Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Tình hình kinh doanh của khách sạn heritage hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.99 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
‫ﻣ‬KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH ‫ﻣ‬

BÁO CÁO THỰC TẬP

SVTH

: Trần Thị Bích Ngọc

MSV

:0841090166

Lớp

: QTKD 3 – K8

GVHD : Th.s Trần Thanh Tùng

HÀ NỘI - 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Cơ sở thực tập Khách sạn Heritage Hạ Long có trụ sở tại:
Số nhà:..............Phố:.....................................................................................
Phường:................Quận(Huyện):...................Tỉnh(Thành phố):..................
Số điện thoại:................................................................................................
Trang web:....................................................................................................


Địa chỉ Email:...............................................................................................
Xác nhận:
Anh(chị):......................................................................................................
Là sinh viên lớp:................................Mã sinh viên:.....................................
Có thực tập tại..........................trong khoảng thời gian từ ngày...................
đến ngày...........................trong khoảng thời gian thực tập tại.....................,
Anh (chị)...................................đã chấp hành tốt các quy định của..................và
thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.
................,ngày.........tháng...........năm 2017
Xác nhận của cơ sở thực tập
(ký và đóng dấu của đại diện Cơ sở thực tập)

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

2

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU NHẬN XÉT
về CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Trần Thị Bích Ngọc.

Mã số sinh viên: 0841090166.
Lớp: Quản trị kinh doanh 3 – Khoá 8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.
Địa điểm thực tập: Khách sạn Heritage Hạ Long
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Thanh Tùng.
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.............................., ngày.........tháng.........năm 2017
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

3

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


MỤC LỤC


SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

4

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế là một trong những ngành chủ chốt, là mục tiêu phát triển dài hạn của đất
nước. Vì thế, học tập, nghiên cứu chi tiết về tình hình tài chính của các doanh nghiệp,
tế bào của nền kinh tế là yêu cầu thiết yếu với mọi sinh viên khối ngành Kinh tế nói
chung và sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là những
sinh viên theo học chương trình đào tạo chất lượng cao như chúng em.
Qua đó cũng có thể nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của đợt thực tập thực tế cơ
sở ngành Khoa Quản lý kinh doanh tổ chức cho sinh viên. Nó không chỉ là cơ hội để
mọi sinh viên có thể ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các học phần đã
học vào thực tế hoạt động của cơ sở thực tập, mà còn giúp sinh viên nghiên cứu
chuyên sâu hơn về ngành học, về những tình huống thực tế phát sinh trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp mà không bài vở nào cung cấp được. Chính những kinh
nghiệm thực tế này sẽ là tiền đề để sinh viên tiếp tục nghiên và chuẩn bị kinh nghiệm
cho kỳ thực tập chuyên ngành năm tới, cũng như những hàng trang đầu tiên khi ra
trường, chính thức bắt tay vào công việc một cách tự lập.
Chính vì vậy em đã lựa chọn thực tập cơ sở ngành tại Khách sạn Heritage Hạ Long,
doanh nghiệp khách sạn với quy mô vừa và nhỏ - loại hình công ty dễ dàng chịu ảnh
hưởng rất lớn từ những biến động nhỏ nhất của thị trường. Bên cạnh đó, em cũng
muốn tìm hiểu về việc kinh doanh của một khách sạn đặt tại một địa phương không
phải trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng mà đặt trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh như Hạ Long. với mong muốn hiểu rõ hơn kinh tế quê nhà. Bên cạnh đó,
với việc thực tập tại đây, em cũng mong muốn tìm hiểu một doanh nghiệp với những
nghiệp vụ cơ bản nhất của lĩnh vực tài chính để nắm vững kiến thức cơ bản và để

phục vụ cho nghiên cứu sâu hơn sau này.
Qua bài báo cáo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và các nhân viên
Khách sạn Heritage Hạ Long đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu cần thiết và
tạo điều kiện cho em được kiến tập, trải nghiệm thực tế các nghiệp vụ của doanh
nghiệp. Em cũng xin được tri ân thầy Trần Thanh Tùng đã nhiệt tình hướng dẫn sát
sao, góp ý giúp em nhận ra và kịp thời sửa chữa những sai sót.
Với những sự giúp đỡ đó, em đã hoàn thành bản báo cáo kết quả Thực tập cơ sở
ngành với những nội dung sau:
Phần 1 Công tác tổ chức quản lý của khách sạn Heritage Hạ Long.
Phần 2:Tình hình kinh doanh của khách sạn Heritage Hạ Long.
Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện.
Tuy nhiên, do khối lượng công việc là rất lớn, đòi hỏi kiến thức nền tảng thật vững
và nhiều kiến thức thực tế, trong khi đó thời gian nghiên cứu là không nhiều nên bản
báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, rất mong các thầy cô trong khoa góp ý chỉnh sửa
hoàn thiện bản báo cáo, trở thành tài liệu, kinh nghiệm quan trọng cho em để ứng dụng
trong học tập, nghiên cứu và thực tế sau này.
Em vô cùng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2016
Sinh viên
Trần Thị Bích Ngọc

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

5

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CSH


Chủ sở hữu

DT

Doanh thu

ĐTDH

Đầu tư dài hạn

ĐTNH

Đầu tư ngắn hạn

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

HB

Hà n g bán

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HTK

Hàng tồn kho


LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NN

Nhà nước

NV

Nguồn vốn

QLDN

Quả n lý doanh nghiệp

ROA

Lợi nhuận trên tài sản có

ROE


Lợi nhuận trên vốn tự có

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sả n

TSCĐ

Tài sả n cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

6

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng



PHẦN 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA KHÁCH SẠN
HERITAGE HẠ LONG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp




















Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt: Khách sạn Heritage Hạ Long
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: Heritage Halong Hotel
Tên giao dich: Heritage Halong
Chủ cơ sở: Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam
Địa chỉ: số 88, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: Khách sạn
Hình thức sở hữu vốn: Cá nhân góp vốn

Thành lập: ngày 06 tháng 10 năm 1994
Lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch.
SĐT: 0333-846-888
Fax: 0333-846-999
E-mail:
Webside: www.heritagehalong.com
Vốn Điều lệ của liên doanh: 7.000.000 USD.
Vốn Pháp định của liên doanh: 4.000.000 USD.
Thời gian hoạt động của LD: 25 năm.
Số phòng khách sạn: 101
Số nhân viên làm việc trong khách sạn: 170 người
Một số chỉ tiêu cơ bản
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2014-2016
Đơn vị tính:USD

Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
Số LĐBQ

Năm 2014
1.758.659,88
93.878,61
165

Năm 2015
1.296.682,60
-40.453,81
161


Năm 2016
1.335.935,10
-192.295,62
170

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của khách sạn)

