Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

KHẢO sát TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI và DỊCH BỆNH TRÊN đàn lợn tại xã tân TIẾN CHƯƠNG mỹ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.31 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

 KHOA THÚ Y 

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH
TRÊN ĐÀN LỢN TẠI XÃ TÂN TIẾN
CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI.


Hà Nội - 2014

2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH
TRÊN ĐÀN LỢN TẠI XÃ TÂN TIẾN
CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn : T.S Vũ Như Quán
Người thực hiện

: LÊ DOÃN TUẤN


Lớp

: LTTY5

Khoá

:5

Ngành

: THÚ Y

Khoa

: Ngoại Sản


Hà Nội - 2014

4


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được để tài này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể
thầy, cô giáo trong khoa Thú y trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã trang
bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành bổ ích và quý báu trong suốt quá trình
học tâp vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn T.S Vũ Như Quán cùng
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ xã Tân Tiến nói chung và đặc biệt ban Thú Y

xã nói riêng đã tạo điều kiện thuân lợi để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của
mình.
Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài thực tập
tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Thú y trường Đại
Học Nông Nghiệp Hà Nội, ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị cán bộ xã Tân
Tiến, cùng gia đình và bạn bè sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tân Tiến, Ngày ......Tháng ...... năm 2014

Sinh viên: Lê Doãn Tuấn

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐVT

: Đơn vị tính

THT

: Tụ huyết trùng

DT

: Dịch tả


LMLM

: Lở mồm long móng

NXB

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

PTH

: Phó thương hàn

Rp

: Phác đồ

ii


PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Theo số liệu thống kê năm 2010 của Liên Hiệp Quốc, dân số của toàn cầu
hiện nay trên 6,7 tỷ người, dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 0,7 - 0,8 triệu
người. Điều này đặt ra một vấn đề bức thiết về lương thực, thực phẩm và vệ sinh

an toàn thực phẩm. Vì thế nông nghiệp có vai trò quan trọng để cung cấp lương
thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại. Ngành chăn nuôi không chỉ
có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ bản cho dân số mà còn
góp phần đa dạng nguồn gen và đa dạng sinh học trên trái đất.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề
nông, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Những năm gần đây, ngành chăn nuôi
theo hướng trang trại và hộ gia đình đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã góp
phần tăng trưởng kinh tế nông thôn ở nước ta. Trong các ngành chăn nuôi thì
chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu được hình thành từ rất lâu đời, bên cạnh đó các
sản phẩm của nó được tiêu thụ rất phổ biến, với số lượng lớn do các ưu điểm
như: Giá thành hợp lý, giàu dinh dưỡng, không gây dị ứng do thực phẩm…Vì
thế, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn đã được đẩy mạnh phát triển
và được coi là ngành chăn nuôi mũi nhọn ở một số địa phương. Nhưng bên cạnh
những thuận lợi đó thì ngành chăn nuôi lợn hiện nay cũng đang gặp phải không
ít những khó khăn như: Giá thành thức ăn cao, nguồn tiêu thụ giảm, các loại
dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều…Việc phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn
còn gặp không ít khó khăn, gây trở ngại cho việc phát triển chăn nuôi. Dịch
bệnh xảy ra là do công tác vệ sinh phòng bệnh chưa đảm bảo yêu cầu; trình độ
dân trí còn thấp; tập tục chăn nuôi còn nặng về quảng canh; chất thải, chất độn
chuồng chưa được xử lý thích hợp; khâu giết mổ, kiểm dịch thú y, kiểm dịch
vận chuyển chưa được sát sao, còn nhiều chỗ sơ hở, sẽ làm lây lan dịch bệnh

1


truyền nhiễm. Qua đó đặt ra một vấn đề là cần phải có sự điều tra, theo dõi tình
hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh của mỗi địa phương qua các năm nhằm giảm
thiểu những thiệt hại trong chăn nuôi. Chính vì thế chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “ Khảo sát tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn lợn tại xã Tân
Tiến - Chương Mỹ - Hà Nội”.

1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
* Mục đích:
1. Đánh giá được thực trạng chăn nuôi xã Tân Tiến - Chương Mỹ - Hà
Nội.
2. Đánh giá được thực trạng công tác thú y tại xã Tân Tiến - Chương Mỹ Hà Nội.
3. Đánh giá được tình hình tiêm phòng vaccin cho đàn lợn tại địa phương.
4. Đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại địa bàn nghiên cứu.
5. Xây dựng các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn tại địa phương.
* Yêu cầu:
Các số liệu điều tra và thông tin thu thập của chuyên đề phải trung thực,
đầy đủ và chính xác.

