Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

HÌNH ẢNH NGƯỜI nổi TIẾNG TRÊN báo CHÍ và VIỆC HÌNH THÀNH hệ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.09 KB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

LÊ THỊ PHƯỚC THẢO

HÌNH ẢNH NGƯỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO CHÍ
VÀ VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ
VIỆT NAM
(Khảo sát trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 4/ 2014 đến tháng 4/2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

LÊ THỊ PHƯỚC THẢO

HÌNH ẢNH NGƯỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO CHÍ
VÀ VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ
VIỆT NAM
(Khảo sát trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 4/ 2014 đến tháng 4/2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằngngười đã dành nhiều thời gian và tâm huyết trực tiếp hướng dẫn, tạo điều kiện
thuận lợi, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được cảm ơn tập thể cán bộ, phóng viên báo Tuổi trẻ và Tiền
phong đã giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tiễn và đóng góp ý kiến
để luận văn hoàn thành đúng thời gian quy định.
Xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Khoa Báo chí - Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã góp ý xây dựng để luận văn được hoàn
thiện.

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả công bố trong luận văn hoàn toàn chính xác, chưa từng công bố trong bất
cứ tài liệu nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu
của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ THỊ PHƯỚC THẢO



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HDT

: Hệ giá trị

NNT

: Người nổi tiếng

NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

TS

: Tiến sĩ


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................5
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................7
MỤC LỤC.........................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3

1.1.Một số khái niệm liên quan: ......................................................................................14
1.1.1. Giá trị và Hệ giá trị:............................................................................................14
1.1.4. Hình ảnh cá nhân (hay thương hiệu cá nhân/ nhân hiệu/ personal brand) là khái
niệm do học giả người Mỹ Tom Peters lần đầu tiên đề cập vào năm 1997. Hình ảnh
[cá nhân] là những ấn tượng và sự thật ngầm hiểu (insight) gieo vào não trạng (tiềm
thức và ý thức) của công chúng, của cộng đồng mà anh ta nhằm xây dựng một hình
ảnh về cá nhân mình như một thương hiệu, một tài sản. Hình ảnh cá nhân thể hiện
thông qua hình thể, trang phục, tác phong, ngoại hình vật lý, sự hiện diện trên truyền
thông truyền thống và truyền thông số, và các lĩnh vực hướng đến một nhận diện và
ấn tượng (hình ảnh) độc nhất, đáng nhớ và khác biệt với phần còn lại trong cộng đồng
......................................................................................................................................19

Chương 2.........................................................................................................52
THỰC TRẠNG GIỮA THÔNG ĐIỆP HÌNH ẢNH NGƯỜI NỔI TIỂNG VÀ
VIỆC HÌNH THÀNH HỆ GIÁ TRỊ CHO GIỚI TRẺ TRÊN.........................52
BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG..............................................................52
2.1. Nội dung việc phản ánh hình ảnh người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong
..........................................................................................................................................52

Bảng 2.1: Biểu đồ tỷ lệ tin, bài trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng
3/2014 đến tháng 3/2015.................................................................................53
Bảng 2.3 Biểu đồ thể loại báo chí được sử dụng trên báo Tiền phong...........69
Bảng 2.4: Biểu đồ thể loại báo chí sử dụng trên báo Tuổi trẻ.........................69
Bảng 2.5: Ảnh nhân vật được sử dụng............................................................71
Bảng 2.6: Biểu đồ cách sử dụng box trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong...........72
2.2. Ảnh hưởng của thông điệp hình ảnh người nổi tiếng đối với sự hình thành hệ giá trị
cho giới trẻ........................................................................................................................72

Bảng 2.7: Bảng thống kê các mặt ảnh hưởng của hình ảnh............................75
người nổi tiếng đối với giới trẻ.......................................................................75

1


Bảng 2.8: Bảng thống kế về những khía cạnh của nhân vật nổi tiếng giới trẻ
muốn tìm hiểu trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong..............................................77
Bảng 2.9: Bảng thống kê những nhân vật nổi tiếng........................................81
trên báo Tiền phong được các bạn đọc quan tâm............................................81
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung thông tin .................82
nhân vật của người nổi tiếng trên báo Tiền phong..........................................82
Bảng 2.11: Bảng tổng hợp tham khảo ý kiến công chúng về tần suất xuất hiện
các tác phẩm báo chí viết về nhân vật nổi tiếng trên báo Tiền phong............82
Bảng 2.12: Bảng thống kê các nhân vật nổi tiếng...........................................83
được giới trẻ quan tâm trên báo Tuổi trẻ.........................................................83
Bảng 2.13: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung thông tin nhân vật của
người nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ.....................................................................84
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp tham khảo ý kiến công chúng về tần suất xuất hiện
các tác phẩm báo chí viết về nhân vật nổi tiếng trên báo Tuổi trẻ..................84
2.3 Một số đánh giá chung...............................................................................................85

