Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nhận xét đặc điểm nội soi và kết quả cắt polyp đại trực tràng lớn có cuống với hỗ trợ của endoloop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.59 MB, 90 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Polyp đại trực tràng (ĐTT) đã được biết đến từ lâu. Trong những năm
gần đây với sự tiến bộ về kỹ thuật nội soi đại trực tràng ống mềm, kết hợp với
những chương trình thăm khám sàng lọc nhằm phát hiện sớm ung thư đại trực
tràng trong cộng đồng nên số người bệnh có polyp đại trực tràng được phát
hiện ngày càng nhiều. Diễn biến của polyp đại trực tràng khá phức tạp, đặc
biệt một số polyp có thể tiến triển thành ung thư nên polyp được xếp vào loại
những tổn thương tiền ung thư [5],[9],[11],[12],[15],[16],[21],[25],[49].
Ngoài ra, polyp đại trực tràng còn gây ra một số triệu chứng như chảy máu,
rối loạn tiêu hoá v.v. Do đó khi phát hiện polyp đại trực tràng thì cần phải
phẫu thuật cắt bỏ.
Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cắt polyp đại trực tràng qua nội soi ống
mềm bằng điện cao tần đã trở thành kỹ thuật có giá trị cao trong nội soi can
thiệp của chuyên ngành tiêu hóa và đã được ứng dụng ở nhiều nước, vì đây là
kỹ thuật tiên tiến có nhiều ưu việt. Đặc biệt nếu phát hiện và cắt bỏ sớm polyp
mới có ổ ung thư ở tại chỗ thì có thể ngăn chặn được quá trình tiến triển
thành ung thư xâm lấn.
Việc theo dõi sau cắt polyp đại trực tràng nhằm phát hiện sự tái phát
hoặc tiến triển bất thường tại vị trí cắt polyp bằng lâm sàng, nội soi và xét
nghiệm mô bệnh học là rất quan trọng [32].
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số bệnh viện áp dụng
kỹ thuật cắt polyp đại trực tràng qua nội soi ống mềm và đã có một số báo cáo
kết quả về lĩnh vực này [1],[8],[18],[19],[21]. Tuy nhiên các nghiên cứu này
thường dùng thòng lọng để cắt đốt các polyp, trong một số trường hợp polyp
to, có cuống với mạch máu to thì nguy cơ chảy máu sau cắt là khá lớn. Việc


2



sử dụng một dụng cụ để buộc chặt chân polyp (endoloop) trước khi cắt polyp
sẽ được coi là một kỹ thuật mới giúp giảm nguy cơ chảy máu. Tại Việt Nam
hiện nay kỹ thuật này chưa có nhiều nghiên cứu.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nhận xét
đặc điểm nội soi và kết quả cắt polyp đại trực tràng lớn có cuống với hỗ
trợ của Endoloop” nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả đặc điểm nội soi và kết quả cắt polyp đại trực tràng lớn có
cuống qua nội soi với hỗ trợ của Endoloop.

2.

Đối chiếu hình ảnh nội soi với mô bệnh học của polyp đại trực tràng
lớn có cuống.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu polyp ĐTT trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu polyp ĐTT trên Thế giới
Cùng với những nghiên cứu về ung thư ĐTT, thì polyp ĐTT cũng đã
được thế giới nghiên cứu từ lâu. Trước đây khi chưa có nội soi việc phát hiện
và chẩn đoán polyp ĐTT thường gặp rất nhiều khó khăn, cho nên số lượng
BN được phát hiện có polyp ĐTT không nhiều. Cắt bỏ polyp ĐTT lúc đó
cũng khá phức tạp. Tất cả những polyp ở cách mép hậu môn từ 7 cm trở lên

nếu muốn cắt bỏ đều phải phẫu thuật mổ qua thành bụng. Chính điều đó đã
làm cho nghiên cứu về polyp ĐTT bị hạn chế. Từ khi có nội soi trực tràng
(năm 1853), nhất là khi nội soi ĐT ống mềm ra đời và đi vào sử dụng (năm
1958), số lượng BN được phát hiện có polyp ĐTT ngày càng nhiều. Nhiều
nước thành lập Viện nghiên cứu về polyp. Các kỹ thuật phát hiện, chẩn đoán,
điều trị polyp ĐTT ngày càng tiên tiến và hoàn thiện, đã thực sự giúp cho các
nghiên cứu polyp ĐTT phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Năm 1999,
trong Tuần lễ bệnh lý Tiêu hoá của Hội khoa học Tiêu hoá Hoa Kỳ đã có 25
công trình nghiên cứu về polyp ĐTT. Trong Gastroenterology Rapid
Literature Review Vol 5-1998 & Vol 6-1999 đã có 51 công trình nghiên cứu
về polyp ĐTT. Trên YAHOO ngày 19-6-2000 đã có 700 Webpages về polyp
ĐTT, trong đó có 199 Webpages về hội chứng Gardner; 37 Webpages về hội
chứng Peutz-Jeghers… mặc dù đây là những loại polyp rất ít gặp. Các
nghiên cứu trên thế giới hiện nay về polyp ĐTT đang tập trung vào các
hướng chính như:


4

- Nghiên cứu bệnh nguyên, bệnh sinh, quá trình phát triển, diễn biến của
polyp dựa trên cơ sở những kỹ thuật tiên tiến như: nội soi, nội soi siêu âm;
hoá mô miễn dịch, di truyền học phân tử…
- Nghiên cứu ứng dụng dược phẩm, chế độ dinh dưỡng và những kỹ
thuật tiên tiến như nội soi, laser… điều trị polyp ĐTT.
- Nghiên cứu những kỹ thuật, xét nghiệm tiên tiến để khám sàng lọc
nhằm chủ động phát hiện và chẩn đoán sớm polyp ĐTT ở những người không
có triệu chứng lâm sàng trong cộng đồng.
- Nghiên cứu quản lý, theo dõi những BN có polyp ĐTT, đặc biệt những
polyp có nguy cơ ung thư hóa, bệnh polyp gia đình…
Tất cả những nghiên cứu trên đều nhằm mục đích chung là chẩn đoán

