Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đánh giá tính kháng thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera horvath trong vụ hè thu 2014 tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.52 KB, 51 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây Lúa được coi là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất trên thế
giới cùng với lúa mỳ và ngô và cũng là cây lương thực số một ở Việt Nam . Năm
2011, theo Tổ chức Nông- Lương Liên Hợp Quốc (FAO), dự báo sản lượng
khoảng 721 triệu tấn (trong đó 481 triệu tấn gạo) tăng 2,4 triệu tấn. Sản lượng lúa
gạo toàn cầu tăng 3% so với sản lượng năm 2010 mặc dù tình hình lũ lụt hoành
hành tại một số quốc gia Châu Á. Sản lượng lúa gạo tại Thái Lan, Pakistan,
Philippines, Campuchia, Lào, Myanmar bị ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi,
song Châu Á vẫn chiếm tới 90,3%, tương đương 651 triệu tấn (trong đó 435 triệu
tấn gạo) trong tổng sản lượng lúa gạo toàn cầu năm 2011.
Việt Nam từ một nước thiếu hụt lương thực của những thập niên 80, 90 của
thế kỷ trước thì những năm 2005- 2008 sản lượng xuất khẩu gạo khá ổn định ở
mức trên 4,5 triệu tấn và có những bước đột phá từ những năm 2009. Cụ thể, mùa
vụ năm 2010/2011, Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo trong tổng sản lượng
26,37 triệu tấn, so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010. Với sản lượng này,
Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan.
Mùa vụ 2011/2012 Việt Nam vẫn duy trì mức xuất khẩu gạo trên 7 tấn và đã đạt
được 7,72 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,45 tỷ USD. Bên cạnh những thành
công đó thì còn không ít những bất cập yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh
chưa cao, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, biến đổi khí hậu


và nhất là các loại sâu hại bùng phát ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng
lúa gạo như: Rầy nâu (Nilaparvata lugens), rầy lưng trắng (Sogatella furcifera),
sâu cuốn lá nhỏ ( Cnaphalophora medinalis), sâu đục thân hai chấm (Scirpophaga
incertulas), bọ xít dài (Leptocorisa acuta), sâu năn (Orseolia oryzae), sâu cắn gié
(Leucania separata)… Đặc biệt trong thời gian từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại
3


đây, khi các giống lúa lai xuất hiện và phát triển rộng rãi thì rầy lưng trắng
(Sogatella furcifera Horvath) đã trở thành đối tượng gây hại cực kỳ nguy hiểm đối
với các vùng trông lúa ở nước ta.Từ sâu hại thứ yếu dần trở thành sâu hại chủ yếu
trên cây lúa. Rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây và gây ra hiện tượng
lá vàng, cây còi cọc giảm tỷ lệ trỗ, hạt lép và làm giảm năng suất , với mật độ cao
chúng còn gây ra hiện tượng “cháy rầy” dẫn đến thất thu hoàn toàn. Ngoài tác hại
trực tiếp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa, rầy lưng trắng
còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen (LSĐ) phương nam. Theo báo cáo
của Hà Viết Cường ( 2011), những năm gần đây quần thể rầy trên lúa tại miền Bắc
đang có sự thay đổi lớn. Cụ thể: tỉ lệ rầy nâu chiếm 70% vào năm 1981 đã giảm
xuống còn 30% vào năm 2007. Ngược lại, rầy lưng trắng lại tăng từ 35% lên 70%.
Như vậy, khả năng truyền virus LSÐ rất cao đang “đổ bộ” ra miền Bắc khiến nguy
cơ bùng phát bệnh LSÐ trong thời gian tới là hết sức nguy hiểm .
Hiện nay, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh
để bảo vệ mùa màng vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu. Điều đáng lo
ngại đó là sự lạm dụng thuốc hóa học của người nông dân trong việc phòng trừ
sâu bệnh ngày càng gia tăng . Có thể làm một phép so sánh để thấy sự lạm dụng
của nông dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Diện tích lúa
nhiễm rầy trong hai đợt dịch 1994 - 1996 và 2007 - 2008 tương đương nhau
nhưng lượng thuốc trừ sâu nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2008 cao gấp 3 - 6 lần,
tương ứng 600.000 tấn. Lượng thuốc trừ sâu nhập về Việt Nam gia tăng một cách
đáng báo động, nếu như năm 2005 chỉ nhập 20.000 tấn thì sang năm 2006 - 2007

tăng lên 30.000 tấn, tương đương 352,7 triệu USD, trong khi 6 tháng đầu năm
2012, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV lên
đến 210,8 triệu USD. Việc lạm dụng thuốc hóa học cả về liều lượng, chủng loại
lẫn tần suất sử dụng trong thời gian dài đã làm xuất hiện hiện tượng kháng thuốc
của một số loại sâu hại nói chung và trong đó có rầy lưng trắng. Tính kháng thuốc
4


của rầy lưng trắng đã được ghi nhận ở một số nước Châu Á như : Nhật Bản,
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và cả Việt Nam… Một vấn đề đặt ra là chúng ta
nên sử dụng loại, nhóm thuốc nào, liều lượng ra sao để tránh việc lạm dụng thuốc
hóa học gây ra hiện tượng kháng thuốc ở rầy lưng trắng (Sogatella furcifera). Ở
Việt Nam có 2 vựa lúa lớn, miền Nam có vựa lúa Đông Bằng Sông Cửu Long thì
miền Bắc lại có vựa lúa Đồng Bàng Sông Hồng trong đó Thái Bình là một trong
những vựa lúa lớn nhất Miền Bắc. Diện tích gieo trồng hàng năm là
170.000ha/năm. Tuy nhiên hằng năm ở Thái Bình, thường xảy ra các đợt dịch
bùng phát do rầy hại lúa gây ra. Chẳng hạn năm 1999, nhóm rầy này phát sinh
trên diện rộng gây hại nặng làm cháy hàng trăm ha lúa. Diện tích nhiễm rầy trong
vụ xuân năm 2000 lên tới 64.876ha, trong đó diện tích bị nặng là 21.730ha
(chiếm 25% diện tích gieo cấy). Vì Vậy việc nghiên cứu quần thể rầy lưng trắng ở
Thái Bình có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng trừ dịch hại .Để có thêm thông
tin về mức độ kháng thuốc của rầy lưng trắng nhằm giúp cho việc quản lý phòng
trừ rầy lưng trắng hiệu quả hơn, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tính kháng thuốc của rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath trong vụ
hè thu 2014 tại Thái Bình”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nắm được các đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) ;
Đánh giá được tính kháng thuốc của rầy lưng trắng đối với 6 loại hoạt chất
thuốc trừ sâu: Profenofos, Fenobucarb, Imidacoprid,Pymethrozi,Thiosultapsodium,

