Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phần mềm KSVN 7 1 trong công tác thành lập bản đồ và tính khối lượng mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 94 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

1

1

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển giúp con người tạo ra
những công nghệ mới nhằm phục vụ những lợi ích trong cuộc sống, đi đôi với sự
phát triển đó, ngành trắc địa cũng đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về
phương pháp và công nghệ vào sản xuất thực tế trong đó có việc sử dụng những
phần mềm khảo sát tính toán khối lượng mỏ và biên tập bản đồ nhằm hiện đại
hóa công tác đo đạc và xử lý số liệu, đưa ngành trắc địa lên một tầm cao mới.
Việc áp dụng công nghệ tin học chuyên dụng vào công tác khảo sát thiết
kế, phục vụ khai thác mỏ đã đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo
độ chính xác và thỏa mãn được tính tối ưu về kinh tế. Từ đó em lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu ứng dụng phần mềm KSVN 7.1 trong công tác thành lập


bản đồ và tính khối lượng mỏ” nhằm mục đích ứng dụng tin học trong việc
tự động hóa công tác trắc địa ở vùng mỏ.
Nội dung đồ án bao gồm:
Chương I: Bản đồ địa hình và các công tác tính toán khối lượng khai
thác ở mỏ lộ thiên.
Chương II: Giới thiệu phần mềm KSVN 7.1 và cơ sở dữ liệu trong KSVN 7.1.
Chương III: Ứng dụng phần mềm KSVN 7.1 trong công tác thành lập
bản đồ mỏ than Hà Tu và tính khối lượng.
Do thời gian và trình độ chuyên môn có hạn, tài liệu nghiên cứu còn hạn
chề và lần đầu làm quen với công nghệ tin học để phục vụ công tác thành lập
bản đồ và tính khối lượng mỏ, nên đồ án của em còn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để
bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn GVC.TS Vương Trọng Kha cùng các thầy cô
giáo trong bộ môn Trắc địa Mỏ đã giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án này. Tôi
cũng xin chân thành cảm ơn anh chị và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án
này!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

2

2

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hoàng Tiến Thành
Chương I
BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ CÁC CÔNG TÁC TÍNH KHỐI LƯỢNG
KHAI THÁC Ở MỎ LỘ THIÊN
1.1. Định nghĩa bản đồ và tính chất cơ bản của bản đồ
1.1.1. Định nghĩa bản đồ
Bản đồ địa hình là bản đồ địa lý chung, là sự biểu thị khái quát, thu
nhỏ của bề mặt Trái Đất trên mặt phẳng, thông qua phép chiều toán học
nhất định, có tổng quát hóa theo hệ thống ký hiệu và các mối quan hệ tương
quan giữa các yếu tố cơ bản của địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội với độ chính
xác và mức độ chi tiết tương đối như nhau, phần lớn vẫn giữ được hình
dạng, kích thước theo tỷ lệ bản đồ, đồng thời giữ được tính chính xác hình
học của ký hiệu và yếu tố nội dung.
Cơ sở toán học của bản đồ là phương pháp toán học đảm bảo các
nguyên tắc về quy luật chuyển từ bề mặt tự nhiên của Trái đất lên mặt phẳng
bản đồ. Nó tuân theo những trình tự sau:
Chuyển bề mặt tự nhiên của Trái đất lên mặt elipxoid Trái đất, sau đó
chuyển từ bề mặt elipxoid Trái Đất với kích thước thu nhỏ theo tỷ lệ nhất định
lên mặt phẳng chiếu đã chọn nào đó. Tỷ lệ thu nhỏ của kích thước elipxoid để
biểu thị lên bản đồ được gọi là tỷ lệ bản đồ. Phép chiếu chính là quy luật của
sự biểu thị elipxoid Trái đất lên mặt phẳng được biểu hiện ở sự phụ thuộc
hàm số giữa tọa độ của điểm tương ứng ở trên mặt phẳng.Như vậy, trong cơ
sở toán học của bản đồ thì bao gồm cơ sở trắc địa, tỷ lệ và phép chiếu.Ngoài
ra, bố cục bản đồ, khung bản đồ, sự phân mảnh và đánh số các bản đồ cũng
phụ thuộc vào các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ.
Hệ thống ký hiệu quy ước của bản đồ là phương tiện đặc biệt để phản
ánh nội dung bản đồ. Phương tiện chủ yếu là các yếu tố đồ họa và màu sắc,

đồng thời có xét đến khía cạnh tâm lý học, thẩm mỹ học để tạo nên hệ thống
ký hiệu bản đồ.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