Bảng 2.15: Bảng thống kê về tính định kỳ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong. .91
Tiểu kết chương II...........................................................................................93
Chương 3.........................................................................................................95
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC PHẢN ÁNH
HÌNH ẢNH NGƯỜI NỔI TIẾNG VÀ VẤN ĐỀ HÌNH THÀNH HỆ GIÁ
TRỊ CHO GIỚI TRẺ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG...............95
3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phản ánh hình ảnh người nổi tiếng và việc hình
thành hệ giá trị cho giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong...........................................95
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị.......................................................................................98

Tiểu kết chương III........................................................................................116

KẾT LUẬN...................................................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................122
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................127

2


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Cuồng nhiệt một cách thái quá và bất thường trước "thần tượng", đó là
hiện tượng ngày càng xuất hiện nhiều trong sinh hoạt của một bộ phận giới
trẻ Việt Nam hiện nay. Mới đây, sự kiện âm nhạc với sự tham gia của bảy
nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc đã gây nên một "cơn bão" trong "fan Kpop"
(người hâm mộ nhạc Pop Hàn Quốc) ở Việt Nam, cũng thật sự tạo ra một
"cơn bão" trong các bậc phụ huynh và những người quan tâm tới giới trẻ.
Kêu la, gào khóc vật vã, hôn ghế, chặn đường thần tượng khi các ban
nhạc Hàn Quốc sang thăm đang trở thành một trào lưu của giới trẻ hay nói
đúng hơn là một thảm họa của xã hội.
Ðã đến lúc chúng ta điều chỉnh sao cho sự du nhập tác động tích cực
đến các bạn trẻ Việt Nam. Xét đến cùng, tâm lý thần tượng là đặc thù tâm lý
chung của giới trẻ, đó là quyền của họ một khi "thần tượng" giúp làm cho
cuộc sống thăng hoa hơn, hướng đến thành công, sự vươn lên. Nhưng, say
mê đến cuồng dại, mất lý trí trước "thần tượng" trong lĩnh vực giải trí không
chỉ làm đau đầu nhiều bậc phụ huynh, mà còn làm "nhiễu loạn" tiêu chí đánh
giá, "nhiễu loạn" sự lựa chọn giá trị của xã hội. Dù ít hay nhiều thì sự thái
quá trong khi thể hiện lòng hâm mộ đối với "thần tượng" còn chứa đựng
trong đó cả sự tự trọng, và cho thấy văn hóa ứng xử, khả năng điều chỉnh
hành vi trước xã hội của không ít bạn trẻ là đang có vấn đề nghiêm trọng.
Nhìn nhận trong sự thống nhất hữu cơ, có thể nói xã hội, gia đình, nhà
trường chưa tạo dựng cho họ khả năng phân biệt giữa cuộc sống thực với

điều diễn ra trong phim ảnh, trên sàn diễn. Vay mượn một lối sống, vay
mượn một kiểu sống về lâu dài sẽ dễ đánh mất cuộc sống đích thực của
chính mình, thiếu gắn bó với cộng đồng, làm giảm thiểu nỗ lực khám phá các

3


tiềm năng của chính bản thân, sống như "cái bóng" của người khác. Ðó là
những tác hại cần phải được cảnh tỉnh và lường trước.
Học hỏi trong văn hóa không có nghĩa là hâm mộ, bắt chước một cách
máy móc. Nguy cơ đánh mất bản sắc không bắt đầu từ những điều to tát, kỳ
vĩ, mà bắt đầu từ việc rất nhỏ hằng ngày. Bởi thế, khi một bộ phận của thế hệ
tương lai thích mặc quần áo, để tóc giống "thần tượng", hát hò bằng tiếng
nước ngoài, chuộng nghệ thuật nước ngoài,... thì trách nhiệm không chỉ
thuộc về xã hội, nhà trường, gia đình mà còn có trách nhiệm của truyền
thông.
Lý giải về hiện tượng fan cuồng, nhiều nhà tâm lý, xã hội học, văn hóa
học vẫn cho nguyên nhân chính vẫn là sức đề kháng của giới trẻ còn thấp,
không đủ sức đối đầu hoặc thoát khỏi ảnh hưởng toàn diện của làn sóng văn
hóa nước ngoài. Thứ hai, khi không có lý tưởng, điểm tựa chính đáng về tinh thần, họ vẫn phải sống
cuộc sống của người khác, lệ thuộc vào thần tượng ngày càng nhiều. Thứ ba, giới truyền thông cũng “góp
một phần không nhỏ” trong việc thổi phồng thần tượng, ca ngợi “lên mây” những ngôi sao trong và ngoài
nước, “nặn” những ngôi sao ảo.