Emamectinbenzoate và đặc điểm sinh học sau thử thuốc hoạt tính của 3 enzyme:
Cytochrome P450-dependent monoouveenase, Esterase, Glutathione S-transferase,
từ đó đề xuất biện pháp quản lý tính kháng thuốc của rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera) có hiệu quả.
5


1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên cây lúa tại Hưng Hà, Thái Bình.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng (Sogatella
furcifera) trên một số giống lúa phổ biến tại địa phương.
- Đánh giá tính kháng của quần thể rầy lưng trắng ( Sogatella furcifera) tại
Thái Bình đối với 6 nhóm hoạt chất: Profenofos, Fenobucarb, Imidacoprid,
Pymethrozi, Thiosultapsodium, Emamectinbenzoate.
- Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến một số đặc điểm sinh học của rầy lưng
trắng Sogatella furcifera.
-Đánh giá tính kháng của rầy nâu dựa trên hoạt tính của 3 enzyme:
Cytochrome

P450-dependent

monoouveenase,

Esterase,

Glutathione

S-

transferase.


6


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu rầy lưng trắng (Sogatella fucifera Horvath)
2.1.1. Vị trí phân loại
Rầy lưng trắng lần đầu tiên được Horvath mô tả và đặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau đó được đổi
là Sogatella furcifera. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có các tên khác đồng danh đã
được sử dụng như: Delphax furcifera, (1899); Liburnia furcifera (1899);
Calligypona

furcifera

,(1899);

Sogata

distincta

Distant,

(1912);Sogata

kyusyunensis Masumura & Ishihara, (1917)...
Rầy lưng trắng (Sogatela fucifera Horvarth) thuộc Lớp (Class): Insecta. Bộ
(Order): Homoptera.Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha.Tổng họ (Superfamily):
Fulgoroidae.Họ (Family): Delphacidae.Giống: Sogatella Loài: furcifera.
2.1.2. Phân bố và ký chủ

Rầy lưng trắng (Sogatella fucifera Horvath) phân bố rộng rãi ở nhiều
nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Siberia, Trung Quốc, Ấn Độ, phía Bắc
Phi, và Philippin, bán đảo Sumatra (Tao and Ngoan, 1968).
Theo Catindig et al (2009), rầy lưng trắng (Sogatella fucifera Horvath)
phân bố ở các nước Châu Á, Châu Úc và đảo Thái Bình Dương. Tại Châu Á, rầy
lưng trắng được tìm thấy ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn
Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan,
Philippines, đảo Ryukyu, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam và các nước
vùng Liên Xô cũ. Tại Châu Úc và Thái Bình Dương, rầy lưng trắng phân bố ở
Australia, đảo Caroline, Fiji, Irian Jaya, Đảo Marianas và Đảo Marshall.

7


Theo Chia- hwa Tao and Ngo Dinh Ngoan (1968), ký chủ chính của
rầy lưng trắng là cây lúa. Ngoài cây lúa rầy lưng trắng còn hoàn thành các pha
phát dục trên một số cây thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) như Mía (Saccharum
officinarum L.).,Niềng niễng ( Zizania latiforia Turcz.), Đại mạch (Hordeum
vulgare L.), Kê (Setaria italica Beauv.), cỏ Lồng Vực (Panicum crusgalli L.),
Ngô (Zea mays L.), Poa anua L.,cỏ Chỉ ( Phalaris arundinacea L.),cỏ Mần
Trầu (Eleusine indica Gaertner)…
Ở Việt Nam, rầy lưng trắng Sogatella furcifera phân bố khắp các vùng
trồng lúa trên cả nước, luôn hiện diện trên đồng ruộng (Nguyễn Văn Đĩnh,
2012)
2.1.3 Triệu chứng gây hại
Rầy lưng trắng có thể gây hại trong toàn bộ giai đoạn phát triển của cây lúa.
Chúng phát triển và gây hại chủ yếu ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ nhánh. Nếu
ở thời kì mạ bị gây hại nặng, cây sẽ không phát triển, còi cọc, héo và chết.
(Dale,1994)
Theo Dale (1994), cả rầy trưởng thành và rầy non đều hút tế bào nhựa tại

thân lúa và bề mặt lá. Các cây bị tấn công chuyển sang màu vàng và sau đó có màu gỉ
sắt, lan rộng từ đầu lá đến phần còn lại của cây. Sogatella furcifera với mật độ cao sẽ
gây hiện tượng cháy rầy cây lúa bị vàng đỏ, héo khô và chuyển sang màu đỏ nâu do
cây mất quá nhiều nhựa. Con cái mang trứng gây hại nặng bằng cách chọc thủng mô
bẹ lá để đẻ trứng. Dịch ngọt do rầy thải ra còn giúp cho sự phát triển của nấm đây
chính là nguyên nhân gián tiếp chính của bệnh muội đen trên lúa.
Ngoài tác hại trực tiếp, rầy lưng trắng còn là môi giới gây bệnh virus lùn sọc
đen phương nam.
2.1.4 Thiệt hại do rầy lưng trắng Sogatella fucifera Horvath gây ra

8


Ở Trung Quốc đã ghi nhận rầy lưng trắng phát sinh và gây hại nặng từ những
năm giữa thể kỷ 20, trong đó từ những năm 1970 trở lại đây cùng với sự mở rộng và
phát triển của các giống lúa lai thì rầy lưng trắng đã trở thành đại dịch. Trong đó vào
các năm 1978- 1979, 1982- 1983 và 1987- 1988 thiệt hại do rầy lưng trắng lên tới 1
triệu tấn lúa/năm, đặc biệt vào những năm 1991 diện tích bị rầy nâu và rầy lưng trắng
gây hại năng lên tới 25 triệu ha (J. A. Cheng 2009).
Một số thiệt hại của rầy lưng trắng gây ra được thu thập từ Trung Quốc,
Malaysia và Thái lan (Catindig et al, 2009) như sau :
Ở Trung Quốc, hàng triệu hecta lúa đã bị rầy lưng trắng gây hại liên tục ra
trong vòng 10 năm từ năm 1998 đến năm 2006. Với nghiên cứu ở 5 vùng tại Trung
Quốc đã chỉ ra rằng thiệt hại thấp nhất là 5,1 triệu ha năm 2002 và thiệt hại cao nhất
là 8,5 triệu ha năm 2006. Trong năm 2007, 1,5 triệu ha bị thiệt hại bao phủ chỉ trong
một tỉnh. Nhìn chung diện tích bị rầy lưng trắng gây hại có xu hướng tăng lên.
Ở Malaysia, diện tích bị thiệt hại thấp nhất là 541 ha trong năm 2001, diện
tích cao nhất là 1256 ha trong năm 1999. Không có dữ liệu về thiệt hại từ năm
2003 đến năm 2007.
Ở Thái Lan thiệt hại do rầy lưng trắng rất hạn chế : 14905 ha trong năm