3

3

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Tổng quát hóa bản đồ là quá trình lựa chọn và khái quát các đối tượng
cần thể hiện lên bản đồ.Mục đích của tổng quát hóa là nhằm phản ảnh đúng
bản chất của đối tượng và đáp ứng tối ưu yêu cầu đặt ra.
1.1.2. Tính chất cơ bản của bản đồ
Bản đồ có tính chất cơ bản là: tính trực quan, tính đo được và tính thông
tin.
+ Tính trực quan của bản đồ được thể hiện ở chỗ là bản đồ cho ta khả
năng bao quát và tiếp thu nhanh chóng những yếu tố chủ yếu và quan trọng
nhất của nội dung bản đồ. Một trong những tính chất ưu việt của bản đồ là
khả năng bao quát, biến cái không nhìn thấy thành những cái nhìn thấy được.
+ Tính đo được: đó là tính chất quan trọng của bản đồ. Tính này có liên
quan chặt chẽ tới cơ sở toán học của nó. Căn cứ vào tỷ lệ và phép chiếu của
bản đồ, căn cứ vào các thang bậc của các ký hiệu quy ước, người sử dụng bản
đồ có khả năng xác định được rất nhiều các trị số khác nhau như: tọa độ, biên

độ, khoảng cách, diện tích, thể tích, góc, phương hướng và nhiều trị số khác.
Chính vì nó có tính chất này mà bản đồ được dùng để làm cơ sở xây
dựng các mô hình toán học của các hiện tượng địa lý và để giải quyết nhiều
vấn đề khoa học và thực tiễn sản xuất.
+ Tính thông tin của bản đồ: đó là khả năng lưu trữ và truyền đạt cho
người đọc những tin tức khác nhau về các đối tượng và các hiện tượng.
1.2. Chia mảnh và đánh số hiệu bản đồ địa hình
1.2.1. Danh pháp tờ bản đồ
Vì kích thước của tờ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn là có hạn (thường là
50x50 cm hoặc 60x60 cm) nên để biểu thị một vùng rộng lớn phải có nhiều
mảnh ghép lại. Để tiện trong việc đo vẽ, bảo quản, quản lý và sử dụng người
ta quy định một hệ thống ký hiệu riêng biệt để đánh số hiệu cho từng loại bản
đồ với từng khu vực và tỷ lệ khác nhau. Số hiệu của tờ bản đồ gọi là danh
pháp của nó.
1.2.2. Quy định quốc tế về danh pháp tờ bản đồ 1:1000000
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

4

4

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Theo kinh tuyến, chia Trái đất thành 60 cột, mỗi cột có kinh sai ∆ λ = 6,
cột thứ nhất (cột kinh tuyến gốc Greenwich) được đánh số thứ tự là 31 và

tăng dần sang phía đông, nghĩa là số thứ tự cột chênh lệch so với số thứ tự
múi trong phép chiếu Gause là 30. Lãnh thố Việt Nam nằm chủ yếu ở múi thứ
18, 19, và 20 nên tương ứng với các cột 48,49 và 50.
Theo vĩ tuyến, từ xích đạo về phía hai cực Trái đất chia thành 22 hàng,
mỗi hàng có vĩ sai là ∆ = 4 và đánh thứ tự theo chữ cái in hoa la tinh A, B, C…
Việt Nam có vĩ độ từ khoảng 7 đến 235’ nên nằm ở các hang B,C,D,E,F.
Như vậy, sau khi chia cột và tầng ta nhận được các mảnh hình thang
cong trên mặt cầu có kích thước ∆ = 4 và ∆λ= 6. Hình thang cong này được
chiếu lên mặt phẳng hình chiếu theo tỷ lệ 1:1000000 ta được tờ bản đồ có
danh pháp quy định với số thứ tự hàng, số thứ tự cột và địa danh.

Hình 1.1
1.2.3. Quy định của Việt Nam về danh pháp bản đồ địa hình
Theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500 đến 1:5000
của Tổng cục địa chính cũ, nước ta lấy tờ bản đồ 1:1000000 làm cơ sở để chia
mảnh và đánh số hiệu cho các loại bản đồ địa hình. Tùy theo tỷ lệ bản đồ mà
ta có ba cách phân mảnh dưới đây:
* Chia mảnh khung hình thang theo kinh tuyến và vĩ tuyến
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

5

5

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất


Đối với bản đồ tỷ lệ nhỏ : từ mảnh bản đồ 1:1000000 chia thành:
- 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 có kích thước ∆ = 2 và ∆λ= 3 và đánh số
hiệu từ trên xuống dưới, từ trái qua phải bằng chữ in hoa La tinh A, B, C, D.

Hình 1.2
- 36 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200000 có kích thước ∆ = 40 và ∆λ= 1 và đánh
số hiệu bằng chữ la mã I, II, XXXVI
- 144 mảnh bản đồ 1: 100000 có kích thước ∆ = 20 và ∆λ= 30 và đánh số
hiệu bằng chữ Ả Rập 1,2,..144.
Đối với bản đồ tỷ lệ trung bình.
Sau khi có bản đồ tỷ lệ 1:100000 chia thành 4 mảnh 1:50000 với ký hiệu
A, B, C, D và có kích thước ∆ = 10 và có ∆λ= 15. Từ mảnh 1:50000 chia thành 4
mảnh 1:25000 với ký hiệu a, b, c, d với ∆ = 5 và ∆λ= 7’30”. Từ mảnh bản đồ
1:25000 chia thành 4 mảnh 1:10000 với ký hiệu 1, 2, 3, 4 và ∆ = 2’30’’ và ∆λ=
3’45’’.
Như vậy, đối với các loại mảnh bản đồ tỷ lệ nhỏ và trung bình đều dựa
vào mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 để chia mảnh và đánh số hiệu theo nguyên
tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
* Chia mảnh theo khung hình chữ nhật.
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

