Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

THEN tày từ góc NHÌN văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.12 KB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

VI KHÁNH TUYẾT

THEN TÀY
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Mạnh Tiến

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS Trần Mạnh Tiến, người đã tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy Cô trong tổ Lí luận văn học và
các Thầy Cô trong khoa Ngữ Văn, những người đã dành cho tôi mọi tri thức cũng
như mọi sự giúp đỡ cần thiết.
Cảm ơn Mẹ và các anh chị, những người thân yêu đã ủng hộ và động viên
tôi trong quá trình học tập của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Vi Khánh Tuyết


MỤC LỤC
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................1
Then là một loại hình nghệ thuật dân gian sản phẩm văn hóa độc đáo của cộng
đồng cư dân Tày, cộng đồng có số dân chỉ đứng sau dân tộc Kinh, sinh sống
tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Cùng với nhiều sản phẩm
văn hóa khác, then Tày góp vào di sản văn hóa tinh thần đất nước các giá trị
có tầm quan trọng nhiều mặt, vừa khẳng định phẩm chất văn hóa đa bản sắc
của Việt Nam, vừa thể hiện sâu sắc những trải nghiệm của cộng đồng văn hóa
đặc biệt này........................................................................................................1
Với tư cách là một sản phẩm tinh thần, then gắn liền với các quan niệm về
tâm linh, về kinh nghiệm sống và các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian
khác của cộng đồng dân tộc Tày, đã và đang ngày càng thu hút được sự quan
tâm của giới nghiên cứu văn học nói chung và giới nghiên cứu văn hóa dân
gian nói riêng. Những định kiến hay thành kiến ấu trĩ một thời khi coi then là
sản phẩm của tín ngưỡng mê tín hay của những tập tục lạc hậu đang được
khắc phục ngày càng mạnh mẽ trong giới nghiên cứu về then nói riêng và về
văn hóa dân gian nói chung, trả lại cho then cũng như cho nhiều hình thức
sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng khác những giá trị đích thực của chúng. Việc
nghiên cứu then cũng như việc tổ chức hoạt động hát Then đang hồi sinh
mạnh mẽ bằng chính những giá trị đích thực của nó. Vì thế, các tổ chức
nghiên cứu và bảo vệ văn hóa các cấp của Việt Nam cũng như giới nghiên
cứu văn hóa dân gian Việt Nam đang tập trung xây dựng đề án đề nghị
UNESCO công nhận nghệ thuật Then, gồm nghi thức biểu diễn và nội dung
của các bài then, là di sản văn hóa của nhân loại, như hát quan họ Bắc Ninh,
hát xoan Phú Thọ, đờn ca tài tử Nam Bộ... Việc nghiên cứu then trong mấy
chục năm qua mà kết quả nghiên cứu bước đầu được tập hợp sớm nhất trong
công trình Mấy vấn đề về Then Việt Bắc (NXB Văn hóa dân tộc- Hà Nội1978) cũng như loạt công trình của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trực thuộc Ủy

ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam) cho thấy qui mô và tầm vóc của then Tày, cho dù việc nghiên cứu này
vẫn chỉ mới là bước đầu và đang đòi hỏi một sự nỗ lực mới mang tính chất
liên ngành đa ngành để chứng minh rằng: “Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt
Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên qua lịch sử
hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc
sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam", như đã chỉ ra
trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc (1998), nhằm: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại” mà Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng


định. Đặc biệt trong Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước “Xây dựng nền văn hóa và con
người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan
trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy, nghiên
cứu then Tày là nhiệm vụ khoa học có tính thời sự đang thu hút sự quan tâm
của giới nghiên cứu văn hóa dân tộc hiện nay..................................................1
Là người con của dân tộc Tày, được sinh ra và lớn lên trong văn hóa hát
Then, với lòng yêu mến và trân trọng giá trị nghệ thuật truyền thống của dân
tộc mình, tôi chọn đề tài Then Tày từ góc nhìn văn hóa để nghiên cứu, nhằm
góp thêm tiếng nói về giá trị của loại hình nghệ thuật then mà tổ tiên đã để lại
như một sự tri ân dân tộc mình. Việc nghiên cứu Then Tày ngoài tính chất

thời sự của nó, còn góp phần bổ sung nguồn tri thức văn học dân gian cho
công việc giảng dạy văn học địa phương trong nhà trường miền núi và trường
phổ thông dân tộc nội trú, phục vụ các sinh hoạt lễ hội, và làm phong phú
hoạt động tham quan du lịch ở miền núi phía Bắc............................................2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.......................................................................................3
Mặc dù, Then đã có mặt từ rất lâu dưới nhiều hình thức như: truyền khẩu, ghi
chép thành văn bản chữ Nôm, diễn xướng thông qua các nghi thức tín ngưỡng
dân gian (cầu an, cầu mùa, ăn mừng, chúc tụng…) trong đời sống tâm linh
của dân tộc Tày và cho tới nay vấn đề then Tày xuất hiện từ bao giờ vẫn còn
là vấn đề bỏ ngỏ, cũng như sự tồn tại của Then dưới hình thức diễn xướng dân
gian phổ biến quen thuộc dưới cái tên Hát Then, thì thực tiễn nghiên cứu
Then vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ mà thành quả nghiên cứu đến nay vẫn
chưa phải là nhiều so với các lĩnh vực văn hóa hay văn hóa văn nghệ dân gian
khác. Phù hợp với thực tiễn đó và để nhìn nhận rõ hơn, việc tổng thuật vấn đề
nghiên cứu then Tày sẽ được chúng tôi khảo sát trên cấp độ thời gian với mốc
giới phân định là các nghiên cứu trước 1945 và sau 1945. nên còn được gọi
bằng cái tên phổ biến là Hát Then, việc nghiên cứu của chúng tôi phải đồng
thời kết hợp các văn bản truyền miệng đã sưu tầm và các văn bản khảo cứu
bằng chữ Nôm được dịch ra Tiếng Việt, cho nên chúng tôi thống nhất gọi loại
hình thơ ca dân gian trong nghi lễ hát Then của đồng bào Tày này là Then
Tày. Tuy sinh hoạt hát Then ra đời từ lâu trong lịch sử, nhưng việc nghiên
cứu về các giá trị tiềm tàng trong loại hình nghệ thuật này còn mới mẻ..........3
2.1. Các nghiên cứu về Then Tày trước 1945...................................................3
Có thể coi, Lan Khai (bút danh Lâm Tuyền Khách) là người đầu tiên quan
tâm nghiên cứu trước 1945. Các sưu tầm và khảo chú của Lan Khai được
trình bày trong công trình Những câu hát xanh công bố trên Tạp chí Tao Đàn


năm 1937. Từ các bài ca của dân tộc Tày được sưu tầm ở Tuyên Quang, Cao
Bằng, Yên Bái, ông đã nhận xét về then như sau: “Trong xã hội người Thổ

(Tày) có một hạng người đứng làm trung gian cho nhân sự với thần minh.
Hạng người ấy là các ông Tạo, ông Bụt, ông Then, bà Then hay cô Then. Bà
Then hay cô Then cũng như các bà đồng, cô rí ở trung châu. Bất hạnh nhà ai
có người ốm, người ta bèn đi mời bà hay cô Then đến để lập đàn cúng lễ. Bà
Then đến. Sau khi đàn tràng đã lập, bà ngồi vào hành lễ. Khi “cái ma then” đã
“xuống” nghĩa là đã ốp vào bà Then thì bà có thể nói chuyện với gia chủ, Thổ
công đất nước, và hơn nữa, hồn du lên tới điện Ngọc hoàng thượng đế để hỏi
về nguyên nhân sự ốm đau. Trong khi hành lễ, tay bà gẩy đàn, mồm bà đọc
những câu hát Then một điệu rất âm thầm”[109/15]. Thực ra, khái niệm về
Then còn rộng rãi hơn nhiều. Công trình sưu tầm khảo cứu của Lan Khai
bước đầu giải thích về Then giải hạn, và cũng là những kết quả đáng trân
trọng của giai đoạn nghiên cứu then trước 1945...............................................3
Hình thức sinh hoạt hát Then còn được tái hiện trong một số truyện đường
rừng của Lan Khai qua việc trích dẫn những bài dân ca Tày như những bộ
phận cấu thành văn bản được đan cài trong Rừng khuya, Dấu ngựa trên
sương, Tiếng gọi của rừng thẳm,.... Có thể thấy rõ hơn điều này qua nhân vật
cô then mang tên Ẻn trong Suối đàn; cuốn tiểu thuyết, ở đó Lan Khai dành
nhiều trang mô tả khá chi tiết nghi lễ Then cầu mùa sinh động qua cách hành
lễ của cô Then này. Tuy nhiên ở tác phẩm này sự đan cài giữa then và cọi
được thể hiện khá rõ, và đây là tiểu thuyết hư cấu trong đó tác giả vận dụng
các hiểu biết của mình về then, về cọi để tạo ra không gian và nhân vật cho
câu chuyện chứ không phải là một nghiên cứu về then hay về cọi trên bình
diện nghiên cứu văn hóa. Bài viết thực sự có tính nghiên cứu về văn hóa Tày
nói chung và về then nói riêng của Lan Khai, lúc đó lấy tên là Nguyễn Văn
Huyên, đăng trên báo Đông Pháp 1934 có tiêu đề Những giống người và chế
độ thổ ty ở châu Chiêm Hóa. Trong bài này, Lan Khai chỉ rõ: “Những người
đi hầu đồng ông vải, nghĩa là có thể nói chuyện với các “phí lườn” của mọi
nhà là những “ông bụt”, “bà then” [41/18]; hay “Ông “Mo” chiếm một địa vị
khá cao trong làng cũng như tiên thứ chỉ các làng ở trung châu vậy” [41/20].
“Việc thờ cúng đó nó là tập quán riêng của một nhà, một đạo phái mà thôi, nó

là công việc của người đi cúng như Tạo, Bụt, Then, cha truyền con nối “đi
cầu đầu ma” đi cúng chữa bệnh nhân (Bụt, Then). Họ có lập điện riêng nên
thời cũng có “con hương, cái bán” như các điện của tư gia dưới trung châu.
Ông Tạo thì thờ Lão Tử, ông Bụt thờ “ma Bụt”, ông Then thờ “ma Then”. Ma
Then, ma Bụt là riêng của từng nhà, từng họ, cũng có tính cách di truyền”
[41/21]. Khi hành lễ, “nếu thầy cúng là bà Then hay ông Then, thì không đập
xúc xích, không lắc lư cái đầu, nhưng ngài phe phẩy cái quạt, ngồi uy nghi
như một vị tiên ông tiên bà chi đó. Ngài vừa phe phẩy quạt vừa đánh một cái
đàn làm theo lối đàn nguyệt. Theo nhịp đàn ngài đọc những câu thơ phụ đồng,