1999 và 1 ha được ghi nhận trong năm 2001.
Ngoài tác hại trực tiếp là chích hút nhựa cây làm ảnh hưởng đến sinh trưởng
và năng suất, rầy lưng trắng còn là môi giới bệnh lùn sọc đen phương nam. Đây là
bệnh virus mới được ghi nhận và gây hại rất nặng ở một số tỉnh phía Nam Trung
Quốc như đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông..từ năm 2001 đến nay. Bệnh gây
hại trên lúa, ngô, đại mạch và một số loài cỏ dại trên đồng lúa. Theo Hongxing Xu
et all (2014), bệnh lùn sọc đen phương nam do rầy lưng trắng làm môi giới đã gây
thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất lúa gạo và ngô ở Trung Quốc. Gần đây nó
cũng được ghi nhận ở Việt Nam và Nhật Bản. Năm 2010, hơn 60.000ha lúa ở 29
tỉnh thành của Việt Nam và hơn 1.300.000 ha ở 13 tỉnh của Trung Quốc bị nhiễm.
9


Trong năm 2011 virus lùn sọc đen đã làm thiệt hại hơn 700.000ha và trong năm
2012 là hơn 500.000ha tại Trung Quốc và Việt Nam.
Ở Việt Nam theo báo cáo của Cục Bảo Vệ Thực Vật, năm 2008 - 2010 diện
tích nhiễm rầy tăng gấp 2 so trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 4,7 đến 5,2 lần
so với năm có diện tích thấp nhất; đặc biệt các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm rầy
tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so với trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 7,2 đến 9,3 lần
so với năm có diện tích thấp nhất .
Riêng vụ mùa năm 2009, rầy lưng trắng gây bệnh lùn sọc đen trên lúa tại Nam
Định với diện tích nhiễm 18.000ha, trong đó diện tích mất trắng là 8.100ha ( Chi
cục bảo vệ thực vật Nam Định ).
2.1.5. Đặc điểm sinh học và sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella fucifera Horvath)
Pha Trứng
Trứng của rầy lưng trắng được miêu tả có dạng quả chuối tiêu như trứng
rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Trứng được đẻ thành từng ổ theo chiều
dọc, chìm trong bẹ lá hoặc gân chính của lá, mỗi ổ từ 2-7 quả. Trứng mới đẻ
trong suốt, sau chuyển màu vàng, sắp nở có 2 điểm mắt đỏ. Pha phát dục của
trứng là 6 ngày (Dale, 1994).

Theo E. D. Ammar, O. Lamie and I. A Khodeir. ở Ai Cập cho biết, thời
gian phát dục của trứng là 7,1 ngày ở nhiệt độ 23-34 oC, 9,3 ngày ở 17-28 oC và
lên tới 21 ngày nếu ở nhiệt độ từ 13- 22 oC. Trứng nở ở độ ẩm từ 64,3- 88,9%. Ở
khoảng nhiệt độ 28,8- 29,8 0C và ẩm độ từ 93-94% thời gian phát dục của trứng
là 6,4- 6,7 ngày (Nguyễn Đức Khiêm, 1995)
Pha rầy non:

10


Rầy non của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) có màu trắng và
một số vệt màu xám hoặc đen. Pha phát dục của rầy non là 12- 17 ngày trải qua
5 tuổi.(Dale, 1994)
Theo E. D. Ammar, O. Lamie and I. A Khodeir ( 1980), ở nhiệt độ 2133oC tổng thời gian cả các pha phát dục là 13,8- 15,4 ngày và 50,8- 52,1 ngày ở
nhiệt độ 14-23 oC.
Theo Đinh Văn Thành (2011) khi nuôi rầy lưng trắng ở điều kiện nhiệt độ
27,3 – 29,3 0C và độ ẩm 80,7 – 89% pha rầy non của rầy lưng trắng có 5 tuổi.,
thời gian cả pha rầy non kéo dài 12 – 13 ngày . Ở nhiệt độ từ 20 – 30 0C, ẩm độ
từ 73,4 – 86,7% pha rầy non dao động từ 12,48 – 15,08 ngày (Hồ Thị Thu
Giang, 2011).
Pha trưởng thành:
Rầy lưng trắng trưởng thành dài 3,5- 4,0 mm. Có 2 dạng cánh là rầy đực và rầy
cái cánh dài và rầy cái cánh ngắn. Chúng có tính hướng sáng mạnh (Dale, 1994)
Theo Ammar et al (1980) ở nhiệt độ 18-30 oC thời gian sống trung bình
của trưởng thành đực và cái của rầy lưng trắng lần lượt là 12,8 và 18,7 ngày,
34,5 và 41,9 ngày ở nhiệt độ 12-21 oC . Thời gian sống cho trưởng thành rầy
lưng trắng giảm khi nhiệt độ tăng từ 20 – 30 0C thời gian sống kéo dài 19,50
ngày ở nhiệt độ 20 0C và giảm xuống 15,29 ngày khi nhiệt độ ở 30 0C.(Hồ Thị
Thu Giang, 2011)
Sức đẻ trứng trung bình của trưởng thành cái rầy lưng trắng có sự biến động ở

các vùng khác nhau. Ở Ấn Độ, trung bình một trưởng thành rầy lưng trắng cái đẻ 164
trứng, trong khi đó ở Nhật Bản rầy lưng trắng đẻ trung bình từ 300 – 350 trứng và ở
Philippines là khoảng 247 trứng (Trích theo Dale, 1994). Ở Việt Nam số trứng đẻ cao
nhất ở nhiệt độ 250C là 174,2 quả/cái (Hồ Thị Thu Giang, 2011).
2.2. Biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng

11


Rầy lưng trắng có khả năng sinh sản rất cao, vòng đời ngắn và phát triển
nhiều lứa (7-8 lứa) trong 1 năm cùng với việc sử dụng giống nhiễm rầy trên diện
rộng, gieo cấy quá dầy, bón dư thừa phân đạm và lạm dụng phun thuốc trừ sâu,
nhất là phun thuốc sớm trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, phun thuốc phổ rộng đã tiêu
diệt quần thể ký sinh thiên địch tự nhiên trong ruộng lúa hoặc phun thuốc không
đúng đã làm dịch bùng phát với mức độ và tần suất nhày càng nguy hiểm và
nghiêm trọng. Để giảm thiểu sự phát sinh và gây hại của rầy lưng trắng đã có rất
nhiều các biện pháp phòng trừ được thực hiện như: Biện pháp hóa học, biện pháp
sinh học, biện pháp canh tác, sử dụng giống kháng, quản lý tổng hợp… Tuy nhiên
biện pháp hóa học vẫn là biện pháp mang lại hiệu quả hơn cả và là biện pháp chủ
yếu đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng trừ. Điều đó đã được chứng minh
qua các con số thuốc BVTV được nhập khẩu ở nước ta ngày càng ra tăng qua các
năm. Mặt khác, đây là đề tài nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy lưng trắng.
Chính vì vậy chúng tôi muốn đề cập đến biện pháp phòng trừ rầy lưng trắng bằng
thuốc hóa học trong đề tài này:
Đã có rất nhiều các nghiên cứu về tính hiệu lực của một số loại thuốc BVTV
trong phòng từ rầy lưng trắng:
Theo Haq và cộng sự đã tiến hành thử hiệu lực của các loại thuốc có nguồn
gốc lân hữu cơ và thảo mộc ở Pakistan với rầy lưng trắng và đã kết luận: Thuốc lân
hữu cơ có hiệu lực cao nhất (93,15%) sau đó là Methidathion (89,16%), Nicitin
(61,63%), và cuối cùng là dầu Neem (33,39%) (Haq et al, 1991).

Theo Nguyễn Thị Me và cs (2011), khi nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật phòng trừ rầy lưng trắng tại Nghi Lộc, Nghệ An năm 2010 đã cho kết quả
như sau:
Hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống đạt rất cao. Rầy trưởng thành thả vào
khay mạ 10 ngày tuổi có sử lý hạt giống bằng Enaldo 40FS bị chết trên 80% sau 1

12


ngày thả và sau 3 ngày thả tỷ lệ này đạt 90%. Còn với mạ 15 ngày tuổi cho thấy
rầy trưởng thành chết 80% sau 3 ngày.
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh- trỗ: Sau khi đã thử nghiệm 16 loại thuốc đối
với rầy lưng trắng thấy rằng, các thuốc Elsin 10EC, Oshin 20WP, Penalty gold
50EC và Dantotsu 16WSG có hiệu lực hơn 90% sau 5 ngày đối với rầy lưng trắng.
Các thuốc Bassa 50EC, Alika 10EC, có hiệu lực trên 80% sau 5 ngày. Các thuốc
Confidor 100SL, Chess 50WG có hiệu lực trên 70% sau 5 ngày. Các thuốc có hiệu
lực trên 60% sau 5 ngày bao gồm Sutin 5EC, Elincol 12ME, Oncol 25WP. Các
thuốc Regent 800WG, Metarhizium antisopliae 12ME, Butyl 10WP, Exin 4.5HP
có hiệu lực thấp sau 5 ngày. Trong giai đoạn này phải chọn các loại thuốc vừa có
tác dụng trực tiếp vừa có hiệu lực kéo dài như các loại thuốc Elsin 10EC, Oshin
20WP, Dantotsu 16WSG. Các loại thuốc này sau 3 ngày đều có hiệu lực khá cao
với rầy lưng trắng và có hiệu quả kéo dài nên sử dụng rất tốt cho giai đoạn này để
trừ trưởng thành rầy lưng trắng di trú đến ruộng non.
Khi nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc sinh học đối với rầy lưng
trắng trên đồng ruộng thì nhận thấy rằng thuốc sinh học có hiệu lực trung bình với
rầy lưng trắng, nên khi có dịch không khuyến cáo sử dụng. Khi không có dịch nên
dùng từ lứa 2 để nấm phát triển gây bệnh cho rầy tốt (Nguyễn Thị Me và cộng sự,
2011).
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Nam Định phối hợp với Sở Khoa học - công
nghệ nên diệt rầy bằng thuốc hóa học bằng các loại thuốc khác nhau tùy theo từng

giai đoạn của lúa như:
- Giai đoạn lúa chưa trỗ dùng các loại thuốc nội hấp và thuốc ức chế sinh
trưởng: Applaud 25WP, Aperlaur 250WP, Wofara 300WG, Asarasuper 250 WDG,
Dantotsu 16WSG, Actara 25WG, Conphai 10WP...
- Giai đoạn từ đòng già-ngậm sữa, chắc xanh: Chỉ dùng các loại thuốc tiếp
xúc có hoạt chất Fenobucarb (Bassa 50EC, Azora 350EC, Bascide 50EC, Nibas
13


50ND...) và nhóm Chlorpyrifos Ethyl (Victory 585EC, Medophos 750EC, Dragon
585EC...).
Nếu sử dụng biện pháp hóa học thì chỉ nên trừ rầy non rầy lưng trắng một
lần/vụ vào thê hệ thứ 2 (giai đoạn làm đòng- trước chỗ) và trừ rầy ở giai đoạn đỉnh
cao hoặc ngay sau đỉnh cao quần thể rầy non, tức là thời điểm từ 11- 15 ngày sau
đỉnh cao rầy trưởng thành vào đèn (Theo Đinh Văn Thành và cs, 2014)
Hiện nay biện pháp hóa học cùng với biện pháp dùng giống kháng là 2 biện
pháp được đặt lên hàng đầu phòng trừ dịch hại do rầy lưng trắng gây ra. Tuy nhiên
do giống kháng hiện giờ vẫn chưa thể thực hiện được trên diện rộng nên biện pháp
hóa học vẫn là chủ yếu. Xong bên cạnh những mặt tích cực do biện pháp hóa học
đem lại thì vẫn còn nhiều mặt tiêu cực như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người, làm mất cân bằng sinh thái. Điều đáng lo ngại hơn, quan
tâm hơn đó là việc lạm dụng thuốc hóa học quá nhiều dẫn đến hiện tượng kháng
thuốc ở rầy lưng trắng.
2.3. Tính kháng thuốc của rầy lưng trắng
2.3.1. Nguyên lý chung của tính kháng thuốc
 Khái niệm tính kháng thuốc
Khi quần thể dịch hại chịu tác động lặp đi lặp lại của một loại thuốc trừ sâu trong
nhiều thế hệ nối tiếp nhau thì từ thế hệ này sang thế hệ khác đã xảy ra một quá trình
chọn lọc; những cá thể có mang sẵn những gen kháng thuốc còn được gọi là gen tiền
thích ứng sẽ tồn tại, sản sinh ra những cá thể của thế hệ sau mang tính kháng thuốc,

hình thành nên một nòi kháng thuốc (Rudd, 1964).
Theo định nghĩa của WHO (1976): Kháng thuốc là sự giảm tính mẫn cảm của
một quần thể động thực vật với một loại thuốc BVTV, sau một thời gian dài (trong
quá trình sản xuất, bảo quản), quần thể này liên tục tiếp xúc với nhóm thuốc đó,
khiến cho loài sinh vật ấy chịu được lượng thuốc lớn có thể tiêu diệt hầu hết các cá
thể cùng loài chưa chống thuốc. Khả năng này của dịch hại có thể di truyền qua đời
14


