Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

PHÁT TRIỂN NĂNG lực GIAO TIẾP THẨM mĩ TRONG dạy học TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO” của NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------–&—-------

NGUYỄN HÀ CHI

PH¸T TRIÓN N¡NG LùC GIAO TIÕP THÈM MÜ
TRONG D¹Y HäC TRUYÖN NG¾N CHÝ PHÌO” CñA NAM CAO
Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Văn
Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN VIẾT CHỮ

HÀ NỘI - 2016


Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS
Nguyễn Viết Chữ, người thầy đã nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
tổ bộ môn Lý luận và phương pháp dạy học Văn, phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn BGH cùng các thầy cô giáo công tác
tại trường THPT số 2 TP. Lào Cai; gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện,
động viên và khích lệ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến
thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Hà Chi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GV
2. HS
3. PPDH
4. GT
5. GTNN
6. GTVH
7. GTTM
8. TPVC
9. THPT
10. NLGTTM

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Giao tiếp
Giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp văn học
Giao tiếp thẩm mĩ
Tác phẩm văn chương
Trung học phổ thông
Năng lực giao tiếp thẩm mĩ


MỤC LỤC
Trang

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề
Công cuộc cải cách để hiện đại hóa nhà trường, đón nhận những chân trời
mới của hội nhập quốc tế và khu vực đã dẫn đến những đổi mới rõ rệt trong giáo
dục từ khâu xây dựng chương trình, biên soạn SGK đến kiểm tra, đánh giá; đặc biệt
là phương pháp dạy học. Nhưng đáng chú ý nhất là đổi mới về quan niệm, nhất là
với bộ môn nghệ thuật như môn Ngữ văn. Thực tế sư phạm bốn thập kỉ qua đã chỉ
ra rằng: việc dạy học nghiêng về kiến thức văn chương, nội dung nghệ thuật của tác
phẩm được nhìn từ nhiều góc độ trong mỗi giờ học đã được chú ý. Bản chất của quá
trình dạy học môn Ngữ văn cũng khác hẳn so với trước. Thầy hướng đạo, trò chủ
động, tự giác, tích cực, tự lực. Hàng loạt năng lực thiết yếu được đặt ra trong mục

tiêu giáo dục bộ môn Ngữ văn: Năng lực giao tiếp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng
lực nêu và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo... Nhưng rất tiếc việc phát triển năng
lực giao tiếp thẩm mĩ là hạt nhân của quá trình dạy học Văn hiện đại lại chưa được
chú ý một cách nghiêm túc.
Để khắc phục được tình trạng này, ngành Giáo dục và đào tạo Việt Nam
đang có những đổi mới đồng bộ, toàn diện về chương trình và sách giáo khoa Ngữ
văn sau năm 2015. Một trong những định hướng quan trọng của chương trình là chú
trọng đến mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện năng lực cho người học. Để
đạt được mục tiêu đó, mỗi cá nhân HS phải tích cực tham gia các hoạt động giáo
dục, tự tìm kiếm, tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức, từ đó hình thành và phát triển
những năng lực cần thiết cho bản thân. Mỗi GV đứng lớp cũng phải suy nghĩ, trăn
trở tạo ra một môi trường học tập hiện đại, năng động, dân chủ với những hoạt động
giáo dục phong phú để không chỉ phát triển được năng lực toàn diện mà còn phát
huy được sự“chủ động, tự giác, tích cực, tự lực” của người HS hiện đại. Trong đó,
giao tiếp được xác định là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, cũng là năng lực
cốt lõi trong các chương trình dạy tiếng mẹ đẻ, cả trong quá khứ, hiện tại và tương

1


lai. Bởi vì dạy giao tiếp chính là dạy kĩ năng sống cho HS. Mặt khác, giao tiếp trong
giờ dạy học Văn khác với các hoạt động giao tiếp thông thường trong đời sống - đó
là giao tiếp thẩm mĩ, giao tiếp nghệ thuật với hình thức là thông qua văn bản ngôn
từ, chỉnh thể nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật để đi giải mã những thông điệp thẩm
mĩ của một TPVC. Do đó, dạy học TPVC là dạy trong giao tiếp thẩm mĩ và nhằm
giao tiếp thẩm mĩ; từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, năng
lực giao tiếp thẩm mĩ cho người học. Đây chính là lí do chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học truyện ngắn Chí
Phèo” của Nam Cao”.
1.2. Bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn chương tồn tại trong giao tiếp và giao

tiếp thẩm mĩ
Tác giả Trần Đình Sử khi nói về thi pháp học có nhận định: “Nếu thi pháp
học truyền thống xem nghệ thuật như những vật được sáng tạo tinh xảo bằng chất
liệu, thì thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp, một hệ
thống kí hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mĩ, một sáng tạo tinh thần
tồn tại vừa trong văn bản, vừa trong cảm thụ người đọc” [34, 105]. Hay nói cách
khác, quá trình sáng tạo và tiếp nhận trong nghệ thuật nói chung và văn chương nói
riêng là một hoạt động giao tiếp. Tính chất giao tiếp của văn chương bắt nguồn từ
quan hệ giữa tác giả và người đọc thông qua tác phẩm văn chương. Có thể quan
niệm tác phẩm văn chương là một thông điệp thẩm mĩ, người nghệ sĩ là người phát
đi những thông điệp nghệ thuật, còn bạn đọc là người nhận thông điệp đó. Tuy
nhiên, hoạt động phát tin và nhận tin giữa tác giả (người phát tin) và người đọc
(người nhận tin) là một quá trình đặc biệt. Công việc sáng tạo văn chương của
người nghệ sĩ là một quá trình tư duy ngôn ngữ thầm lặng, là cả một quá trình gian
khổ nhà văn đi tìm tòi ý tứ, thổi hồn vào từng câu, từng chữ, từng hình tượng…
nhằm dẫn dắt người đọc vào những cuộc giao tiếp đồng điệu, tri âm về những vấn
đề của đời sống. Khi đó, sự sáng tạo của người nghệ sĩ đã là một hoạt động giao
tiếp, giao tiếp đối với đời sống, với mọi người và với chính bản thân mình.

