Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.03 KB, 79 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số người cao tuổi đã trở thành một trong những vấn đề được coi là
quan trọng ở nhiều nước trong những thập niên qua, tỷ lệ dân số già ngày
càng tăng lên nhanh chóng [1]. Tại Việt Nam, theo nguồn số liệu của Viện
thông tin y học Trung ương, năm 1999 số lượng người cao tuổi ở nước ta xấp
xỉ 6,199 triệu người. Dự báo tới năm 2029 số lượng người cao tuổi sẽ là 16,5
triệu người chiếm 18,7% dân số nước ta [1], [2].
Nghiên cứu của P.D.Barnard năm 1988 ở Astraulia, người cao tuổi từ
65 tuổi trở lên số trung bình lục phân có chỉ số (CPITN 4) cao nhất chiếm tỷ
lệ 70% [3]. Tại Việt Nam, Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ấn đã tiến hành
điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc qua 2 đợt thì nhận thấy rằng qua 2 lần
tỷ lệ bệnh quanh răng của nhóm tuổi >45 tuổi không biến đổi nhiều, đều trên
90% [4]. Phạm Văn Việt và cộng sự nghiên cứu năm 2004, cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh quanh răng ở người cao tuổi tại Hà Nội là 96,1% [5]. Đoàn Thị
Hoài Giang năm 2009, khám trên 303 người từ 60 tuổi trở lên tại Hoàng
Mai – Hà Nội thấy tỷ lệ người mắc bệnh quanh răng là 93,1% [6]. Nguyễn
Châu Thoa và cộng sự, năm 2010 nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng
miệng của NCT ở miền Nam Việt Nam cho thấy NCT có trung bình mất răng
khoảng 8 chiếc /người [7].
Đối với người cao tuổi, quá trình thoái hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
toàn thân cũng như sức khỏe răng miệng. Các dữ liệu hiện có trên thế giới cho
thấy bệnh quanh răng cùng với bệnh sâu răng vẫn là những bệnh lý răng
miệng chính ở người cao tuổi và có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố xã
hội và hành vi, hầu hết xuất hiện ở người có điều kiện kinh tế thấp và không
được tiếp xúc với điều trị nha khoa [8],[9],[10]. Các bệnh lý vùng quanh răng
khi không được điều trị kịp thời, không những ảnh hưởng đến chức năng ăn
nhai, thẩm mỹ, mà còn có thể gây nhiều biến chứng nặng nề tại chỗ hay toàn
thân, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng đặc biệt ở người cao tuổi, khi mà



2

sự lão hoá làm suy giảm khả năng phục hồi, do đó dễ mắc bệnh và mắc nhiều
loại bệnh cùng lúc. Bệnh quanh răng vẫn là nguyên nhân chính gây mất răng
ở người cao tuổi tại các nước chậm và đang phát triển.
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng bệnh quanh
răng và mối liên quan của bệnh này với các yếu tố: đặc trưng cá nhân, VSRM,
điều kiện kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Tuy nhiên ở
nước ta vấn đề này còn rất nhiều hạn chế, các nghiên cứu đồng bộ còn chưa
có... Xuất phát từ những vấn đề bức thiết trên, Bộ Y tế đã phê duyệt cho Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt tiến hành đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng và
nhu cầu điều trị bệnh răng miệng ở người cao tuổi Việt Nam” trên qui mô cả
nước với đại diện là 8 tỉnh thành.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 8 tỉnh thành được chọn, cùng với
sự phát triển về kinh tế xã hội, số lượng người cao tuổi cũng tăng nhanh
trong những năm vừa qua. Tuy nhiên cho đến nay những nghiên cứu cũng
như những cơ sở điều trị chuyên sâu về bệnh lý răng miệng người cao tuổi
trên địa bàn thành phố còn nhiều thiếu thốn. Vì những lý do và ý nghĩa nêu
trên chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng bệnh quanh răng, nhu cầu
điều trị và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 2015” với ba mục tiêu:

1. Xác định thực trạng, nhu cầu điều trị bệnh quanh ở người cao tuổi
tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015.

2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng ở nhóm đối
tượng nghiên cứu nói trên.

3. Nhận xét ảnh hưởng của bệnh quanh răng đến chất lượng cuộc

sống của nhóm đối tượng nghiên cứu nói trên


3

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm giải phẫu và mô học vùng quanh răng
1.1.1. Giải phẫu vùng quanh răng
Rãnh lợi
Viền lợi
Lợi tự do
Lõm dưới lợi tự
do

Xương răng
Dây chằng quanh
răng

Lợi dính

Xương ổ răng
Ranh giới lợi – niêm mạc
Niêm mạc di động

Hình 1.1: Giải phẫu răng và vùng quanh răng [11]
Gồm có 4 phần:



Lợi.



Dây chằng quanh răng.



Xương ổ răng.



Xương răng.
1.1.1.1. Lợi
Lợi là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng, được giới hạn ở phía cổ răng
bởi bờ lợi và phía cuống răng bởi niêm mạc miệng. Ở phía ngoài của cả hai


4

hàm và phía trong của hàm dưới, lợi liên tục với niêm mạc miệng bởi vùng
tiếp nối niêm mạc di động, ở phía khẩu cái lợi liên tục với niêm mạc khẩu cái
cứng. Lợi được chia thành 2 phần: lợi dính và lợi tự do [11]:
* Lợi tự do: Gồm nhú lợi và đường viền lợi.
Nhú lợi là phần lợi che kín các kẽ răng. Có một nhú phía ngoài, một
nhú phía trong, giữa hai nhú là một vùng lõm.
Đường viền lợi ôm sát cổ răng, và cùng với cổ răng tạo nên một khe
sâu khoảng 0,5-3 mm, gọi là rãnh lợi.
Hình thể của nhú lợi và đường viền lợi phụ thuộc hình thể của chân
răng và xương ổ răng, nó còn phụ thuộc vào sự liên quan giữa các răng và vị

trí của răng trên xương hàm.
* Lợi dính: là phần lợi bám dính vào chân răng và xương ổ răng. Bề
rộng của lợi dính có ý nghĩa quan trọng đối với việc giữ cho vùng quanh răng
bình thường.
- Tổ chức lợi: bao gồm biểu mô và tổ chức đệm.
Phủ bề mặt lợi dính và mặt ngoài viền lợi là lớp biểu bì sừng hoá. Từ
sâu ra nông gồm 4 lớp tế bào: TB đáy, TB gai, TB hạt và TB sừng hoá.
Phủ mặt trong rãnh lợi là biểu mô không sừng hoá, liên tiếp với phía
trên bởi biểu mô sừng hoá của lợi tự do và phía dưới bởi biểu mô bám dính.
Biểu mô bám dính là biểu mô ở đáy rãnh lợi bám dính vào răng. Lớp biểu mô
này không sừng hoá, không có các lồi ăn sâu vào tổ chức đệm ở dưới, và bám
vào men răng, xương răng bởi các bán Desmosom.Tổ chức đệm: là tổ chức
liên kết nhiều sợi keo ít sợi chun. Những sợi keo xếp thành những bó sợi lớn
tạo nên hệ thống sợi của lợi, trong đó đáng chú ý là các nhóm sợi răng- lợi,
xương ổ răng- lợi và nhóm sợi vòng.