sau, dù các cá thể đời sau có thể không tiếp xúc với thuốc đó (Nguyễn Trần Oánh
và cs, 2006).
 Cơ chế kháng thuốc của côn trùng.
Kháng theo cơ chế chuyển hóa: Côn trùng kháng thuốc có thể giải độc hoặc
tiêu diệt các độc tố nhanh hơn so với côn trùng nhạy cảm, hoặc ngăn chặn độc tố
tại các vị trí tiếp cận bằng cách liên kết nó (độc tố) với các protein trong cơ thể.
Kháng theo cơ chế chuyển hóa là hình thức phổ biến nhất và thường hiện diện khi
có sự thay đổi lớn (khi có sự tác động từ bên ngoài). Côn trùng kháng có thể chịu
được các mức độ cao hơn (các mức nồng độ thuốc trừ sâu) hoặc có nhiều hình thức
kháng enzyme hiệu quả hơn bằng cách phá vỡ các hợp chất thuốc trừ sâu để chúng
trở nên không độc hại.
Kháng theo cơ chế thay đổi vị trí đích: Vị trí mà các độc tố thường liên kết ở
côn trùng bị biến đổi để giảm tác dụng của thuốc trừ sâu. Chitin là một thành phần
chính của bộ xương ngoài của côn trùng. Enzyme là cần thiết cho sản xuất chitin.
Để ngăn chặn lột xác, thuốc trừ sâu liên kết với các vị trí đích. Ở một côn trùng
kháng, vị trí đích bị thay đổi và ngăn ngừa thuốc trừ sâu bằng cách liên kết với
enzyme.
Kháng theo cơ chế hành vi: Côn trùng kháng thuốc có thể tránh được những
độc tố bởi sự thay đổi từ hoạt động bình thường của chúng như chỉ cần côn trùng
dừng ăn lại hoặc di chuyển ở mặt dưới của lá khi phun. Một số muỗi truyền bệnh
sốt rét truyền ở châu Phi phát triển một sở thích hay nghỉ ngơi bên ngoài nhà, điều

này giúp chúng tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu phun trên các bức tường nội thất.
Kháng theo cơ chế xâm nhập: Côn trùng kháng thuốc có thể hấp thụ các
chất độc chậm hơn so với côn trùng nhạy cảm. Kháng theo cơ chế xâm nhập xảy ra
khi lớp biểu bì bên ngoài của côn trùng phát triển các rào cản mà có thể làm chậm
sự hấp thu của các chất hóa học vào cơ thể của chúng. Cơ chế này thường xuyên có
mặt ở các loài khác.
15


2.3.2. Tình hình kháng thuốc của sâu hại
Hiện tượng kháng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) của dịch hại được phát
hiện ở hầu hết quần thể sinh vật. Nhưng do côn trùng và nhện đẻ nhiều và nhanh,
vòng đời ngắn, nhiều thế hệ được sinh ra trong vụ/năm, nên tính kháng thuốc được
hình thành mạnh nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. Đến đầu những năm 80 của
thế kỷ 20, người ta đã phát hiện 447 loài côn trùng và nhện (trong đó có 264 loài côn
trùng và nhện hại nông nghiệp); trên 100 loài nấm và vi khuẩn; khoảng 50 loài cỏ
dại đã hình thành tính kháng.
Sâu tơ Plutella xylostella (L) là loài sâu hại quan trọng trên rau họ hoa thập
tự ở khắp các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tính kháng thuốc của sâu
tơ với hầu hết các nhóm thuốc trừ sâu đã được ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới
(Jansson,1990). Và ở nước ta sâu tơ ở vùng chuyên canh rau họ hoa thập tự ở Song
Phương (Hà Tây) và Đức Diễn (Hà Nội) đã kháng với thuốc Bt (Nguyễn Thị Me,
2008).
Qua những nghiên cứu cho thấy các loài côn trùng và nhện kháng thuốc thuộc
nhóm Clo hữu cơ, Lân hữu cơ và Carbamat nhưng đến nay các nhóm thuốc như
Pyrethroid, các chất triệt sản, các chất điều khiển sinh trưởng côn trùng, các thuốc
vi sinh vật cũng đều đã bị kháng.
Các loài côn trùng đã phát triển tính kháng với tất cả các nhóm thuốc trừ sâu
hữu cơ: Đầu tiên là các thuốc clo, lân hữu cơ và cacbamat, thì nay các nhóm thuốc
mới giết côn trùng trực tiếp như pyrethroid, formamidin, neonicotenic v.v...

(Fengying Gou et all, 1998), các chất triệt sản, các chất điều khiển sinh trưởng côn
trùng Insect Growth Regulator (IGR) cũng đã hình thành tính kháng. Nhiều loài
côn trùng và nhện, không những kháng một loại thuốc hay các thuốc trong cùng
một nhóm hoá học, mà còn kháng cả nhiều thuốc thuộc các nhóm khác nhau cả về
cơ chế và phương thức tác động. Có ít nhất có 17 loài phát triển tính kháng với tất

16


cả các nhóm thuốc trừ sâu chủ yếu (Geordhiou G., 1980).

17


2.3.3. Tình hình kháng thuốc của rầy lưng trắng (Sogatella Furcifera Horvard)
Sự gia tăng tính kháng thuốc của rầy lưng trắng đã trở thành mối quan tâm
hàng đầu của các nhà khoa học trên thế giới và ở nước ta. Các nghiên cứu về tính
kháng thuốc của đối tượng này đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới từ
những năm 1960 của thế kỷ XX và hiện vẫn đang được tiến hành.
Cũng như các loài sâu hại khác trên đồng ruộng, tính kháng thuốc là một đặc
điểm nổi bật và quan trọng của nhóm rầy hại thân lúa nói chung và rầy lưng trắng
nói riêng. Đây là đặc điểm mang tính di truyền, thể hiện phản ứng chọn lọc của
chúng với tác động (hóa chất trừ sâu) của môi trường. Tốc độ phát triển tính kháng
thuốc của rầy lưng trắng phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm di truyền và sinh học
của loài sâu hại; đặc trưng của các loại thuốc sử dụng trên đồng ruộng; cường độ sức
ép chọn lọc. Rầy lưng trắng có những đặc điểm sinh học hết sức thuận lợi cho sự
phát triển tính kháng thuốc của chúng: có từ 6 – 7 lứa/năm, có khả năng sinh sản
cao, có nguồn thức ăn dồi dào liên tục do diện tích các giống nhiễm rầy lớn và các
vụ lúa liên tiếp gối nhau.
Biện pháp sử dụng thuốc hoá học cũng dần trở nên kém hiệu quả trong việc