2


Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
2.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN.
Chăn nuôi lợn trên thế giới giữ vai trò rất quan trọng và có tốc độ tăng hàng
năm khoảng 2,24% và sản lượng thịt lợn tăng bình quân là 4,85%. Theo thống
kê của FAO thì số đầu lợn trên thế giới là 1061,6 triệu con vào năm 1997 và sản
lượng thịt sản xuất ra là 82,3 triệu tấn, đến năm 2003 đã tăng lên là 1219,6 triệu
con với sản lượng thịt sản xuất ra là 95,8 triệu tấn.
Ở Việt Nam chăn nuôi lợn đã gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Nghề
chăn nuôi lợn đã trở thành một hệ thống sản xuất chính của các hộ nông dân,
làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Số đầu lợn ở Việt Nam không ngừng
tăng lên trong những năm vừa qua: Năm 1980 có 10 triệu con và sản lượng thịt
là 292 nghìn tấn, năm 1990 là 12,26 triệu con và sản lượng thịt đạt 728 nghìn
tấn, đến năm 2003 số đầu lợn đã lên tới 25,4 triệu con và sản lượng thịt đạt

1753,6 nghìn tấn. Trong tổng đàn lợn thì khu vực đồn bằng sông Hồng luôn
chiếm tỷ lệ quan trọng nhất 26-27%. Ngoài ra vùng đồng bằng sông Hồng là
vùng xuất khẩu lợn chủ yếu của Việt Nam, chiếm 50% tổng sản lượng thịt xuất
khẩu của cả nước.
2.1.1. Đặc điểm các giống lợn nuôi trên địa phương.
2.1.1.1. Lợn Ỉ : Có 2 loại là Ỉ mỡ và Ỉ pha
- Chủ yếu được nuôi ở địa phương là giống lợn Ỉ pha có đặc điểm: lông
đen, chân cao hơn ỉ mỡ, mõm thẳng, mặt không nhăn, bụng gọn hơn ỉ mỡ, thân
hình dài hơn ỉ mỡ, lưng hơi võng, năng suất đạt 8 - 10 con/lứa.
- Khối lượng cơ thể lợn ỉ nhỏ ở 8 tháng tuổi đạt 35kg,10 tháng đạt 40kg,
động dục lần đầu lúc 4 tháng 15 ngày tuổi, khối lượng sơ sinh đạt 0,4 - 0,45kg.

3


- Lợn ỉ sớm thành thục tính dục, sinh sản tốt, chịu kham khổ, bệnh ít, dễ
thích nghi với điều kiện chăn nuôi, thịt thơm ngon nhưng là giống lợn bé nhỏ,
nhiều mỡ…
2.1.1.2. Lợn Móng Cái.
- Có nguồn gốc ở huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, lợn Móng Cái có
đặc điểm ngoại hình là đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc
hình thoi, mõm trắng, bụng và bốn chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng
một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình
dáng như cái yên ngựa. Nhược điểm là lưng võng, bụng sệ. Lợn Móng Cái mắn
đẻ 2 - 2,2 lứa/năm, đẻ nhiều con 10 - 16 con/lứa , khéo nuôi con, lợn cái có 12 14 vú. Lợn phàm ăn, chịu đựng kham khổ tốt. Lúc 4 - 5 tháng tuổi nặng 30 - 35
kg, 6 - 7 tháng tuổi: 45 - 50 kg, 12 tháng tuổi: 60 - 65 kg. Tỉ lệ thịt xẻ 68 - 71%,
tỷ lệ nạc 35 - 38%, tỷ lệ mỡ 35 - 36%.
- Ưu điểm của lợn Móng Cái:
+ Thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi.
+ ăn được nhiều loại thức ăn, kể cả các loại thức ăn dư thừa.

+ Có khả năng chịu đựng kham khổ, sức chống bệnh cao.
+ Sử dụng làm nái nền lai với đực giống ngoại như Landrace, Yorkshire…
2.1.1.3. Lợn Yorkshire.
- Giống lợn Yorkshire có nguồn gốc từ nước Anh trên cơ sở lai tạo giống
lợn địa phương của nước Anh với giống lợn của Trung Quốc và Ấn Độ. Sau
nhiều năm lai tạo đã hình thành giống Yorkshire.
- Đặc điểm ngoại hình: Da lông trắng tuyền, có khả năng cho thịt cao, với
tầm vóc to, thân mình ngắn, sâu ngực. Lợn đực trưởng thành có khối lượng 350
- 380kg, lợn nái trưởng thành có khối lượng 250 - 280kg, mỗi lứa đẻ 9
-11con/lứa, khối lượng sơ sinh 1,3 - 1,4kg/con, 8 tháng tuổi đạt 84kg, 10 tháng
tuổi đạt 115kg, tỷ lệ nạc đạt 52 - 53%.

