Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

CHỦ đề đô THỊ HOÁ TRONG SÁNG tác của NGUYỄN NGỌC tư (QUA tập TRUYỆNCÁNH ĐỒNG bất tận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.08 KB, 106 trang )

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC KHOA HC
------------------

Lấ TH XUN HNG

CHủ Đề ĐÔ THị HOá TRONG SáNG TáC CủA NGUYễN NGọC TƯ
(QUA TậP TRUYệNCáNH ĐồNG BấT TậN)

LUN VN THC S VN HC

Thỏi Nguyờn 2016


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC KHOA HC
------------------

Lấ TH XUN HNG

CHủ Đề ĐÔ THị HOá TRONG SáNG TáC CủA NGUYễN NGọC TƯ
(QUA TậP TRUYệNCáNH ĐồNG BấT TậN)
Chuyờn ngnh: VN HC VIT NAM
Mó s: 60 22 01 21

LUN VN THC S VN HC

NGI HNG DN KHOA HC: PGS.TS. NGUYN NG IP

Thỏi Nguyờn - 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc
biệt các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy khoá 8 chuyên nghành Văn học
Việt Nam, các cán bộ khoa sau đại học trường Đại học Khoa học Thái
Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó
chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành
luận văn này.


ii

MỤC LỤC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN...............................................................................1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN...............................................................................2
PHẦN MỞĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................3
2.1. Các công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Ngọc Tư.....................3
2.1. Những công trình nghiên cứu, phê bình về vấn đề đô thị hoá trong
truyện của Nguyễn Ngọc Tư.....................................................................7
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.............................................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................9
3.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................9

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.................................10
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................10
4.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................11
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................11
7. Đóng góp của luận văn..............................................................................11
CHƯƠNG 1........................................................................................................12
CHỦĐỀĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ...............................12
VÀ SỰXUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ..................................................12
1.1. Đô thị hoá Việt Nam và sự tác động của nó đến xã hội.......................12
1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hoá.....................................................12
1.1.2. Sự tác động của đô thị hoá tới văn hoá xã hội Việt Nam.............15
1.2. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại.............................17
1.2.1. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.....17
1.2.2. Cảm thức đô thị trong Văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến
nay...........................................................................................................22
1.3. Chủ đề đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.......29
1.3.1. Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư...................................29
1.3.2. Đô thị và đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư...........30
CHƯƠNG 2........................................................................................................33
CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ...............................................................33
TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN................................................33
2.1. Cuộc sống đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận..........................33
2.1.1. Không gian làng quê đang dần bị thu hẹp....................................34
2.1.2. Sự xâm lấn của không gian đô thị................................................37
2.2. Con người đô thị trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc
Tư...................................................................................................................38
2.2.1. Những kiếp người trôi dạt............................................................38
2.2.2. Những con người cô đơn..............................................................40
2.2.3. Những con người trượt chân sa ngã và đánh mất mình...............48

2.2.4. Những đứa trẻ - nạn nhân của những gia đình bị cuộc sống đô thị
làm cho rạn nứt, đổ vỡ.............................................................................53
CHƯƠNG 3........................................................................................................59
MỘT SỐPHƯƠNG THỨC NGHỆTHUẬT THỂHIỆN........................................59


iii
CHỦĐỀĐÔ THỊ HÓA TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ...........................................................................................59
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..............................................................59
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.......................................60
3.1.2. Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật.................................................63
3.1.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật.......................................65
3.1.4. Nghệ thuật xây dựng hành động của nhân vật.............................69
3.1.5. Nghệ thuật xây dựng lời đối thoại của nhân vật...........................71
3.1.6. Nghệ thuật miêu tả nội tâm, dòng ý thức nhân vật.......................73
3.2. Nghệ thuật trần thuật.............................................................................75
3.2.1. Giới thuyết khái niệm...................................................................75
3.2.2. Điểm nhìn trần thuật.....................................................................80
KẾT LUẬN..........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đô thị đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người nhưng ở
Việt Nam đô thị với đúng nghĩa của nó chỉ thực sự xuất hiện vào cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX. Sau 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và chính

sách mở cửa, chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức tạp này đã
dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội,
đặc biệt là quá trình đô thị hoá hết sức ồ ạt và nhanh chóng.
Không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hoá cùng với nền kinh tế thị
trường giàu tính cạnh tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người, xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên,
sự phát triển nhanh, có phần ồ ạt của các đô thị cũng gây ra nhiều hệ lụy
đáng suy ngẫm.
Sự biến đổi về đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của con người (đặc
biệt là người dân đô thị ) trong cơ chế kinh tế thị trường nhanh chóng trở
thành vấn đề nóng của văn học nghệ thuật nói chung và thể loại văn xuôi nói
riêng. Ngày càng có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô thị để triển khai tác phẩm
của mình. Họ lột tả con người đời thường với những cô đơn, băn khoăn, vấp
ngã, xót xa, đứt gãy, quay cuồng trong cơn lốc khủng hoảng giá trị của xã hội
hiện đại. Những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới đang hình thành
còn nhiều bất ổn, chông chênh.
1.2. Nguyễn Ngọc Tư chính là một cây bút tiêu biểu trong số đó. Với vốn
sống, vốn văn hoá của mình, chị đã thể hiện trên những trang văn của mình
nỗi băn khoăn, trăn trở về những biến đổi của con người cũng như đất nước
trước quá trình đô thị hóa. Do vậy “đô thị hoá” đã trở thành đề tài xuyên suốt
trong các truyện ngắn của chị như một mạch nguồn khơi cảm hứng sáng tạo.