âm thầm réo rắt, thính giả có khi phiên động thần hồn...” [41/23]. Tác giả
cũng nhắc tới sách Bách hoa Bách điểu, theo đó: “Trong sách “Bách hoa,
Bách điểu” có đoạn tả cái tình nhớ mong ý trung nhân như sau này, tưởng
không phải là không có văn chương: ... “Hồng nhan lo khát khảy như tơ/ Tư
mạ luốc vằn xưa giao vân...” [41/33]. Bài viết này kết thúc với phần viết về lễ
hội Lồng tồng với tiêu đề Ngày “xuống đồng” hay ngày hội Lim của người
Thổ.....................................................................................................................4
Như vậy, việc nghiên cứu then trước 1945 chỉ xuất hiện như một hiện tượng
cá nhân nhỏ lẻ, nhưng dù sao cũng là những gợi ý lí thú bởi vì việc tìm hiểu
then lại gắn với hoạt động sáng tạo văn chương. Nhà văn Lan Khai xuất hiện
ở đây như nhà sưu tầm văn học dân gian. Những gì ông làm được và để lại
chưa phải là nhiều trong lĩnh vực này nhưng đều là những ý kiến quí giá.......5
2.2. Các công trình nghiên cứu về Then từ 1945 đến nay.................................5
Từ Sau 1945 cho đến nay, mặc dù đã giành được độc lập tự do nhưng đất
nước phải gồng mình lên với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Trong thời kì này hoạt động hát Then vẫn tồn tại trong các bản làng dân tộc
Tày, Nùng, nhưng chưa trở thành mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực văn
học dân gian nói chung và nghiên cứu văn học dân gian miền núi nói riêng.
Tuy nhiên, từ các làn điệu Then truyền thống được một số nghệ sĩ cải biên

thành nội dung mới, nội dung thành lời Then mới, làm phong phú cho sân
khấu các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, trong thời kỳ chống Pháp đến
đầu thời kỳ chống Mĩ vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về Then được
công bố, ngoài bài viết của Lã Văn Lô với tiêu đề: Quanh vấn đề An Dương
Vương Thục Phán hay là truyền thuyết Cẩu Chúa Cheng Vùa của đồng bào
Tày, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 50/1963, với nội dung minh
chứng cho sự hội nhập giao thoa văn hóa giữa miền núi và miền xuôi, giữa
các dân tộc miền núi nói chung, dân tộc Tày nói riêng với dân tộc Kinh ở
vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.................................................................5
Việc nghiên cứu Then thực sự bắt đầu từ thập niên 70 của thế kỷ XX đã thu
hút sự quan tâm của nhiều giới nhiều ngành, của nhiều nhà nghiên cứu khác
nhau mà kết quả nghiên cứu được công bố trên hai Hội thảo cấp quốc gia: Hội
thảo toàn quốc về hát Then tổ chức năm 1978 tại khu tự trị Việt Bắc hay Hội
thảo về Then được tổ chức tháng 6/2014 tại Tuyên Quang, đã cho thấy điều
đó.......................................................................................................................5
Công trình Mấy vấn đề về Then Việt Bắc xuất bản năm 1978, “tập hợp trên
cơ sở những bản báo cáo của các đồng chí ở Viện dân tộc, Viện văn học, Viện
nghệ thuật, Cục biểu diễn, Hội văn nghệ dân gian, Trường múa Việt Nam,
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, các cơ
quan văn hóa của khu Việt Bắc (cũ) và Ty văn hóa các tỉnh đọc tại hội nghị sơ
kết công tác sưu tầm, nghiên cứu Then Việt Bắc cuối 1975, do Sở văn hóa
khu Việt Bắc tổ chức, cùng với những bài viết của nhiều đồng chí đã nghiên


cứu về then từ nhiều năm trước đây”[61/5] đánh dấu một thời điểm mới trong
lĩnh vực nghiên cứu then, cho dù tập sách này, như một hình thức kỉ yếu khoa
học, chỉ mới bàn luận trao đổi bước đầu về một số đặc điểm loại hình then.
Cách đánh giá coi then thuần tuý là hình thức tín ngưỡng bói toán cầu
hồn...và bị đánh đồng với hoạt động mê tín, dị đoan, đã được khắc phục trong
các bài nghiên cứu từ thập niên 80 đến nay. Toan Ánh trong Nếp cũ tín

ngưỡng Việt Nam (quyển thượng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992), với nhiều
kiến giải về văn hóa tâm linh liên quan đến loại hình ca lễ dân tộc thiểu số
cũng tạo thành cơ sở lí luận giúp chúng tôi khi tiến hành khảo sát các văn bản
then....................................................................................................................6
Trong Lời hát then, tác giả Dương Kim Bội khi nói về lời then đã nhận định:
“Bàn tay sáng tác của một nghệ nhân nào đó ở đây đã đạt tới mức độ điêu
luyện một cách kì lạ về mặt nghệ thuật. Phải chăng xuất phát từ lòng yêu quí
con người, coi con người là vốn quí, là “hoa của đất” nên đã tạo được nguồn
cảm hứng dồi dào, sâu xa để tác giả có những vần thơ đẹp đẽ và trau chuốt
như vậy” [8/145]. Cách quan niệm này mang trong nó tính chất kiến giải liên
văn hóa, cho phép nhìn nhận then Tày từ góc nhìn văn hóa và cũng là mục
tiêu mà luận văn chúng tôi hướng tới................................................................6
Công trình Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam (Nhiều tác giả, 1992, Viện
khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học), tập trung giải quyết vấn đề dân
tộc học, nhưng khi bàn tới đặc điểm văn hóa Tày - Nùng, các tác giả có đề
cập sơ lược về hát then mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống. Nhà
văn Vi Hồng trong công trình Khảm Hải- Vượt biển, cho thấy bên cạnh sự
tâm huyết về thể loại thơ ca dân gian Tày là các kiến giải về đặc sắc nghệ
thuật của loại hình văn học dân gian này. Theo ông, Khảm hải là một trong
các tác phẩm then tiêu biểu được nhiều nghệ nhân hát Then tiếp thu và vận
dụng linh hoạt trong nghi lễ hát then. Quan điểm của ông là sự nối tiếp những
kiến giải mà ông đưa ra trong bài Thử tìm hiểu cảm xúc cội nguồn của Then
(in trong tập Mấy vấn đề về Then Việt Bắc), theo đó: “Then là một sự lộn
ngược giữa cõi âm và cõi dương, cái xã hội trong then chính là một phiên bản
của xã hội thực, là xã hội của người Tày- Nùng xa xưa“ [61/272], mà qua lời
then "trong cái hư vô đã có cái thực, trong cái xa xăm đã có cái gần gũi. Dù
then có nói về cõi hư vô nhưng vẫn hướng về cuộc đời thực” [61/ 274]..........6
Tác giả Nguyễn Thị Yên trong chuyên luận Then Tày (Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 2000), một công trình nghiên cứu tổng hợp và tiêu biểu về then
Tày Cao Bằng đã đưa ra nhiều kiến giải xác đáng, và những nhận xét, đánh

giá về sự phong phú đa dạng cũng như giá trị nhiều mặt của loại hình nghệ
thuật Then. Những ý kiến của nhà nghiên cứu này giúp chúng tôi có được
định hướng đúng đắn khi xử lí đề tài của luận văn. Nhà nghiên cứu này cũng
công bố vào năm 2003, chuyên khảo Lễ hội nàng Hai của người Tày Cao
Bằng (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội) trong đó tác giả miêu tả tường tận


cách thức tổ chức nghi lễ cũng như các giá trị của then trong lễ hội Nàng Hailễ hội nàng Trăng của người Tày. Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Yên cùng
các cộng sự Nguyễn Thị Thương Huyền, Nguyễn Thiên Tứ và Nông Vĩnh
Tuân đã công bố công trình Then chúc thọ của người Tày (Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội), một công trình vừa có tính chất sưu tầm vừa có tính chất nghiên
cứu.....................................................................................................................7
Trong Then Tày những khúc hát (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003), một
công trình khảo cứu mang tính chất liên ngành đi từ văn bản Then tới làn điệu
then, tác giả Triều Ân, người dân tộc Tày đã đưa ra một cách nhìn sát thực về
tính chất ca lễ trong then, góp phần soi sáng nghệ thuật diễn xướng Then......8
Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, là công trình tập thể
có qui mô đồ sộ nhất từ trước đến nay của Viện Hán Nôm thuộc Ủy ban khoa
học xã hội Việt Nam, trong đó, tập 12 có tiêu đề cụ thể Then Tày giải hạn
(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012), và công trình nghiên cứu của nhà
nghiên cứu Nguyễn Thiên Tứ với tiêu đề Lễ kỳ yên khai xuân giới thiệu hệ
thống văn bản Then Tày theo chủ đề giải hạn cầu an. Với hơn 900 trang sách
trong hai công trình này bao gồm các phần sưu tầm, dịch nghĩa và văn bản
Hán Nôm, cho thấy Then giải hạn cầu an chiếm một khối lượng lớn trong đời
sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày.........................................................8
Chuyên khảo Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn xướng Then Tày
Nùng (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004) của tác giả Nông Thị Nhình,
nghiên cứu sức sống mạnh mẽ, độc đáo của then qua hình thức diễn xướng,
tái hiện cách thức và đặc trưng trình diễn then của các vùng miền khác nhau. 8
Các công trình sưu tầm và nghiên cứu mà chúng tôi đã lược thuật ở trên, cho

thấy tính độc đáo của hát Then từ các góc nhìn khác nhau, trở thành nguồn tư
liệu bổ ích cho người đi sau nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
bao quát một cách thực sự và toàn diện về Then, cũng như chưa chỉ ra đặc
trưng nghệ thuật ca lễ dân gian Then trong tương quan so sánh với ca lễ các
dân tộc khác. Việc nghiên cứu kết cấu của những văn bản Then và đặc điểm
ngôn ngữ thơ ca dân gian Tày cũng là một vấn đề chưa được giải quyết một
cách thỏa đáng. Mặc dầu vậy, những kiến giải của những nhà nghiên cứu sưu
tầm đi trước là cơ sở lí luận quan trọng, giúp chúng tôi triển khai nghiên cứu
Then giải hạn cầu an, một chủ đề cơ bản của loại hình then Tày và có sự giao
thoa với những chủ đề khác của then Tày. Việc nghiên cứu của chúng tôi, do
đó, là sự kế thừa, bảo tồn và phát huy những tinh hoa giá trị hát Then trong
hoàn cảnh mới...................................................................................................8
2.3. Các luận văn luận án, các bài báo liên quan tới đề tài luận văn.................9
Trong lĩnh vực nghiên cứu then Tày thì luận án tiến sĩ đầu tiên thuộc lĩnh vực
này là của Nguyễn Thị Yên, bảo vệ cấp nhà nước năm 2005 có tiêu đề Then
cấp sắc của người Tày huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng, mà nhiều luận
điểm trong luận án này đã được công bố trong chuyên luận Then Tày cũng


của tác giả này năm 2000, đã được chúng tôi đã lược thuật ở trên. Cũng thuộc
hệ thống luận văn luận án, còn có luận văn của Nguyễn Thanh Hiền với tiêu
đề Then bắc cầu xin hoa, được xuất bản thành sách (NXB Văn hóa dân tộc,
Hà Nội 2008) cũng dưới tiêu đề trên, trong đó tác giả khảo sát các giá trị của
loại Then bắc cầu xin hoa, một loại then khá phổ biến trong đời sống tín
ngưỡng của dân tộc Tày. Các luận văn luận án này giúp chúng tôi có được
cách nhìn nhận và thao tác khoa học trong bước đầu nghiên cứu của mình.....9
Ngoài các bài viết và báo cáo khoa học về then được tập hợp trong Mấy vấn
đề về Then Việt Bắc như đã nói ở trên, còn có một số bài viết trên các tạp chí
nghiên cứu chuyên ngành. Trước hết là bài của tác giả Cung Khắc Lược nhan
đề Tìm hiểu đặc điểm của hát then qua một số văn bản then viết bằng chữ