4


- Không những được sử dụng để lai kinh tế với các giống lợn nội nhằm
cải tiến năng suất mà hiện nay còn được nuôi thuần tại các trại chăn nuôi.
2.1.1.4. Lợn Landrace.
- Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ nước Đan Mạch và được hình
thành do lai từ lợn Youtlanh (Đức) với lợn Yorkshire (Anh). Hiên nay giống lợn
Landrace được nuôi nhiều và phổ biến trên thế giới. Trong những năm 1970
nước ta đã nhập giống lợn này từ Cu Ba và Bỉ.
- Đặc điểm ngoại hình: Có màu lông trắng tuyền, tầm vóc to, dài mình,
ngực nông, bụng thon, tai to cụp. Đực trưởng thành có khối lượng 300 - 320kg,
nái trưởng thành có khối lượng 220 - 250kg, có từ 12 - 14 vú. Mỗi lứa đẻ 8 11con, khối lượng sơ sinh 1,2 - 1,4kg, cai sữa ở 60 ngày tuổi đạt 12 - 13kg, 6
tháng tuổi đạt 100kg, tỷ lệ nạc đạt trên 56%.
- Được sử dụng trong các công thức lai nhằm cải tiến và tăng năng suất
các giống lợn nuôi…
2.1.2. THỨC ĂN CHĂN NUÔI.
- Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, vi

sinh vật và khoáng chất trong đó có chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể
hấp thu được và không gây ra những tác động có hại tới sức khỏe vật nuôi và
chất lượng sản phẩm của chúng. Những nguyên liệu này sẽ được vật nuôi sử
dụng cho nhu cầu duy trì, xây dựng các mô, cơ quan và điều hòa trao đổi chất.
- Những nguyên liệu có chứa các chất độc, chất có hại cũng có thể được sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi sau khi đã được khử hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các
yếu tố gây độc, gây hại cho sức khỏe vật nuôi, cho thế hệ sau và cho chất lượng
sản phẩm của chúng.
- Lợn là loài động vật ăn tạp, lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích
hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau. Để cho con vật sinh trưởng và phát triển
tốt thì khẩu phần ăn phải đảm bảo:

5


+ Cung cấp đủ khối lượng thức ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của lợn.
+ Cung cấp đủ Protein.
+ Cung cấp đủ Khoáng và Vitamin.
+ Cung cấp đủ nước.
+ Đảm bảo thành phần dinh dưỡng.
- Một số loại thức ăn phổ biến thường được người dân sử dụng trong chăn
nuôi.
2.1.2.1. Cám gạo: Là một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp xay xát,
là một thức ăn giàu vitamin B và rất hấp dẫn với mọi vật nuôi. Lượng cám sử
dụng trong khẩu phần ăn của lợn không nên vượt quá 30 - 40% để tránh thịt
nhão và nên giảm thấp ở những tuần cuối trước khi xuất chuồng.
2.1.2.2. Ngô: Ngô hạt là nguyên liệu giàu carbohydrate dễ tiêu hóa và
được dùng chủ yếu để nuôi những gia súc, gia cầm, tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ đạt
đên 90%. Ngô chứa khoảng trên 60% tinh bột, xơ thấp, năng lượng cao, protein
từ 8 - 12%, lipit khoảng 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no. Ngô thường

nghèo lysine, methionine và tryptophan, nghèo Ca và một số khoáng chất,
vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B do đó cần phải phối hợp ngô chung với các
thức ăn khác nhằm bảo đảm dinh dưỡng cho vật nuôi, cân đối về protein, các
chất khoáng và vitamin.
2.1.2.3. Đậu tương: Đậu tương được sử dụng nhiều trong chăn nuôi. Đậu
tương chứa từ 30 - 40% protein thô, 16 - 21% lipit.Tuy giàu protein nhưng hạt
đậu tương nói chung chưa hoàn toàn cân đối về axit amin, trong đó axit glutamic
và methionine thường thiếu. Trong đậu tương có chất kháng men trypsin và
chymotrypsin. Sự có mặt của các chất này làm giảm giá trị sinh học của protein
đậu tương. Để khắc phục người ta sử dụng đậu tương vào chăn nuôi đã qua xử
lý nhiệt như rang chín rồi nghiền nhỏ dự trữ cho lợn ăn hoặc nấu chín.
2.1.2.4. Bỗng rượu: Đây là phụ phẩm của ngành chế biến rượu, nguyên
liệu dùng để nấu rượu thường là các loại tinh bột như gạo, mì, ngô, khoai, sắn...

