Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da sừng xã hòa bình, huyện thường tín, hà nội năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.41 KB, 80 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta có
chủ trương khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát
huy tối đa những tiềm năng sẵn có của đất nước, đặc biệt là các ngành nghề
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống của dân tộc hay còn gọi là
làng nghề truyền thống.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, các làng nghề
truyền thống ngày càng được phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất
công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh về số lượng, chất lượng, phong
phú về mẫu mã và chủng loại.
Làng nghề không chỉ đơn thuần là nơi sản xuất ra sản phẩm hàng hóa thủ
công mà còn là môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ truyền
thống lâu đời. Vì vậy việc phục hồi và phát triển làng nghề truyền thống
không những có tác dụng thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân lao động mà còn góp
phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích kinh tế và xã hội mà các làng nghề
truyền thống đem lại, thì đang tồn tại những hạn chế của làng nghề truyền
thống do sản xuất theo kinh nghiệm cổ truyền và làng nghề mang tính tự phát,
thiếu quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng nên quy mô nhỏ chủ yếu hoạt động dưới
hình thức hộ gia đình, vốn đầu tư ít nên việc cải tiến công nghệ và áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật rất hạn chế chủ yếu sử dụng lao động phổ thông.
Các cơ sở sản xuất làng nghề sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu rẻ tiền không
quan tâm đến việc xử lý chất thải nên không an toàn và gây độc hại, ô nhiễm
môi trường lao động và môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người lao động và cả cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn Duy Khánh cho
thấy hầu hết các làng nghề đều đang bị ô nhiễm nặng: Như ở làng nghề lược,
sừng Thụy Ứng, Hòa Bình, Thường Tín, toàn bộ lượng chất thải như dầu mỡ,



2

xương, sừng, da, lông trâu bò đều đổ trực tiếp ra cống rãnh quanh làng, chưa
có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới mạch nước ngầm . Theo
kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là bệnh
liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25% hay
đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ
người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp
chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng
nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là
68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8% .
Chính vì vậy việc xác định tình trạng môi trường làng nghề đặc biệt là ô
nhiễm nước tại làng nghề hiện đang là mối quan tâm bức xúc của các ban,
ngành nhất là ngành y tế và người dân địa phương.
Làng nghề “da-sừng” huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội là một làng
nghề thuộc da, làm sừng đã lâu, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước bởi chất thải rất
cao. Nước thải từ các cơ sở sản xuất được xả trực tiếp từ các xưởng chế biến
da, sừng trâu, bò ra môi trường bên ngoài làm nguồn nước như ao, hồ, mương
máng, cống rãnh nơi đây ô nhiễm có màu đen kịt, bốc mùi hôi khó chịu. Tuy
nhiên vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở vùng này tác động đến sức khỏe của
người dân như thế nào lại chưa được quan tâm nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chất lượng các nguồn nước và sức
khỏe cộng đồng dân cư làng nghề da-sừng xã Hòa Bình, huyện Thường
Tín, Hà Nội năm 2014” với các mục tiêu sau:
1.

Mô tả thực trạng chất lượng các nguồn nước làng nghề da-sừng xã
Hòa Bình huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2014.


2.

Mô tả thực trạng các triệu chứng, bệnh chỉ danh của dân cư làng
nghề da-sừng xã Hòa Bình huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm chung về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi
trường nước làng nghề hiện nay
1.1.1. Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Ô nhiễm
môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật .
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải),
lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môi trường chỉ
được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các
tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật
và vật liệu .
1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước
1.1.2.1. Định nghĩa ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước, khác biệt với trạng thái
ban đầu. Đó là sự biến đổi các tính chất lý, hóa, vi sinh và sự có mặt của chúng
trong nước làm cho chúng trở thành độc hại đối với sinh vật và con người .
- Thay đổi về thành phần lý học: Màu, mùi, độ trong.
- Thay đổi về thành phần hóa học: Các chất vô cơ, chất hữu cơ, các chất độc.
- Thay đổi về sinh vật: Tăng hoặc giảm vi sinh vật hoại sinh, xuất hiện các vi
khuẩn và virus gây bệnh.


4

Ngoài ra, Hiến chương Châu Âu về nước định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường
nước là do tác động của con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất
lượng nước, chính sự thay đổi này gây nên nguy hiểm cho con người, công nghiệp,
nông nghiệp, thủy sản, với động vật nuôi và động vật hoang dã” .

1.1.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại
kể cả xác chết của chúng .
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước .
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh
học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Trong thời đại khi các nước đều đang cố gắng phát triển công nghiệp
hóa, hiện đại hóa như ngày nay, thì nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chủ
yếu có nguồn gốc nhân tạo. Điều này đang tạo ra một thách thức rất lớn với
tất cả các nước trên thế giới, và tất nhiên Việt Nam là một trong số đó.

1.1.3. Tình hình làng nghề tại nước ta
1.1.3.1. Khái niệm chung về làng nghề
Hai yếu tố cấu tạo nên làng nghề là “Làng” và “Nghề”. “Làng” là khu
vực địa lý, không gian, lãnh thổ nhất định mà tại đó tồn tại những tập hợp dân
cư cùng sinh sống, sản xuất và giữa họ có mối quan hệ khăng khít với nhau.
“Nghề” là khái niệm chỉ các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
diễn ra tại khu vực nông thôn mà lao động trong các nghề này thường được
tách ra từ nông nghiệp với mục tiêu tăng thu nhập.