sớm, điều trị sớm polyp ĐTT, đặc biệt điều trị dự phòng polyp có nguy cơ
tiến triển thành UTĐTT.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu polyp ĐTT ở Việt Nam
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, do những khó khăn về kinh tế từ
hậu quả chiến tranh để lại nên việc ứng dụng phát triển các kỹ thuật, trong đó
có nội soi tiêu hóa gặp rất nhiều khó khăn. Trước khi có nội soi ĐTT, việc
nghiên cứu polyp ĐTT ở Việt Nam cũng rất hạn chế và có rất ít đề tài nghiên
cứu về polyp ĐTT được công bố.
Từ khi nội soi ĐTT ống cứng được ứng dụng vào Việt Nam (năm 1960),
một số nghiên cứu về polyp TT đã được công bố. Năm 1974-1977, Phạm Tử
Dương, Vũ Văn Bàn - Viện Quân Y 108 đã nghiên cứu 40 BN polyp TT, các
tác giả đã ứng dụng cắt bỏ polyp qua nội soi TT ống cứng bằng kìm sinh thiết
[3]. Năm 1979, Nguyễn Văn Vân cũng đã đề cập triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng của polyp ĐTT. Năm 1986 Nguyễn Khánh Trạch đã báo cáo kết quả
nghiên cứu bệnh lý hậu môn TT qua nội soi TT 1221 BN tại khoa Tiêu hoá
bệnh viện Bạch Mai và đã phát hiện tỉ lệ BN có polyp TT chiếm 45,2%.


5

Trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, đã có các công
trình nghiên cứu về chẩn đoán, điều trị và hình thái học được công bố[31].
Đặc biệt từ năm 1994, khi nội soi ĐT ống mềm được trang bị ở một số bệnh
viện, số BN có polyp ĐTT được phát hiện ngày càng nhiều. Nghiên cứu về
polyp ĐTT đã có những bước tiến mới. Năm 1995, Mai Thị Hội - BV Việt
Đức, trong 110 lượt BN nội soi ĐT ống mềm đã phát hiện 38,9% BN có
polyp [8]. Năm 1997: Đoàn Hữu Nghị, Phan Văn Hạnh, Phạm Quốc Đạt Bệnh viện K Hà Nội đã báo cáo 41 trường hợp polyp ĐTT [19]; Năm 1998,
Mai Thị Hội đã báo cáo 338 BN trẻ em có polyp ĐT đã được điều trị tại Bệnh
viện Việt Đức.
Trong nghiên cứu của Phạm Văn Nhiên (2000), khi nghiên cứu về UT

ĐTT, tác giả cũng đã nghiên cứu các trường hợp BN có polyp ĐTT và đã có 1
số kết quả về tìm máu ẩn trong phân, xét nghiệm P53 và CEA [20]. Trong
luận án tiến sĩ năm 2000 của Đinh Đức Anh, tác giả đã báo cáo kết quả
nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học, kết quả cắt
bỏ polyp TT, polyp ĐT sigma bằng điện nhiệt và bằng dụng cụ cải tiến [1],
công trình nghiên cứu đã thu được nhiều kết quả nhưng cũng chỉ giới hạn ở
polyp TT và ĐT sigma.
Năm 2001: Nguyễn Thuý Oanh đã công bố kết quả nghiên cứu cắt polyp
ĐTT qua nội soi ống mềm tại BV Bình Dân [21]; Trong nghiên cứu của Tống
Văn Lược (2002), tác giả đã nghiên cứu kết quả cắt polyp ĐTT bằng thòng
lọng điện theo hình ảnh nội soi mềm và xét nghiệm mô bệnh học [18], nghiên
cứu đã đi sâu về bản chất polyp và phương pháp cắt polyp ĐTT bằng thòng
lọng điện qua nội soi.
Nghiên cứu về polyp ĐTT ở Việt Nam nhìn chung phát triển còn chậm.
Đặc biệt còn ít những nghiên cứu cơ bản chuyên sâu cũng như những nghiên
cứu hướng về cộng đồng. Trong thời gian gần đây với chủ trương xã hội hóa


6

y tế, cùng với việc xây dựng và phát triển bệnh viện chuyên khoa, các kỹ
thuật y tế trong đó nội soi ống mềm đã và sẽ được đầu tư tại các bệnh viện
khu vực, hy vọng nghiên cứu về polyp ĐTT sẽ ngày càng phát triển nhằm
mục đích chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1.2. Đặc điểm giải phẫu ĐTT
1.2.1. Hình thể, vị trí
Đại trực tràng còn gọi là kết tràng hay ruột già là phần cuối cùng của ống
tiêu hoá, nối từ góc hồi – manh tràng đến hậu môn. ĐTT sắp xếp gần giống
như hình một cái khung nên còn gọi là khung đại tràng. Ở người Việt Nam,
ĐTT có độ dài trung bình khoảng 148,2 cm [7]. Từ phải sang trái, ĐTT được

phân chia làm 6 đoạn là: Manh tràng; ĐT lên; ĐT ngang (ĐTN); ĐT xuống;
ĐT xích ma và trực tràng (TT). Đứng trên phương diện sinh lý và bệnh lý thì
ĐTT lại được chia làm 2 đoạn: ĐT trái và ĐT phải, vị trí phân chia là đoạn 1
phần 3 bên phải ĐTN [7].
Đại tràng ngang

Đại tràng lên

Đại tràng xuống

Manh tràng
Đại tràng
xích ma
Trực tràng

Hình 1.1. Hình ảnh minh họa giải phẫu đại trực tràng


7

1.2.2. Cấu tạo giải phẫu
1.2.2.1. Manh tràng
Manh tràng cao khoảng 6 cm, rộng từ 6cm đến 8 cm, ở chỗ hồi tràng nối
tiếp với manh tràng có van hồi – manh tràng hay còn gọi là van Bauhin. Lỗ
ruột thừa đổ vào manh tràng ở dưới van Bauhin. Van Bauhin và lỗ ruột thừa là
hai mốc giải phẫu quan trọng để xác định manh tràng khi nội soi [7], [14], [30].
1.2.2.2. Đại tràng lên
Đại tràng lên nối tiếp với manh tràng, từ góc hồi manh tràng đi lên
nhưng khi tới mặt dưới gan thì ĐT lên quặt ngang, tạo thành 1 góc gọi là góc
đại tràng phải hay góc gan. Độ dài của ĐT lên khoảng từ 12 cm đến 15 cm [7].