Nôm Tày-Nùng, đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 1/1976, trình bày các
ý kiến liên quan đến các văn bản then Tày được ghi chép bằng thứ chữ Nôm
Tày- Nùng. Trên Tạp chí Văn học số 3/1977, có bài của Nông Quốc Thắng,
nhan đề Quá trình chuyển hóa của then và yếu tố hiện thực trong then, theo đó
tác giả nhấn mạnh: “Then phản ánh hiện thực một cách quanh co, dấu ấn hiện
thực cuộc sống được thông qua then bằng con đường hương khói, bằng thế
giới khác, nhưng thực ra đó là cuộc sống của con người. Trong then mối quan
hệ giữa nội dung hiện thực và tín ngưỡng có gắn bó chặt chẽ với nhau, tín
ngưỡng là cái áo khoác ngoài cho yếu tố hiện thực bên trong được bộc lộ một
cách dễ dàng”[89/35]. Vì thế: “Then mang đến cho người Tày, một nguồn
vui. Một niềm an ủi trong cuộc sống gặp muôn vàn tủi nhục đọa đầy...Then đã
chắp cho người đời đôi cánh ước mơ, xoa dịu bao nỗi đau ở đời” [89/36]. Bài
Then Bách va của Lục Văn Pảo đăng trên Tạp chí Dân tộc học số 4/1993,
khảo sát trực tiếp loại then nói về trăm thứ hoa, một loại then độc đáo trong
kho tàng then Tày. Tác giả Nguyễn Hữu Thu trong bài Hát then- một hình
thức âm nhạc, lễ nghi của đồng bào Tày-Nùng Việt Bắc, đăng trên tạp chí
Văn hóa nghệ thuật số 2/1994 cũng tập trung khảo sát then Tày từ dạng thức
nghi lễ dưới hình thức diễn xướng dân gian. Trên tạp chí Văn hóa dân gian số
5/2001, tác giả Nguyễn Thị Yên có bài Thờ mẫu trong tín ngưỡng của người
Tày, Nùng cũng chỉ ra mối quan hệ nhiều chiều giữa tín ngưỡng này với các
bài then. Đặc biệt, tác giả Ngô Đức Thịnh, với bài Then-một hình thức
Shaman của dân tộc Tày ở Việt Nam, đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số
3/2002, đã cho thấy hướng nghiên cứu so sánh khi chỉ ra yếu tố shaman trong
nghi lễ diễn xướng then Tày. Nội san Khoa học của trường Đại học Sư phạm
Nghệ thuật trung ương số 6/2008, có bài của Trần Hoàng Tiến nhan đề Tiệm
cận tín ngưỡng người Tày qua nghi lễ hát then, trong đó tác giả trình bày các
thành tố diễn xướng của nghi lễ hát then. Trên tạp chí Văn hóa Nghệ An số
4/2011, tác giả Nguyễn Thị Yên công bố bài nghiên cứu có nội dung khá bao
quát về nhiều mặt giá trị của then Tày với tiêu đề Giá trị của Then trong đời
sống tinh thần của người Tày............................................................................9



Trong Tạp chí Văn hóa các dân tộc số 4/2013 có bài: Then Bách điểu trong
“Hành trình ca” của thơ ca dân gian Tày của tác giả Trần Mạnh Tiến, đề cập
tới bài Then Tày tiêu biểu Trăm chim tranh làm chúa. Bài ca này phê phán
thói háo danh, tham lam, độc ác của xã hội xưa thông qua loài vật, đồng thời
mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, được trình diễn trong lời Then sống động,
khiến người ta liên tưởng về bài học và lẽ sống ở đời mang tính thời sự xã
hội. Trên Tạp chí Nguồn sáng dân gian tháng 6/2013, Trần Mạnh Tiến công
bố bài: Hát Then với hát Chầu văn trong đời sống Văn hóa tâm linh, trong đó
tác giả bài viết đã so sánh hát Then (Tày) với hát Chầu văn (Kinh) trong loại
hình dân ca nghi lễ của đời sống tâm linh. Theo tác giả: hát Then và hát Chầu
văn có những mối tương đồng về cảm hứng như cùng hướng tới thế giới linh
thiêng, nhưng cũng có nhiều nét khác biệt về diễn xướng và văn hóa truyền
thống giữa hai cộng đồng dân tộc Kinh và Tày. Tác giả đã so sánh văn bản
Nôm Tày “So cầu phúc” (Xin cầu phúc) với văn bản Nôm “Phụng Mẫu
văn”(Văn tế Mẫu) của người Kinh và chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của
hai thể hát then và hát chầu văn. Đồng thời, tác giả đã đánh gíá cao giá trị
nhân bản sâu sắc, hồn nhiên của nghệ thuật hát Then. Trên tạp chí Nguồn
sáng dân gian tháng 6/2013 đó còn có bài: Then – Từ cái nhìn văn nghệ dân
gian của Hoàng Nam. Trong bài này, Hoàng Nam đã trình bày cách hiểu về
thuật ngữ Then, vị trí của hát Then trong đời sống văn hóa tâm linh Tày,
Nùng, Thái và những kiến giải về quá trình phát triển…, nhưng chưa đi sâu
vào các chủ đề, cảm hứng nghệ thuật và kết cấu đa dạng của Then Tày........10
Trên báo điện tử của Đại học Văn hóa Hà Nội, 8/2014 có bài viết: Hát Then
trong đời sống cộng đồng Tày Nùng của tác giả Hoàng Chiến Thắng. Phần
đầu bài viết, tác giả nêu nguồn gốc của Then và sự phong phú của các loại
hình Then: “Hát Then là loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca,
nhạc, múa và diễn trò. Theo người Tày, Then được hiểu là Thiên, chỉ trời. Về
nguồn gốc có nhiều ý kiến khác nhau song đa phần có cùng nhận định: Hát

Then có xuất xứ từ Cao Bằng, khi nhà Mạc bị thất sủng. Hầu hết trong các lễ
cúng của người Tày đều có hát Then, hát Then không chỉ đơn thuần là một
loại hình âm nhạc hay diễn xướng dân gian mà có sự gắn kết chặt chẽ với tín
ngưỡng”. Đồng thời tác giả cũng đề cao vai trò của người diễn xướng Then:
“Trong cộng đồng Tày, các ông Then, Tào, Pụt, Mo là những người có khả
năng liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu nhiên, là cầu nối giữa
người trần với các đấng tự nhiên... Ông Then là người thuộc nhiều đường
Then và có căn Then. Người làm Then phải là người có Mình pang Then
thích hợp cho việc làm thầy cúng, được cộng đồng tín nhiệm, nể trọng...
Trong Then có nhiều đường then như: Pang Khoăn, Thống Đẳm, Cấp Sắc hay
Cầu Hoa… Về dạng Then cũng lắm, trong mỗi dạng lại có nhiều điệu hát
khác nhau ví như cúng lễ có: Như điệu tàng bốc (Cao sơn), điệu tàng nặm
(Lưu thủy).. Điệu khẩu tu (vào cửa trời); Pây mạ (đi ngựa); Điệu đông mèng


đông quảng (vào rừng ve); gọi vía; chèo thuyền vượt khái… dùng trong các
buổi Then chữa bệnh, hát hái hoa, nối số, tiêu hao tàn (dành cho người chết),
Then kỳ yên giải hạn…”. Đó cũng là những nhận xét bám sát vào thực tiễn
của sinh hoạt hát Then là nguồn tài liệu để chúng tôi tham khảo. Riêng thời
điểm ra đời của Then (Thời Mạc) như ý kiến trên đây, chúng tôi thấy cần phải
tranh luận. Là một loại hình nghệ thuật cổ sơ gắn với nghi thức tôn giáo, Then
không thể ra đời muộn như vậy được, mà sự hình thành Then phải gắn bó với
thần thoại và truyền thuyết. Chúng tôi sẽ kiến giải rõ hơn trong nội dung luận
văn...................................................................................................................11
Trên Tạp chí Văn hóa các dân tộc tháng 10/2014 có bài viết Then Tày kết tinh
nhiều giá trị nhân văn của Vi Khánh Tuyết (tác giả luận văn). Trong bài viết
này, chúng tôi đã chứng minh Then Tày là loại hình nghệ thuật thơ ca dân
gian gắn liền với nghi lễ diễn xướng và đó là kết tinh của tâm hồn, tình cảm,
của khát vọng trong hiện thực muôn màu muôn vẻ của dân tộc Tày trên bước
đường phát triển lịch sử. Bài viết là những suy nghĩ bước đầu và là kết quả

của sự khảo sát thực tế về hát Then trên chính quê hương mình. Bài viết, do
đó, góp thêm tiếng nói vào luận văn để làm sáng tỏ hơn những giá trị nghệ
thuật của then Tày...........................................................................................12
2.4. Một số ý kiến bàn về nghiên cứu văn học trong văn hóa.........................12
Việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đang được giới nghiên cứu phê
bình quan tâm chú ý như là một vấn đề thời sự, vì đây là một khuynh hướng
nghiên cứu mở, cho phép mở rộng biên độ nghiên cứu. Liên quan tới vấn đề lí
thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi dựa vào các công
trình và quan điểm sau đây:.............................................................................12
Trong công trình Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa (NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 2014), tác giả Lê Nguyên Cẩn chỉ rõ : „Tính văn hóa (la
culturalité) của tác phẩm văn học là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác
phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp ngôn
từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách tiếp nhận, xử lý cuộc
sống của mỗi dân tộc hay một cộng đồng người nhất định. Nó không chỉ là
quan niệm về con người được thể hiện qua sự khéo léo của nghệ thuật ngôn từ
mà còn cả chuẩn mực ứng xử của cộng đồng, dân tộc trong một thời kì lịch sử
nhất định. Mỗi tác phẩm văn học nhất định đều mang trong nó tính văn hóa
đặc trưng của dân tộc, đất nước mà nơi đó tác phẩm được sinh ra. Không có
tác phẩm văn chương nào mà lại không mang trong nó chí ít một đặc trưng
văn hóa của dân tộc mình hoặc qua cách nói, cách diễn đạt hoặc qua cách xây
dưng, cách khái quát hình tượng...Tính văn hóa trong tác phẩm văn chương
cho phép hiểu rộng hơn giá trị của tác phẩm qua hệ thống hình tượng, hình
ảnh; tạo ra những suy tư liên hệ so sánh với các loại hình nghệ thuật khác
cũng như với các nền văn hóa khác“ [12/3]. Cũng trong công trình đó, tác giả
nhấn mạnh: „Tính văn hóa trong tác phẩm văn học, vì gắn liền với văn hóa