2

Niềm trăn trở của chị qua ngòi bút bắt đầu được bạn đọc và giới phê bình đón
đọc, tham gia các ý kiến về tác phẩm của chị không kém phần nhiệt huyết.
Người khen lắm, kẻ chê cũng nhiều nhưng có lẽ ai đã quan tâm đến văn học,
đặc biệt đọc từng tác phẩm của chị dù ít hay nhiều cũng không thể dửng dưng.

Nguyễn Ngọc Tư đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chị buộc
người đọc phải băn khoăn, phải day dứt để rồi ngoái lại quá khứ hướng đến
tương lai và đối diện với thực tại. Một hiện tại tàn nhẫn, gay gắt nhưng cũng
rất ngọt ngào ấm áp tình người.
1.3. Một trong những sáng tác văn học gần đây nhất gây được sự chú ý
của độc giả là tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Với
mười bốn truyện, mỗi truyện để lại một dấu ấn riêng, tập truyện được coi là
“hiện tượng văn học trong năm 2005” và đạt giải thưởng Hội nhà văn năm
2006. Chọn đề tài “Chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
(qua tập truyện Cánh đồng bất tận)” chúng tôi mong muốn vận dụng những
kiến thức lí luận văn học vào việc tiếp cận một cách hệ thống và khoa học
nhằm đi sâu tìm hiểu và khám phá những giá trị đặc sắc của tác phẩm.


3

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu chung về Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn của vùng sông nước phương Nam,
tuổi thơ của chị gắn liền với những dòng sông uốn khúc, rừng đước bạt ngàn,
những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Ở trên mảnh đất bao la phù trú ấy là
những con người tần tảo, chịu thương chịu khó, chị may mắn được quê hương
vun đắp, ban tặng cho một tâm hồn nhạy cảm với cuộc đời .Quê hương sông
nước Cà Mau, mảnh đất tận cùng của tổ quốc đã hiện lên trong trang sách của
chị thật rõ ràng, chân thật y như ngoài cuộc đời. Chị đã không ngần ngại phơi
bày những sự thật chua xót đang từng ngày từng giờ trên quê hương thân yêu
của chị chính vì vậy khối lượng bài viết và công trình về tác giả Nguyễn Ngọc
Tư chiếm số lượng rất lớn.
Xuất hiện trên văn đàn từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc
Tư dần khẳng định được chỗ đứng và tên tuổi của mình. Chị đã tạo ra một

giọng điệu riêng, mang đậm dấu ấn và bản sắc văn hoá Nam Bộ.
Trong số các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến bài viết
“Nguyễn Ngọc Tư như thế nào” của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn
nghệ. Nhà văn từng bộc bạch: “ Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế
nào? bằng tâm trạng thú vị

khi nhớ đến lời khen người ta dành cho

Solokhov: “ Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi
cánh mênh mông từ sông Đông”. Nhà văn đã bày tỏ sự vui mừng: “ Khi tập
truyện Ngọn đèn không tắt vào giải Nhất cuộc thi “Văn học tuổi 20 lần thứ
2” năm 2000, ban Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra
chính Văn nghệ đã in cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…).
Nhiều tiếng khe, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn
Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu” [28; 3]


4

Sau thành công ban đầu ấy, các tác phẩm của chị được đăng liên tục trên
các báo. Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời liên tiếp các tập truyện ngắn: Ông ngoại
(2001), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008) càng
ngày chị càng dành được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả bởi một giọng
văn Nam Bộ chân chất và một phong cách riêng không lẫn vào ai.
Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Mấy năm nay chúng tôi đều rất thích
Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lê giữa rừng tràm hay
rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng
gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ”
một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ
đi trước” [10; 5]

Theo như GS Trần Hữu Dũng một việt kiều ở Mĩ cũng từng nhận định:
“Nguyễn Ngọc Tư là một đặc sản miền Nam”(...) trong đó mỗi truyện viết của
Nguyễn Ngọc Tư là “ một bữa ăn vặt thình soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn
đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống” [10; 6]. Với sự
mến mộ của mình, Trần Hữu Dũng đã làm hẳn trang web: http:// www.viet.
Studies. Info về Nguyễn Ngọc Tư. Trang web là nơi bạn đọc có thể tìm thấy
nguồn tư liệu phong phú về nữ tác giả tài năng này. Có khá nhiều bài viết về
tác giả Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật như:
Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam (Trần Hữu Dũng), Cái rầu bất tận của
Nguyễn Ngọc Tư (Kiệt Tuấn)...
Đặc biệt khi truyện ngắn Cánh đồng bất tận xuất hiện thì có rất nhiều ý
kiến đánh giá, nhận xét được đăng tải trên các báo tạo thành “ hiện tượng văn
học” đáng chú ý năm 2005. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Nam cho rằng: “Trước “ Cánh đồng bất tận”, cái hay của Nguyễn Ngọc Tư
là cái hay “ xinh xẻo mong manh”, còn “Cánh đồng bất tận” đã có đột phá
về bút pháp, về dung lượng cuộc sống trong tác phẩm”. Ông nhấn mạnh:


5

“Đây là một tác phẩm văn chương chứ không phải bút kí hay phóng sự. Tác
giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp
nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự
do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn
chương (…). Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lí gì
cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình”
[37; 54]
Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận ở “ Hội nghị lí luận, phê bình
văn học” lần thứ II đã khẳng định: “Cánh đồng bất tận” không chỉ là truyện
ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện

ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại (Đừng lo Nguyễn Ngọc Tư
còn quá trẻ mà ngại xếp loại, vì khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo Văn
nghệ, tác giả đã tròn ba mươi, so với Vũ Trọng Phụng khi viết Giông Tố, Số
đỏ…thì đã bắt đầu già”
Hay Tuấn Kiệt khi nhận định về tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã
cho rằng: “Cánh đồng bất tận. Bất tận như một nỗi buồn. Như một buổi chiều
chạng vạng trời mưa lâm râm, ngồi ngó trời đất mênh mông mà rầu rĩ một
mình. Cánh đồng bất tận. Hay là “ Cái rầu bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư”.
Bên cạnh đó, còn có những phát hiện trên phương diện nghệ thuật như: Lời
đề từ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Phú Phong). Phạm Phú
Phong cho rằng, Nguyễn Ngọc Tư rất hay sử dụng lời đề từ trong các tác
phẩm của mình: “Cánh đồng bất tận có 14 truyện thì 11 truyện được tác giả
sử dụng lời đề từ”. Lời đề từ như một ẩn dụ của câu chuyện. Nó góp phần
thâu tóm tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hay đơn giản nó là tâm trạng, quan
điểm của tác giả trước cuộc sống, con người. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho
mình một dấu ấn riêng, thể hiện ở lời đề từ trong mỗi câu chuyện đúng như
Phạm Phú Phong nhận xét “chị có sự đậm đặc của một giọng điệu văn
chương Nam Bộ, trong đó có những kế thừa thế hệ trước, nhưng lại là giọng


6

điệu của đời sống hiện đại, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Đó là điều đáng quý,
cần khẳng định ở Nguyễn Ngọc Tư”. Một khía cạnh khác trên phương diện
nghệ thuật ở văn chương Nguyễn Ngọc Tư mà tác giả Nguyễn Thanh Tú đã
chỉ rõ, đó là “Bi kịch hoá trần thuật - một phương thức tự sự”. Theo Nguyễn
Ngọc Tú, trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã sử
dụng: bi kịch hoá tình huống, bi kịch hoá không gian - thời gian, và bi kịch
hoá hoàn cảnh, tính cách nhân vật. Và như vậy “cách kể bi kịch hoá trần
thuật đã góp phần tạo nên thành công của Cánh đồng bất tận” - một trong

những những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư. Các tác giả cũng có sự
phát hiện, tìm tòi trên cả phương diện giọng điệu và ngôn ngữ trong tác phẩm
của Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Trọng Bình với bài viết: Đặc trưng ngôn ngữ
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thì “ qua cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ truyện ngắn của chị
thể hiện rất rõ những phẩm chất về văn hoá, xã hội và con người vùng Đồng
bằng sông Cửu Long một cách cụ thể sinh động. Đặc điểm này ở góc độ nào
đó cũng có thể xem như “cảm hứng về nguồn” rất mãnh liệt trong cái nhìn và
tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hoá - một phong cách riêng độc
đáo của Nguyễn Ngọc Tư”. Trần Thị Dung trong bài viết: Nghệ thuật xây
dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận đã có
phát hiện về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cho rằng:
“Trong cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một thế giới
nhân vật có tính cách, số phận riêng khá độc đáo. Quả thật, những nhân vật
của Nguyễn Ngọc Tư luôn gây cho chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc
xong tác phẩm”. Nguyễn Ngọc Tư đã có sự tìm tòi và thể hiện nhân vật qua
việc miêu tả ngoại hình, hành động những tình huống cụ thể và đặc biệt qua
việc khám phá đời sống nội tâm của nhân vật. Vì thế, nhân vật của Nguyễn
Ngọc Tư mang một nét riêng và có sức ám ảnh riêng đối với người đọc. Có
rất nhiều bài viết về Nguyễn Ngọc Tư như: Ngày đầu năm đọc cánh đồng bất