5

1.1.1.2. Dây chằng quanh răng
Dây chằng quanh răng là mô liên kết có cấu trúc đặc biệt,nối liền răng
với xương ổ răng. Dây chằng quanh răng bao gồm các tế bào, sợi liên kết,
chất căn bản và mạch máu, thần kinh [11].
Nó giữ răng trong ổ răng và đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa răng và
ổ răng nhờ những tế bào liên kết đặc biệt trong tổ chức dây chằng. Bề rộng
của dây chằng quanh răng khoảng 0,15- 0,21mm. Tuỳ theo sự sắp xếp và
hướng đi của các bó sợi mà người ta phân ra thành 5 nhóm sau:
*

Nhóm cổ răng (hay nhóm mào ổ răng): Gồm những bó sợi đi từ mào xương ổ


răng đến xương răng gần cổ răng.
* Nhóm ngang: Gồm những sợi đi từ xương răng ở chân răng thẳng góc với trục
của răng đến xương ổ răng.
* Nhóm chéo: Gồm những bó sợi đi từ xương ổ răng chếch xuống dưới phía
chân răng, bám vào xương răng. Nhóm này chiếm số lượng nhiều nhất trong
dây chằng QR.
* Nhóm cuống răng: Gồm những bó sợi đi từ xương răng ở cuống răng, toả
hình nan quạt để đến bám vào xương ổ răng vùng cuống răng.
* Nhóm giữa các chân răng: Đối với răng nhiều chân còn có các bó sợi đi từ kẽ
giữa 2 hay 3 chân răng đến bám vào vách xương ổ răng. Giữa các bó sợi trên
là tổ chức liên kết lỏng lẻo, trong đó người ta thấy có TB tạo xương răng, TB
xơ non, TB xơ già, TB liên kết dạng bào thai, những đám biểu bì Mallassez.
Ngoài ra còn có mạng lưới rất giàu các mạch máu, bạch mạch, thần kinh.
Theo Weski, những lưới này có tác dụng như một cái hãm nước. Trong tổ
chức liên kết của dây chằng thường thấy có 3 thành phần là: tế bào chất tựa,
sợi, chất nền. Dây chằng QR cấu tạo bởi những sợi Collagen, những sợi đó
lồng vào trong xương răng, chùm lên chân răng giải phẫu và từ đó chạy vào lá


6

đáy của túi lợi, màng xương phủ huyệt răng và xương ổ răng, xương răng của
răng bên cạnh, quan trọng nhất là trực tiếp vào trong xương ổ răng riêng biệt.
1.1.1.3. Xương ổ răng
Xương ổ răng là một bộ phận của xương hàm gồm có:
*

Bản xương: có cấu tạo là xương đặc. Bản xương ngoài là xương vỏ ở mặt ngoài và
mặt trong của xương ổ răng, được màng xương che phủ. Còn bản xương trong (gọi


là lá sàng) nằm liền kề với chân răng, có nhiều lỗ thủng (lỗ sàng).
* Xương xốp: nằm giữa hai bản xương trên và giữa các lá sàng [11].
Hoạt động chuyển hoá của xương ổ răng rất mạnh. Quá trình tạo xương
liên tục, nếu xương khoẻ, chiều cao của mào xương ổ răng phát triển liên tục
phù hợp với sự mòn sinh lý của răng, tức là khớp cắn không bị giảm, kể cả ở
lứa tuổi cao. Can xi xương ở trong xương, giữa các sợi là những tinh thể
apatit, ngoài việc đảm bảo độ cứng của xương nó còn là nguồn dự trữ mức
canxi trong máu. Thành phần hữu cơ của xương là chất keo và những TB như
tạo cốt bào, TB xương đa nhân.Xương ổ răng cũng có quá trình tiêu và phục
hồi luôn cân bằng thì xương luôn chắc và đảm bảo chức năng. Nếu mất thăng
bằng, quá trình tiêu xương lớn hơn phục hồi thì dẫn đến tiêu xương (gặp ở
quá trình bệnh lý QR, sang chấn khớp cắn…).
1.1.1.4. Xương răng
Xương răng bọc phần ngà răng ở chân răng. Là một dạng đặc biệt của
xương, trong đó thành phần vô cơ và hữu cơ chiếm tỷ lệ ngang nhau, nhưng
không có hệ thống Havers và mạch máu [11].
Xương răng bao phủ chân răng và đi qua phần men răng, phủ trên bề
mặt men ở cổ răng. Bề dày của xương răng thay đổi theo tuổi, tuỳ vùng và
chức năng, dày nhất là vùng cuống răng, mỏng nhất là vùng cổ răng. Zander
nghiên cứu và đo bề dày xương răng giữa các vùng khác nhau của chân răng,
giữa người già và người trẻ cho thấy: sự đắp dày thêm của xương răng xảy ra


7

từ từ và đều đặn theo tuổi. Ngoài ra còn do các yếu tố khác như: kích thích
của quá trình viêm, hoá chất vùng cuống răng và do chuyển hoá.
Về cấu trúc, xương răng gồm 2 loại: Xương răng không có tế bào và
xương răng có tế bào. Xương răng không có tế bào là lớp đầu tiên được tạo ra