6


biến thành đường, đường lên men rồi chuyển thành rượu, được chưng cất lấy
rượu, phần còn lại gọi là bỗng rượu. Bỗng rượu là loại thức ăn chứa nhiều nước,
lợn rất thích ăn vì có vị ngọt, mùi thơm.
2.2. Cơ sở khoa học của các dịch bệnh trong chăn nuôi.
2.2.1. Quá trình sinh dịch.
Điều kiện cần và đủ để một dịch bệnh xảy ra gồm 3 yếu tố: Nguồn bệnh –
Yếu tố trung gian – Động vật cảm thụ. Garmasipxki cho rằng nguồn bệnh là
khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch, là nơi mầm bệnh khu trú và
sinh sản thuận lợi và từ đó trong những điều kiện nhất định sẽ xâm nhập vào cơ
thể bằng cách này hay cách khác để gây bệnh.
Theo quan điểm đúng đắn của dịch tễ học, Nguồn bệnh gồm:
- Con vật đang mắc bệnh: gia súc, gia cầm, dã thú, côn trùng… Thậm chí cả
con người mắc bệnh ở các thể khác nhau.

- Con vật mang trùng: gia súc, gia cầm, dã thú, côn trùng và con người mang
trùng.
Xét về mặt dịch tễ học hiện tượng mang trùng rất nguy hiểm, trong một số
bệnh truyền nhiễm nó có tác dụng lớn trong việc phát sinh dịch.
Yếu tố trung gian: có tác dụng truyền nguồn bệnh sang động vật cảm thụ.
Gồm:
- Thức ăn, nước uống.
- Người, dụng cụ đồ vật…
- Côn trùng.
- Các loại động vật.
- Đất, nước, không khí.
Động vật cảm thụ: là khâu cuối cùng và không thể thiếu trong quá trình
phát sinh – phát triển của bệnh.

7


2.2.2. Nguyên lý của các biện pháp phòng chống bệnh.
Nguyên tắc chung phòng chống dịch:
- Can thiệp toàn diện vào cả 3 mắt xích của quá trình dịch, song cần xác định
những trọng tâm ưu tiên cho từng mắt xích của mỗi loại bệnh dịch.
- Coi trọng biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu như: vệ sinh, khử trùng
chuồng trại, cách ly những con vật ốm, nghi mắc bệnh để theo dõi, điều trị.
- Thường xuyên thực hiện tốt công tác giám sát dịch, chủ động nắm chắc tình
hình phát triển của dịch bệnh để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm đạt
những kết quả điều trị cao nhất.
- Sử dụng thuốc, vaccin khi có dự báo nguy cơ dịch bệnh và chỉ định.
- Thực hiện đúng hướng dẫn phòng chống dịch và có những báo cáo kịp thời
cho những cơ quan liên quan.
2.3. Một số bệnh thường gặp ở đàn lợn tại địa phương.

2.3.1 Bệnh tụ huyết trùng:
- Nguyên nhân gây bệnh:
Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra với tính chất dịch lẻ tẻ. Đặc điểm
của bệnh là gây nhiễm trùng máu, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu
gây viêm phổi). Bệnh thường ghép với bệnh dịch tả, suyễn lợn do Mycoplasma.
- Triệu chứng, bệnh tích:
* Thể quá cấp: bệnh diễn biến rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ, lợn sốt cao
410C, nằm yên một chỗ, bỏ ăn, thở khó có thể sưng ở hầu và xuất hiện những vết
đỏ (nâu, tím) ở cuống tai, cổ, da bụng, lưng...
* Thể cấp tính:
- Sốt cao 40,50C - 410C
- Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng, sau đặc dần, có thể có mủ hoặc đôi khi có
máu, rất khó thở . Mổ khám thấy phổi viêm xuất huyết hoặc phổi cứng như gan
(hoá gan).
- Sưng hầu có khi lan rộng ra cổ và cằm.

8


- Xuất huyết ở tai, vùng da cổ, bụng, lưng.
* Thể mãn tính
- Bệnh kéo dài 3 - 6 tuần.
- Lợn gầy còm, thở khó, ho nhiều có thể tiêu chảy liên miên.
- Có khi thấy viêm khớp (khớp đầu gối), da bong vảy (vùng bị đỏ trước đó), đi
đứng không vững.
2.3.2. Bệnh lở mồm long móng trên lợn.
- Nguyên nhân gây bệnh:
- Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Aphthovirus gây ra
trên lợn và nhiều gia súc móng guốc khác như trâu, bò, dê, cừu (trừ ngựa) với
mức độ nặng nhẹ khác nhau.

