Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên thcs modun 14 dạy học theo hướng tích hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.23 KB, 24 trang )

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE 14: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP.
Họ và tên: Vũ Thị Mơ
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: KHXH
Giảng dạy môn: Ngữ văn 8A,B; T.C Văn 8 A,B
Sau khi tự học tự bồi dưỡng module 14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo
hướng tích hợp, tôi đã tiếp thu được những kiến về các yêu cầu của một kế hoạch
dạy học theo hướng tích hợp, Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy
học theo hướng tích hợp và từ đó tôi đã áp dụng những kiến thức lí thuyết này vào
công tác giảng dạy để từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích
cực và nâng cao kết quả của bộ môn cụ thể như sau:
I. Về tiếp thu kiến thức lí thuyết trong tài liệu BDTX.
- Nội dung chính của module gồm những vấn đề sau:
+ Hiểu dạy học tích hợp là gì?
+ Đặc trưng của dạy học tích hợp.
+ Kế hoạch dạy học.
+ Các yêu cầu của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
+ Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học tích hợp.
+ Một số kĩ thuật dạy học tích cực thường dùng trong dạy học tích hợp.
1. Dạy học tích hợp.
a. Dạy học tích hợp là gì?
Là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp
phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều
kiện cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tiếp theo và
chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Mục tiêu cơ bản của tư tưởng
sư phạm tích hợp là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp với mục tiêu
giáo dục toàn diện của nhà trường.
b. Đặc trưng của dạy học tích hợp.
Làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa, bằng cách gắn quá trình học tập


vào cuộc sống hằng ngày không làm tách biệt thế giới nhà trường và thế giới cuộc
sống làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt, sử dụng kiến thức của
nhiều môn học và không chỉ dừng lại ở nội dung các môn học.
DHTH phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng
lực duy trì của học sinh vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến
thức trong các tình huống gắn với cuộc sống.
DHTH cũng giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các môn học góp
phần giảm tải nội dung học tập.
c. Tại sao phải dạy học tích hợp?


Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mực tiêu giáo dục toàn diện của nhà
trường phổ thông. Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông
hiện nay là sụ thể hiện quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Các môn
học đó phải liên kết với nhau để cùng thục hiện mục tiêu giáo dục.
Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học: lí do cần DHTH các khoa học
trong nhà trường còn xuất phát từ chính yêu cầu phát triển của khoa học. Các nhà
khoa học cho rằng khoa học chuyển từ phân tích cấu trúc lên tổng hợp hệ thống
làm xuất hiện các liên ngành (như sinh thái học, tự động hoá...). vì vậy, xu thế dạy
học trong nhà trường là phải làm sao cho tri thức của học sinh xác thực và toàn
diện. Quá trình dạy học phải làm sao liên kết, tổng hợp hoá các tri thức, đồng thời
thay thế "tư duy cơ giới cổ điển" bằng "tư duy hệ thống.
Góp phần giảm tải học tập cho học sinh: Tù góc độ giáo dục, DHTH giúp phát triển các
năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy cửa học sinh, vì
nó luôn tạo ra các tình huổng để học sinh vận dụng kiến thức trong các tình huổng
gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung dạy học giữa các
môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập.
2. Kế hoạch dạy học.
a. Kế hoạch dạy học là gì?
Là chương trình công tác do giáo viên soạn thảo bao gồm toàn bộ công việc

của thầy và trò trong suốt năm học trong một học kì, đối với từng chương hoặc một
tiết học trên lớp.
b. Cách lập kế hoạch.
Xác định mục tiêu, dự kiến kế hoạch thời gian, liệt kê tài liệu, sách tham
khảo, đề xuất vấn đề cần trao đổi, xác định yêu cầu và biện pháp điều tra.
c. Cấu trúc kế hoạch bài học.
Xác định các kiểu bài:
- Bài nghiên cứu kiến thức mới.
- Bài luyện tập, củng cố kiến thức
- Bài thực hành thí nghiệm.
- Bài ôn tập.
- Bài kiểm tra đánh giá.
Trong mỗi kiểu bài học trên, đều phải thực hiện nhiều mục tiêu dạy học để
phục vụ một mục tiêu chính của bài. Các hoạt động của học sinh không phải là
trải đều cho các mục tiêu bộ phận mà phải tập trung hỗ trợ cho việc thục hiện mục
tiêu chính, ta gọi là làm rõ trọng tâm của bài.
d. Các bước xây dựng bài soạn.
- Xác định mục tiêu.
- Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan.
- Xây dựng khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh: xác
định những kiến thức, kĩ năng mà học sinh đã có và cần có.
- Lựa chọn phương pháp dạy học: Phương tiện, thiết bị dạy học và cách thức
đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cục, chủ động sáng tạo phát triển


năng lực tự học.
- Xây dựng kế hoạch bài học: xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ,
cách thúc hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt được cho từng hoạt động dạy của
GV và hoạt động học tập của HS.
e. Cấu trúc của kế hoạch bài học.

