Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã hùng sơn, huyện thanh miện, tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.92 KB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ một tài liệu nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và chính xác
Tôi xin cam đoan rằng tất cả những sự giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận đều được cảm ơn chân thành. Các trích dẫn trong khóa
luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Đồng thời trong quá trình thực tập tại địa
phương tôi luôn chấp hành đúng mọi nội quy, quy chế của địa phương nơi tôi
thực đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy

i

năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, đặc biêt trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và cá nhân
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo
trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
thầy giáo TS.Hồ Ngọc Ninh – giảng viên bộ môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài tốt nghiệp


Tôi xin trân trọng cám ơn các cô, chú, anh chị cán bộ công tác tại Ủy ban
nhân dân xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương, các cô chú trong
HTX-DV xã Hùng Sơn, bà con nhân xã đã cung cấp các số liệu cần thiết và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại địa phương
Tôi xin cám ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè đã động viên,
ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu, thực tập và viết báo
cáo không tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô giáo, gia đình, người
thân và bạn bè thông cảm. Kính mong các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp
ý kiến để nội dung khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên
Nguyễn Thị Thủy

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã
Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương”
Cây lúa là cây trồng quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực quốc
gia, tuy nhiên trồng lúa trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn,
thách thức nên đã ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa của
người nông dân. Xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là xã thuần

nông gắn bó bao đời với cây lúa, xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
cây lúa nhưng với những khó khăn chung của người dân trồng lúa như hiện nay
đã làm hiệu quả kinh tế cây lúa không được như kỳ vọng. Chính vì vậy việc
đánh giá lại thực trạng cùng những thuận lợi, khó khăn của người sản xuất lúa là
rất cần thiết để đề xuất các giải pháp trong thời gian tới phù hợp với điều kiện
của địa phương.Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại xã Hùng Sơn, huyện Thanh
Miện, tỉnh Hải Dương”.
Đề tài được nghiên cứu với mục đích đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ dân, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa góp phần nâng cao thu
nhập của các hộ nông dân trong xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương. Đề tài chú trọng tới phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
trong cả năm 2014, so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giữa hai mùa vụ, giữa
các giống lúa được sản xuất trong năm 2014
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tôi đã tiến hành xây dựng bố cục cụ thể
cho việc nghiên cứu bao gồm: tổng quan về đánh giá hiệu quả kinh tế, một số
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và kết quả sản xuất, tính toán các loại chi phí sản xuất
lúa, phân tích các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa từ đó đề xuất giải pháp cho địa phương

iii


Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất lúa qua việc điều tra 55 hộ gia đình trong xã thuộc các đội
sản xuất điển hình là: Anh Dũng (Thôn Triệu Nội), Quang Trung (Thôn Triệu
Nội), Thái Thạch ( thôn Thái Thạch )
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đạt được một số kết
quả như sau:

Thứ nhất, hạch toán được các loại chi phí trong sản xuất lúa bao gồm
chi phí vật chất và chi phí dịch vụ
 Chi phí vật chất bao gồm: chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí phân
bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí thu hoạch. Cụ thể, tại địa phương chi phí thuê
máy làm đất là 130.000 đồng/sào/vụ (nếu phải cấy lại lúa sẽ mất thêm 45.000
đồng/sào chi phí thuê máy lồng đất); chi phí giống nằm trong khoảng 16.00030.000 đồng/kg và tùy thuộc vào từng loại lúa giống; mỗi sào lúa mất khoảng
33,5 kg phân bón với chi phí khoảng 246.000 đồng/sào/vụ; chi phí thuốc BVTV
là 168.000 đồng/sào/vụ, chi phí thuê máy tuốt lúa là 45.000 đồng/sào/vụ. Như
vậy tổng chi phí sản xuất lúa bình quân là 646.000 đồng/sào/vụ.
 Chi phí dịch vụ tại địa phương hiện nay bao gồm: gieo cấy, gặt lúa dao
động từ 200.000-250.000 đồng/sào/vụ. Ngoài ra còn có chi phí thuê đất canh tác
khoảng 130.000-227.000 đồng/sào/vụ.
Thứ hai, phản ánh được kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa qua hai vụ
lúa năm 2014. Theo đó,do lúa chiêm xuân năm 2014 địa phương có nhiều diện
tích lúa phải cấy lại nên làm tăng chi phí và công chăm sóc so với lúa hè thu.
Năng suất lúa chiêm xuân của xã đạt 1,82 tạ/sào với giá bán 791.000 đồng/tạ
nên giá trị sản xuất đạt 1.440.000 đồng/sào, mất 662.000 đồng chi phí trung gian
và 5 công lao động. Lúa hè thu do gặp mưa bão bị đổ nên năng suất chỉ đạt 1,78
tạ/sào, giá bán 812.000 đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.436.000 đồng/sào, mất
630.000 đồng chi phí trung gian và 4 công lao động. Chính vì thế sản xuất lúa
chiêm xuân được đánh giá kém hiệu quả kinh tế so với sản xuất lúa hè thu năm
2014.