5

Tác giả Trần Minh Yến quan niệm: Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã
hội ở nông thôn, được cấu thành bởi yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một
không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống
bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế - xã hội và
văn hóa . Trong đề tài “Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải nam trung
bộ - Thực trạng và giải pháp” năm 2009, quan niệm Làng nghề được hiểu
rộng hơn, đầy đủ hơn, đó là: “Làng nghề là một địa bàn hay khu vực dân cư
sinh sống, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau, có số hộ, số lao động, thu nhập từ ngành nghề
này chiếm ưu thế so với số hộ, số lao động và thu nhập của làng trong năm” .
Theo Cục chế biến Nông lâm sản và Ngành nghề Nông thôn tỉnh Hải Dương:
“Làng nghề là làng (thôn, ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp
phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan
trọng của người dân trong làng” . Ngoài ra, Thông tư 116/2006/TT-BNN của
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, định nghĩa: “Làng nghề là một hoặc
nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân
cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông
thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau” . Hiện nay, thực tế thì

chưa có một định nghĩa chính xác nào về Làng nghề vì mỗi một tỉnh hoặc một
khu vực lại hiểu Làng nghề theo một phạm trù sao cho phù hợp nhất với tình
hình, đặc điểm tại địa phương đó.
Một số tiêu chí công nhận làng nghề :
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành

nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời

điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.


6

1.1.3.2. Phân loại làng nghề.
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể chia làng nghề thành một số loại
như sau :
- Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
- Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ.
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.
- Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu.
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường,
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia làng nghề nước ta ra làm 6
nhóm chính, bao gồm :
- Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: Có


số lượng làng nghề lớn, phân bố tương đối đều trên cả nước, phần nhiều sử
dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, gần như quy trình
sản xuất ít thay đổi so với thời điểm khi hình thành nghề. Các sản phẩm nổi
tiếng rất nhiều, như: rượu, bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu
xanh, bánh gai. Một số làng nghề như Làng Vân, Phú Đô…
- Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Nhiều làng có từ lâu đời,

mang đậm nét văn hóa địa phương; quá trình sản xuất không thay đổi nhiều
với nhiều lao động có tay nghề cao. Các sản phẩm chính như: lụa tơ tằm, thổ
cẩm, dệt may…
- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ
hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho
xây dựng, lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ
khí hóa thấp, ít thay đổi.


7

- Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là làng nghề mới hình thành, số

lượng ít, nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (giấy,
nhựa, vải, kim loại,…). Đa số làng nghề tập trung ở phía Bắc, công nghệ sản
xuất từng bước được cơ khí hóa.
- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Là nhóm nghề chiếm tỷ trọng lớn về số

lượng, có truyền thống và đem lại giá trị cao; bao gồm các làng nghề gốm,
sành sứ thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn
mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Công nghệ sản xuất ít thay đổi, lao động thủ
công nhưng đòi hỏi tay nghề cao, tỷ mỷ.
- Các nhóm ngành khác: Gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như:


cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây
thừng, đan vó… Lao động phần lớn là thủ công với số lượng lớn và chất
lượng ổn định.
Tỷ lệ các nhóm được phân bố theo như biểu đồ dưới đây :

Biểu đồ 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2008)


8

1.1.4. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng
đang là một vấn đề rất nghiêm trọng không chỉ với nước ta mà còn với tất
cả các nước trên toàn cầu. Ô nhiễm môi trường nước đang ở mức “Báo
động đỏ”, là một thách thức lớn cần giải quyết trên toàn thế giới, không
ngoại trừ nước ta.
1.1.4.1. Vài nét về tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Trên thế giới, ô nhiễm và mất vệ sinh nguồn nước là một vấn đề gây ra
nhiều bức bối hiện nay. Ở Ấn Độ, cục giám sát chất lượng nước đã chỉ ra rằng
gần như tất cả các con sông đều có hàm lượng BOD cao. Ô nhiễm nhất là
dòng sông Markanda (590 mg O/l), tiếp theo là sông Kali (364 mg O/l), sông
Amla Khadi (353 mgO/l), kênh Yamuna (247 mgO/l), sông Yamuna ở Delhi
(70 mg O/l) và sông Betwa (58 mg O/l) . Các dòng sông Yamuna, sông Hằng,
Gomti, Ghaggar, Chambal, Mahi, Wardha ở Ấn Độ đều bị ô nhiễm bởi
Coliform . Trong năm 2006, 47% các trạm giám sát chất lượng nước báo cáo
rằng nồng độ Coliform trong nước là trên 500 MPN/100 ml, trong khi giới
hạn cho phép chỉ là dưới 104 MPN/100 ml. Vào năm 2008, chính phủ Ấn Độ
đã nỗ lực kiểm soát tình trạng ô nhiễm nguồn nước nên con số này còn lại là

33%, song đây vẫn là một tỷ lệ còn khá cao .
Ngoài ra, một nghiên cứu chung vào năm 2008 của Ban kiểm soát ô
nhiễm PGIMER và Punjab, Ấn Độ cho biết, các ngôi làng ven sông Nullah có
nồng độ Flo, thủy ngân, các chất hóa học của thuốc trừ sâu, nồng độ COD và
BOD (nhu cầu oxy hóa học và sinh hóa), ammonia, phosphate, clorua, crom,
asen ở trong đất và nước máy vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần. Nước
ngầm cũng chứa nhiều niken và selen, trong khi nước máy có nồng độ chì,
niken và cadium vượt tiêu chuẩn an toàn theo quy định .