1.1.2.3. Đại tràng ngang
Đại tràng ngang bắt đầu từ ĐT góc gan, đi sang trái, tới cực dưới của
lách thì bẻ quặt xuống để nối với ĐT xuống, chỗ bẻ quặt là góc ĐT trái hay
còn gọi là góc lách, góc này khoảng 40 đến 50 0, góc lách khó di động, vì vậy
khi đưa ống soi qua chỗ này thường gặp khó khăn. Hình thể bên trong ĐTN
có nhiều nếp niêm mạc như hình tam giác đều xếp liên tiếp với nhau, đó cũng
là đặc điểm để nhận biết ĐTN khi nội soi [14], [30]. ĐTN có độ dài khoảng từ
35 cm đến 100 cm, trung bình 50cm [7].
1.2.2.4. Đại tràng xuống
Đại tràng xuống nối tiếp từ ĐT góc lách với ĐT xích ma. ĐT xuống là
đoạn cố định, do đó nó cũng góp phần làm cho ống soi khi đưa qua góc lách
gặp khó khăn. Khi nằm nghiêng về bên trái thì ĐT xuống là nơi thấp nhất, do
đó khi đưa ống soi qua đây bao giờ cũng thấy có ít dịch hoặc ít phân còn đọng
lại, đó cũng là đặc điểm góp phần nhận biết ĐT xuống khi nội soi [14], [30].
1.2.2.5. Đại tràng sigma
ĐT sigma nối tiếp từ ĐT xuống tới TT. Ranh giới giữa ĐT sigma với TT
ở phía bên trong là cơ thắt Obierne, khi nội soi nhìn thấy cơ Obierne có hình


8

liềm. ĐT sigma thường gấp khúc và rất “lỏng lẻo” do đó khi đưa ống soi qua
đây nhiều khi rất khó khăn và dễ tạo hình cuộn kiểu alpha (α). Bên trong ĐT
sigma có nhiều nếp niêm mạc nhô cao tạo nếp gấp ngang, đó cũng là đặc
điểm để khi nội soi phân biệt với TT [14], [30]. ĐT sigma có độ dài khoảng
35 – 40 cm [7].
1.2.2.6. Trực tràng và ống hậu môn
Trực tràng và ống hậu môn là phần cuối cùng của ống tiêu hoá. TT chia
làm 2 phần: phần trên là bóng TT nối tiếp với ĐT sigma, giới hạn này ở phía
trong lòng TT là cơ thắt Obierne, bóng TT dài khoảng 10 cm. Phần cuối TT

thu hẹp lại thành ống hậu môn, dài khoảng 3-4 cm. Trong lòng TT có 3 nếp
niêm mạc nhô cao chạy ngang tạo thành các van, đó là van TT dưới, van TT
giữa và van TT trên. Cách rìa mép hậu môn 2 cm có các đường “ khía dọc”
gọi là đường hậu môn TT (đường răng lược), đường này được tạo bởi các nếp
niêm mạc nhô lên chạy dọc tạo thành các cột trụ Morgani [14], [30]. TT và
ống hậu môn có độ dài khoảng 15 cm đến 20 cm [7].
1.3. Cấu tạo mô học đại trực tràng
Đại trực tràng được cấu tạo bởi 4 tầng (layer), từ trong ra ngoài gồm có:
Tầng niêm mạc, tầng dưới niêm mạc; tầng cơ và tầng thanh mạc [4].

Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo mô học đại trực tràng


9

1.3.1. Tầng niêm mạc
Tầng niêm mạc được chia làm 3 lớp: Lớp biểu mô, lớp đệm và lớp cơ niêm
- Lớp biểu mô: Phủ bề mặt trong cùng ĐT là lớp biểu mô trụ đơn, do 3
loại tế bào (TB) tạo thành: TB hình đài, TB mâm khía và TB ưu bạc.
- Lớp đệm: Nằm dưới lớp biểu mô phủ, lớp này được tạo bởi các mô liên
kết có nhiều tương bào và lympho bào. Những nang lympho nhiều khi vượt
qua lớp cơ niêm xuống lớp dưới niêm mạc. Trong lớp đệm còn chứa các
tuyến, các tuyến của ĐT đều là tuyến Lieberkuhn, đó là tuyến ống đơn thẳng,
ít khi phân đôi. Thành ống là biểu mô trụ đơn có các loại TB: TB mâm khía,
TB hình đài, TB ưa crom và ưa bạc.
- Lớp cơ niêm: Được tạo thành bởi những bó cơ trơn vòng và cơ trơn dọc.
1.3.2. Tầng dưới niêm mạc
Nằm dưới lớp cơ niêm, cũng giống như ở ruột non, tầng dưới niêm mạc
là tổ chức liên kết, chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh.
1.3.3. Tầng cơ

Tầng cơ có 2 lớp, lớp trong là cơ vòng, lớp ngoài là cơ dọc, phần lớn cơ
dọc tập trung thành 3 dải cơ lồi ra phía ngoài thành ĐT, nhìn từ phía bên
ngoài ĐT thấy rõ 3 dải cơ này ở manh tràng và ĐT lên, hơi phân tán ở ĐT
xuống, không thấy ở ĐT xích ma và trực tràng.
1.3.4. Tầng thanh mạc
Tầng thanh mạc được tạo thành bởi mô liên kết, nối tiếp với lá tạng của
màng bụng, tầng này nằm ngoài cùng, rất mỏng nhưng dai chắc, độ dầy chỉ
khoảng 1/10mm [4], [7].
1.4. Hình thái giải phẫu của polyp ĐTT
1.4.1. Định nghĩa polyp ĐTT
Polyp ĐTT là u lồi vào trong lòng ĐTT, khối u được hình thành do sự
tăng sinh quá mức của niêm mạc ĐTT. Bề mặt polyp có lớp niêm mạc bao


10

phủ. Cổ điển thì thuật ngữ polyp dùng để chỉ những u lồi ra từ niêm mạc. Do
đó, có những khối u nhìn bề ngoài rất giống polyp ĐTT nhưng lại không phải
là polyp như u mỡ, u cơ, u thần kinh, giả polyp… vì vậy polyp ĐTT là một
thuật ngữ mô tả chung, nó không đặc hiệu cho bất cứ loại u lồi nào nhô lên bề
mặt niêm mạc ĐTT [23], [31], [32], [51].
1.4.2. Hình ảnh đại thể polyp ĐTT
1.4.2.1. Hình dạng polyp
Polyp ĐTT có hình thái rất đa dạng. Người ta qui ước phần polyp dính
vào thành ĐTT gọi là chân hoặc cuống polyp, còn phần ở xa nhất so với chân
hay cuống gọi là đỉnh polyp, phần còn lại giữa đỉnh polyp với cuống là đầu
polyp. Cuống polyp có thể ngắn hay dài, chân polyp có thể nhỏ hoặc to hơn
đầu polyp. Polyp cũng có thể có nhiều đỉnh [51].
Về hình dạng, người ta chia polyp ra làm 4 loại chính như sau:
- Polyp không có cuống: Khi phần chân polyp lớn hơn phần đầu [51].