6

6

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Đối với bản đồ tỷ lệ 1:5000 và 1:2000 khi đo vẽ ở khu vực đã có các
điểm tọa độ Nhà nước và có diện tích lớn hơn 20km thì chia mảnh theo khung
hình chữ nhật lấy bản đồ 1:100000 làm cơ sở. Cụ thể là chia tờ bản đồ
1:100000 thành 384 mảnh (16 hàng và 24 cột) đánh số hiệu từ 1 đến 384 và
để trong dấu ngoặc đơn với kích thước ∆ = 1’15’’ và ∆λ= 1’15’’. Ví dụ F- 48144(384).

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1
0


1
1

1
2

1
3

1
4

1
5

1
6

1
7

1
8

1
9

2
0


2
1

2
2

2
3

24

Hình 1.3
Chia mảnh 1:5000 thành 6 mảnh 1:2000 và ký hiệu a, b, c, d, e, f với
∆=25’ và ∆λ= 37’’5. VD F- 48- 144- (384-f).
* Chia mảnh theo khung hình vuông
Đối với khu vực chưa có điểm tọa độ nhà nước và diện tích nhỏ hơn
20km² thì bản đồ địa hình được chia theo khu vực hình vuông. Khác với
nguyên tắc đã nêu ở trên, ở đây, lấy hệ trục tọa độ vuông góc và bản đồ
1:5000 làm cơ sở, cụ thể: chia mảnh bản đồ 1:100000 thành 64 mảnh 1:5000
và đánh số hiệu A, B, C, D và 1, 2, 3, 4 theo nguyên tắc như hình 1.3.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

7

7

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55



Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.4
Chia mảnh 1:5000 thành 9 mảnh 1:2000 và ký hiệu a,b,…i.
Ví dụ hình dưới đây ta có A-2-3-d là danh pháp của tờ 1:2000.

Hình 1.5: Tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh 1:2000 thành 4 mảnh 1:1000 và đánh số hiệu I,II, III, IV.
Danh pháp của tờ bản đồ 1:1000 bao gồm cả danh pháp của hai tờ 1:5000 và
1:2000.
Chia mảnh 1:2000 thành 16 mảnh 1:500 với số hiệu từ 1 đến 16.
Trên đây là nội dung chia mảnh và đánh số hiệu của bản đồ địa hình.
1.2.4. Danh pháp của bản đồ địa hình trong hệ quy chiếu tọa độ quốc
gia VN-2000
1.2.4.1. Danh pháp của các bản đồ địa hình cơ bản
+ Danh pháp của mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1000000
Cũng giống như trong hệ HN-72, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 có kích
thước ∆ = 4 và ∆λ= 6. Ký hiệu cột được đánh bằng số Ả Rập 1, 2, 3, 4… bắt đầu
từ số 1 nằm giữa kinh tuyến 180Đ và 174T, ký hiệu cột tăng từ Đông sang Tây.
Hay nói cách khác, số thứ tự cột chênh với số thứ tự múi trong phép chiếu
Gauss_Krugher là 30. Ký hiệu hàng được đánh bằng các chữ cái la tinh A, B, C..
( bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và 1) bắt đầu từ hàng A
nằm giữa vĩ tuyến 0 và 4, ký hiệu hàng tăng từ xích đạo về 2 cực.
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

8

8


Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Trong hệ UTM quốc tế, để phân biệt rõ hai vùng đối xứng qua xích đạo,
người ta đặt trước ký hiệu hàng thêm chữ cái N đối với các hàng ở bắc bán
cầu, và chữ S với các hàng ở nam bán cầu.
+ Danh pháp mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500000
Cũng giống như hệ HN-72, mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 chia thành
4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000, mỗi mảnh có kích thước 2 0x 30, phân hiệu
mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 là danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1000000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 đó, gạch nối sau là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:500000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000.
+ Danh pháp tờ bản đồ tỷ lệ 1:250000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:250000, mỗi mảnh có kích thước 1 0x1030’ ký hiệu bằng các số Ả rập 1, 2, 3, 4
theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Danh pháp tờ bản đồ tỷ lệ 1:250000 gồm danh pháp tờ bản đồ tỷ lệ
1:500000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ 1:250000 trong mảnh 1:500000.
+ Danh pháp tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100000, mỗi mảnh có kích thước 30’x30’, ký hiệu các mảnh đặt bằng các số
Ả rập từ 1 đến 9 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.