9

Còn tại Malaysia, Fawaz Al Badaii và các cộng sự trong trường đại học
Kebangsaan đã tiến hành nghiên cứu nước trên dòng sông Semenyih, cho
thấy: dòng sông đã bị ô nhiễm nhẹ NH3-N, TSS, COD, NO3 và ô nhiễm PO4,
FC nặng. Chất lượng nước tại dòng sông đã bị suy giảm nghiêm trọng do chú
trọng các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi gia súc mà thiếu
quan tâm đến bảo vệ môi trường nước .
Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng: Hơn 2/3 các cửa
sông và vịnh tại Mỹ bị ô nhiễm bởi Photpho và Nito; khoảng 40% sông, hồ ở
Mỹ bị ô nhiễm nặng nề (con số này ở Ireland là khoảng 30%); 2,2 tỷ Pound
thuốc trừ sâu và khoảng 1.200 tỷ lít nước thải, chất thải công nghiệp chưa qua xử
lý bị đổ xuống sông mỗi năm. Ngoài ra, gần 85% tổng diện tích tại Banglades có
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, đặc biệt là bị nhiễm độc bởi Asen .
Tại Trung Quốc, theo các số liệu thống kê 40% sông ngòi ở nước này bị
ô nhiễm nghiêm trọng. Bà Triệu Phi Hồng, một nhà nghiên cứu nước thuộc
Hiệp hội Y tế Bắc Kinh cho biết: “Trong số hơn 100 con sông ở thủ đô Bắc
Kinh hiện nay, chỉ có hai hoặc ba con sông có thể dùng để cấp nước. Những
con sông còn lại nếu không khô cạn, cũng bị ô nhiễm vì nước thải” . Lượng
chất thải và nước thải công nghiệp thải ra các thành phố lớn của Trung Quốc

tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên khoảng 73,1 tỷ m 3 trong năm 2006 .
Báo cáo trong Ngày nước toàn cầu năm 2013 tổ chức tại Bắc Kinh-Trung
Quốc đã chỉ ra rằng: khoảng 40% diện tích nước bề mặt tại Trung Quốc bị ô
nhiễm nặng .
1.1.4.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng nguồn nước ô nhiễm.
Có thể nói, nguồn nước ở nước ta đã và đang bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng
hơn về mức độ, đồng thời quy mô, diện tích ô nhiễm cũng tăng lên, ô nhiễm
trên tất cả các loại nước như là nước mặt, nước ngầm và nước biển.


10

Nghiên cứu của Vũ Thị Hồ Vân năm 2004 chỉ ra rằng tại khu vực trường
Đại học Y Hà Nội nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm Coliform .
Một nghiên cứu khác của Vũ Hoàng Hoa năm 2010 đã kết luận: khu nước
biển ven bờ thuộc vùng biển Hải Phòng, đặc biệt là khu vực sông có cảng, đang
bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm trước tiên phải kể đến là ô nhiễm dầu, hàm lượng dầu
trong nước vùng biển ven bờ Hải Phòng có xu hướng tăng cao trong các khu vực
cửa sông, gần khu vực cảng, bến đỗ tàu thuyền, bám vào lá sú vẹt và ngấm vào
trầm tích mặt đáy. Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng từ 0,7 (năm 2001) lên
2,4 (năm 2008). Độ ôxy hoà tan (DO) của vùng biển thấp, trung bình khoảng 3,3
đến 10,9 mg/l vào mùa khô và khoảng 0,1 đến 6,1 mg/l vào mùa lũ. Nhu cầu ôxy
hoá sinh học (BOD) khá cao (13,6 đến 31 mg/l), chỉ số vi sinh (coliform) qua
khảo sát đều thấy vượt quá tiêu chuẩn cho phép .
Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012, cho thấy hầu hết chất lượng
nước ở các sông của nước ta đang và đã bị suy giảm nghiêm trọng: kết quả
quan trắc năm 2011 cho thấy, hàm lượng dầu mỡ và chất lơ lửng trong nước
sông Ka Long tại các khu vực cảng vượt QCVN/08:2008/BTNMT trên 7 lần.
Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, nhà máy cũng đổ

trực tiếp vào sông này, gây ô nhiễm môi trường nước. Giá trị của các thông số
BOD, COD, TSS, Coliform…vượt ngưỡng QCVN loại A2 từ 3-4 lần. Điều
này cũng đang xảy ra trên sông Kỳ Cùng (theo Sở Tài nguyên và Môi trường
Lạng Sơn, 2010) . Các hệ thống sông lớn đang bị ô nhiễm cục bộ và ngày
càng lan nhanh, rộng. Như đầu nguồn (Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang) vài năm gần đây mùa khô xuất hiện hiện tượng ô nhiễm bất thường
trong thời gian ngắn 3-5 ngày. Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết
các thông số vượt QCVN 08:2008-A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm
chí xấp xỉ B1 (đoạn sông Hồng từ Công ty Super Phốt phát và hóa chất Lâm
Thao đến khu công nghiệp phía nam thành phố Việt Trì), các thông số vượt
ngưỡng B1 nhiều lần.