7

tận với sức hút kì lạ (Nguyễn Tý), Hình tượng cô đơn trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thái Lê), Đôi điều cảm nhận về Cánh đồng bất tận
(Đỗ Nguyên Thương)… Mỗi tác giả đều có sự khám phá, thể hiện tìm tòi trên
một phương diện khác nhau đã đem đến cho bạn đọc bức tranh phong phú
trong những hiện tượng của văn học đương đại.
Bên cạnh đó, có nhiều luận văn tìm hiểu Nguyễn Ngọc Tư ở nhiều góc

độ khác nhau và cũng có nhiều phát triển thú vị về nhà văn nàỳ. Có thể điểm
qua như sau : Khám phá thế giới truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Vũ Hà khoá luận tốt nghiệp 2006). Khoá luận đã phát hiện thế giới nghệ thuật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là một thế giới thiên nhiên đậm chất Nam Bộ
và thế giới con người sông nước miệt vườn Nam Bộ. Khoá luận của Nguyễn
Thị Lan Hương cũng đề cập tới: Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn
văn hoá. Tác giả đã phát hiện một không gian văn hoá Nam Bộ, con người và
đời sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ rất riêng trong tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư…
2.1. Những công trình nghiên cứu, phê bình về vấn đề đô thị hoá
trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
Việc nghiên cứu văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn Việt Nam sau đổi
mới là hết sức rộng rãi. Từ sau năm 1975 cho đến nay, ở Việt Nam vấn đề đô
thị hoá là đề tài mới, xoay quanh cuộc sống con người và những vấn đề nhức
nhối của xã hội đã thu hút được sự quan tâm của các nhà văn, các nhà nghiên
cứu. Nếu như trước đây hình tượng văn học thường trở đi trở lại là nông thôn,
nông dân, rồi chiến tranh, người lính - những khía cạnh được đề cập thường
xuất phát từ những vấn đề của nông thôn, của chiến tranh, của cách mạng và
theo đó đời sống của mỗi cá nhân luôn đặt trong mối quan hệ với tập thể - thì
trong thập niên gần đây văn học lại hướng nhiều đến việc thể hiện đời sống
thị dân, đời sống cá nhân trong môi trường của những đô thị hiện đại, bao


8

gồm cả không gian sinh tồn, bầu sinh quyển đô thị và những hoạt động trạng
thái tinh thần của con người trong bối cảnh đó. Trong nhiều tác phẩm, hình
ảnh đời sống đô thị đã phần nào được biểu lộ qua truyện ngắn, chẳng hạn:
Thành phố đi vắng, Thành phố không mùa đông (Nguyễn Thị Huệ), Huyền
thoại phố phường (Nguyễn Huy Thiệp), Lạc chốn thị thành (Phong Điệp); tên
tác phẩm gắn với những địa danh cụ thể của các đô thị: Một người Hà Nội

(Nguyễn Khải), Phố nhà binh (Chu Lai)... Hình ảnh đô thị hoá trong truyện
ngắn đương đại không chỉ là hình ảnh hào nhoáng sang trọng, lịch lãm mà
còn là những góc khuất, những sự xáo trộn trong đời sống và tâm hồn con
người. Không ít truyện ngắn mang thông điệp về sự biến đổi của đô thị và
những mặt trái của nó. Có thể nói tiến trình đô thị hoá đã tác động đến đời
sống văn học, không chỉ ở số lượng tác phẩm viết về đô thị mà còn ở những
vấn đề của đời sống, con người, xã hội đô thị được chuyển tải trong sáng tác.
Đối với Nguyễn Ngọc Tư chị cũng đã có rất nhiều tác phẩm viết về đề
tài đô thị như tập truyện Cánh đồng bất tận, Gió lẻ… Các tác phẩm phê phán
những mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề đô thị hoá nông thôn trong xu thế
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Xung quanh vấn đề “đô thị hoá” trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư, có nhiều bài viết có giá trị khoa học bởi sự tâm huyết và đồng điệu của
nhà phê bình: Trong bài “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ
phương diện nội dung tự sự” của Nguyễn Trọng Bình tác giả đã nhận thấy
một trong những điểm nổi bật và thường lặp lại trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư là: “ Phê phán những mặt trái của vấn đề đô thị hoá nông
thôn” [5; 25]
Trong: Cảm quan phật giáo trong thế giới nghệ thuật của “Cánh đồng
bất tận” (Bình luận văn học – Niên giám 2011, Tạp chí Đaị học Sài Gòn, số
chuyên đề 2011) có viết: Cánh đồng bất tận có bối cảnh rất thời sự về đời


9

sống người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa, nơi “những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt
sang mặn chát; những cánh đồng vắng bóng người, và lúa rày mọc hoang
nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm
sống ở thị thành”. .. [42;208]

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định tài năng và
giá trị tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Chị là một nhà văn Nam Bộ, luôn
trăn trở với cuộc sống và số phận con người nói chung và người nông dân
vùng đồng bằng sông nước nói riêng. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ có
bản lĩnh, không ngần ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp. Đồng
thời có cái nhìn tinh tế, cách khai thác và thể hiện cuộc sống – con người
một cách độc đáo, ám ảnh người đọc… nhưng điểm lại thì chưa có công
trình nào nghiên cứu về chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận, từ đó, chúng tôi mạnh dạn thực hiện
hướng nghiên cứu này.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu chủ
đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng
bất tận.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra và phân tích chủ đề đô thị hoá
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận nhằm
khẳng định đây là một vấn đề quan trọng trong sáng tác của chị và thấy được
cách nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về bức tranh xã hội của đô thị. Từ đó luận
văn cũng góp phần xác định vị trí của tác giả trong nền văn học Việt Nam