nên sẽ được xem xét ở các góc độ: văn hóa nhận thức tức thế giới quan; văn
hóa tổ chức tức nhân sinh quan và văn hóa ứng xử tức quan hệ nhân-thế. Có

thể hiểu ở góc độ chung nhất: văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tính
thần mà con người sáng tạo ra trong suốt trường kì lịch sử của đó để phục vụ
cho sự tồn tại và phát triển của con người. Tương tự, khi xét về văn học nói
chung và tác phẩm văn học nói riêng thì văn học hay tác phẩm văn học cũng
mang những giá trị văn hóa ấy. Mỗi tác phẩm văn chương đều là sản phẩm
của một nền văn hóa nhất định, gắn với nền văn hóa ấy. Nó bị qui định bởi
thế giới quan và nhân sinh quan đã sản sinh ra nền văn hóa ấy. Tính văn hóa
cũng thể hiện qua hình thức các mã và bao gồm trong nó tính chất các mã như
các khái quát của R.Barthes hay P.Guiraud, cho nên xem xét tính văn hóa của
tác phẩm văn chương thực chất có thể dựa vào các hệ thống mã này để phân
tích tìm hiểu. Việc nghiên cứu tính văn hóa trong tác phẩm văn học không thể
không tách rời thế giới quan và nhân sinh quan, cũng như việc tiếp cận tác
phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa, đều gắn với phạm vi văn hóa tinh thần nên
chúng tôi sẽ điểm qua một số lĩnh vực của văn hóa tinh thần và xem xét sự
khác biệt của triết học Đông –Tây để hiểu sự khác biệt Đông Tây trên bình
diện văn chương” [12/6]..................................................................................12
Trên bình diện quốc tế, xu hướng nghiên cứu văn học trong quan hệ với văn
hóa, có thể coi quan điểm của Bakhtin là tiêu biểu. Ông chỉ rõ:“Cần phải
nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai
cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của
văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại gia nhập hệ thống
chỉnh thể của văn hóa; và chỉ có hệ thống văn hóa mới quan hệ trực tiếp với
những lĩnh vực khác của đời sống xã hội...“ [dẫn lại từ 112/182]..................13
Nguyễn Bích Hà trong Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian
(NXB Đại học Sư phạm, 2014) đã đem đến nhiều kiến giải mới mẻ về phương
pháp luận nghiên cứu văn học dân gian từ một góc nhìn riêng của văn hóa,
trong đó có nhận định: “Văn học dân gian là một bộ phận trong chỉnh thể văn
hóa dân gian, lấy ngôn từ làm phương tiện chủ yếu để sáng tạo hình tượng
nghệ thuật và thể hiện quan niệm về nhiều mặt của nhân dân [22/19]. Các
quan điểm trên đây giúp chúng tôi có cái nhìn xa hơn về việc nghiên cứu

Then Tày, một loại hình thơ ca nghi lễ dựa trên các mô típ và biểu tượng văn
hóa cộng đồng dân tộc Tày. Việc nghiên cứu Then Tày từ góc nhìn văn hóa,
do đó, đáp ứng thực tiễn hoạt động nghiên cứu văn học hiện nay..................14
Then Tày là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa
dân tộc Tày ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng sự nghiên cứu về Then chưa
liên tục và hệ thống, chưa quan niệm đầy đủ về giá trị tinh thần của then. Mặc
dù một số công trình nghiên cứu có đề cập đến loại hình hát Then, nhưng chủ
yếu là sưu tầm và giới thiệu, và có nhiều ý kiến khái quát một vài phương
diện của Then, nhưng vẫn cần có những công trình nghiên cứu Then Tày từ


góc nhìn văn hóa một cách hệ thống và toàn diện, có phương pháp khoa học
để làm nổi rõ giá trị của loại hình nghệ thuật ca lễ đặc sắc này......................14
Tóm lại, với một loạt bài nghiên cứu về then được công bố trên các tạp chí,
cũng như qua hai đề tài luận văn luận án về then, đã cho thấy sức sống của
then, các giá trị nghệ thuật của then. Tất cả các ý kiến của các nhà nghiên cứu
đi trước sẽ được chúng tôi tiếp thu và xử lí trong khi thực hiện nhiệm vụ mà
đề tài luận văn đã đặt ra. Tuy nhiên, vì đề tài có liên quan tới vấn đề văn hóa
và nghiêng về hướng tiếp cận theo văn hóa, cho nên chúng tôi trình bày dưới
đây cơ sở lí luận liên ngành về văn hóa như là chỗ dựa về lí thuyết cho luận
văn của chúng tôi.............................................................................................15
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......15
3.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................15
Việc nghiên cứu Then Tày từ góc nhìn văn hóa hướng tới mục đích giải quyết
một vấn đề, đó là nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống,
theo phương pháp tiếp cận văn hóa học lịch sử về mảng Then Tày giải hạn
trong di sản Then Tày đang còn lưu giữ được cho đến nay............................15
3.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................15
Công trình của chúng tôi tập trung vào vấn đề Then Tày dưới hình thức văn
bản đã được sưu tầm và công bố, nhưng vì Then Tày có qui mô và khối lượng

lớn, nhiều chủ đề khác nhau cho nên chúng tôi chủ trương tập trung nghiên
cứu mảng Then Tày giải hạn, vì chủ đề Then giải hạn có tính bao trùm và
giao thoa với các chủ đề Then khác như Then cầu mùa, cầu thọ, cầu tài, cầu
lộc, cầu an. Những tài liệu này đã được tập hợp trong tập 12 của cuốn sách
Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, 2012, và cuốn Then Kỳ Yên Khai Xuân của Nguyễn Thiên Tứ, (Nxb Văn
hóa Thông tin). Đồng thời bên cạnh đó, chúng tôi còn tiến hành khảo sát thực
tế ở các địa phương khu vực miền núi phía Bắc có cư dân Tày như Hà Giang,
Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… nơi có truyền thống
hát Then...........................................................................................................15
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..................................................................16
Do khuôn khổ của luận văn cao học, công trình nghiên cứu của chúng tôi chỉ
tập trung vào mảng Then cầu an giải hạn của dân tộc Tày mà không đi sâu
nghiên cứu loại hình Then của các dân tộc khác như Then của dân tộc Nùng
và dân tộc Thái. Trong quá trình khảo sát, khi cần thiết chúng tôi sẽ tiến hành
so sánh Then Tày với loại hình nghệ thuật ca lễ của các dân tộc khác như
Mông, Nùng, Dao, Kinh…..............................................................................16
3.4. Nhiệm vụ của luận văn.............................................................................16
Luận văn của chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm Then Tày trong nền văn hóa
truyền thống của đồng bào Tày. Đồng thời chúng tôi cũng kiến giải về cơ sở,
nguyên nhân hình thành và phát triển của loại hình nghệ thuật dân gian này
trong lịch sử văn hóa của đồng bào Tày. Chúng tôi sẽ dựa trên những văn bản


nghệ thuật Then Tày đã xuất bản và những kết quả do chúng tôi trực tiếp sưu
tầm điền dã, tập trung vào chủ đề cầu an giải hạn từ đó phân tích và chỉ ra các
giá trị nghệ thuật về nội dung và hình thức của nó trong nền văn nghệ dân
gian, từng có sức sống lâu bền trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc
Tày, nhiệm vụ cụ thể sẽ được triển khai theo nội dung của từng chương luận
văn...................................................................................................................16

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................16
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ trương đặt Then Tày trong nền văn
hóa dân tộc Tày nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung để khảo sát. Đồng
thời phối hợp đồng bộ các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:..........16
4.1. Phương pháp lịch sử - văn hóa: Chúng tôi đặt Then Tày trong tiến trình
lịch sử văn hóa của dân tộc Tày và xem xét Then Tày như là một sản phẩm
nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc Tày......................................................16
4.2. Phương pháp hệ thống: Nhằm tập hợp các tác phẩm gần nhau về chủ đề
cầu an giải hạn trong ca lễ của loại hình nghệ thuật hát Then. Đó là những tác
phẩm thơ ca dân gian tiêu biểu thường xuyên được các thày Tạo, ông Then,
bà Then sử dụng trong ca lễ và được nhân dân lưu truyền, hưởng ứng và nuôi
dưỡng trong đời sống dân gian........................................................................16
4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Để nghiên cứu những biểu hiện của
loại hình thơ ca dân gian đặc biệt này, chúng tôi sẽ làm rõ đặc trưng kết cấu
của những câu thơ, bài ca, những hình thức tổ chức lời thơ, lời thoại của
truyện thơ, một số các biểu tượng dân gian liên quan tới nghi lễ giải hạn......17
4.4. Phương pháp liên ngành: Để làm rõ đặc trưng của lọa hình Then chúng
tôi đồng thời khảo sát hình thức hát và múa Then, quan hệ giữa lời ca, nhịp
điệu với các đạo cụ trong quá trình hành lễ. Qua đó cho thấy, từ văn bản tác
phẩm Then đến bài ca Then trong diễn xướng là một qui trình vận động biến
đổi, phát triển của văn bản nghệ thuật.............................................................17
Ngoài các văn bản đã được sưu tầm xuất bản, chúng tôi sẽ kết hợp vừa khảo
sát vừa tiến hành điền dã tìm hiểu thêm các văn bản Then khác và các sắc
màu văn hóa ở các địa phương miền núi có cộng đồng dân tộc Tày sinh sống.
.........................................................................................................................17
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.................................................................17
1. Đây là công trình đầu tiên nêu vấn đề nghiên cứu Then Tày dưới góc nhìn
văn hóa với cách tiếp cận riêng nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền
thống của của Then Tày từ nội dung và hình thức biểu hiện của Then...........17
2. Luận văn tiến hành đối chiếu văn bản Then Tày từ nguyên tác với bản dịch

và chỉ ra một số phương thức biểu hiện nghệ thuật của Then Tày từ ngôn từ
nghệ thuật và một số hình thức biểu hiện trong nguyên bản thơ ca dân gian
của đồng bào Tày............................................................................................17
3. Từ kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị về
việc bảo tồn và lưu giữ giá trị văn hóa của Then Tày như là một di sản văn


hóa mang đậm bản sắc dân tộc, góp thêm tiếng nói trong việc đề nghị
UNESCO công nhận Then nói chung và Then Tày nói riêng là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại..................................................................................17
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN...........................................................................17
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn của chúng tôi
được triển khai thành 3 chương như sau:........................................................17
Chương 1. Khái quát về văn hóa dân gian Tày và Then Tày..........................17
Chương 2. Thế giới hiện thực muôn màu trong Then Tày..............................17
Chương 3. Một số phương thức biểu hiện của Then Tày................................17
Chương 1.........................................................................................................18
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DÂN GIAN TÀY VÀ THEN TÀY................18
Dựa trên các quan niệm về văn hóa đã tổng thuật, kết hợp với thực tiễn khảo
sát điền dã về truyền thống văn hóa Tày, chúng tôi đi đến khái niệm văn hóa
dân gian Tày như sau: Văn hóa dân gian Tày là một nền văn hóa có truyền
thống lâu đời trong lịch sử được kết tinh bởi những giá trị vật chất và tinh
thần của cộng đồng dân tộc Tày trong mối quan hệ gắn bó với thiên nhiên, xã
hội, phong tục tập quán, hình thành trong quá trình lịch sử cư trú, đấu tranh
sinh tồn, lao động sản xuất và sáng tạo mang tính đặc thù dân tộc, là một phần
tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam.Văn hóa dân gian Tày là một nền văn
hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn phong cách của dân tộc Tày và cũng là một di
sản quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa đa sắc tộc của Việt Nam. Trong
di sản văn hóa đó, Then Tày là một bộ phận quan trọng mà chúng tôi sẽ trình
bày sau đây......................................................................................................35