11

(Nguồn: Tổng cục môi trường 2012)
Biểu đồ 1.2. Diễn biến hàm lượng BOD5, tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh,
Bắc Giang năm 2007-2011
Biểu đồ cho thấy đoạn sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang phần lớn các
điểm quan trắc đều có thông số vượt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc sấp sỉ
QCVN B2. Bên cạnh đó, các thông số như COD, BOD5, NH 4 có xu hướng
tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang suy giảm. Thực tế, sông Cầu
thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông
chảy qua các đô thị, KCN và các làng nghề thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Giang, Bắc Ninh. Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô
nhiễm trên lưu vực sông Cầu và tình trạng ô nhiễm nặng gần như không thay
đổi. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào
mùa khô giá trị các thông số BOD5, COD, TSS… Tại các điểm đo vượt
QCVN 08:2008 loại A1 nhiều lần.



12

(Nguồn: Tổng cục môi trường, 2012)
Biểu đồ 1.3. Diễn biến hàm lượng COD trên một số sông nội thành thuộc lưu
vực sông Nhuệ, sông Đáy năm 2007-2011
Đặc biệt, các sông ở nội thành Hà Nội do là nơi tiếp nhận và dẫn nước
thải sinh hoạt nên mức ô nhiễm nghiêm trọng, biến thiên tùy thời điểm. Các
thông số đều vượt QCVN 08:2008 loại B1 nhiều lần, thậm chí vượt QCVN
14:2008/BTNMT. Không chỉ sông, mà các hồ ở Hà Nội và nội thị thành phố
lớn đã bị ô nhiễm, phần lớn là ô nhiễm các chất hữu cơ: các hồ nội thành với
hầu hết các thông số đều vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 .
Nhìn chung, tình hình ô nhiễm nước của nước ta đang ở mức báo động
cao và là một vấn đề đang tồn tại song song và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc
sống của người dân. Vấn đề này đang là thách thức rất lớn cho các nhà lãnh
đạo, quản lý, môi trường trong việc tìm cách khắc phục và hạn chế sự gia tăng
của tình trạng ô nhiễm nước nói riêng và ô nhiếm môi trường nói chung.


13

1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng chung
Làng nghề và các điểm công nghiệp làng nghề trong thời gian qua không
ngừng phát triển về số lượng và tăng về hoạt động sản xuất. Hiện cả nước có
trên 2.100 làng nghề, sử dụng hơn 11 triệu lao động (khoảng 30% lực lượng
lao động tại khu vực nông thôn). Các làng nghề tập trung chủ yếu ở các vùng
đồng bằng đông dân cư, gần các đô thị và có vị trí thuận lợi về giao thông.
Làng nghề tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng (chiếm 67%), còn lại là
các làng nghề ở miền Trung (khoảng 21%) và miền Nam (khoảng 12%) .

Làng nghề có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông
thôn, giải quyết nhiều việc làm giúp làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên, dù có nhiều làng nghề nhưng trong số đó có nhiều làng nghề trá
hình, lấy danh nghĩa làng nghề để trốn tránh các nghĩa vụ đối với xã hội, trốn
các loại phí, thuế nói chung và bảo vệ môi trường nói riêng, trốn tránh các chế
tài về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, do trình độ công nghệ sản xuất còn rất
thấp, sản xuất manh mún, lạc hậu, phân bố rải rác, thiếu tập trung, nhận thức
về bảo vệ môi trường còn kém… đã làm cho làng nghề trở thành một tác nhân
gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng.
Nghiên cứu của Phan Hướng Dương năm 2001 tại làng nghề chế biến
lương thực xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức cho thấy, nồng độ khí CO tại hộ
nhà dân bằng hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép. Thêm vào đó, rác thải sinh hoạt,
bã thải của sản xuất, nước thải, phân gia xúc tồn đọng, liên tục bị phân hủy
thành các khí độc như amoniac… bay lên khắp nơi. Ngoài ra, khi phân tích
môi trường không khí thì thấy nồng độ bụi và hơi khí độc ở nhà dân cao hơn
nơi khác nhiều .
Theo nghiên cứu của Lê Văn Đỉnh và cộng sự vào năm 2001, cho thấy
hiện trạng ô nhiễm tại làng nghề nấu rượu, bánh đa nem Vân Hà (Bắc Giang):