- Polyp có cuống (Pedunculate): Khi phần đầu polyp lớn hơn phần
cuống nhiều lần và có ranh giới rõ giữa đầu và cuống. Cuống polyp có dạng
như cuống của các loại quả [51].
- Polyp nửa cuống: Khi mà phần cuống polyp chỉ nhỏ hơn phần đầu một
chút không rõ ranh giới giữa đầu và cuống polyp [51].
- Polyp dạng dẹt: phần đỉnh polyp “bằng phẳng” to bè, có khi rộng gần như
phần chân, có tác giả còn gọi dạng dẹt là polyp có hình tấm thảm[51].


11

Polyp có cuống
Polyp nửa cuống
Polypkhông cuống
Polyp dẹt
Hình 1.3. Hình ảnh minh họa hình dạng polyp ĐTT
Ngoài ra, polyp ĐTT còn có rất nhiều hình đa dạng khác như polyp
giống hình 1 số loại quả, polyp giống hình mào gà nhưng chúng vẫn có những
đặc điểm đã nêu trên và vẫn được xếp vào 1 trong 4 loại trên.
1.4.2.2. Kích thước polyp
Kích thước polyp thường được tính ở chỗ polyp to nhất, polyp có cuống
tính đường kính (ĐK) đầu, polyp không cuống tính ĐK chân. Polyp ĐTT có
kích thước rất nhỏ, từ vài milimét đến rất to (lớn hơn 50mm), có khi gây nên
bán tắc hoặc làm tắc hẳn lòng ĐTT. Để giúp cho điều trị, tiên lượng cũng như
nghiên cứu người ta phân chia kích thước polyp làm 3 loại [51]:
- Polyp loại nhỏ khi đường kính đầu hoặc chân < 10mm
- Polyp loại vừa khi đường kính đầu hoặc chân từ 1020mm
- Polyp loại to khi đường kính đầu hoặc chân từ >20mm
Đường kính cuống polyp chia làm 3 loại:
- Polyp cuống nhỏ khi đường kính cuống <10mm

- Polyp cuống vừa khi đường kính cuống từ 1020mm
- Polyp cuống to khi đường kính cuống > 20mm.


12

Độ dài cuống polyp chia làm 3 loại:
- Polyp cuống ngắn khi cuống dài <10mm
- Polyp cuống vừa khi cuống dài từ 1020mm
- Polyp cuống dài khi cuống >20mm
1.4.2.3. Vị trí polyp
Polyp có thể thấy ở bất cứ vị trí nào của ĐTT. Để tiện cho chẩn đoán,
điều trị cũng như nghiên cứu, người ta chia vị trí polyp tương ứng theo sự
phân chia vị trí giải phẫu của ĐTT. Như vậy ĐTT được chia làm 6 đoạn thì
polyp cũng có 6 vị trí tương ứng. Đứng trên phương diện sinh lý và bệnh lý thì
ĐTT lại được chia làm 2 đoạn: ĐT phải và ĐT trái, do đó có polyp ở ĐT phải
và polyp ở ĐT trái.
1.4.2.4. Số lượng polyp: Về số lượng polyp trên một bệnh nhân (BN),
người ta chia polyp làm 3 loại:
- Polyp đơn độc (Single Polyp):
Khi trong ĐTT của BN chỉ có một polyp thì polyp đó được gọi là polyp
đơn độc. Polyp đơn độc có nhiều loại:
+ Polyp đơn độc thiếu niên (Polyp Solitaire Juvenile): Polyp loại này
thường có cuống.
+ Polyp tuyến đơn độc (polyp solitaire Adenomatous): Polyp loại này có
thể có cuống hoặc không có cuống.


13


Ảnh 1.4. Polyp đơn độc ĐTT
- Đa polyp (Multiple polyp)
Khi BN có từ 2 đến 99 polyp ở ĐTT thì được gọi là đa polyp [54].

Ảnh 1.5. Đa polyp đại trực tràng
- Bệnh polyp (Polypose): Thuộc nhóm bệnh này khi ĐTT của BN có từ 100
polyp trở lên [31], [54]. Trên 1 BN bị đa polyp hoặc bệnh polyp có thể có
nhiều hình dạng, kích thước polyp khác nhau.


14

Ảnh 1.6. Bệnh polyp (Popypose)
1.4.3. Phân loại mô bệnh học polyp đại trực tràng.
Có rất nhiều cách phân loại mô bệnh học (MBH) polyp, nhưng cách
phân loại của Morson (1976) được nhiều nhà giải phẫu bệnh, nội soi, ung thư
học và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức áp dụng [54], năm 2000 WHO
có bổ xung thêm phân loại chi tiết [23], bao gồm các loại polyp như sau:
* Nhóm polyp u tuyến (Adenomatous) hay polyp u (Neoplastic polyps).
Gồm có 3 loại:
- U tuyến ống nhỏ (Tubular adenoma)
- U tuyến nhung mao (Villous adenoma)
- U tuyến ống nhỏ - nhung mao (Tubulovillous adenoma).
* Nhóm polyp không u (Non-neoplastic polyps): Nhóm này gồm có:
- Polyp viêm (inflammatory polyps)
- Polyp thiếu niên (Juvenile polyps), gồm 3 loại: polyp thiếu niên đơn
thuần, polyp thiếu niên có viêm và polyp thiếu niên có u tuyến.
- Hamartomatous polyp: có tác giả gọi là u mô thừa, u loạn sản phôi
[23], [54], trong khi chưa thống nhất tên gọi Việt Nam, chúng tôi dùng
nguyên thuật ngữ Hamartomatous polyp hoặc Hamartoma polyp, loại này

gồm có: bệnh polyp gia đình (FAP), polyp trong hội chứng Gardner; Turcot;
Peutz-Jegher; Cronkhit – Canada [33], [34].
- Polyp không xếp loại (unclassified polyps) gồm có các loại: polyp dạng
lympho (lynpho polyp), polyp tăng sản (hyperplastic polyp): gồm 3 loại polyp
tăng sản đơn thuần, polyp tăng sản có viêm và polyp tăng sản có u tuyến.
1.4.3.1. Đặc điểm mô bệnh học nhóm polyp u tuyến [23], [54].
- Polyp u tuyến ống nhỏ:
Khi cấu trúc ống tuyến chiếm trên 75%, polyp loại này có thể có cuống
hoặc không, ở polyp có cuống thì từ cuống có một trục mô xơ huyết quản đi