Tác giả Nông Văn Hoàn trong bài Bước đầu nghiên cứu về Then Việt bắc in
trong tập Mấy vấn đề về then Việt Bắc, cho biết: "Then là Tiên (được gọi là
sliên) là người của trời. Họ là người giữ mối liên hệ giữa người trần gian với
Ngọc Hoàng và Long Vương. Khi họ làm then là họ đại diện cho người của
trời giúp cho người trần gian cầu mong được sự tốt lành, được tai qua nạn
khỏi v.v... tức là then chỉ làm điều thiện cứu giúp người trần gian"[61/14].. .36
Theo nhà nghiên cứu Lục Văn Pảo người viết mục từ Then trong Từ điển Văn
học bộ mới, thì :"Then là một trong những hình thức cúng bái của dân tộc Tày
ở Việt Nam, then giống Pụt ở nhiều mặt: loại sinh hoạt Tày, cúng quỉ trừ tà
chữa bệnh cho người ốm, cầu phúc như kỳ yên; người hành nghề cũng phải
được sắc phong cấp bằng.... Chính vì thế mà xưa nay giới nghiên cứu thường
ghép chung Pụt Then vào làm một. Thực ra hai loại này có những chỗ giống
nhau nhưng cũng có những chỗ khác biệt đáng kể, bởi thế mới có tên khác
nhau." [141/1657]. Cách hiểu này cho thấy Then là một loại hình sinh hoạt
văn hoá tâm linh của dân tộc Tày. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên lại phân
biệt cụ thể hơn: "Pụt đầu tiên là của người Nùng được người Tày tiếp thu và
chuyển hoá thành Pụt của người Tày." [138/58]. Chữ “Pụt” là cách đọc biến
âm của chữ “Phật” mà ra. Chữ Pụt này cũng như chữ Phật của người Kinh và


có thể đều bắt nguồn từ chữ Budda mà trong tiếng Việt thường gọi là Bụt mà
xét từ góc độ này thì Then hay là Pụt đều trực tiếp hoặc là gián tiếp liên quan
đến Phật giáo, liên quan đến Phật tính vị tha của Phật giáo, nói rộng ra Then
và Pụt đều là đấng linh thiêng.........................................................................36
Tác giả Nguyễn Thị Yên trong chuyên luận Then Tày đề xuất "Xem xét khái
niệm Then, Pụt dựa trên ba thành tố chính: Nghệ nhân, nghi lễ và hình thức
nghệ thuật mà nghệ nhân sử dụng để thực hành nghi lễ…Then chịu ảnh
hưởng nhiều các yếu tố dân gian người Kinh còn Pụt chịu ảnh hưởng nhiều
các yếu tố dân gian vùng Nam Choang, lời hát then pha trộn nhiều tiếng kinh
và âm Hán Việt trong khi lời Pụt nhiều chất bản địa hơn" [138/58]. Nhận định

này dựa trên sự giao lưu văn hóa trong quá khứ lịch sử..................................37
Nhà nghiên cứu Triều Ân cho biết trong chữ Nôm Tày có tới mười cách viết
và biểu hiện khác nhau về “Then”, “Pụt”. Một nhận xét quan trọng của nhà
nghiên cứu này trong cách viết các chữ Then, Pụt thì có 6 chữ Thiên để biểu
thị Then hàm ý biểu nghĩa Trời và 7 chữ “nhân” đi kèm theo chữ Thiên (天),
tạo ra ý niệm người nhà trời, ngụ ý là các bậc thần linh. Như vậy khái niệm
Then có gắn liền với quan niệm về Thiên đây là cách đọc biến âm của chữ
Thiên (天)........................................................................................................37
Nhà nghiên cứu Trịnh Khắc Mạnh trong lời nói đầu tập 11 bộ Tổng tập truyện
thơ Nôm của các dân tộc thiểu số Việt Nam- Then Tày khẳng định: "Then là
những khúc hát là hình thức biểu diễn tổng hợp văn học nghệ thuật dân gian
của người Tày phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử và tồn tại cho đến ngày
nay...Then phản ánh hiện thực xã hội ở các giai đoạn lịch sử, phản ánh thế
giới tâm linh của cộng đồng, đồng thời còn phản ánh rõ giá trị văn hoá đặc
sắc của người Tày, tiêu biểu là nghệ thuật biểu diễn cùng với môi trường diễn
xướng mang đậm màu sắc dân gian thông qua các thể loại độc tấu, song tấu,
hoà tấu, hỗn tấu... cùng cây đàn tính"[5/6]......................................................37
Trong bài viết: Then – cái nhìn từ văn nghệ dân gian đăng trên Tạp chí Nguồn
sáng dân gian của tác giả Hoàng Nam cho hay: “Then là thuật ngữ của tiếng
Tày, Nùng, Thái ở nước ta và của người Choang ở Trung Quốc” [63/3]. Từ
các nguồn tài liệu khác nhau, tác giả cho biết Then còn được giải thích bằng
nhiều cách: Then là Sliên (Tiên) con trời; Then là con người được trời đầu
thai là con trời. Hát Then là thực hiện những bài hát về nghi lễ linh thiêng để
giúp người dân. Là một loại hình thơ ca dân gian đặc biệt dùng trong nghi lễ
tín ngưỡng, trước khi thành lời ca tiếng hát, Then trước hết cũng là một tác
phẩm thơ ca. Then Tày là hệ thống tổng hợp các bài Then của đồng bào Tày
nói chung mà các bài then này tự thân đã là các tác phẩm văn học. Để dễ dàng
nắm bắt tính chất của then, chúng tôi dựa vào chủ đề, nội dung của các bài
Then và trên cơ sở tổng hợp tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước
kết hợp với thực tế khảo sát điền dã, chúng tôi chia Then thành 6 loại (Xem

phần phụ lục) như sau:....................................................................................37


a.Then kỳ yên giải hạn hay Then cầu an giải hạn: Cảm hứng trong các bài
Then là cầu mong sự bình an, hạnh phúc, trường thọ, giải thoát vận hạn, tai
ương cho con người;........................................................................................38
b. Then bói toán: tìm hiểu những bí ẩn liên quan đến bệnh tật, tai nạn, tình
duyên;..............................................................................................................38
c. Then tống tiễn, hay Then slống viác then tiễn hoa héo: được sử dụng như là
hình thức đưa tiễn những trẻ yểu mệnh, hay các tảo sa, tảo lạc;.....................38
d. Then cầu mùa, cầu đảo diệt trùng, mang ý nghĩa mong mưa thuận gió hoà,
mùa màng tươi tốt ít sâu bệnh;........................................................................38
e. Then chúc tụng, ca ngợi: được sử dụng khi gặp vận may hay gắn với những
thời điểm vui vẻ khi gia đình có niềm vui lớn;...............................................38
f. Then trung lễ, đại lễ hay là then khao mạ, lẩu then: có đặc trưng gắn với
nghi thức liên quan đến việc hành nghề của Then .........................................38
Việc phân chia Then thành sáu loại trên đây xuất phát từ thực tiễn cuộc sống.
Con người hàng ngày phải đối mặt với nhiều nghịch cảnh như thiên tai, địch
họa, bệnh tật, mất mùa, vui, buồn..., dưới hình thức một hiện thực muôn màu
muôn vẻ, theo đó niềm vui cần được nhân lên, nỗi buồn cần được xoa dịu hay
an ủi. Vì thế, cần có những diệu pháp tinh thần kịp thời để con người vượt
qua trở ngại có niềm tin đi tới tương lai, dẫn tới sự ra đời của các loại Then
khác nhau. Tuy nhiên, ranh giới các loại Then Tày là tương đối, bởi các sự vật
và hiện tượng trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ hòa trộn lẫn nhau, các chủ
đề nổi lên trong cuộc sống đời thường cũng có sự giao thoa chồng chéo lẫn
nhau: Cầu an đi kèm với giải hạn; chúc tụng ngợi ca đi với lẩu then; bói toán
gắn với với Then tống tiễn...Then Tày là một bộ phận quan trọng của nền văn
nghệ dân gian Tày...........................................................................................38
Như vậy, mặc dù các quan niệm trên đây có những điểm chưa hoàn toàn
thống nhất, nhưng chúng ta thấy các nhà nghiên cứu đều coi: Then là những

bài ca dân gian gắn liền với đời sống tâm linh hình thành và phát triển trong
sinh hoạt dân gian, xuất phát từ những nhu cầu, khát vọng của con người
muốn giải thoát mọi tai ương, nhờ thế giới linh thiêng trợ giúp được sống
bình yên, hạnh phúc, ấm no. Then như vậy sẽ gắn với nghi lễ diễn xướng dân
gian và tồn tại trong không gian diễn xướng này............................................39
2.2.Then Tày trong nền văn nghệ dân gian Tày..............................................39
Then là văn bản những bài ca dân gian được dùng trong ca lễ với nhiều chủ
đề khác nhau gắn với đời sống tâm linh. Chủ đề cầu an giải hạn là cảm hứng
chủ đạo, đó là một phần trong chỉnh thể hữu cơ của Then Tày nói chung.
Hình thức diễn xướng này gắn với âm nhạc, vũ đạo, ngoài nghi lễ còn bao
gồm các hiện tượng văn hoá khác nhau biến không gian biểu diễn vốn quen
thuộc thành không gian thiêng liêng. Vì thế Then ngoài tính chất là một loại
hình nghệ thuật ngôn từ thể hiện qua các văn bản và lời hát thì còn là một loại
hình nghệ thuật mang tính nguyên hợp, tức là kết hợp giữa hát- múa, giữa âm