14

nồng độ bụi đo được là 29,75 mg/m 3, SO2 (1,4 mg/m3), NO2 (1,1 mg/m3), H2S
(5,5 mg/m3) đều cao hơn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép . Những nghiên
cứu này có kết quả gần tương đồng với Quỳnh Trang (2006) và đề tài cấp Bộ
của trường Đại học Y Hà Nội (1996) , khi chúng cũng chỉ ra là: ở các làng
nghề chế tác kim loại, hàng nghề rèn… môi trường không khí đã bị ô nhiễm
nặng nề bởi các hơi khí độc như CO, NO2.
Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, có
đến 46% số làng nghề có môi trường (không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng

trên) bị ô nhiễm nặng và có 27% ô nhiễm vừa. Theo kết quả khảo sát 43 làng
nghề trên địa bàn thành phố của Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên
môi trường Hà Nội, hầu hết môi trường nước, không khí, đất đai... các làng
nghề đều bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng tới mức báo động. Điển hình
như các làng nghề ở thành phố Hà Nội: Làng nghề lụa Vạn Phúc, quận Hà
Đông có nồng độ H2S vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2,8-3,1 lần; làng nghề
lương thực thực phẩm Yên Viên, huyện Gia Lâm chỉ tiêu SO 2 vượt 1,4-1,8
lần. Trong nghiên cứu của Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, đã chỉ ra rằng, ô
nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ sử
dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là than chất lượng thấp), sử dụng nguyên
vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất do khí thải chứa các
thành phần đặc trưng là bụi, CO2, CO, SO2..., chất hữu cơ bay hơi. Ngoài ra,
quá trình tái chế và gia công cũng gây phát sinh các khí độc như hơi a-xít,
kiềm, ô-xít kim loại và ô nhiễm nhiệt. Hàm lượng bụi ở khu vực sản xuất vật
liệu xây dựng tại một số địa phương vượt quá Quy chuẩn Việt Nam từ 3 đến 8
lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần. Ở các làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ còn phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân
hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa
thải. Hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn,


15

nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan, gây ô nhiễm
môi trường không khí, nước và đất .
Thêm một số kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2009 tại 23
làng nghề cho thấy, có 9/23 làng nghề có từ 1-4 chỉ tiêu quan trắc nồng độ khí
thải vượt quá nồng độ cho phép từ 1,1-1,3 lần (so sánh với tiêu chuẩn Việt
Nam 5938:2005). Còn vào năm 2010, kết quả quan trắc trên 46 làng cho thấy
có 45/46 làng có 01 chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt quy chuẩn

cho phép từ 1,1-4,3 lần (QCVN 05:2009) .
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề
Ô nhiễm nước tại các làng nghề là một hiện trạng đã xảy ra từ rất lâu và
ngày càng diễn biến nghiêm trọng và phức tạp hơn, gây ra rất nhiều bức xúc
cho người dân và đặt ra nhiệm vụ giải quyết cho lãnh đạo ban ngành các địa
phương, chính phủ.
Theo điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường của Chi cục
Bảo vệ môi trường Hà Nội tại các làng nghề sơn mài Hạ Thái, bánh dày
Thượng Đình, cơ khí Liễu Nội (Thường Tín) và bún bánh Phú Đô (Từ Liêm)
cho thấy, cả nguồn nước ngầm và ao hồ, kênh mương thủy lợi ở những nơi
này bị ô nhiễm bởi các chất hóa học độc hại. Nguồn nước ngầm sử dụng trong
sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm bởi COD, NH 4, phenol; các chỉ tiêu sinh học
như Ecoli, coliform, kim loại nặng như As, Hg khá cao. Nguồn nước bề mặt
ao, hồ, kênh mương thủy lợi thì bị nhiễm độc bởi SS, BOD5, COD, NH 4,
NO2¸PO4, Hg, phenol, dầu mỡ, ecli, coliform...
Kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Khoa học - Công nghệ cho thấy 100%
mẫu nước thải, thậm chí cả nước mặt, nước ngầm ở các làng nghề đều vượt
các tiêu chuẩn cho phép. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề
đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào .


16

Kết quả quan trắc chất luợng nuớc thải tại vị trí các cống thải của làng
nghề đổ ra môi truờng nuớc mặt thực hiện trong hai năm 2009 và 2010 cho
thấy 100% số luợng làng nghề đuợc quan trắc đều có từ 01 chỉ tiêu phân tích
nuớc thải vuợt TCCP theo TCVN 5945: 2005, trong đó các làng nghề chế
biến nông sản thực phẩm có chỉ tiêu hữu cơ quan trắc vuợt TCCP cao nhất từ
10-14 lần so với tiêu chuẩn cho phép .
Một nghiên cứu năm 2001 ở Hà Nội đã chỉ ra rằng kết quả phân tích từ

lượng nước thải rất lớn của làng nghề Dương Liễu, cho thấy môi trường nước
tại làng nghề bị ô nhiễm nặng: cụ thể là về chỉ tiêu BOD (phản ánh sự tồn tại
các chất hữu cơ dễ phân hủy có nguồn sinh học) và nồng độ Coliform cao hơn
tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần; hàm lượng COD (phản ánh chất lượng
nước hữu cơ có nguồn gốc hóa học, khó phân hủy trong tự nhiên) cũng cao
hơn rất nhiều lần mức tiêu chuẩn cho phép .
Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
(Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100%
mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho
phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô
nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà
Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh
bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề . Ngoài ra, viện
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động-Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam cho biết: Tại khu vực sản xuất cũng như cống rãnh ở các làng nghề chế
biến nông sản trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Ba Vì... đều có lượng
chất thải lớn, bốc mùi hôi thối nồng nặc, nhất là khi thời tiết nắng nóng và ách
tắc cục bộ khi trời mưa. Các làng nghề như cơ khí Thanh Thùy (Thanh Oai),
Liên Bạt (Ứng Hòa), Nhị Khê (Thường Tín), Phùng Xá (Thạch Thất) không
chỉ nguồn nước bị ảnh hưởng của nước thải từ công đoạn mạ, cán phôi thép...