* Mục tiêu bài học.
- Kiến thức: 6 mức độ: thông hiểu, vận dụng, kiến thức, phân tích, tổng hợp,
đánh giá.
+ Thông hiểu: Giải thích được thông tin, chứng minh được.
+ Vận dụng: Vận dụng nhận biết để giải quyết vấn đề đặt ra.
+ Phân tích: chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ và thiết lập mối
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
+ Tổng hợp: Thiết kế lại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau và trên cơ
sở đó tạo lập nên một hình mẫu mới.
+ Đánh giá: Thảo luận về giá trị của một tư tưởng, một phương pháp, một nội
dung kiến thức. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng
bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, hiện tượng.
- Kĩ năng: gồm hai mức độ; làm được, biết làm và thông thạo (thành thạo).
- Thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển
con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.
- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: GV: chuẩn bị TBDH, học sinh chuẩn
bị bài soạn.
3. Các yêu cầu của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
a. Các yêu cầu cơ bản đối với kế hoạch dạy học.
- Bao quát tổng thể các phương pháp dạy học.
- Nêu được mục tiêu của bài học.
- Nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học.
- Nội dung làm việc của thầy và trò.
b. Nguyên tắc dạy học theo hướng tích hợp.
- Không làm thay đổi đặc trưng của môn học như không biến bài dạy sinh
học thành bài giảng toán học, vật lí, hoá học hay thành bài giáo dục các vấn đề
khác.
- Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc
trưng: các kiến thức tích hợp được đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp
hợp lí làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thục tiễn, tránh sự trùng

lặp.
- Đảm bảo tính vừa sức: DHTH phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn
sống của HS. Các kiến thức tích hợp đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng
và bài học tường minh hơn, đồng thời tạo hứng thú cho người học.
4. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của kế hoạch dạy học tích hợp.
a. Mục tiêu: 4 mục tiêu:
- Các môn học phải liên hệ cuộc sống hằng ngày.


- Phân biệt cái cốt yếu và thứ yếu.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống.
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.
b. Các quan điểm trong nội dung dạy học tích hợp:
- Quan điểm “nội bộ môn học”: Theo quan điểm này chỉ tập trung chủ yếu
vào nội dung của môn học. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ.
- Quan điểm “Đa môn” : Quan điểm này theo định hướng: những tình
huống, những “đề tài", nội dung kiến thức nào đó được xem xét, nghiên cứu theo
những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau,
- Quan điểm “Liên môn”: trong đó chúng ta đề xuất những tình huống chỉ có
thể được tiếp cận một cách hợp lí qua sự soi sáng của nhiều môn học.
- Quan điểm “Xuyên môn” : trong đó chúng ta chủ yếu phát triển những kĩ
năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình
huống.
c. Phương pháp dạy học tích hợp:
- Dạng tích hợp thứ 1: Đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học 
định hướng là “đa môn” và “liên môn”.
- Dạng tích hợp thứ 2: Phối hợp các QTHT của nhiều môn học khác nhau.
5. Một số kĩ thuật dạy học tích cực thường dùng trong dạy học tích
hợp.
a. Thảo luận nhóm.

B1. Giới thiệu chú đề, vấn đề cần thảo luận. Nêu rõ mục đích, yêu cầu.
Chia nhóm, phân
công nhiệm vụ.
B2. Hướng dẫn, động viên, gợi ý các nhóm thảo luận.
B3. Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và yêu cầu các nhóm
khác nghe, trao đổi và bổ sung, góp ý.
B4. Tóm tắt kết quả thảo luận của các nhóm.

* Lưu ý: Khuyến khích mọi HS đều tham gia, trao đổi, không trừ một ai; Nhắc nhở mọi HS chú
ý lắng nghe và có ý thúc học hỏi lẫn nhau; Tạo không khi thảo luận vui vẻ, nhẹ nhàng và tôn trọng lẫn
nhau. Khi thực hiện nhiệm vụ, cần phân công rõ ràng vai trò và nhiệm vụ của các thành viên trong
nhóm…

b. Các mảnh ghép.

Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhỏm và liên kết giữa các nhỏm
nhằm giải quyết một nhiệm vụ phúc hợp, kích thích sụ tham gia tích cục cũng như nâng cao vai trò
cửa cá nhân học sinh trong quá trình hợp tác


*Vòng 1: “Nhóm chuyên gia"
- Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 người). Mọi nhóm được giao một nhiệm

vụ với những nội dung học tập khác nhau, ví dụ:
+ Nhóm 1. Nhiệm vụ A (mầu vàng)
+Nhóm 2. Nhiệm vụ B (màu xanh)

+ Nhóm 3. Nhiệm vụ c (màu đỏ)
- Mọi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại


những ý kiến của mình.
- Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo moi thành viên trong tùng nhóm đều trả lời được tất cả các câu
hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia" của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình
bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

* Vòng 2: “Nhỏm mảnh ghép"
- Hình thành nhóm mới khoảng từ 3 - 6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1- 2 người từ nhóm

2; 1-2 người từ nhóm3...), gọi là “nhỏm mảnh ghép".

- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với

nhau.

- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới
sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết
quả.

c. kĩ thuật khăn trải bàn.
Là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhỏm nhằm
kích thích, thúc đẩy sụ tham gia tích cục, tâng cưững tính độc lập, trách nhiệm cửa cá nhân HS cũng
như phát triển mò hình cỏ sụ tương tác giữa HS với HS.

* Tổ chức thực hiện:
- Chia HS thành các nhóm và phát giấy Ao cho các nhóm.
- Chia giấy Ao thành phần chính giữa và phần xung quanh. Chia phần xung quanh thành các

phần theo số thành viên của nhóm (Ví dụ nhóm 4 người). Mọi người ngồi vào vị trí tương ứng với
phần xung quanh.


- Mọi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chú đ ề và viết vào
phần mang số của mình.
- Khi hết thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm chia sẻ, thảo luận, thống nhất câu
trả lời.
- Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa.


II. Vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tế.
Hiện tại tôi đang đươc lớp giảng được chuyên môn nhà trường sắp xếp giảng
dạy môn Ngữ văn 8, qua học tập module “Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng
tích hợp”, tôi đã có thêm nhiều kiến thức về cách lập kế hoạch dạy học, các
phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng trong các bài dạy…
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các
bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ,
lồng ghép bộ phận, toàn phần, ... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống
cho học sinh. Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung
môn học và các hoạt động giáo dục:
Nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục đạo
đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân số, đa dạng sinh học và
bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ quyền biển
đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT… Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội
dung để lựa chọn mức độ tích hợp:
- Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến
thức (mức độ hạn chế);
- Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung
giáo dục (mức độ trung bình);
- Đến tích hợp toàn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo
dục (mức độ cao).
Trong chương trình Ngữ văn 8 có rất nhiều bài tích hợp các nội dung như:

- Tiết 7: Trường từ vựng – Tích hợp môi trường.
- Tiết 35+36: Viết bài tập làm văn số 2 - Tích hợp môi trường ( viết về vấn đề
bảo vệ môi trường.
- Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Tích hợp bảo vệ môi trường,
tích hợp liên môn ( Toán 6:Tìm một số biết giá trị phân số; sinh 8: Đại dịch AIDS
– Thảm họa của loài người ; GDCD8: Phòng chống tệ nạn xã hội.)
- Tiết 45: Ôn dịch thuốc lá – Tích hợp bảo vệ môi trường, tích hợp liên môn
( Toán 6:Tìm một số biết giá trị phân số) ; Sinh 6: Sự hút nước và muối khoáng
của rễ ; Hóa 9: Đặc tính của pô li me. )…


Từ học tập kiến thức lí thuyết tôi đã áp dụng vào việc soạn và dạy học theo
hướng tích hợp và tích hợp liên môn, ví dụ khi soạn, giảng một bài học cụ thể như
sau:
Tiết 39 Văn bản:
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
(Theo TL của Sở KH-CN Hà Nội)
1 . Mục tiêu.
a. Kiến thức.
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen
dùng túi nilon.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục
chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.
* Thông qua tiết học các em:
- Tính được số liệu bao bì ni lông thải ra hằng ngày vào môi trường (Kiến
thức Toán 6: Bàì 15 chương III: Tìm một số biết giá trị phân số).
- Thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông khi lẫn vào đất, vứt
xuống cống rãnh thoát nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh
vật. Bởi đặc tính không phân hủy của Platic (Kiến thức Sinh học 6: Bài 11. Sự hút

nước và muối khoáng của rễ; Bài 31: Thực hành Quan sát cấu tạo ngoài và
hoạt động sống của cá. Bài 34 Hóa học 9 Đặc tính của pô li me. Môn Sinh học 9
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài ).
- Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và trách nhiệm của việc bảo vệ
môi trường. (Kiến thức trong . Môn Sinh hoc 9: Bài 54+55 Ô nhiễm môi trương.
Môn Giáo dục công dân 7: Bài 17 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lơp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường).
- Học sinh mở rộng kiến thức về môi trường đang bị ô nhiễm ngoài bao bì
ni lông còn ô nhiễm bởi các khí thải, tiếng ồn, nguồn nước, không khí... (Kiến thức
trong Vật Lý 7: Bài 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn. Môn Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh
hô hấp .Môn Sinh hoc 9 Bài Ô nhiễm môi trường .Và dựa vào Tư liệu môi
trường Việt Nam “Nhà xuất bản chính tri Quốc gia” của Thạc sỹ Trần lực và
Luận văn Thạc sỹ Triết học của Nguyễn văn Xí: Môi trường tự nhiên dưới tác
động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội hiện nay.
- Các biện pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông( Kiến thức môn Sinh
hoc 8 Bài 22 Vệ sinh hô hấp. Môn Sinh học 9 Bài: Tác động của con người đối
với môi trường Phần III của bài ).
- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về bảo vệ môi trường (Kiến
thức Âm nhạc 8 Bài 7 Ngôi nhà chung của chúng ta).
- Các em vẽ tranh về bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7).
- Các em có kiến thức viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
b. Kỹ năng.
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.


- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi

trường. Đặc biệt là rác thải bao bì ni lông.
- Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn.
- Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c. Thái độ.
* Qua tiết học:
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường.
- Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục
công dân, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học
(Băng hình, hình ảnh, tài liệu....)
b . Chuẩn bị của học sinh: Đọc tác phẩm,soạn bài,tìm hiểu các kiến thức về
môi trường địa phương đặc biệt là rác thải bao bì ni lông.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ ( không)
b. Bài mới.
* Vào bài(1’): Bảo vệ môi trường quanh ta, rộng lớn hơn là bảo vệ trái đất,
ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhiệm vụ của chúng ta phải
làm gì. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản Thông tin về trái đất năm
2000.
* Nội dung.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi bảng
I. Đọc- tìm hiểu chung (7’)
1- Đọc.
Hoạt động 1:HDHS tìm hiểu chung
GV nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, mạch lạc, chú ý
phát âm chính xác các thuật ngữ chuyên môn.

- '' Vì vậy chúng ta cần ... gây ô nhiễm nghiêm
trọng đối với môi trường '' cần nhấn mạnh
rành rọt từng điểm kiến nghị .
- '' Mọi người hãy ...'' giọng điệu như lời kêu
gọi.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
- Gọi lần lượt 2 đến 3 học sinh đọc nối tiếp
cho đến hết văn bản.
? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào.
- Văn bản nhật dụng, thuyết
minh một vấn đề khoa học tự
nhiên.
- Hỏi đáp chú thích: 1, 4, 5, 6, 7 ?

2- Chú thích.


- GV nói thêm về hai chú thích.
1/ Ô nhiễm: gây bẩn, làm bẩn, gây hại.
2/ Plastic (chất dẻo, nhựa): Vật liệu tổng hợp
gồm các phân tử pôlime.Túi ni lông được sản
xuất từ hạt pôliêtilen và nhựa tái chế. Các loại
ni lông, nhựa có một đặc tính chung là không
thể tự phân huỷ, không thể tự biến hoá do thời
gian, do côn trùng và do các nấm sống phân
huỷ như các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác. Nếu
không bị đốt (thiêu huỷ) túi ni lông và nhựa có
thể tồn tại từ 20 năm - 5000 năm.
? Tìm chủ đề của văn bản.
- Bảo vệ sự trong sạch của môi trường Trái

Đất- một vấn đề thời sự đang đặt ra trong xã
hội ngày nay.
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Nêu nội dung của từng phần?

3- Bố cục: 3 phần.
+ Phần I: Từ đầu -> “Một ngày
không dùng bao bì ni lông” =>
Nguyên nhân ra đời của bản
thông điệp.
+ Phần II: Tiếp theo -> “Gây ô
nhiễm nghiêm trọng đối với môi
trường” => Tác hại của việc sử
dụng bao bì ni lông và các giải
* Vậy nội dung cụ thể của văn bản này như pháp.
thế nào, cô hướng dẫn các em tìm hiếu tiếp + Phần III: Còn lại => Lời kêu
phần II.
gọi bảo vệ Trái đất.
Hoạt động 2: HDHS phân tích văn bản.
II- Phân tích. (27’)
1- Thông báo về ngày trái đất.
? Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy
cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo
điều gì?
? Những sự kiện nào được thông báo?
+ Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì?
- Ngày 22/4 hàng năm gọi là
ngày trái đất.
+ Có bao nhiêu nước tham gia?
- Có 141 nước tham gia.

+ Việt Nam tham gia với chủ đề gì?
- Việt Nam tham dự với chủ đề:
“Một ngày không dùng bao bì ni
? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày lông”.
trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không
dùng bao bì ni lông”?
(Vì ni lông là một rác thải sinh hoạt gắn với


đời sống, mọi người cần có những hiểu biết
tối thiểu về nó và cùng tham gia xử lí nó. Vì
vậy đây là vấn đề gần gũi, thiết thực, có ý
nghĩa to lớn đối với mỗi người).
? Từ đó cho thấy thế giới đang quan tâm
đến vấn đề gì?
Thế giới rất quan tâm đến vấn
đề bảo vệ môi trường.
? Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở
phần đầu đoạn văn này?
- Thuyết minh số liệu cụ thể.
- Đi từ thông tin khái quát đến
thông tin cụ thể.
? Cách trình bày đó có tác dụng gì.
- Lời thông báo trực tiếp ngắn
(Tác dụng nhấn mạnh đến nhận thức của gọn.
người đọc, người nghe).
? Ở Việt Nam bao bì ni lông được sử dụng
với số lượng như thế nào?
? Điều đáng lo ngại họ đã thu gom ra sao?
( Ở Việt Nam bao bì ni lông sử dụng với số