1.2. Quá trình ra đời & phát triển của khách sạn Heritage Hạ long
Cán bộ công nhân viên Ngành than cần có nơi nghỉ ngơi và giải trí của riêng mình
sau những ngày lao động hăng say và vất vả, đó là quyền lợi thiết thực đối với người
lao động. Xuất phát từ thực tế đó, Công ty than Hòn Gai, Công ty than Cẩm Phả,
Công ty cơ khí mỏ và Công ty than Nội địa đã hợp tác để xây dựng nhà nghỉ điều
dưỡng Ngành than. Tháng 8 năm 1992, nhà nghỉ đưa vào khai thác 30 phòng (toà nhà
được thiết kế 7 tầng với 95 phòng khách). Nhưng do thiếu vốn, nên nhà nghỉ chưa thể
hoàn tất được toàn bộ.
Tại Đại hội Đảng Cộng Sản VN lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách
chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đây là một bước đột phá
mạnh mẽ để phát triển. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước ta còn có chính sách mở cửa
thông thương với các nước trên thế giới, có chính sách thích hợp thu hút vốn đầu tư
nước ngoài và luật đầu tư ra đời đã tạo niềm tin cho các doanh nhân nước ngoài muốn
đến Việt nam tìm cơ hội đầu tư.
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

7

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Từ thực tế hạn chế về vốn và để tìm giải pháp vượt qua khó khăn trên, Ban Giám
đốc công ty than đã có chủ trương tìm thêm đối tác liên doanh để hoàn thiện công

trình.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, các nhà đầu tư nước ngoài đã đi đến
quyết định hợp tác cùng Công ty than Hòn Gai. Hai bên đã đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban
Nhà nước về hợp tác và đầu tư để xin giấy phép đầu tư.
Liên doanh giữa Công ty than Hòn Gai (làm đại diện) - Việt Nam và Công ty
ORIENT VOCATION - Singapore được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 985/GP
ngày 06/9/1994 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và
Đầu tư).
Mục đích của liên doanh là cải tạo nâng cấp nhà nghỉ Ngành than thành 01 khách
sạn tiêu chuẩn quốc tế 4 sao tại Bãi Cháy, TP. Hạ Long phục vụ khách ăn, nghỉ và vui
chơi.
1.2.1. Các bên đối tác của liên doanh:
* Phía Việt nam:
- Công ty than Hòn Gai
- Công ty than Cẩm Phả
- Công ty cơ khí Mỏ
- Công ty than Nội Địa
Do Công ty than Hòn Gai làm đại diện (nay là Tổng công ty than Việt Nam) với số
vốn góp là: 2.000.000 USD chiếm tỷ lệ 50% vốn pháp định.
* Phía nước ngoài gồm:
- Công ty Orient Vacation Ptd-Ltd Singapore
- Ông Victor Chug Heow
Quốc tịch Singapore
- Ông Victor Chug Kim
Quốc tịch Singapore
Do công ty Orient Vacation Ptd-Ltd, Singapore làm đại diện với tổng số vốn góp là
2.000.000 USD chiếm tỷ lệ 50% vốn pháp định.
Địa chỉ giao dịch: số 88 Đường Hạ long -TP. Hạ Long - Quảng Ninh
Điện thoại: 0333-846-888
Fax : 0333-846-999

1.2.2. Vị trí địa lý của khách sạn Heritage Hạ Long
Khách sạn nằm tại khu trung tâm nghỉ mát Bãi Cháy, gần bãi tắm, gần với quốc lộ
18A rất thuận tiện cho việc giao thông. Diện tích đất sử dụng của khách sạn là 6,39 ha,
phía trước mặt của khách sạn là bãi tắm và vịnh Hạ Long, bên phải là Khách sạn Công
Đoàn, bên trái là Khách sạn Vườn Đào với vị trí vô cùng thuận tiện ít khách sạn nào
trong khu vực có được.
Tháng 10 năm 1994, Liên doanh bắt đầu đi vào hoạt động. Công việc đầu tiên là
cải tạo và nâng cấp Nhà nghỉ Ngành than thành khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao.
Sau một năm nâng cấp cải tạo, đến tháng 10 năm 1995 đã đưa vào khai thác 30 phòng
khách nghỉ cùng với khu Lễ tân, Nhà hàng với phương pháp hoàn thiện đến đâu khai
thác khách đến đó.
Đến tháng 5 năm 1997, khách sạn đã đưa 101 phòng nghỉ và các dịch vụ vào kinh
doanh. Khách sạn Heritage Hạ Long là liên doanh đầu tiên tại Bãi Cháy, từ bước đầu
bỡ ngỡ khi làm việc với người nước ngoài và tay nghề còn non nớt, đến nay khách sạn
đã có đội ngũ CBCNV giỏi về ngoại ngữ và vững nghiệp vụ. Một số CBCNV đã được

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

8

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


nhiều liên doanh thành lập sau khách sạn Heritage Hạ Long mời sang làm việc và
được giao giữ những trọng trách lớn của khách sạn.
Sự hình thành và phát triển từ một nhà nghỉ trở thành khách sạn quốc tế 4 sao với
101 phòng và đầy đủ các dịch vụ, đã tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động ở khu
vực thành phố Hạ Long, mặt khác nó đã góp phần huy động được nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Liên doanh đã và đang góp phần thúc đẩy tích cực và làm phong phú môi
trường du lịch Quảng Ninh.

Khách sạn Heritage Hạ Long là một trong những khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu
tiên tại Quảng Ninh. Khách sạn bắt đầu mở cửa và đi vào hoạt động từ ngày 06 tháng
10 năm 1994.
Hình 1.1: Khách sạn Hertage Hạ Long

(Nguồn: Báo Quảng Ninh)
Nằm bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp – 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới,
Khách sạn Heritage Hạ Long với 101 phòng hướng biển được thiết kế theo lối kiến
trúc trang nhã, sang trọng và hiện đại, mang lại cho du khách cảm giác ấm áp, thân
thiện, mến khách cho mỗi lần lưu trú, du lịch và thăm quan.
Hai nhà hàng Asian và Lecafe với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, mến
khách mang lại cho du khách những bữa tiệc mang đậm hương vị Á, Âu và những bữa
tiệc mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Cùng đội ngũ phục vụ sự kiện chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, Khách sạn
Heritage Hạ Long đang khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ tiệc ngoài
khách sạn như phục vụ tiệc trên đảo, trên Vịnh và các đối tác bán hàng trong và ngoài
tỉnh Quảng Ninh.
Phòng hội thảo đa năng được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại và được
bố trí tiện lợi có thể đáp ứng các hội thảo, sự kiện, hội nghị của các ban, ngành và các
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với tiêu chí phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, vui lòng khách đến, vừa lòng khách
đi, phục vụ du khách với nụ cười thân thiện và mến khách, chúng tôi luôn đổi mới và
nâng cao dịch vụ để mang lại những dịch vụ tốt nhất cho du khách.
Đến với Vịnh Hạ Long xinh đẹp và nghỉ tại Khách sạn Heritage Hạ Long, nơi sẽ
ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời nhất cho tất cả mọi người.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

