có hoạt tính mạnh sau đó giảm dần.
+ Lactase: Có tác dụng tiêu hoá đường lactose trong sữa. Enzyme này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn con mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau đó hoạt tính của enzyme giảm dần.
+ Lipase và chymosine: Hai enzyme này có hoạt tính mạnh trong 3 tuần
đầu và sau đó hoạt tính giảm dần (Võ Trọng Hốt và CS, 2000).
Như vậy, từ khi sơ sinh đến 5 tuần tuổi hàm lượng và hoạt tính của
enzyme tiêu hóa ở lợn con khác nhiều với lợn trưởng thành. Vì vậy, khi nuôi lợn
con cần chú ý cho lợn con tập ăn sớm nhằm cai sữa sớm.
1.1.4. Khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng

7


Tiêu hóa thức ăn ở lợn là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường
tiêu hóa như: protein, carbohydrate, lipit để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hóa
có thể diễn ra theo các quá trình: (1) Quá trình cơ học: nhai nuốt hoặc sự co bóp

của cơ trong đường tiêu hóa dể nghiền nhỏ thức ăn. (2) Quá trình hóa học: là
quá trình tiêu hóa nhờ các men tiết ra từ tuyến trong đường tiêu hóa. (3) Quá
trình vi sinh vật: đây là quá trình tiêu hóa nhờ bacteria và protozoa.
Tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng tiến hành chủ yếu ở dạ dày, ruột non.
Trong một ngày đêm, dạ dày phân giải 45% carbohydrate, 50% protein, 20 25% đường. Cả dạ dày và ruột non phân giải và hấp thu 85% đường và 87%
protein, ruột già chỉ còn không quá 10 - 15% (Trương Lăng, 2003).
Như vậy, lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh song những tuần đầu bị hạn chế
do chức năng cơ quan tiêu hóa chưa thành thục.
1.1.5. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con mới sinh ra hầu như chưa có kháng thể trong máu. Lượng kháng
thể tăng rất nhanh nếu lợn con được bú sữa đầu. Vì vậy, khả năng miễn dịch của
lợn con là hoàn toàn thụ động và phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ được
nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái hàm lượng protein rất cao.
Những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 - 19% protein, trong đó lượng γ globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 45%) và nó có vai trò miễn dịch.
Lợn con hấp thu γ - globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu
nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γ globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con tốt nhất trong 24 giờ đầu
sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng enzyme trypsin (anti - trypsin) làm mất
hoạt lực của enzyme trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách
ruột của lợn con khá rộng. Vì vậy, 24 giờ sau khi được bú sữa đầu hàm lượng γ
-globulin trong máu lợn con đạt tới 20,3 mg/100ml máu. Sau 24 giờ lượng
kháng thể trong sữa giảm dần và khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn

8


con hẹp dần lại nên sự hấp thu γ - globulin kém hơn, hàm lượng γ - globulin
trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng
24mg/100ml máu (máu bình thường của lợn có khoảng 65mg γ globulin/100ml), do đó lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn
con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp
kháng thể. Do đó, những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất

