Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.57 KB, 21 trang )

Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Hà Nội
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam được chỉ định hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-
QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ban đầu, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội chỉ có 28 cán bộ cùng với 21
khách hàng là Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được
điều động từ Ngân hàng Công- Nông - Thương thành phố Hà Nội và 12 Chi
nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước huyện.
Nhận rõ trách nhiệm của mình, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã nhanh
chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là
đầu tư cho nông nghiệp. Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã tập trung sức giải
quyết hai khó khăn trọng tâm là thiếu vốn và tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai
năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã có đủ
nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho
khách hàng.
Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Ngân hàng
NNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đáp
ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.
Sau 20 năm hoạt động, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã bước đi những
bước vững chắc với sự phát triển toàn diện về mọi mặt như khai thác nguồn
vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Ngoài những nhiệm vụ


chính Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch
vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C nhập khẩu, Phonebanking, tư vấn
trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà, mở mang nhiều tiện lợi cho khách
hàng và tăng doanh thu từ dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch vụ chiếm
7-10% trên tổng doanh thu.
Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách
nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, chú trọng vào hiệu quả kinh
doanh cuối cùng và chất lượng tín dụng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội
Ngân hàng NNo&PTNN Hà Nội tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ, bao gồm một
giám đốc trực tiếp quản lý ba phòng ban và ba phó giám đốc được uỷ quyền của
giám đốc phụ trách các phòng ban khác nhau.
Giám đốc quản lý chung đồng thời trực tiếp quản lý các phòng ban trực
thuộc, bao gồm:
• Phòng tổ chức cán bộ: Xây dựng quy định, đề xuất định mức lao
động, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh và quản lý hồ sơ, thực hiện
công tác thi đua khen thưởng.
• Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng và tổ chức thực hiện kiểm tra kiểm
soát, đồng thời chỉnh sửa các thiếu sót của chi nhánh.
• Phòng kế hoạch tổng hợp: Đề xuất chiến lược khách hàng, lập và theo dõi các
chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn.
Ba phó giám đốc sẽ được giám đốc trực tiếp uỷ nhiệm phụ trách các phòng
ban khác, bao gồm :
• Phòng kế toán ngân quĩ: Hạch toán kế toán, quản lý ngân quỹ, lưu hồ sơ
tài liệu kế toán, quyết toán, thực hiện kế hoạch tài chính và nộp ngân sách nhà
nước.
• Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng, triển khai và đôn đốc thực hiện
các chương trình công tác cũng như tư vấn pháp chế và lưu trữ các văn
bản pháp luật liên quan.

• Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng và các
mô hình tín dụng thí điểm, thẩm định, cho vay theo thẩm quyền và thực hiện
các dịch vụ uỷ thác nguồn vốn. Ngoài ra, phòng tín dụng còn thực hiện phân
loại khách hàng, phân loại dư nợ, nợ quá hạn, thực hiện phòng ngừa rủi ro tín
dụng, thẩm định khoản vay vượt quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh cấp
dưới và tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của các chi nhánh.
• Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc
tế, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng và bảo lãnh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối,
chuyển tiền và mở tài khoản khách hàng nước ngoài.
• Phòng dịch vụ và Marketing: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tiếp thị và tuyên truyền quảng bá hoạt động của Ngân hàng.
• Phòng điện toán: Tổng hợp, báo cáo, thống kê, lưu trữ, cung cấp số
liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh và quản lí, bảo
dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị tin học và làm dịch vụ tin học.
• Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng tại quận và khu
vực đảm nhiệm.
2.1.3. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hà Nội
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội các năm 2005 –
2008 như sau:
Bảng 2.1. Nguồn nguồn vốn của NHNo&PTNN Hà Nội (2005- 2008)
STT
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng số
(Tỷ đổng)
So với

2005(%)
Tổng số
(Tỷ đổng)
So với
2006(%)
Tổng số
(Tỷ đổng)
So với
2007(%)
Tổng nguồn vốn 11.601 12.845 111 15.468 120 15.322 99
I Phân theo loại tiền 11.601 12.845 15.468 15.322
1 Bằng VNĐ 10.485 11.487 110 14.296 124 14.233 99,6
2 Bằng ngoại tệ quy đổi 1.116 1.358 122 1.172 86 1.088 93
II
Phân theo thành
phần kinh tế
11.601 12.845 15.477 15.322
1 Huy động từ dân cư 2.667 3.633 136 3.541 97 5.587 142
2
Tiền gửi của các tổ
chức kinh tế
4.915 3.854 78 5.883 153 6.064 103
3
Tiền gửi, tiền vay các
TCTD khác
402 1.873 466 1.610 86 1.144 71
4
Tiền gửi kho bạc +
Vốn khác
3.617 3.485 96 4.443 127 2.575 58