Danh pháp tờ bản đồ 1:100000 gồm danh pháp tờ bản đồ 1:1000000
chứa tờ bản đồ 1:100000 đó, gạch nối và ký hiệu tiếp theo sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000000.
+ Danh pháp tờ bản đồ 1:50000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50000, mỗi mảnh có kích thước 15’x15’, ký hiệu mảnh đặt bằng chữ cái A, B,
C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

9

9

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Danh sách tờ bản đồ tỷ lệ 1:50000 gồm danh pháp của mảnh bản đồ
1:100000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100000, phần trong
ngoặc là mảnh bản đồ đó theo kiểu VN-2000 (danh pháp tờ bản đồ tỷ lệ
1:50000 theo kiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên nhưng không
có gạch ngang).
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50000 có phiên hiệu F-48-96-D(6151 IV).
+ Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000, 1:10000, 1:5000, 1:2000
Hệ thống UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ từ
1:25000 và lớn hơn, do đó trong hệ VN-2000 cũng áp dụng giống như trong

HN-72.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 có danh pháp F-48-96-D-d.
Tỷ lệ 1:10000 có danh pháp F-48-96-D-d-2.
Tỷ lệ 1:5000 có danh pháp F-48-96(256-c).
1.2.4.2. Danh pháp của các mảnh bản đồ tỷ lệ lớn
Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:1000 và 1:500 chỉ được thành lập cho các
khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt danh pháp mảnh phù
hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cách phân
mảnh và đặt danh pháp theo hệ thống chung như sau:
+ Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000,
ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
Danh pháp mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 gồm danh pháp của mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:2000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 đó, gạch nối và sau đó là ký
hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 trong bản đồ tỷ lệ 1:2000, đặt trong ngoặc
đơn cả ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 và
mảnh bản đồ 1:1000.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 có danh pháp F-48-96-(256-k-IV).
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

10

10

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

+ Danh pháp mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500, ký hiệu bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới.
Danh pháp của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu của mảnh bản
đồ tỷ lệ 1:2000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, đặt trong ngoặc đơn
và ký hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 và mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:500.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 có phiên hiệu F-48-96-(256-c-16).
1.3. Phương phép biểu thị địa hình và địa vật trên bản đồ địa hình
1.3.1. Phương pháp biểu thị địa hình bằng đường bình độ
Để biểu thị địa hình (dáng đất) có thể sử dụng các phương pháp như
tô màu, đánh bóng, kẻ vân… nhưng thông dụng và chính xác nhất là phương
pháp đường bình độ (đường đồng mức hay đường đẳng cao). Bản chất của
phương pháp này như sau:
Ta tưởng tượng trong một số mặt phẳng nằm ngang F 1, F2… song song
với mặt phẳng chuẩn và cách đều nhau một khoảng chênh cao chẵn E cắt
ngang một quả núi. Giao tuyến giữa các mặt phẳng F i với quả núi được chiếu
xuống mặt phẳng chiếu hình bản đồ F bd là những đường cong khép kín gọi là
đường bình độ. Nó có những tính chất cơ bản sau:
- Các điểm nẳm trên một đường bình độ có độ cao như nhau;
- Đường bình độ là đường cong trơn, liên tục và khép kín;
- Nơi nào các đường bình độ càng thưa thì nơi ấy địa hình càng bằng
phẳng và ngược lại càng mau địa hình càng dốc và nếu chúng trùng nhau là ở
đó có vách dựng đứng.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành


11

11

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

- Các đường bình độ không bao giờ trùng nhau, trừ trường hợp núi
hàm ếch, hang động.
Những yếu tố địa hình không biểu thị được bằng đường bình độ như
vách núi, bờ mương cao thì dùng kí hiệu riêng.Để phân biệt giữa núi với hồ
hoặc giữa đường phân thủy (sông núi) với đường tụ thủy (khe, suối) thường
dùng kí hiệu nét chỉ hướng dốc hoặc ghi chú độ cao.Thông thường chỉ ghi chú
độ cao cho các đường bình độ có độ cao chuẩn.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

12

12

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp


Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.6: Một số kí hiệu riêng
1.3.2. Nguyên tắc chọn khoảng cao đều
Chênh cao giữa hai đường bình độ liền kề nhau được gọi là khoảng cao
đều, kí hiệu là E. Việc chọn trị số E phải đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế.
Trị số E càng nhỏ thì mức độ biểu thị địa hình trên bản đồ càng chính xác
nhưng đòi hỏi khối lượng đo đạc ở thực địa càng nhiều và giá thành càng cao.
Ngoài ra trị số E còn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và độ dốc địa hình khu đo. Tỷ
lệ bản đồ nhỏ và độ dốc địa hình lớn thì không thể biểu thị giữa các đường
bình độ với khoảng cách cao đều nhỏ được bởi vì các đường bình độ dễ chồng
lên nhau.
Trên cơ sở cân nhắc kỹ thuật và tính kinh tế, trong quy phạm người ta
chọn trị số E cho từng vùng địa hình với từng loại tỷ lệ bản đồ nêu trong bảng
dưới đây:
Khoảng cách đều E (m)

TT

Vùng địa hình với độ dốc
v

1:500

1:1000

1:2000

1:5000


1
2
3
4

Vùng đồng bằng v<2o
Vùng đồi 2oVùng núi cao 6oVùng có v>15o

0,5
0,5
1,0
1,0

0,5
1,0
1,0
1,0

1,0
1,0
2,5
2,5

1,0
2,5
2,5
5,0


1:1000
0
2,0
2,5
5,0
5,0

1.3.3. Các phương pháp vẽ đường bình độ
1.3.3.1. Phương pháp giải tích
Giả sử, trên thực địa có hai điểm A, B đã biết độ cao H A, HB và chênh cao
h = HA - HB. Nếu coi AB là dốc đều thì theo tỷ lệ bản đồ 1:M bd ta biểu thị trên
mặt phẳng bản đồ hai điểm tương ứng với a và b có chiều dài ngang S. Ta cần
vẽ ba đường bình độ với khoảng cao đều cho trước.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