nhạc và vũ điệu, giữa nhịp của lời thơ, lời văn, giữa nhịp của ngôn từ với nhịp
của động tác. Cách biểu diễn vừa mang tính xã hội vừa mang tính tôn giáo.
Theo Nguyễn Thị Yên, Then có 4 hình thức diễn xướng: Một là diễn xướng
Then chúc tụng hay còn gọi là Then chúc phúc; hai là diễn xướng Then bói
mà quan trọng nhất là “Then Hỉn én du xuân”, một trò chơi giải trí dưới sự
chủ trì của thầy Then dự đoán số phận và tình duyên, gắn với không khí của
ngày tết, và ngày lễ; thứ ba là diễn xướng Then đi hành nghề: theo yêu cầu
của từng gia đình; thứ tư là diễn xướng hội then (Lẩu Then) gắn với các nghi
lễ cấp sắc hay nghi lễ tiễn thầy Then về trời...................................................39
Về sự tích cây đàn tính, truyền thuyết của người Tày cho biết cây đàn tính
được con gái của Pụt luông làm ra. Con gái Pụt luông dạy cho người Tày các
điệu lượn và cách gảy đàn tính. Truyền thuyết này thiêng liêng hóa cây đàn
đồng thời cho thấy âm nhạc đàn tính gần gũi với âm nhạc Phật giáo. Bên cạnh
đó là câu chuyện về chàng Xiên Câm, người đã nuôi tằm bằng cây dâu mà

anh ta lấy được trên trời đem về nuôi tằm lấy sợi, rồi từ những sợi tơ tằm anh
tạo ra sợi dây đàn. Xiên Câm trồng bầu để lấy quả bầu làm thành bầu đàn còn
cán đàn, sừng đàn được làm từ những cây quý, những loại cây có hương thơm
như cây khảo hương hay cây lý, cây dâu... Đó là những loại cây nở hoa bốn
mùa và có mùi hương thơm kỳ lạ. Các truyền thuyết đó cho thấy vẻ đẹp văn
hóa của cây đàn tính. Dây đàn tính truyền thống thường dùng tơ tằm làm sợi
dây đàn cũng cho thấy người Tày đã thành công trong việc nuôi tằm lấy sợi
để dệt vải hay để làm các vật dụng khác. Sợi dây đàn bằng tơ tằm được các
nghệ nhân chuốt đi chuốt lại bằng sáp ong hoặc nhựa củ nâu để tạo ra độ bền
và âm thanh đồng điệu. Có hai loại đàn tính: đàn hai dây và loại đàn ba dây.
Mỗi loại có những hợp âm nhất định tạo ra âm thanh ấm áp, hơi trầm phù hợp
với âm điệu của lời then, với không gian diễn xướng. Cây đàn tính trở thành
loại nhạc cụ mang đậm bản chất dân tộc Tày. Cây đàn tính cho dù hai dây hay
ba dây thì cũng nằm trong bộ nhạc cụ bằng dây rất tiêu biểu của văn hoá Việt
Nam.................................................................................................................42
Như đã trình bày ở chương một, lời Then phản ánh một thế giới hiện thực đa
dạng, muôn màu muôn sắc, kể cả Then cầu an giải hạn. Vấn đề cầu an giải
hạn là chủ đề lớn nhất trong Then Tày bởi vì giữa cầu an và giải hạn có mối
quan hệ nhân quả, thống nhất với nhau. Nói đến tai ương và ước muốn giải
thoát của con người là nói đến trạng thái nhân sinh thường trực của đời người,
trong đó có không ít trở ngại nằm ngoài hiểu biết của con người, cần có
những diệu pháp tinh thần thích ứng để con người gửi gắm niềm tin và hy
vọng.................................................................................................................46
1. Quan niệm về vận hạn của người Tày trong Then......................................46
Trước hết, tính chất cầu yên giải hạn có mặt trong cả 6 loại Then. Số lượng
các bài Then gắn liền với chủ đề cầu an giải hạn phụ thuộc vào các nghi lễ
then. Cụ thể ít nhất là ba bài nhiều nhất nhất là 36 bài, bình quân từ 10 cho


đến 23 bài. Số lượng như vậy cho thấy việc cầu an giải hạn là một đặc trưng

trong đời sống tinh thần của người Tày, đó chính là quan niệm về con người.
.........................................................................................................................46
Người Kinh quan niệm:"Người ta là hoa của đất" thì người Tày cũng coi con
người là sản phẩm của Mẹ Bjoóc- Mẹ hoa tạo ra: "Nhờ then lên bắc cầu thiên
nhan/ Nhờ then lên cầu nam cầu nữ/ Cầu nữ được ngọc nữ dương gian/ Hôm
nay được giải xung giải khắc/ Giải đông tây nam bắc đủ khoa/ Lên xin nụ với
cô, xin hoa với mẹ/ Nụ được xuống dương gian bình an/ Hoa mẹ xuống
dương gian được trụ" (Sưu tầm của tác giả luận văn). Theo đó, con người là
sản phẩm của thần linh, là kết tinh của trời đất. Con người được hiểu như là
một vẻ đẹp tinh khiết nhưng đồng thời cũng là một sinh linh bé bỏng mỏng
manh. Vì thế, việc cầu yên giải hạn là đương nhiên; chẳng hạn, đối với việc
cầu con thì không chỉ đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn mà còn là khát
vọng chung. Vì thế, việc cầu con và giải hạn cho con trở thành những hình
thức nghi lễ quan trọng đối với người Tày. Đối với người Tày trẻ con dưới 12
tuổi thì chưa phải là người vì thế trong giai đoạn trẻ từ 1 đến 12 tuổi người ta
phải làm lễ giải hạn nhiều lần. Số nghi lễ giải hạn dành cho trẻ con là rất
nhiều. Nếu ở người Kinh các nghi lễ gắn với trẻ con thường là lễ chẵn tháng,
chẵn năm, lễ thôi nôi, lễ mừng thọ... thì ở người Tày các nghi lễ gắn với con
người, gắn với trẻ em bắt đầu từ thời mang thai của người mẹ. Cụ thể là lễ bắc
cầu xin hoa để xin Mẻ Bjoóc ban tặng cho mình theo đó hoa vàng là con trai,
hoa bạc là con gái, tiếp đó là lễ an va, mục đích là cầu an cầu phúc được tổ
chức khi người mẹ mang thai tháng thứ ba đến tháng thứ tám nhằm báo tin
mừng cho Mẻ Bjoóc và cầu xin mẹ tiếp tục phù hộ. Một lễ nữa cũng rất quan
trọng vào tháng thứ bẩy là lễ giải khoăn bắc báng tức là giải thiên la địa võng
được tiến hành khi thai nhi bị sa vào lưới trời, lưới đất. Lễ giải hạn này nhằm
giúp cho việc sinh nở thuận lợi. Sau khi, sinh được ba ngày thì người Tày lập
bàn thờ Mẻ Bjoóc mục đích báo tin và tạ ơn đồng thời cầu xin bà phù hộ cho
đứa trẻ khoẻ mạnh...........................................................................................46
Người Tày rất quan tâm tới vận hạn của con người, phổ biến trong dân gian
dưới các hình thức như gặp hạn, rơi vào hạn hay thoát hạn mà những cái đó

thường được tổng kết lại dưới hình thức các câu tục ngữ hoặc thành ngữ
chẳng hạn trong văn hoá người Kinh có câu." Bốn chín chưa qua, 53 đã tới.";
bảy mươi ba khiêng ra rú (rừng)”, hay các chu kỳ liên quan đến nhịp sinh học
của con người mà cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn hoặc gắn với các linh
tính, linh cảm để từ đó người ta thường an ủi nhau một cách đơn giản là "của
đi thay người". Tất cả những ám ảnh như vậy được gọi chung là hạn, điều đó
có nghĩa: hạn (hay vận hạn) là một cái gì đó được con người nhìn nhận và
thừa nhận và được con người cảnh giác đề phòng bằng cách cầu khẩn, để từ
đó nghi lễ cầu yên giải hạn ra đời, mà nghi lễ này nói chung cộng đồng các
dân tộc đều có. Người Tày quan niệm cuộc đời con người như một cái cây


mệnh số, một bồ gạo, bồ thóc mệnh số... Từ đó ta có thể hiểu hạn là những rủi
ro những cản trở, những bất trắc. Cách nói năm xung tháng hạn đặc biệt gắn
với những thời kỳ với các tuổi như 49, 61, 73, 85 hay 48, 60, 72, 84 tuỳ theo
cách tính của mỗi thầy Then. Người Kinh và người Tày đều rất quan tâm đến
con số 49, con số này đánh dấu sự phân kỳ trong cuộc đời con người và cũng
vì thế lấy 49 cộng với 12 thì ta sẽ có các con số biểu thị tính quy luật tạo
thành chu kỳ hạn với con người. Cứ như thế nếu tính lấy mốc một tuổi thì cứ
cộng với 12 thì ta sẽ có chu kỳ như vậy (hay còn gọi là chu kỳ chuyển giáp
tính theo lịch Can, Chi). Cách tính tuổi hay cách tính vận hạn như vậy đều
gắn liền với văn hoá nông nghiệp tức là gắn với cách tính thời lịch theo mặt
trăng và được diễn giải dưới hình thức những câu thơ thể hiện trong các lời
của văn bản then..............................................................................................47
Con người sống trong tự nhiên, chịu ảnh hưởng của tự nhiên và tất yếu, thiên
nhiên tác động vào con người cũng theo chu kỳ gắn liền với tuổi tác nghĩa là
gắn liến với tiềm năng sức khoẻ của con người. Từ đấy, mỗi độ tuổi đều có
hạn riêng và việc giải hạn là cần thiết. Giải hạn là một hoạt động nằm trong
sinh hoạt văn hoá tâm linh của các tộc người, với người Tày thể hiện qua
Then trong nghi lễ giải hạn, lời văn tạo ra một hình thức đối thoại, cầu nguyện

cho cuộc sống yên bình. Ví dụ, trong “Cống sứ tìm hồn trẻ trốn bên Hác”có
đoạn:“Vượt ba trăm con đường tụ/ Chín trăm con đường chụm/ Ba mươi hai
đường gặp/ Chúa đến bến thuyền ngang/ Then đến đường nước sứ/ Thiên hạ
cùng mọi xứ cống khoa/ Tứ hải đại quốc gia mọi chốn/ Ba năm cho một ngày
cống vương/ Nước Tần Hán Tề Lương Giao chỉ/ Lỗ Yên Ngô, nước Ngụy
nước Chu/ Tống Sở Việt Hung Nô Lưu Triệu/ Mười hai đường cấp yếu hành
thông(…)/.Lệnh thân tại An Nam tiểu quốc/ Tại hộ mỗ tử tức bất an/ Nội giản
điệp ký viên kỷ định/ Hữu kim ngân thế mệnh sinh nhân/ Phục vọng đức
hoàng thiên chuẩn xá/ Niên niên thường lễ tạ đáo cung/ Bất khống lệ hoàng
tông phụ mẫu… Kim niên hữu lễ lược tiến lai/ Dẫn nạp đủ cố chay ngân khố/
Mèo vàng bạc đủ số nạp chung/ Thế hộ mỗ chính thân dương thế/ Thượng vị
ngự ngài vàng phán ngay/ Phó hạ cho dương đông thuộc tính/ Công lòng
thành lễ tiến quốc gia/ Phó cho chữ vinh hoa phú đức/ Phong cho chữ phú túc
khang ninh/ Phó cho chữ trường sinh phúc thọ/ cho mang về bản thổ quê
hương…” [5/218]. Lời văn mang tính kể lể hành trình đi cống sứ và các lễ vật
để đem cống nạp và cầu nguyện tìm hồn của của những người mải vui ở nơi
khác bị lạc quên mất đường về dẫn tới bị ốm đau, bệnh tật… và đồng thời
cũng cầu nguyện cho gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an, và qua việc
cống sứ với bách thức thơm ngon; của ngon vật lạ, vàng bạc kim ngân để thế
mạng cho người lạc mất hồn và cầu xin Ngọc Hoàng ban phát cho gia chủ
vinh hoa phú đức, trường sinh phúc thọ và phong cho cuộc sống luôn phú túc
khang ninh.......................................................................................................48