iv


Thứ ba, phản ánh được kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất giữa các giống
lúa tại địa phương. Theo đó, tại xã trong vụ chiêm xuân do nhiều diện tích bắc
thơm số 7 phải cấy lại nên chi phí và công chăm sóc đều cao hơn so với các
giống khác. Trong vụ chiêm xuân năm 2014, năng suất lúa bắc thơm số 7 của xã

đạt 1,75 tạ/sào với giá bán 818.000 đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.435.000
đồng/sào, mất 700.000 đồng chi phí trung gian và 4,9 công lao động. Các giống
lúa khác trong vụ chiêm xuân đạt năng suất 1,92 tạ/sào với giá bán 750.000
đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.447.000 đồng/sào, mất 620.000 đồng chi phí
trung gian và 5 công lao động. Do đó sản xuất lúa bắc thơm số 7 kém hiệu quả
kinh tế hơn các giống lúa khác trong vụ chiêm xuân.
Trong vụ hè thu năm 2014, năng suất các giống lúa đều giảm do bị mưa
bão và lem lép hạt. Cụ thể, năng suất lúa bắc thơm số 7 của xã đạt 1,68 tạ/sào
với giá bán 857.000 đồng/tạ nên giá trị sản xuất đạt 1.440.000 đồng/sào, mất
635.000 đồng chi phí trung gian và 3,8 công lao động. Các giống lúa khác trong
vụ chiêm xuân đạt năng suất 1,89 tạ/sào với giá bán 765.000 đồng/tạ nên giá trị
sản xuất đạt 1.427.000 đồng/sào,mất 652.000 đồng chi phí trung gian và 4,2
công lao động. Do đó sản xuất lúa bắc thơm số 7 hiệu quả kinh tế cao hơn các
giống lúa khác trong vụ hè thu.
Thứ tư, tìm hiểu được các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại Hùng Sơn trong năm 2014 bao gồm:
mùa vụ và khí hậu thời tiết, cơ cấu các giống lúa canh tác, các yếu tố kỹ thuật,
kênh tiêu thụ sản phẩm, quy mô sản xuất lúa, kinh nghiệm sản xuất, các yếu tố
đầu vào-đầu ra. Các yếu tố ảnh hưởng này là cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm
giải quyết những khó khăn sản xuất lúa trong thời gian tới.
Thứ năm, qua nghiên cứu sản xuất lúa tại địa phương , tôi xin được đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa cho các hộ
nông dân trong thời gian tới bao gồm các giải pháp: quy hoạch vùng sản xuất,
nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất lúa cho các hộ nông dân, giải pháp về các

v


giống lúa, giải pháp về thị trường sản phẩm đầu ra cho nông dân. Để các giải
pháp này có hiệu quả trong sản xuất lúa tại xã Hùng Sơn cần có sự tham gia

phối hợp từ phía các hộ nông dân và các ban ngành địa phương.

vi


MỤC LỤC
PHẦN I.................................................................................................................................... 1

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng Sơn qua 3 năm 2012-2014.....................26
Bảng 3.2 Dân số và lao động của xã Hùng Sơn trong 3 năm 2012-2014..............................28
Bảng 3.3 Tổng hợp thu nhập của xã Hùng Sơn qua các năm 2012-2014.............................31
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, giá trị sản xuất một số giống lúa trên địa bàn xã trong giai
đoạn 2012-2014.................................................................................................................... 39
Bảng 4.2 Thông tin cơ bản về chủ hộ điều tra.......................................................................41
Bảng 4.3 Chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân trong năm 2014....................................45
Bảng 4.4.Chi phí lao động sản xuất lúa của các hộ nông dân năm 2014..............................47
Bảng 4.5 Chi phí sản xuất lúa trong vụ chiêm xuân và hè thu của các hộ nông dân năm 2014
.............................................................................................................................................. 49
Bảng 4.6.Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chiêm xuân của các hộ nông dân năm
2014...................................................................................................................................... 50
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các giống lúa tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa chiêm
xuân của các hộ nông dân năm 2014...................................................................................52
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các giống lúa tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa hè thu
của các hộ nông dân năm 2014............................................................................................53
Bảng 4.9.Ảnh hưởng của quy mô sản xuất tới chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân năm
2014...................................................................................................................................... 55