trong quá trình tạo ngà ở chân răng, phủ lên chân răng bởi xương răng thứ
phát (hay xương răng có tế bào). Quá trình tạo xương răng có tế bào nhanh,
những tế bào tạo xương răng non bám chắc và giữ lại tới lúc phát sinh lớp
xương răng mới và tế bào xương răng được trưởng thành. Sự bồi đắp xương
răng liên tục, suốt đời, ở cuống răng thì nhanh hơn ở cổ răng, những lớp được
bồi đắp tạo điều kiện cho sự bám chắc của những dây chằng mới giữ cho bề
rộng vùng QR, xương răng không bị tiêu sinh lý và thay đổi cấu trúc như
xương. Về mặt chức phận, xương răng tham gia vào sự hình thành hệ thống
cơ học nối liền răng với xương răng, cùng với xương ổ răng giữ bề rộng cần
thiết cho vùng QR, bảo vệ ngà răng và tham gia sửa chữa ở một số trường hợp
tổn thương ngà chân răng.
1.1.2. Tuần hoàn quanh răng
Răng, dây chằng QR và xương ổ răng thường có một mạch máu nuôi
dưỡng. Mỗi răng và khe QR được nuôi dưỡng bởi một động mạch nhỏ là một
nhánh của động mạch chính trong xương tới lỗ cuống răng, trước khi vào lỗ
cuống răng nó tách ra các nhánh vào trong xương ổ răng, một nhánh vào khe
QR nuôi các dây chằng QR. Nhánh chính đi vào tuỷ răng qua lỗ cuống răng,
động mạch tuỷ răng không có nhánh nối với bên ngoài. Còn trong xương ổ răng
thì có nhiều mạng nối chằng chịt với nhau, ở vùng dây chằng QR cũng vậy, có
những nhánh xuyên qua bản xương thành trong huyệt răng nối với mạng lưới
tuần hoàn trong khe QR. Tĩnh mạch đi song song với động mạch và đặc biệt là
mạng lưới nối tĩnh mạch ở vùng QR tập trung quanh lỗ cuống răng.
1.1.3. Thần kinh vùng quanh răng


8

Có hai loại:
- Các sợi giao cảm chạy song song với mạch máu, điều hoà máu chảy
trong các mao mạch.

- Các sợi cảm giác hầu hết là các nhánh có Myelin của nhánh II hoặc
nhánh III của dây thần kinh tam thoa.Vùng dây chằng QR giàu mạng lưới
mạch máu và cũng giàu các sợi cảm giác. Người ta tìm thấy có hai loại thần
kinh tận cùng: là có vỏ bọc và không có vỏ bọc ở đầu tận cùng. Nhánh tận
đầu tự do đáp ứng với cảm giác đau, trong khi đó đầu có vỏ bọc đáp ứng với
thay đổi áp lực; ở những đầu có vỏ bọc cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với ở
da và niêm mạc miệng, hơn nữa phần lớn nó đáp ứng với khả năng nhạy cảm
của dây chằng quanh răng.
1.2. Một số đặc điểm biến đổi sinh lý, bệnh lý vùng quanh răng ở người
cao tuổi
1.2.1. Biến đổi sinh lý chung
Lão hóa đưa đến những thoái triển biến đổi dần và không phục hồi về
hình thái và chức năng ở các cơ quan, khả năng thích nghi với những biến đổi
của môi trường xung quanh ngày càng bị rối loạn.
Lão hóa bắt đầu từ da: Da cứng và nhăn nheo, tăng lớp mỡ dưới da ở
bụng, ngực, đùi, mông.
Tóc chuyển bạc, trước ít và chậm sau nhiều và nhanh hơn.
Mắt điều tiết kém đi gây lão hóa và thị lực giảm. Thính lực kém đi.
Hoạt động chức năng các cơ quan, phủ tạng giảm dần, bài tiết dịch vị
kém ăn uống kém ngon và chậm tiêu, hoạt động chức năng gan, thận cũng
giảm dần, hệ thống nội tiết yếu đi.


9

Sự thích ứng với những thay đổi ngoại cảnh kém dần như thời tiết
nóng, lạnh. Chức năng hô hấp giảm, chức năng tim mạch kém thích ứng với
lao động nặng.
Giảm khả năng làm việc trí óc, nhanh mệt, tư duy nghèo dần, liên
tưởng kém, trí nhớ giảm hay quên, kém nhạy bén, chậm chạp.

Thời gian phục hồi vết thương kéo dài, xương dễ gãy do chứng loãng
xương. Khả năng đáp ứng của cơ thể trước các kháng nguyên ngoại lai, vi khuẩn
giảm dễ dẫn đến nhiễm trùng và nổi lên là hiện tượng tự miễn.
Tất cả những lão hóa đó là nguyên nhân làm cho sức khỏe người cao
tuổi giảm sút và hay mắc các bệnh mãn tính và cấp tính.
1.2.2. Biến đổi ở mô niêm mạc miệng
*

Niêm mạc miệng:
Biểu mô phủ và mô liên kết ở khoang miệng teo và mỏng, giảm mối
liên kết giữa các protein và mucoprotein theo tuổi. Tăng số lượng tương bào
và hậu quả là giảm tính đàn hồi và tăng sự nhạy cảm của mô đối với sang
chấn. Tổ chức niêm mạc phủ khoang miệng ở người cao tuổi có những biến
đổi dạng phù nề, các nhú biểu mô mất dần làm cho vùng tiếp giáp giữa biểu
mô và mô liên kết bị xẹp xuống làm cho lớp biểu mô dễ bị bong trước.Thời
gian thay thế tế bào biểu mô kéo dài số lượng tế bào Langerhans ít đi. Vì các
biến đổi nêu trên, nên bề mặt của niêm mạc miệng kém chịu đựng trước các
kích thích như nóng, lạnh, sức đề kháng với nhiễm trùng giảm đi, niêm mạc
dễ bị tổn thương và khi bị tổn thương thì cũng lâu lành.

*

Niêm mạc lưỡi:
Các nghiên cứu cho thấy các gai lưỡi có hiện tượng giảm và teo. Số gai
hình dây của lưỡi giảm làm cho lưỡi có vẻ trơn láng, gai lưỡi hình đài bị teo
nhiều nhất với số lượng giảm hoặc mất dần các nụ vị giác gây ra những rối loạn
vị giác với các chất ngọt, chua, mặn….Nói chung, niêm mạc lưỡi miệng nhợt


10


nhạt, teo mỏng do giảm chất gian bào, giảm khả năng tăng sinh tế bào và giảm
đáp ứng miễn dịch tại chỗ cũng như toàn thân thường thấy ở người cao tuổi.
1.2.3. Biến đổi ở răng, khớp thái dương hàm và xương hàm
*

Khớp thái dương hàm
Ở khớp thái dương hàm thường gặp sự xơ hóa và thoái hóa khớp, thể
tích lồi cầu xương hàm giảm, diện khớp trở lên phẳng, các dây chằng dão.
Cùng với sự thoái triển nêu trên, trương lực của các cơ nâng hàm và hạ hàm
mất dần làm cho khớp mất tính ổn định, vận động của hàm bị ảnh hưởng,
khớp cắn mất cân bằng dẫn đến khả năng nhai, nghiền thức ăn kém, dễ gây
đau, mỏi và có tiếng kêu ổ khớp.