Việc giải hạn còn liên quan tới quan niệm về hồn vía ở trong con người.
Người Tày cũng có quan niệm ba hồn chín vía đối với nữ và ba hồn bẩy vía
đối với nam như quan niệm của người Kinh, ba hồn ở đây là tinh, khí, thần
mà theo đó khi khí còn thì tinh xuất tạo nên thần sắc của con người còn khi
khí kiệt thì tinh mất, thần mất và dẫn tới cái chết; hay là hồn đầu, hồn chân
tay, hồn bụng trong quan niệm của người Tày mà các hồn này cũng tồn tại

như những thực thể độc lập có thể rời cơ thể mà đi chu du đây đó, mải chơi
không chịu về, và khi hồn vía rời xác đi chu du thì người thường mệt mỏi, ăn
không ngon, ngủ không yên và ốm yếu, mức độ tùy thuộc vào số hồn vía
(khoăn) bỏ đi nhiều hay ít. Đây là hiện tượng mất vía, mất hồn thường gặp đối
với trẻ nhỏ, người già, người ốm yếu, phụ nữ có thai. Vía ở đây không phải
cái gì huyền bí mà chính là các bộ phận trên cơ thể, đó là các khiếu gồm: hai
lỗ tai, hai lỗ mũi, hai con mắt, một cái miệng (tạo thành 7) và thêm hai nhũ
hoa ở con gái (tạo thành 9). Như vậy, vía gắn liền với các cơ quan với các
chức năng cụ thể đó là thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác. Việc hồn hay
vía đi ra khỏi cơ thể do nhiều tác động khác nhau có thể hồn bị phi lòi (ma
thiên lôi) bắt khi đi vào rừng hay bị phi mật (ma nước) bắt khi đi ra sông suối,
hoặc có thể hồn vui bạn vui bè chạy lang thang đi chơi như lời then miêu tả:
“… Mười hai đình Long Quân vui thú/ Những nam thanh nữ tú vui đùa/ Một
đình thì ngâm thơ đọc truyện/ Một đình thì tiêu khiển đàn ca/ Đình này học
chữ và thơ phú/ Đình này là nam nữ hẹn nhau/ Đình này là trai trẻ đánh cờ/
Đình này là lượn vui hát hội/ Đình này là đàn nhạc đàn loan…Hồn cứ thế lạc
về đình chơi/ vui với đàn với nhị quê nhà/ không còn nhớ dương gian nhà
cửa....”[6/195]. Cũng như người Kinh luôn tin rằng con người có số phận,
người Tày cho rằng những cặp vợ chồng không có con hoặc hữu sinh vô
dưỡng là do số mệnh rơi vào cung cô rần, cô sáu (nghĩa là cô độc) hay cung
tiệt tự (không có con) hoặc cung slam phạ đeng (Tam thiên hồng), chất phạ
đeng (Thất thiên hồng)… nói chung những cặp vợ chồng rơi vào những cung
số này là hiếm muộn con cái vì thế phải làm lễ giải hạn bắc cầu xin hoa để Mẻ
Bjoóc ban hoa. Mẻ Bjoóc là người trông coi việc sinh sản, ban phát sự sống
cho con người, phân hoa, phân nụ xuống trần gian. Mẹ phân hoa vàng thì
được con trai, phân hoa bạc thì được con gái. Hoa mẹ phân, bông to bông đẹp
thì đứa trẻ khỏe mạnh, bông nhỏ, bông héo thì trẻ sinh ra sẽ ốm yếu. Người
phụ nữ lần đầu tiên mang thai hay lấy chồng gặp tuổi hạn hoặc có xung khắc
nhỏ, những cặp vợ chồng lấy nhau đã lâu mà không có con, có sinh những
không có dưỡng tức đẻ non hoặc đẻ ra chết không nuôi được hay con trẻ khi

mới sinh đến 3 tuổi thì phải làm Then giải hạn cầu xin Mẻ Bjoóc ban hoa, ban
phúc cho mình: “Chắp tay xin nụ với Thánh/ Chụm tay xin hoa với mẹ/ Tích
Đế mẹ phân về/ Tích ca liền đưa lại/ Thánh Mẫu trao hai bông vàng bạc…”.
Mẹ là người ban hoa ban nụ, là người coi sóc con trẻ, mẹ là tối cao Hoa
Vương Thánh Mẫu: “Chắp tay lạy các mẹ trên cung/ Mẹ phân hoa thành


chùm/ Mẹ phân hoa từng bông/ Mẹ trông tã trông địu/ Mẹ trông chăn trông
áo/ Cửu thiên vệ phòng Hoa Vương Thánh Mẫu”. Các cặp vợ chồng muốn có
con đàn cháu đống, con cái khỏe mạnh như sóc như nhím người ta phải làm
Then nhờ các ông, bà Then lên mường trời gặp Thánh Mẫu xin mẹ ban hoa,
ban nụ. Đó là nguyên nhân ra đời của lễ an va (lễ cầu an, cầu phúc). Lễ này
được làm khi con dâu có thai đến tháng thứ ba và tháng thứ tám để báo mừng
tin cho Mẻ Bjoóc, cảm tạ Mẻ Bjoóc, cầu xin mẹ ban phúc lành và may mắn
cho con dâu. Lễ giải khoăn bắc báng (Giải thiên la địa võng) làm lễ này để
việc sinh nở được thuận lợi. Lễ báo Mẻ Bjoóc là lễ lập bàn thờ Mẻ Bjoóc
được thực hiện khi đứa trẻ được sinh ra ba ngày với mục đích tạ ơn Mẻ Bjoóc
và cầu xin bà trông nom phù hộ cho đứa trẻ khỏe mạnh: “Cầu xin mẹ trọn tình
thương/ Phù trì cho cháu lớn khôn khôn từng giờ/ Tỏa rợp như cây đa bóng
mát/ Cao nhanh như cây trám ngút trời xanh/ Ngày ăn ngon đêm ngủ yên
lành/ Bữa cơm bữa nước đòi ăn suốt ngày/ Ăn như con thon trong rừng/ Ngủ
như con nhím lim rim đắm chìm/ Ngày lớn đến vài phân đến vài tấc/ lớn ngay
trong khoảnh khắc năm canh/ Bệnh hoạn không lui tới tìm/ Tim gan không
thắt không chìm kêu ran/ Lòng dạ thông minh sáng như hoa/ lớn khôn tuấn
kiệt tài ba…”[6/197]........................................................................................49
Khi bố mẹ đã đến tuổi 49, 61, 73, 85… tức là những tuổi hạn, tuổi chuyển
giáp, người Tày gọi là năm xung tháng hạn, hay xảy ra rủi ro, hoạn nạn ốm
đau, vì thế các con cháu chắt thường tổ chức lễ giải hạn cầu yên nối số cầu
chúc cho ông bà, cha mẹ luôn được mạnh khỏe bình an thượng thọ vô cương.
Muốn vậy thì các con phải nhờ ông, bà Then làm lễ đó là Bù thóc, gạo vào bồ

cho mệnh số (Pủ lường) bồ thóc, bồ gạo (dảo khảu). Thóc gạo là để nuôi sống
con người khi con người sống lâu thì thì thóc gạo để nuôi họ cũng bị hao hụt,
bồ thóc sẽ bị vơi đi, cây mệnh già cỗi và cũng héo dần. Vì thế, con cháu phải
làm lễ để bù thêm thóc gạo vào bồ để bồ thóc lúc nào cũng đầy với ý nghĩa là
bù thêm gạo để người già, bố mẹ ông bà có đầy đủ lương thực ăn trường thọ:
“Chia thóc về bù thêm mệnh số/… Thóc đầy bồ số mệnh cao cường/ Thóc cũ
mới trường sinh bất tận…” hay “Bù vựa thóc tràn đầy/ Nối cho mệnh số
trường thọ thêm tăng/ Vần thóc lên người gồng người gánh/ Người trèo lên
trèo xuống như nêm/ Thóc mệnh số được nâng lên bao lần/ Ngọn đầy ắp chất
lên như núi/ Bù qua rồi bù lại đã tràn/ Thóc này sẽ đầy ngàn năm/ Mệnh số
càng trường xuân vạn đại/ Sống trăm năm sống mãi vô cương.” [6/117].
Trồng cây mệnh số: Đây là một quan niệm có tính chất biểu tượng rất quan
trọng trong tư duy về con người và cuộc đời, theo đó mỗi sinh thể trên mặt đất
kể cả cây cỏ lẫn con người và động vật nói chung đều có số mệnh, đều có tuổi
thọ nghĩa là không thoát ra khỏi vòng sinh tử theo chu kỳ biến dịch của tự
nhiên. Đồng thời, số mệnh của con người cũng được biểu trưng bằng những
vật thể khác thuộc thế giới khác mà ở đây, cái cây là biểu tượng cho số mệnh
con người. Vì cây là số mệnh con người cho nên việc trồng cây số mệnh phải


trở thành một nghĩa vụ và việc bảo vệ cây số mệnh là trách nhiệm bắt buộc
đối với mỗi con người. Từ đây chúng ta sẽ thấy văn hoá giữ rừng của các tộc
người miền núi, gắn với tục thờ những khu rừng thiêng tại đó không ai được
chặt cây lấy củi. Nếu so sánh với dân tộc Khơ Me thì ta thấy người Khơ Me
trong cuộc đời của họ thường rất hay trồng loại cây thốt nốt mặc dầu cây thốt
nốt từ khi trồng đến khi có quả phải mất thời gian ít nhất là 25 năm nhưng
người Khơ Me vẫn trồng là vì họ muốn để phúc lộc lại cho cho con cháu. Còn
đối với người Tày việc trồng cây số mệnh hay bảo vệ cây số mệnh là trách
nhiệm của con cháu đối với các bậc sinh thành. Các cây trồng với tư cách là
biểu tượng cây số mệnh thường là những cây ngắn ngày và có ứng dụng thực