- Triệu chứng:
- Mọc các mụn nhỏ ở miệng, mọng nước, sau vỡ ra có màu đỏ, xám có phủ lớp
bựa.
- Cùng thời gian này nhiệt độ tăng cao 410C - 430C. Những nốt loét này lan sang
lớp thượng bì của lưỡi, vòm họng làm con vật ăn uống rất khó khăn.
- Đặc biệt quanh móng chân cũng mọc các mụn loét giống như ở niêm mạc
miệng, nốt loét quanh móng có thể làm bong móng làm chúng không đi lại
được.
- Ở con cái còn thấy các nốt loét xung quanh núm vú.
- Trong các ổ dịch, súc vật trưởng thành chết khoảng 5%, súc vật non có tỉ lệ
chết cao.
2.3.3. Bệnh dịch tả lợn.
- Nguyên nhân gây bệnh:
Dịch tả lợn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Pestivirut gây ra,
bệnh xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất là lợn con theo mẹ và lợn
sau cai sữa. Bệnh tập trung nhiều vào thời điểm chuyển mùa, tỷ lệ bệnh và chết
rất cao.

9


- Vi rút xâm nhập chủ yếu qua: đường tiêu hóa, niêm mạc, vết thương ở da và
một phần qua hệ thống hô hấp.
- Bệnh lây trực tiếp từ con bệnh sang con khỏe, qua thức ăn, nước uống; gián
tiếp qua các chất bài tiết, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do các
động vật khác mang mầm bệnh truyền lây.
- Triệu chứng:
Tùy thuộc vào độc lực, số lượng vi rút và sức đề kháng của con vật mà
thời gian nung bệnh có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày và bệnh có thể xuất hiện ở một
trong 3 thể:

- Thể quá cấp tính (còn gọi là bệnh dịch tả lợn trắng): Bệnh xuất hiện đột ngột,
không có triệu chứng ban đầu, lợn khỏe mạnh tự nhiên ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 41420C, phần da mỏng đỏ ửng, con vật dãy dụa rồi chết nhanh trong vòng 1 - 2
ngày, tỷ lệ chết có thể 100%.
- Thể cấp tính:
+ Ủ rũ, kém ăn rồi bỏ ăn, nằm chồng lên nhau sốt cao 41- 42 0C kéo dài đến lúc
gần chết.
+ Mắt viêm đỏ có ghèn, chảy nước mũi, miệng có loét phủ nhựa vàng ở lợi, chân
răng, hầu; lợn thường bị ói mửa, thở khó, nhịp thở rối loạn, đuôi cụp, lưng cong,
đặc biệt, lợn ngồi như chó ngồi và ngáp.
+ Lúc đầu táo bón sau đó tiêu chảy phân vàng, vàng nâu hoặc nâu đỏ (lẫn máu),
phân bết vào mông và đuôi có mùi thối khắm.
+ Trên da nhất là vùng da mỏng có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như ở tai,
mõm, bụng và 4 chân.
+ Vào giai đoạn cuối của bệnh, lợn bị liệt 2 chân sau đi loạng choạng hoặc
không đi được. Đối với lợn nái mang thai dễ bị sẫy thai.

10


+ Trong trường hợp ghép với các bệnh khác như: phó thương hàn, tụ huyết
trùng, tai xanh lợn (PRRS), E.coli,. . . v.v thì các triệu chứng trên trầm trọng hơn
và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
- Thể mãn tính: Lợn tiêu chảy nhiều dễ dẫn đến gầy yếu, lợn chết do kiệt sức;
một số trường hợp lợn có thể khỏi bệnh nhưng vẫn mang mầm bệnh.
Bệnh tích: mổ khám bệnh tích.
- Thể quá cấp: không có bệnh tích đặc trưng.
- Thể cấp tính:
+ Các cơ quan nội tạng bại huyết, xuất huyết nặng.
+ Hạch: tất cả đều sưng, tụ huyết và xuất huyết.
+ Ruột có nốt loét ở đường tiêu hóa, niêm mạc miệng, lưỡi tụ máu, dạ dày bị tụ

huyết, xuất huyết thường nặng ở đường cong lớn, ở van hồi manh tràng xuất
huyết có những vết loét hình cúc áo, có vòng tròn đồng tâm bờ vết loét cao phủ
nhựa vàng.
+ Phổi bị xuất huyết, tụ huyết, nhiều vùng bị gan hóa và hoại tử.
+ Tim bị xuất huyết ở mỡ vành tim, ở ngoại tâm mạc, gan bị tụ huyết xuất huyết,
túi mật có những điểm xuất huyết.
+ Lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa.
+ Thận có nhiều điểm xuất huyết lấm tấm như đầu đinh ghim ở vỏ thận và tủy
thận, bể thận ứ máu hoặc có cục máu, niêm mạc bàng quang bị tụ huyết, xuất
huyết.
- Thể mãn tính: thường thấy ruột có những vết loét lõm sâu, bờ cao phủ nhựa
vàng, phổi có thể bị viêm dính vào lồng ngực.