Từ đó có một câu hỏi cần được trả lời là: Khi cảm xúc vượt quá giới hạn,
không thể kiểm soát thì liệu có thể dẫn đến tình trạng mất lý trí, tạo nên một
loại hiện tượng xã hội đáng lo ngại? Làm thế nào để giới trẻ hướng đến văn
hoá thần một cách đúng đắn, tích cực và đúng nghĩa?
Vấn đề thứ hai đặt ra là vì sao giới trẻ bây giờ ít thần tượng những người
hoạt động trong lĩnh vực khó khăn như chính trị, quân sự, khoa học hay văn

chương, toán học, sử học, mỹ thuật mà thường đua nhau thần tượng các ngôi
sao hoạt động trên các lĩnh vực vui chơi, giải trí như thể thao, phim ảnh hay
âm nhạc? Vì sao sự chú ý của giới trẻ lại không mấy tập trung vào các tấm
gương sáng về học tập, lao động, nghiên cứu? Chính các phương tiện truyền
thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại
cây “thần tượng” mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng” các ngôi sao Hàn
4


hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyên hình, hàng chục tờ
báo mạng dùng nhiều bài viết câu like về những ngôi sao, những bộ phim
hay các ban nhạc xứ Hàn.
Qua khảo sát trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay giới trẻ
thường chỉ thần tượng một số đối tượng hoạt động trong giới showbiz. Sự
mất cân đối nghiêm trọng về đối tượng thần tượng của giới trẻ đã dẫn đến
việc nhận thức và hành động lệch lạc. Sự lệch chuẩn hành vi của giới trẻ rõ
ràng có liên quan đến việc xây dựng và tổ chức hình ảnh về NNT trên báo
chí nói riêng và truyền thông nói chung.
Vấn đề đặt ra là cần có việc tổ chức quản lý hình ảnh từ truyền thông
không? Việc xây dựng, phản ánh hình ảnh NNT trên báo chí cần phải được
thay đổi như thế nào?
Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giới
trẻ, về văn hoá thần tượng; luận văn đã tìm hiểu các mối liên hệ giữa việc
phản ánh hình ảnh NNT trên báo chí và sự ảnh hưởng, hình thành HGT đối
với giới trẻ. Hay nói cách khác là sự tương tác, mối liên hệ giữa thực trạng
hình ảnh NNT với việc hình thành HGT cho giới trẻ. Để đạt được hiệu quả
cao trong việc định hướng, xây dựng HGT cho các bạn trẻ, nên chăng có sự
xây dựng, mô tả, tổ chức hình ảnh NNT trên báo chí?
Để giải quyết những vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “ Hình ảnh người
nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam”

(khảo sát trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng 3 năm
2015) làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí học.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

5


Trên thế giới, khoa học nghiên cứu truyền thông đại chúng, vấn đề ảnh
hưởng và tác động của truyền thông đối với công chúng đã đạt được những
thành tựu quan trọng. Có thể kể đến một số tác giả và các công trình nghiên
cứu mới về tác động của truyền thông đại chúng, liên quan trực tiếp đến
nghiên cứu công chúng như Denis McQuail (Mass Communication Theory,
2005, London), Claudia Mast (Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ
bản, Trần Hậu Thái dịch, Nxb Thông tấn, 2003)… Trong đó, Denis McQuail
nhấn mạnh tầm quan trọng của phương tiện truyền thông đại chúng và làm thế
nào để nó ảnh hưởng đến công chúng hơn là tập trung vào các định nghĩa, mô
hình chung. Claudia Mast thì đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản đối với những
người làm công tác truyền thông đại chúng như: Lý thuyết và thực tiễn truyền
thông, lĩnh vực nghề nghiệp báo chí; truyền thông, kinh tế và một số cách
thức điều tra nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực truyền thông…
Ở góc độ khẳng định vai trò và mối quan hệ tương tác giữa báo chí –
truyền thông với công chúng cuốn “ Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với
trẻ em”của tác giả Halena Thorfinn (Nxb Chính trị Quốc gia, 2003) đã xác
định rõ mối quan hệ giữa truyền thông và trẻ em, nhấn mạnh sự xuất hiện của
trẻ em trên các phương tiện truyền thông với tư cách là người tiếp nhận các
sản phẩm truyền thông và người thực hiện các sản phẩm truyền thông. Mối
quan hệ giữa trẻ em với truyền thông là một mối quan hệ đầy sức mạnh. Cuốn
sách đã tập trung vào ba khía cạnh của vấn đề quan hệ giữa trẻ em với truyền
thông, đó là bảo vệ, cung cấp và tham gia. Từ một thực trạng cụ thể được đề

cập trong cuốn sách, không chỉ với trẻ em mà giới trẻ- vị thành niên cũng chịu
sự tác động, ảnh hưởng của truyền thông, vì vậy vấn đề xây dựng, quản lý, tổ
chức hình ảnh trên báo chí là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Ở một góc nhìn khác, cuốn “ Báo chí với trẻ em” do PGS, TS Nguyễn Văn
Dững chủ biên – Nxb Lao động, năm 2004 đã quy định rõ đạo đức nghề
6


