Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ôn thi lớp 10 truyện hiện đại ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.41 KB, 22 trang )

TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM (Ngữ văn 9)
I- Truyện “Làng” – Kim Lân:
1- Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và
lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai . Đó là tình huống nào?
Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân sở dĩ hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối, nhân vật ông Hai sở
dĩ trở nên thân quý với người đọc, chính là vì tác giả đã sáng tạo ra được một tình huống truyện đặc sắc ,
Tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Đó là
tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian
theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ.
Tình huống này xét về mặt hiện thực rất hợp lý; về mặt nghệ thuật nó tạo nên một cái nút thắt của
câu chuyện. Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông Hai đau xót, tủi hổ , day dứt trong sự xung đột giữa tình
yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết, mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình
huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước,
tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kỳ
kháng chiến.
2-Nhận xét những nét nghệ thuật chính của truyện ngắn “Làng” (nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật,
ngôn ngữ nhân vật) ?
-Miêu tả tâm lý nhân vật:Tâm trạng của nhân vật chính (ông Hai) là tâm trạng của người nông dân Bắc Bộ
được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ, có diễn biến có quá trình, được biểu hiện qua từng suy nghĩ, thái độ, cử chỉ,
lời nói và hành động. Như thể là tác giả đã nhập thẳng vào nhân vật ông Hai mà miêu tả, mà kể, mà phân
tích , mà lý giải từng diễn biến nhỏ của nỗi lòng.
+Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành nút truyện , tạo sự căng thẳng
và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day
dứt, những đau khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình yêu làng yêu
quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc đáo như thế nào trong tâm hồn người nông
dân Việt Nam.
+Nhân vật ông Hai vừa chân thật,vừa giản dị , vừa sống động lại có chiều sâu. Đó là hình ảnh tiêu biểu và
phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp với quyết tâm sẵn sàng:
Nhà tan cửa nát, cũng ừ!
Đánh thắng giặc Pháp, cực chừ, sướng sau!
-Ngôn ngữ và lời kể:Lời văn tự nhiên, hồn hậu , đậm ý vị quần chúng nông dân với cách dùng từ, đặt câu


hết sức dễ hiểu, mộc mạc : dám đơn sai, Cụ Hồ trên đầu trên cổ,nó thì rút ruột ra,u rú xó nhà, ăn hết
nhiều chứ ở hét bao nhiêu, chơi sậm sụi với nhau.
3- Chủ đề của truyện “Làng”?
Tình yêu làng thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm
hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.
4- (TLV)
4.1 : Suy nghĩ vè nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
4.2 :Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong
tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
(Cần nêu được tình yêu làng quyện với lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai, một nét mới trong đời sống
tinh thần của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp)
Dàn ý
Gợi ý bài viết
I- Mở bài:
I-Giới thiệu truyện ngắn
1/(Đi từ khái quát đến cụ thể - từ nhà văn đến tác phẩm đến nhân vật);
“Làng” và nhân vật ông
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân là một giương mặt độc
Hai – nhân vật chính của
đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt , tâm lý
tác phẩm, một trong những của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của
nhân vật thành công nhất
người dân quê Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà . “Làng” là
của văn học thời kì kháng
một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân. Tác phẩm này được viết
chiến chống Pháp.
trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thể hiện một cách sinh
-Nêu vấn đề sẽ phân tích :
động vẻ đẹp tình yêu làng, lòng yêu nước ở người nông dân. Ai đến với ông

tình yêu làng và lòng yêu
“Làng”, chắc khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những
nước vẻ đẹp nổi bật ở nhân nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân (nếu đề


vật ông Hai.

II- Thân bài:(Triển khai
các nhận định về tình yêu
làng, lòng yêu nước ở nhân
vật ông Hai và nghệ thuật
đặc sắc của nhà văn.)
a/ Tình yêu làng yêu nước
của nhân vật ông Hai là
tình cảm nổi bật, xuyên
suốt toàn truyện:
-Chi tiết đi tản cư nhớ làng
-Theo dõi tin tức kháng
chiến
-Tâm trạng khi nghe tin
đồn làng chợ Dầu theo
Tây.

Hai : .......khó quên được ông Hai - một nhân vật nông dân mang những nét
đẹp thật đáng yêu . Ở ông có những chuyển biến mới trong tình cảm của
người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp)
2/(Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết):
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn vốn là một tình cảm
sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói
riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật

mang tình cảm đáng quý ấy . Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”
của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế . Ông Hai
không những yêu làng màtình yêu làng ở ông thống nhất bền chặt với lòng
yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm
người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
IIa/ Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên
suốt toàn truyện:
-Khi tản cư, ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng
cùng anh em, đòng đội. Tình cảm yêu làng của ông đã gắn bó với tình cảm
kháng chiến. Ông không chỉ là một dân làng mà còn là một phụ lão , một
chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng mà nay phải xa làng đi tản cư.
- Ở nơi tản cư, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến , tin tức của làng Dầu.
Sáng hôm ấy ,ông Hai đang ở trong phòng thông tin, tâm trạng rất phấn
chấn:Ruột gan ông lão như múa lên. Vui quá! Vui vì kháng chiến bao nhiêu,
ông càng cụt hứng và đau khổ bấy nhiêu.
-Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những
gương dũng cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái
tin cả làng Dầu “Việt gian theo Tây” .
+Ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi,
tưởng như không thở được.....”- một cái tin động trời mà trước đó ông
không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra như thế . Ông Hai còn cố gắng
hỏi lại để hy vọng đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng rồi, bằng những chứng
cứ cụ thể, ông Hai đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. Cử chỉ đầu tiên
của ông là lảng chuyện, cười cái nhạt thếch của sự bẽ bàng, rời quán về nhà
(nơi tản cư). Những câu nói mỉa móc, căm ghét của những người tản cư nói
về cái làng Việt gian ấy đuổi theo ông làm ông xấu hổ, ê chề như là họ đang
mắng chửi chính ông-vì ông là người chợ Dầu, cái làng đốn mạt ấy. Ông
Hai cúi gằm mặt xuống mà đi : đi trong sự trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã.
+Về đến nhà , ông nằm vật ra giường như bị cảm.Trong đau khổ và