11


2.3.4 Bệnh phó thương hàn trên lợn.
- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra với đặc điểm nhiễm trùng máu, viêm dạ dày
ruột, viêm phổi trên lợn sau cai sữa, lợn thịt. Gây xáo trộn sinh sản trên lợn nái.
- Triệu chứng:
+ Thể nhiễm trùng máu: thường gặp trên lợn con khoảng 2 tháng tuổi, với biểu
hiện:
 Sốt cao 40,5 - 41,50C.
 Nằm yên một chỗ, yếu ớt, có thể có biểu hiện thần kinh.
 Xuất huyết ở 2 tai, chân, lưng.
 Chết trong vòng 24 - 48 giờ sau khi phát bệnh (tỉ lệ chết có thể 100%).
+ Thể tiêu hoá:
Dạng cấp tính: thường gặp trên lợn con. – lợn sốt 40 - 41,50C, bỏ ăn, nằm
tụm lại một chỗ, chết sau 2 - 4 ngày.

Triệu chứng thường thấy là xáo trộn về tiêu hoá: viêm dạ dày ruột dẫn đến ói
mửa, tiêu chảy phân vàng hôi thối. Mổ khám thấy ruột xuất huyết.
Có thể xuất hiện thêm những dấu hiệu sau:
 Da: xuất huyết phần da mỏng ở tai, họng, mặt trong mũi.
 Viêm dạ dày - ruột có thể đi cùng với viêm phổi, viêm phế quản với biểu hiện
ho và khó thở.
 Viêm khớp.
 Thần kinh: đi đứng không vững, run rẩy, liệt nhẹ chân sau.
Dạng mãn tính: từ cấp tính chuyển sang, thường gặp trên lợn nuôi vỗ béo.
lợn rất gầy yếu, da xanh xao
 Sốt nhẹ, cách khoảng. lợn bị bón trong 5 - 7 ngày, sau đó tiêu chảy lỏng với
những mảnh xám của tế bào thượng bì ruột bị hoại tử , rất hiếm khi có máu.
 Một số lợn bị viêm phổi, ho, khó thở, viêm khớp. Bệnh kéo dài nhiều tuần làm
lợn còi cọc suy nhược thường chết sau 2 - 4 tuần. Mổ khám thấy ruột già bị loét

12


Thể sinh dục.
 Sẩy thai khoảng một tháng trước khi đẻ hoặc sinh ra lợn con chết.
 Lợn nái sau khi sinh thường bị sót nhau, viêm tử cung.
2.3.5 Bệnh phân trắng lợn con:
- Nguyên nhân gây bệnh:
+ Do điều kiện vệ sinh dinh dưỡng: nhân tố bẩm sinh do quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng lợn mẹ không đầy đủ, nhất là giai đoạn có chửa, lợn mẹ bị thiếu chất
dinh dưỡng, khoáng, nhất là Fe, Co, Ca, Vitamin B12… Làm bào thai phát triển
kém, do đó ấu súc mới sinh dễ bị bệnh phân trắng lợn con. Do rối loạn trao đổi
chất vì lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu chất dinh dưỡng nhất là thiếu
Fe. Khi còn bú mẹ, lợn con rất cần nước, thiếu nước chúng sẽ uống nước bẩn…
- Do đặc điểm sinh lý lợn con: khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn

chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Trong dạ dầy lợn con thiếu axit HCL nên
Pepsinnozen tiết ra không trở thành men Pepsin hoạt động được. Khi thiếu
pepsin, sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng cazein, gây rối loạn
tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của cazein chưa được tiêu hoá). Hơn
nữa khi mới sinh vỏ não và các trung tâm điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa
hoàn chỉnh, do vậy nó không kịp thích nghi với sự thay đổi bất thường của thời
tiết, khí hậu.
+ Do vi khuẩn đường ruột thường là kế phát. Khi sức đề kháng của lợn con
giảm, E.coli, Salmonella phát triển nhanh chóng gây bội nhiễm, tăng động lực
gây bệnh.
- Triệu chứng:
Bệnh gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh cho dến 21 ngày tuổi.
+ Lợn kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo.
+ Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn
thường dính bết phân.
+ Niêm mạc mắt lợn nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh.