III Phân theo thời gian 11.601 12.845 15.477 15.322
1 Dưới 12 tháng 8.296 7.628 92 8.486 111 11.425 135
Tỷ trọng so với tổng
nguồn vốn(%)
72 59 55 75
2 Từ 12 tháng trở lên 3.305 5.217 158 6.991 134 3.896 56
Tỷ trọng so với tổng
nguồn vốn(%)
28 41 45 25
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân Hàng No&PTNT Hà Nội)
Tình hình huy động tiền gửi của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội có sự tăng
trưởng vượt bậc qua các năm: 110 % năm 2006 và 120% năm 2007.
Năm 2008, huy động vốn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội có sự giảm
sút do Ngân hàng bàn giao 4 chi nhánh: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Tam Chinh
và Đống Đa về Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam quản lý. Tuy nhiên, nếu loại
bỏ bốn chi nhánh đã được bàn giao năm 2008 ra khỏi số liệu năm 2007, xu
hướng tăng trưởng mạnh nguồn vốn của Ngân hàng là rõ rệt. Sau khi loại trừ
bốn chi nhánh bàn giao năm 2008, tổng tiền gửi năm 2008 của Ngân hàng tăng
1.500 tỷ so 2007. Trong đó, nguồn nội tệ và ngoại tệ đều tăng mạnh. Đặc biệt
nguồn tiển gửi dân cư tăng 215% và tiền gửi dưới 12 tháng tăng 169%. Đạt
được kết quả trên là do Ngân hàng NNo&PTNN Hà Nội đã thực hiện nhiều
hình thức huy động vốn tại Hội sở và 17 điểm giao dịch trực thuộc với nhiều
sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm
bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiều hình thức trả
lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau. Đồng thời Ngân hàng đã chủ động điều
chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãi suất của các TCTD
trên địa bàn, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn từ dân
cư. Đặc biệt, việc trả lương qua tài khoản cũng đã tạo thêm nguồn vốn cho
Ngân hàng. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị từ Hội sở đến các Phòng
giao dịch đã được chỉnh sửa và thay thế bổ sung toàn diện, phong cách giao

dịch ngày một được nâng cao nhằm tạo điều kiện tốt cho các giao dịch.
Nguồn vốn tăng đã tạo nguồn ổn định, vững chắc cho hoạt động cho vay
tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Với nguồn vốn huy động được, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã đáp ứng
mọi nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đều tăng
trưởng qua các năm. Tuy nhiên, năm 2006, dư nợ giảm 9% so với năm 2005 là
do Ngân hàng No&PTNT Hà Nội bàn giao 02 chi nhánh cấp 2 trực thuộc
(Chương Dương và Tây Hồ) về Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam quản lý.
Thêm vào đó, năm 2006 Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội thực hiện lành mạnh
hóa tín dụng.
Nguồn tiền gửi huy động được của Ngân hàng đã được tập trung đầu tư
cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, Ngân
hàng đã mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng
thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Năm 2007, Ngân hàng
NNo&PTNT Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu
quả, không phân biệt thành phần kinh tế. Nhờ vậy, tổng dư nợ của Ngân hàng
đã tăng 1.005 tỷ đồng so với năm 2006 (đạt 141% so với dư nợ năm 2006).
Năm 2007, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư: tăng tỷ lệ đầu tư cho
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ. Nếu năm 2006, tỷ lệ đầu tư
cho DNNQD là 67% thì sang năm 2007, tỷ lệ này tăng lên thành 75%.
Đến năm 2008, do bàn giao bốn chi nhánh cho Ngân hàng No&PTNT Việt
Nam, nên tổng dư nợ của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội sụt giảm. Tuy nhiên,
tổng dư nợ của cả chi nhánh năm 2008 vẫn tăng 25,62% so với tổng dư nợ nếu
loại trừ các chi nhánh bàn giao của Ngân hàng năm 2007.
Hơn thế, chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đặc
biệt chú ý. Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ còn 0,6% so
với tỷ lệ này năm 2006 là 1,7%. Việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng
đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng cho vay các

Doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy được hiệu quả như vậy. Năm 2008, tỷ lệ
nợ xấu vẫn duy trì ở mức 0,6%. Trong đó, các khách hàng có tiềm ẩn nợ xấu đã
được Trung tâm và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc chú trọng
bám sát đôn đốc thu hồi nợ. Qua đánh giá và phân tích, các khách hàng này chỉ
gặp khó khăn về vốn trong thời gian ngắn do thu tiền hàng chậm hoặc do chậm
trả lãi nhưng đều có khả năng thu hồi nợ. Một số khách hàng tư nhân có nợ quá
hạn trong thời gian dài đã được đôn đốc nợ thường xuyên.
2.1.3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ
Công tác thanh toán quốc tế của Ngân hàng ngày càng được chú trọng. Trong 5
năm Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã từng bước làm tốt công tác Thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đến nay chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với
trên 800 ngân hàng trên toàn Thế giới, hàng năm đã thực hiện mở hàng nghìn L/C
nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại
tệ khác, chủ động khai thác các loại ngoại tệ mạnh để phục vụ khách hàng.
Hoạt động quản lý ngân quỹ của Ngân hàng cũng được tổ chức tốt. Với
mạng lưới 17 chi nhánh Ngân hàng hoạt động toàn diện các mặt nghiệp vụ và
các phòng giao dịch rải rác trong các quận nội thành, ngoại thành, nhưng Ngân
hàng No&PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, đảm bảo cung ứng
đầy đủ, kịp thời tiền mặt giao dịch với khách hàng, mở rộng được thu tiền mặt
tại chỗ cho một số doanh nghiệp.
Ngoài ra, đến nay, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã triển khai nhiều hình
thức dịch vụ như chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch
vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi
nợ, thanh toán thẻ ACB, Master card, Visa Card, American Express, thanh toán
séc du lịch, thu đổi ngoại tệ...
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
2.2.1.Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đáng kể đến hệ

thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội nói
riêng, làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh khoản của Ngân. Cuộc chạy
đua lãi suất huy động đã khiến các ngân hàng thương mại không ngừng tăng lãi
suất cho vay và giảm dư nợ cho vay. Mặc dù vậy, đối với Ngân hàng
NNo&PTNT Hà Nội, cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng
vẫn được duy trì và phát triển ổn định, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội theo
thời hạn cho vay
Loại cho vay 31/12/2006
(triệu đồng)
31/12/2007
(triệu đồng)
31/12/2008
(triệu đồng)
Tăng giảm 2007 so
với 2006
Tăng giảm 2008 so
với 2007
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương
đối(%)
Tổng dư nợ cho
vay
2.456.883 2.737.030 3.438.137 280.147 11 701.107 26
Cho vay ngắn hạn 1.335.808 1.448.559 1.323.025 112.751 8 -125.534 -9

Tỷ trọng (%) 54 53 38
Cho vay trung và
dài hạn
1.121.075 1.288.471 2.115.112 167.396 15 1.170.005 64
Tỷ trọng (%) 46 47 62
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội)
Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội
tăng trưởng vượt bậc trong năm 2008: từ 47,08% lên 61,52% do trong năm vừa
qua Ngân hàng tiến hành cho vay thêm nhiều dự án lớn mà tiêu biểu là:
• Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội: 448.873 triệu đồng
• Tổng công ty rượu, bia và nước giải khát Hà Nội 21.500.000 EUR
• Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Cường: 270.000 triệu đồng
• Dự án thủy điện Sêsan: 266.259 triệu đồng
• Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội: 109.990 triệu đồng
• Xi măng Thăng Long: 109.729 triệu đồng
Các dự án trung và dài hạn mà Ngân hàng giải ngân hầu hết đều là các dự án
hiệu quả và đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng.
Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Phân loại cho vay trung và dài hạn theo
thành phần kinh tế
Loại cho vay trung
và dài hạn
31/12/2006
(triệu đồng)
31/12/2007
(triệu đồng)
31/12/2008
(triệu đồng)
Tăng giảm 2007 so

với 2006
Tăng giảm 2008 so
với 2007
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương
đối(%)
Tổng dư nợ cho vay
trung và dài hạn
1.121.075 1.288.471 2.115.112 167.396 15 826.641 64
DNNN 595.561 652.957 471.268 57.396 10 -181.689 -28

×