xấu hổ, nhục nhã nhìn đàn con chơi đùa, ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi,khinh
bỉ của nọi người dành cho ngững đứa trẻ của cái làng Việt gian. Thương
con, ông thoắt vô cùng căm giận dân làng - những kẻ mà ông đã gọi là
chúng bay một cách căm ghét và khinh bỉ . Ông nguyền rủa họ đã làm một
việc điếm nhục bậc nhất hại đến danh dự của làng, và tội còn to hơn thế: đó
là tội phản bội, đầu hàng, bán nước.
+ Nhưng rồi ông lại khó tin là chuyện tày đình ấy có thể xảy ra. Nhưng
những chứng cứ hiển nhiên trở lại làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp
nhận sự thật và sự nhục nhã, sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông.
Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết làm ăn sinh
sống như thế nào? Cụ thể nhất là ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh ,
móc máy của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều.
+Trò chuyệnvới vợ trong gian nhà ở nhờ , thái độ của ông vừa bực
bội , vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt gỏng vô cớ,trằn trọc thở dài, rồi lo
lắng đến mức chân tay nhũn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúch nhích, nằm
im chịu trận.
+Trong mấy ngày sau đó , ông không dám ra khỏi nhà, không dám đi


-Niềm vui khi tin đồn được
cải chính.

đâu, chỉ ru rú trong nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài, lo lăng sợ hãi
thường xuyên: lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ấy, cũng tưởng mọi người chỉ
nói đến chuyện ấy.
+Khi mụ chủ nhà khó tính đẩy vợ chồng ông Hai đến tình thế khó xử là
không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng ông Hai lại càng trở nên u ám bế
tắc và tuyệt vọng . Chính trong phút giây tuyệt vọng ấy, ông lão đã chớm có
ý định quay về làng cũ. Nhưng trong ông lập tức lại diễn ra cuộc tự đấu
tranh quyết liệt: Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng là chịu

đầu hàng thằng Tây.....Đến đây, tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, lòng
yêu làng yêu nước đã thực sự hòa quyện trong tâm hồn người lão nông tản
cư. Và ông quyết định dứt khoát, trong cực kì đau khổ, uất hận: Muốn sao
thì sao, không thể bỏ về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy dù trước đây, dù
cả đời ông đã gắn bó máu thịt với nó, vô cùng yêu thương, tự hào về nó.
Thế là mâu thuẫn nội tâm trong ông Hai đã tạm thời tự ông tìm được hướng
giải quyết trong tình thé thúc bách, Nhưng trong lòng ông đau đớn biết bao.
Ông chỉ còn biêt san vợi phần nào nỗi đau ấy trong câu chuyện với đứa con
út còn thơ dại.
+Đoạn đối thoại đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của
ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời
tâm tình thủ thỉ của ông với đứa con nhỏ đó chính là tiếng lòng sâu thẳm
của ông, nó nói lên thành tiếng quyết tâm và ý chí của ông, tâm sự của ông
trong một hoàn cảnh cụ thể của ông với quê hương, với kháng chiến , với vị
lãnh tụ kính yêu của toàn dân. Đó là tự nhủ giải bày lòng mình, như là tự
minh oan cho chính mình . Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng quê đang
tạm thời phải xa, phải thù. Đó là tấm lòng chung thủy với cách mạng và
kháng chiến, tấm lòng biết ơn chân thành, bền vững và thiêng liêng cho đến
chết:
Anh em đồng chí biết cho bố con ông
Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết
có bao giờ dám đơn sai.
quả là những suy nghĩ và lời lẽ chân thành rất mực, mộc mạc rất mực của
người nông dân nghèo Bắc Bộ.
+ Nhưng rồi cái tin làng theo giặc được cải chính. Đến lúc này, mọi nỗi
đau của ông Hai biến mất. Mới đến ngõ, chưa vào nhà, ông đã “bô, bô”, rồi
“lật đật” sang nhà bác Thứ, “lật đật” bỏ lên nhà trên,“lật đật” đi nơi khác
để khoe. Vừ khoe vừ múa tay lên. Ông vui vì làng ông vẫn kiên gan đi theo
kháng chiến , vui đến mức chuyện nhà ông bị Tây đốt nhẵn tở thành nhỏ bé,

không đáng lưu tâm. Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy cảm động hơn,
trân trọng hơn tình yêu làng,tình yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến của ông Hai.
Giờ đây tình yêu lớn lao sâu sắc ấy đã khiến ông quên mọi ưu phiền, ông đi
khắp nơi để khoe . Mà lần này, ông khoe rành rọt , tỉ mỉ như chính ông vừa
dự xong trận đánh ấy.
Đây lại là những lúc ông Hai lấy làm vinh dự về làng, tự hào về làng quê
mình, anh dũng phá càn, thắng giặc.
* Từ bao đời nay, tình yêu làng yêu quê đã trở thành tình yêu tự nhiên,
sâu nặng , nó đã thấm sâu vào tâm thức tâm linh của người dân quê. Thậm
chí nhiều khi tình cảm ấy đã bị đẩy tới sự thiên vị và trở thành tâm lý bản vị
hẹp hòi . Truyện “Làng” , qua nhân vật ông Hai đã thể hiện sinh động và cả
động tình yêu làng quê của người nông dân thống nhất với tình yêu nước và
tinh thần kháng chiến. Tình yêu Làng của người nông dân , sau Cách mạng
tháng Tám có những biến đổi . Tình yêu làng của người nong dân đã gắn bó
với lòng yêu nước và ý thức giai cấp, tinh thần kháng chiến . Tình yêu làng
được đặt trong tình yêu nước rộng lớn.
b/


b/ Nghệ thuật xây dựng
nhân vật:
-Chọn tình huống để thể
hiện tâm lý nhân vật.