quản lý rầy lưng trắng nói riêng và nhóm rầy hại thân nói chung. Nguyên do loài
rầy có khả năng sinh sản nhanh và phát triển mạnh, vòng đời ngắn, trong một năm
có nhiều lứa và đặc biệt chịu áp lực chọn lọc thuốc hóa học rất cao do đó chúng có
khả năng hình thành tính kháng rất nhanh chóng. Đã có rất nhiều các nghiên cứu
của các nhà khoa học trên thế giới về tính kháng thuốc của rầy lưng trắng đối với
một số nhóm hoạt chất trừ sâu như : Neonicotinoid, Carbamate, gốc Lân hữu cơ,
gốc Clo hữu cơ, nhóm hoạt chất điều hòa sinh trưởng.....Dưới đây là một số các kết
quả nghiên cứu được.
Đối với nhóm hoạt chất Clo Hữu cơ: Các hoạt chất nhóm Clo hữu cơ là
những chất độc tế bào thần kinh. Nhược điểm lớn nhất của nhóm hoạt chất này là

18


có tính hóa học bền, nên gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt còn gây hiện tượng
kháng thuốc ở côn trùng .Hoạt chất được sử dụng để phòng trừ rầy hại lúa trong
nhóm hoạt chất này chủ yếu là : Diphenyl aliphatic (DDT) và hoạt chất Benzene
hexa- Chloride (BHC).
Theo Nagata và Masuda (1980), khi so sánh độ mẫn cảm của 3 quần thể rầy
lưng trắng đến từ Nhật Bản, Philippines và Thái Lan thấy rằng độ mẫn cảm của các
quần thể rầy lưng trắng ở các nước ôn đới Châu Á đối với hoạt chất DDT cao hơn rõ
rệt so với quần thể rầy lưng trắng tại Nhật Bản. Giá trị LD50 chỉ bằng 1/30- 1/50 so
với giá trị LD50 của quần thể rầy lưng trắng tại Nhật Bản.
Tuy nhiên Theo Endo et al (1988), độ mẫn cảm của rầy lưng trắng đối với
hoạt chất p,p’- DDT năm 1980 đã giảm đi đáng kể so với năm 1967, còn những
hoạt chất khác độ mẫn cảm giữa hai năm này khác nhau không đáng kể. Năm 1987,
độ mẫn cảm của rầy lưng trắng đối với hoạt chất p, p’- DDT giảm khoảng 10 lần so
với năm 1967.
Năm 1989 - 1990 giá trị LD50 của hoạt chất p,p’- DDT tăng 52- 66 lần so
với giá trị LD50 của quần thể rầy lưng trắng được xác định sớm nhất ở Thái Lan

năm 1977 (Trích theo Endo và Tsurumachi (2001)).
Còn đối vối với hoạt chất BHC, trong khoảng 7 năm (1987- 1994). Giá trị
LD50 dao động từ 4.8 ~ 111.2 μg/g . Như vậy trong khoảng 7 năm giá trị LD50 của
BHC tăng lên 22 lần.
Tính kháng của rầy lưng trắng đối với nhóm hoạt chất gốc Lân hữu cơ.
Nhóm hoạt chất Gốc Lân hữu cơ bao gồm các hoạt chất như Malathion,
Fenthion, Diazinon, Methamidophos, Monocrotophos... Là nhóm thuốc trù sâu lớn,
ra đời sau nhóm Clo hữu cơ. Người ta đã chỉ ra rằng rầy lưng trắng đã hình thành
tính kháng thuốc với nhóm hoạt chất này và ngày một phát triển mạnh hơn.
Theo Ozaki và Kassai (1982) khi nghiên cứu, theo dõi giá trị LD50 của các
hoạt chất thuốc trừ sâu đối với quần thể rầy lưng trắng ở khu vực Sikoku, Nhật

19


Bản. Khi so sánh kết quả năm 1976 và năm 1979 cho thấy giá trị LD50 của hoạt
chất Malathion tăng 24 lần, thuốc Fenthion tăng 14 lần, trong khi đó giá trị này chỉ
tăng nhẹ với 6 nhóm thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ và Carbamate.(Trích theo
Nagata, 2002).
Nagata và Masuda (1980), khi so sánh độ mẫn cảm của 3 quần thể rầy lưng
trắng đến từ Nhật Bản, Philippines và Thái Lan thấy rằng quần thể rầy lưng trắng ở
Thái Lan có giá trị LD50 của 2 hoạt chất Fenitrothion và Diazinon lần lượt bằng 1/5
và 1/8 so với quần thể Nhật Bản
Theo báo cáo ở Nhật Bản, rầy lưng trắng không có dấu hiệu kháng thuốc cho
đến năm 1980. Nhưng tính kháng được phát triển giữa những năm 1980 và 1984.
Cũng ở Trung Quốc, xác định LD50 của rầy lưng trắng tại ba địa điểm với 12 loại
hoạt chất thuốc trừ sâu trong năm 1987,1988,1989,1992 và 1994 và xác định LD 50
của rầy nâu năm 1992,1994 và 1995 với 9 loại hoạt chất từ 4 địa điểm thì mức
kháng thuốc của rầy lưng trắng có những biến đổi. Nhưng nhìn chung là tương tự
với mức kháng của quần thể rầy tại Nhật Bản. Tuy nhiên điều đáng chú ý là sự

thay đổi khá lớn về giá trị LD50 của nhóm hoạt chất gốc Lân hữu cơ trong khoảng 7
năm (1987- 1994). ). Giá trị LD50 dao động từ 0.7 ~ 54.8 μg/g đối với hoạt chất
monocrotophos, 48.4 ~ 147.7 8 μg/g đối với Melathion, 2.4 ~ 31.1 μg/g với
Methamidophos, 10.0 ~ 77.8 μg/g với Fenitrothion. Sự thay đổi quá lớn trong
khoảng 7 năm, đặc biệt là monocrotophos ( 78 lần), Methamidophos (13 lần).
( Nagata, 2002).
Theo Endo et al (1988), Năm 1987, độ mẫn cảm của rầy lưng trắng đỗi với
hoạt chất Malathion và Fenitrothion chỉ bằng 1/50 và 1/69 so với năm 1967. Sự phát
triển tính kháng thuốc Gốc Lân hữu cơ trong vòng 7 năm (1980-1987) nhanh hơn so
với 13 năm trước (1967-1980).
Khi nghiên cứu, theo dõi về mức độ mẫn cảm của rầy lưng trắng Sogatella
furcifera Horvath và rầy nâu Nilaparvata lugens Stal đối với 13 hoạt chất thuốc trừ
20