lượng lớn. Mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì
ni lông. Chỉ được thu gom một phần. Còn
phần lớn bao bì ni lông bị vứt bừa bãi khắp
nơi công cộng, ao hồ sông ngòi )
*Giáo viên giảng (Dựa vào luận văn Thạc sỹ
Triết học của Nguyễn văn Xí: Môi trường tự
nhiên dưới tác động của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Hà Nội hiện nay).
Ở khu vực xử lí rác thải Nam Sơn huyện Sóc
Sơn Thành phố Hà Nội hàng ngày tiếp nhận
hàng 1000 tấn rác thải trong đó có khoảng 10
đến 15 tấn nhựa và ni lông. Vì vậy việc chôn
lấp gặp nhiều khó khăn và gây bất tiện.
? Em hãy liên hệ thực tế việc sử dụng bao
bì ni lông của bản thân và của gia đình em?
- Học sinh trả lời.
* Tích hợp:
- Kiến thức Toán 6 Bài 19 chương III.
Tìm một số biết giá trị phân số của nó.
Để tính số liệu bao bì ni lông thải ra hằng
ngày:
Một hộ gia đình chỉ sử dụng một bao bì ni
lông trong một ngày thì cả nước có tới 25
triệu bao bì ni lông vứt ra môi trường mỗi
ngày và trên 9 tỉ bao bì ni lông mỗi năm.
? Việc thu gom bao bì ni lông ở địa phương
em có gì giống và khác trong văn bản này?


- Học sinh trả lời.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác
hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện
pháp hạn chế việc sử dụng.
* Tích hợp:
- Kiến thức môn Sinh học 6, Bài 11 Sự hút
nước và muối khoáng của rễ.
- Môn Hóa học 9 bài 34 Đặc tính của
Pôlime.
- Chiếu các hình ảnh (Slide 1) minh họa yêu
cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

? Bằng kiến thức trong sách giáo khoa và
kiến thức thực tế, quan sát các hình ảnh
trên màn hình nêu tác hại của việc sử dụng
bao bì ni lông?
( Bởi đặc tính không phân hủy của Plastic khi
lẫn vào đất, làm cản trở quá trình sinh trưởng
của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở
sự phát triển của có dẫn đến các hiện tượng
sói mòn).
- Chiếu hình ảnh minh họa (slide 2) yêu cầu
học sinh quan sát và trả lời.

2- Tác hại và biện pháp hạn
chế.
a. Tác hại.


? Ngoài hiện tượng sói mòn đất, sử dụng
bao bì ni lông còn có tác hại gì nữa.

(- Khi vứt xuống cỗng rãnh làm tắc các đường
dẫn nước thải.
- Tăng sự ngập lụt của các đô thị về mùa
mưa.
- Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, làm cho
muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh)
- Chiếu hình ảnh minh họa (slide 3) yêu cầu
học sinh quan sát và trả lời.

? Bao bì ni lông khi trôi ra biển còn có tác
hại như thế nào?
Tích hợp:
- Kiến thức môn Sinh học lớp 7 Bài 31
Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt
động sống của cá.
(Bao bì ni lông khi trôi ra biển làm chết các
sinh vật khi chúng nuốt phải).
* Giáo viên đưa ra một số ví dụ cụ thể ở một
số nước trên thế giới: (Theo tài liệu của Sở
Khoa học - Công nghệ Hà Nội)
- Mỗi năm có hơn 400.000 tấn Pôliêtilen được


chôn lấp ở miền Bắc nước Mĩ.
- Ở Mê-hi-cô người ta đã xác nhận một trong
những nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước
chết nhiều là do rác thải ni lông và nhựa ném
xuống hồ quá nhiều.
- Ở vườn thú quốc gia Cô-bê ở Ấn Độ có 90
con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa

đựng thức ăn của khác tham quan vứt bừa
bãi.
- Hằng năm, trên thế giới có khoảng 100.000
chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông
? Em hãy cho biết ở địa phương em bao bì
ni lông khi không sử dụng nữa họ có vứt
bừa bãi ở sông, ao, hồ không?
- Học sinh trả lời.
* Giáo viên giảng:
- Ngày 23 Tết hàng năm (cúng tết ông Công
ông Táo) rất nhiều người thả cá chép và vứt
cả túi ni lông xuống sông, hồ. Như vậy không
những không đưa được Táo quân lên trời mà
cá còn bị chết do nuốt phải bao bì ni lông.
Đặc biệt là các hộ gia đình đi bón phân cho
lúa, tay xách túi phân đạm bón xong vứt ngay
trên bờ các ruộng lúa hoặc xuống rửa chân
tay tiện thể vứt luôn xuống sông.
- Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 4) yêu cầu
học sinh quan sát và trả lời.