2


Ngược lại, “tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữa
người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia với tất cả trái
tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo” [35, 325]. Tiếp nhận
một tác phẩm văn chương, người đọc sẽ “giao lưu”, đối thoại về cuộc sống qua lăng
kính nhà văn. Đồng thời, người đọc bằng niềm say mê và vốn sống, vốn văn hóa,
vốn ngôn ngữ... của bản thân để bồi đắp thêm, làm phong phú thêm những ý nghĩa
thẩm mĩ của tác phẩm văn chương. Thông qua quá trình GT thầm lặng ấy giữa
người đọc với tác phẩm, với hiện thực đời sống (phản ánh thông qua lăng kính của

nhà văn), TPVC mới có thể trường tồn cùng thời gian và ngày càng tỏa sáng trong
lòng bạn đọc nhiều thế hệ.
Do đó, dạy học Văn trong giao tiếp, bằng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp
thẩm mĩ là đi đúng bản chất nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
1.3. Gia tài văn học của nhà văn Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn
học và trong nhà trường
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất của
nền văn học Việt Nam hiện đại. Số lượng sáng tác của ông không nhiều nhưng đã
vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng
ngời sáng. Đời văn của Nam Cao đã khép lại nhưng những trang văn của ông ngày
càng bộc lộ những tư tưởng nhân văn cao cả, những giá trị hiện thực sâu sắc và
những kết tinh nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Gia tài văn học của ông là những
đóng góp quan trọng vào tiến trình hiện đại hóa nền Văn học dân tộc. Trong số
những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông trên văn đàn Văn học Việt Nam hiện đại
không thể không nhắc đến kiệt tác Chí Phèo. Bằng một trái tim nhân hậu và một tài
năng nghệ thuật đặc biệt, Nam Cao đã làm sống dậy thật cụ thể và sinh động những
cuộc đời và số phận, những vẻ đẹp đáng trân trọng của người nông dân trước cách
mạng tháng Tám. Ông đã biết đi qua những phong trào nhất thời để đề cập đến
những tính tình bất diệt của loài người, chỉ tác phẩm như thế mới vững bền mãi mãi
cùng thời gian. Không phải ngẫu nhiên mà Chí Phèo luôn chiếm một vị trí không

3


thể thay thế trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao và trong chương trình Ngữ văn
THPT nhiều năm qua.
Trong thực tiễn dạy học ở nhà trường phổ thông từ xưa đến nay, để đi khám
phá, chiếm lĩnh những vẻ đẹp “ẩn tàng” của truyện ngắn Chí Phèo, người dạy đã
tiếp cận tác phẩm từ nhiều hướng khác nhau như: Tiếp cận từ góc độ loại thể, tiếp
cận theo hướng cấu trúc hệ thống, tiếp cận từ thi pháp truyện ngắn Nam Cao, tiếp

cận từ hướng vận dụng Ngôn ngữ học văn bản… Hướng tiếp cận truyện ngắn Chí
Phèo ngày càng phong phú hơn, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người học.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học tác phẩm này, thiết nghĩ còn
nhiều vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, trong đó có vấn đề phát triển năng lực
nói chung và năng lực giao tiếp thẩm mĩ nói riêng cho người học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực
giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao” với
mong muốn hướng đến một cách dạy học mới, vừa kích thích được sự hứng thú
trong học tập, vừa hình thành và phát triển được một năng lực thiết yếu cho người
học trong học tập và đời sống – năng lực giao tiếp thẩm mĩ.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Vấn đề dạy học Ngữ văn theo hướng giao tiếp và phát triển năng lực giao
tiếp thẩm mĩ
Dạy học tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng luôn gắn liền
với những yếu tố GT đi cùng. Mặc dù GT là một hoạt động không hoàn toàn xa lạ
trong giờ học Văn nhưng hiện tại có rất ít tài liệu liên quan tới vấn đề này. Các công
trình nghiên cứu của một số tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu quan điểm GT và
việc dạy học Làm văn, Tiếng Việt.
Trong một số những nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Quang Ninh đã đi
sâu phân tích những vấn đề về lí thuyết của GT bằng ngôn ngữ, trên cơ sở đó ông
đề xuất quy trình vận dụng quan điểm GT vào dạy học Làm văn “Làm văn là một
hoạt động GT” và “dạy làm văn chính là dạy cách thức tổ chức GT, hay nói một
cách chính xác là dạy cách thức tổ chức GT bằng văn bản”. Tác giả Nguyễn Trí

4


trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu những thành tựu hiện đại của việc dạy tiếng nói
chung, dạy Tập làm văn nói riêng của các nước trong khu vực và trên thế giới đã
khẳng định “dạy tập làm văn nói và dạy tập làm văn viết trong GT và để GT là

phương hướng dạy học hiện đại... tạo nên sự thay đổi cơ bản trong cấu trúc chương
trình, lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy” [41, 24]. Như vậy, mục đích
của dạy học Tập làm văn theo hướng GT là tích cực hóa hoạt động của HS. Nghiên
cứu của các tác giả trên là những gợi mở, tạo tiền đề cho chúng tôi có thể triển khai
những nghiên cứu của mình về vấn đề liên quan đến giao tiếp trong dạy học TPVC
nói chung, truyện ngắn Chí Phèo nói riêng.
Trong lĩnh vực nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Văn, cũng
có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề dạy học Văn gắn liền với hoạt động GT.
Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn có đề cập tới “Cuộc giao tiếp im lặng giữa nhà văn –
bạn đọc, học sinh trong giờ giảng văn”. Tác giả cho rằng, tác phẩm văn chương phải
trở thành “môi trường giao cảm giữa nhà văn và bạn đọc, phải thực sự là nơi bộc lộ
những tình cảm chân thành, những rung động thẩm mĩ, từ đó mới nảy sinh nhu cầu
tiếp nhận” [20, 9]. Tác giả Nguyễn Thanh Hùng lại khẳng định “Tiếp nhận văn học
trong nhà trường là quá trình thực hiện giao tiếp đặc biệt đầy cảm hứng với tác
phẩm trong những điều kiện sư phạm cụ thể chính yếu...” [23, 200]. Trong công
trình “Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung học phổ thông theo hướng
giao tiếp”, tác giả Phạm Văn Nam cho rằng “Dạy học TPVC theo hướng giao tiếp
không những tạo điều kiện để học sinh chủ động nhận thức mà còn giúp họ phát
triển năng lực giao tiếp” [45, 79], đồng thời khẳng định “hoạt động giao tiếp có
nhiều ưu thế trong việc phát triển nhận thức cho HS, hoàn toàn có thể ứng dụng
vào dạy học nói chung và dạy học TPVC nói riêng. Vận dụng giao tiếp vào hoạt
động văn học thích hợp với người học ở một xã hội hiện đại có tốc độ phát triển
nhanh...” [45, 181]. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về GT, tác giả làm rõ hoạt động
GT trong giờ học TPVC gồm hai phương diện: GT văn học và GT sư phạm. Về
giao tiếp văn học tác giả đề xuất tổ chức cho HS thực hiện giao tiếp văn học để các
em trực tiếp đối thoại với tác phẩm, tìm ra giá trị thẩm mĩ của tác phẩm biểu hiện