kém, tỷ lệ chết rất cao (Võ Trọng Hốt và CS, 2000).
1.1.6. Tập cho lợn con ăn sớm
Thường tiến hành tập cho lợn con ăn vào ngày thứ 3-5 sau khi đẻ, nếu không lợn
con có thể tự ăn vào ngày 25-30 tùy theo lượng sữa mẹ tiết ra nhiều hay ít. Nếu
sữa mẹ tiết ra nhiều thì lợn con sẽ chậm biết ăn hơn. Bắt đầu tập ở ngày thứ 3-5
thì lợn sẽ có khả năng ăn tốt thức ăn vào ngày 18-20 . Do đó, việc tập cho lợn ăn
sớm có rất nhiều tác dụng: Tăng cường sự phát triển của bộ máy tiêu hoá do
kích thích đường tiêu hoá của lợn con tiết enzyme "làm quen" với thức ăn từ bên
ngoài, giảm hao mòn ở lợn nái do lợn con được bù đắp thêm dinh dưỡng từ thức
ăn, lợn con sẽ ít bị hao hụt sau cai sữa.
Lợn con được 4 - 5 ngày tuổi sau khi bú mẹ no, thời tiết ấm áp chúng đi
theo đàn tò mò quan sát những vật có trong chuồng. Người chăn nuôi nên để ý
chọn những nơi lợn con hay dạo chơi, rải viên cám vào máng tập ăn. Viên cám
nên đưcọ rang trước để tạo mùi thơm, tăng tính thèm ăn cho lợn con.Tập cho lợn
con ăn sớm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu chứng minh rằng cho lợn con tập ăn sớm, ăn thêm trong giai đoạn bú
sữa sẽ làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng
trong giai đoạn cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp (Flower,1985).
Tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái, thúc đẩy bộ máy
tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh, sớm hoàn thiện và tạo tiền đề cho giai đoạn
sau cai sữa. Hoạt tính của các enzyme saccharase, maltase, trypsin, amylase tuyến
tụy tăng lên đáng kể ở những lợn con được cho ăn thêm thức ăn trong giai đoạn bú

9


sữa. Việc tập ăn cho lợn con ăn được nhiều thức ăn trong thời gian bú sữa không
những không làm giảm sự teo lông nhung mà còn làm giảm khả năng nhiễm E.coli
và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con giai đoạn sau cai sữa (Ruth Miclat và Sonaco, 1996).
Newby và CS (1985) cho rằng nếu tập ăn cho lợn con chậm và số lượng

thức ăn tiêu thụ ít (<100g/con/trước khi cai sữa) có thể làm cho lợn con mẫn
cảm hơn với mầm bệnh trong một vài loại thức ăn.
Một số chú ý khi tập ăn cho lợn con: Liên tục làm mới thức ăn để kích
thích tính thèm ăn của lợn, thức ăn nhiều dầu cần chú ý để tránh ôi thiu, hàng
ngày nên loại bỏ thức ăn thừa tránh có mùi chuồng , phải rửa máng uống thường
xuyên, cần 3-5 ngày để chuyển thức ăn từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 và cần
quan sát ghi lại lượng thức ăn mà lợn con tiêu thụ (nếu tập ăn tốt nghĩa là
luwognj thức ăn tiêu thụ tăng dần theo ngày tuổi)
Tiêu chảy sau cai sữa có thể do rối loạn hấp thu và mất các chất điện giải
kết hợp với giảm tính thèm ăn dẫn đến năng suất lợn sau cai sữa bị giảm. Vì vậy,
cho lợn con tập ăn sớm trong giai đoạn bú sữa và lượng thức ăn thu được có thể
sẽ làm tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh.
1.1.7. Ảnh hưởng của cai sữa đến sự thay đổi hình thái học của niêm mạc
ruôt non ở lợn con
Ở động vật có vú nói chung và của lợn nói riêng cấu trúc đặc trưng nhất
của niêm mạc ruôt non là sự tồn tại của các lông nhung (đơn vị hấp thu nhỏ nhất
của cơ quan tiêu hóa). Vùng niêm mạc giữa các lông nhung tồn tại các hốc nhỏ,
nơi mà từ đó dịch ruột và các chất lỏng khác được tiết vào khoang ruột. Ở những
lợn con khỏe mạnh, chiều cao của lông nhung dài gấp 3 - 4 lần so với chiều sâu
của các hốc giữa chúng. Tương quan giữa chiều cao lông nhung và độ sâu của
các hốc phản ánh tình trạng và khả năng hấp thu của niêm mạc ruột non. Nhiều
công trình nghiên cứu đã chứng tỏ giữa chiều cao lông nhung và tốc độ sinh
trưởng của lợn con giai đoạn sau cai sữa có tương quan rất chặt chẽ. Theo Li và
CS (1990), hệ số tương quan giữa tốc độ sinh trưởng và chiều cao của lông