*

Xương hàm
Xương hàm cũng có những biến đổi thoái triển chung theo hệ xương
của cơ thể. Trước hết, xương hàm giảm khối lượng do độ đậm đặc bởi hiện
tượng loãng xương sinh lý. Trên phim X-quang xương, người già ít cản
quang, có những vạch sáng chiều rộng vài mm. Xương hàm người cao tuổi
yếu và dễ gãy, khi bị gãy thường can xấu và chậm. Sống hàm trên tiêu nhiều
hơn theo chiều hướng tâm, sống hàm dưới ít tiêu hơn theo chiều ly tâm. Như
vậy, sau khi mất răng, hình thái các xương hàm trên và dưới sẽ có những biến
đổi sâu sắc.
* Thay đổi về răng
- Men răng: răng trở nên tối màu hơn do men răng ngày càng trong suốt
hơn. Có dấu hiệu của mòn răng - răng, mài mòn, mòn hóa học. Thân răng
ngày càng có nhiều đường nứt dọc.
- Ngà răng liên tục được tạo ra trong suốt cuộc đời. Các bệnh lý như

sâu răng, mòn cơ học, mòn răng - răng, ... làm ngà răng thay đổi đa dạng: ngà
thứ phát sinh lý, ngà xơ cứng và ngà sửa chữa (còn gọi là ngà thứ ba) ngày
càng dày hơn.


11

- Tủy răng: giảm thể tích và kích thước của buồng tủy do sự tạo ngà
liên tục từ phía mặt nhai và vùng chẽ, tủy can xi hóa có thể xảy ra ở tủy
buồng hoặc tủy chân….
Hậu quả của việc thay đổi tổ chức cứng của răng thường đưa đến thay
đổi hình dạng ngoài của răng: mòn mặt nhai quá mức gây mất điểm tiếp giáp
và nương tựa giữa các răng, làm tăng khả năng nhồi nhét thức ăn vào khe tiếp
giáp dẫn đến tăng nguy cơ bị bệnh quanh răng, ngoài ra bề mặt răng không
trơn nhẵn cũng là những cản trở việc làm sạch mảng bám răng.
1.2.4. Biến đổi trên các chức năng vùng miệng
*

Chức năng nhai:
Tốc độ và biên độ chuyển động của hàm dưới giảm trong quá trình vận
động há, ngậm và độ rộng lên xuống trong khi chiều sang bên thì vẫn giữ
nguyên. Vì vậy, thời gian của chu kì nhai không có khác nhiều so với thời kỳ
trung niên. Tuy nhiên, hiệu quả của nhai bị giảm sút do răng suy yếu, hệ
thống môi, má, lưỡi và các cơ giảm sự khéo léo, khả năng phối hợp.

*

Chức năng nuốt:
Chức năng nuốt liên quan nhiều tới hoạt động của lưỡi. Lưỡi giảm sự
khéo léo làm cho việc đưa thức ăn chuyển động giảm hơn nữa việc nuốt cũng

bị ảnh hưởng do những thoái triển về vận động cơ và thần kinh.

*

Chức năng phát âm:
Có những sự thay đổi nhất định về giọng điệu và khả năng nói theo tuổi.
Nhưng, nếu không có các bệnh lý liên quan thì đặc điểm này ít được chú ý.

*

Chức năng tạo dáng khuôn mặt:
Các biến đổi nét mặt là do mất răng và do giảm hoặc mất trương lực
các cơ ở mặt. Thường có sự thấp tầng mặt dưới, những thay đổi này không chỉ
là thẩm mỹ mà còn là sự trở ngại tới chức năng nhai, nuốt.


12

*

Chức năng tiết nước bọt:
Nhu mô tuyến nước bọt suy thoái dẫn đến giảm tiết về số lượng nước
bọt kể cả chức năng tổng hợp các protein nước bọt, IgA giảm 2/3. Trên thực tế
tình trạng khô miệng còn do 1 số bệnh lý ở tuyến, đặc biệt do hậu quả một số
thuốc điều trị cao huyết áp, tâm thần….
1.2.5. Ảnh hưởng của lão hóa trên cấu tạo mô nha chu
1.2.5.1. Biểu mô lợi
Nhiều nghiên cứu cho thấy sự mỏng đi và giảm sừng hóa của biểu mô
lợi theo tuổi, vì vậy làm tính thấm của biểu mô với kháng nguyên vi khuẩn và
giảm sức đề kháng với các sang chấn chức năng có thể ảnh hưởng lâu dài đến

vùng quanh răng. Ngoài ra, còn có một số thay đổi khác liên quan đến lão hóa
như các gai biểu bì phẳng hơn và thay đổi mật độ tế bào biểu mô.
Tác động của quá trình lão hóa lên vị trí của biểu mô nối là chủ đề
được nghiên cứu nhiều nhất. Một số nghiên cứu cho thấy sự di chuyển về phía
chóp của biểu mô nối trên bề mặt chân răng ở người có men răng bình thường
đi kèm với sự tụt lợi. Cùng với sự tụt lợi, chiều rộng của lợi dính sẽ giảm theo
tuổi. Ngoài ra, sự di chuyển của biểu mô nối về phía chóp có thể là hậu quả
của sự mọc răng liên tục qua biểu mô lợi trong nỗ lực duy trì mặt phẳng cắn
với răng đối diện để thích nghi với sự mòn răng (sự mọc răng thụ động). Tuy
nhiên, tụt lợi không phải là một quá trình sinh lý không thể tránh khỏi của
người già mà do hậu quả tích lũy của quá trình viêm hoặc chấn thương mô
nha chu [12].
1.2.5.2. Mô liên kết lợi
Mô liên kết lợi ngày càng thô hơn và dày đặc hơn theo tuổi, ngoài ra
còn có sự thay đổi về số lượng và chất lượng sợi collagen. Những thay đổi
này bao gồm sự tăng tỷ lệ chuyển đổi từ collagen hoàn thành collagen không
hoàn toàn, tăng sức mạnh cơ học và tăng nhiệt độ làm biến tính collagen. Như


13

vậy, có sự tăng tính ổn định của collagen do những thay đổi trong cấu trúc
phân tử.
Tuy nhiên, tỷ lệ collagen được tổng hợp lại giảm đi theo tuổi.
1.2.5.3. Dây chằng nha chu
Những thay đổi trong dây chằng nha chu do lão hóa bao gồm giảm số
lượng nguyên bào sợi và tăng bất thường cấu trúc. Ngoài ra, có sự giảm sản
xuất các chất hữu cơ căn bản, ngừng hoạt động các tế bào biểu mô và tăng số
lượng sợi đàn hồi. Nhiều kết quả trái chiều đã được ghi nhận về sự thay đổi
chiều rộng của dây chằng nha chu theo tuổi trong các mẫu vật của người và