-Các chi tiết miêu tả nhân
vật
-Các hình thức trần thuật.

III- Kết bài:
-Sức hấp dẫn của hình

tượng nhân vật.
-Thành công của nhà văn
khi xây dựng nhân vật ông
Hai

+Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành
nút truyện , tạo sự căng thẳng và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để
đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day dứt, những đau
khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình
yêu làng yêu quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc
đáo như thế nào trong tâm hồn người nông dân Việt Nam.
+Tác giả nắm bắt, thể hiện rất sinh động và tài tình nét tâm lý nổi bật của
người nông dân là tình yêu làng và tâm lý cộng đồng. Tình yêu làng của ông
Hai tiêu biểu và độc đáo. Không chỉ diễn tả chính xác, tinh tế các trạng thái
tâm lý mà còn miêu tả thành công những quá trình vận động chuyển biến
của tâm trạng nhân vật. Tác giả đã dùng nhiều biện pháp miêu tả tâm lý
nhân vật :đối thoại, độc thoại và qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp
+Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật rất sinh động, gần gũi với lời
ăn tiếng nói, cách nghĩ của người nông dân.
*Có thể nói Kim Lân đã thấu hiểu và diễn tả thực sinh động và cảm động
tâm lý của người nông dân mà hiếm thấy cây bút nào đạt được như vậy.
IIIÔng Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc .
Qua truyện ngắn này, bằng những tình huống, chi tiết chân thực , thú vị,
bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng
ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Pháp . Tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất
nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với
các thế hệ bạn đọc.
(Một kết luận khác: Ông Hai là một người nông dân chất phác có tình yêu
làng, gắn liền với tình yêu nước . Tinh yêu làng được thể hiện độc đáo và

cảm động. Tình yêu đó gắn liền với tình yêu kháng chiến, căm ghét bọn
Việt gian bán nước và giặc Pháp xâm lược . Đặc sắc của truyện “Làng” là
mieu tả tâm lý với diễn biến phức tạp; giáo dục tình yêu quê hương đất
nước, gắn với cội nguồn, với truyền thống gia đình, quê hương.)

II- LẶNG LẼ SA PA - Nguyễn Thành Long


1- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự
nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và
chủ đề của truyện .
TL:
- Một trong những điểm mấu chốt của truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện.
- Tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên
làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông họa sĩ già
và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính
(anh thanh niên) một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời
lẽ, hành động của anh. Đồng thới qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ ) của người
thanh niên , qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như
anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm : Trong cái lặng lẽ ,vắng vẻ trên trên núi cao Sa Pa,
nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt
mài, say mê cho đất nước.
2- Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì?
TL: (Chú ý xem xét quan hệ giữa tên truyện và chủ đề của truyện)
- Lặng lẽ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật.
- Điều mà tác giả khám phá ra và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không khí lặng lẽ bên
trong, ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người tại nơi đây: Trong Sa Pa lặng lẽ có biết bao người
âm thầm, bình dị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến bằng

sức lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
3- Những nét nghệ thuật đắc sắc của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”?
- Trước hết, tác giả đã tạo dựng được một chất thơ trong sáng làm nên không khí và sắc điệu riêng toát
lên từ sự hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy và mơ màng của Sa Pa với vẻ đẹp trong suy
nghĩ, cảm xúc và công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ của họ.
- Cốt truyện thật đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra
trường với anh thanh niên một mình sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn trong trạm khí tượng kiêm vật lí
địa cầu. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã đủ để các nhân vật xuất hiện, gây được ấn tượng
và gợi được những suy nghĩ, cảm xúc với nhiều âmvang.
- Lựa chọn được điểm nhìn trần thuật hợp lý, từ cái nhìn và tâm trạng của người họa sĩ già - một nghệ sĩ
nhiều từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật – là người thể hiện những suy nghĩ , tình cảm
của tác giả , nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng đặc biệt trong truyện sau nhân vật chủ chốt anh
thanh niên.
-Nhân vật chính xuất hiện sau , qua lời kể của nhân vật phụ có tác dụng làm cho người đọc có ấn tượng
mạnh với nhân vật chính và tò mò thích thú khi được trực tiếp tiếp xúc với nhân vật.
- Tất cả các nhân vật không được đặt tên (cả nhân vật chính): tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa
họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng
nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước.
4-TLV: Nhân vật anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa
Pa” của Nguyễn Thành Long.
(Tham khảo bài viết trong sách ngữ văn 9 tập II trang 62)
Bài viêt sau đây phân tích dựa theo trình tự mà nhà văn vận dụng để khắc họa nhân vật : từ việc giới thiệu
ban đầu của người lái xe, đến cuộc gặp gỡ,khung cảnh sống, những lời kể của nhân vật về công việc, lời
của nhân vật tự đánh giá mình, thái độ các nhân vật khác.
Dàn ý
Bài viết tham khảo
I- Mở bài:
I- Viết về một mảng hiện thực trên đất Sa Pa trong giai đoạn xây
-Giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Pa