sâu trong 4 năm (1987-1991) tại Trung Quốc . Mao Lixin đã cho những kết quả
như sau : Rầy lưng trắng và rầy nâu mẫn cảm nhất đối với hoạt chất Carbofuran
và thấp nhất đối với Malathion. Khi so sánh giá trị LD50 của một số hoạt chất
thuốc trừ sâu ( số liệu theo Nagata (1967)) thấy rằng quần thể rầy lưng trắng ở
Chiết Giang năm 1990 có tính kháng tăng lên 110,56 lần đối với hoạt chất
Malathion và 48,90 lần đối với hoạt chất Fenitrothion, còn rầy nâu có tính kháng
tăng 11,61 lần đối với hoạt chất Malathion, 6.11 lần đối với Fenitrothion .( Mao
lixin, 1992).
Endo và Tsurumachi (2001), đã xác định được LD50 của 18 loại thuốc trừ sâu
đối với quần thể rầy lưng trắng ở Indonesia năm 1988 và đã tiến hành so sánh với
quần thể rầy lưng trắng tại Nhật Bản ( cùng năm 1988 ) thấy rằng giá trị LD50 của
hoạt chất Malathion đối với quần thể ở Malaysia (SPW, ASW) lớn hơn 4-7 lần so
với quần thể Nhật Bản (FUW). LD50 của hoạt chất gốc Lân hữu cơ tại Nhật Bản
(1989) tăng 17-28 lần so với giá trị năm 1976 của Nagata và Masuda đã công bố.
Năm 1989 và 1990 giá trị LD50 của nhóm hoạt chất gốc lân hữu cơ đối với quần

thể lưng trắng tại Malaysia tăng 52- 340 lần so với giá trị LD50 của quần thể rầy
lưng trắng được xác định ở Thái Lan vào năm 1977.
Qua kết quả của Masaya Masumura (2008) cho ta thấy được tại mỗi quốc
gia và tại mỗi vùng của một quốc gia giá trị LD 50 cho mỗi hoạt chất là khác nhau
với rầy nâu và rầy lưng trắng. Và tại mỗi vùng của mỗi quốc gia thì LD 50 cũng rất
khác nhau.Tại Nhật Bản, hiệu lực phòng trừ của biện pháp hóa học đối với rầy
lưng trắng không được chú ý đến. Rầy lưng trắng thường mẫn cảm nhất với thuốc
trừ sâu ( trừ rầy xanh )có giá trị LD 50 nhỏ nhất. Một số biểu hiện của sự phát triển
tính kháng đã được tìm thấy cho 8 mẫu thuốc trừ sâu. Và sự khác biệt của giá trị
LD50 giữa năm (1980/1976) khoảng 1.9 – 5.4 lần (Nagata, 2002). Tuy nhiên điều
đáng chú ý là sự chuyển biến mới về tính kháng thuốc gốc lân hữu cơ được phát
hiện vào năm 1987 ở Kyushu (Endo et all, 1988). Tỷ lệ tính kháng thuốc của rầy
21


lưng trắng đối với nhóm thuốc gốc lân hữu cơ (1987/1967) là rất lớn. Cụ thể: tỷ lệ
này tăng 69 lần ở Fenitrothion; 50 lần đối với thuốc Malathion; 5.8- 9.9 lần đối với
Carbamates. Hosoda (1989) theo dõi, đánh giá giữa những năm 1985- 1987. Năm
1985 Hosoda đã tìm thấy quần thể rầy lưng trắng ở Quận Hirosima có giá trị
LD50 đối với nhóm thuốc gốc lân hữu cơ cao hơn nhiều so với các báo cáo trước
đó của Fukuda và Nagata (1969). Tỉ lệ kháng thuốc của rầy lưng trắng với nhóm
thuốc gốc lân hữu cơ (1985/1967)

nhìn chung là cao, Malathion là 73 lần;

Fenitrothion 51 lần; Phenthoate 39 lần và Diazinon là 7 lần (Trích theo Nagata,
2002).
Tất cả 25 quần thể rầy lưng trắng đến từ 9 tỉnh Miền Đông, Trung Quốc khảo
nghiệm năm 2010 và 2011 đều ít mẫn cảm với hoạt chất Chlorpyrifos thuộc nhóm
hoạt chất gốc Lân hữu cơ. Giá trị LC50 dao động từ 0.530 mg/L (quần thể ở

Fengxian ) đến 5.409 mg/L ( quần thể ở Eshan), một sự thay đổi rõ dàng về độ mẫn
cảm (10.2 lần giữa 2 quần thể Fengxian và Eshan) trong các quần thể rầy lưng
trắng ( Su et al, 2013).
Nhóm hoạt chất gốc Lân hữu cơ cùng với nhóm hoạt chất Carbamate và Clo
hữu cơ là nhóm hoạt chất gần như được sử dụng sớm nhất và được sử dụng phổ
biến rộng rãi, chính vì vậy mà đã xuất hiện tính kháng thuốc đối với nhóm hoạt
chất này.
Đối với nhóm hoạt chất Carbamate.
Nagata và Masuda (1980), khi so sánh độ mẫn cảm của 3 quần thể rầy lưng
trắng đến từ Nhật Bản, Philippines và Thái Lan thấy rằng so với quần thể Nhật Bản,
quần thể rầy lưng trắng đến từ Philippines mẫn cảm với hoạt chất m-tolyl methyl
carbamate (MTMC) và carbaryl hơn.
Tuy nhiên theo Endo et al (1988) năm 1987 độ mẫn cảm của rầy lưng trắng
đối với hoạt chất Carbamate giảm 6- 10 lần (so với 1967).

22


Tỷ lệ tính kháng thuốc của rầy lưng trắng đối với nhóm hoạt chất Carbamate
(1987/1967) là 5.8- 9.9 lần. Tỉ lệ kháng thuốc của rầy lưng trắng với nhóm hoạt
chất Carbamate (1985/1967) dao động từ 5-8 lần (Nagata, 2002).
Năm 1989, giá trị LD50 của nhóm hoạt chất Carbamates tại Nhật Bản (1989)
tăng 7-9 lần so với giá trị năm 1976(số liệu năm 1967 theo Nagata và Masuda). Năm
1989 và 1990 giá trị LD50 tăng 4- 15 lần so với giá trị LD50 của quần thể rầy lưng
trắng được xác định sớm nhất ở Thái Lan năm 1977 (Theo Endo và Tsurumachi,
2001)
Trong khoảng thời gian 1987- 1994, giá trị LD 50 của hoạt chất Carbaryl dao
động 1.0 ~ 38.5 μg/g và 1.2 ~ 40.8 μg/g với hoạt chất isoprocarb . Như vậy trong
7 năm giá trị LD50 tăng lên 39 lần đối với hoạt chất Carbaryl và 34 lần đối với
Isoprocarb. (Nagata, 2002).