tiễn chẳng hạn như cây chuối, cây tre. Cây phải luôn được chăm sóc vun
trống tốt tươi, đơm hoa, kết trái thì con người mới được trường thọ sống lâu
cây mệnh số đó là cây chuối, cây tre hoặc cây sậy (mạy ỏ). Biểu trưng thứ ba
đó là bắc cầu mệnh số: Cây cầu phải luôn vững chắc, phải luôn được sửa chữa
thì mới lưu thông được cũng như con người không có bệnh tật thì cơ thể mới
khỏe mạnh. Và biểu trưng nữa đó là con trâu, con gà mệnh số: Trâu, gà phải
khỏe mạnh không rơi rụng, không bị bệnh tật, mất mát thì mới phục vụ đắc
lực cho con người được, vì thế giải hạn cho bố mẹ đồng nghĩa với việc nối
thêm số cho bố mẹ (tục nối số) mà số ở đây ngoài nghĩa là số mệnh còn có
nghĩa là gia tăng số tuổi, cũng đồng nghĩa với hành động thường xuyên bổ
sung bồ gạo pủ lường, biểu tượng đầu tiên của việc giải hạn. Điều này, ngày
nay vẫn còn được vận dụng khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc Tày, cho
thấy vẻ đẹp nghĩa tình thể hiện qua tình yêu cha mẹ của con cái cháu chắt dâu
rể, đây cũng chính là đạo hiếu sâu rễ bền cội của một nền văn hóa. Đặc biệt
hình thức nối số cho bố mẹ là phong tục đẹp được người Tày trường kì lưu
giữ, thể hiện tình yêu cuộc sống mang giá trị nhân văn sâu sắc......................50
Giải hạn trở thành một nhu cầu tinh thần cho nên người ta tiến hành giải hạn
không phải chỉ khi gặp hạn mà khi gia sự bình yên, làm ăn phát đạt, gia đình
con cái trên dưới trong ngoài yên ổn thì việc giải hạn vẫn được tiến hành,
không chỉ là một hình thức sinh hoạt vui vẻ mà dường như còn là một hình
thức giao lưu kết bạn giữa con người với các thế lực siêu nhiên. Ví dụ: “…
Chúc gia chủ bách tuế kỳ ri/ Sống lâu trường thọ tự như hải hà/ Thọ vô vượng
toàn gia hoan hỷ/ Vững như núi thọ tỷ Nam Sơn/ Như cây đa nhiều cội nhiều
cành/ Phong ba dầu dãi vững vàng không lay/Như cây si rễ bắt xuyên sâu/
Xuyên qua vahc núi cao muôn trượng…” hay “… Sống cho đến kỳ ri bách
tuế/ Vững như thành thọ tỷ Nam Sơn/ Như bóng đa chín chục cành/ Phong
sương không quản, cuồng phong vững vàng/Như cây si bám xuyên vách đá/
Như mai trúc trăm dóng vươn dài/ Như tùng bách trong tuyết rơi/ dầm sương
dầu dãi còn cây xanh rì/ Ra đồng gặp nắng mưa không quên/ Lên nương rẫy
chân cững đá mềm/ Lủi như con quốc ngoài đồng/ sải cánh như con trĩ rừng

sơn xuyên/ Gối không chồn chân không mỏi…”[6/182]................................52


Xuất phát từ quan niệm đó, giải hạn trở thành một đòi hỏi chính đáng của con
người nhu cầu này quy định sự ra đời của Then Tày giải hạn. Như vậy xét về
bản chất then giải hạn là một loại hình nghệ thuật có tính văn hoá cao bởi vì
nó là sản phẩm của con người nó được sinh ra bởi con người và nó phục vụ
cho con người, mặc dầu trong những lời cầu khấn thì có thể mở rộng ra xin
giải hạn cho cả gia cầm, gia súc cho vật nuôi nói chung cho mùa màng cho
nhà cửa. Tục giải hạn của người Tày bao hàm cả vật nuôi cây trồng nữa. Có
thể thấy điều này qua lễ cúng tắm lá lúa (Toọc pổn dào bâư khẩu) với những
ước mong rất chân thành: “Hồn lúa ngồi cho vững/ Vía lúa đứng cho ngay /
Gió gào không chuyển / Sét đánh không đổ / Bông lúa ngập bờ trên / Gối lên
kín bờ dưới” [5/25,28]. “ … Cầu khất tới cửa Thần nông/ Năm nay lúa tốt
mùa màng bội thu/ Cả nhà khang thái được mùa/ Ngài độ trì gió hòa mưa
thuận..” [5/135]. Hay lễ xo lộc (xin lộc) còn gọi là hội lên đồng (loọng khoăn
vài: gọi vía trâu) thường được tổ chức vào ngày 6/6 hàng năm: “Trâu bò sớm
chiều nghỉ cày bừa / Tự do chơi nhởn kiếm ăn cỏ / Ăn cỏ “mía vươn” trên
vách đá / Ăn cỏ rọn, cỏ chắn bờ ruộng / Cây gì cũng cứ nuốt, cỏ gì cũng cứ ăn
/ Ăn để mập chân tay / Khoeo chân dày / Đùi cũng mập / Đến vụ cày bừa
vững vàng…” hay “Dốc núi trâu mệnh leo qua/ Bốn chân cứng cáp vững như
tường thành/ Đít tròn như quả sim chín mập/ Trong như hình quả nhót trên
cành/ Ngày nghé ọ đi tìm/ Đối phương tìm húc mài sừng ngọ nga/(…) Gà
mệnh vẫn đủ trọn mười phân/ Mảy may không mất một con/ Con diều con
quạ không ăn không vồ/ Không có con nào què gẫy cánh/Quạ diều không bén
mảng làm càn/ Gà còn nhảy ổ gọi ran/ Con sống con mái gọi đàn bên
nhau.”[6/121]. Việc gọi vía cho trâu gợi nhớ tới câu tục ngữ phổ biến trong
tâm thức người Tày: Pẻng tải vài phằng / Pẻng phẳng vài hảy. Nghĩa là: bánh
gai trâu cười, bánh chưng trâu khóc................................................................52
Then Tày giải hạn gắn liền với đời sống tâm linh của con người đây mang dấu

ấn tín ngưỡng nguyên thuỷ như là tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ các
linh vật hay tô tem giáo. Then “Khảm Hải” (Vượt biển) là là tác phẩm Then
tiêu biểu, bởi nó chứa đựng nhiều chức năng nghệ thuật. Văn bản sử dụng
trong giải hạn thường gồm nhiều bài kết nối với nhau, nếu làm đầy đủ một lễ
giải thường phải dùng các bài như sau: Mời tướng, gọi hương, vào cửa tổ tiên,
lệnh hương, sai hương, đón tướng, đón ngựa, khao ngựa, giải uế, dọn lễ, phân
lễ. Các cuộc then giải hạn thường được thực hiện thành 21 bước hay bài. Trật
tự hay thứ tự diễn xướng của 21 bài này tuỳ thuộc vào mục đích thực tế của
cuộc Then hay theo yêu cầu cần giải hạn. Vì thế, cấu trúc chung của Then Tày
giải hạn mang tính chất động nghĩa là không theo một trật tự cứng nhắc. Tuy
nhiên, nếu xem xét Then Tày từ phương diện diễn xướng thì cấu trúc chung
của Then Tày trong hình thức này sẽ có các bước: trước hết là cầu xin, tiếp đó
là trình bày lí do và kết thúc là phần cảm tạ. Phần cầu xin bao giờ cũng gắn
với lí do cụ thể, có thể là ốm đau bệnh tật, có thể là hiếm muộn con cái, có thể


là bắc cầu xin hoa, hay nối số cho những người được coi là đoản mệnh hay
cho những người già cả đang lâm bệnh. Phần này, việc trình bày đi kèm lễ vật
cúng tiến theo quan niệm coi thế giới của mường Trời cũng như thế giới của
con người tức mường người đều có những nhu cầu như nhau, đều chung qui
luật nhưng ở mường trời sức mạnh thần linh hay sức mạnh của cái đẹp, của
phẩm chất nhân văn nhiều hơn, mạnh hơn và chỉ có sức mạnh của mường trời
mới có thể giúp đỡ hay cứu trợ cho mường người mà thôi. Các lí do gắn với
việc cầu yên giải hạn cũng mang tính nhân văn và được người Tày tổ chức
tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình như là một phong tục tập
quán quen thuộc và phổ biến, tới mức có những gia đình không lâm vào vận
hạn nhưng cũng tổ chức giải hạn đầu năm cho từng thành viên hay cho cả gia
đình. Tập quán này cũng rất gần với những tập tục giải hạn của người Kinh.
Việc cầu yên giải hạn, do đó, cũng trở thành sinh hoạt mang tính cộng đồng
và việc giải hạn cầu yên này cũng liên quan tới người hành lễ. Việc đi giải

hạn cầu yên, trong thực tế, là đến những đền chùa, những ông thầy cao tay.
Còn trong văn chương, mà ta thấy rõ trong Then Tày, thì giải hạn là hành
trình đi tới mường trời, đi tới xứ sở thần thiêng, nơi có thần thánh nói chung,
có thể có tên là Ngọc Hoàng Thượng đế, có thể là Mẻ Bjoóc (hay Mẹ Hoa)
tương ứng với pháp danh Cửu thiên Thánh mẫu hay Cửu thiên huyền nữ chúa
Tiên..................................................................................................................54
Cuộc hành trình này trở thành nội dung của các bài Then nói chung và của
Then giải hạn nói riêng. Các bước trong cuộc hành trình này qui định cấu trúc
của bài Then. Cụ thể, theo các văn bản đã sưu tầm và công bố thì Then Tày
giải hạn ngoài phần mở đầu ra thì được diễn ra theo thứ tự được tổ chức thành
21 bài như sau: 1.Con đường Bách điểu; 2. Xuống đương Long vương thuỷ
phủ; 3. Cống sứ tìm hồn trẻ trốn sang nước Hác; 4. Đến cung mời nàng sử; 5.
Cống xứ con trẻ; 6. Truyền suông dọn thuyền nặm kim; 7. Vào cửa nhà công
(Nam tào Bắc Đẩu); 8. Truyền mục la ma a hương hoa, đăng trà quả thực,
phụng hiến; 9. Lại phát cỗ; 10. Lập trạm thái tử; 11. Đón tướng; 12. Dựng núi
su mi; 13. Lập trạm thành nam; 14. Lập trạm môn; 15. Lập trạm phủ; 16. Mặc
áo; 17. Rước su mi trước mặt vua; 18. Giã rượu,;19. Vào cửa Ngọc Hoàng;
20. Vào cửa Tướng tiến thuế; 21. Ăn phụ (lèng) ở núi Khau các, Khau cài.. .56
Thông qua các văn bản Then và then giải hạn chúng ta nhận ra quan niệm của
người Tày về thế giới được cấu trúc thành ba tầng: Tầng thứ nhất được gọi là
mường trời là thế giới của tốt lành, hạnh phúc tầng này có vị thế là ở trên cao.
Người Thái gọi mường trời là mường Then, mường trời của người Tày cũng
giống như thiên đường của Ki Tô Giáo hay là cõi niết bàn của Phật giáo. Nói
tóm lại, mường trời là một cõi lí tưởng ước mơ cao đẹp nhất. Hành trình giải
hạn của người là hành trình đi tới mường trời, đi tới cái đẹp cái tốt lành, đi tới
hạnh phúc bình yên. Thế giới của mường trời cũng có mô hình tổ chức tương
ứng như thế giới của mường trần tức là cũng có ruộng vườn, chợ búa cũng có



×