Mĩ, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long như
-Giới thiệu nhân vật chính: anh muốn nói với ta rằng : Bên trong vẻ đẹp lặng lẽ của núi rừng, cuộc
thanh niên làm công tác quan trắc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh
khí tượng – nhân vật chính của tác thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít , trực tiếp hay gián tiếp,
phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều nhân vật nào của truyện cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm
ấn tượng khó phai mờ.
phục . Trong đó, anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng –


II-Thân bài:
a/Anh thanh niên là một con người
bình thường:
- Một con người nhỏ bé, tác giả
không đặt tên.
-Anh ta tự thấy mình công việc của
mình không có gì đặc biệt
-Trong cuộc sống “cô độc nhất thế
gian”anh cũng rất thèm được gặp
gỡ con người (nghĩ ra mẹo để cho
xe dừng)
b/Anh là con người tốt, con người
của cuộc sống mới:

-Biết quan tâm đến người khác (tìm
thuốc tặng vợ bác lái xe, tặng hoa
cho cô kĩ sư trẻ)

-Có tinh thần trách nhiệm cao đối
với công việc (không bỏ qua một
giờ quan trắc nào vì hiểu được ý

nghĩa quan trọng của công việc)

nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn
tượng khó phai mờ.
IIa/ Anh không phải là con người đặc biệt, chỉ là một con người tầm
vóc nhỏ bé, thậm chí tên anh, tác giả cũng không giới thiệu. Hình
như tác giả muốn nói : tên anh không phải là điều quan trọng đáng
nhớ, bỡi mỗi người trên đời này đều có thể giống như anh ta. Cũng
như mọi người, anh anh không muốn sống cô độc, anh sợ buồn .
Cái việc anh đẩy một khúc cây ra giữa đường, buộc xe đi qua phải
dừng lại , vừa ngộ nghĩnh buồn cười vừa thật đáng yêu.
b/ +Với cuộc gặp gỡ chưa đầy nửa giờ , anh đã hoàn toàn chinh
phục một họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ . Bị chinh phục không phải
bỡi lời lẽ, mà bằng tất cả những gì toát ra từ con người của anh,
xung quanh anh , công việc của anh, họ đã nhận ra ở anh những vẻ
đẹp của một con người cao quí.
Như nhận xét có tính chất vui đùa của bác lái xe, anh là “ một
con người sống cô độc nhất thế gian” . Bởi anh làm việc một mình
trên đinh núi cao, quanh năm chỉ có bầu trời với những đám mây ,
sương mù bao phủ và lạnh buốt lúc nửa đêm . Nhưng trong sự cô
độc ấy, anh, tâm hồn anh gần gũi con người biết chừng nào,ấm áp
tình người biết chừng nào!
Khao khát được gặp con người, được trò chuyện với con người,
anh đã nghĩ ra cái mẹo vừa thông minh, vừa tinh nghịch để mỗi
chuyến xe qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không
ai trách hành động ấy, vì nó nói lên một tình cảm đáng quí ở anh.
Trái lại người ta còn cảm động vì hình ảnh ấy . Bác lái xe đã xử sự
rất đúng khi đặt ra thành lệ việc ngừng xe lại nửa giờ nơi đỉnh núi
cao, để thỏa mãn nguyện vọng của anh, nhưng cũng là để được gặp
gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng như anh.

+Thái độ quan tâm đến con người ở anh không chỉ vì một niềm
vui của chính mình mà vì anh thực lòng yêu mến và quí trọng con
người. Anh chu đáo đi tìm củ tam thất và ân cần trao cho bác lái xe
để bác ngâm rượu cho vợ bác uống. Thái độ quan tâm ấy còn bộc
lộ ở cử chỉ hiếu khách đặc biệt, khi ông họa sĩ và cô nữ kĩ sư lên
thăm nơi ở và làm việc của anh . Anh cắt tặng cô gái một bó hoa to
với lời lẽ chân thành “ cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý...”.Ai mà
không hởi lòng hởi dạ trức những cử chỉ trân trọng và chân thành
như thế.Củ tam thất gửi vợ bác lái xe,làn tứng ,bó hoa tiễn người
họa sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm
của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quí.
+ Chính thái độ với con người đã cắt nghĩa thái độ của anh đối
với công việc . Làm việc một mình, không ai kiểm tra, anh thật đã
có một ý thức trách nhiệm đầy đủ với công việc. Chỉ nói về mình có
năm phút, một cách rất khiêm tốn, anh đã làm cho ta hiểu hết cái
gian khổ của công việc anh làm, cũng thấy hết sự tận tụy của anh.
Những quan trắc khí tượng theo giờ, và cả giữa ban đêm gió lạnh,
có cả mưa tuyết, cái im lặng đáng sợ của núi cao vào lúc nửa đêm .
Thế nhưng anh không bỏ qua một giờ quan trắc nào, bỡi anh hiểu
được rằng mỗi công việc làm của anh là một mắt xích trong cái
chuỗi công việc chung của nhiều người. Cái sai, cái đúng của anh,
dẫu bé nhỏ,góp phần quyết định vào cái sai cái đúng, cái thất bại
hay thành công của những điều lớn lao . Việc dự báo chính xác một
đám mây bất ngờ có thể góp phần tạo nên thắng lợi của một trận
đánh quan trọng, là có sự tham gia của anh. Sống ở vị trí của một


người “cô đọc nhất thế gian” mà anh không buồn, không chán nản,
chính vì anh đã tìm được ý nghĩa lớn lao trong công việc của mình
như thế.