17

mà không khí cũng chứa đầy bụi độc và ảnh hưởng của tiếng ồn, rung do hoạt
động của máy búa, máy dập, lò cán thép. Tại các làng nghề dệt nhuộm Vạn
Phúc (Hà Đông), La Phù (Hoài Đức)... nước thải từ các công đoạn in, nhuộm,
chuội vải xả thẳng ra cống rãnh khiến nguồn nước chuyển màu đen đặc, bốc
mùi nồng nặc .
Nhìn chung, có thể thấy rằng dù tình trạng ô nhiễm nước tại các làng

nghề đang rất phức tạp, nhưng điều đáng nói là có ít những nghiên cứu cặn kẽ
về vấn đề này.
1.2.3. Ô nhiễm môi trường làng nghề “Da-sừng”
Làng nghề da-sừng là làng nghề đã được hình thành từ lâu đời. Những
làng nghề thuộc nhóm này ngày càng phát triển, đóng một vai trò quan trọng
trong việc đem lại một nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định của người
dân nơi đây. Tuy vậy, sự phát triển này đang kéo theo tình trạng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, đặc biệt phải kể đến ô nhiễm ở các làng nghề xương,
sừng như ở Thụy Ứng của Hà Nội hay các làng nghề ở Hà Nam.
Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Duy Khánh cho thấy hầu hết các
làng nghề đều đang bị ô nhiễm nặng: Như ở làng nghề lược, sừng Thụy Ứng,
Hòa Bình, Thường Tín, toàn bộ lượng chất thải như dầu mỡ, xương, sừng, da,
lông trâu bò đều đổ trực tiếp ra cống rãnh quanh làng, chưa có biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới mạch nước ngầm . Thụy Ứng được gọi với
tên “Làng thối”, do nước thải được xả trực tiếp từ các xưởng chế biến da trâu
bò làm cho một vùng nước có màu đen sì, sủi bọt, xú uế. Những ao làng nay
cũng trở thành ao "chết" vì ngâm xương, sừng và nước tẩy rửa từ các gia đình
làm nghề . Hằng ngày các hộ buôn bán da trâu bò dùng trung bình 4 tấn muối
để uớp da cộng với hàng trăm mét khối nước rửa. Toàn bộ nuớc thải nhiễm
muối và các chất hữu cơ thôi ra từ da có màu đỏ từ các hộ buôn bán da trâu,
bò cứ vô tư xả thẳng ra môi trường bên ngoài mà không được xử lý qua bất kì


18

một công đoạn hay kĩ thuật gì, nước thải theo các mương thoát nước chảy
xuống ruộng, đồng bốc mùi hôi thối, tanh lợm khiến các sinh vật ở mương ao
chết, lua cũng chết vì nhiễm mặn, nhiễm bẩn. Nguồn nước ngầm ở làng bị
nhiễm mặn nghiêm trọng: nước có màu vàng nhạt, có vị mặn chát và được
người dân nói rằng “nấu canh không cần cho muối” . Tác giả Nguyễn Hiếu

cũng nhận định một tình trạng ô nhiễm tương tự tại làng nghề Thụy Ứng:
mương máng, cống rãnh, ao hồ... đâu cũng thấy một mầu nước đen kịt, bốc
mùi hôi khó chịu. Ngay đầu làng là một vùng ngập nước xú uế, rác thải và
bụi. Nước ao đen, bùn sủi lên với những đống xương ngâm vây quanh là ruồi
muỗi... Hầu hết bào các ao trong làng chết vì nước quá bẩn, mà nguyên nhân
gây ô nhiễm chính là các chất hữu cơ bị phân huỷ từ việc ngâm xương, ngâm
sừng và nước tẩy rửa a xít, ô xi già từ các gia đình làm nghề. Cùng với nguồn
nước, rác thải cũng là vấn đề gây ô nhiễm, đâu cũng thấy rác, rác ở ao, ngõ
xóm, cống rãnh bờ mương. Ngoài ra, lượng bụi được tạo ra từ việc mài, dũa,
chà sừng… bị thải ra đường, phủ trắng trên mái nhà, lối đi, bể nước ăn .
Ngoài ra, Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường Hà
Nội cho biết, làng nghề lược sừng Thụy Ứng-Thường Tín có chỉ tiêu hàm
lượng SO2 vượt 1,3-1,6 lần tiêu chuẩn cho phép . Điều này cho thấy thực tế,
làng nghề da-sừng đang bị ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức
khỏe người dân.
Tình hình ô nhiễm tại các làng nghề là một vấn đề báo động, gây ra bức
xúc rất nhiều trong cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khi tìm hiểu thì
lại ít có nghiên cứu đánh giá sâu rộng vấn đề này. Phần lớn các thông tin có
được chủ yếu do các phóng viên trực tiếp xâm nhập, viết bài nên chỉ dừng lại
được ở việc đưa ra thực trạng đang tồn tại mà khó có thể đề xuất được các
giải pháp giải quyết vấn đề một cách thích hợp và khoa học.