nghiệp nhà báo với trẻ em, các góc độ tiếp cận đối với các vấn đề về trẻ em và
đề ra một số phương thức tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí cho trẻ em..
Những tác phẩm trên đã đề cập đến các nhóm công chúng mang tính đặc
thù như trẻ em- vị thành niên và mối liên quan, tác động, ảnh hưởng đặc biệt
của nhóm đối tượng đối với báo chí - truyền thông.
Ở góc độ mô tả, phân tích mối quan hệ, tương tác giữa báo chí với việc
hình thành nhân cách, giá trị sống cho giới trẻ, bài viết “ Giáo dục giá trị cho
giới trẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Tuyên giáo số
tháng 7 /2015 của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng đã khẳng định: Báo chí là một
trong những con đường giáo dục giá trị rất sinh động và có diện bao phủ rộng
đến các nhóm công chúng. Báo chí tác động đến con người nói chung và giới
trẻ nói riêng hàng ngày hàng giờ, mọi nơi, làm cho công chúng báo chí “thấm
dần” và dần hình thành tất cả các giá trị trong hệ giá trị. Phương thức đặc thù
trong giáo dục giá trị cho giới trẻ của báo chí là thông qua việc thông tin và
phân tích, bình luận về sự kiện, vấn đề liên quan trực tiếp đến nhu cầu và thị
hiếu của thanh thiếu niên, đồng cảm và tăng cường/ làm dịu những cảm xúc
của người trẻ, hoà cùng và tiếp thêm khát vọng..., thông qua lớp màng mỏng
nhất của ý thức xã hội là dự luận xã hội, để từ đó đưa từng giá trị vào trong ý
thức lịch sử - văn hoá của họ, trong thế giới quan, lý tưởng, niềm tin...
Phương pháp báo chí truyền thông tiếp cận giá trị cho nhà báo/ nhà truyền
thông Việt Nam một công cụ hữu ích, để từ đó có thể thực hiện 9 nội dung
giáo dục giá trị cho giới trẻ hiện nay.

Bài viết đã khẳng định luận điểm: Báo chí có vai trò quan trọng và hiệu
quả trong định hướng giá trị và góp phần xây dựng HGT cho giới trẻ.
Với quan điểm phương pháp thiết kế thông điệp giáo dục giá trị gắn bó
chặt chẽ với kỹ thuật quản lý hình ảnh và phân tích nhân vật trong truyền
thông giáo dục, bài viết nêu lên những thách đối với cơ quan báo chí và
7


những nhà báo trong việc ứng dụng phương pháp tiếp cận giá trị. Để giáo dục
giá trị trên báo chí truyền thông, bản thân mỗi nhà báo, nhà truyền thông
trước hết phải là một nhà giáo dục, và hơn thế là một nhà báo có đủ kiến thức,
kỹ năng, trách nhiệm xã hội và tuân thủ và tôn trọng các chuẩn mực đạo đức
xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Chẳng hạn, nếu trong bối cảnh hiện nay, khi giáo dục giá trị cần tập
trung hơn vào việc lên án tính hình thức, tính thực dụng trong lối sống, thì
việc đưa tin với tỷ lệ vượt trội các nhân vật trong giới showbiz, đặc biệt là
nhân vật nhiều tai tiếng là một sai lầm chết người trong giáo dục giá trị trên
phương tiện truyền thông đại chúng nói chung và với việc ứng dụng phương
pháp báo chí truyền thông tiếp cận giá trị nói riêng...
Tất cả những vấn đề được nêu trong các cuốn sách là những kiến thức
bổ ích và cần thiết cho những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền
thông. Về cách tiếp cận vấn đề, dù khác nhau ở mức độ và góc tiếp cận nhưng
giới nghiên cứu đều coi nghiên cứu công chúng là một thành tố không thể
thiết khi nghiên cứu quá trình truyền thông đại chúng và đề cao vai trò tích
cực, chủ động, tác động trở lại các phương tiện truyền thông đối với công
chúng. Mối quan hệ qua lại đó là môi trưởng tốt cho sự phát triển của truyền
thông nói chung và báo chí nói riêng.
Ở góc độ áp dụng học thuyết vào hoạt động truyền thông, có hai học
thuyết có nhiều điểm tương đồng với đề tài, đó là: thuyết “Thiết lập Chương
trình Nghị sự” và thuyết “Dòng chảy hai bước”.

Thuyết “ Thiết lập chương trình Nghị sự” được đề xướng bởi Max
McCombs và Donald Shaw, xuất hiện từ năm 1992. Nội dung cốt lõi của học
thuyết chính là việc giới truyền thông làm nổi bật những khía cạnh của sự
kiện, từ đó tạo ra nhận thức và mối quan tâm cho công chúng. “Thiết lập
Chương trình nghị sự” được xảy ra thông qua một quá trình nhận thức, trong
8