15

đến đầu polyp, cuống polyp được phủ bởi một lớp niêm mạc ruột bình
thường. Lớp biểu mô tuyến của đầu polyp gồm những ống và những tuyến dài
xếp dày đặc, ngăn cách nhau bởi mô đệm sợi thưa, tế bào biểu mô có hình
thái ít biệt hoá, mặc dù vẫn còn rải rác và ít tế bào hình đài.
- Polyp u tuyến nhung mao:
Khi cấu trúc ống tuyến chiếm trên 50%, hình ảnh vi thể polyp loại này
có dạng nhú gần như vi nhung mao của ruột non, mỗi nhú có một trục liên kết
mạch máu và được phủ một lớp biểu mô, lớp biểu mô này có thể chỉ là một
lớp tế bào trụ cao xếp đều đặn, hoặc có thể là những tế bào không biệt hoá sắp
xếp thành nhiều lớp lộn xộn.
- Polyp u tuyến ống nhỏ - nhung mao.
Khi cấu trúc ống tuyến chiếm từ 25-50%, cấu trúc vi thể vừa có hình ảnh
dạng tuyến ống, vừa có hình ảnh nhung mao. Tóm lại ở polyp u tuyến sự sinh
sản của tế bào diễn ra ở bề mặt ống tuyến, sự phát triển của tế bào càng ít thì
càng có ít tế bào không biệt hoá và càng ít ung thư hoá, lúc đó gọi là loạn sản
nhẹ. Sự phát triển của tế bào càng mạnh, càng nhiều tế bào không biệt hoá gọi là
loạn sản vừa. Nếu sự phát triển tế bào nhiều hơn nữa, tế bào không biệt hoá lan

rộng chiếm toàn bộ polyp, đôi khi có hình lông gọi là loạn sản nặng [23], [54].
Bảng 1.1. Phân loại polyp u tuyến theo mức độ [29]
Xếp loại cũ
Polyp u tuyến biệt hoá

Xếp loại mới
Loạn sản nhẹ

Polyp u tuyến không biệt hoá dưới 1/3

Loạn sản vừa

Polyp u tuyến không biệt hoá dưới 2/3

Loạn sản nặng

Polyp u tuyến không biệt hoá hoàn toàn

Polyp ung thư hoá

Polyp u tuyến nhung mao
Polyp u tuyến có ổ ung thư
1.4.3.2. Đặc điểm mô bệnh học nhóm polyp không u (Non-neoplastic polyps) [54]


16

- Polyp viêm: Polyp loại này cũng thường đơn độc và không có cuống,
bề mặt polyp có thể bị loét. Hình ảnh vi thể cho thấy có tăng sản mô hạt trong
lớp đệm và kèm theo nhiều TB viêm xâm nhập.

- Polyp thiếu niên: Polyp thiếu niên thường là loại polyp to, đơn độc, có
cuống và lành tính. Trên hình ảnh vi thể cho thấy mô đệm phát triển rất mạnh,
các ống tuyến hình túi giãn rộng, nhưng vẫn được lót biểu mô ĐT bình thường.
- Hamartomatous polyp: Nhóm này gồm có nhiều loại polyp, mỗi loại
cũng có những đặc điểm MBH riêng, tuy nhiên để chẩn đoán xác định phải
kết hợp với lâm sàng, tiền sử gia đình và số lượng polyp.
- Polyp trong bệnh polyp gia đình (FAP): Hình ảnh vi thể của polyp
loại này chủ yếu là dạng tuyến nhú hay vi nhung mao, nhưng phải xen lẫn với
thành phần mô đệm, có khi thành phần mô đệm chiếm ưu thế, đó là điều khác
hẳn với polyp tuyến dạng vi nhung mao.
- Polyp trong hội chứng Gardner: Hình ảnh vi thể của polyp loại này
cũng có dạng tuyến nhú hay vi nhung mao, nhưng có xen lẫn với thành phần
mô đệm mà chủ yếu là các giải mô xơ hoá, đó là điều khác hẳn với các loại
bệnh polyp khác.
- Polyp trong hội chứng Peutz-Jeghers: Cấu trúc vi thể của polyp thấy
có dạng tuyến nhú hay vi nhung mao, nhưng các tuyến có lót nhiều loại TB và
thường giãn rộng thành nang, các polyp này thường chứa các giải cơ trơn.
- Polyp trong hội chứng Cromkhite – Canada: Hình ảnh vi thể cho thấy
các TB tuyến phát triển mạnh tạo thành các túi tuyến giãn rộng. Có khi lại
thấy xuất hiện quá nhiều thành phần ở lớp đệm.
- Polyp không xếp loại (unclassified polyp):
+ Polyp tăng sản (Hyperplasic polyp): Polyp tăng sản gồm những ống
và những hốc tuyến có hình thái rõ ràng, có lót một lớp tế bào biểu mô dưới


17

dạng biệt hoá của tế bào hình đài hoặc tế bào hấp thu. Do có nhiều tế bào
biểu mô, bờ của polyp khi nhìn nghiêng như có hình răng cưa.
+ Nhóm polyp lympho: Rất hiếm gặp, gồm nhiều mô lympho phủ bởi