10

cũng như trong hành trình vận động của truyện ngắn theo xu hướng đổi mới
sau 1975, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nắm vững và biết vận dụng những cơ sở lí thuyết có liên quan đến đề tài

để xác lập một khung lí thuyết cho đề tài luận văn.
Khảo sát , thống kê các chủ đề đô thị hoá qua tập truyện Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống: Người viết xâu chuỗi các hiện tượng văn học
đơn lẻ, đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau để làm rõ chủ
đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng
bất tận
- Phương pháp xã hội học: Xem xét sự phát triển của đô thị hoá Việt
Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra các đề tài đô thị hoá trong các thời kỳ.
Từ đó thấy được dòng chảy của đề tài này và những nét riêng của Nguyễn
Ngọc Tư.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Qua việc phân tích hình thức nghệ
thuật tác phẩm để làm rõ chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận bởi nội dung của tác phẩm phải dược
suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”.
- Phương pháp so sánh: So sánh để làm nổi bật nét tương đồng, khác biệt
để thấy được sự tiếp nối, đổi mới Vấn đề đô thị hoá trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn khác.


11

5. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu được thể hiện ngay trong đề
tài. Đó là chủ đề đô thị hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua tập
truyện Cánh đồng bất tận vì vậy chúng tôi tập trung khảo sát tập truyện
“Cánh đồng bất tận” (2005).
- Để làm nổi rõ vấn đề đô thị hoá chúng tôi có tiến hành so sánh sáng tác

của Nguyễn Ngọc Tư với các nhà văn trước và cùng thời.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được
triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Chủ đề đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại và sự xuất
hiện của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2 : Cuộc sống và con người đô thị trong tập truyện Cánh đồng
bất tận
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật thể hiện chủ đề đô thị hoá
trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu làm sáng tỏ vấn đề đô thị hoá trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư qua đó khẳng định đây là một xu hướng nổi bật trong sáng
tác của văn học đương đại.
- Khẳng định sự độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình nghiền
ngẫm và biểu đạt đô thị hoá trong thế giới nghệ thuật của của nhà văn.


12

CHƯƠNG 1
CHỦ ĐỀ ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1. Đô thị hoá Việt Nam và sự tác động của nó đến xã hội
1.1.1. Khái niệm đô thị và đô thị hoá
Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn giữa các quốc gia về
cách hiểu đô thị. Phần lớn các quốc gia dựa trên tiêu chí quy mô dân số,
nhưng có bao nhiêu dân cư tập trung sinh sống ở một nơi mới được gọi là đô
thị lại tuỳ thuộc vào từng quốc gia. Cũng có những quốc gia dựa vào tiêu chí
chính trị để xác định các khu đô thị, chẳng hạn như Brazil, người ta không

dựa vào quy mô dân số mà dựa vào chức năng chính trị. Theo từ điển “Bách
Khoa Việt Nam”, “Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống


13

tập trung và hoạt động trong khu vực kinh tế cộng đồng người sống tập trung
và hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp” [43;12].
Ở Việt Nam, đô thị được hình thành sớm cùng với sự hình thành của các
quốc gia cổ đại như Văn Lang, Âu Lạc. Đến thời phong kiến, cùng với Thăng
Long, những Phố Hiến, Hội An lần lượt ra đời, không ngừng mở rộng từ Bắc
vào Nam. Tuy nhiên, các đô thị thời phong kiến chủ yếu là các trung tâm
chính trị, văn hoá hơn là trung tâm kinh tế. Sau khi thực dân Pháp xâm lược
nước ta, do chương trình khai thác thuộc địa và chính sách chia để trị, mạng
lưới đô thị tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, lối sống thị dân phương Tây
du nhập vào Việt Nam, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất, văn hóa của
thị dân. Bộ mặt đô thị thời kỳ này có nhiều khác biệt so với thời phong kiến.
Theo Nghị định số 72/ 2001/ NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Chính
phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị vì vậy đô thị có
những đặc điểm sau: về cấp độ quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập; về trình độ phát
triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn như sau: là trung tâm tổng hợp
hoặc trung tâm chuyên nghành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc
Trung ương: vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện. Đối với khu vực nội
thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt
65% tổng số lao động: cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối
thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và
mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km2.