19

1.3. Những ảnh hưởng của ô nhiễm nước ở nước ta
1.3.1. Những ảnh hưởng chung
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước đã và đang gây ra những
hậu quả rất lớn đối với không chỉ đời sống, xã hội, sức khỏe của người dân
mà còn tác động tiêu cực tới rất nhiều mặt như kinh tế, chính trị và sự phát

triển bền vững của một quốc gia, khu vực.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm môi trường tại Việt
Nam những năm qua gây thiệt hại cho nền kinh tế tới 5,5% giá trị GDP. Các
số liệu thống kê cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã mất 3,9 tỷ USD trong 71 tỷ
USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỷ USD ước tính trong 76 tỷ
USD của GDP trong năm 2008; đồng thời mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD
trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường . Báo cáo môi
trường quốc gia năm 2012, ô nhiễm nước gây nên những thiệt hại kinh tế do
làm gia tăng gánh nặng bệnh tật: chi phí khám chữa bệnh cho các bệnh tả, lỵ
và tiêu chảy đã lên tới con số hàng trăm tỷ đồng. Như trong khoảng 4 năm
gần đây, chi phí cho chữa trị các bệnh này là 400 tỷ đồng [24].
Ngoài ra, ô nhiễm nước còn gây những thiệt hại kinh tế không nhỏ trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Theo một
nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương (2010), ô nhiễm nguồn nước tại hệ
thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đã làm 2/15 xã có năng suất lúa bị giảm (xã Đa
Tốn có 50 ha đất lúa gần trạm bơm tưới, lúa thường bị lốp đổ, năng suất giảm
từ 15-20% so với năng suất bình quân xã Hưng Long có 200 ha đất lúa năng
suất giảm 35-40% so với năng suất bình quân) . Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
9/15 xã đã có ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến nuôi trồng thủy sản.


20

Bảng 1.1. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến nuôi trồng thủy sản khu vực
thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Từ bảng này dễ thấy, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản có thể
giảm từ 10-40% so với bình thường do nước ô nhiễm.
Nguồn số liệu của Tổng cục môi trường-sở tài nguyên và môi trường
Ninh Bình cho biết, trong 3 ngày từ 13-17/03/2009, hàng chục tấn cá đã chết

nổi trắng, kéo dài 7 km trên sông Nhuệ: do sông này chứa rất nhiều cửa cống
nước thải của các làng nghề và cụm công nghiệp; hay theo báo cáo của Chi
cục thủy sản Đồng Nai, chỉ trong 3 ngày từ 6-8/06/2010 đã có 55 tấn cá bị
chết . Trong năm 2012, tại tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại trên 500 ha tôm (tôm
sú bị chết chiếm khoảng 30%); tại tỉnh Trà Vinh, năm 2012, diện tích nuôi
tôm là khoảng 6.000 ha, nhưng sau khoảng hơn 1 tháng nuôi đã bị chết 600 ha
.
Những con số thông kê trên cho thấy tác động rất lớn của môi trường
nước bị ô nhiễm tới mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi bức thiết cần có
những can thiệp đúng đắn và kịp thời.


21

1.3.2. Tác động của ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người và sinh vật
Theo thống kế, trên thế giới mỗi năm có khoảng 3.575 triệu người chết
do các bệnh liên quan đến nước . Trong đó: 43% số ca chết do tiêu chảy; 84%
số người chết là trẻ em; 98% số ca chết tập trung ở các nước đang phát triển
(Việt Nam là một trong số đó).
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông
qua hai con đường: một là do ăn uống phải nước ô nhiễm hay các loại rau quả
thủy sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi
trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê
của Bộ y tế, gần ½ trong tổng số 26 bệnh truyền nhiễm có liên quan tới các
nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra còn
nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm não,
nguy hiểm hơn là ung thư.
Bảng 1.2. Số ca mắc bệnh truyền nhiễm liên quan
đến ô nhiễm nước 2004 – 2008


(Nguồn: Niên giám thống kê y tế, 2008.)
Nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương năm 2010 cũng đưa ra kết quả gần
tương đồng.


22

Bảng 1.3. Tổng hợp các loại dịch bệnh thống kê qua các năm khu vực
thủy lợi Bắc Hưng Hải năm 2010

Ta có thể thấy, mặc dù đời sống của nhân dân ngày được nâng cao
nhưng tỷ lệ các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước lại có chiều hướng tăng lên:
bệnh tiêu chảy tăng khoảng 2,03% từ năm 2006 đến 2009; bệnh ung thư trước
đây rất hiếm nhưng đến nay gần như các địa phương nào cũng có người tử
vong vì ung thư.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật
bảo hộ lao động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều
nhất là bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế
quản 25% hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì
Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh
về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm
19,4%. Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc
bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8% .
Tóm lại, những tác hại mà ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề và cả
nước nói chung đến sức khỏe con người đang ngày một nghiêm trọng hơn.
Vậy nên, cần có nhiều nghiên cứu thật khoa học hơn nữa để đánh giá được
tình trạng, đặc điểm nổi bật của sự ô nhiễm ở các làng nghề nói chung và làng
nghề da-sừng nói riêng, để từ đó giúp tìm ra các giải pháp phù hợp nhất để
kiểm soát ô nhiễm nước ở khu vực này.