lớp niêm mạc ruột đều đặn, đôi khi teo đét. Mô lympho trong polyp có thể
hoàn toàn bình thường với các nang lympho rõ ràng và mô đệm là các tế bào
trưởng thành. Mô lympho của polyp thường không phát triển qua lớp hạ niêm
mạc và có niêm mạc lành che phủ. Có tác giả cho rằng đây là những ổ quá sản
lympho dưới niêm mạc của ĐTT.
1.4.3.4. Đánh giá mức độ loạn sản của polyp [29]
Để đánh giá mức độ loạn sản trong polyp/ u tuyến của đại – trực tràng,
chúng tôi sử dụng các tiêu chuẩn của Odze R. D. (2009):
- Loạn sản độ thấp: Cấu trúc khe tuyến không phức tạp với các nhân tế
bào xếp giả tầng hoặc xếp tầng chỉ tới nửa dưới chiều dày của bào tương tế
bào vách khe tuyến. Có thể có nhiều nhân chia nhưng khó gặp các dấu hiệu
như nhân chia không điển hình, tính đa hình của nhân tế bào, hoặc mất cực
tính tế bào. Các khe tuyến thường sắp xếp song song. Hiếm gặp cấu trúc
tuyến dạng sàng, xếp liền kề nhau hoặc mọc chồi phức tạp.
- Loạn sản độ cao: Tổn thương có dạng giả tầng hoặc xếp tầng rõ rệt.
Nhân tế bào thường lan tỏa đến nửa trên (phía lòng ống) chiều dày của bào
tương vách khe tuyến. Nhân tế bào thường đa hình rõ, tăng tỷ lệ nhân chia với
các nhân chia không điển hình rõ kèm mất cực tính của nhân. Các thay đổi cấu
trúc niêm mạc rất rõ ràng như các khe tuyến nằm kề nhau, cấu trúc dạng sàng.
Khi quá trình tiến triển càng gần với ung thư thì trật tự khe tuyến càng hỗn
loạn, cấu trúc càng không đều và phức tạp hơn. Nhân tế bào với nhiều hốc sáng
kèm hạt nhân lớn. Tỷ lên nhân/bào tương cao và tế bào mất cực tính rõ.
- Polyp ung thư hóa: Ung thư biểu mô tại chỗ cũng được xếp vào loạn
sản độ cao.


18

1.5. Các phương pháp chẩn đoán polyp ĐTT
1.5.1. Chẩn đoán bằng lâm sàng

1.5.1.1. Tiền sử
- Tiền sử gia đình:
Tiền sử gia đình có người bị polyp ĐTT và UTĐTT là những thông tin
có giá trị gợi ý, định hướng và giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán.
Bệnh polyp gia đình (FAP), yếu tố di truyền thể hiện rất rõ: tần số truyền
bệnh cho con ở các gia đình này đến 50%. Polyp trong các hội chứng:
Gardner; Peutz - Jeghers; Cronkhite – Canada; Turcot .v.v. [26], cũng thường
xuất hiện ở một số thành viên trong cùng một gia đình. Vì vậy, cần khai thác
tiền sử gia đình có người bị polyp ĐTT hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bị polyp để
hướng đến chẩn đoán quyết định.
- Tiền sử bản thân
Tại thời điểm thăm khám, mặc dù bệnh nhân hoàn toàn bình thường,
nhưng nếu trong tiền sử bản thân có biểu hiện phân lẫn máu thì đó là thông tin
rất quan trọng, nó giúp cho thầy thuốc định hướng thăm khám những bệnh lý
của hệ thống tiêu hoá trong đó có polyp ĐTT [16], [17], [32].
1.5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
- Phân lẫn máu:
Phân lẫn máu là triệu chứng hay gặp nhất, có thể nhìn thấy máu tươi
thành vệt trên khuôn phân, cũng có thể thấy máu tươi loang ra khuôn phân,
nhưng có khi lại thấy phân có nhầy lẫn máu mầu nâu, màu đen hoặc chảy máu
lờ lờ như kiểu máu cá. Triệu chứng càng có giá trị khi phân mềm hoặc nhão
mà có máu kèm theo. Tuy nhiên triệu chứng đi ngoài phân có máu không phải
là triệu chứng đặc hiệu của polyp ĐTT, nó còn có trong nhiều bệnh khác như
hội chứng lỵ, bệnh trĩ, ung thư ĐTT, polyp ở dạ dầy, polyp ở ruột non… nên


19

rất dễ chẩn đoán nhầm, vì vậy triệu chứng này chỉ có giá trị gợi ý, định hướng
mà thôi [16], [17], [32].

- Đại tiện phân lỏng:
Đại tiện phân lỏng đôi khi cũng thấy xuất hiện, đi lỏng thất thường, số
lần đi lỏng trong ngày không nhiều, có khi không cần điều trị đi lỏng cũng
hết. Đối với những polyp nằm ở đoạn TT thấp gần hậu môn, nhất là khi polyp
to hoặc polyp bị loét có thể gây ra những triệu chứng kích thích như: đi ngoài
ngày nhiều lần, có khi xuất hiện đau quặn mót dặn, đi ngoài không hết phân
nên dễ chẩn đoán nhầm với hội chứng lỵ [17], [32].
- Đau bụng:
Đau bụng thỉnh thoảng cũng thấy xuất hiện, có tác giả còn phát hiện
được trường hợp polyp quá lớn đã gây ra triệu chứng bán tắc và tắc ruột, lúc
đó có biểu hiện đau rất điển hình của cơn đau bán tắc ruột [32].
- Dấu hiệu polyp lòi ra ngoài hậu môn:
Những polyp TT loại có cuống ở thấp, gần hậu môn có thể bị lòi ra
ngoài hậu môn nhất là sau khi đi ngoài, đây là dấu hiệu giúp cho chẩn đoán
xác định [17], [32].
1.5.1.3. Thăm trực tràng
Thăm trực tràng có thể phát hiện được những polyp trực tràng cách hậu
môn dưới 10cm, đây là phương pháp thăm dò đơn giản nhưng rất có hiệu quả.
1.5.1.4. Những trường hợp không thấy triệu chứng lâm sàng
Có nhiều trường hợp BN hoàn toàn không thấy triệu chứng lâm sàng nhưng
vẫn có thể có polyp ĐTT. Vì vậy phải hết sức chú ý những trường hợp có tiền sử
bản thân và gia đình như đã trình bày, đặc biệt là nam giới trên 45 tuổi, khi đó
phải dùng các xét nghiệm, thăm dò… để phát hiện và sàng lọc [5], [32].
1.5.2. Chẩn đoán polyp đại trực tràng bằng xét nghiệm