động vật. Một điều chắc chắn là chiều rộng của khoảng quanh răng sẽ giảm
nếu răng không được nhai đến (giảm chức năng) hoặc chịu lực nhai quá mức.
Cả hai tình huống trên đều dẫn đến sự mất răng sớm.
1.2.5.4. Xương răng
Có sự gia tăng chiều dày xương răng theo tuổi do sự bồi đắp liên tục sau
khi mọc răng. Sự gia tăng chiều dày này nhiều hơn ở vùng chóp và mặt lưỡi.
Khả năng sửa chữa xương răng là hạn chế, những bất thường trên bề mặt xương
răng như những hõm tiêu xương răng xuất hiện ngày càng nhiều theo tuổi.
1.2.5.5. Xương ổ răng
Hình thái lá cứng xương ổ răng thay đổi liên quan với tuổi, có ngày
càng nhiều bất thường trên bề mặt xương ổ răng và giảm số lượng kết nối bất
thường với sợi collagen. Ngoài ra,có sự giảm mạch máu trong xương, giảm
trao đổi chất và khả năng tự sữa chữa, tăng quá trình hủy xương và giảm tái
tạo xương. Trong ghép xương đồng loại đông khô khử khoáng, nếu sử dụng
vật liệu ghép từ người cho trên 50 tuổi thì khả năng tạo mô xương ít hơn so
với vật liệu lấy từ người cho trẻ hơn.
Tuy nhiên, tỷ lệ lành xương (can xương) của xương vùng ổ răng đã nhổ
không liên quan tới tuổi tác. Thật vậy, những thành công trong tích hợp xương


14

trong cấy ghép nha khoa dựa trên đáp ứng lành thương ở mọi mô xương lành,
không liên quan với tuổi tác.
1.2.5.6. Mảng bám vi khuẩn
Sự tích tụ mảng bám ở lợi-răng được cho là tụt lợi làm tăng diện tích bề
mặt mô cứng lộ ra và đặc điểm bề mặt chân răng bị lộ khác so với men răng.
Đối với mảng bám trên lợi, không có sự khác biệt thực sự về chất lượng
các thành phần mảng bám. Đối với mảng bám dưới lợi, một số nghiên cứu cho
thấy có sự gia tăng số lượng trực khuẩn đường ruột và pseudomonas ở người

lớn tuổi. Tuy nhiên,cần thận trọng trong việc giải thích kết quả này do sự gia
tăng của những chủng loại vi khuẩn trên trong miệng của những người lớn tuổi.
Có sự thay đổi một số tác nhân gây bênh nha chu với tuổi tác, đặc biệt là
vai trò ngày càng tăng của Porphyromonas gingivalis và vai trò ngày càng giảm
của Actinobacillus actinomycetemcomitans. Tuy nhiên, tác động của lão hóa lên
sự thay đổi sinh thái học vi khuẩn quanh răng vẫn còn chưa thực sự rõ ràng.
1.2.5.7. Đáp ứng miễn dịch
Những tiến bộ mới đây trong sự nghiên cứu về tác động của quá trình
lão hóa trên các phản ứng miễn dịch cho thấy yếu tố tuổi có ảnh hưởng lên
đáp ứng miễn dịch của vật chủ ít hơn so với suy nghĩ trước đây.
Ở người lớn tuổi có sự giảm đáp ứng miễn dịch của tế bào T và B, các
cytokine và tế bào diệt tự nhiên nhưng không có sự khác biệt về đáp ứng miễn
dịch của tế bào đa nhân và đại thực bào hoạt động. Nếu có sự hiện diện của
mảng bám, phản ứng viêm của vùng quanh răng của người lớn tuổi sẽ diễn ra
nhanh hơn và mạnh hơn.
1.2.6. Ảnh hưởng quá trình lão hóa lên sự tiến triển của bệnh nha chu
Sự nhạy cảm của bệnh nha chu tăng theo tuổi. Trong một nghiên cứu
thực nghiệm kinh điển về viêm lợi, đối tượng nghiên cứu được loại trừ hoàn
toàn mảng bám và viêm bằng các phương pháp làm sạch và điều trị chuyên


15

biệt. Sau đó đối tượng không thực hiện bất kỳ biện pháp vệ sinh răng miệng
nào trong thời gian 3 tuần để tạo điều kiện cho viêm lợi phát triển. So sánh sự
phát triển viêm lợi giữa các cá thể trẻ tuổi và lớn tuổi đã được chứng minh
phản ứng viêm mạnh hơn ở những đối tượng nghiên cứu lớn tuổi hơn, kể cả
người và chó. Trong nhóm người lớn tuổi hơn (từ 65 đến 80 tuổi), người ta
nhận thấy khoảng mô liên kết bị thâm nhiễm lớn hơn, gia tăng dịch rỉ viêm và
tăng chỉ số lợi. Ngay cả khi các đối tượng đều có tình trạng lợi hoàn toàn bình

thường trước thử nghiệm, sự khác biệt vẫn có thể tồn tại giữa các nhóm tuổi
trong đó những người càng lớn tuổi thì tình trạng viêm càng nhiều. Ở người
cao tuổi, bệnh viêm lợi thường tiến triển thầm lặng dẫn tới viêm quanh răng
và hậu quả là tiêu xương và mất răng [13].
Rõ ràng khi tuổi cao sẽ không tránh khỏi việc gia tăng sự mất mô liên
kết bám dính. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào sự phơi nhiễm với một
số yếu tố gây phá hủy tổ chức quanh răng như: mảng bám, sang chấn cơ học
mạn tính do đánh răng, những tác động không mong muốn do thầy thuốc gây
ra trong phục hình răng, lấy cao răng, kiểm soát bề mặt chân răng. Ảnh hưởng
của những phơi nhiễm này đi theo một hướng duy nhất là làm gia tăng mất
bám dính.
Một số nghiên cứu đã được thiết kế để loại bỏ những yếu tố nhiễu và
hướng tới làm rõ câu hỏi tuổi cao có phải là yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu
(yếu tố nguy cơ được định nghĩa là một phơi nhiễm hoặc tác nhân làm tăng
xác suất xảy ra bệnh). Những nghiên cứu này đều cho thấy tác động của tuổi
tác là không tồn tại hoặc ít có ý nghĩa lâm sàng làm gia tăng sự mất bảo vệ
vùng nha chu: tỷ suất chênh cuả tình trạng vệ sinh răng miệng kém đối với
viêm quanh răng là 20,52 trong khi tỷ suất chênh của tuổi tác chỉ là 1,24. Như
vậy, có thể nói tuổi cao không phải là một yêu tố nguy cơ thực sự nhưng là
nền tảng hoặc một yếu tố kết hợp của sự phát triển viêm quanh răng.