5



qua hệ thống ngôn ngữ và hình tượng văn học. Về giao tiếp sư phạm, tác giả khẳng
định dạy học TPVC phải tổ chức các hoạt động trao đổi, bàn luận, đánh giá... trong
một quy trình dạy và học chặt chẽ với sự tham gia của GV (người dạy) và HS
(người học) để việc tiếp nhận văn học trở nên đa chiều và sâu sắc hơn. Giao tiếp sư
phạm có thể được tổ chức dưới nhiều hình thức: giữa GV và cá nhân HS, giữa GV
và nhóm HS, giữa GV và tập thể lớp. Điều này giúp HS biết ứng dụng các kiến thức
văn học, kiến thức ngôn ngữ vào đời sống, giao tiếp văn hóa, sử dụng văn học như
một phương tiện giao tiếp. Trên cơ sở đó, luận án nghiên cứu một cách khá hệ
thống từ quan điểm, nguyên tắc đến các bước thực hiện bài học TPVC theo hướng
giao tiếp. Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong bài “Đối thoại trong dạy học Văn” cũng
đề cập đến vai trò quan trọng của việc dạy học Văn theo hướng giao tiếp, đối thoại.
Tác giả khẳng định trong dạy học TPVC, thông qua ngôn ngữ, GV hướng dẫn HS
tiếp nhận tác phẩm bằng việc tổ chức các quan hệ đối thoại giữa HS và thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm, với các nhân vật, các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm,
với tác giả để từ đó HS có thể khám phá tác phẩm, để hiểu nội dung tác phẩm một
cách căn kẽ hơn. Hay nói cách khác, dạy học TPVC phải gắn liền với GT, đối thoại.
Trong công trình nghiên cứu “Ngôn ngữ với văn chương” tác giả Bùi Minh Toán
chỉ rõ “Giao tiếp chính là sự tiếp xúc giữa người với người, trong đó diễn ra quá
trình trao đổi nhận thức tư tưởng, tình cảm, bàn bạc hành động...” [63, 11], giao
tiếp có thể tiến hành bằng những phương tiện khác nhau, tuy nhiên ngôn ngữ vẫn là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và hiệu quả nhất của con người. Tác giả phân
chia hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thành hai phương diện: giao tiếp ngôn ngữ
đời thường và giao tiếp trong văn chương. Xuất phát từ lí thuyết về hoạt động giao
tiếp ngôn ngữ, tác giả đã khẳng định bản chất giao tiếp của văn chương, phân xuất
những đặc điểm của giao tiếp văn chương về phương diện nhân vật giao tiếp, về
ngữ cảnh giao tiếp, về đặc tính siêu ngôn ngữ... Từ đó tác giả Bùi Minh Toán trình
bày một số nguyên tắc chung và một số thao tác cần thiết trong việc cảm thụ và
phân tích nghệ thuật văn chương.

6



Vấn đề giao tiếp và hoạt động giao tiếp gắn với hoạt động dạy học TPVC
không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nhà nghiên
cứu phương pháp dạy học Văn mà còn là một nội dung chính thức được đưa vào
chương trình và SGK ở trường THPT hiện nay. Trong nội dung chương trình từ lớp
10 đến lớp 12, quan điểm dạy học Văn gắn liền với hoạt động giao tiếp được thể
hiện rõ nhất ở hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài và mục tiêu bài học. Mục tiêu bài
học xác định rõ những yêu cầu cụ thể với từng đối tượng HS: Lớp 10 “Biết vận
dụng kiến thức về giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đọc – hiểu và tạo lập văn bản”,
Lớp 11 “Biết vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh vào việc nói, viết và đọc - hiểu văn
bản”, Lớp 12 “Biết vận dụng những hiểu biết về nhân vật giao tiếp trong hoạt động
giao tiếp”. Định hướng dạy học Ngữ văn gắn liền với hoạt động giao tiếp, nhằm
mục tiêu giao tiếp trong chương trình hiện hành cho thấy tư duy dạy học kiểu mới
trong nhà trường hiện đại, đó là “lấy học sinh làm trung tâm”.
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hoạt động dạy học TPVC hướng GT đã
xuất hiện như một nhu cầu tất yếu của dạy học Ngữ văn ở trường THPT. Tuy nhiên,
từ các kết quả nghiên cứu đến chương trình và SGK mới chỉ nhìn nhận việc dạy học
TPVC theo hướng giao tiếp nói chung mà chưa cập nhật quan điểm về dạy học
nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giao tiếp thẩm mĩ cho người học. Do
đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học
truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao” với mong muốn đề xuất một hướng tiếp
cận mới trong việc tổ chức dạy học truyện ngắn nói chung, truyện ngắn Chí Phèo
nói riêng ở trường THPT.
2.2. Vấn đề nghiên cứu dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao trong nhà
trường phổ thông
Có thể khẳng định truyện ngắn Chí Phèo là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác
của nhà văn Nam Cao về mảng đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nam trước
cách mạng tháng Tám; đồng thời cũng là kiệt tác của nền Văn học Việt Nam hiện
đại. Do đó, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình THPT từ khá lâu

và nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà nghiên cứu phương pháp dạy học