23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Làng Thụy Ứng-Xã Hòa Bình-huyện Thường Tín-thành phố Hà Nội
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
1) Chủ hộ/Người đại diện hộ gia đình: Là người lựa chọn để phỏng vấn
có khả năng cung cấp thông tin chung của hộ gia đình và các thông tin về vệ
sinh nguồn nước trong gia đình. Chúng tôi đánh giá kiến thức của chủ hộ về
nguồn nước và tình hình bệnh tật cấp tính trong 4 tuần qua và bệnh mạn tính
trong 12 tháng qua liên quan đến ô nhiễm nước
2) Các loại nguồn nước: Nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước bề mặt(ao,
hồ, kênh mương) gần các hộ gia đình sản xuất da, sừng có nước thải.
3) Sổ sách, báo cáo về nguồn nước sử dụng của thôn Thụy Ứng lưu
tại trạm y tế xã; sổ khám chữa bệnh tại trạm y tế thống kê trước đó 6 tháng
đến 1 năm (Sắp xếp tỷ lệ 10 nhóm bệnh thường gặp và so sánh với tình
hình chung); kết quả giám sát chất lượng nước tại Trung tâm Y tế huyện từ
năm 2010- 2014.
4) Cán bộ TYT xã Hòa Bình , huyện Thường Tín.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang


24


2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu điều tra hộ gia đình
Đơn vị mẫu là hộ gia đình, được tính theo công thức:
(p x q)
n= Z2 1-α/2
∆2
Trong đó:
n = cỡ mẫu
p là tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh lấy
p=0,5.
q = 1- p = 0,5
∆ là độ chính xác mong muốn = 0,05
Z 1- α/2 (độ tin cậy 95%) = 1,96
Áp dụng công thức trên ta được:
1,962 x 0,5 x 0,5
n=
= 384 (hộ gia đình)
0,052
Làm tròn số được n cần thiết cho mẫu nghiên cứu là 400 hộ gia đình.
- Chọn hộ gia đình điều tra: cả thôn Thụy Ứng có 95 HGĐ hiện tại có
sản xuất da sừng, chúng tôi chọn toàn bộ số đó để nghiên cứu. Số hộ không
sản xuất da-sừng được điều tra chọn theo cách sau: khi chọn được 1 HGĐ có
sản xuất thì chọn 3-4 HGĐ xung quanh gần nhất với HGĐ đó(theo nguyên
tắc vết dầu loang), như vậy trong số 95 HGĐ có sản xuất chúng tôi chọn được
305 HGĐ không sản xuất.
2.2.2.2. Cỡ mẫu xét nghiệm nước
- Nước sinh hoạt: do điều kiện kinh phí có hạn nên chúng tôi chọn chủ đích
13 mẫu của các HGĐ sản xuất thường xuyên. Mặc dù có nhiều nguồn nước sinh
hoạt nhưng chỉ chọn nguồn nước sinh hoạt của HGĐ có nguồn nước giếng khơi,

giếng khoan để xét nghiệm(không chọn nước mưa và nước máy).
- Nước bề mặt: chọn 13 mẫu nước bề mặt của 13 HGĐ đẫ lấy mẫu nước
sinh hoạt mà có nước thải sản xuất ra ao , hồ, kênh mương ở gần nhà.
2.2.2.3. Phỏng vấn sâu: lây 01 cán bộ trưởng TYT hoặc phó TYT..


25

2.2.3. Biến số và chỉ số
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số
Chỉ số, biến số

Định nghĩa hoặc cách tính
1. Thông tin chung
Độ tuổi của đối tượng tính

Tuổi

theo năm dương dịch
Nam/nữ
Mù chữ

Giới

Công cụ thu

Phân loại

thập thông tin


biến

Phiếu hỏi

Định lượng

Phiếu hỏi

Nhị phân

Phiếu hỏi

Danh mục

Phiếu hỏi

Nhị phân

Phiếu hỏi

Định lượng

Tiểu học
Trình độ văn hóa Trung học cơ sở
THPT
Có tham gia làm

Trung cấp trở lên
Có/ không


nghề không
Số năm làm nghề

Thời gian làm nghề truyền
thống của đối tượng
Nghèo/ cận nghèo

Tình trạng kinh tế Trung bình
hộ gia đình

Khá/giàu

Phiếu hỏi +
quan sát

Danh mục

Không biết
Mục tiêu 1: Thực trạng chất lượng các nguồn nước làng nghề“Da, Sừng”
Nguồn

Thụy Ứng-xã Hòa Bình.
nước Nước giếng khoan
Phiếu

chính dung trong Nước mưa
sinh hoạt
Nước giếng khơi

hỏi


+ Danh mục

quan sát

Nước bề mặt (nước sông, ao, hồ)
Nguồn nước

Nước máy
Nước giếng khoan

chính dùng trong Nước mưa
sản xuất
Nước giếng khơi
Nước bề mặt (nước sông, ao,

Phiếu hỏi +
quan sát

Danh mục


×