10


nhung là: r = 0,63; P<0,05. Trong một công trình nghiên cứu khác của Pluske và
CS (1996) cho thấy hệ số tương quan này là: r = 0,78; P<0,05. Do giảm chiều

cao của lông nhung dẫn đến giảm diện tích bề mặt hấp thu, giảm hàm lượng
enzyme trong mỗi tế bào niêm mạc ruột. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng
định cai sữa làm giảm chiều cao của lông nhung và tăng độ sâu của các hốc
niêm mạc ruột ở lợn con trong những ngày đầu cai sữa; Hamspon, 1986;
Dunsford và CS 1989; Care và CS, 1990). Chiều cao của các lông nhung và tăng
độ sâu của các hốc nhỏ giữa chúng trong niêm mạc ruột non, giải thích cho hiện
tượng giảm khả năng tiêu thụ thức ăn, giảm khả năng hấp thu các chất dinh
dưỡng, tăng tỉ lệ mắc tiêu chảy sau cai sữa và dẫn đến giảm thậm chí ngừng tốc
độ sinh trưởng của lợn con trong giai đoạn sau cai sữa (hiện tượng ức chế sau
cai sữa) (Carcken và Kelly, 1993); (Pluske và CS, 1996)
1.2. Năng suất sinh sản của lợn nái
Năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Nó
không chỉ được quyết định bởi lợn nái mà còn bị tác động rất lớn bởi các yếu tố
bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài vừa liên quan trực tiếp đến lợn nái lại vừa
liên quan đến lợn con.
1.2.1. Khả năng sinh sản
Khả năng sinh sản của lợn nái là chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế hết sức quan
trọng. Nó phản ánh phẩm chất giống của con nái và kỹ thuật chăn nuôi. Khả
năng sinh sản của lợn nái được đánh giá theo các chỉ tiêu: số con sơ sinh trên ổ,
số lợn con cai sữa trên lứa, số con cai sữa/nái/năm, chất lượng đàn con,....
1.2.2. Khả năng tiết sữa
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con của
lợn mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của cơ sở
chăn nuôi.
Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cách
vắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua khối lượng của đàn con. Khi so sánh

11



đàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ tốt hơn.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái
* Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền trước hết liên quan đến giống. Giống là yếu tố có ảnh
hưởng lớn nhất đến các chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái. Các giống lợn khác nhau có
khả năng sinh sản khác nhau. Sự khác nhau này không chỉ liên quan đến số con
đẻ ra mỗi lứa, khối lượng lợn con mà còn khác nhau ở khả năng mắn đẻ. Hầu hết
những giống cải tiến đều có khả năng mắn đẻ hơn, tức là số lứa trên năm cao so
với những giống địa phương chưa được cải tiến.
* Đực giống
Yếu tố đực giống ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái thông qua
số lần phối và phương thức phối giống.
Số lần phối giống trong lần động dục ở lợn nái ảnh hưởng tới số con sinh
ra/ổ. Phối đơn trong một chu kì động dục ở lúc động dục cao nhất có thể đạt số
con đẻ ra/ổ cao nhưng phối hai lần trong một chu kì động dục làm tăng số con
đẻ ra/ổ. Khi phối giống cho lợn nái trực tiếp ba lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ sẽ
tăng hơn 1,3 con/ổ so với phối 2 lần.
Phối giống kết hợp giữa thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp có thể tăng 0,5
lợn con so với phối giống riêng rẽ.
* Nhân tố môi trường
Ngoài các nhân tố tác động do di truyền, các nhân tố tác động do ngoại
cảnh cũng ảnh hưởng rõ ràng và có ý nhĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái
như: chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật, phương thức nuôi nhốt, mùa vụ, nhiệt độ, thời
gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
* Tuổi và lứa đẻ
Tuổi lợn nái liên quan trực tiếp đến số lứa đẻ. Thông thường số con đẻ ra
ở mỗi lứa tăng dần từ lứa 1 – 3, ổn định cho đến lứa 6 – 7 và sau đó có chiều
hướng giảm đi (Koketsu và CS, 2000). Số con bị giảm chủ yếu liên quan đến tỷ

12



×