20

1.5.2.1. Tìm hồng cầu trong phân và phản ứng Weber Meyer
Có thể tìm thấy hồng cầu trong phân bằng quan sát trên kính hiển vi hoặc

nếu hồng cầu đã bị huỷ hoại thì dùng phản ứng Weber Meyer, nhằm tìm huyết
sắc tố do hồng cầu đã bị huỷ hoại trong phân. Tuy nhiên việc tìm hồng cầu
trong phân và cả xét nghiệm Weber Meyer đều không đặc hiệu cho polyp
ĐTT mà còn thấy trong rất nhiều bệnh như polyp ở dạ dày, polyp ở ruột non,
chảy máu đường tiêu hoá do loét dạ dày tá tràng, do ung thư, do giun móc, do
lồng ruột, v.v.. [9], [10], [20].
1.5.2.2. Tìm máu ẩn trong phân (FOBT: Fecal Occult Blood Tests)
Hiện nay có rất nhiều loại test được áp dụng để tìm máu ẩn trong phân
như: test Hemoccult, hemeselec, hemoccult II sensa cards…, tất cả những test
này đều dựa trên 2 nguyên lý hoá miễn dịch và miễn dịch huỳnh quang [9], [10].
Test tìm máu ẩn trong phân hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trên
thế giới, nó được Tổ chức y tế Thế giới, Hiệp hội quốc tế chống ung thư
khuyến cáo sử dụng cho các chương trình khám sàng lọc, nhằm phát hiện và
chẩn đoán sớm những người có polyp và ung thư ĐTT trong cộng đồng.


21

Bảng 1.2. Một số kết quả của test tìm máu ẩn trong phân [9]
Số đối tượng

Kết quả

nghiên cứu

dương tính (%)

Goteburg (Thuỵ Điển)

27.000


1,9

Nottingham (Anh)

150.000

2,1

NewYork (Hoa Kỳ)

22.000

1,7

Funen (Đan Mạch)

62.000

2,4

Minnesota 1993 (Hoa Kỳ)

46.551

2,4

Winawer 1993 (Hoa Kỳ)

12.479


2,6

Nhóm nghiên cứu

Các nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả phát hiện máu trong phân
hàng loạt của test tìm máu ẩn trong phân còn bị hạn chế bởi độ nhạy thấp, mặt
khác chi phí cho test này còn cao, nên việc dùng test làm hàng loạt còn nhiều
hạn chế. Nhưng khi test này dương tính thì tỉ lệ BN có polyp khá cao: từ 40%
đến 55%, vì vậy nó vẫn là test có giá trị dùng để sàng lọc, phát hiện sớm BN
có polyp ĐTT trong cộng đồng [9].
1.5.2.3. Xét nghiệm tìm kháng nguyên CEA.
CEA là kháng nguyên bào thai không đặc hiệu cho một loại bệnh lý nào, nó
chỉ là chất chỉ điểm giúp thầy thuốc hướng tới polyp ĐTT.
1.5.2.4. Xét nghiệm gen
Gen p53 là protein kháng sự sinh u. Sự mất chức năng của p53 còn
xảy ra trong nhiều bệnh khác như UTĐTT, UT phổi, UT vú…[2], [23]. Do
vậy phát hiện polyp bằng p53 thường không đặc hiệu, nó có tính chất chỉ
điểm giúp thầy thuốc quyết định phương pháp thăm dò để đi đến chẩn đoán
quyết định.
1.5.3. Chẩn đoán polyp đại trực tràng bằng X-Quang
1.5.3.1. Chụp khung đại tràng thông thường


22

Chụp khung ĐT có Barit, trên phim chụp có thể thấy hình ảnh của polyp
đó là những bóng mờ tròn đều, rải rác hay tập trung thành đám ở một đoạn
nào đó của ĐTT và có khi nhìn chúng giống như tổ ong hay như những chùm
nho. Tuy nhiên phương pháp chụp khung ĐT thông thường có Barit còn có

nhiều hạn chế, nó còn bỏ sót và không phát hiện được những polyp nhỏ hoặc
polyp nằm ở đoạn ĐT gấp khúc [13] 15], [32].
1.5.3.2. Chụp khung đại tràng đối quang kép
Chụp khung ĐT đối quang kép DCBE (Double Contrast Burium Enema)
đã bổ sung được một số nhược điểm của chụp khung ĐT có Barit thông
thường, hình ảnh polyp cũng như khối u rõ ràng và ít bỏ sót thương tổn hơn.
Tuy nhiên khi chụp khung ĐT đối quang kép, để tránh hiện tượng dương tính
giả, phải sử dụng loại Barit đặc biệt có độ mịn cao và không tạo bọt [13].
1.5.3.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT- Scanner)
Chụp cắt lớp vi tính (CT- Scanner) là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện
đại, có thể phát hiện chính xác vị trí, kích thước của polyp ĐTT. Song hiện
nay phương pháp này còn chưa được áp dụng rộng rãi.
1.5.4. Chẩn đoán polyp ĐTT bằng nội soi
1.5.4.1. Soi trực tràng, đại tràng sigma bằng ống cứng
Năm 1853, Desormeaux một phẫu thuật viên người Pháp đã sáng chế ra
dụng cụ soi TT nhưng đến năm 1895, phương pháp soi TT mới được áp dụng
rộng rãi [14]. Người ta đã cải tiến như làm ống dài ra để có thể soi được phần
cuối của ĐT sigma, gắn thêm phần dụng cụ bơm hơi đã làm cho phương pháp
soi TT ngày càng hiệu quả. Đặc biệt từ năm 1957, với phát minh của
Hirschowitz dùng sợi thuỷ tinh dẫn ánh sáng, nguồn sáng soi TT đã được cải
tiến từ ánh sáng nóng sang ánh sáng lạnh, soi TT đã có những bước tiến mới.
Mặc dù vẫn dùng ống soi cứng nhưng với nguồn ánh sáng lạnh, đầu ống soi


23

không phải gắn bóng đèn, thời gian sử dụng được lâu hơn, các dụng cụ thao
tác trong ống soi dễ dàng thuận lợi hơn.
1.5.4.2. Soi đại tràng bằng ống mềm
Từ phát minh của Hirschowitz dùng sợi thuỷ tinh dẫn ánh sáng, nội soi