Bảng 4.10.Ảnh hưởng của quy mô sản xuất tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của
các nông hộ năm 2014.......................................................................................................... 56
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật của chủ hộ tới kết quả và hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa của các nông hộ năm 2014......................................................................................57
Bảng 4.12 Hiện trạng sử dụng một số yếu tố đầu vào sản xuất lúa của các nông hộ năm
2014...................................................................................................................................... 58
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của kinh nghiệm sản xuất tới kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
của các hộ nông dân năm 2014............................................................................................59
Bảng 4.14 Bảng hạch toán chi phí các yếu tố đầu vào trong sản xuất lúa qua các năm 20122014...................................................................................................................................... 61
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa chiêm xuân
của các hộ nông dân năm 2014............................................................................................63

viii


ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN I.................................................................................................................................... 1
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân xã Hùng Sơn năm 2014........................42
Biểu đồ 4.2 Chi phí bình quân sản xuất một sào lúa năm 2014............................................46

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HTXDV
SXKD

NS
GT
KD 18
BT 7
BVTV
BQ

Tên đầy đủ
Hợp tác xã dịch vụ
Sản xuất kinh doanh
Năng suất
Gía trị
Khang dân 18
Bắc thơm số 7
Bảo vệ thực vật
Bình quân

PTBQ
KHKT
GTSX
CPTG
CPLĐ
GTGT
TNHH

HQKT
TC-CĐ-ĐH

Phát triển bình quân
Khoa học kỹ thuật

Giá trị sản xuất
Chi phí trung gian
Chi phí lao động
Giá trị gia tăng
Thu nhập hôn hợp
Lao động
Hiệu quả kinh tế
Trung cấp-cao đẳng-đại học

xi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Gần 3 thập niên qua từ khi Việt Nam có mặt trên bản đồ lúa gạo Thế giới và
định vị được vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế lúa gạo và lương thực Thế
giới, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách và đứng trước
nhiều vận hội lớn. Là vựa gạo vừa có vai trò nuôi sống 90 triệu dân nội địa vừa
đảm bảo một phần an ninh lương thực Thế giới. Như vậy có thể thấy được vai
trò quan trọng của cây lúa đối với nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên hiện nay
người nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất lợi trong
sản xuất lúa như: thị trường lúa gạo nhiều biến động, khí hậu thời tiết diễn biến
thất thường, chi phí sản xuất lúa cao,... đã làm giảm hiệu quả kinh tế từ trồng lúa
nên nhiều diện tích đất lúa bị thu hẹp. Nhu cầu lương thực của con người ngày
càng cao và đa dạng trong khi diện tích đất lúa đang bị giảm đòi hỏi phải có giải
pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cho người nông dân.
Xã Hùng Sơn là một xã thuần nông thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương với điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa,gần trung tâm của đồng
bằng sông Hồng ,nông dân có nhiều kinh nghiệm ,thuận lợi để phát triển cây lúa

trở thành cây trồng thế mạnh của xã. Nhưng hiện nay nông dân sản xuất lúa tại
xã đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại,
giá các yếu tố đầu vào vẫn ở mức cao, công lao động tăng cao,…đã khiến lợi ích
kinh tế mà cây lúa mang lại cho người nông dân không được như kỳ vọng.
Chính vì vậy, đánh giá lại thực trạng sản xuất lúa tại địa phương, tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa từ đó đề ra những giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, nâng cao thu nhập cho người nông dân tại xã
Hùng Sơn là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa tại xã Hùng Sơn, huyện Thanh

1


Miện, tỉnh Hải Dương” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần ổn định và nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa cho người nông dân.
1.2Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ dân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa góp phần nâng cao thu nhập của các hộ nông
dân trong xã Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nói riêng.
• Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Hùng Sơn.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các
hộ nông dân trên địa bàn xã Hùng Sơn.
• Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của
các hộ nông dân trên địa bàn xã Hùng Sơn trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn. Để đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn, nghiên cứu xác định một
số đối tượng khảo sát phục vụ đề tài cụ thể như các hộ nông dân sản xuất lúa,
khuyến nông, và chính quyền địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa của các hộ nông dân xã Hùng Sơn trong năm 2014
+Xác định các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa trên địa bàn xã
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa bàn xã
Hùng Sơn, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi thời gian

2


+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2012-2014. Số liệu sơ cấp được điều
tra năm 2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2015.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
• Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của hộ nông dân tại địa phương đang đạt ở
mức độ nào ?
• Các yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ
nông dân tại địa phương?
• Đâu là những pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
tại địa phương?