?

? Khi sử dụng túi ni lông thì các em thường
chọn những loại túi có màu sắc như thế
nào?
- Học sinh trả lời.


? Bao bì ni lông màu rất đẹp nhưng khi

đựng thực phẩm có tác hại như thế nào?
( Làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim
loại như chì, ca- đi- mi gây ảnh hưởng đến
não dẫn đến ung thư phổi).
- Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 5) yêu cầu
học sinh quan sát và trả lời.

? Các em quan sát bức tranh câu chuyện
của một gia đình. Em có nhận xét gì về việc
sử dụng bao bì ni lông qua những hình ảnh
này?
- Học sinh trả lời.
? Khi các bao bì ni lông thải bỏ, bị đốt nó
gây ra tác hại gì?
( Khi các chất thải ni lông bị đốt các khí thải
ra đặc biệt là chất đi- ô- xin có thể gây ngộ
độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh
hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng
miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung
thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh).


- Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 6) giáo viên
phân tích thêm về tác hại khi bao bì ni lông bị
đốt.

- Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 7) yêu cầu
học sinh quan sát và trả lời.

? Ngoài tác hại như sách giáo khoa đã nêu,

Sử dụng bao bì ni lông còn ảnh hưởng như
thế nào đến cảnh quan môi trường qua
những hình ảnh trên?
- Học sinh trả lời.
* Giáo viên giảng:
- Ô nhiễm môi trường một phần là rác thải.
Đặc biệt là rác thải vô cơ. Bao bì ni lông
thường được đổ chung với rác thải hữu cơ
như cuống rau, động vật chết. Nó làm cho
chất hữu cơ khó phân hủy.
- Phương pháp liệt kê, phân tích
? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết cơ sở thực tiễn khoa học, rõ
minh của đoạn văn này? Nêu tác dụng ràng, ngắn gọndễ hiểu, dễ


phương pháp đó?

nhớ.

 Tổn hại đến môi trường và
? Sau khi đọc và tìm hiểu những thông tin nguy hiểm đến sức khỏe con
này, em nhận thấy hiểm họa của việc sử người.
dụng bao bì ni lông như thế nào?
? Sử dụng bao bì ni lông có nhiều tác hại
nhưng tại sao họ vẫn sản xuất, vẫn sử
dụng?
- Học sinh trả lời.
Tích hợp:
Kiến thức môn Sinh học 9 Bài: Tác động
của con người đối với môi trường Phần III

của bài.
b- Biện pháp.
* Chiếu câu hỏi thảo luận nhóm.
? Ở địa phương em đã có những biện pháp
gì để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?
(thời gian thảo luận 2 phút)
- Mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét .
- Giặt phơi khô dùng lai khi cần
- Giáo viên tổng hợp ý kiến trình bày của học thiết.
sinh.
- Dùng bằng chất liệu khác như:
* Giáo viên chiếu slide 8 kết hợp với giảng:
Giấy, lá…
- Tuyên truyền mọi người cùng
thực hiện.

- Chôn, lấp đốt, tái chế  hình thức xử lí tiêu
cực.
- Giặt để dùng lại, chỉ dùng khi thật cần thiết.
- Dùng lá, giấy, lạt buộc, cây rơm nếp, làn
xách tay thay ni lông.


- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
- Hạn chế tiến tới không dùng bao bì ni lông.
- Nghiên cứu bao bì ni lông tự phân hủy
Đây là các hình thức xử lí mang tính tích
cực có thái độ thân thiện với môi trường
- Hiện nay ở VN chúng ta đã và sẽ có sự thay

thế ni lông bằng các túi tự tiêu ( chất liệu )
hạn chế lượng rác thải do túi ni lông gây ra .
Tóm lại: Việc xử lí vấn đề bao bì ni lông hiện
nay vẫn đang là một vấn đề phức tạp và chưa
triệt để. So sánh toàn diện thì dùng ni lông lợi
ít, hại nhiều. Vậy trong khi chưa loại bỏ được
hoàn toàn bao bì ni lông chỉ có thể đề ra
những biện pháp hạn chế việc dùng loại bao bì
này.
? Khác với các văn bản khác mỗi lời kiến
nghị lại gạch đầu dòng. Vậy gạch đầu dòng
nhằm mục đích gì?
(Nhấn mạnh từng điểm kiến nghị)
? Từ “vì vậy” ở đầu đoạn văn này có tác
dụng gì với đoạn văn trước?
( Để liên kết phần tác hại với phần giải pháp
làm văn bản thêm chặt chẽ).
- Gọi học sinh đọc đoạn còn lại.
? Văn bản này đã nêu lên những nhiệm vụ
gì?

3- Lời kêu gọi.

- Nhiệm vụ:
+ Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô
nhiễm.
+ Là công việc to lớn, thường
xuyên, lâu dài.