ĐT ống mềm cũng đã được ứng dụng. Tác giả Nhật Bản Matsunaga đã sử
dụng nội soi ĐT ống mềm từ năm 1957 đến năm 1962 soi được 200 trường
hợp. Năm 1963 Overholt cũng đã ứng dụng soi ĐT ống mềm tại Hoa Kỳ. Từ
năm 1970, nội soi ĐT ống mềm đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nơi trên
thế giới [14], [30],[38]. Tại tuần lễ bệnh lý tiêu hoá (Digestive Disease Week)
ở Washinhton DC năm 1983, hình ảnh nội soi được đưa nên màn hình video,
nó đã đánh dấu một sự thay đổi lớn về chẩn đoán cũng như điều trị qua nội
soi [30], [35], [36], [51], [56], [58].
Ngày nay nội soi ĐT ống mềm toàn bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, nó
là thăm dò giúp cho chẩn đoán quyết định và phân loại đại thể polyp: loại có
cuống, không cuống, loại polyp nghi ngờ ung thư hoá. v.v.. để bước đầu quyết
định phương pháp điều trị. Nội soi phối hợp với sinh thiết để làm xét nghiệm tế
bào và MBH, do đó biết được bản chất polyp, giúp cho phân loại polyp một
cách hoàn thiện có cơ sở khoa học, từ đó đề ra phương pháp điều trị cũng như
tiên lượng và theo dõi sau điều trị. Soi ĐT kết hợp với đánh dấu, nhuộm màu
đã giúp cho việc xác định nơi cắt bỏ polyp trước đây dễ dàng hơn trong những
lần nội soi kiểm tra lại. Có thể nói để chẩn đoán polyp ĐTT thì nội soi ĐT ống
mềm là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, cho đến nay mặc dù có nhiều
phương pháp khác nhưng vẫn chưa có phương pháp nào thay thế được nó.
1.5.4.3. Siêu âm nội soi
Siêu âm qua nội soi ĐTT là phương pháp xác định mức độ xâm lấn của
chân hoặc cuống polyp vào ĐTT, nó rất có giá trị trong trường hợp polyp ung
thư hoá, siêu âm nội soi còn có thể phát hiện các ổ hạch di căn quanh ĐTT.


24

Tại Việt Nam, nghiên cứu về siêu âm nội soi còn rất ít báo cáo, Nguyễn Văn
Hiếu cho thấy siêu âm nội soi TT đạt độ chính xác 80%, Nguyễn Khánh
Trạch và Đào Văn Long có báo cáo về siêu âm nội soi trong chẩn đoán bệnh

lý đường tiêu hoá trên, chưa thấy có báo cáo nào về siêu âm nội soi ĐT.
1.5.4.4. Viên nang nội soi (wireless capsul endoscopy)
Là kỹ thuật mới được triển khai, ưu điểm của phương pháp là đơn giản,
dễ làm, không xâm lấn, cho hình ảnh toàn bộ ống tiêu hóa, đạt độ chính xác
80%, nhưng có 1 số hạn chế: không sinh thiết được, không thể can thiệp điều
trị và chi phí khá đắt tiền.
1.6. Các phương pháp cắt polyp ĐTT
1.6.1. Phương pháp cắt polyp ĐTT không qua nội soi
1.6.1.1. Cắt polyp trực tràng qua đường hậu môn
Trước đây khi chưa có nội soi thì tất cả các polyp TT ở cách mép hậu
môn < 7cm đều phải phẫu thuật cắt qua đường hậu môn. Ngày nay nhờ có các
thiết bị cắt polyp bằng nội soi, nên chỉ định phẫu thuật cắt polyp qua đường
hậu môn (không qua nội soi) đã thu hẹp lại. Trong những trường hợp sau đây
mặc dù có thiết bị cắt polyp bằng nội soi nhưng hầu hết các tác giả vẫn chỉ
định cắt polyp qua đường hậu môn ( không qua nội soi) và điều kiện bắt buộc
là các loại polyp này đều phải cách mép hậu môn < 7cm:
- Polyp có đường kính cuống to >20 mm
- Polyp không có cuống khi đường kính chân > 20mm
- Polyp đã có ổ ung thư xâm lấn vào thành TT hoặc đã di căn. Tùy thuộc
vào kích thước, mức độ xâm lấn hay di căn của polyp ung thư hoá mà lựa
chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
1.6.1.2. Cắt polyp đại trực tràng bằng mổ qua thành bụng


25

Trước đây khi chưa có nội soi thì tất cả những polyp ở cách mép hậu
môn từ 7cm trở lên nếu muốn cắt bỏ đều phải phẫu thuật mổ qua thành bụng,
đôi khi phải làm hậu môn nhân tạo, điều đó làm cho các phẫu thuật viên hết
sức băn khoăn khi quyết định: có nên cắt bỏ polyp hay để nó chung sống “hoà

bình ?”. Ngày nay ở những cơ sở y tế mặc dù chưa có nội soi ĐT hoặc còn
thiếu thiết bị cắt polyp qua nội soi, nhưng chỉ định phẫu thuật cắt bỏ polyp
qua đường bụng đã thu hẹp lại, nó chỉ áp dụng cho những trường hợp bắt
buộc, còn những trường hợp không bắt buộc thì BN được gửi đến những cơ
sở y tế có điều kiện cắt polyp qua nội soi.
1.6.2. Phương pháp cắt polyp đại trực tràng qua nội soi.
1.6.2.1. Cắt polyp trực tràng qua nội soi ống cứng bằng lực cơ học.
+ Cắt bằng lực cơ học đơn thuần.
- Dùng kẹp, thòng lọng, kìm sinh thiết, kéo chuyên dùng… để cắt rời
hoặc tác động lực cơ học làm đứt polyp, sau đó cầm máu bằng gạc, bông thấm
adremalin hoặc que kim loại được nung nóng. Tác giả Đinh Đức Anh đã cải
tiến: nối dài đầu đốt điện nhiệt cao tần để sử dụng cầm máu, thay cho que kim
loại nung nóng đã thu được kết quả tốt [1]. Phương pháp này có ưu điểm là
các trang thiết bị không đắt tiền và kỹ thuật cũng dễ thực hiện.
- Nhược điểm của phương pháp cắt polyp bằng lực cơ học: sau khi cắt
rời polyp, việc cầm máu nhiều khi rất khó nên thường gây chảy máu. Phương
pháp này chỉ cắt được những polyp có cuống hoặc những polyp nhỏ không
cuống (khi đường kính polyp < 5mm).
+ Phương pháp dùng dây thắt buộc chặt cuống gây thiếu máu hoại tử làm
polyp tự rụng:
Trước đây khi điều kiện trang thiết bị khó khăn, một số tác giả đã dùng
dây thắt buộc chặt cuống polyp, làm cho polyp thiếu máu nuôi dưỡng gây
hoại tử rồi tự rụng. Phương pháp này không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, áp


×