đó các phương tiện truyền thông làm nổi bật một vấn đề nào đó, khiến chúng
trở nên thường xuyên và dễ tiếp cận đối với công chúng, tức là làm cho công
chúng nhớ đến những vấn đề đó hơn những vấn đề khác nhờ việc lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Thuyết “Dòng chảy hai bước” được Paul Lazarrsfeld, Bernard Berelson
và Gaudet Hazel đề xuất năm 1944. Học thuyết Dòng chảy hai bước đặc biệt
có ý nghĩa trong môi trường truyền thông mới. Thay vì hai bước thì trong môi
trường truyền thông mới biến đổi thành đa bước. Thông tin từ các phương
tiện truyền thông đến với người có uy tín trong cộng đồng. Những người này
tái hiện thông điệp truyền tải đến công chúng. NNT được xem là những
Opinions leaders (Nhà lãnh đạo quan điểm). Họ tham gia vào quán trình
truyền thông và gây ảnh hưởng, tác động đến cộng đồng...
Ở trong nước, một vài năm gần đây, có một số công trình nghiên cứu
về đối tượng công chúng là thanh niên, học sinh, sinh viên như: “Vai trò của
báo chí trong việc hình thành lối sống của thanh niên sinh viên” của tiến sĩ
Nguyễn Thị Thoa thực hiện năm 2000; Luận văn thạc sĩ báo chí: “Tâm lý tiếp
nhận sản phẩm báo chí của thanh niên sinh viên hiện nay” của tác giả Đỗ Thu
Hằng thực hiện năm 2002; Luận văn thạc sĩ: “Báo chí với quá trình hình
thành nhân cách của học sinh, sinh viên” của tác giả Lại Thị Hải Bình thực
hiện năm 2006; Luận văn thạc sĩ báo chí “Tuyên truyền gương thanh niển tiêu
biểu trên nhật báo của đoàn TNCS Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thị Mai
năm 2014.

Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các báo điện tử nghiên cứu về
tác động, ảnh hưởng của báo chí và truyền thông đối với giới trẻ, như: “Mặt
trái của Internet đối với giới trẻ hiện nay” (tác giả Lệ Thuỷ); “Tác động của
mạng xã hội đến tuổi vị thành niên” (tác giả Hồng Đăng); “Người trẻ và sức
đề kháng với truyền thông” (tác giả Thanh Hương); “Tác động tích cực của
9


truyền thông tác động đến lối sống của sinh viên” (tác giả Đinh Quang Hà);
“Giới trẻ và quan niệm về văn hoá đọc kiểu mới” (tác giả Kim Thoa); “Giới
trẻ Việt Nam với những trào lưu mới” - tác giả Trần Văn Mong; “Vấn đề
thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay (khảo sát trên báo
Thanh niên, Tiền phong, tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến
2011)” - tác giả Nguyễn Thị Hà Giang; “Báo chí Việt Nam với vấn đề truyền
thống văn hoá dân tộc (khảo sát Báo Lao động, Tuần báo Quốc tế, Báo đại
đoàn kết)- tác giả Nguyễn Mỹ Hạnh; “Báo chí với vấn đề giáo dục văn hoá
cho đối tượng thanh niên” (Điều tra qua tư liệu báo Tiền phong, tạp chí Thanh
niên) - tác giả Lê Phương Thảo.
Các bài viết chủ yếu nghiên cứu sự tác động của báo chí đối với giới trẻ
như tình yêu, hôn nhân, lao động, vấn đề sống thử trước hôn nhân, vấn đề văn
hoá truyền thống; chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của báo chí tác động
vào giới trẻ, tìm ra nguyên nhân, giải pháp giúp báo chí phát huy những ưu
điểm và khắc phục những hạn chế trong tuyên truyền.
Ở góc độ báo chí học, các công trình nghiên cứu về báo chí nói riêng và
truyền thông đại chúng nói chung như: “Truyền thông đại chúng” của PGS,
TS Tạ Ngọc Tấn, Nxb Chính trị Quốc gia (2004); “Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông” của Đinh Hường, Dương Xuân Sơn, Trần Quang; Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội (2011); “Báo chí và dư luận xã hội” của PGS, TS Nguyễn
Văn Dững, Nxb Trẻ (2011); “ Truyền thông- lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của
PGS, TS Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, Nxb Chính trị Quốc gia

(2012)… là những công trình nghiên cứu truyền thông đại chúng, kỹ năng
làm truyền thông, nhấn mạnh cách tiếp cận báo chí học và nghiên cứu truyền
thông đại chúng.
Ở góc độ tâm lý học, trong cuốn “Tâm lý học ứng dụng trong nghề
báo” của PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng (Nxb Thông tấn- 2013) đã khẳng định
10


rất rõ về cơ chế ảnh hưởng của tâm lý xã hội đến công chúng báo chí truyền
thông. Tác giả đã khẳng định sự hình thành và tác động tâm lý xã hội đến
từng cá nhân trong xã hội và các nhóm công chúng theo 4 cơ chế sau: bắt
chước, đồng nhất, dạy bảo và hướng dẫn. Điều đó cho thấy báo chí đã tác
động một cách có ý thức vào các đối tượng xã hội theo những cơ chế nhất
định. Giới trẻ cũng là một bộ phận của công chúng và chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ báo chí.
Các nghiên cứu trên là tiền đề cho việc khảo sát, phân tích đề tài: “Hình
ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt
Nam”
(Khảo sát trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong từ tháng 3/2014 đến tháng
3/2015)
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết vấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát
thực trạng hình ảnh NNT trên báo chí, mối tương tác của thực trạng này với
việc hình thành HGT cho giới trẻ Việt Nam hiện nay ở những tờ báo thuộc
diện khảo sát; từ đó đề xuất các giải pháp báo chí truyền thông nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục HGT cho giới trẻ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về báo chí- truyền thông nói
chung; vai trò, cơ chế tác động của báo chí tới công chúng và xã hội. Các chủ

trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về vấn đề giáo dục giới trẻ- thanh
niên trong thời đại mới.
- Khảo sát thực trạng và mô tả mối quan hệ tương tác giữa thông điệp hình
ảnh NNT trên các tờ báo khảo sát với việc hình thành HGT của giới trẻ, quá