3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm,nội dung hiệu quả kinh tế
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là khái niệm được sử dụng phổ biến trong xã hội, nói đến hiệu
quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả
mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Trong
những lĩnh vực khác nhau thì hiệu quả được hiểu theo những cách khác nhau.
Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là đạt năng suất,hiệu suất. Trong kinh doanh,
hiệu quả có nghĩa là lựoi nhuận, lãi suất. Trong lao động, hiệu quả được hiểu là
năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối với
một lĩnh vực nào đó.
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế xã hội,nó phản ánh về
mặt chất và mặt lượng của các hoạt động kinh doanh và là đặc trưng của mọi
nền sản xuất xã hội (Vũ Ngọc Trường, 2010). Hiệu quả sản xuất được hiểu là
mối tương quan so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần
giá trị các nguyên liệu đầu vào. Mối tương quan đó được xem xét và so sánh cả
tương đối và tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại
lượng này.
b. Quan điểm đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả kinh tế
Ở mỗi thời điểm, mỗi lĩnh vực khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quả
kinh tế cũng khác nhau do đó có nhiều quan điểm khác nhau, dưới đây là ba
quan điểm tiêu biểu về HQKT:


4


+ Quan niệm thứ nhất cho rằng, HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm này
thì HQKT đồng nghĩa với lợi nhuận.
H=Q–C
Trong đó:

H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí bỏ ra

+ Quan điểm thứ hai : HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó ( H = Q/C ). Quan điểm này phản
ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử
dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế
giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau
trong một thời điểm xác định.
+ Quan niệm thứ ba cho rằng, HQKT là sự so sánh giữa phần kết quả
tăng thêm với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm.
H =MP/MC
Từ nhiều quan điểm khác nhau nhưng có thể khái quát chung khái niệm
về hiệu quả kinh tế như sau ‘’Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác định’’.
c.Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và sự phát triển kinh
tế- văn hóa- xã hội của mỗi quốc gia, đó là sự thỏa mãn ngày càng tăng về nhu
cầu vật chất và tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội .Đánh giá kết quả sản

xuất là đánh giá về mặt số lượng, giá trị sản phẩm sản xuất ra đã thỏa mãn được
nhu cầu xã hội hay không. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh tế là xem xét tới mặt
chất lượng của quá trình sản xuất đó. Trong quá trình sản xuất có sự liên kết mật
thiết giữa các yếu tố đầu vào (input) và đầu ra (output), là sự biểu hiện kết quả
của các mối quan hệ thể hiện tính hiệu quả sản xuất. Do đó,hiệu quả kinh tế

5


được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi
phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chủ yếu quan tâm đến quan hệ tuyệt
đối ( phép trừ) cũng chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại
lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện
bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập,lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Cần phân biệt rõ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hôi .Nếu như hiệu quả kinh
tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế đã đạt được và lượng
chi phí thì hiệu qủa xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội ( kết
quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau, là phạm trù
thống nhất. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và
phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh
thần của một thành viên trong xã hội. Làm rõ hiệu quả ,cần phân định sự khác
nhau và mối quan hệ giữa “kết quả” và “hiệu quả”
Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được
biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào những trường hợp
cụ thể xác định. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu
cầu tăng lên của con người làm người ta xem xét kết quả đó được tạo ra như thế
nào và chi phí bỏ ra là bao nhiêu,có đưa lại kết quả hữu ích hay không. Chính vì
vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng ở việc

đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất
kinh doanh để tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh
doanh và nội dung đánh giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội của hiệu quả
chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh
giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội, còn mục
tiêu của hiệu quả là tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện
nguồn tài nguyên hữu hiệu.