Từ sau 1986, đất nước dường như đã dần “ thay da đổi thịt”, con người
Việt nam lúc này đã có những thay đổi lớn trong đời sống. Với suy nghĩ và
hiện thực cũng khác trước, họ đã dần dần khẳng định mình trong xã hội. Bộ
mặt nông thôn ngày nay cũng khác nhiều so với trước đây. Người nông dân


14

bây giờ đã không còn thô mộc như người nông dân xưa. Sự thay đổi ấy hiện
dần lên từ tấm áo, manh quần lành lặn, sạch sẽ. Nhiều người dã rời bỏ công
việc nặng nhọc mà trước đây phải dùng sức lực lao động thủ công thì giờ
được thay thế bằng máy móc công nghiệp. Con người có thời gian để nghe
đài đọc báo nhiều hơn, quan tâm đến đời sống chính trị nhiều hơn. Từ đó trình
độ dân trí của nông dân được nâng cao. Nền kinh tế thị trường dần lấn át vào
đời sống con người.
Quá trình đô thị hoá là một quá trình tất yếu. Các nhà khoa học thuộc
nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau đã nghiên cứu quá trình đô thị hoá
và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh giá về quy mô, tầm quan
trọng và dự báo tương lai cho quá trình này. Trong số đó, phổ biến là định
nghĩa về quá trình đô thị hoá dựa trên cơ sở cách tiếp cận nhân khẩu học và
địa lý kinh tế. Theo định nghĩa này, quá trình đô thị hoá chính là sự di cư từ
nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong
những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, chỉ
có thể làm chậm lại chứ không thể ngăn cản hoàn toàn quá trình đô thị hoá và
những luồng di dân của người nghèo vào thành phố. Cuộc sống đô thị trở nên
hấp hẫn và cuốn hút hơn, con người muốn thay đổi cuộc sống của mình khi
đặt chân lên thành thị. Từ những miền quê nghèo, người dân bước chân vào
cuộc sống phồn hoa đô thị, với ước vọng đổi đời, những vòng xoáy cuộc sống
đã cuốn con người vào cơn lốc của cơ chế thị trường thời mở cửa. Có thể đấy
là bước ngoặt lớn thay đổi vận mệnh con người, và cũng có thể đấy là bước

chân hụt khi chạm tới môi trường thành thị.
Theo Giáo sư Đặng Vũ Khiêu, nhà triết học, nhà nghiên cứu văn hoá: “
Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá
xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị.
Quá trình đô thị hóa nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh


15

trở thành nền sản xuất hàng hoá đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập
vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán
thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời”. Nếu như
nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều.
Quá trình đô thị hoá nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước.
Cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con
người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao khiến
cho người ta xây dựng lại nhà cửa khang trang hơn. Đường sá nông thôn đi lại
thuận tiện. Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở
rộng quan hệ ra bên ngoài. Tuy nhiên những nét đẹp truyền thống trong gia
đình, họ hàng làng xóm bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ham chơi, đua đòi;
quan hệ con cái với cha mẹ trong một gia đình ngày càng xa cách; thế hệ trẻ
tiếp thu nhanh xu thế hiện đại….
Dù các đô thị được hình thành khắp đất nước nhưng nói chung quá trình
đô thị hoá ở Việt Nam diễn ra không đồng đều. Các vùng phía Bắc có tỷ lệ
dân số đô thị ít hơn với vùng phía Nam. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, quá
trình đô thị hoá ở nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh. Trong đó các loại hình
đô thị vừa và nhỏ sẽ chiếm ưu thế. Điều đó đồng nghĩa với việc các vùng
nông thôn sẽ bị xé vụn bởi sự xuất hiện của các đô thị vừa và nhỏ, tạo nên sự
giao thoa giữa văn hoá nông thôn và thành thị, tạo nên những “ phố làng”,

“phố huyện”.
1.1.2. Sự tác động của đô thị hoá tới văn hoá xã hội Việt Nam
Có thể nói, đô thị hoá là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế
giới, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị
hoá diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hoá góp phần đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, đời
sống nhân dân.


16

Tuy nhiên, sự phát triển dân số đô thị quá nhanh ở nước ta đã gây ra vô
vàn vấn đề nan giải trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - văn hoá và môi
trường như cung cấp nhà ở, cung cấp nước, vệ sinh môi trường, tạo công ăn
việc làm, giải quyết giao thông đô thị, ảnh hưởng đến sinh thái – kinh tế, tác
động xấu đến sự phân hoá xã hội, gây ra nhiều vấn đề như suy đồi giá trị đạo
đức, mai một truyền thống tốt đẹp.
Là một phần tạo nên văn hoá xã hội, văn học nghệ thuật cũng phản ánh
sâu sắc cuộc sống thực tại của con người. Các tác giả luôn theo sát những nhu
cầu của thời đại, phản ánh hiện thực theo góc nhìn riêng để khám phá được
mọi giá trị, cảm xúc, khao khát của con người trong mỗi thời kì lịch sử khác
nhau.
Đứng trước quá trình đô thị hoá của đất nước, mỗi người có một cảm xúc,
thái độ, tư thế khác nhau. Người hồ hởi lao vào lòng đô thị để tìm kiếm những
cơ hội đang rộng mở. Người nhẹ nhành xa lánh đô thị vì sợ cái xô bồ, đông
đúc, bụi bặm, bon chen. Đô thị là một lòng chảo dung chứa cả những điều tốt
đẹp và cả những thứ tù đọng, xấu xa…
Đề tài đô thị ở đây, được hiểu là một phạm vi hiện thực được các nhà văn
nhận thức, lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm của mình. Họ trăn trở với
mái ngói, tường nâu trước sự thay thế bởi cao ốc, chung cư, siêu thị, nhà máy