9


GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

10

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Hình 1.2: Tổ chức sự kiện và tiệc ngoài trời trên Vịnh Hạ Long

(Nguồn: Báo Quảng Ninh)
Với hơn 15 năm kinh nghiệm tổ chức sự kiện và phục vụ tiệc ngoài trời, cùng với
đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, Khách sạn Heritage Hạ Long
đang khẳng định thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ tiệc ngoài khách sạn như phục vụ
tiệc trên đảo, hang, trên Vịnh và các đối tác bạn hàng trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.
Khách sạn đã trở thành một doanh nghiệp có uy tín không chỉ trên địa bàn mà còn
cả các vùng lân cận. Khách sạn Heritage Hạ Long thường xuyên nhận được giấy khen
của các cơ quan nhà nước vì thực hiện tốt các chính sách pháp luật và nghĩa vụ với
ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó, khách sạn cũng luôn chú trọng phát triển, nâng cao
chuyên môn cũng như việc rèn luyện sức khoẻ cho nhân viên bằng việc khuyến khích
nhân viên tham gia các đợt tập huấn nghiệp vụ, đầu tư sân tập cầu lông, tenis tương
đối chuyên nghiệp và nhiều năm liền đạt được giải cao trong các cuộc thi cầu thể thao
của phường Bãi Cháy. Ngoài ra, khách sạn cũng nhiệt tình tham gia các hoạt động xã
hội, các chương trình từ thiện ở địa phương và nhận được nhiều sự tín nhiệm, yêu mến
của khách hàng và người dân địa phương.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Heritage Hạ Long
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Khách sạn Heritage Hạ Long là cung cấp các
dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch cho khách hàng. Việc cung cấp các dịch vụ khách

sạn đóng vai trò qua trọng. Công ty trực tiếp thuê những đội ngũ nhân viên có nghiệp
vụ cao về kinh doanh dịch vụ khách sạn để phục vụ cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ
khách sạn, nhà hàng của người dân trên địa bàn và các khách hàng vùng lân cận.
Khách sạn Heritage Hạ Long có chức năng kinh doanh dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi
giải trí và một số dịch vụ khác cho mọi đối tượng. Đến với khách sạn Heritage Hạ
Long khách hàng sẽ hài lòng với các dịch vụ và chất lượng phục vụ bao gồm:
• Dịch vụ lưu trú: Phục vụ khách nghỉ với các loại phòng tùy theo sở thích và
khả năng kinh tế của từng đối tượng.
• Dịch vụ ăn, uống: Phục vụ các món ăn Âu, á và các món ăn dân téc của Việt
nam. Khách sạn có hai bếp phục vụ các đối tượng khách khác nhau :
• Dịch vụ vui chơi giải trí Câu lạc bộ.
• Dịch vụ Trung tâm sức khoẻ.
• Dịch vụ giặt là.
• Dịch vụ điện thoại và máy FAX.
• Dịch vụ cho thuê ôtô.
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

11

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


• Khách sạn còn có một hệ thống phòng họp đa chức năng cho khách thuê tổ
chức hội thảo...
• Dịch vụ bể bơi.
Khách sạn Heritage Hạ Long là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, hệ thống
dịch vụ đa dạng khép kín đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách khác nhau.
Ngoài ra, khách sạn còn là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo hình thức
tư nhân, có tư cách pháp nhân, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và được
pháp luật bảo vệ. Khách sạn có những chức năng, nhiệm vụ sau:

• Xây dựng, tổ chức và thưc hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra, kinh doanh theo
đúng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích khi thành lập Khách sạn.
• Tuân thủ chính sách, chế độ nhà nước về quản lý quá trình hoạt động và những
tuân thủ trong các hợp đồng kinh tế với các khách hàng trong và ngoài tỉnh.
• Quản lý đúng nguồn vốn theo quy định.
• Nâng cao kiến thức cho người lao động trong Khách sạn và đảm bảo nguồn thu
nhập ổn định. Tăng sức cạnh tranh của Khách sạn trong vùng và các vùng lận
cận.
• Chịu sự kiểm tra và thanh tra của cơ quan nhà nước, các tổ chức có thẩm quyền
cho người lao động, an toàn lao động của nhà nước, đảm bảo phát triển bền
vững.
Như vậy, chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc cung cấp các dịch
vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng nhằm phục vụ cho đời sống nhân dân.
1.4.Cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn Heritage Hạ Long
1.4.1. Sơ đồ tổ chức của khách sạn
Khách sạn Heritage Hạ Long là một là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty than Việt
Nam và phía Singapore, phân cấp có tư cách pháp nhân đầy đủ. Được mở tài khoản
thu chi tín dụng tại ngân hàng, có con dấu riêng và đăng ký kinh doanh theo quy định
của Nhà nước.
* Hình thức tổ chức:
- Hình thức tổ chức bộ máy quản lý được bố trí theo kiểu trực tuyến, chức năng.
Cụ thể: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 9 bộ phận phòng ban.
- Các phòng ban phân công nhiệm vụ rõ ràng, không trồng chéo, đảm bảo tính
chủ động và khả năng thực hiện chức năng nhiệm vụ trong sản xuất kinh doanh của
khách sạn
Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn:
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Heritage Hạ Long.