7


Văn và những GV đang hằng ngày trực tiếp đứng lớp. Họ luôn trăn trở, tìm tòi
nghiên cứu để tìm ra những hướng tiếp cận mới mẻ, thiết thực sao cho giờ học đạt
hiệu quả cao nhất. Ngoài tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu học tập, sách tham
khảo phong phú thì các công trình nghiên cứu của các tác giả có uy tín như Phan
Trọng Luận, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Viết Chữ,
Nguyễn Ái Học… cũng cung cấp rất nhiều những thông tin, những cách thức tổ
chức thiết thực cho công việc dạy và học truyện ngắn Chí Phèo của GV và HS.
Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình nghiên cứu của sinh viên, học viên về
phương pháp, biện pháp dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở trường THPT hiện nay:
- Luận văn thạc sĩ (1985) “Đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Chí Phèo và biện
pháp giáo dục thẩm mĩ cho học sinh lớp 12” của Đỗ Thị Bích Liên.
- Luận văn thạc sĩ (2004) “Xác định nội dung tri thức học sinh cần nắm vững
để hướng dẫn đọc hiểu trong quá trình dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao ở
lớp 11 – Trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Hồng Thắm.
- Luận văn thạc sĩ (2005) “Hướng dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao ở nhà trường THPT theo đặc trưng loại thể” của Dương Văn Binh.
- Luận án tiến sĩ (2009) “Dạy học tác phẩm văn chương cho học sinh trung
học phổ thông theo hướng giao tiếp” của Phạm Văn Nam.
- Luận văn thạc sĩ (2010) “Kết hợp các hướng tiếp cận trong dạy học tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao” của Đàm Thu Nga.
- Luận văn thạc sĩ (2011) “Dạy học truyện ngắn Chí Phèo từ thi pháp truyện
ngắn của Nam Cao” của Lê Thị Kim Lăng.
- Luận văn thạc sĩ (2014) “Dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao theo
hướng cấu trúc hệ thống” của Bùi Thu Hà.
Ngoài ra còn nhiều các công trình khác nghiên cứu về truyện ngắn Chí Phèo

và các cách thức dạy học tác phẩm này. Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và thực
tiễn, các tác giả đã mở ra những hướng nghiên cứu khác nhau với những phát hiện
mới mẻ, thiết thực nhằm dạy học truyện ngắn Chí Phèo một cách tối ưu nhất. Mỗi
công trình nghiên cứu xem xét vấn đề ở một phương diện với những phạm vi rộng

8


hẹp khác nhau, góp phần làm sáng rõ những giá trị thẩm mĩ cao đẹp của truyện
ngắn Chí Phèo và đóng góp to lớn của Nam Cao đối với nền Văn học dân tộc. Tuy
nhiên, dạy học tác phẩm này nhằm phát triển năng lực GTTM cho người học là
hướng đi hoàn toàn mới, chưa có ai nghiên cứu.
Với đề tài “Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học truyện ngắn
“Chí Phèo” của Nam Cao”, chúng tôi hi vọng mở ra được một hướng dẫn dạy học
mới, làm cho giờ dạy học tác phẩm trở nên lôi cuốn và đạt hiệu quả cao và góp
phần hình thành và bồi dưỡng những năng lực thiết yếu, đặc biệt năng lực giao tiếp
thẩm mĩ cho HS để từ đó nâng cao khả năng tìm tòi khám phá thế giới nghệ thuật
trong một TPVC.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giải quyết đề tài luận văn này, chúng tôi tập trung vào vấn đề “phát
triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao”.
3.2. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu các nội dung:
- Phát triển NLGTTM trong dạy học TPVC nói chung, truyện ngắn nói riêng.
- Phát triển NLGTTM trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc “Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học truyện
ngắn Chí Phèo của Nam Cao” nhằm nâng cao hiệu quả dạy học truyện ngắn này ở
trường THPT hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để triển khai đề tài, tác giả luận văn xác định ba nhiệm vụ sau:
4.2.1. Nghiên cứu những tiền đề lí luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc phát
triển NLGTTM cho HS trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Xây
dựng những định hướng cần thiết nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu phát triển
NLGTTM cho HS.

9


4.2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu phát triển
NLGTTM cho HS trong dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
4.2.3. Xây dựng mô hình thiết kế bài học dạy học truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao nhằm phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ cho HS.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Đây là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu phương diện lí luận của đề
tài. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống
hoá các vấn đề trong những công trình nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam và
trên thế giới về giao tiếp, năng lực giao tiếp, NLGTTM trong dạy học TPVC.
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Đây là phương pháp được sử dụng để điều tra, khảo sát thực tiễn thông qua
các phiếu câu hỏi để nắm bắt được một số nội dung: thực trạng dạy học truyện ngắn
Chí Phèo của Nam Cao ở trường THPT, tri thức và kĩ năng GT ngôn ngữ, GT văn
học, GT thẩm mĩ của HS, năng lực của GV trong việc vận dụng những nội dung này
vào hoạt động dạy học truyện ngắn Chí Phèo.
5.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Phương pháp này được chúng tôi xử lí số liệu sau khi thu thập phiếu điều tra
học tập, phiếu điều tra NLGTTM của HS, phiếu điều tra dạy học của GV. Phương
pháp thống kê giáo dục học được sử dụng để xử lí số liệu trong giai đoạn thực

nghiệm sư phạm của đề tài.
5.4. Phương pháp thực nghiệm
Việc sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm xem xét, xác nhận,
kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của các phương pháp, biện pháp dạy học do
luận văn đề xuất. Phương pháp này được tiến hành theo quy trình thực nghiệm gồm:
thực nghiệm triển khai, thực nghiệm đối chứng và kiểm tra đánh giá. Cụ thể là
chúng tôi chọn một số lớp học cụ thể để tiến hành thực nghiệm việc dạy truyện
ngắn Chí Phèo theo những đề xuất của luận văn. Thực nghiệm đối chứng để kiểm

10


tra giả thuyết khoa học của đề tài. Từ đó, chúng tôi đưa ra kết luận sư phạm về việc
tổ chức dạy học truyện ngắn Chí Phèo nhằm phát triển NLGTTM cho HS.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1. Đóng góp về lí luận
Luận văn mô tả và hệ thống hóa các cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm phát
triển NLGTTM cho người học trong giờ học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Phân tích và chỉ ra ý nghĩa, giá trị của những cơ sở đó với chuyên ngành lí luận và
phương pháp dạy học bộ môn Văn. Đặc biệt, luận văn vận dụng và cập nhật những
thành tựu nghiên cứu hiện đại của khoa học văn học (lí luận văn học, lí thuyết tiếp
nhận, thi pháp học) và khoa học giáo dục (lí luận dạy học hiện đại, tâm lí học, tâm lí
học lứa tuổi) để làm sáng tỏ hoạt động dạy học nhằm phát triển NLGTTM cho HS.
Luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện nội dung lí luận của dạy học TPVC nói
chung, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao nói riêng.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
- Luận văn giúp GV nhận thức đúng đắn, sâu sắc tư tưởng đổi mới ở THPT
hiện nay. Đồng thời giúp GV thấy rõ những yêu cầu, nguyên tắc và điều kiện cần
thiết để phát triển NLGTTM cho HS trong giờ học truyện ngắn Chí Phèo.
- Luận văn cụ thể hóa việc phát triển NLGTTM trong dạy học truyện ngắn