- Hành động:

? Nhiệm vụ ấy được cụ thể hóa bằng hành + “ Một ngày không dùng bao bì
động gì?
ni lông”.
+ Hạn chế dùng bao bì ni lông là
công việc trước mắt.
? Tại sao tác giả lại nêu nhiệm vụ chung
trước, hành động cụ thể sau?
(Nhấn mạnh việc bảo vệ Trái Đất là nhiệm vụ
hàng đầu , thường xuyên và lâu dài .
Việc hạn chế dùng bao ni lông là công việc
trước mắt ).
? Vì sao lại in hoa lời kêu gọi “ MỘT
NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI
LÔNG”.
(Nhấn mạnh chủ đề, gây sự chú ý, nhắc nhở


mọi người).
? Để nêu ra những nhiệm vụ này, người
viết dùng kiểu câu gì? Việc dùng kiểu câu
đó có tác dụng gì?
(Sử dụng câu cầu khiến: khuyên bảo, yêu cầu,
đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni
lông.
- Tác hại của việc dùng bao ni lông .
- Các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa việc
sử dụng bao bì ni lông ).
? Nếu thay ba từ “hãy” bằng ba từ “phải”
nội dung lời kêu gọi có thay đổi không? Vì
sao?

(- Hãy: yêu cầu, thuyết phục, chia sẻ mọi
người.
- Phải: mệnh lệnh, phản cảm người tiếp
nhận).
* Tích hợp:
- Kiến thức môn Sinh học 8 bài 22: Vệ sinh
hô hấp.
- Môn Giáo dục công dân 7 bài 14: Bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Môn Giáo dục Nếp sống thanh lich văn
minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường.
? Qua việc tìm hiểu văn bản: ''Thông tin về
Ngày Trái Đất năm 2000'' đem lại cho em
những hiểu biết mới mẻ nào về việc ''Một
ngày không dùng bao bì ni lông''.
- Học sinh trả lời.
? Em sẽ dự định làm gì để những thông tin
này đi vào đời sống, biến thành những hành
động cụ thể.
+ Ở nhà?
+ Ở trường?
+ Nơi công cộng?
- Học sinh trả lời.
? Ví dụ thực tế nhà mình thì sạch sẽ nhưng
ngoài đường bản thì bẩn và đặc biệt khi
nhìn thấy bạn vứt rác, túi ni lông bừa bãi
không đúng nơi quy định thì em làm như
thế nào.
- Học sinh trả lời.
* Giáo viên giảng:

- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho mọi
người cùng biết tác hại của việc vứt bừa bãi


bao bì ni lông ra môi trường.
- Kêu gọi mọi người hãy tham gia bằng hành
động cụ thể: (Phong trào trồng cây gây rừng,
Phong trào xanh – sạch – đẹp để cùng nhau
xây dựng nông thôn mới). Đặc biệt các em
được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thanh
Thùy có làng nghề truyền thống như nghề Đúc
tượng gỗ, Làm trống, Kim khí …thì ô nhiễm
môi trường càng lớn. Vậy các em chính là
tuyên truyền viên tích cực ngay trong gia
đình. Trước tiên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, để
rác đúng nơi quy định. Và cùng với bố, mẹ,
anh chị đoàn viên tham gia dọn đường làng
ngõ xóm trong những dịp lễ hội…
- Phê phán những hành động xấu làm ảnh
hưởng đến môi trường.
III- Tổng kết.
Hoạt động 3. HDHS tổng kết.
1- Nghệ thuật.
Văn bản giải thích rất đơn giản,
? Văn bản trên là văn bản thuyết minh ? ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại
Vậy để thuyết minh vấn đề rõ ràng có sức của việc dùng bao bì ni lông, về
thuyết phục cần phải đảm bảo yêu cầu gì?
lợi ích của việc giảm bớt chất
* Giáo viên giảng:
thải ni lông

- Lượng thông tin đưa ra phải khách quan ,
Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ,
chính xác, có ích .
chính
- Trình bày vấn đề rõ ràng , chặt chẽ.
2- Nội dung.
? Nêu nội dung văn bản?
Nhận thức về tác dụng của một
hành động nhỏ, có tính khả thi
trong việc bảo vệ môi trường trái
đất.
* Ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk/107.
IV. Luyện tập.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập
- Giáo viên chiếu bài tập lên màn hình, hướng
dẫn học sinh làm.
? Văn bản ''Thông tin về Ngày Trái Đất năm
2000 '' chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt
nào .
A. Tự sự .
C. Thuyết minh .
B. Nghị luận .
D. Biểu cảm .
? Ý nào nói lên mục đích lớn nhất của tác giả
khi viết văn bản '' Thông tin về Ngày Trái Đất
năm 2000''.
A. Để mọi người không sử dụng bao bì ni lông
nữa .
B. Để mọi người thấy Trái Đất đang bị ô



nhiễm nghiêm trọng .
C. Để góp phần vào việc tuyên truyền và bảo
vệ môi trường của Trái Đất .
D. Để góp phần vào việc thay đổi thói quen sử
dụng bao bì ni lông của mọi người.
* Tích hợp:
- Kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 7 bài
13: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
- Môn giáo dục Nếp sống thanh lịch văn
minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường.
? Sau khi học xong văn bản này, em rút ra
được bài học gì cho bản thân mình trong
việc sử dụng bao bì ni lông?
? Sau khi thấy được những tác hại của việc
sử dụng bừa bãi bao bì ni lông, em thấy
mình có trách nhiệm gì với môi trường lớp
học và nơi em ở?
- Học sinh trả lời.
- Giáo viên chiếu slide 9 minh họa.