Giám đốc
Phó giám đốc


SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

12

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


BP Tiền
sảnh
BP Điện
- Nước

BP
Bảo vệ

BP HC
- NS

BP Bếp

BP
CSKH

BP Kế
toán

BP
Kinh
doanh


BP
Buồng

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của khách sạn)

1.4.2. Chức năng của các bộ phận
• Ban giám đốc:
- Giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm điều hành chung để quản lý điều
hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn. Trực tiếp phụ trách các bộ
phận: kế toán, kinh doanh, tiền sảnh, chăm sóc khách hàng, nhà buồng, bộ phận bếp.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, tham mưu cho giám đốc điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật pháp Việt Nam. Trực tiếp phụ trách các
bộ phận: Hành chính - Nhân sự, Điện nước, Bảo vệ.
• Phòng kế toán:
Phòng kế toán có 13 người, gồm hai bộ phận chính là:
- Thu ngân: làm trực tiếp tại các quầy thu của bộ phận Lễ tân, ăn, uống
- Kế toán: Kế toán ngân hàng, Kế toán thanh toán, Kế toán công nợ và chi phí,
Kế toán tài sản, Kế toán kiểm giá, kế toán kho, Thủ quỹ, Thủ kho
• Phòng Hành chính - nhân sự: 05 người
Thực hiện chế độ và chính sách đối với người lao động, theo dõi và duy trì nội
qui kỷ luật, thực hiện đầy đủ công tác lao động tiền lương cho CBCNV. Ngoài ra
Phòng có bác sĩ chăm lo sức khoẻ cho CBCNV, theo dõi vệ sinh an toàn thực phẩm và
vệ sinh an toàn lao động.
• Phòng kinh doanh:
Gồm có 08 người :
Có nhiệm vụ nhận các thông tin đặt phòng nghỉ, ăn uống và các dịch vụ khác của
khách và điều tiết bố trí xắp xếp phòng nghỉ, ăn uống của khách. Thông báo các nhu
cầu của khách cho bộ phận Lễ tân, nhà hàng, bếp chuẩn bị phục vụ khách. Từ chối một
cách tế nhị nhu cầu của khách khi Khách sạn kín phòng hoặc thuyết phục khách sử

dụng thêm dịch vụ của Khách sạn.
Có nhiệm vụ tiếp thị và quyết định giá cả phòng nghỉ trong phạm vi cho phép, ký
kết hợp đồng phục vụ khách nghỉ hay hội họp tại khách sạn.
• Bộ phận Tiền sảnh:
Bộ phận này có 20 người chia làm 4 tổ : Gồm tổ Lễ tân, tổ Tổng đài, tổ Khuân vác
hành lý cho khách và tổ lái xe:

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

13

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


- Trưởng bộ phận:Tiền sảnh có nhiệm vụ giám sát điều hành hoạt động của toàn
bộ phận, giúp Ban giám đốc tiếp đón trưởng đoàn khách có nhu cầu ở khách sạn và
giải quyết công việc phát sinh liên quan đến khách nghỉ.
- Tổ Lễ tân: có nhiệm vụ đón, hướng dẫn khách làm thủ tục nhập phòng và trả
phòng. Giới thiệu các dịch vụ của khách sạn với khách và tiếp nhận các thông tin về
nhu cầu của khách để thông báo cho các bộ phận phục vụ. Đồng thời làm nhiệm vụ
thanh toán tiến các dịch vụ khách sử dụng trong khách sạn.
- Tổ tổng đài: có nhiệm vụ trực điện thoại, nhận và chuyển các cuộc điện thoai
đến và đi phục vụ khách và công việc kinh doanh của khách sạn, báo tất cả các cuộc
điện thoại và fax khách sử dụng cho lễ tân biết để thanh toán tiền. Đồng thời giải đáp
những thắc mắc của khách về Khách sạn.
- Tổ khuân vác hành lý: có nhiệm vụ khi khách đến phải ra mở cửa xe và khuân
vác hành lý, đặt tầu thăm Vịnh Hạ Long nếu khách có yêu cầu, điều xe ô tô mỗi khi
khách có nhu cầu thuê xe.
- Tổ lái xe : có nhiệm vụ đưa đón khách theo yêu cầu, đưa đón cán bộ hoặc nhân
viên đi công tác.

• Bộ phận nhà Buồng:
Tổng số công nhân viên có 44 người bộ phận này biên chế như sau:
- Trưởng bộ phận là người chịu trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động của bộ
phận Buồng và chịu trách nhiệm trước ban quản lý khách sạn về mọi hoạt động của bộ
phận mình.
- Phó bộ phận là người giúp việc cho trưởng bộ phận sắp xếp lịch làm việc cho
nhân viên trong bộ phận cùng với thư ký hợp đồng công việc thông qua tổ Lễ tân
chuẩn bị sắp đặt các nhu cầu dịch vụ của khách tại phòng nghỉ, là cầu nối giữa các
tầng với Lễ tân trong việc thông báo các dịch vụ khách sử dụng trong phòng như giặt
là, đồ uống... để thu tiền khi khách trả phòng.
- Các trưởng tầng + Nhân viên tổ làm buồng: Hàng ngày cùng với nhân viên của
tầng mình kiểm tra phòng khi khách trả phòng, đặt thêm văn phòng phẩm vào phòng,
làm vệ sinh phòng khách như thay ga, gối, hút bụi làm vệ sinh phòng tắm....
- Tổ vệ sinh, cây cảnh: chịu trách nhiệm làm vệ sinh các khu vực công cộng khu
tiền sảnh, các nhà vệ sinh của nhân viên, vệ sinh khu văn phòng...chăm sóc cây cảnh.
- Tổ giặt là có nhiệm vụ giặt là quần áo của khách nghỉ tại khách sạn, quần áo
đồng phục của nhân viên, giặt các loại ga, gối phục vụ phòng khách.
- Tổ ga, gối, quần áo: Bộ phận này có nhiệm vụ giao nhận quần áo, ga, gối từ các
tầng và quần áo đồng phục từ nhân viên giao cho tổ giặt là và ngược lại.
• Nhà hàng và Câu lạc bộ
Bộ phận này bao gồm có Nhà hàng ăn uống và Câu lạc bộ.
- Nhà hàng: Biên chế của nhà hàng gồm có 22 người chia làm 3 ca làm việc mỗi
ca có một trưởng ca điều hành công việc.
- Câu lạc bộ: Biên chế 7 người trong đó có bộ phận phục vụ âm thanh, quầy bar,
phòng KARAOKE và sàn nhẩy.
- Trung tâm chăm sóc sức khoẻ : Biên chế 2 người có nhiệm vụ sắp xếp, bố trí
phòng cho khách sử dụng dịch vụ.
• Bộ phận Bếp:

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc


14

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Bộ phận này được biên chế 20 người có nhiệm vụ phục vụ ăn cho khách và nấu ăn
giữa ca cho nhân viên. Bộ máy gồm có bếp trưởng, bếp phó, 3 trưởng ca và nhân viên
rửa bát.
• Bộ phận điện nước:
Biên chế 12 người gồm: 1 trưởng bộ phận và 3 trưởng ca và được chia làm các
nhóm điện công nghiệp, nhóm điện tử và nhóm thợ nề + thợ méc. Chức năng nhiệm vụ
là vận hành máy phát điện, máy bơm nước, sửa chữa các trang thiết bị của khách sạn
khi hỏng hóc, bảo dưỡng định kỳ.
• Bộ phận bảo vệ:
Biên chế 10 người một tổ trưởng và 3 trưởng ca hoạt động chia thành 3 ca. Nhiệm
vụ giữ gìn an ninh trật tự bảo vệ tài sản của khách sạn cũng như của khách đến nghỉ
tại khách sạn. Giám sát đôn đốc nhân viên khách sạn thực hiện tốt các nội quy của cơ
quan đề ra.
• Bộ phận vật tư:
Biên chế 02 người, có nhiệm vụ lập kế hoạch, cung ứng vật tư phục vụ cho kinh
doanh của khách sạn.
Với bộ máy quản lý như hiện nay của Khách sạn Heritage Hạ Long đã đảm bảo
tính gọn nhẹ, khoa học, có đội ngũ nhân viên năng động, phát huy được tài năng của
một số cán bộ có năng lực và có trách nhiệm cao đối với công việc. Đồng thời đảm
bảo giải quyết công việc một cách chính xác, kịp thời, nhanh chóng mà vẫn duy trì
được sự quản lý chặt chẽ của ban giám đốc khách sạn với hoạt động kinh doanh gắn
trách nhiệm của từng cá nhân trong công việc được phân định rõ ràng, nâng cao hiệu
quả điều hành để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và chủ động trong quá trình kinh
doanh của khách sạn.

Ngoài ra, Khách sạn còn biên chế thêm 10 nhân viên chuyên dọn dẹp vệ sinh bên
ngoài khách sạn, để đảm bảo khuôn viên bên ngoài và xung quanh khách sạn luôn
được sạch sẽ; thoáng mát, trong lành.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

15

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


PHẦN 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN
Khách sạn Heritage Hạ Long là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, hệ thống
dịch vụ đa dạng khép kín đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách khác nhau. Hoạt
động kinh doanh ngành du lịch nói chung chịu nhiều ảnh hưởng và tác động của các
yếu từ những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, vị trí địa lý, điều kiện về cơ sở vật
chất kỹ thuật, tổ chức nhân sự trong khách sạn.... Những điều kiện này ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn nói chung và của
Khách sạn Heritage Hạ Long nói riêng. Để đánh giá tổng quát về kết quả tiêu thụ sản
phẩm của Khách sạn, ta có thể nghiên cứu kết quả kinh doanh của khách sạn trong giai
đoạn năm 2014-2016.
2.1 Marketing dịch vụ và ứng dụng của marketing dịch vụ trong việc kinh doanh
của khách sạn Heritage Hạ Long
2.1.1 Marketing dịch vụ:
Dịch vụ là một hàng hoá đặc biệt, nó có những nét đặc trưng riêng mà hàng hoá
hiện hữu không có. Dịch vụ có 4 đặc điểm nổi bật đó là:
* Dịch vụ có đặc tính không hiện hữu: Đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Dịch
vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể. Tuy vậy sản phẩm dịch vụ vẫn mang
nặng vật chất (chẳng hạn nghe bài hát hay).
* Dịch vụ có tính không đồng nhát : Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hoá

được. Trước hết do hoạt động cung ứng. Các nhân viên cung cấp dịch vụ không thể
tạo ra được dịch vụ như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau.
* Dịch vụ có đặc tính không tách rời: Sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động
cung cấpdịch vụ. Sản phẩm cụ thể là không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ
thống, đều từ cấu trúc của dịch vụ cơ bản phát triển thành.
* Sản phẩm dịch vụ mau hỏng: Dịch vụ không thể tồn kho, không cất trữ và không
thể vận chuyển từ khu vực này đến khu vực khác. Dịch vụ có tính mau hỏng như vậy
nên việc sản xuất mua bán và tiêu dùng dịch vụ bị giới hạn bởi thời gian.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ ngày
càng khốc liệt và từ đó xuất hiện marketing dịch vụ - marketing trong dịch vụ là sự
phát triển lý thuyết chung của Marketing vào lĩnh vực dịch vụ. Nhưng dịch vụ lại
không ổn định và đa dạng, với nhiều ngành khác biệt nhau cho nên cho tới nay vẫn
chưa có một định nghĩa nào khái quát được đầy đủ về Marketing dịch vụ.
Theo Philip Kotler thì: " Marketing dịch vụ đòi hỏi các giải pháp nâng cao chất
lượng, năng suất sản phẩm dịch vụ, tác động làm thay đổi cầu, vào việc định giá phân
phối và cổ động".
Còn theo Krippendori thì: " Đây là một sự thích ứng có hệ thống và phối hợp chính
sách kinh doanh dịch vụ tư nhân và chính phủ, với sự thoả mãn tối ưu những nhu cầu
của một nhóm khách hàng được xác định và đạt được lợi nhuận xứng đáng"
Từ đó chúng ta có thể hiểu về Marketing dịch vụ một cách tổng quát như sau:
" Marketing dịch vụ là quá trình thu nhận, tìm hiểu đánh giá và thoả mãn nhu cầu
của thị trường mục tiêu đã lựa chọn và xác định bằng quá trình phân phối các nguồn
lực của các tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu đó. Marketing được xem xét trong sự
năng động của mối quan hệ qua lại giữa các sản phẩm dịch vụ của công ty và nhu
cầu của người tiêu thụ cùng với những hoạt động của đối thủ cạnh tranh".
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

16

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng



2.1.2. Ứng dụng của Marketing dịch vụ trong việc kinh doanh của khách sạn
2.1.2.1. Dịch vụ
* Dịch vụ lưu trú:
Đây là dịch vụ kinh doanh mũi nhọn chiếm 65% tổng doanh thu của khách sạn. Đôi
khi khách đặt phòng nghỉ tại quầy lễ tân, nhưng thông thường khách liên hệ với bộ
phận Tổng đài của khách sạn để đặt trước phòng và đăng ký số lượng phòng nghỉ,
nhân viên Tổng đài sẽ lên kế hoạch và báo cho bộ phận Lễ tân thời gian, ngày giờ, số
phòng khách nghỉ để có kế hoạch bố trí tiếp đón.
Khi khách đến khách sạn, Lễ tân có nhiệm vụ hướng dẫn khách làm thủ tục nhập
phòng và bố trí phòng cho khách nghỉ. Đồng thời giới thiệu các dịch vụ của khách sạn
với khách, nếu khách có các nhu cầu dịch vụ gì để thông báo cho các bộ phận dịch vụ
liên quan của khách sạn phục vụ. Khi khách lên phòng nghỉ, lễ tân phải thông báo cho
bộ phận nhà Buồng biết số phòng khách nghỉ để phối hợp phục vụ khách trong qúa
trình khách nghỉ tại khách sạn.
Khi khách trả phòng, bộ phận nhà Buồng kiểm tra các dịch vụ mà khách đã sử dụng
trong phòng như đồ uống, giặt là... và báo cho bộ phận Lễ tân biết để bộ phận Lễ tân
thanh toán tiền với khách.
Khách sạn có tổng số 101 phòng khách và tùy theo vị trí, diện tích, trang thiết bị
được chia thành 3 loại phòng với các mức giá tương ứng nhưng linh hoạt nhằm đáp
ứng sở thích và khả năng kinh tế của từng đối tượng khách.
• Phòng loại 1 (SUITE)
Vị trí của các phòng loại một này là toàn bộ 7 phòng trên tầng 8 của khách sạn. Mỗi
phòng có 2 buồng thông với nhau với tổng diện tích là 54m 2. Đây là loại phòng cao
cấp nhất. Trong phòng có các loại trang thiết bị sau:
- 1 giường đôi
- 2 máy điều hòa 2 chiều
- 2 máy điện thoại
- 1 TV 29 inch