11


trình hình thành HGT của công chúng trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong (từ
tháng 3/2014 đến tháng 3/2015)
- Đề xuất giải pháp báo chí truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả việc xây
dựng HGT cho giới trẻ.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến thời điểm này chưa có đề tài nghiên
cứu đầy đủ, chuyên sâu về hình ảnh NNT trong mối tương tác với việc xây
dựng HGT cho giới trẻ.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thông điệp hình ảnh NNT trên báo in và mối quan hệ tương tác giữa
hình ảnh NNT với việc hình thành HGT của giới trẻ ở nước ta hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Báo Tiền phong (Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh)
và Báo Tuổi trẻ (Cơ quan của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành
phố Hồ Chí Minh) từ tháng 3/2014 đến tháng 3/2015 có đối tượng bạn đọc là
giới trẻ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi (sử dụng 376 bảng hỏi anket dành cho
giới trẻ ở Hà Nội và tỉnh Nam Định) (xem phụ lục 1 )
- Phương pháp phân tích nội dung (sử dụng bảng mã phân tích 278 tác
phẩm trên hai tờ báo (xem phụ lục 2). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phần mềm
SPSS để xử lý kết quả điều tra bằng bảng hỏi và kết quả bảng mã phân tích

tác phẩm.
- Phỏng vấn sâu các phóng viên, biên tập viên trên hai báo Tuổi trẻ và
Tiền phong.
- Quan sát, tìm hiểu trên báo mạng (khảo sát phản ứng của giới trẻ đối
với các tác phẩm báo chí viết về hình ảnh NNT)
12


* Hệ thống lý luận:
- Chủ trương, đường lối của Đảng về vai trò giáo dục tư tưởng của báo chí
trong công tác tuyên truyền, giáo dục giới trẻ.
- Các văn bản, Chỉ thị về công tác thanh niên, vai trò của thanh niên trong
thời đại mới.
- Nghị quyết 9 về văn hoá- xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999.
- Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí
- Quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam.
- Một số học thuyết truyền thông (thuyết “ Thiết lập Chương trình Nghị
sự”, “ Dòng chảy hai bước” )
- Chỉ thị số 42/CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban chấp hành TW về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn về mặt lý luận về chức
năng của báo chí; việc tổ chức thông điệp, hình ảnh, tăng tác động giáo dục
của báo chí đối với giới trẻ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Đề tài thành công sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu báo
chí truyền thông, nhà quản lý báo chí, nhà báo, phóng viên, sinh viên báo
chí...; làm phong phú thêm vấn đề lý luận về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
báo chí đối với việc định hướng cho công chúng.
7. Kết cấu của luận văn
13


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phản ánh hình ảnh người nổi
tiếng trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong.
Chương 2: Thực trạng giữa thông điệp hình ảnh người nổi tiếng và việc hình
thành hệ giá trị cho giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc phản ánh hình ảnh người
nổi tiếng và vấn đề hình thành hệ giá trị cho giới trẻ trên báo Tuổi trẻ và Tiền
phong .

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHẢN ÁNH HÌNH
ẢNH NGƯỜI NỔI TIẾNG TRÊN BÁO TUỔI TRẺ VÀ TIỀN PHONG.
1.1.Một số khái niệm liên quan:
1.1.1. Giá trị và Hệ giá trị:
14


+ Giá trị: “Giá trị là cái đáng quý, cái cần thiết, có ích, có ích lợi, có ý
nghĩa, thoả mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của con người, của giai
cấp, nhóm, xã hội nói chung” [45, tr 124]
Giá trị là một phạm trù xã hội và cũng là một phạm trù lịch sử. Tức là

giá trị sẽ khác nhau phụ thuộc vào tính chất, tôn giáo, cộng đồng; giá trị và hệ
giá trị của các quốc gia khác nhau thì khác nhau. Trong cùng một quốc gia,
một dân tộc, luôn có sự thay đổi hệ giá trị ở các thế hệ.
+ Hệ giá trị
Theo Từ điển Merrian-Webster, Bách khoa toàn thư Encarta năm
2014, “hệ giá trị là hệ thống các tiêu chuẩn hay chuẩn mực đạo đức được thừa
nhận của một cá nhân hoặc một cộng đồng. Các giá trị tương đồng với các
chuẩn mực trong về khía cạnh đạo đức và nguyên tắc - giới hạn nhưng các giá
trị có một ý nghĩa rộng hơn chuẩn mực ở việc vượt ra khỏi các tình huống cụ
thể. Giá trị được coi như việc hình thành các chuẩn mực trong những bối cảnh
khác nhau” [49, tr12]
Hiểu một cách ngắn gọn, theo từ điển Bách khoa toàn thư Britannica
2014 HGT là hệ thống các chuẩn mực đạo đức đúng – sai, phải - trái được
quy ước và thừa nhận bởi một cá nhân hoặc một cộng đồng xã hội [ 8, tr17].
HGT là hệ thống được chấp nhận về ứng xử và hệ thống các chuẩn
mực, mục tiêu cũng như giá trị quy ước và ràng buộc một cộng đồng xã hội
bất kỳ và hệ thống này đóng vai trò là nền tảng cho hệ quy chiếu đối với cá
nhân trong diễn trình ra quyết định và mưu cầu một cuộc sống ý nghĩa.
Theo UNESCO, một HGT cá nhân là các giá trị đạo đức tuyệt đối hoặc
tương đối, là nền tảng cho hành vi đạo đức. Cũng theo UNESCO, HGT là hệ
thống các giá trị và chuẩn mực nhất quán và kiên định (của cá nhân hay xã
hội).