6


Công trình nghiên cứu của Farrell (1957) đã thể hiện bản chất này của
phạm trù hiệu quả kinh tế. Khi nghiên cứu hoạt động kinh tế của các nhà sản
xuất ngang tài, ngang sức và tiêu biểu nhưng lại đạt được kết quả khác nhau do
cách kinh doanh khác nhau và như vậy chỉ có thể ước tính đầy đủ hiệu quả kinh
tế theo nghĩa tương đối. Để giải thích cho lập luận này, ông phân biệt hiệu quả
kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
Hiệu quả kỹ thuật: là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với những
yếu tố đầu vào cố định.
Hiệu quả phân phối : là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ
nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào.
Hiệu quả kinh tế = hiệu quả kỹ thuật x hiệu quả phân phối.
d.Phân loại hiệu quả kinh tế
• Căn cứ vào phạm vi quản lý nền kinh tế, hiệu quả kinh tế được phân
chia thành :
 Hiệu quả kinh tế quốc dân : là hiệu quả kinh tê chung trong toàn bộ nền
sản xuất xã hội
 Hiệu quả kinh tế ngành,lĩnh vực : được xem xét đối với từng ngành sản
xuất và từng lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân
 Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ : được xem xét đối với từng vùng kinh

tế và phạm vi lãnh thổ hành chính
 Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức : phụ thuộc vào quy mô của tổ
chức kinh tế để phân chia các loại hiệu quả kinh tế cho phù hợp
 Hiệu quả kinh tế dựa vào các biện pháp kỹ thuật.
• Căn cứ vào các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, hiệu quả kinh tê
bao gồm :
 Hiệu quả sử dụng vốn : là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm đạt
mục tiêu cuối cùng của đơn vị, tổ chức sử dụng vốn
 Hiệu quả sử dụng lao động

7


 Hiệu quả sử dụng đất
 Hiệu quả sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới,…
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất lúa
2.1.1.1

Đặc điểm sinh học

Sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất nhiều yếu tố, từ điều
kiện tự nhiên, tình hình canh tác, phân bón đất đai, mùa vụ gieo trồng, giống và
thời gian sinh trưởng của từng giống lúa.Quá trình sinh trưởng của cây lúa có
thể chia ra làm hai thời kỳ: Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.
• Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: Ở thời kỳ này cây lúa chủ yếu hình
thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh…
• Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Là thời kỳ phân hoá, hình thành cơ quan
sinh sản bắt đầu từ khi làm đòng đến khi thu hoạch.
• Quá trình nẩy mầm: Hạt hút nước, độ ẩm trong hạt tăng, hoạt động các

men hô hấp và phân giải rõ rệt, một loạt các phản ứng sinh hoá xảy ra, phôi
được cung cấp glucoza, axitamin, các tế bào phân chia.
• Quá trình phát triển của bộ rễ: Sau khi nẩy mầm rễ lúa phát triển từ phôi
là rễ mộng, rễ này chủ yếu có một cái. Rễ mộng xuất hiện rồi dài ra, có thể hình
thành lông rễ, rễ mộng hoạt động trong một thời gian ngắn rồi chết đi và được
thay thế bằng các lớp rễ phụ được hình thành từ mặt các đốt gốc của cây. Những
bộ rễ ban đầu chỉ ra được trên dưới năm rễ, nhưng sau có thể đạt tới 3-20 rễ. Tập
hợp các lớp sẽ tạo thành rễ chùm.
• Quá trình phát triển lá: Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắc thân, khi
hạt nẩy mầm, hình thành các lá đầu tiên là lá bao mầm, lá không hoàn toàn rồi
đến lá thật 1,2,3…
• Quá trình đẻ nhánh: Lúa sau khi bén rễ hồi xanh thì làm đốt, làm đòng.
Nhánh lúa hình thành từ các mầm nách ở gốc thân. Quá trình hình thành một
nhánh qua bốn giai đoạn: phân hoá nhánh, hình thành nhánh, nhánh dài trong
bọc lá và nhánh xuất hiện. Trong quá trình hình thành nhánh đầu tiên xuất hiện
một lá bao hình ống dẹt, rồi xuất hiện các lá của nhánh, nhánh phát triễn 3-4 lá
có thể tách ra khỏi cây mẹ và sống tự lập.

8


• Quá trình làm đòng: Ở thời kỳ này thân lúa chính thức mới đượchình
thành, số lóng kéo dài và chiều dài các lóng quyết định chiều cao của cây. Quá
trình làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành các cơ quan sinh sản, có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành năng suất lúa.
• Quá trình trổ bông, nở hoa, thụ phấn: Sau khi hoàn thành quá trình làm
đòng thì cây lúa trổ ra ngoài do sự phát triển nhanh của lóng trên cùng. Khi cây
lúa thoát ra khỏi bẹ lá là quá trình trổ xong. Cùng với quá trình trổ bao phấn trên
một bông các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông, các hoa ở
gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa nở phơi màu, váy cá hút nước trương to lên,

đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu nở ra, hạt phấn rơi vào đầu
nhuỵ, đó là quá trình thụ phấn. Sau quá trình thụ phấn là quá trình thụ tinh và
hình thành hạt. Trong điều kiện bình thường hạt phấn rơi xuống đầu nhuỵ, sau
15 phút ống phấn bắt đầu dài ra, các chất trong hạt bắt đầu dồn về ống phấn. Sau
thụ tinh là quá trình phát triển phôi và phôi nhũ.
• Quá trình chín hạt: Chúng ta có thể chia quá trình chín hạt ra làm ba thời
kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn.
 Chín sữa: Sau phơi màu 6-7 ngày các chất dự trữ trong hạt ở dạng
lỏng,trắng như sữa, hình dạng hạt hoàn thành có màu xanh, trọng lượng hạt tăng.
• Chín sáp: Ở thời kỳ này chất dịch trong hạt dần dần đặc lại, hạt cứng và
màu xanh dần chuyển sang màu vàng.
• Chín hoàn toàn: Thời kỳ này hạt chắc cứng, màu vàng nhạt và trọng
lượng hạt đạt tối đa.
Quá trình lúa chín kéo dài 30-40 ngày tuỳ theo giống, thời vụ. Đây là
quá trình quyết định năng suất lúa.
2.1.1.2 Đặc điểm sinh thái
Ngoài sự tác động của con người thì khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng
nhất của điều kiện sinh thái, nó có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá
trình sinh trưỡng và phát triển của cây lúa.

9


• Về nhiệt độ: Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa phụ thuộc rất
nhiều về nhiệt độ trong vụ gieo trồng. Nếu thời tiết thuận lợi,nhiệt độ
trung bình cao cây lúa đạt được tổng nhiệt cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm
hơn tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng và ngược lại. Để cho cây lúa
phát triển tốt thì cần nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.
Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ thích hợp cho cây lúa nẩy mầm là 30-350C. Nhiệt
độ giới hạn thấp nhất là 10-120C và quá cao là trên 400C không có lợi cho quá

trình nẩy mầm của lúa.
• Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: Ở thời kỳ này cây lúa đã bén rễ, hồi xanh.
Nhiệt độ thích hợp là 25-32 0C. Nhiệt độ dưới 160C quá trình bén rễ, đẻ
nhánh, làm đòng không thuận lợi.
• Thời kỳ trổ bông làm hạt: Thời kỳ này cây lúa rất nhạy cảm trước sự thay
đổi của nhiệt độ. Trong quá trình nở hoa, phơi màu, thụ tinh đòi hỏi nhiệt
độ phải ổn định. Nếu gặp nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều không có
lợi.
• Nước: Là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện
quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của
cây lúa.
• Thời kỳ nẩy mầm: Hạt giống được bảo quản dưới độ ẩm 13%, khi ngâm
hạt, hạt hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nẩy mầm tốt khi độ ẩm
của hạt đạt 25-28%.
• Thời kỳ cây con: Trong điều kiện gieo thẳng cây lúa ở giai đoạn cây con
không cần nước nhiều, ta chủ động giữ đủ ẩm và cho nước vào ruộng từ
từ khi cây được 2-4 lá.
• Thời kỳ đẻ nhánh: Ở giai đoạn này chủ động tháo nước sát gốc lúa. Để tạo
điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh, sau khi cây đẻ nhánh hữu hiệu làm đòng
trổ bông ta cần cho nước vào đầy đủ tránh bị khô nước làm ảnh hưởng
đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Để lúa sinh trưởng thuận lợi,
đạtnăng suất cao cần cung cấp nước đầy đủ.

10


2.1.1.3.Kỹ thuật canh tác lúa
Làm đất: Đất sau khi cày ải hoặc cày giòn tiến hành bừa trục san bằng
mặt ruộng, làm sạch cỏ dại, lúa dài,lúa cỏ có thể nhổ bằng tay hoặc dùng một
trong các loại thuốc trừ cỏ diệt cỏ từ 7-10 ngày trước khi bừa trục lần cuối.