13

13

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.7
Trên hình 7, ta kí hiệu ΔE 1 và S 1 là chên cao và khoảng cách ngang giữa

điểm A và I, còn ΔE 2 và S 2 là chên cao và khoảng cách ngang giữa điểm B và
III, khoảng cao đều E = H II - HI = HIII - HII, trong đó HI, HII, HIII có trị số độ cao
chẵn. Với kí hiệu này, theo định lý Talet ta có:
S1 = ΔE 1 và S2 = ΔE 2
Biết trị số S1 và S2 ta sẽ xác định được trên đoạn ab hai điểm 1 và 3, sau
đó chia đôi đoạn 1-3 ta được điểm 2.Ba đường bình độ với khoảng cao đều E
sẽ đi qua 3 điểm 1, 2, 3.Trường hợp giữa hai điểm 1 và 3 có n đường bình độ
thì chia thành n đoàn bằng nhau.
Ví dụ: với số liệu sau H A = 15,6m, HB = 20,7m, Sab = 10 cm và cho trước
E = 2m, ta suy ra ba đường bình độ với độ cao chuẩn là H I = 16m, HII = 18m,
HIII = 20m. Theo lý thuyết đã trình bày ở trên ta tính h = 20,7 - 15,6 = 5,1m,
ΔE 1 = 16 - 15,6 = 0,4m, ΔE 2 = 20,7 - 20 = 0,7m, S 1 = 0,4 = 0,8cm và S2 = 0,7 =
1,4cm.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

14

14

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.8
Đặt vị trí số S1 và S2 trên đoạn ab ta được điểm 1 và 3 của hai đường
bình độ H1 = 16m và HII = 20m chia đôi đoạn 1-3 ta được điểm 2 của đường

bình độ HII = 18m.
Tuy phương pháp giải tích này chỉ có ý nghĩa lý thuyết trong thực tế ít
dùng, nhưng nó lại là cơ sở để thành lập phần mềm vẽ đường bình độ của bản
đồ địa hình.
1.3.3.2. Phương pháp đồ giải
Vận dụng lý thuyết của phương pháp giải tích, để thay cho việc tính trị
số S1, S2 theo tỷ lệ ta kẻ sẵn trên tờ giấy can các đường cong có giãn cách là E.
Khi đặt tờ giấy này lên đoạn ab ta phải xoay nó sao cho vị trí hai điểm a
và b ứng với độ cao đã quy ước trên đường song song.Giao điểm giữa các
đường song song với đoạn ab chính là vị trí cá điểm 1, 2, 3… tương ứng với
các đường bình độ HI, HII, HIII.

1.3.3.3. Phương pháp nội suy bằng mắt

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

15

15

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Phương pháp giải tích và đồ giải có độ chính xác cao nhưng khi đo vẽ bản
đồ tỷ lệ lớn ở khu vực rộng, số lượng đường bình độ nhiều thì hiệu quả kinh tế
thấp. Vì thế vận dụng nguyên lý của phương pháp giải tích có thể dùng mắt để

ước lượng khoảng cách Si để xác định vị trí các điểm mà các đường bình độ đi
qua.
1.4. Phương pháp biểu thị các yếu tố địa vật
Các yếu tố địa vật được biểu thị lên bản đồ bằng các phương pháp khác
nhau. Đối với các địa vật có kích thước lớn như sông hồ, đường quốc lộ rộng,
khu công nghiệp… thì phải biểu thị đúng vị trí cả kích thước của nó theo tỷ lệ
bản đồ, nghĩa là phải dựa vào tọa độ phẳng (x, y) hoặc tọa độ cực (S, β) một
số điểm đặc trưng của địa vật để biểu thị.
Đối với địa vật có kích thước nhỏ như giếng nước, cột điện, đường mòn,
địa giới… thì biểu thị phi tỷ lệ, cụ thể phải xác định tâm của nó rồi dùng kí
hiệu quy ước để biểu thị. Các ký hiệu này được trình bày trong quyển: “Ký hiệu
bản đồ địa hình” của Tổng cục địa chính (cũ).
Ngoài ra để thể hiện nội dung của địa vật ta cần phải ghi chú bằng chữ
và bằng số như địa danh làng xã, tên sông núi, đội sâu lòng hố, độ cao đỉnh
núi, độ rộng và hướng chảy của dòng sông.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

16

16

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.9: Một số kí hiệu địa vật

1.5. Các công tác trắc địa phục vụ đo vẽ và tính khối lượng mỏ lộ thiên
1.5.1. Lưới khống chế cơ sở mặt bằng
Lưới khống chế cơ sở ở mỏ lộ thiên (bao gồm lưới khống chế cơ sở mặt
bằng và độ cao)là tập hợp những điểm của lưới tam giác nhà nước các cấp,
các điểm của lưới giải tích và các điểm của đường chuyền đa giác. Những
điểm này được bố trí trên bề mặt khu mỏ, chức năng chủ yếu của chúng làm
cơ sở cho việc thành lập và phát triển mạng lưới khống chế đo vẽ trên các
tầng khai thác, phục vụ thành lập các loại bản đồ tỷ lệ 1:200 đến 1:2000 và
các công tác trắc địa chuyên dụng khác.
1.5.1.1. Lưới giải tích