+Có trách nhiệm đối với mọi người và công việc, anh cũng sống
có trách nhiệm đối với chính mình. Thông thường, trong hoàn cảnh
-Có ý thức giữ cuộc sống đẹp trong sống như anh , người ta rất dễ sống cẩu thả. Chính ông họa sĩ cũng
hoàn cảnh đặc biệt.
đã có ý nghĩ như vậy : “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp
quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Không , nơi anh
ở chẳng những không hề bừa bộn mà còn sạch sẽ, tinh tươm và đẹp
nữa. Ngay trước sân nhà anh ta bắt gặp vườn hoa với bao nhiêu loài
hoa, màu hoa,...cũng đủ để ta yêu mến và quí trọng anh . Căn
phòng anh ở ngăn nắp gọn gàng . Nếp sống hàng ngày của anh
được tổ chức có nền nếp, anh làm việc, ăn uống , nghỉ ngơi, đọc
sách , đọc báo... như một người đang sống và làm việc giữa một xã
hội, với mọi người, chứ không phải chỉ có một mình anh. Đó là
một thái độ tự trọng, đó chính là nếp sống đẹp, sống có văn hóa.
Sống như thế không phải dễ, nhưng đó mới là thực chất sống đẹp.
Cái đẹp ấy không bắt nguồn từ bản chất tâm hồn đẹp.
+ Hãy xem anh khiêm tốn biết bao! Nói về mình rất ít (chỉ năm
phút/ba mươi phút) ,anh chỉ giới thiệu công việc của mình với
-Rất khiêm tốn.
những người khách cần biết.Không những nói ít mà cách nói cũng
hết sức nhẹ nhàng.Anh như cho rằng những điều anh làm, cái khắc
nghiệt của cuộc sống cô đơn mà anh sống, thật không có nghĩa lí gì
so với mọi người. Không khoa trương , cường điệu mình trước một
cô gái trẻ. Và khi chợt nhận ra ông họa sĩ đang vừa trò chuyện vừa
ghi vào sổ tay những nét kí họa về anh. Anh thực tình bối rối, cảm
thấy mình không có gì đáng để một họa sĩ ghi lại .Anh chân thành
giới thiệu bao nhiêu người đáng vẽ hơn anh, nghĩa là tốt hơn, đẹp
hơn, đáng quí mến hơn anh : Một người kĩ sư tận tụy với cây rau,
một nhà nghiên cứu sét để làm một bản đồ sét cho đất nước, ngày
đêm miệt mài với công việc.

+Tại sao anh sống giản dị thế, tốt thế, đẹp thế? Đây là chỗ xuất
phát mọi điều. Anh là một con người trong lòng luôn cháy rực
-Bao trùm lên tất cả là niềm khao ngọn lửa của một khát vọng :sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có
khát được sống có ích, hạnh phúc là ích cho đất nước, cho mọi người. Đất nước có chiến tranh, anh xin
làm việc có ích cho đất nước.
ra trận . Không được ra trận, anh tận tụy làm công việc của mình .
Khi biết công việc của mình góp phần vào chiến thắng của không
quân ta đã hạ được máy bay địch, anh cảm thấy thật hạnh phúc .
Hạnh phúc của anh thật cụ thể, ý nghĩa đời sống của anh thật rõ
ràng . Một người cảm thấy hạnh phúc vì công việc , vì được làm
việc thì làm sao có thể sống chán nản , buông thả, cảm thấy công
việc nặng nề, làm sao có thể không yêu quí và trân trọng con người,
làm sao có thể không chân tình quan tâm đến niềm vui và hạnh
phúc của người khác?
IIIBằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân
thực, tinh tế bằng ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành
III-Kết luận:
Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ.
Nguyễn Thành Long đã khắc họa Chưa đầy ba mươi phút tiếp xúc với anh thanh niên khiến người
một nhân vật đẹp ( từ đặc nghệ họa sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao
thuật, từ cảm nhận của các nhân vật giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến , bâng
khác về anh thanh niên để khẳng khuâng . Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng
định vẻ đẹp của nhân vật)
định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh
lớn lao và thầm lặng ? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như
anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
III- TRUYÊN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” - Nguyễn Quang Sáng


1- Những tình huống nào trong truyện đã bộc lộ thật sâu sắc và xúc động tình cha con của ông Sáu

và bé Thu? Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo tình huống của tác giả?
-Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé
Thu trong hai tình huống:
+Tình huống thứ nhất : tình huống cơ bản
Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến
lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi ( chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến
tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu).
+Tình huống 2:
Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây
lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.( chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha
con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao)
Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ
tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã
gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con
-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả (đặc biệt tình huống thứ nhất) tạo ra sự bất ngờ mà
vẫn tự nhiên , hợp lí.
2- Truyện “Chiếc lược ngà” được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như
vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng truyện?
- Truyện được chọn ngôi kể một cách đặc biệt: người kể (tác giả) kể lại câu chuyện theo lời kể của một
người khác (bác Ba)- cách kể truyện lồng trong truyện . Truyện được kể theo lời người bạn thân thiết của
ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc
động ở nhân vật kể chuyện , nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “ Tiếng kêu của nó như tiếng xé,
xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao
nhiêu năm nay”, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó . Lòng trắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà ông
Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “Bỗng thấy khó thở như có bàn tay năm lấy trái tim”.
- Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng:
+Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy.
+Nhân vật được nhìn nhận , đánh giá khách quan.
+Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động
xen vào những lời bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc , người nghe . Ví dụ: đoạn

“Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa
bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó
như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.
+Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
3 – Chi tiết “Chiếc lược ngà” có vai trò như thế nào trong truyện?
-Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm.
“Chiếc lược ngà” đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người, và cả sau khi
ông Sáu đã hi sinh. Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể ủa tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu với
con và nó trở thành kỉ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng.
4-Đề: (Đề 4 tr.65 NV 9 T.2): Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện
ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
A: Yêu cầu : - Nêu được nhận xét về tình cảm gia đình đó là tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh
( khác với trong cuộc sống đời thường)
- Từ những tình huống cụ thể để làm rõ những biểu hiện tình cảm.
B: Tìm ý:
+ Tóm tắt nội dung đoạn trích
+Niềm khát khao của người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương là gì?
+ Điều gì đã xảy ra khi gặp lại con ? Tại sao?
+ Những biểu hiện của tình cảm cha con?Nó éo le ở những điểm nào ? Tại sao?
+Nêu những suy nghĩ cụ thể về tình phụ tử ; về chiến tranh
C: Gợi ý bài làm:
I - Mở bài : -Nêu được hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”.
-Truyện nói đến tình phụ tử (cha con) trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
-Nhận xét: đây là một tình cảm đáng trân trọng và thấy được nỗi đau của chiến tranh


II- Thân bài :
1/ Tóm tắt đoạn trích: (tự tóm tắt)
2/Tình cha con:
a/ Tình cha đối với con : ( qua nhân vật anh Sáu)

b/Tình con đối với cha (qua nhân vật bé Thu)
3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh:
- Tình càm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc.
- Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm.
III - Kết bài :
-“Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con.
- Nói nỗi đau của chiến tranh
D: Bài làm:
I- MB:
“ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng thời chống Mỹ. Truyện được viết
trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người. Cụ thể ở đây là tình cha con
trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, bền vững mà còn được
thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy thật đáng trân trọng và
đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời sống bình thường của mọi người.
II-TB:
1-Tóm tắt đoạn trích:
Ông sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con.
Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cha em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung
với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt
trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tại khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ
thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn,
ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gởi cho con.
2-Tình cha con:
a/ Tình cha đối với con (nhân vật anh Sáu):
Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái mới một hai tuổi. Mãi khi con gái tám tuổi, anh mới có dịp
về thăm nhà thăm con. Cái khao khát của một người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương ,
được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời
chiến tranh. Lúc chia tay để ra đi , ông mới có được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây
thơ nhận ra ba mình và kêu thét lên “Ba...Ba!”. Bom đạn chiến tranh làm thay đổi hình hài của ông. Vết
thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh- đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé nhỏ không nhận ra bóng

dáng người cha nữa!
Anh đã ra đi ,mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con chiếc lược cùng với nỗi ân hận
day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi . Những ngày ở rừngvô cùng thiếu thốn, gian khổ ,
nguy hiểm, anh Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông
dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược. Chiếc lược ngà đã trở hành báu vật đối với ông. Nó làm
dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha
trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hy sinh
khi chưa gặp lại con. Chiếc lược chưa tới được tay bé Thu. Chiếc lược ngà trở thành vật ký thác thiêng
liêng của người lính về tình cha con sâu nặng trong bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được...Chiến
tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao.
b/ Tình con đối với cha (nhân vật bé Thu):
Gặp lại con sau bao ngày xa cách với nỗi nhớ thương nên anh Sáu vồ vập nôn nóng , ngược lại bé Thu
lại ngỡ ngàng, xa lạ . Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày
càng xấu đi, nó nhất định không gọi ba, không nhận sự chăm sóc của anh Sáu. Sự phản ứng của Thu ngày
càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến rõ ràng, mạnh mẽ . Nó phản ứng vì anh Sáu có vết sẹo trên má
,không giống với hình mà “ba” nó chụp chung với má nó mà nó được biết. Sự phản ứng của em chứng tỏ
em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ đầy kiêu
hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.Sự ngang ngạnh của bé Thu hoàn toàn “có lý”
và không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để hiểu
được những tính khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón
nhận những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba nó.


Nhưng vào thời điểm không ai ngờ, vào phút cuối của cuộc chia tay, thái độ và hành động của bé Thu
hoàn toàn thay đổi. Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc
không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba...a...a...ba!
Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Từ ngờ vực xa cách, nó đã đi tới niềm tin
thực sự và tình cảm được bộc lộ thật mãnh liệt và chân thành.Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến
tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu.

Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại
những ấn tượng sâu sắc.
3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh:
-Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé
Thu trong những tình huống:Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách . Trớ trêu thay, bé
Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi .Chiến tranh đã làm
cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Ở khu căn cứ, ông Sáu
dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi
sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ
niệm chưa kịp trao. Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống
thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh .
Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con
Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của
cha con người chiến sĩ mà còn gợi cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang
đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh đáng thương. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất
mát...do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp đất nước ta
có bao giờ nguôi.Anh Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào hy sinh chiến đấu vì đất nước và dân
tộc, vì tình vợ chồng, tình cha con
Chiếc lược ngà với dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mang theo bao tình cảm sâu nặng của
người cha đối với đứa con bé bỏng ; mãi mãi là kỷ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và
nước mắt để lại nhiều ám ảnh đau thương trong lòng ta.
III –KL
Truyện “Chiếc lược ngà” tập trung vào chủ đề tình cha con, nhưng ở đây tình cha con của anh Sáu và
bé Thu đã không mất đi sau khi anh Sáu hy sinh. Tình cảm ấy vẫn sống mãi trong lòng con gái anh, trong
lòng người bạn của anh là bác Ba và các đồng chí. Tình cha con được nối dài trong tình cảm cách mạng,
tình cảm của những người đồng chí. .Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong
hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc.
Tình cảm ấy càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là bài thơ về
tình cha con.