16

1.3. Phân loại bệnh quanh răng
Việc phân loại bệnh quanh răng có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn
đoán, tiên lượng và làm kế hoạch điều trị. Có rất nhiều cách phân loại bệnh
quanh răng. Nhưng theo các xu hướng chung và các quan điểm hiện đại,
người ta chia bệnh quanh răng thành ra làm 2 loại chính là: bệnh của lợi
và các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng [12].

*
*

Các bệnh lợi bao gồm các bệnh mà chỉ có tổn thương ở lợi.
Các bệnh của cấu trúc chống đỡ bao gồm các bệnh liên quan tới cấu trúc
chống đỡ răng như: dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xương răng.
Sau đây là phân loại bệnh quanh răng theo hội nghị quốc tế năm
1999,bao gồm 8 nhóm bệnh dưới đây:










Các bệnh lợi.
Viêm quanh răng mạn.
Viêm quanh răng phá hủy.
Viêm quanh răng là biểu lộ các bệnh toàn thân.
Các bệnh quanh răng hoại tử.
Các apxe vùng quanh răng.
Viêm quanh răng do các tổn thương nội nha.
Các biến dạng và tình trạng mắc phải hay trong quá trình phát triển.
1.4. Hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng
1.4.1. Hành vi sức khỏe
Hành vi sức khỏe là một trong nhiều khái niệm liên quan tới hành vi
con người. Hành vi sức khỏe có một vai trò vô cùng quan trọng để tạo lập cho

sức khỏe mỗi cá nhân và cộng đồng.
Người ta cho rằng hành vi người là một phức hợp của nhiều hành động
chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như di truyền, môi trường kinh tế - xã hội
và chính trị.
1.4.2. Kiến thức (Knowledge)
Kiến thức bao gồm những hiểu biết của con người thường khác nhau và
thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, vốn sống hoặc của người khác truyền lại.


17

Hiểu biết nhiều khi không tương đông với kiến thức, hiểu biết rất khó thay đổi
khi hiểu biết sai và trở thành định kiến. Kiến thức phòng bệnh răng rất cần
thiết trong phòng tránh bệnh răng miệng.
1.4.3. Thái độ (Attitude)
Là tư duy, lập trường, quan điểm của đối tượng đối với một vấn đề. Nó
có thể bị ảnh hưởng bởi trình độ văn hóa, điều kiện kinh tế, xã hội, gia đình,
khu vực sinh sống ...
1.4.4. Hành vi (Practice)
Xuất phát từ những hiểu biết, có kiến thức và thái độ dẫn đến những
hành động của đối tượng. Kiến thức và thái độ đúng sẽ có hành động đúng và
ngược lại.
1.5. Vấn đề kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe răng miệng ở người
cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được đặc biệt quan tâm ở nước ta
cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, song với việc chăm sóc sức khỏe răng
miệng nói riêng ở người cao tuổi còn ít được quan tâm và triển khai một cách
hệ thống. Những người cao tuổi thường thiếu những thông tin cần thiết để tự
chăm sóc bảo vệ sức khỏe răng miệng, bản thân họ cũng không tích cực trong
việc thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng như: ít chải răng, hay thực

hiện các thói quen không tốt cho răng miệng như xỉa tăm, đánh cau khô, ăn
trầu, hút thuốc…[14],[15].
Khi gặp các vấn đề về răng miệng họ cũng ít đi khám nha sĩ hơn những
người trẻ, họ mặc nhiên chấp nhận và chịu đựng đau, hay khó chịu ở vùng
răng miệng…Cũng vì vậy, nguyện vọng của họ thường rất thấp so với nhu
cầu thực tế cần được chăm sóc, điều trị. Đối với một bộ phận những người có
sức khỏe yếu hay khuyết tật không độc lập trong sinh hoạt cá nhân thì các vấn
đề trên càng trở nên nặng nề.


18

1.5.1. Đặc điểm chung
Sức khỏe là biểu hiện của nhiều yếu tố tác động, trong đó vấn đề kiến
thức, thái độ và thực hành sức khỏe đóng vai trò cực kì quan trọng, nó có thể
thúc đẩy tình trạng sức khỏe tốt lên hay xấu đi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng
miệng ở người cao tuổi chủ yếu là kinh nghiệm tích lũy của bản thân hoặc do
người khác truyền lại, mà trên thực tế theo quan điểm y học hiện đại thì các
kinh nghiệm đó đôi khi đi ngược lại và có thể làm cho tình trạng sức khỏe răng
miệng xấu đi. Hơn nữa, kiến thức chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi cũng
phụ thuộc nhiều yếu tố như: Trình độ văn hóa, nghề nghiệp, mức sống, khu vực
sinh sống, sự tự tìm hiểu của từng cá nhân…Thông thường ý niệm về bệnh tật
chỉ được quan tâm khi có cảm giác đau, thẩm mỹ bị ảnh hưởng, giao tiếp xã
hội bị hạn chế. Đây là những nhận biết có thể có ở hầu hết người cao tuổi.
Nhưng nếu để hiểu nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng chống bệnh
thì đa số tỏ ra không biết hoặc hiểu sai các kiến thức cơ bản, thông thường.
Thực tiễn này đặt ra trách nhiệm cho vấn đề giáo dục nha khoa trong chương
trình nâng cao hiểu biết đối với sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi.
Trên cơ sở nhận thức và thái độ có nhiều hạn chế nên thực hành chăm sóc

sức khỏe răng miệng của người cao tuổi đã thể hiện nhiều yếu tố tiêu cực: Cách
thức vệ sinh răng miệng không tốt, biểu hiện bằng việc ít chải răng và kỹ thuật
chải răng không tốt. Họ sử dụng nhiều biện pháp vệ sinh răng miệng không cơ
bản và có nhiều thói quen không tốt cho sức khỏe răng miệng. Rất ít người có
thói quen đi khám răng miệng định kì để phát hiện và điều trị sớm.
1.5.2. Các yếu tố tác động đến kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức
khỏe răng miệng ở người cao tuổi