Ở Thái Lan, tính kháng thuốc của rầy đối với hoạt chất fenobucarb tăng 35.6 lần (2002) (Catindig et al, 2009)
Ở rầy lưng trắng, hầu hết tất cả quần thể thu từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung
Quốc, Việt Nam và Philippines có khoảng giá trị LD 50 dao động 6.1 – 26.6 µg- g
đối với hoạt chất 2-sec- Butylphenyl carbamate (BPMC). Trong khi đó giá trị LD 50
được theo dõi cùng năm 2006 ở một số nước ở Châu Á với rầy nâu cho giá trị LD 50
đối với BPMC là rất cao đặc biệt tại Philippines-CG (43.2 μg.g -), và ở Việt Nam
(32.32 μg.g-). (Masaya Masumura et al, 2008).
Ở Việt Nam các nghiên cứu về tính kháng của rầy lưng trắng đối với nhóm
hoạt chất Carbamate mới chỉ dừng lại ở khảo sát hiệu lực. Tuy nhiên, đã có những
kết quả nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu đối với nhóm hoạt chất này .
Dưới đây là một số những nghiên cứu gần đây nhất.
Lê Thị Kim Oanh và cộng sự nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu ở một
số tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ từ năm 2008 – 2011 đã chỉ ra
rằng tại 7 tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy có 8 nhóm thuốc trừ sâu được người
23


dân sử dụng trên lúa, trong đó có 3 nhóm thuốc sử dụng với tỷ lệ cao là:
Phenylpyrazol, Carbamate, Neo-nicotinoid. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy có
7/7 quần thể rầy nâu nghiên cứu đã kháng với hoạt chất Fenobucard, trong đó quần
thể rầy nâu Hưng Yên biểu hiện kháng cao nhất ( Ri 33.31), tiếp theo đến Thái
Bình, Phú Thọ, Bắc Giang với các chỉ số Ri lần lượt là 28.04; 20.87 và 11.08. .
Năm 2009 quần thể rầy nâu Bắc Giang chưa có biểu hiện kháng với hoạt chất
Fenobucarb, nhưng đến năm 2010 đã kháng với chỉ số Ri là 11.08.
Theo Phan Văn Tương và cộng sự (2009-2011), khi đánh giá mức độ mẫn
cảm của rầy nâu thu thập tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Tiền
Giang và Long An) với 3 hoạt chất thuốc trừ sâu (fenobucarb, fibpronil và
imidacloprid) đã cho thấy mức mẫn cảm của rầy nâu tại 3 địa điểm nghiên cứu
không khác nhau đáng kể và qua 3 năm từ 2009 đến 2011 mức mẫn cảm của rày
nâu ở cả 3 địa điểm nghiên cứu đều giảm dần đối với fenobucarb. Khi so sánh giá

trị LD50 với fenobucarb của rầy nâu qua từng năm với giá trị LD50 của dòng mẫn
cảm cho thấy tại các địa điểm nghiên cứu đã thể hiện tính kháng với hoạt chất này
và cũng tăng dần qua 3 năm theo dõi. Cụ thể chỉ số kháng Ri của quần thể rầy An
Giang tăng mạnh từ 42.6 (2009) lên 65.6 (2010) sau đó tăng chậm đến 66.4 (năm
2011). Đối với chỉ số kháng của quần thể rầy nâu Tiền Giang thì tăng cao liên tục
trong 3 năm theo thứ tự lần lượt là 57,4; 66,9 và 74,9. Còn đối với quần thể rầy nâu
Long An thì tăng chậm đều đều qua 3 năm theo thứ tự là 64,1; 63,0 và 68,3.
Đối với nhóm hoạt chất Neonicotinoid
Đây là nhóm thuốc trừ sâu mới bao gồm các hoạt chất phổ biến:
Imidacloprid, Thiamethoxam ...Các thuốc trong nhóm có phổ rất rộng. Chính vì
vậy mà rất dễ hình thành tính kháng thuốc đối với nhóm hoạt chất này.

24


Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu đã dẫn đến sự phát triển tính kháng
thuốc của rầy nâu và rầy lưng trắng ở các nước ôn đới và nhiệt đới Châu Á. Trung
Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan đã có những báo cáo về tính kháng thuốc của
nhóm rầy hại lúa:
Ở Trung Quốc, tính kháng thuốc của nhóm rầy đối với hoạt chất
Imidacloprid tăng 79.1- 81.1 lần vào năm 2005-2006( Catindig et al, 2009)
Ở Ấn Độ, năm 2006 đã cho thấy rằng tính kháng thuốc của rầy đối với hoạt
chất imidacloprid, thiamethoxam lần lượt tăng 35.13 lần và 10.78 lần.
Khi khảo nghiệm độ mẫn cảm của 25 quần thể rầy lưng trắng đến từ 9 tỉnh
Miền Đông, Trung Quốc vào năm 2010 và 2011 cho kết quả như sau: Giá trị LC50
của hoạt chất Thiamethoxam dao động từ 0.141mg/L ( ở quần thể đến từ Shizong)
đến 0.813 mg/L (quần thể ở Cangyuan). Sự chênh lệch giá trị LC50 giữa các quần
thể là không đáng kể (6 lần giữa 2 quần thể Shizong và Cangyuan). Như vậy nhìn
chung quần thể rầy lưng trắng ở Miền Đông , Trung Quốc vẫn mẫn cảm với hoạt
chất Thiamethoxam. 28% quần thể thể hiện tính kháng thấp và 72% quần thể mẫn

cảm, không thể hiện tính kháng.
Đối với imidacloprid, tất cả các quần thể rầy lưng trắng quần từ Nhật Bản,
Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines và Trung Quốc có giá trị LD 50
nhỏ (0.11 – 0.34 µgg-) (Masaya Masumura et al, 2008). Trong khi đó giá trị LD50
được theo dõi cùng năm 2006 ở một số nước ở Châu Á với rầy nâu thì giá trị LD 50
dao động đối với hoạt chất imidacloprid là rất lớn từ (0.18 – 24.2 μg.g -) với giá trị
LD50 cao nhất tại Việt Nam (24.2 μg.g-) (Masaya Masumura et al, 2008).
Giá trị LC50 của hoạt chất Imidacloprid ở quần thể rầy lưng trắng khi khảo
nghiệm ở Miền Đông, Trung Quốc dao động từ 0.216mg/L (ở Nanning) đến 1.635
mg/L ( ở Qianshan). Như vậy, độ mẫn cảm giữa các quần thể rầy lưng trắng dao
động không lớn (7.6 lần giữa quần thể đến từ Nanning và Qianshan). 2 quần thể
đến từ Nanning và Naxi có độ mẫn cảm thấp đối với hoạt chất Imidacloprid. 7
25


×