và đặc biệt là cung cách, lối sống, ứng xử của con người trước tác động của
cuộc sống đô thị. Qua đề tài này, các nhà văn Việt Nam đã thể hiện được năng
lực quan sát, phân tích và cách tiếp nhận hiện thực của mình đối với những
vấn đề mang tính cập nhật, đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Khác với đề tài
nông thôn được phản ánh trong văn học những năm trước 1975 với sự lưỡng
phân tốt - xấu khá rõ ràng, con người và không gian đều bình lặng, giản dị,
chất phác và có chăng một vài bon chen toan tính, cũng chỉ là toan tính của


17

người nông dân vương lại chút tư tưởng phong kiến thì con người trong đề tài
đô thị đôi khi không “trùng khít” với chính nó.
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của đất nước có nhiều bước phát
triển mạnh mẽ, cuộc sống ở các đô thị trở nên sôi động và phức tạp hơn. Lối
sống, văn hoá đô thị theo nhà máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí tràn vào
các miền quê. Những vấn đề xã hội của con người nảy sinh ngày một nhiều.
Sự biến đổi tâm lý của dân đô thị cũng ngày một lớn. Văn học dành khá nhiều
trang viết để phản ánh hiện thực của đô thị. Không ít nhà văn quan ngại về sự
tha hoá của con người trong vòng xoáy bạc tiền đô thị, hay làm sao để gìn giữ
văn hoá truyền thống của thị thành. Đề tài đô thị hẳn sẽ là một đề tài được
khai thác nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI.
1.2. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1. Cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Có thể thấy cảm thức đô thị hình thành như một quy luật tất yếu của đời
sống văn hoá, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Trước đó thế kỷ XIX,
với sự hiện diện của loại hình nhà nho tài tử, tính chất đô thị đã bắt đầu xuất
hiện trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ… và
người đi xa nhất cho khuynh hướng này là Tú Xương. Nhưng cơ bản, văn học
trung đại Việt Nam vẫn là văn học của môi trường nông thôn.

Khi văn hoá phương Tây du nhập vào Việt Nam thì nền văn hoá này đã
đem đến cho đô thị một bộ mặt và một vai trò lịch sử mới. Và cảm thức đô thị
đã được hình thành như một hệ quả của quá trình đô thị hoá những năm đầu
thế kỉ XX.
1.2.1.1. Giai đoạn từ đầu 1900 đến 1932
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của quá trình đô thị hóa,
văn hoá đô thị trong đời sống và trong văn học ngày càng trở nên phổ biến.


18

Điều ấy minh chứng rõ rệt ở sự đậm đặc dần của cảm thức đô thị trong sáng
tác của nhà văn.
Năm 1925, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách chính thức ra mắt
độc giả Hà Nội, đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của cảm thức đô thị. Đạm Thủy với Tố Tâm thật khác xa với Kim
Trọng hay Thuý Kiều của thế kỷ XIX. Đặt câu chuyện vào xã hội Việt nam
những năm 20 thì tác phẩm của Hoàng Ngọc Phách đã thành công trong công
việc miêu tả sự du nhập những cái mới theo lối Tây Âu trước sức kháng cự,
sự cưỡng chế của cái cũ theo tinh thần luân lý đạo đức Khổng Mạnh. Hoàng
Ngọc Phách vừa viết văn theo Đạo, tôn trọng những giá trị truyền thống, nửa
muốn rung động đến tận cùng với mối tình vô vọng vủa Tố Tâm - Đạm Thủy.
Có thể nói Tố Tâm là sáng tác của một nhà văn gần với nghệ sĩ hơn là thánh
hiền. Đối lập nghệ sĩ – thánh hiền lại lắm lúc trùng lặp với sự khu biệt thành
thị - nông thôn. Hoàng Ngọc Phách có thể xếp vào lớp nhà văn mới, nhà văn
chuyên nghiệp, nhà văn đô thị với số độc giả khá đông thuộc tầng lớp thị dân,
rất khác với những nhà văn trí sĩ tiêu dao phong nguyệt lớp trước.
Bên cạnh Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, không thể không nhắc đến
nhà văn nổi tiếng ở Nam Bộ - Hồ Biểu Chánh. Trước 1930, Hồ Biểu Chánh là
người viết nhiều tiểu thuyết nhất ở Việt Nam: Cay đắng mùi đời, Tiền bạc

bạc tiền, Thầy thông ngôn, Kẻ làm người chịu…Tác phẩm của ông bao quát
những mảng hiện thực khác nhau ở thành thị và thôn quê Nam Bộ trong đó
nổi bật là không gian của những đô thị kiểu mới: Sài Gòn, Cần Thơ…đồng
thời các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã tái hiện bức tranh đô thị với nhiều
tầng lớp người khác nhau, từ giới giang hồ ở nhà ga, bến xe tới những tri thức
tân học…Tuy vẫn nhìn cuộc đời bằng con mắt đạo đức nhưng nhà văn đã
bước đầu thể hiện cái nhìn sắc sảo về đời sống đô thị và đưa văn hóa đô thị
vào những trang văn của mình với tất cả sự đa tạp của nó.