Chí Phèo qua các biện pháp cụ thể, có tính khả thi.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được triển khai qua 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ trong dạy học
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Giao tiếp và giao tiếp thẩm mĩ
1.1.1.1. Lí thuyết giao tiếp
Trong bản chất xã hội của mình, con người luôn cần giao tiếp, đối thoại để
hiểu biết, để tâm hồn được gặp tâm hồn, để sống, để hòa hợp nhân quần. Không ai
có thể sống mà không có GT “bản thân sự tồn tại của con người (cả bên ngoài và
bên trong) là một cuộc giao tiếp sâu sắc nhất, tồn tại có nghĩa là giao tiếp, cái chết
tuyệt đối (không tồn tại) là không nghe thấy gì, không được thừa nhận, không được
nhắc tới” (Bakhtin). Do đó, “giao tiếp” mãi mãi là một vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn sự
tham gia nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học trên thế giới thuộc các lĩnh vực
khác nhau như tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, triết học, ngôn ngữ học. Cùng
với thời gian, những công trình nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của GT như:
quan niệm GT, mô hình GT đến các nhân tố GT, quá trình GT... được nhận thức
ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Nhưng dù nhìn nhận ở những lĩnh vực nào với
những phương diện nghiên cứu rộng hẹp khác nhau thì các tác giả đều thống nhất ở
một điểm: GT là một quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rộng) dưới sự chi

phối của nhiều yếu tố như nhân vật GT, thông điệp, hoàn cảnh, mã GT và chức
năng của ngôn ngữ.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu kế thừa những thành tựu nghiên
cứu về GT trên thế giới. GT cũng được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau,
đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Trong Đại cương ngôn ngữ học - tập 2, tác
giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Nói một cách tổng quát, GT là một hoạt động liên cá
nhân, có chức năng truyền đạt những thông tin về sự vật, hiện tượng của thực tế
(thông tin miêu tả hay thông tin sự vật) nhằm tạo ra những biến đổi trong tình cảm,

12


trạng thái tâm lí và hoạt động giữa những người tham gia giao tiếp (thông tin liên
cá nhân hay thông tin tác động). Nó cũng là nơi con người bộc lộ chính mình. Mỗi
chức năng trên của GT đòi hỏi phải có một loại tín hiệu thích hợp với nó” [8, 225].
Tác giả xác định nhân tố GT bao gồm: ngữ cảnh (nhân vật GT, hiện thực ngoài diễn
ngôn), ngôn ngữ (với các phương diện: đường kênh thính giác và thị giác của ngôn
ngữ; các biến thể của ngôn ngữ; biến thể chuẩn mực hóa, biến thể phương ngữ địa lí
và phương ngữ xã hội, ngữ vực và phong cách chức năng) và diễn ngôn. Bùi Minh
Toán quan niệm “GT chính là sự tiếp xúc giữa người và người, trong đó diễn ra
quá trình trao đổi nhận thức tư tưởng, tình cảm, bàn bạc hành động...” [63, 62].
Theo ông, hoạt động GT bằng ngôn ngữ của con người tuy rất đa dạng, nhưng
thường được tạo nên bởi các nhân tố GT: nhân vật GT, ngôn ngữ, văn bản (hay diễn
ngôn, thông điệp), ngữ cảnh GT (ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa). Nếu
thiếu các nhân tố này thì hoạt động GT không thể tiến hành được. Tác giả Diệp
Quang Ban lại khẳng định “GT là hiện tượng phổ biến trong các xã hội, đó là sự
tiếp xúc giữa các cá thể trong một cộng đồng để truyền đạt một nội dung nào đó.
GT là một trong những đặc trưng của xã hội, giúp phân biệt xã hội với các quần thể
không phải là xã hội” [4, 17]. Như vậy, các tác giả có thể xem xét ở góc độ này hay
góc độ khác, rộng hay hẹp, nhưng đều thống nhất chung ở một điểm trong quan

niệm về GT: GT là sự trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rộng) giữa con người với
con người trong cộng đồng xã hội.
GT là hoạt động thường xuyên của con người. Con người không thể sống mà
không có GT. Chỉ trong GT và bằng GT, con người mới càng ngày càng trưởng
thành hơn. Để thực hiện GT, con người có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau
nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện GT cơ bản nhất và chiếm nhiều ưu thế nhất của
con người và xã hội loài người. Điều đó được khẳng định khi xét về mặt thời gian
lịch sử, về không gian hay phạm vi sử dụng, nhất là hiệu quả của nó về mặt nhận
thức, tư duy và giao tiếp. Do đó, khả năng ứng dụng của GT ngôn ngữ vào lĩnh vực
dạy học đã và đang là vấn đề hấp dẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở đây GT
ngôn ngữ được hiểu “là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội,

13


được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết),
nhằm thực hiện mục đích về nhận thức tư tưởng, tình cảm, bàn bạc hành động...”.
GT bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố: Nhân vật GT (người phát tin, người
nhận tin), nội dung GT, mục đích GT, ngữ cảnh GT, phương tiện GT, kênh GT...
Đây là những nhân tố bắt buộc để tạo nên một hoạt động GT ngôn ngữ. Chúng có
mối quan hệ hữu cơ với nhau và luôn chi phối, chế định các yếu tố ngôn ngữ trong
hoạt động GT, đồng thời cũng để lại dấu ấn trong sản phẩm GT (diễn ngôn). Ta có
thể hình dung khái quát về hoạt động GT, nhân tố GT qua sơ đồ sau:
Kênh GT

Người phát
thông tin

Nội


Người nhận
thông tin

dung

Mục
đích

GT

GT
Phương tiện GT

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ hoạt động giao tiếp
GT bằng ngôn ngữ bao giờ cũng diễn ra trong một tình huống nhất định: mối
tương quan giữa các nhân tố trong hoạt động GT. Người nói (người phát thông tin)
là người sản sinh ra văn bản hoặc phát ngôn. Người nghe (người nhận thông tin) là
người lĩnh hội văn bản hoặc phát ngôn. Trong suốt quá trình GT, vai GT luôn thay
đổi, các nhân vật GT thay phiên nhau giữ vai trò là người “phát” và người “nhận”.
Đó là một quá trình tương tác hai chiều. Nội dung GT có thể là hiện thực của thế
giới khách quan ngoài ngôn ngữ (những sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất…),
có thể là những sản phẩm tinh thần của tư duy con người và là cả những cảm xúc,
trạng thái tâm lí tinh vi, tế nhị của con người đối với điều được nói đến hoặc đối với
người tham gia hoạt động GT, với chính hoạt động GT. Ngôn ngữ là hệ thống các kí
hiệu và quy tắc sử dụng các kí hiệu này, mà cả người nói và người nghe đều có thể