- 1 tủ lạnh
- 1 tủ quần áo
- 1 phòng tắm, vệ sinh với các thiết bị vệ sinh cao cấp
- Ngoài ra còn có các thiết bị khác như: bàn viết, giá để hành lý, bàn ghế
uống nước, hệ thống đèn chiếu sáng, tranh, ảnh...
• Phòng loại 2 (DELUXE)
Phòng loại 2 có tổng số 17 phòng. Diện tích của loại phòng này là 31m2. Loại
phòng này được bố trí ở các vị trí sau:
Tầng
2
3
4
5
6
7
Tổng cộng
Số phòng
2
3
3
3
3
3
17
Các trang thiết bị chính trong phòng gồm có:
- 1 giường đôi
- 1 máy điều hòa 2 chiều
- 1 máy điện thoại
- 1 TV 21 inch
- 1 tủ lạnh

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

17

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


- 1 tủ quần áo
- 1 phòng tắm, vệ sinh
- Ngoài ra còn có các thiết bị khác như: bàn viết, giá để hành lý, bàn ghế
uống nước, hệ thống đèn chiếu sáng, tranh, ảnh...
• Phòng loại 3 (SUPERIOR)
Tổng số phòng loại 3 của khách sạn là 77. Đây là loại phòng chiếm tỷ lệ cao nhất và
thường xuyên khai thác với công suất cao. Sơ đồ bố trí phòng ở các tầng như sau:
Tầng
2
3
4
5
6
7
Tổng cộng
Số phòng

17

12

12


12

12

12

77

Diện tích sử dụng của phòng loại 3 là 26m2 với các trang thiết bị sau:
- 2 giường đơn
- 1 máy điều hòa 2 chiều
- 1 máy điện thoại
- 1 TV 21 inch
- 1 tủ lạnh
- 1 tủ quần áo
- 1 phòng tắm, vệ sinh
- Ngoài ra còn có các thiết bị khác như: bàn viết, giá để hành lý, bàn ghế
uống nước, hệ thống đèn chiếu sáng, tranh, ảnh...
* Dịch vụ phục vụ ăn uống:
Phục vụ các món ăn Âu, á và các món ăn dân téc của Việt nam. Khách sạn có hai
bếp và hai nhà hàng ( nhà hàng ăn Âu và nhà hàng ăn Trung quốc) phục vụ các đối
tượng khách khác nhau :
 Phục vụ ăn A la cart:
Phục vụ khách không có đặt trước, khách đến nhà hàng gọi trực tiếp theo thực đơn.
 Phục vụ ăn đặt trước:
 Khi khách đặt phòng có nhu cầu đặt ăn kèm theo. Do đó khi khách đặt ăn
bộ phận Đặt phòng thông báo cho bộ phận Nhà hàng ăn uống biết số
lượng khách, tiêu chuẩn mỗi xuất ăn để Nhà hàng biết lên kế hoạch
phục vụ.
 Khi khách đến sau khi xếp phòng nghỉ cho khách Lễ tân đưa cho khách

vé ăn theo như yêu cầu khách đã đặt với bộ phận đặt phòng và giới thiệu
khách xuống nhà hàng liên hệ giê ăn uống.
 Sau khi khách đã thống nhất với Nhà hàng về nội dung tổ chức bữa ăn,
Nhà hàng sẽ thông báo với nhà bếp về các nhu cầu của khách như thực
đơn, thời gian ăn để nhà bếp lên kế hoạch phục vụ.
 Khi khách đến ăn nhà hàng kết hợp với nhà bếp phục vụ khách như thực
đơn đã đặt trước.
 Thanh toán:
Khi khách ăn uống xong, nếu là khách vãng lai (A la cart) không đặt trước thì thanh
toán thực tế tại nhà hàng. Nếu khách nghỉ tại Khách sạn thì thông thường họ ký hoá
đơn sau đó thanh toán cùng tiền phòng nghỉ, trong trường hợp này nhà hàng chuyển
toàn bộ hoá đơn ăn uống của khách sang bộ phận Lễ tân để đối chiếu thanh toán khi
khách rời khỏi khách sạn.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

18

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


* Dịch vụ câu lạc bộ:
Trong đó có sàn nhảy, quầy bar, trò chơi điện tử và 9 phòng KARAOKE. Đây là nơi
vui chơi và thư giãn của du khách. Khách đến đây được phục vụ các loại đồ uống nổi
tiếng trong nước và trên thế giới như: beer, nước ngọt, cafe, rượu mạnh và rượu nhẹ,
cocktail. Trong khi thưởng thức đồ uống, khách có thể thư giãn với điệu Valse nhẹ
nhàng hoặc điệu Ráp bốc lửa, bên cạnh đó câu lạc bộ còn phục vụ các trò chơi điện tử
và phục vụ karaoke với các nhạc phẩm đang thịnh hành...
* Dịch vụ Trung tâm sức khoẻ:
Trong đó có phòng luyện tập thể thao, bể massage áp lực sóng nước, khách có thể