15


HGT nguyên tắc là nền móng cho các giá trị và chuẩn mực khác về
phẩm chất nhân văn-đạo đức cao cả (chẳng hạn như Nhân, Trung, Hiếu,
Nghĩa, Tín v.v…)
HGT dịch chuyển theo không gian và thời gian, nhưng có một mẫu số

chung toàn cầu thể hiện ở những giới hạn-nguyên tắc pháp luật, đạo đức-nhân
văn cao cả.
Trong luận văn này, tác giả xin tiếp cận “hệ giá trị” ở góc độ là những
chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, những giá trị truyền thống và hiện
đại phát triển theo thời điểm hiện tại. Đó là những phẩm chất gắn với giới trẻ
như: ý chí, nghị lực vượt khó, lòng yêu nước, nhân hậu, sống thủy chung, tình
nghĩa, biết sẻ chia với cộng đồng, tinh thần lạc quan, ý thức, trách nhiệm với
xã hội, sự cống hiến, tinh thần lao động, học tập...
1.1.2. Người nổi tiếng (celeb): Theo người nghiên cứu, NNT là những người
có ảnh hưởng và sức ảnh hưởng đó đã vượt qua phạm vi cá nhân và gia đình
mà đã vươn đến cộng đồng xã hội. Ở góc độ văn hoá-xã hội, đó là “người của
công chúng”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Britannica năm 2014: “NNT là tên tuổi,
thương hiệu cá nhân (nhân hiệu) được nhiều người biết đến, có sức thu hút
đối với truyền thông đại chúng (thường được gọi là “ngôi sao”'). Đó có thể là
một cá nhân, hoặc một nhóm người (cặp đôi nổi tiếng, gia đình nổi tiếng
v.v…), hoặc một sinh vật hoặc một nhân vật hư cấu. Địa vị và danh phận nổi
tiếng thường gắn liền với sự giàu có (thường được gọi là tên tuổi và gia tài) và
tiếng tăm có thể tạo ra nhiều cơ hội kiếm tiền” [8, tr 234].
Qua khảo sát và tìm hiểu trên báo Tuổi trẻ và Tiền phong, hình ảnh
NNT được đề cập trên các lĩnh vực: giới showbiz, khoa học, xã hội, văn học,
nghệ thuật, lao động, học tập sản xuất, kinh doanh, các chuyên gia đầu ngành,
nhà khoa học, nhà toán học, nhà văn, diễn giả, nhà lý luận, nhà thơ, diễn viên,
16


người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, diễn viên múa, nghệ sĩ, các
chính trị gia, các nhà phát minh….
Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề cập đến hình ảnh NNT nêu
trên qua thực tế khảo sát trên hai tờ báo Tuổi trẻ và Tiền phong.

1.1.3. Giới trẻ
Định nghĩa về phương diện sinh học: người trẻ là người nằm trong lứa độ
trẻ, từ thiếu niên đến tuổi bầu cử. Giới trẻ là một cộng đồng gồm những người
trẻ.
Định nghĩa về phương diện xã hội - văn hoá: người trẻ là người nhận thức
không còn ấu trĩ con trẻ nữa nhưng cũng chưa đủ chín muồi của một người
trưởng thành, chín muồi về mọi phương diện. Người trẻ là người đang trong
phát triển, hoàn thiện để có một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa
số trong cộng đồng.
Theo từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thư Britannica 2014:
“Người trẻ là người nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển sinh lý và tâm
lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời kỳ thiếu niên và người
trưởng thành (người lớn). Quá trình chuyển giao này liên quan đến thay đổi
về phương diện sinh học (ví dụ như dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó những
thay đổi về sinh lý và tâm lý thường dễ nhận thấy hơn [8, tr 124].
Trong những năm gần đây, khái niệm “người trẻ” đã dịch chuyển, thay
đổi ở nhiều quốc gia và trên toàn thế giới do những biến chuyển trong nhiều
lĩnh vực và trên nhiều phương diện. Theo từ điển Oxford, thời điểm kết thúc
độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trở thành “người lớn” được quy ước ở mỗi nước một
khác thậm chí khác nhau ở ngay trong một quốc gia, căn cứ vào các quyền
công dân và quyền con người. Cách xác định một người còn “trẻ” hay
“trưởng thành” hay không mà nhiều người ưa thích là thông qua việc xác định

17


đủ tuổi cho một quyền gì đó cụ thể chẳng hạn như có chứng minh nhân dân,
có bằng lái xe, có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình.
Giới trẻ trong luận văn được xác định gồm các lứa tuổi vị thành niên và
thanh niên.