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

17

17

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Lưới giải tích được thành lập và phát triển dựa vào các điểm của lưới
tam giác nhà nước
Ở Việt Nam, các khu tập trung mỏ được phân bố chủ yếu ở các vùng có
bề mặt địa hình phức tạp, đồi núi dốc thẳm, rừng rậm, sông suối chia cắt, điều
kiện khí hậu thay đổi… Việc áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật của Tổng cục địa
chính (cũ) về thành lập lưới tam giác gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể

thực hiện được.
Theo quy phạm Trắc địa Mỏ, lưới giải tích ở mỏ Việt Nam được chia
làm 3 cấp: 1, 2, 3. Trong điều kiện địa hình phức tạp, với điều kiện trang thiết
bị truyền thống, việc phân cấp lưới giải tích khu mỏ như trên là hoàn toàn
hợp lý, đảm bảo tương quan về độ chính xác giữa các cấp kế nhau, phù hợp
với điều kiện khó khăn trong công tác trắc địa ở vùng mỏ.
Quy phạm tạm thời trắc địa mỏ của Bộ công nghiệp Việt Nam quy định
các chỉ tiêu kĩ thuật đối với lưới giải tích như sau:
Lưới trắc địa mỏ
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Tên chỉ tiêu
Lưới tam giác giải tích
Chiều dài các cạnh tam giác
- Lớn nhất
- Nhỏ nhất
Góc giữa các hướng cùng cấp
không nhỏ hơn
Số lượng tam giác giữa các cạnh khởi tính
Sai số khép góc lớn nhất trong tam giác
Sai số trung phương đo góc tính theo sai số
khép tam giác
Sai số trung phương cạnh khởi tính
Sai số trung phương cạnh yếu nhất
Lưới đa giác
Số lượng cạnh:
- Từ điểm gốc đến điểm gốc
- Từ điểm gốc đến điểm nút
- Từ điểm nút đến điểm nút
Chiều dài cạnh (m)

- Trung bình
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

18

18

5km
1km

4km
0.8km

3km
0.5km

20o

20o

20o

10
20’’

10
30’’

10
40’’


4’’

6’’

9’’

1:5000
0
1:3000
0

1:3000
0
1:1500
0

1:1500
0

15

15
10
7

15
10
7


800

200

150

1:8000

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

- Dài nhất
- Ngắn nhất
Chiều dài lớn nhất dường chuyền phù hợp
Sai số trung phương đo góc

1500
200
4’’

500
100
2.500
7’’

300

80
1.000
12’’

Tùy thuộc vào hình dạng kích thước và địa hình khu mỏ mà lưới tam
giác có thể được thành lập theo những dạng khác nhau như: đa giác trung
tâm, tứ giác trắc địa, chuỗi tam giác. Trong các trường hợp đó, để tính tọa độ
các điểm của mạng lưới phải dựa vào:
- Tọa độ các điểm gốc;
- Chiều dài cạnh gốc;
- Góc phương vị cạnh gốc và các góc βi đo được trong các tam giác của
mạng lưới.
Trong thực tế, có trường hợp trên bề mặt khu mỏ không có các điểm
tham giác nhà nước, hoặc là việc đo nối với các điểm đó gặp nhiều khó khăn,
không kinh tế, thì lưới khống chế đo vẽ được xây dựng ở dạng lưới độc lập.
Khi đó để tính tọa độ các điểm của mạng lưới phải đo trực tiếp cạnh gốc.Xác
định góc phương vị cạnh gốc và cho giả định tọa độ của 1 điểm thuộc cạnh
gốc. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ cần lưu ý những yêu cầu sau đây:
- Các điểm phải được phân bố đều đặn trên khu vực mỏ.
- Các điểm phải có tầm bao quát lớn nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển lưới khống chế đo vẽ.
- Các điểm phải nằm xa khu vực bị ảnh hưởng phá hoại để đảm bảo sự
tồn tại lâu dài.
1.5.1.2. Đường chuyền đa giác
Cho đến nay, đường chuyền đa giác ít được áp dụng ở vùng mỏ nước ta.
Nguyên nhân chính là do công tác đo chiều dài cạnh gặp khó khăn. Gần đây,
cùng với sự phổ biến rộng rãi của máy đo xa điện tử, đường chuyền đa giác
ngày càng được thay thế. Đặc biệt trong những điều kiện khó khăn phương
pháp giải tích không thực hiện được.
Thiết kế lưới đường chuyền đa giác cần lưu ý thỏa mãn các điều kiện