lựa chọn hệ thống xông hơi khô hoặc xông hơi ướt và sau cùng được phục vụ massage
vật lý trị liệu theo phương pháp y học cổ truyền sẽ mang lại cho khách sức khoẻ và
niềm sảng khoái.
* Dịch vụ giặt là:
Khách sạn trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ giặt là cho khách và giặt toàn bộ
quần áo đồng phục cho CBCNV và ga gối của khách sạn.
* Dịch vụ điện thoại, FAX:
Phục vụ khách có nhu cầu liên lạc trong và ngoài nước.
* Dịch vô cho thuê ôtô:
Khách du lịch có yêu cầu đi lại trong thành phố Hạ Long, cũng như đón khách từ
sân bay Nội Bài - Hạ Long, hoặc từ Hạ Long - sân bay Nội Bài.
* Dịch vụ phòng họp:
Khách sạn còn có một hệ thống phòng họp cho khách thuê tổ chức hội thảo từ qui
mô nhỏ đến qui mô lớn vài trăm người.
* Dịch vụ bể bơi:
Khách được sử dụng khăn tắm và gường phơi nắng miễn phí.
2.1.2.2. Khách hàng
Trong những năm qua khách sạn đã khai thác tốt các nguồn khách: thị trường Châu
âu, thị trường Mỹ, thị trường Châu Á thông qua các đại lý lớn có uy tín như: Vido
Tour, Diethelm, Grandcircle... Bên cạnh đó khách sạn đã khai thác tốt các nguồn khách
nội địa: khách của các Bộ, Ngành đi tham quan nghỉ mát, các hội nghị, hội thảo trong
và ngoài nước. Qua theo dõi và nghiên cứu các thông tin của khách sạn, trong mấy
năm qua khách sạn có số lượng khách nghỉ không phải là một lần mà nhiều lần, họ đến
với khách sạn cả chục lượt nhất là khách nước ngoài đến đầu tư và làm việc tại Quảng
Ninh.
Bảng 2.1: Bảng số lượng khách lưu trú tại khách sạn giai đoạn 2014-2016
ĐVT: Người
Năm
2015
so

Năm 2016 so
Đối tượng khách Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
với 2014 (%) với 2015 (%)

Châu Âu và Mỹ
Châu á
Nội địa
Tổng

15.891
21.544
3.477
40.912

12.367
24.409
8.922
45.698

10.546
21.107
10.206
41.859

77,82
113,3
256,6

85,28
86,47

114,26

(Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh)

Nhận xét:

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

19

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng lượng khách Châu Âu và Châu Mỹ đến với
khách sạn ngày càng giảm cụ thể là năm 2016 lượng khách đã giảm chỉ bằng 85,28 %
so với năm 2015. Chỉ có lượng khách nội địa là tăng lên đáng kể cụ thể là năm 2014
tăng 156,6% so với năm 2015, năm 2016 tăng 14,26% so với năm 2015. Để thu hút
được lượng khách từ nước ngoài chúng ta cần có những cải tiến về chất lượng của các
loại hình dịch vụ của khách sạn để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.2. Công tác quản lý tài sản cố định trong khách sạn.
2.2.1. Khái quát tài sản trong công ty (doanh nghiệp).
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu
sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đặc
điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào
chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất có bị hao mòn nhưng
chúng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hư hỏng hoàn
toàn hoặc xét thấy không có lợi ích về kinh tế thì khi đó chúng mới bị thay thế, đổi
mới.
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động được sử dụng một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện

vận tải, nhà xưởng, công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm TSCĐ vô
hình…
Theo Thông tư số 45/2013/TT – BTC, TSCĐ phải có đầy đủ ba tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.
- Nguyên giá của TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ
30 triệu đống trở lên.
Đặc điểm chung của TSCĐ là tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất sản phẩm. Trong
quá trình đó, hình thái vật chất ban đầu của tài sản cố định không bị thay đổi. Giá trị
của tài sản cố định được chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra,
bộ phận giá trị chuyển dịch này là một bộ phận cấu thành của giá thành sản phẩm và
được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.
Như vậy, có thể rút ra định nghĩa về tài sản cố định như sau:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động gồm những tài sản hữu hình có kết cấu
độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để
cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận
nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được. Nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu
chuẩn trên đây thì được coi là tài sản cố định.
Phân loại tài sản cố định:
• Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì TSCĐ được chia thành:
- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu được biểu hiện
bằng các hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện
vận tải, các vật kiến trúc… Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản
có kết cấu độc lập hoặc là một hế thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với
nhau để thực hiện một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể,
thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp tới nhiều chu kỳ

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc


20

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử
dụng, chi phí mua bằng sáng chế, phát minh hay nhãn hiệu thương mại.
• Phân loại theo công dụng kinh tế.
- Nhà cửa, vật kiến trúc: là những tài sản cố định của doanh nghiệp được
hình thành sau quá trình thi công xây dựng như: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng
rào…
- Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác…
- Phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn.
- Thiết bị dụng cụ quản lý.
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại tài sản cố định
trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và tính khấu
hao tài sản cố định.
• Phân loại theo mục đích sử dụng.
• - Tài sản dùng cho mục đích kinh doanh.
• - Tài sản dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng.
- Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản, cất giữ hộ Nhà nước.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được vị trí và tầm quan
trọng của tài sản cố định vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh và có
phương hướng đầu tư vào tài sản hợp lý.
• Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được chia
thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang sử dụng.
- Tài sản cố định chưa cần dùng.
- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các tài sản của
doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng
chúng.
• Căn cứ vào nguồn hình thành thì tài sản cố định được chia thành:
- Tài sản cố định mua ngoài.
- Tài sản cố định tự sản xuất, xây dựng cơ bản.
- Tài sản cố định thuê tài chính.
- Tài sản cố định do góp vốn, được tài trợ…
2.2.2.Cơ sở vật chất và trang thiết bị của khách sạn
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy khách sạn đã trang bị máy móc thiết bị đầy đủ
phục vụ cho việc kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên về
khâu quản lý thì cần phải trang bị thêm một số máy móc thiết bị nữa như: Phần mềm
máy tính. Ngoài ra các trang thiết bị chủ yếu là nhập ngoại nên phụ tùng thay thế khó,
không đồng nhất.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

21

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Bảng 2.2: Bảng thống kê máy móc, trang thiết bị
TT
Tên thiết bị tài sản
1 Điều hòa các loại
2 Tủ lạnh
- Loại nhỏ
- Loại to
3 Tủ đá

4 Tivi
5 Điện thoại
- Tổng đài 160 số
- Máy điện thoại
6 Máy vi tính
7 Ăng ten PARABOL
8 Thang máy (650Kg/thang)
9 Đường điện ĐDK-35 KV
10 Máy Biến áp (C.suất
560KVA/máy)
11 Máy Phát điện DIEZEL
(400KVA)
12 Máy giặt công nghiệp
13 Máy sấy
14 Máy là Gas
15 Xe ô tô
- Loại 15 chỗ ngồi
- Loại 04 chỗ
16 Hệ thống bếp gas
17 Máy đánh bóng sàn
18 Máy hút bụi

ĐVT
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái

bộ
chiếc
bộ
chiếc
cái
HT
cái

Đầu kỳ
140

Cuối kỳ
138

Chênh lệch
SL
%
2
1.43%

109
05
03
116

109
05
04
116


0
0
1
0

0%
0%
33.3%
0%

01
134
15
02
02
01
02

3
134
15
02
03
01
03

2
0
0
0

1
0
1

50%
0%
0%
0%
50%
0%
50%

cái

01

02

1

50%

cái
cái
cái
cái
cái
cái
bộ
cái

cái

02
02
01

05
03
01

3
1
0

150%
50%
0%

02
01
02
03
03

02
02
02
03
05


0
1
0
0
2

0%
50%
0%
0%
66.67%

(Nguồn: Báo cáo thống kê của khách sạn)

Việc tăng TSCĐ của khách sạn được đánh giá là tốt, phù hợp với chính sách mở
rộng quy mô của khách sạn, nâng cao môi trường làm việc của khách sạn.