14


vận dụng trong giao tiếp. Mỗi tín hiệu ngôn ngữ, đồng thời truyền tải nội dung sự

vật, hiện tượng vừa có thể biểu hiện cả các sắc thái tình cảm (yêu, ghét, hờn, giận...)
của chủ thể đối với sự vật, hiện tượng mà nó biểu hiện. Là một hệ thống tín hiệu có
tính xã hội cao, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện tư duy và GT của những con
người trong cùng một thời đại mà còn ở các thời đại, lứa tuổi và các nền văn hóa
khác nhau. Đường kênh là môi trường để truyền đạt và tri giác văn bản. Văn bản
(hay diễn ngôn, thông điệp) là sản phẩm được tạo ra trong GT, vừa là phương tiện
GT, qua đó người phát thể hiện nội dung GT, còn người nhận lĩnh hội nội dung GT.
Thông điệp trong GT có thể ở dạng nói (thường gọi là diễn ngôn) hoặc dạng viết
(thường gọi là văn bản). Ngữ cảnh GT là bối cảnh diễn ra hoạt động GT, bao gồm:
ngữ cảnh tình huống (ngữ cảnh hẹp) và ngữ cảnh văn hóa (ngữ cảnh rộng). Nó luôn
luôn chi phối nội dung, hình thức và cách thức GT. Trong hoạt động GT, luôn có
mối tương quan giữa người nói và người nghe với đối tượng được đề cập tới, giữa
văn bản với đường kênh, giữa văn bản với ngôn ngữ...
Hoạt động GT bằng ngôn ngữ hoàn chỉnh gồm hai quá trình, mỗi nhân vật
GT thực hiện một quá trình: người phát thực hiện quá trình phát tin (hay quá trình
kí mã, tạo lập văn bản, phát thông điệp). Còn người nhận thực hiện quá trình tiếp
nhận (đọc, nghe và lĩnh hội hay giải mã thông điệp, văn bản hoặc diễn ngôn). Như
thế một hoạt động GT ngôn ngữ để đạt được mục đích và hiệu quả cần bao gồm hai
quá trình tương tác: phát (tạo lập) và nhận (tiếp nhận). Hai quá trình này cần được
tiến hành theo cùng một mã ngôn ngữ, cùng một đường kênh GT. Có thể thể hiện
hoạt động GT bằng ngôn ngữ với các nhân tố và các quá trình GT trong sơ đồ sau:
Ngữ cảnh
Ngôn ngữ
NGƯỜI PHÁT

VĂN BẢN
phát tin

(mã hóa, tạo lập)


(nội dung,
hình thức,

NGƯỜI NHẬN
nhận tin
(giải mã, tiếp nhận)

mục đích)
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hoạt động giao tiếp ngôn ngữ

15


Theo sơ đồ trên, khi có nội dung GT cần truyền đạt xuất hiện trong đầu,
người phát tin tìm cách truyền nó đến với người nhận. Nhưng nội dung GT lại thuộc
lĩnh vực tinh thần nên để truyền được nội dung ấy, người phát phải “mã hóa” thông
tin bằng ngôn ngữ. Có được tín hiệu ngôn ngữ từ người phát tin, người nhận tin
phải dựa vào năng lực ngôn ngữ cùng với thói quen GT trong một ngữ cảnh cụ thể
để “giải mã” nội dung ý nghĩa của văn bản. Hiệu quả của việc truyền tải nội dung
GT phụ thuộc vào: năng lực “mã hóa” (tạo lập) thông tin của người phát và “giải
mã” (tiếp nhận) thông tin của người nhận; vào vốn sống, vốn hiểu biết, vốn ngôn
ngữ phong phú của cả người phát tin và người nhận tin.
Hoạt động GT bằng ngôn ngữ trong đời sống rất đa dạng, phong phú nhưng
chủ yếu diễn ra ở hai phương diện:
- Giao tiếp ngôn ngữ đời thường (còn gọi là giao tiếp ngôn ngữ - GTNN).
- Giao tiếp ngôn ngữ trong văn chương (giao tiếp văn học - GTVH).
Do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu GTVH
nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của một giờ dạy học TPVC hướng đến thực
hiện mục tiêu phát triển NLGTTM cho người học.
Giao tiếp văn học được hiểu là hoạt động GT dùng Văn học làm phương

tiện chuyển tải thông điệp giữa người phát (nhà văn) và người nhận (độc giả).
Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm để chuyển tải những nhận thức tư tưởng, tình
cảm của bản thân và người đọc nhờ tác phẩm đồng điệu, tri âm cùng tác giả. Giữa
nhà văn và bạn đọc khi ấy là những cuộc GT, đối thoại thầm lặng thông qua tác
phẩm gọi là GTVH. Xét về bản chất, GTVH là một hoạt động GT bằng ngôn ngữ
diễn ra trong lĩnh vực văn chương. Bản chất này được lí giải thông qua quá trình
sáng tạo và tiếp nhận TPVC.
Sáng tác văn học là một nhu cầu GT, là hành động GT với đời sống, với mọi
người và với chính bản thân chủ thể sáng tạo.
Trong vô vàn mối quan hệ của con người với hiện thực, tác động của thế giới
bên ngoài thường để lại những dấu ấn về xúc cảm, suy nghĩ và nhận thức trong đời
sống tâm hồn của con người. Những dấu ấn ấy đôi khi đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ và

16


lâu bền. Nó tạo nên những khát khao và mơ ước, nghĩ suy và dằn vặt, hạnh phúc và
khổ đau. Những trải nghiệm tâm tư ấy khi dồn nén, chất chứa đến một mức độ nào
đấy cần được bộc lộ. Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười, đó là một trạng thái mang
bản chất tự nhiên của con người.
Như những người bình thường khác, nghệ sĩ cũng có nhu cầu giải thoát
nội tâm để bộc lộ những ấn tượng, những xúc cảm về thế giới. Do bản chất nhạy
cảm, dễ rung động, kho tích lũy về ấn tượng của người nghệ sĩ thường rất phong
phú, sâu nặng và thường gắn với những xúc cảm mãnh liệt. Những ấn tượng xúc cảm này nhiều khi sâu nặng đến mức trở thành “những vết khắc trong tim”
(Pauxtốpxki), thành “nỗi niềm ùn ùn giữa ngực, rạo rực tâm hồn” (Huy Cận). Nó
đòi hỏi phải được bộc lộ, được “giải phóng tỏa cảm xúc” (Phơrớt), “giải phóng
nội tâm” (Arnauđốp). Và sáng tạo nghệ thuật lúc này trở nên một nhu cầu mãnh
liệt, là một phương tiện mạnh mẽ để người nghệ sĩ giải thoát và bộc lộ những
xúc cảm bị dồn nén của mình với cuộc đời. Nói như Nguyễn Công Hoan: “ nếu
đánh trận là đánh vào đồn thì viết truyện là đánh vào tình cảm người đọc.. .”.