? Môi trường chúng ta đang bị ô nhiễm một
phần bởi bao bì ni lông. Ngoài ra còn bị ô
nhiễm bởi những nguyên nhân nào khác
nữa?
- Học sinh trả lời.
Tích hợp:
- Kiến thức môn Vật lý lớp 7 bài 15: Chống ô

nhiễm tiếng ồn.


-Môn Sinh học 9 Bài 54+55 Ô nhiễm môi
trường.
* Giáo viên chiếu các hình ảnh(slide 9, 10)về
ô nhiễm môi trường nước thải, khói của các
nhà máy, ô nhiễm về tiếng ồn, không khí, bụi
đường...


- Giáo viên giảng: Dựa vào tư liệu về môi
trường Việt Nam Nhà xuất bản chính trị
Quốc gia, của tiến sĩ Trần Lực.
( Các khí thải của ô tô, xe máy và các nhà
máy, khí thải sinh hoạt, khói thuốc lá...thải ra
cacbonoxit, lưu huỳnh oxit, nitơ oxit, các chất
độc hại như: nicotin, nitroramin...
Tuyên truyền cho nhân dân và học sinh tiết
kiệm điện năng. Khi ra khỏi phòng phải tắt
điện, xem ti vi không nên tắt bằng điều khiển.
Bật bình nước nóng bật trước 15 phút trước
c. Củng cố, luyện tập.
* Chiếu câu hỏi thảo luận nhóm.
? Qua bài học, em nắm được những nội dung gì? Em hãy khái quát nội
dung bài học bằng một sơ đồ tư duy.
* Tích hợp:
Kiến thức môn Âm nhạc bài 7 lớp 8 .
? Em hãy hát một bài hát trong chương trình đã học về chủ đề: Bảo vệ môi
trường?

- Cả lớp hát bài hát: “ Ngôi nhà chung của chúng ta” nhạc và lời của Huỳnh
Phước Liên
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp
để bảo vệ môi trường.


* Tích hợp ( Kiến thức môn Mỹ thuật 7 bài 20 Vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh
môi trường).
- Mỗi tổ vẽ một bức tranh về chủ đề: “ Bảo vệ môi trường” giờ sau 3 tổ nộp,
cô giáo chấm điểm.
- Giao kế hoach nhỏ cho các tổ thu gom bao bì ni lông và trai lọ nhựa đã qua
sử dụng.
III. Kết quả của việc áp dụng kiến thực tự học vào thực tế.
Sau khi tự học tự bồi dưỡng module 14 và áp dụng giảng dạy trên lớp đặc biệt
là dạy học tích hợp liên môn các bài “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, “ Ôn
dịch thuốc lá”... tôi đã thu được kết quả từ việc các em vận dụng các kiến thức vào
trong các tiết học và trong đời sống thực tế như sau:
- Trong các tiết học học sinh tự tìm tòi kiến thức, nắm được và mở rộng kiến
thức, liên hệ kiến thức cuộc sống một cách sinh động, dễ hiểu, giải thích các
hiện tượng , khái niệm rõ ràng hơn, tạo không khí sôi nổi trong các tiết học.
- Học sinh hiểu sâu hơn về tác hại của việc hút thuốc lá, tác hại của việc sử
dụng bừa bãi bao bì ni lông từ đó học sinh biết cách hạn chế sử dụng bao bì ni lông
bằng cách khi đến trường các em gói đồ ăn bằng lá thay cho việc đựng trong túi,
các em học sinh có ý thức hơn trong việc thu gom rác thải là bao bì ni lông… Các
em còn biết được tác hại của khói thuốc lá từ đó các em biết tuyên truyền cho
những người bạn, truyên truyền cho bà con trong bản để hạn chế và từ bỏ việc hút
thuốc lá.
- Thông qua các bài học có tích hợp về đạo đức Hồ Chí Minh, tích hợp bảo vệ
môi trường, tích hợp kĩ năng sống… giúp các em thêm yêu và tự hào về Bác Hồ

kính yêu, các em còn có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh tạo cho khung cảnh nhà
trường luôn xanh-sạch-đẹp…
Trên đây là bài thu hoạch BDTX về nội dung tự học trong module 14 của cá
nhân tôi trong tráng 11 và tháng 12 năm 2015.
Người viết bài thu hoạch

Vũ Thị Mơ




×