sau:
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

19

19

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Các góc ngoặt của đường chuyền phải lớn hơn 135o, chiều dài cạnh lớn
hơn 250m, việc đo góc phải được tiến hành với các máy móc có độ chính xác
cao. Sai số góc thỏa mãn:
fβ ≤ 10 Đối với đường chuyền cấp 1
fβ ≤ 20 Đối với đường chuyền cấp 2
Trong đó n là số góc ngoặt của đường chuyền
Chiều dài của đường chuyền cấp 1 được đo bằng dây inva, thước thép,
hoặc máy đo dài điện tử.
Sai số tương đối chiều dài cạnh đo phải đảm bảo độ chính xác 1:15000
với đường chuyền cấp 1 và 1:8000 đối với đường chuyền cấp 2.
Chiều dài tối đa giữa hai điểm khởi tính không vượt quá 10km.
1.5.2. Lưới khống chế cơ sở độ cao
Lưới khống chế cơ sở độ cao ở mỏ lộ thiên là tập hợp các điểm thuộc
mạng lưới thủy chuẩn nhà nước cấp I, II, III, IV.
Các điểm này làm cơ sở để chuyền độ cao cho các điểm của lưới khống
chế đo vẽ trên các tầng khai thác. Thông thường trên khu vực mỏ chỉ có các

điểm độ cao cấp I, II nên các công ty, các xí nghiệp mỏ phải dựa vào các điểm
đó để xây dựng các điểm độ cao cấp III và cấp IV phục vụ trực tiếp cho khu
vực khai thác.
Chiều dài tuyến thủy chuẩn cấp II không được vượt mức quá 60km, sai
số khép độ cao trong toàn tuyến không vượt quá 10 (mm)
Trong đó L - chiều dài tuyến tính bằng km
Đối với tuyến thủy chuẩn cấp IV chiều dài cho phép không vượt quá
25km, sai số khép độ cao không vượt 20 (mm) hay 5 (mm)
Trong đó n - số trạm máy trong toàn tuyến.
Đối với tuyến thủy chuẩn kĩ thuật sai số khép độ cao cho phép không
vượt quá 50 hay 5 (mm)
Ở Việt Nam diện tích khu mỏ không lớn hơn 59 km 2. Do vậy, chỉ cần xây
dựng lưới thủy chuẩn IV, làm cấp khống chế cao nhất cho mỗi mỏ, khoảng
cách giữa các điểm trong lưới khoảng 2 3 km.
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

20

20

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Việc chuyền độ cao trong tuyến thủy chuẩn cấp IV được tiến hành bằng
máy thủy chuẩn có độ phóng đại ống kính từ 25 x trở lên hoặc máy thủy bình
tự động.Mia thủy chuẩn là mia hai mặt, có chiều dài 3m. Tại một trạm đo, số

đọc lấy theo chỉ giữa, chỉ trên, chỉ dưới của mặt đen và chỉ giữa của mặt đỏ.
Độ chênh cao tính theo mặt đen và đỏ không được chênh quá 3mm.
Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá 80m, chiều cao tia ngắm phải
cao hơn mặt đất 0.3m. Chênh lệch khoảng cách giữa máy đến mia trước và
mia sau không quá 3m.Chênh lệch khoảng cách trên toàn tuyến không vượt
quá 5mm.
Việc xử lý các kết quả đo đạc với lưới thủy chuẩn cấp IV được tiến hành
bằng phương pháp gần đúng.
1.5.3. Thành lập lưới khống chế đo vẽ
Để phục vụ cho công tác đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ và các công tác
trắc địa khác, trên cơ sở mạng lưới giải tích 1 đã có, lưới khống chế đo vẽ được
thành lập bằng phương pháp giao hội. Có nhiều phương pháp giao hội điểm,
điển hình là 3 phương pháp sau:
+ Phương pháp giao hội thuận.
+ Phương pháp giao hội nghịch.
+ Phương pháp giao hội tam giác đơn.
1.5.3.1. Phương pháp giao hội thuận
Điều kiện để thực hiện phương pháp này là phải có ít nhất hai điểm khống
chế cơ sở từ lưới giải tích 2 trờ lên và các điểm này phải thông hướng với nhau.
Đặt máy tại điểm khống chế A,B đo các góc bằng β1, β2 ta sẽ xác định được tọa
độ mặt bằng của điểm P.

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

21

21

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55



Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.10: Giao hội thuận
Tọa độ giao hội điểm p được tính theo cổng thức :
XP = XA + ∆XA - P = XA + SA - P.cos αA -P
YP = YA + ∆YA - P = YA + SA - P.sin αA -P
Trong đó:
SA - P : chiều dài cạnh AP
αA -P : góc phương vị cạnh AP
Tọa độ được tính từ 2 điểm, giá trị tọa độ điểm p bằng trị trung bình
cộng của hai hướng tới.
Để kiểm tra độ ổn định của điểm khống chế cơ sở theo quy phạm của
tập đoàn than khoáng sản, giao hội thuận phải tiến hành từ 3 điểm khống chế
cơ sở. Khi đó tọa độ điểm P được tính từ hai tam giác ABP và BCP.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, cho độ chính xác
cao nhưng có nhược điểm là công tác ngoại nghiệp lớn, vì để kiểm tra cần
phải đặt máy tại 3 điểm khống chế cơ sở và hiệu quả kinh tế thấp song vẫn
được áp dụng rộng ở mỏ lộ thiên.
1.5.3.2. Phương pháp giao hội nghịch
Để xác định tọa độ của điểm P bằng phương pháp giao hội nghịch, người ta
đặt máy tại chính nó ngắm về 3 điểm khống chế cơ sở A, B, C đo các góc bằng
α, β