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

22

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Bảng 2.3: Chủng loại vật tư, định mức và nhu cầu sử dụng

Tên vật tư

đvt
Định mức

Lượng dự trữ
I. Vật tư cho 1 phòng khách 1 năm
1. Dép
đôi
02
36.360
2. Khăn tắm
cái
02
800
3. Khăn mặt
cái
02
800
4. Khăn chân, khăn tay
cái
04
800
5. Xà phòng thơm
bánh
01
18.180
6. Dầu gội đầu
lọ
01
18.180
7. Dầu tắm
lọ
01
18.180

8. Lược
cái
01
18.180
9. Mũ chụp tóc
cái
01
18.180
10. Tói chụp ly
cái
02
36.360
11. Bàn chải, kem đánh răng
bộ
02
36.360
12. Tăm bông
gói
01
18.180
13. Giấy ăn
hộp
01
18.180
14. Giấy vệ sinh
cuộn
01
18.180
15. Bộ kim chỉ khâu vá
bộ

01
18.180
II. Vật tư và hóa chất cho lau dọn vệ sinh, giặt là cho 1 tháng
1. Giấy vệ sinh cho nhân viên
cuộn
500
6.000
2. Perovit
lít
100
1.200
3. Oasis
lít
50
600
4. Liquid softener
lít
40
480
5. Resodan
kg
60
720
6. R.R. Sour
kg
40
480
7. Resokend
kg
80

960
8. Nước xịt phòng
lọ
70
840
III. Văn phòng phẩm cho 1 tháng
1. Giấy Fax
cuộn
20
240
2. Bút bi
cái
100
1.200
3. Sổ bìa cứng
quyển
30
360
4. Giấy phôtô
gam
30
360
5. Giấy vi tính
hộp
06
72
6. Bút xóa, bút nhớ dòng
cái
15
180

7. Mực cho máy phôtôcopy
hộp
02
24
(Nguồn: Báo cáo thống kê của khách sạn)

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

23

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


- Định mức vật tư:
Tùy thuộc vào nhu cầu và tính chất của vật tư được sử dụng trong khách sạn, ta có
thể chia vật tư ra làm 2 loại:
 Vật tư không định mức được:
Loại này là những thứ vật tư sử dụng cho bộ phận ăn uống, phải bảo quản trong tủ
lạnh, tủ đá.
VD: Các loại thực phẩm, thịt, cá, các loại rau quả, đồ uống nh bét cam, cà phê...
Thiết bị cho bộ phận Sửa chữa điện nước.
Những loại vật tư này khó định mức vì lượng khách đến thất thường, hoặc khách
đến ở khách sạn nhưng họ không ăn uống tại khách sạn nên loại vật tư này phải mua
hàng ngày, hàng tuần.
 Vật tư định mức được:
Căn cứ vào phòng khách được đặt trước cộng với tỷ lệ khách vãng lai ta có thể định
mức các loại vật tư sử dụng trong tháng, trong năm để mua sắm.
Các loại vật tư này gồm những loại vật tư đặt ở phòng khách,lượng hóa chất cho
giặt là, các mặt hàng văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động của các phòng ban.
Các loại vật tư cho thay thế sửa chữa.

1. Bóng đèn túyp 40w: 10 cái /tháng
2. Bóng đèn tuýp 20w: 10 cái /tháng
3. Bóng đèn tuýp 10w: 6 cái /tháng
4. Bóng tuýp tròn32w: 8 cái/tháng
5. Bóng tuýp tròn 22w: 8 cái/tháng
6. Bóng Halogen 50w: 15 cái/ tháng
7. Bóng sợi đốt 40w: 15 cái / tháng
8. Các vật tư khác...
2.3. Công tác quản lý lao động tiền lương trong khách sạn:
2.3.1. Tình hình nhân sự
Số lượng công nhân viên bình quân mỗi năm của Khách sạn Heritage Hạ Long có
sự gia tăng để đáp ứng với việc mở rộng quy mô hiện tại.
Bảng 2.4: Bảng so sánh số lượng lao động qua các năm.
Đvt: Người

Năm
Số lượng lao động

2014

2015

2016

160

170

170


(người)
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Khách sạn)

2.3.1.1 Cơ cấu lao động
• Cơ cấu lao động theo giới tính
• Cơ cấu lao động theo độ tuổi:
• Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn:

SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

24

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


Bảng 2.5: Bảng phân tích đội ngũ lao động của khách sạn ( năm 2016)

CHỈ TIÊU

Số lượng lao động

TỶ LỆ (%)

( người)
I. Tổng số:

170

Nam/ Nữ


90/80

53/ 47

Lao động gián tiếp

22

13

Lao động trực tiếp

148

87

Tuổi từ 18-30

90

52.9

Tuổi từ 30-45

65

38.24

Tuổi từ 45-55


15

8.82

Trên ĐH

15

8.82

ĐH, CĐ

85

50

TC, SC

70

41.18

I. Cơ cấu độ tuổi

II. Trình độ

(Nguồn: Báo cáo thống kê của Khách sạn)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao 87%
trong tổng số lao động trong khách sạn. Lao động trẻ là chủ yếu (có thể là 90 người,

chiếm 52.9%), lao động từ 45-55 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (có thể là 15 người, chiếm
8.82%). Điều này là lợi thế của khách sạn, với đội ngũ lao động trẻ có sức khoẻ và
lòng nhiệt tình rất phù hợp với đặc điểm của ngành du lịch. Tuy nhiên có một hạn chế
đó là về trình độ của độ ngũ lao động trong khách sạn. Tuy nhiên, trình độ học vấn còn
thấp TC - SC chiếm gần 1 nửa số lao động 41.18%.
2.3.1.2. Chế độ làm việc của công nhân viên trong khách sạn
Thời gian sử dụng lao động được thực hiện theo Bộ luật lao động của nhà nước Việt
Nam. Thời gian lao động của người lao động là 8h/ngày.
Nhân viên lao động gián tiếp làm 8h/ngày theo giờ hành chính từ 8h sáng-16h30
chiều.
Nhân viên lao động trực tiếp làm 8h/ngày và chia làm 3 ca.
SVTH: Trần Thị Bích Ngọc

25

GVHD: Th.s Trần Thanh Tùng


×