Mong muốn lớn nhất của người nghệ sĩ là tấc lòng của mình đến với được tình
cảm, với tấm lòng người đọc.
Bên cạnh khát vọng tự biểu hiện, tự bộc lộ, người nghệ sĩ còn có nhu cầu
đồng cảm và giao tiếp bằng hình tượng nghệ thuật. Nghệ thuật chính là phương tiện
để đồng cảm, để thuyết phục khi mong muốn người khác tiếp xúc, thấu hiểu những
trải nghiệm đời sống, những triết lí nhân sinh, những xúc cảm mãnh liệt “Người
nghệ sĩ luôn muốn truyền đạt một cách hào phóng nhất tất cả những cái phong phú
của tư tưởng và tình cảm đang tràn ngập trong chính tâm hồn nhà văn”
(Pauxtốpxki) và“mong muốn được tiếp xúc với những tâm hồn cô độc và những trái
tim chân thành sống bên ngoài văn giới” (R. Rôlăng). Khát vọng đồng điệu muốn
được chia sẻ này đã giúp người nghệ sĩ kéo dài, mở rộng những giới hạn nhất thời,
những kinh nhiệm cá nhân để hòa nhập với đồng loại và vĩnh cửu. Khi đó, sáng tạo

17


nghệ thuật trở thành một cách ứng xử, một cách giao tiếp của người nghệ sĩ với
cuộc đời, với con người và với chính bản thân mình.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động GT, đối thoại giữa bạn đọc và tác giả
thông qua tác phẩm.
Trong hoạt động GT ngôn ngữ thông thường, người nhận tin luôn luôn chi
phối mạnh mẽ đến chủ thể phát tin. Mục đích và hiệu quả của GT có đảm bảo được
hay không thể hiện khá rõ ở khả năng lĩnh hội của người nhận. Do đó, người phát
muốn duy trì và định hướng quá trình GT thì phải luôn luôn quan tâm, tìm tòi và
thấu hiểu người nhận. Với hoạt động GT trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật
cũng vậy: phát tin là quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn (người phát) với
mong muốn gửi đến bạn đọc (người nhận) một nỗi niềm, một tấc lòng, một nỗi
niềm xúc động của mình về cuộc đời, về con người (thông điệp thẩm mĩ). Nhận tin
là quá trình người đọc (người nhận) tiếp nhận bổ sung, sáng tạo, làm đầy đặn, sống
động thêm bức thông điệp thẩm mĩ ấy. Sáng tạo và tiếp nhận văn học luôn tồn tại

trong sự tương tác với nhau. Có sáng tác văn học thì có tiếp nhận văn học, cũng như
có sản xuất thì có tiêu dùng. Trong đó, người đọc có một vai trò đặc biệt quan trọng,
chỉ cần nhắc đến nỗi mong ước cháy bỏng của Nguyễn Hành “Tiếng kêu não nùng
của con cuốc, cuối cùng chỉ lơ lửng treo trên cành mà thôi. Ta kêu bằng văn
chương chữ nghĩa, đến tập thơ này là tột cùng của sự đau khổ rồi... Ai là người
nghe thấy được, để tiếp nối tiếng kêu của tập thơ này mà kêu thêm lên” [37, 324] là
ta thấy rõ được điều đó. Người đọc không chỉ tham gia hoạt động lĩnh hội tác phẩm
sau khi nhà văn hoàn thành mà thật ra đã bắt đầu xuất hiện ngay từ khi nhà văn thai
nghén, và trong suốt quá trình hình thành tác phẩm. Sự sống của tác phẩm chỉ được
nuôi dưỡng, mở rộng và nâng cao khi có người đọc và sự tiếp nhận của người đọc:
“tác phẩm văn học như một con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong sự vận động.
Muốn làm cho nó xuất hiện cần phải có một hoạt động cụ thể được gọi là sự đọc,
và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc
ra, nó chỉ còn là vệt đen trên từ giấy trắng” [63, 77].

18


Trong hoạt động GTVH, tiếp nhận văn học là một quá trình quen thuộc
nhưng cũng đầy bí ẩn. A. France coi đó là cuộc đối thoại tay đôi giữa tác giả và độc
giả. V. Huygo thì coi đó là một trận đấu mà kết quả khó mà biết trước được. Tác giả
Trần Đình Sử có lí khi cho rằng “Tiếp nhận văn học là một cuộc giao tiếp, đối thoại
tự do giữa người đọc và tác giả qua tác phẩm. Nó đòi hỏi người đọc tham gia bằng
tất cả trái tim, khối óc, hứng thú và nhân cách, tri thức và sức sáng tạo” [20, 325].
Như vậy, tiếp nhận TPVC là độc giả đi thực hiện một hoạt động giao lưu, đối thoại,
một hành vi khám phá, nhận thức về con người và cuộc sống qua lăng kính của nhà
văn. Trong quá trình tiếp nhận, thế giới nội tâm của độc giả sẽ gặp gỡ thế giới nội
tâm của nhà văn, từ đó người đọc tìm thấy ở tác phẩm một sự hòa đồng thẩm mĩ,
tạo một sự đồng nhất thẩm mĩ. Khi đó TPVC trở thành nơi bộc bạch của trí tuệ và
tâm hồn, tình cảm con người. Phần thì của tác giả, phần thì của nhân vật, lúc thì của