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

22


22

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.11 : Sơ đồ đo giao hội nghịch
Tọa độ của điểm P có thể xác định bằng nhiều phương pháp. Ở đây sẽ
giới thiệu phương pháp góc phụ. Từ hình vẽ ta có:
o

- (α +β +γ)
tg() = tg(45o + M).tg()
Xp = Xc + SBC. cos(σBC - ψ)
Yp = Yc + SBC . sin(σBC - ψ)
Phương pháp này tính toán phức tạp, độ chính xác giảm dần khi các
điểm càng gần vòng tròn nguy hiểm. Nhưng công tác ngoại nghiệp ít, có thể
kết hợp khi đo chi tiết sau khi đo giao hội nghịch.
Trong giao hội nghịch nên bố trí điểm P xa vòng tròn nguy hiểm khoảng
1/5R vòng tròn của nó. Nếu p nằm trên vòng tròn nguy hiểm thì sẽ không xác
định được điểm p. Theo quy phạm thì điểm giao hội nghịch phải đo về 4 điểm
khống chế cơ sở, điều này làm giảm khả năng ứng dụng đặc biệt đối với mỏ
khai thác xuống sâu.
1.5.3.3. Phương pháp giao hội tam giác đơn
Là một dạng của giao hội thuận nhưng ngoài việc đo 2 góc β1, β2 người
ta còn đo thêm góc β3 tại điểm giao hội P. Như vậy, có điều kiện kiểm tra các
góc trong tam giác, sai số khép tam giác được tính theo công thức :




= ( β1 + β2 + β3 ) - 1800

Vβi = - f β/ 3
βi ‘= βi + Vβi
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

23

23

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Nếu sai số trên nhỏ hơn sai số giới hạn cho phép thì f β< ± 30’ thì phân
phối cho các góc trong tam giác, rồi tính tọa độ điểm P từ điểm A, B như đối
với giao hội thuận.

Hình 1.12. Giao hội tam giác đơn.
1.5.3.4. Xác định độ cao của điểm giao hội
Độ cao cùa điểm giao hội thường được xác định bằng phương pháp đo
cao luợng giác.
Chênh cao được tính bằng công thức :
∆h = S.tgv + i - t

Khi đó độ cao của điểm giao hội là :
HiP = Hi + ∆hi
Độ cao điểm đo vẽ được tính từ hai hướng tới. Giá trị độ cao là giá trị
trung bình cộng của độ cao điểm giao hội xác định từ hai hướng tới.
Hp = (H 1P + H 2P )

Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

24

24

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


Đồ án tốt nghiệp

Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất

Hình 1.13 : Sơ đồ đo cao lượng giác.
Trong đó:
Hi - độ cao điểm cơ sở.
∆hi - chênh cao giữa điểm khống chế thứ i đến điểm giao hội.
s - khoảng cách giữa điểm khống chế thứ i tới điểm giao hội.
V - giá trị góc nghiêng.
i - chiểu cao máy t.
t - chiều cao tiêu.
1.6. Đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa hình mỏ lộ thiên
Đo vẽ chi tiết là một dạng công tác trắc địa quan trọng thường xuyên ở
mỏ lộ thiên. Nội dung cơ bản của nó là thông qua các phép đo đạc, tính toán

và xử lý kết quả đo để biểu diễn một cách đầy đủ và chính xác thực trạng tình
hình khai thác trên các bản đồ bản vẽ.
- Các đối tượng chính cần phải đo vẽ chi tiết ở mỏ lộ thiên là :
+ Các yếu tố khai thác như mép trên, mép dưới tầng, bề mặt tầng, các
hào cắt, hào mở vỉa ...
+ Các công trình xây dựng băng chuyền, trạm điện, đường dây cao thế,
mương ống thoát nước.
+ Hệ thống vận tải trên công trường, các bãi thải.
+ Các lỗ khoan bắn mìn, các bãi mìn sau khi nổ.
+ Các hầm, giếng thăm dò địa chất.
+ Các phay phá địa chất, các yếu tố địa chất của khoáng sàng.
+ Các vùng có hiện tượng dịch chuyển đất đá và mặt đất, trượt lở sụt
lún.
- Có nhiều phương pháp đo vẽ chi tiết như: phương pháp truyền thống, toàn
đạc, bàn đạc,tọa độ cực, chụp ảnh lập thể mặt đất, GPS động...
- Hiện nay hầu hết các mỏ áp dụng phương pháp toàn đạc để đo vẽ chi tiếp
thành lập bản đổ khai thác. Ưu điểm của phương pháp này là :
+ Đo đạc đơn giản, nhanh gọn.
+ Ít phụ thuộc vào thời tiết.
Sinh viên : Hoàng Tiến Thành

25

25

Lớp : Trắc địa Mỏ - Công Trình K55


×