NGUYỄN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU
TRỊ CẮT CƠN CO GIẬT THEO PHÁC ĐỒ APLS TẠI
KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ THANH HẢI
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Đặt vấn đề
Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan tài liệu
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Kết quả và bàn luận
Kết luận
Kiến nghị
ĐẶT VẤN ĐỀ
Co giật là cấp cứu thần kinh thường gặp và là lý do chính
khiến trẻ nhập viện
Nguyên nhân:do sốt, động kinh,nhiễm trùng thần kinh…
Thế giới:
Các nước phát triển động kinh 24-53/100.000
người/năm
Các nước đang phát triển 49-190/100.000 người/năm
Tỷ lệ tử vong liên quan đến động kinh 12.5%
Việt Nam:
Tỷ lệ mắc động kinh (0.05-0.1%) trẻ em chiếm 60%
Tỷ lệ tử vong do động kinh khoảng 4 %
Tỷ lệ tử vong do viêm màng não nhiễm khuẩn 15.4%
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ co giật ở trẻ dưới 15 tuổi nhập viện như thế nào?
Nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân co giật dưới 15
tuổi vào khoa cấp cứu là gì?
Kết quả cắt cơn co giật ở trẻ dưới 15 tuổi theo phác đồ
APLS như thế nào?
Tỷ lệ co giật tái phát sau khi điều trị cắt cơn co giật là
bao nhiêu?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định nguyên nhân gây co giật thường gặp ở trẻ
em tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi Trung ương.
Đánh giá kết quả điều trị cấp cứu cắt cơn co giật
theo phác đồ APLS tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi
Trung ương
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Định nghĩa và thuật ngữ
Co giật: là những cơn co kịch phát hoặc nhịp điệu và từng hồi, biểu
hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng.
Cơn giật cơ: là sự co cơ đột ngột ngắn, không có nhịp điệu, tuỳ
thuộc từng trường hợp liên quan đến một cơ, một phần chi cũng có
khi toàn thân.
Cơn động kinh: là hiện tượng kịch phát do hoạt động neuron quá
mức không bình thường của một vùng nhỏ hay vùng lớn của vỏ não.
Trạng thái động kinh: là những cơn co giật toàn thể kéo dài trên 30
phút hoặc các cơn co giật xảy ra liên tục đến mức giữa các cơn, khi
tri giác của bệnh nhân chưa hồi phục đã xuất hiện cơn co giật khác
Lich sử nghiên cứu co giật
1780 trước công nguyên, luật Hammurabi quy định
người bị động kinh không được kết hôn.
1815, Esquirol phân biệt được động kinh thành những
cơn nhẹ và nặng
1912, Haupmann đã phát minh ra phenobarbital.
1938, Merritt và Putnam đã tìm ra phenytoin.
1924, Hans Berger phát minh ra điện não đồ.
1980, hội thảo về CGDS tại Hoa kỳ: Định nghĩa, yếu tố
nguy cơ, tiến triển, pháp điều trị, dự phòng
1989, dựa vào lâm sàng, điện não đồ, xét nghiệm cận
lâm sàng, bảng phân loại hội chứng động kinh ra đời.
Phân loại co giật
Trên lâm sàng người ta chia làm 3 loại là:
Co giật ở trẻ sơ sinh
Co giật ở trẻ còn bú
Co giật ở trẻ lớn
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập
đến co giật ở trẻ còn bú và trẻ lớn
Nguyên nhân gây co giật
Nhiễm khuẩn
Co giật do sốt
Viêm não
Viêm màng não
Áp xe não
Tổn thương thực thể hệ thần kinh: chấn thương sọ não,
khối choáng chỗ (u não, xuất huyết não…), tắc mạch não,
dị tật não bẩm sinh…
Rối loạn chuyển hoá: hạ caxi, hạ natri, hạ đường máu,
ngộ độc, bệnh rối loạn chuyển hoá.
Động kinh
Lâm sàng
Co giật từng cơn toàn thể hay cục bộ, cường độ và biên
độ khác nhau, cơn co giật có thể tái phát, dai dẳng
Thời gian: dưới 5 phút, 5-30 phút hay trên 30 phút.
Rối loạn ý thức nhiều mức độ, giữa các cơn co giật và
sau khi hết cơn.
Rối loạn hô hấp: thở nhanh, co giật liên tục gây suy hô
hấp hoặc ngừng thở, tím tái, tăng tiết dịch phế quản, co
thắt phế quản, phù phổi cấp.
Rối loạn tim mạch: Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim,
huyết áp dao động. Nếu co giật nặng, kéo dài gây trụy
mạch, tụt huyết áp, ngừng tim.