19

Không chỉ riêng Hồ Biểu Chánh, sự phát triển của thành thị cũng thôi
thúc các nhà văn khác biến đô thị hiện đại thành đối tượng quan sát và miêu tả
trong sáng tác của mình như Nguyễn Lân với Cậu bé nhà quê, Trần Quang
Nghiệp với Ai muốn làm giàu, Giả thiệt là ai... Nhiều lớp người thành thị,
nhiều nhân vật lai căng đã xuất hiện nhưng nhìn chung, các tác giả này vẫn
không thể dứt bỏ cái nhìn truyền thống trong việc nhìn nhận, đánh giá cuộc
sống, con người.
Có thể nói, cảm thức đô thị đã vượt qua những bỡ ngỡ buổi đầu và dần
khởi sắc trong văn học. Tồn tại bên cạnh cảm thức nông thôn, cảm thức đô thị
đã chiếm ưu thế nhất định trong sáng tác của những nhà văn mới.
1.2.1.2. Giai đoạn từ 1932 – 1945
Bước sang đầu những năm 30 của thế kỷ XX, đô thị ngày càng khẳng
định được vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn
hoá của đất nước và như một tất yếu nó tác động mạnh mẽ tới văn học.
Không những đô thị đã trở thành đề tài quá quen thuộc của văn chương giai
đoạn này mà các nhà văn đã tập trung thể hiện trong tác phẩm của mình
những góc nhìn khác nhau về vấn đề đô thị nhưng chủ yếu là sự tác động
của môi trường đô thị đến đời sống cũng như nếp nghĩ của con người. Cảm

thức đô thị không còn đơn giản, nhất quán mà phân chia thành hai tuyến
đối lập, tương ứng với hai xu hướng văn học chính thời bấy giờ là văn học
hiện thực và văn học lãng mạn.
Đối với xu hướng văn học lãng mạn thì quá trình đô thị hoá mang đến
một luồng gió mới mẻ và dân chủ, bứt tung mọi rào cản của những giá trị văn
hóa cổ truyền. Dưới ngòi bút của họ, thị thành có một sức cuốn hút đặc biệt,
khiến cho con người choáng ngợp trong ánh sáng tráng lệ của cái mới. Họ say
mê với những phong trào Âu hoá, họ vui vẻ trẻ trung những mốt thời thượng.
Khi nhóm Tự lực văn đoàn ra đời vào năm 1932, các tác giả tiếp nhận mạnh


20

mẽ nền văn minh đến từ phương Tây cùng với tôn chỉ sáng tác xem như tuyên
ngôn của các nhà văn lãng mạn.Với nhóm Tự lực văn đoàn họ không chỉ viết
cuộc sống yên ả chốn thôn quê mà họ thường hướng ngòi bút đến các đô thị
lớn bởi với họ đô thị là “mảnh đất châu thành tráng lệ”, là miền đất nơi con
người thành nghiệp, thành danh, là nơi nuôi dưỡng những tư tưởng trào lưu
mới. Các nhân vật ở chốn phồn hoa này phong phú, tiến bộ, mạnh mẽ và có cá
tính hơn khi mạnh bạo thể hiện cái tôi cá nhân cùng các quan điểm của mình.
Các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đều đề cao những cô gái tân
thời, những chành trai tiến bộ ở các đô thị lớn. Họ coi trọng vẻ đẹp hình thức,
vẻ đẹp thân thể, của trang phục hiện đại, tô đậm đặc trưng giới tính và sự trẻ
trung. Họ cũng thường mang nhiều lý tưởng, khát vọng tự do, dân chủ, nhân
văn, luôn muốn thoát khỏi thực tại và vượt qua mọi rào cản để xây dựng tình
yêu. Tuy nhiên trong tác phẩm của họ cũng không bỏ qua mặt trái đô thị hoa
lệ. Đó là cuộc sống trụy lạc với rượu, với thuốc phiện… Thạch Lam cũng viết
về đô thị, nhưng thường là những phố huyện nhỏ bé, còn tối tăm, nghèo nàn,
làm con người quẩn quanh bế tắc.
Không chỉ riêng nhóm Tự lực văn đoàn mà Nguyễn Bính - một nhà thơ lãng

mạn cũng dành không ít giấy mực để nói về cảnh quan nếp sống đô thị :
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều”
( Chân quê - Nguyễn Bính)
Trái ngược với cái nhìn thiên về sự hào nhoáng của đời sống thành thị ở
văn học lãng mạn, các nhà văn hiện thực lại nhìn đô thị bằng những cảm quan
riêng. Với Nguyễn Công Hoan đô thị hiện lên trong tác phẩm của ông có phần


×