mọi người, lúc thì của “cái tôi” riêng lẻ, lúc thì của người đối thoại. Ở đó, nhà văn
và người đọc “giao lưu”, tiếp xúc để thấu hiểu, cảm thông những cung bậc tâm tư,
tình cảm; trao đổi không ngừng nghỉ về những vấn đề nhân sinh của đời sống con
người. Chẳng hạn khi đọc truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, người đọc có thể
đồng điệu, tri âm với những mong muốn, khát vọng, những vui buồn hay những đau
khổ, dằn vặt... của Nam Cao gửi gắm qua hình tượng nhân vật cùng tên. Có thể nói,
Chí Phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của người nông dân.
Chí Phèo sinh ra trong đói nghèo, tủi nhục, cô độc; tồn tại trong sự ghê sợ, ghẻ lạnh
của người đời và chết đi cũng trong tuyệt vọng, cô độc. Hắn chết mà vẫn mang theo
một khát vọng lương thiện cháy bỏng “Tao muốn làm người lương thiện” cùng nỗi
đau đớn, tuyệt vọng “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết
mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa!.”. Chí Phèo thức
tỉnh lương tâm, Chí gắng gượng trở về với xã hội con người, Chí đã đến ngưỡng
cửa trở lại làm người nhưng cánh cửa mở vào xã hội loài người vẫn đóng chặt trước
mắt Chí. Hắn có hai sự lựa chọn – quay trở về với cuộc sống của loài quỷ dữ, tồn tại
về thân xác nhưng một lần nữa bị hủy hoạn về linh hồn và chết về thân xác nhưng
giữ được nhân tính con người? Vậy Chí Phèo sẽ lựa chọn như thế nào? Sau khi

19


nhân tính trở về, hắn thấm thía ý nghĩa của cuộc sống được sống với linh hồn con
người, với nhân tính con người. Chí Phèo thà chết chứ không thể một lần nữa quay
trở về cuộc sống của loại quỷ dữ để bán linh hồn, để hủy hoại lương tâm. Cái chết
của Chí chỉ là cái chết về thân xác nhưng lương tâm thì chiến thắng. Đúng như có
nhà nghiên cứu đã nói “Chí Phèo sống với Thị Nở, Chí có năm ngày sống như một
con người và chết như một con người”. Chết như một con người chính là sự chiến
thắng của lương tâm. Từ hình tượng Chí Phèo, người đọc có thể nhận thấy: điều
Nam Cao đau khổ nhất và khai thác nhiều nhất ở nhân vật nông dân là nhân phẩm
bị xúc phạm: tâm hồn thui chột, tích cách méo mó, ngay cả đến bộ mặt người cũng

không còn nguyên vẹn. Nhưng đồng thời đằng sau những nhân hình, nhân tình méo
mó ấy là bản chất lương thiện bị khuất lấp chỉ cần gặp ngọn gió yêu thương sẽ bùng
lên dữ dội. Đó cũng là điều nhà văn Nam Cao luôn trăn trở, suy nghĩ, thể nghiệm,
khám phá và đề xuất đối thoại, GT với người đọc ngày hôm nay. TPVC khi đó trở
thành người bạn, người đồng hành trên đường đời chuyện trò, tâm sự đối thoại với
người đọc. Sự đối thoại đó là sự đối thoại bên trong tâm hồn người đọc, là sự tự đối
thoại giữa phần tốt và phần xấu, lương tri và tội lỗi, giữa lý trí sáng suốt, cao đẹp và
ham muốn tối tăm đê hèn trong mỗi cá nhân. TPVC luôn khơi gợi và kích thích
những cuộc GT, đối thoại, đấu tranh ấy. Xét về bản chất, TPVC là một sự GT, đối
thoại đa chiều và diễn ra liên tục.
Mặt khác, người đọc khi đến với TPVC cũng là đến với sự thể nghiệm, sự
nếm trải thẩm mĩ. Chính sự nếm trải ấy đem lại những rung động, những phản ứng
riêng ở mỗi thế hệ, mỗi cá nhân người đọc. Người đọc sẽ huy động toàn bộ những
vốn sống, vốn ngôn ngữ, vốn văn hóa... của mình để nhận thức lại một lần nữa
những vấn đề nhân sinh thẩm mĩ được đặt ra trong tác phẩm. Giữa bạn đọc với nhà
văn, với TPVC khi ấy luôn luôn diễn ra một cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại,
giữa hiểu theo cách này hay theo cách khác, giữa đúng và sai... Sự kiến giải của
người đọc không nhất thiết trùng khớp với ý tưởng sáng tác của tác giả, thậm chí
còn bổ sung, sáng tạo thêm những sắc thái mới, những ý nghĩa mới, làm cho giá trị
thẩm mĩ của tác phẩm giàu có hơn, phong phú hơn, lung linh tỏa sáng hơn. Sự

20


“vênh lệch” ấy bắt nguồn từ nguyên lí sáng tạo “ý tại ngôn ngoại”, ở cách nói “nửa
chừng” của nhà văn, dành phần cho người tiếp nhận nhưng cũng có phần nằm ngoài
ý tưởng sáng tác của tác giả. Lí luận văn học gọi đó là khả năng đồng sáng tạo của
người đọc. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu trong bài thơ Hành trình của bầy ong viết:
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa

Không gian là nẻo đường xa
Thời gian vô tận mở ra sắc màu.
Tìm nơi sâu thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi bờ biển sóng tràn
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có loài hoa nở như là không tên...
Khi tiếp nhận bài thơ này, nhà thơ Bế Kiến Quốc có suy nghĩ “tác giả giúp ta
cảm nhận theo cách cảm nhận của loài ong, nghĩa là cảm nhận qua những loài hoa
đặc trưng của từng nơi”. Nhưng ông đặc biệt chú ý đến loài hoa không tên trong câu
thơ “Có loài hoa nở như là không tên”: “Phải chăng nhà thơ muốn nói tới những
loài hoa mới mẻ, lạ lùng, chưa bao giờ được ai biết tới (của vùng đất lạ, khơi gợi
trí tò mò?). Hoặc nhà thơ muốn ta liên hệ tới những cuộc đời hi sinh thầm lặng,
không tuổi, không tên của người chiến sĩ bảo vệ biên cương hải đảo của đất nước?”
[46, 236]. Có thể thấy, khi sáng tác bài thơ này, ý tưởng nghệ thuật của nhà thơ
Nguyễn Đức Mậu tập trung khắc họa hình tượng bầy ong và theo đó “đời con ong là
một hành trình qua bao mùa mưa nắng để đi tìm mật ngọt”, chẳng “khác chi đời
sống có ích của một con người”. Đó chính là một ý nghĩa thẩm mĩ cao đẹp của cuộc
sống. Nhưng khi thâm nhập vào không khí nghệ thuật của bài thơ, nhà thơ Bế Kiến
Quốc ngoài sự rung động về hình tượng bầy ong, còn rất xúc cảm với hình tượng
của các loài hoa, trong đó có những loài hoa không tên – có thể liên tưởng đến
những cuộc đời hi sinh thầm lặng nơi biên cương hay hải đảo của những người

21


×