13


+ Lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu xanh đen sau đó chuyển sang sám
rồi chuyển sang màu sám như cứt cò, có mùi tanh, khắm đặc trưng. Phân dính
nhiều vào đít.
+ Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, nên tìm nước bẩn trong chuồng uống,
làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch.
+ Đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có mùi chua.
+ Bệnh kéo dài 2 - 4 ngày, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẫy và chết.
+ Tỷ lệ chết 50 - 80%. Thể kéo dài gặp nhiều ở lợn từ 22 ngày tuổi. Bệnh có thể
kéo dài từ 7 - 10 ngày.
+ Lợn con vẫn bú nhưng giảm dần đi. Phân màu trắng đục, trắng vàng. Nhiều

con mắt có dử và vầng thâm xung quanh. Lợn suy dinh dưỡng, niêm mạc nhợt
nhạt, nếu chữa trị không kịp thời lợn thường bị chết sau 1 tuần bị bệnh.
+ Lợn con từ 45 - 50 ngày vẫn còn bú mẹ cũng bị bệnh ỉa phân trắng với các
triệu chứng nhẹ hơn. Nếu bệnh kéo dài, lợn sẽ bị còi cọc.

14


PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: các giống lợn có trên địa bàn xã Tân Tiến - Chương Mỹ
- Hà Nội.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm: xã Tân Tiến - Chương Mỹ - Hà Nội.
- Thời gian:
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình chăn nuôi tại xã trong những năm gần đây.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tại xã.
- Theo dõi, đánh giá tình hình tiêm vaccin của thú y xã và một số bệnh thường
gặp ở đàn lợn tại xã.
- Tiến hành điều trị một số bệnh phổ biến bằng một số phác đồ điều trị và so
sánh hiệu quả điều trị của các phác đồ đó.
3.4. Phương pháp nghiên cứu .
3.4.1. Phương pháp điều tra
- Theo dõi, thu thập số liệu về đàn lợn trên địa bàn xã trong ba năm 2012, 2013, 2014.
- Tìm hiểu, đánh giá tình hình dịch bệnh trên đàn lợn trong ba năm gần đây.
- Dựa vào số liệu của ban thú y xã cung cấp.

- Điều tra trực tiếp các hộ dân chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.
- Quan sát trực tiếp các ca bệnh xảy ra trong thời gian thực tập đồng thời tham
gia điều trị các ca bệnh xảy ra trên địa bàn xã trong thời gian thực tập.
3.4.2. Phương pháp thống kê
- Thu thập các số liệu và thông tin phục vụ cho nội dung nghiên cứu qua các số
liệu tổng hợp được từ ban thú y xã, và từ các hộ chăn nuôi.

15


PHẦN IV
DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
4.1 Vài nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Tân Tiến.
4.1.1.Đặc điểm các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của địa phương:
Tân Tiến là một xã thuộc huyện Chương Mỹ Thành phố Hà Nội.
- Diện tích: 13,12 km²
- Dân số: 8591 người
- Mật độ dân số: 855 người/km² (Theo Tổng điều tra dân số năm 1999).
Địa giới hành chính.
+ Phía đông giáp xã Nam Phương Tiến và xã Thanh Bình của huyện Chương
Mỹ
+ Phía nam giáp xã Thuỷ Xuân Tiên.
+ Phía tây giáp 1 phần của huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình.
+ Phía bắc giáp xã Nam Phương Tiến.
Là một xã có nền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều
nên nông nghiệp trên địa bàn xã rất phát triển, đóng vai trò quan trọng trong sự
phát triển kinh tế của xã. Có khoảng 80% người lao động trên địa bàn xã làm
nông nghiệp, kèm theo sự phát triển của nó đó là sự phát triển của nghành chăn
nuôi. Chăn nuôi không những tận dụng tốt những phụ phẩm của ngành nông
nghiệp mà nó còn góp phần cung cấp các sản phẩm như thịt, trứng, sữa… cho

địa bàn tỉnh. Có những thuận lợi như trên nên ngành chăn nuôi cũng rất được
chú trọng và phát triển. Có khoảng 65% các hộ dân trên địa bàn xã tham gia
chăn nuôi, trong số đó chăn nuôi lợn chiếm từ 90 - 95% trong tổng số các loại
hình chăn nuôi.

16


4.1.2. Điều kiện xã hội.
- Dân cư, dân tộc :
Tân Tiến là một xã có diện tích 13,12 km², dân số năm 1999 là 8.591
người, mật độ dân số đạt 655 người/km².
- Tình hình lao động, chất lượng nguồn nhân lực :
Người dân trên địa bàn xã đều có tập quán sinh hoạt giống và khác nhau, nhưng
nhìn chung người dân trong xã đều có truyền thống cần cù, chịu khó lao động,
nhanh tiếp thu cái mới áp dụng cải tiến của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ
đó mà năng suất ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng cải thiện.
4.1.3 Tình hình sản xuất.
- Sản xuất trồng trọt.
Xã có tổng diện tính đất gieo trồng là 453ha trong đó diện tích đất
trồng lúa là 350ha, năng suất lúa bình quân đạt 500 tạ/ha. Bình quân
lương thực đầu người 610 kg/người/năm.
Ngoài trồng cây lúa, người dân nơi đây còn trồng các giống cây nông
nghiệp khác như: ngô, lạc, đậu tương, sắn, khoai lang, khoai tây, rau màu các
loại …, đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giá trị của ngành nông
nghiệp trong vùng.
4.2. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ TÂN TIẾN.
4.2.1 Tình Hình Chăn Nuôi.
Tân Tiến là một xã có phần lớn dân số làm nông nghiệp chủ yếu là trồng