Trước khi sạ rút khô nước mặt ruộng.
Giống: Chọn những giống lúa sinh trưởng tốt, kháng một số loại sâu bệnh
chính, thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Hạt giống đã được ngâm ủ và
mọc thành mầm đạt khoảng 80%.
Cấy lúa: sau khi gieo sân hoặc mạ dược từ 20-25 ngày tuổi, tùy các giống
lúa mà cấy 2-3 dảnh/khóm ,trung bình lượng thóc giống từ 80-100 kg/ha.
(Sạ: tùy từng giống lúa, đất đai, tỷ lệ nảy mầm mà lượng sạ trung bình từ
150-200 kg/ha. Sau khi rải thật đều tay, bừa lấp hạt để tránh chim, chuột phá
hoại và giữ ẩm tốt).
Phòng trừ cỏ dại: Cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp như: chọn giống
sạch hạt cỏ dại, kỹ thuật canh tác (cày, xới phơi đất,gieo thưa vừa phải, bón
phân, tưới nước ), luân, xen canh, hóa học, thủ công,…Khi sử dụng thuốc hóa
học cần tuân thủ theo nguyên tắc bốn đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều
lượng, đúng cách phun. Làm cỏ bằng tay bổ sung, nhất là vào giai đoạn từ 10-15
ngày sau khi gieo kết hợp với bỏ bớt những chỗ quá dày do sạ không đều –là
khâu kỹ thuật quan trong cần được chú ý thực hiện.
Phân bón và kỹ thuật: Lượng phân bón khuyến cáo cho 1 ha: 80-100 kg N
(Đạm nguyên chất ), 60 kg P2O5 (lân nguyên chất), 40-50 kg K2O5 ( Kali nguyên
chất). Tùy loại đất, tùy chế độ canh tác mà có thể tăng hoặc giảm lượng phân
phù hợp. Có thể bón phân urê và NPK (20-20-15) hoặc các loại phân khác đáp
ứng được nhu cầu trên.
Phương pháp bón phân: rải đều phân trên ruộng sau khi tưới nước một
ngày. Mỗi lần bón, chừa lại một lượng ít để bón dặm những chỗ thiếu phân do

11


bón phân không đều. Đối với ruộng sạ hàng, nếu có công lao động có thể hòa
tan phân tưới hoặc rãi trực tiếp vào các hàng sau đó tưới nước bổ sung
Lưu ý: những chỗ ruộng bị phèn, sạ lan có thể bón lót một lượng phân

NPK để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt ngay giai đoạn cây non.
Phòng trừ sâu bệnh: Lúa sạ có mật độ dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ
phát triển, cần thăm ruộng thường xuyên để phòng trừ đúng lúc, chú ý các đối
tương gây hại trong điều kiện ruộng không ngập nước như: dế, chim, chuột.
Các bệnh thường gặp ở lúa
Bệnh rầy nâu: tác hại chủ yếu do rầy hút nhựa cây lúa gây cháy cây, con rầy là
môi giới truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Chỉ cần một con rầy đã nhiễm
bệnh là có thể truyền sang cả bụi lúa, rồi đàn rầy lúa lại hút nhựa cây lúa bệnh sẽ
lan truyền sang cây lúa lành
Biện pháp phòng trừ: Dùng giống lúa có tính kháng rầy cao. Trừ rầy ngay
ở ruộng lúa hay cả ở bờ bụi, ở bất cứ giain đoạn sinh trưởng phát triển nào của
cây lúa. Hiệu quả trừ rầy bằng thuốc hóa học cao nhất là lúc rầy cám, sẽ giảm
nhanh khi rầy trưởng thành.
Bệnh cháy lá ( đạo ôn ): Thường bị nặng nhất là giai đoạn làm đòng đến
trổ. Bệnh tấn công nhiều nhất ở phiến lá, lúc đầu nhỏ màu nâu, sau vết bệnh có
dạng hình mắt én, hai đầu hẹp, giữa phình ra màu xám, chung quanh có viền nâu
và quầng vàng làm lá lúa bị cháy khô
Biện pháp phòng trừ: Diệt sạch cỏ dại trước khi canh tác, xử lý hạt giống.
Khi chớm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm phun lên lá lúa.
Bệnh cháy bìa lá lúa: Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến
đòng trổ và chín, phát sinh mạnh vào những tháng mưa nhiều, chủ yếu trên
phiến lá, đầu tiên xuất hiện trê rìa lá và lan dần vào trong tạo thành các vết dài
màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám. Bệnh nặng lan tới gốc bẹ lá làm
giảm khả năng thụ phấn, hạt bị lép nhiều

12


Biện pháp phòng trừ: Cần canh tác đúng thời vụ, sạ với mật độ vừa phải.
Sử dụng những giống lúa có khả năng chống chịu với bệnh này. Bón phân cân