Chẩn đoán phân biệt
Cơn choáng ngất
Cơn tâm căn hysteria
Giật máy cơ
Múa giật, múa vờn
Tic
Các thuốc điều trị cắt cơn co giật
Midazolam (Hypnovel)
Diazepam (seduxen)
Phenobarbital (Luminal)
Phenytoin
Thiopental (thiopentone)
Quy trình xử trí co giật
Các bước cắt cơn co giật
Kiểm soát đường thở, oxy lưu lượng cao, kiểm tra đường máu
Bước 1:
Sẵn
đường truyền, lấy được ven, tiêm TM Midazolam
(0,15mg/kg) hoặc Diazepam (0,25 mg/ kg)
Chưa đường truyền, Midazolam tiêm bắp (0,2 mg/kg), miệng
(0,5 mg/kg), mũi (0,5 mg/kg) hoặc Diazepam (Seduxen) hậu
môn (0,5 mg/kg)
Bước 2:
Sau 5 ph vẫn co giật, Midazolam (0,15 mg/kg) hoặc Diazepam
(0,25mg/kg). Đã dùng Midazolam uống hoặc tiêm bắp hoặc mũi
hoặc hậu môn còn co giật và lấy được ven, Midazolam hoặc
Diazepam
Sau 10 ph Midazolam bắp hoặc miệng hoặc mũi hoặc
Diazepam hậu môn chưa cắt co giật, chưa có đường truyền,
Midazolam lần 2 (TB, mũi,miệng)
Các bước cắt cơn co giật
Bước 3:
Sau 5 ph không cắt cơn co giật, Phenolbarbital (20mg/kg tĩnh
mạch chậm)
Bước 4:
Sau 20 ph chưa cắt co giật, kiểm tra đường thở, thở và tuần
hoàn. XN đường máu, khí máu, ure, ĐGĐ, canxi. Điều trị chức
năng sống, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa. Hạ thân nhiệt,
chống phù não (manitol (0,25g/kg TMC)
Gây mê thiopentone (3-5 mg/kg) và Propofol (2-4 mg/kg) thuốc
giãn cơ có tác dụng nhanh, ngắn
Điều trị tiếp: hội chẩn chuyên khoa thần kinh
Trẻ dưới 3 tuổi, tiền sử động kinh, dùng vitamin b6 (pyridoxin)
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhi từ 1 tháng đến dưới 15 tuổi. Trẻ bị co giật tại nhà,
bệnh viện, vào khoa cấp cứu bv nhi Trung ương từ 1/2013
đến 6/2013
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi.
Trẻ co giật ít nhất một cơn tại nhà, tại bệnh viện
được điều trị nội trú tại khoa cấp cứu bệnh viện nhi
Trung ương trong thời gian 1/2013 đến 6/2013.
Gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chẩn loại trừ: Trẻ bị co giật có 1 trong các vấn đề sau
Trẻ dưới 1 tháng và trên 15 tuổi.
Không được làm đầy đủ các xét cơ bản:CTM, ĐGĐ,
Glucose, canxi, đường máu.
Trẻ không rõ triệu chứng co giật
Không đồng ý tham gia nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô
tả – hàng loạt ca bệnh
Lấy mẫu liên tiếp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nguyên nhân
Do sốt (CGDS đơn thuần và CGDS phức hợp)
Động kinh (ĐK cục bộ, ĐK toàn thể, ĐK cục bộ toàn
thể hoá)
Nhiễm trùng thần kinh (Viêm não, Viêm màng não,
Áp xe não)
Do rối loạn điện giải- chuyển hoá (hạ Na, Ca, Đường
máu, bệnh rối loạn chuyển hoá)
Tổn thương thực thể hệ thần kinh
Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán
- Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, dịch não tuỷ được tiến hành
tại khoa Huyết học , Sinh hóa và khoa Vi sinh bệnh viện Nhi
Trung ương
- Điện não đồ được làm và đọc bởi các chuyên gia thần kinh
bệnh viện nhi trung ương.
- CT, MRI sọ não được chụp và đọc kết quả bởi bác sỹ chuyên
khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện nhi Trung ương.
Tiêu chuẩn đánh giá cắt cơn co giật
Kiểm soát đường thở, oxy lưu lượng cao, kiểm tra đường máu
Bước 1:
Có ven truyền, dùng thuốc sau 5 phút không cắt cơn co giật
chuyển bước 2
Không có ven, dùng thuốc, nếu lấy được ven mà chưa cắt
co giật chuyển bước 2 (tiêm tĩnh mạch). Nếu không ven sau
10 phút chuyển bước 2(không ven)
Bước 2:Tiêm TM, sau 5 phút không cắt cơn giật chuyển bước3
Bước 3: Dùng phenobarbital sau 20 phút không cắt cơn co giật
chuyển bước 4.
Bước 5: Dùng thiopenton và mời gây mê hồi sức
Thu thập và xử lý số liệu
Thu nhập theo mẫu bệnh án thiết kế sẵn
Xử số liệu trên phần mềm SPSS16.0
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích cho các bệnh nhi và các đồng
nghiệp.
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả nên
không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh nhi.
Trước khi tiến hành nghiên cứu đều có sự đồng ý của gia
đình bệnh nhi.
Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo đức của nhà
trường, được bệnh viện Nhi Trung ương chấp nhận.
Các số liệu dùng cho nghiên cứu đều chính xác.
Đảm bảo giữ bí mật về thông tin của bệnh nhi và người nhà
bệnh nhi.