19

Sức khỏe răng miệng người cao tuổi chịu sự tác động của nhiều yếu tố.
Sức khỏe kém có thể bắt nguồn từ những nguy cơ nội tại do sự ngấm vôi kém
ở men răng, răng mọc lệch lạc, chen chúc…Nguy cơ cũng đến từ các thói
quen có hại: Hút thuốc, uống rượu, ăn trầu…Các yếu tố ảnh hưởng khác có
thể do trình độ học vấn, mức thu nhập không cao, sức khỏe chung yếu, tập
quán văn hóa và nhất là yếu tố không được chăm sóc bởi các dịch vụ nha
khoa. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau và cần được tìm hiểu để đưa
ra giải pháp can thiệp hợp lý. Nhằm tăng cường nhận thức, thay đổi thái độ,
hành vi sức khỏe người cao tuổi, chúng ta cần giúp họ loại bỏ những thói
quen có hại, giáo dục các đối tượng tự chăm sóc sức khỏe răng miệng có khoa
học và có ý thức thăm khám răng định kì tại các cơ sở nha khoa. Đây là một
quá trình cần có sự tác động nhiều mặt, nhưng ý thức bản thân luôn luôn là
một yếu tốt quyết định quan trọng nhất.
1.6. Nghiên cứu về bệnh quanh răng ở người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam
* Ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, từ năm 1960 đến nay đã có nhiều công trình điều tra về
bệnh quanh răng ở một số địa phương. Các kết quả điều tra đều cho thấy bệnh
quanh răng chiếm tỷ lệ cao và ở mức báo động. Trần Văn Trường và Lâm
Ngọc Ấn đã tiến hành điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc qua 2 đợt thì

nhận thấy rằng qua 2 lần tỷ lệ bệnh quanh răng của nhóm tuổi >45 tuổi không
biến đổi nhiều, đều trên 90% [4].
Về tình hình bệnh tổ chức quanh răng, theo điều tra cơ bản tại khu vực
Hà Nội của Nguyễn Đức Thắng với lứa tuổi 45-64 và cỡ mẫu (n=150) thì có
CPITN 1 tỉ lệ là 1,33% và CPITN 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 64,67% [25].
Nguyễn Văn Cát và Renneberg T và cs (1992) khám 181 người từ 44 đến 64
tuổi không thấy người nào có mô quanh răng lành mạnh, chỉ số CPITN 1 tỉ lệ
là 1,2 cao nhất là chỉ số 3 có tỉ lệ 45,8. Theo tác giả Dương Thị Hoài Giang


20

năm 2009 khám trên 303 người từ 60 tuổi trở lên tại Hoàng Mai – Hà Nội
thấy tỷ lệ người mắc bệnh quanh răng là 93,1% [6].
* Trên thế giới:
Bảng 1.1: Tình trạng túi lợi ở người cao tuổi của các nghiên cứu trên thế giới
Túi lợi
Quốc gia, tác giả

Năm Tuổi Người

nông
(%)

Bergman J.D và Cs,
Australian
Galan D. và Cs,
Canada
Miyazaky H. và Cs,
Japan

Trần Văn Trường,
Việt Nam

Trung
Túi lợi

bình

sâu (%)

cao
răng

1990 60-69

303

15,2

1993 ≥ 60

54

37,0

49,0

60,0
35,7


1994 65-74
2000 ≥ 45

999

Trung
bình túi
lợi

2,00

1,60

10,0

2,70

1,10

10,5

2,86

1,83

Một số điều tra khác như;theo điều tra sức khỏe quốc gia 1971-1974
của Mỹ, tình hình bệnh nha chu theo độ tuổi như sau: với độ tuổi 55-64 (có
nam bệnh nha chu chiếm 46,9%, còn nữ chiếm 35,8%). Theo điều tra của
P.D.Barnard năm 1988 ở Astraulia thì số trung bình lục phân có số CPITN cao
nhất ở lứa tuổi từ 65 tuổi trở lên thì thấy tỷ lệ CPITN 4 chiếm tới 70% [3].

Theo Brown và cộng sự 1981 ở Mỹ 65% người lứa tuổi từ 19-65 có túi lợi sâu
≥ 3mm, 28% có túi lợi sâu 4-6mm và 8% có túi lợi sâu > 6mm.
1.7. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng
miệng ở người cao tuổi
Qua một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng: Những người
cao tuổi thường không có hiểu biết nhiều về bệnh răng miệng. Vì vậy, mà việc
tự chăm sóc sức khỏe răng miệng ở họ cũng có rất nhiều hạn chế. Schwarz E


21

và Lo E.C (1994) phỏng vấn 559 đối tượng tuổi 65-74 ở Hồng Kông cho thấy
có tỉ lệ rất cao về số người không hiểu rõ về sâu răng, viêm lợi. Smith J.M và
Cs điều tra tại Anh năm 1980 cho thấy 22% người cao tuổi có từ 1-5 năm và
26% có từ 6-20 năm không đi khám răng miệng. Theo Strayer M.S (1993) tại
Mỹ đã có 60% các bang có chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng cho
người cao tuổi. Hầu hết các nghiên cứu đều cho nhận xét là bệnh răng miệng ở
người cao tuổi thường cao hơn các lứa tuổi khác và kiến thức, thái độ và thực
hành của họ cũng rất hạn chế. Theo điều tra của Rademakers L (tại Hà Lan năm
2008), Carter G và cộng sự (tại Christchurch năm 2004) và Sweeney MP và
cộng sự (tại Glasgow năm 2007) cho kết quả tương tự là người cao tuổi ít quan
tâm tới việc chăm sóc răng miệng. Thêm vào đó, số lần chăm sóc răng miệng
của người cao tuổi lại không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc vào số răng hiện
có (theo nghiên cứu của Niessen LC tại Mỹ năm 2002). Bệnh răng miệng của
người cao tuổi không phải do cảm nhiễm (susceptibility) mà do quá trình tích
lũy bệnh tật theo thời gian sống của họ [18]. Người cao tuổi ở vùng nông thôn
và từ 70 tuổi trở lên thường ít quan tâm tới nhu cầu chăm sóc răng miệng so
với nhu cầu thực tế.
Ở Việt Nam, theo điều tra của Phạm Văn Việt (1999) tại Hà Nội, trong
556 người ≥ 60 tuổi có gần 90% không hiểu hoặc chỉ biết một phần về vai trò,

chức năng răng miệng cũng như bệnh sâu răng và viêm quanh răng, chỉ có
một tỉ lệ rất nhỏ biết về nguy cơ lây nhiễm HIV khi nhổ răng. Khi răng miệng
có vấn đề, chỉ có 26,7% tìm đến nha sĩ, chỉ có 20,2% người mất răng có
nguyện vọng làm răng giả để thay thế.
Tại Việt Nam, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000
thì tỷ lệ sâu răng ở người trên 45 tuổi là 78,7%, cao nhất trong tất cả các lứa
tuổi. Kết quả một số nghiên cứu trước đó cho thấy người cao tuổi có hiểu biết
hạn chế và ít quan tâm tới việc chăm sóc răng miệng. Ví dụ như nghiên cứu