đối giữa các loại phân đạm-lân-kali. Khi lúa bị bệnh có thể sử dụng các loại
thuốc hóa học để trị bệnh.
Bệnh vàng lùn và lùn xoắn: Bệnh được lan truyền thông qua tuyến nước
bọt của con rầy nâu. Lá lúa từ màu xanh chuyển dần sang màu xanh nhạt, vàng
nhạt, vàng cam và chết khô. Lá dưới gốc bị vàng trước rồi lan dần lên phía trên.
Khi bệnh xuất hiện làm tép lúa bị bệnh không phát triển được chiều cao. Nếu
bệnh xuất hiện trễ thì cây lúa bị lùn ít hoặc không bị lùn, về sau cây lúa có thể bị
trổ nghẽn và lép nhiều
Biện pháp phòng trừ: Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị tận gốc, vì vậy
phải phòng trừ từ đầu vụ để hạn chế sự tấn công của rầy nâu như: sử dụng giống
kháng bệnh, kháng rầy, gieo cấy với mật độ vừa phải,…
Bệnh đốm vằn: Do nấm trên mặt nước bám vào bẹ lá, lan dần lên phiến lá. Lúc
đầu tròn sau đó loang lổ vằn vện, bẹ lá khô tóp lại làm lá bị chết khô ,bông lúa bị
nghẽn, làm hạt bị lép nhiều
Biện pháp phòng trừ: Nên sạ, cấy vừa phải ,bón ít đạm, tăng cường phân
lân. Khi mới chớm bệnh dùng các loại thuốc trừ nấm hại lá.
Các loại bệnh thường gặp ở lúa rất dễ phát sinh thậm chí bùng phát thành
dịch lớn khi gặp thời tiết thuận lợi. Chính vì vậy các nông hộ cần theo dõi đồng
ruộng thường xuyên nhằm kịp phát hiện bệnh và cần áp dụng nhiều biện pháp
đồng bộ từ khâu chọn giống tới phun các loại thuốc để nhằm tiêu diệt, hạn chế
sự sản sinh của các loại sâu bệnh hại.
2.1.1.4. Đặc điểm kinh tế sản xuất lúa
Các đặc điểm quan trọng về tự nhiên, khí hậu thì việc sản xuất lúa đạt
hiệu quả cao không thể thiếu các yếu tố kinh tế như: tình hình kinh tế của địa
phương, nguồn vốn đầu tư quy mô, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,… được coi
là những đặc điểm khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ngày

13



nay thì các yếu tố về nguồn vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật lại được coi là chìa khóa
thành công, quyết định đến thành bại của việc sản xuất. Rõ ràng trong một nền
kinh tế hiện đại, phát triển thì mọi ngành sản xuất cũng phát triển theo do được
áp dụng các tiến bộ khoa học làm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm, được
tiếp cận nguồn vốn và chính sách góp phần nâng cao sản xuất. Sản xuất lúa ở
Việt Nam cũng vậy. Trước khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa, xã hội trong chế
độ bao cấp, thiếu thốn hàng hóa, dịch vụ, nhiều ngành sản xuất trì trệ trong đó
có sản xuất lúa. Nhưng khi đất nước đổi mới, nền kinh tế hoạt động có hiệu quả
đã mở ra một giai đoan mới cho sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa
để đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lúa gạo trầm trọng đến nay thành nước dẫn đầu
trong xuất khẩu gạo
Trong sản xuất lúa tại các hộ nông dân Việt Nam hiện nay nhìn chung là
đạt hiệu quả kinh tế chưa cao do nguyên nhân chính là ở quy mô nhỏ lẻ, manh
mún vì thiếu nguồn vốn, chính vì thiếu vốn nên quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng
thường chỉ đủ tự cung tự cấp cho gia đình. Các mô hình sản xuất nhỏ lẻ lại làm
hạn chế khả năng tiếp cận với các công nghệ, kỹ thuật hiện đại nên sản phẩm
của nông dân bị giới hạn về cả số lượng và chất lượng. Do đó giá thành sản
phẩm thấp, lợi nhuận của người nông dân cũng rất thấp sau khi đã trừ đi chi phí
đầu vào
Qúa trình sản xuất lúa dù đầy đủ tất cả các yếu tố đầu vào như: giống lúa,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, kỹ thuật,…nhưng nếu thiếu sự
đồng bộ, hiện đại ở hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống thủy lợi thì việc
sản xuất không thể đạt kết quả. Hệ thống thủy lợi bao gồm: các kênh, mương,
trạm bơm nước, trạm thoát nước,….tất cả đều phục vụ đắc lực cho việc sản xuất
lúa của bà con nông dân đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như
Việt Nam, lắm mưa nhiều bão thì hệ thống thủy lợi càng đầy đủ, hiện đại càng
làm giảm được rủi ro đối với người dân trồng lúa. Chính bởi vai trò quan trọng
của hệ thống thủy lợi nên từ xa xưa ông cha ta đã biết đào đắp hàng ngàn km bờ

14



×