trọt, chăn nuôi, do sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường và sự phát triển của
khoa học kỹ thuật mà ngành chăn nuôi ngày càng được đẩy mạnh từng bước
trở thành ngành chăn nuôi chính của vùng.
Trong xã nhân dân chăn nuôi chủ yếu là các giống gia súc gia cầm như:
Trâu, bò, lợn, gà, chó, mèo...

17


Bảng 01: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã qua 3 năm:

Loại gia súc,gia cầm

ĐVT

Năm
2012

Lợn

Gia cầm
Gia súc
khác

2013

2014

Đực giống


Con

152

162

128

Nái
Thịt

Con
Con

758
3440

858
3545

912
3990



Con

3550

3290


3685

Vịt

Con

2240

2590

2695

Trâu

Con

195

343

321



Con

688

580


645

* Nhận xét:
Qua Bảng 01 ta thấy tình hình chăn nuôi trên địa bàn xã có xu hướng phát
triển tốt, số đầu con tăng đều qua các năm. Đàn lợn ngày càng tăng do nhu cầu
về thực phẩm của người dân ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng,
đàn gia cầm và trâu bò cũng tăng nhẹ đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu thực
phẩm chăn nuôi. Đạt được những thành quả dó là do những năm qua người dân
trên địa bàn xã đã hoàn thành tốt quá trình tiêm phòng dịch bệnh, đẩy mạnh quá
trình chăn nuôi, hạn chế tình hình lây lan của dịch bệnh, đặc biệt là có sự quan
tâm và chỉ đạo của chính quyển xã đã giúp cho tình hình chăn nuôi ngày càng
thuận lợi hơn.

18


Bảng 02: Cơ cấu của đàn lợn trong 3 năm:
STT

1

2
3
4

Đàn Lợn

Lợn nái sinh sản
Lợn đực giống

Lợn thịt
Tổng đàn lợn

ĐVT

Con
Con
Con
Con

Năm
Năm

Năm

Năm

2012
758
152
3440
4350

2013
858
162
3545
4565

2014

912
128
3990
5030

* Nhận xét:
Số lượng đàn lợn tăng theo năm. Trước kia do hiệu quả chăn nuôi lợn đem lại
cho người dân là không đáng kể, vì vậy chăn nuôi chủ yếu là tận dụng thức ăn dư
thừa như cám, gạo, ngô, khoai,… Nhưng trong những năm gần đây do giá trị của
chăn nuôi là rất lớn. Mặt khác do nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao.
Chính vì vậy đã có nhiều hộ gia đình không ngại vay vốn để đầu tư phát triển chăn
nuôi, thành lập những trang trại nhỏ của gia đình với việc áp dụng các phương thức
chăn nuôi công nghiệp, cho ăn cám viên hoặc chăn nuôi bán công nghiệp.
Chăn nuôi lợn phát triển song số lượng đầu lợn đực giống ngày càng
giảm từ năm 2012 – 2014 giảm 24 con. Nguyên nhân là do công tác thụ tinh
nhân tạo phát triển mạnh. Phần lớn các hộ đều áp dụng phương pháp thụ tinh
nhân tạo cho đàn lợn, với phương thức này số lượng lợn con sinh ra tăng, đồng
thời chất lượng con giống đảm bảo mang lại hiểu quả kinh tế cao. Nó đảm bảo tỉ
lệ thụ thai cao, năng suất cao, các hộ đều áp dụng phương pháp này đạt 87%
trong tổng đàn lợn nái của toàn xã. Từ năm 2012– 2014 số lợn nái tăng 154 con,
qua đó cung cấp một nguồn con giống dồi dào cho các hộ chăn nuôi, chính vì
vậy số lượng lợn thịt trong 3 năm qua vẫn luôn ổn định từ năm 2012– 2014 tăng
550 con, nhưng quy mô chăn nuôi từ các hộ nhỏ lẻ đã dần dần được chuyển sang
hình thức trang trại,chăn nuôi tập chung.
Bảng 03: Các giống lợn được nuôi trên địa bàn xã.

19



×