22

của Phạm Văn Việt tại Hà Nội cho kết quả 90% người cao tuổi (từ 60 trở lên)
trong diện nghiên cứu không hiểu biết hoặc chỉ hiểu biết một phần về vai trò,
chức năng răng miệng cũng như bệnh sâu răng và viêm quanh răng. Kết quả
điều tra SKRM toàn quốc năm 2000 trên 999 người độ tuổi từ 45 trở lên có
tới 55% chưa đi khám răng miệng lần nào và 12,7% đi khám răng lần cuối
cùng trước đó 5 năm.
Các bệnh răng miệng không những làm ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai,
thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân, thậm chí nếu không điều trị
kịp thời nó còn có thể gây nhiều biến chứng nặng nề tại chỗ hoặc toàn thân.
1.8. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh quanh răng với chất
lượng cuộc sống ở người cao tuổi
Tại Việt Nam trong vài năm gần đây một số nghiên cứu tại khu vực
phía nam như Nguyễn Thị Châu Thoa (2012), Trần Thị Tuyết Phượng (2011)
đã cho thấy bệnh răng miệng nói chung và bệnh quanh răng nói riêng đã làm
giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại trên cỡ mẫu nhỏ chưa đại
diện được cho những quần thể lớn, các nghiên cứu cũng chưa đi sâu vào phân
tích mối liên quan của bệnh quanh răng với: thói quen ăn uống, vệ sinh răng

miệng, khám răng định kỳ, yếu tố môi trường kinh tế xã hội và văn hóa, tình
trạng bệnh toàn thân (tiểu đường, tim mạnh, xương khớp..), sử dụng thuốc,
uống rượu bia, hút thuốc lá, thu nhập, học vấn, tình trạng hôn nhân.
1.9. Một số đặc điểm sinh thái của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền nam Việt Nam, hiện có 24 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm: 19 quận và 5 huyện thị. Là thành phố đông dân
nhất, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Trên cơ sở diện tích tự
nhiên thì Thành phố HCM là đô thị lớn thứ nhì ở Việt Nam (sau Thủ đô Hà
Nội mở rộng).


23

Thành phố HCM có vị trí địa lý nằm chuyển tiếp giữa miền Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ, diện tích là 2.095,06 km 2. Theo kết quả điều tra dân số
năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt
Nam), mật độ dân số là 3419 người /km 2. Đến năm 2011 dân số thành phố
tăng lên 7.521.138 người. Đến thời điểm o giờ ngày 1/4/2014 thì dân số thành
phố đạt 7.955.000 người. Theo độ tuổi: Thành phố HCM là một thành phố trẻ
(44% dân số từ 0-15 tuổi, 51% dân số từ 16-60 tuổi, 5% dân số từ 60 -100
tuổi). Số người cao tuổi và trẻ em quá cao đặt ra cho thành phố nhiều vấn đề
cần giải quyết. Phân bố dân cư không đều nhau, các quận 3,4,5,10,11 là
những nơi có mật độ dân số cao.
Về lĩnh vực y tế, vào năm 2005 thành phố có 21.780 nhân viên y tế,
trong đó có 3.399 bác sĩ. Toàn bộ các xã/phường đều có trạm y tế, có cả các
cơ sở y tế công lập và tư nhân, có các bệnh viên đa khoa và chuyên khoa trực
thuộc trung ương và thành phố, đặc biệt có 2 bệnh viện chuyên khoa răng
hàm mặt (1 của thành phố, 1 của Bộ y tế) có trang thiết bị hiện đại và trình độ
nhân lực cao có thể đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh răng miệng cho người cao
tuổi thành phố. Tuy nhiên hệ thống y tế chăm sóc răng miệng riêng biệt cho

người cao tuổi vẫn chưa có tại các tuyến xã/ phường và quận/ huyện nơi mà
người cao tuổi có thể tiếp cận dễ dàng và thuận tiên hơn.

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là người từ 60 tuổi trở lên cả nam và nữ đang sinh sống tại Thành phố
Hồ Chí Minh


24

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Người 60 trở lên đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Có đủ năng lực trả lời các câu hỏi phỏng vấn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đủ năng lực trả lời các câu hỏi phỏng vấn
Không đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu
Những người vắng mặt trong khi điều tra.
Người đến sinh sống tạm thời trong thời gian ngắn ở khu vực lấy mẫu
(dưới 6 tháng).
Đang mắc các bệnh cấp tính tính tại chỗ và toàn thân.
Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian nghiên cưú.
Mất răng toàn bộ.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Đào tạo RHM – Y Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2015 đến tháng 11/2016.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2. Chọn cỡ mẫu
n = Z12− α / 2

Cỡ mẫu Áp dụng công thức:

p(1 − p )
d2

x DE

Trong đó:
p: Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng tại cộng đồng của người cao tuổi (90%) [4]
d: Độ chính xác tuyệt đối (= 15%)
Z2(1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05, tương ứng với
độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96


25

Do sử dụng kỹ thuật chọn mẫu 30 chùm ngẫu nhiên nên cỡ mẫu cần
nhân với hệ số thiết kế mẫu (DE =1,5)
Do nghiên cứu là một phần nhỏ của đề tài nghiên cứu cấp bộ, về thực
trạng bệnh răng miệng của người cao tuổi Việt Nam, trong đó cỡ mẫu được
chọn cho Thành phố Hồ Chí Minh là 1350 người cao tuổi lớn hơn cỡ mẫu tính
được theo công thức, vì vậy chúng tôi lấy toàn bộ cỡ mẫu được chọn cho đề
tài cấp bộ vào nghiên cứu này.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu của đề tài cấp bộ
Bước 1: Chọn ngẫu nhiên 30 phường trong Thành phố Hồ Chí Minh
Bước 2: Lên danh sách các người cao tuổi trong phường. Chọn ngẫu

nhiên đơn người cao tuổi thứ nhất trong phường, những người tiếp theo sử
dụng kỹ thuật “cổng liền cổng” cho tới khi đủ số lượng cỡ mẫu.
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin
- Phiếu khám để thu thập thông tin về bệnh nhân
- Dung cụ khám
+ Bộ khay khám (gương khám có đèn, gắp, thám châm)
+ Sonde khám nha chu 621 (Periodontal Probe) của WHO:
Cây thăm dò có tay cầm mảnh, nặng 30 gam, đầu cây thăm dò có hình
cầu đường kính 0,5 mm, có đánh dấu vạch màu đen, giới hạn dưới của vạch
đen cách đầu tận cùng của cây thăm dò 3,5 mm, giới hạn trên của vạch màu
đen cách đầu tận cùng của cây thăm dò 5,5 mm.


×