Hiện nay khái niệm “vị thành niên” đang dần được hoàn thiện. Các văn
bản pháp luật nhắc đến khái niệm người “chưa thành niên” hay “trẻ em”
nhưng không có khái niệm “vị thành niên”. Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi
trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và áp dụng độ tuổi của trẻ em là
dưới 18.
Không được đề cập đến trong các văn bản pháp luật Việt Nam quan trọng
nên thuật ngữ “Vị thành niên” tuy được sử dụng rộng rãi trong thực tế nhưng
đến nay vẫn là một khái niệm chưa thống nhất. Theo tổ chức Y tế thế giới
(WHO) lứa tuổi từ 10 -19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là từ
lứa tuổi 19 – 24 tuổi, chương trình sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị
thành niên- thanh niên của khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số
Liên hiệp quốc (UNFPA) lấy độ tuổi từ 15 đến 24.
Căn cứ vào các quan điểm khác nhau trong các định nghĩa về “người chưa
thành niên” và “trẻ em” được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của Việt
Nam cũng như quốc tế, xuất phát từ tình hình thực tế trong đời sống; tác giả
đưa ra khái niệm “vị thành niên” ở khung độ tuổi được sử dụng trong luận
văn như sau: “ Vị thành niên là lứa tuổi từ 13 đến 18 tuổi, có thể chia làm 2
giai đoạn: giai đoạn đầu từ 13 đến hết 15 tuổi (học sinh trung học cơ sở); giai
đoạn sau là từ 16 đến 18 tuổi (học sinh trung học phổ thông). Vị thành niên là
một trong các giai đoạn chính trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ em.
Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam
đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi [40, tr3].
Trong luận văn này, giới trẻ mà tác giả muốn đề cập là các bạn trẻ công
dân Việt Nam có độ tuổi từ 13 đến 30.
18


1.1.4. Hình ảnh cá nhân (hay thương hiệu cá nhân/ nhân hiệu/ personal
brand) là khái niệm do học giả người Mỹ Tom Peters lần đầu tiên đề
cập vào năm 1997. Hình ảnh [cá nhân] là những ấn tượng và sự thật

ngầm hiểu (insight) gieo vào não trạng (tiềm thức và ý thức) của công
chúng, của cộng đồng mà anh ta nhằm xây dựng một hình ảnh về cá
nhân mình như một thương hiệu, một tài sản. Hình ảnh cá nhân thể hiện
thông qua hình thể, trang phục, tác phong, ngoại hình vật lý, sự hiện
diện trên truyền thông truyền thống và truyền thông số, và các lĩnh vực
hướng đến một nhận diện và ấn tượng (hình ảnh) độc nhất, đáng nhớ và
khác biệt với phần còn lại trong cộng đồng .
Xây dựng hình ảnh cá nhân là diễn trình và kỹ nghệ quản trị hình ảnh
chính mình, quản trị ngôn hành, sự nghiệp hay hành giả của mình, nói cách
khác là hệ giá trị của bản thân và quá trình chứng minh những giá trị đó là
đúng đắn. Đó là quá trình vun đắp và gây dựng hình ảnh cá nhân.
1.2. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về việc giáo dục,
xây dựng và phát triển hệ giá trị cho con người Việt Nam nói chung và
giới trẻ nói riêng
Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành TW khóa XI ngày
8/5/2014, đồng chí Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư đã nhấn mạnh về việc
tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa VIII về văn hóa: “Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển đất nước;
văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người
và bản sắc, cốt cách một dân tộc” [53, trang 6]
Với quan điểm: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động
lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh
tế, chính trị, xã hội. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người
và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng
19


tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp với các đặc
tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng
tạo, Đảng ta có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển văn hóa, trong đó nhấn

mạnh đến vai trò của báo chí, truyền thông tác động đến đời sống con người
nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín Ban chấp hành TW khóa XI ngày
9/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước nêu rõ: “Hướng các hoạt động văn hóa, giáo
dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng
tới chân- thiện- mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi
dưỡng tri thức cho con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức
và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt
Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng và
phát huy lối sống: ‘Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình
thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính
tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã
hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân
rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn” [53, tr 52].
Như vậy từ Đại hội Đảng lần thứ VI- Đại hội đánh dấu sự đổi mới toàn
diện của Đảng ta đến nay làm một bước tiến dài về cách nhìn nhận và đánh
giá về vai trò văn hóa, báo chí, truyền thông trong việc định hướng và xây
dựng văn hóa, hệ giá trị cho con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói
riêng. Xác định con người là trung tâm, là yếu tố then chốt cho sự phát triển

20


×