Đề luyện Tập:
Câu hỏi:


Câu 1 : Cho các câu thơ:

a/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
(Nguyễn Khoa Điềm)
b/ Ngày xn em hãy còn dài
Xót lời máu mủ thay lời nước non
(Nguyễn Du)
Hai từ “mặt trời” và “xn” từ nào là từ chuyển nghĩa lâm thời, từ nào chuyển nghĩa theo cách phát triển
từ vựng? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? (nêu trong từng trường hợp)
Câu 2 : Tình huống nào trong truyện “Làng” của Kim Lân đã làm bộc lộ sâu sắc tình u làng q, tinh
thần u nước ở nhân vật ơng Hai ?
Câu 3:
a -Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngơi sao xa xơi” của Lê Thị Minh Kh ?
b - Tóm tắt ngắn gọn truỵện ngắn “Những ngơi sao xa xơi” (Lê Minh Kh)?Truyện được trần thuật từ
nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?
c- Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truỵện ngắn “Những ngơi sao xa xơi” (Lê Minh
Kh)
Gợi ý làm bài
Câu1:
-“Mặt trời” chuyển nghĩa lâm thời , đó là biện pháp tu từ ẩn dụ - so sánh ngầm đứa bé với mặt trời là
muốn đối với mẹ đứa con thành thiêng liêng cao q nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ(như mặt trời
đối với cây bắp). Hơn nữa là mặt trời nằm trên lưng, vơ cùng gần gũi như một phần cơ thể của mẹ, cùng
mẹ sống và làm mọi việc.
-“Xn” : Đây là chuyển nghĩa theo cách phát triển từ vựng . Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
“xn”có nghĩa là trẻ , tuổi trẻ.
Câu 2:

Tình huống truyện “Làng”:
Thành cơng nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Làng” là đã xây dựng được một tình huống truyện làm
bộc lộ sâu sắc tình u làng q và tinh thần u nước ở người nơng dân. Ơng Hai trong truyện là người
rất u cái làng Chợ Dầu của mình và ln tự hào về nó. Phải đi tản cư xa làng, lúc nào cũng nhớ
làng, nói chuyện với ai cũng khoe làng mình. Thế mà chính ơng lại phải nghe cái tin từ những
người vừa tản cư lên, rằng làng mình đã lập tề theo giặc . Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ơng đau xót,
tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình u làng q và tinh thần u nước, mà tình cảm nào cũng tha
thiết mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc hai tình cảm nói trên ở nhân
vật và cho thấy lòng u nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong
con người Việt Nam thời kháng chiến.
Câu 3 :
Gợi ý
Câu a:Cần nêu được các ý:
-Phương thức trần thuật
-Miêu tả tâm lí nhân vật.
-Ngơn ngữ giọng điệu

Bài làm
a-

Đặc điểm nhgệ thuật của truyện ngắn “Những ngơi sao xa xơi”:
-Về phương thức trần thuật :
Truyện được trần thuật từ ngơi thứ nhất, cũng là nhân vật chính của
truyện đã tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật
với những ý nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng, được thể hiện một cách trực
tiếp qua nhân vật. Đồng thời, các biến cố, sự kiện, ngoại cảnh cũng
được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật kể chuyện, nên
có màu sắc chủ quan rõ rệt. Mặt khác, cách kể từ ngơi thứ nhất tạo
được mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa người kể và người đọc để
dễ dàng chuyển tải nội dung tác phẩm đến người tiếp nhận

- Một nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật, chủ
yếu là miêu tả tâm lí và ngơn ngữ nhân vật. Tác giả đã diễn tả một
cách tự nhiên và sinh động những tâm trạng, cảm xúc , ý nghĩ của
những cơ gái giữa chiến trường, ln đối mặt với cái chết mà vẫn
sống hồn nhiên, lạc quan, giàu tình cảm và khơng ít mơ mộng. Chiến
tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng khơng thể làm mất đi ở
họ sự nhạy cảm, hồn nhiên và mơ mộng của tuổi trẻ.Tâm lí nhân vật


3.b
-Tóm tắt

-Nêu đúng ngơi kể và tác dụng

3-c Nhân vật Phương Định:
1. Giới thiệu tác phẩm

2.Tóm tắt nội dung truyện- giới
thiệu nhân vật:
3.Nhân vật Phương Định:
a/Cơ gái Hà Nội xinh đẹpvào chiến
trường,hồn nhiên u đời giàu cá tính
(thích hát)

Phương Định một lần phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm
giác, ý nghĩ dù chỉ thống qua trong giây lát. Mặc dù, đã rất quen cơng việc
nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng
mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho tới từng cảm giác.
-Ngơn ngữ và giọng điệu:ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể
chuyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với

khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu
ngắn, nhòp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến
trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhòp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ
niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước
chiến tranh.
3/ b+ Tóm tắt truyện ngắn “Những ngơi sao xa xơi”:
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại
một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất
trẻ là Đònh và Nho, còn tổ trưởng là chò Thao, lớn tuổi hơn. Nhiệm vụ
của họ là quan sát đòch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do
đòch gây ra, đánh dấu vò trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc
của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa
ban ngày và máy bay đòch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ
phải bình tónh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – mà công
việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở
trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vò. Cuộc sống của
các cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường rất khắc nghiệt và nguy
hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây
phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau
trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính.
+Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng
là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác
phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn,
những cảm xúc và suy nghó của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh, cố
nhiên có những chi tiết , sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng
chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn
của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó, một phần là nhờ
cách lựa chọn nhân vật kể chuyện.
c/ Nhân vật Phương Định
1: Giới thiệu tác phẩm :Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh

Hoá, là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.
-Truyện “Những ngôi sao xa xôi”ở trong số những tác phẩm đầu tay
của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mó đang
diễn ra ác liệt. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt
đường, trên con đường chiến lược Trương Sơn thời đánh Mĩ.
2.Tóm tắt nội dung truyện- giới thiệu nhân vật:
(tóm tắt ở trên)
Phương Định là cơ gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta.
3.Nhân vật Phương Định:

a/ Phương Định, cơ gái xinh đẹp , rất hồn nhiên u đời, giàu cá
tính . Phương Định con gái Hà Nội“hai bím tóc dày, tương đối mềm,
một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” . Đơi mắt Định được
các anh lái xe bảo : “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cơ có vẻ kiêu kì,
làm “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội “nói giỏi” nào đấy,
nhưng trong suy nghĩ của cơ thì “những người đẹp nhất, thơng minh,
can đảm và cao thượng nhất là những người mặc qn phục, có ngơi
sao trên mũ”.
. Thuở nhỏ đã hay hát. Cơ có thể ngồi trên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé


của mình hát say sưa ầm ĩ. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên,
Định lại càng hay hát.Hát những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ,
bài ca Ca –chiu-sa của Hồng quân, bài dân ca Ý...Cô còn biết bịa ra những
lời hát.Định hát trong nhưng khoảnh khắc im lăng khi máy bay trinh sát
bay , cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên Nho, chị
Thao và động viên mình. Hát khi bom nổ, hát trong không khí ngột ngạt..
Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát
mặt đường, những con người khao khát làm nên nhưng sự tích anh hùng.
b/Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu

b/Dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. “Những ngôi sao xa xôi” đã ghi lại một cách chân thực
thương đồng đội (thể hiện trong một lần chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm
phá bom)
trong mưa bom bão lửa, cảnh tượng chiến trường vắng lặng đến phát sợ.
Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong
không trung. Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom.
Thần chết đang đợi chờ! Hai mươi phút trôi qua, tiếng còi chị Thao rúc lên,
Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây
mìn. Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp....Bom nổ, mảnh bom xé
không khí, nổ váng óc....Nguy hiểm căng thẳng không thể nào kể
xiết....Nho bị thương. Bom nổ hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất bế
Nho lên. Máu tua ra ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào.Định rửa vết
thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại
giục Phương Định hát. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ. Tác
giả đã tái hiện cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng lên một tượng đài về
khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường.Chiến công thầm
lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.
c/ Định, cũng như bao nhiêu thiếu nữ trẻ , cô thích làm duyên như cô
thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc.
c/Thích làm duyên, trong sáng mơ mộng
Định “thích ngắm” đôi mắt mình trong gương. Cô tự hào về cặp mắt của
mình “nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Tâm hồn của
Định rất trong sáng mộng mơ,và cũng rất nhạy cảm . Cô đã gửi lòng
mình theo tiếng hát ; hát trong bom đạn . Định, trái tim dạt dào yêu thương.
Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt thì “niềm vui con trẻ...nở tung ra, say sưa
tràn đầy”. Khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm thì tất cả những
kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về “xoáy mạnh như sóng” trong lòng cô gái một thời
đạn bom.
4/Cảm nghĩ về thế hệ trẻ Viẹt Nam thời chống Mỹ:
Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh

4.Cảm nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam
Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ
thời chống Mỹ:
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Họ phải sống và chiến đấu rất gian khổ,
hiểm nguy. Đó là những chàng trai, cô gái trẻ, dũng cảm, hiến dâng cả cuộc
đời thanh xuân cho đất nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành
nhiệm vụ . Họ có một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và rất trong sáng
. Đặc biệt , những hình ảnh cao đẹp của các cô thanh niên xung phong trong
truyện “Những ngôi sao xa xôi” tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam , cho thế hệ
trẻ trong những năm tháng hào hùng của Tổ quốc.
*Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong
lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát
mặt đường của Định , Nho , của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô
+ Đánh giá chung, tác dụng giáo dục
thanh niên xung phong thời chống Mĩ . Chiến công thầm lặng của Phương
của truyện
Định và đồng đội là bài ca anh hùng.
Chiến tranh đã đi qua, hôm nay đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta
như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương
Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ

Đề :
Câu 1/Sửa lỗi dùng từ trong hai câu sau:
a- Anh ta là một nhân vật rất đáng khả nghi.


b- Người ta dự đoán những cái chum này đã có cách đây 3000 năm.
Câu2/Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn )
sau:
a- Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao

quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách hòan toàn hơn.
(Thạch Lam – Theo dòng)
b- Gậy tre , chông tre chống lại sắt thép quân thù.Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái
nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép mới – Cây tre Việt Nam).
Câu 3/ Truyện “Bến quê” tập trung vào một tình huống khá đặc biệt, đó là tình huống nào? Hãy chỉ ra những nghịch lí trong
tình huống ấy và nêu ý nghĩa của nó?
Câu 4/Phân tích ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyện ngắn “Bến quê”
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Gợi ý
Bài làm
Câu1:
Câu1:
-Xác định từ dùng không chính xác .
a/ Anh là một nhân vật rất đáng khả nghi. Câu này dùng sai từ khả nghi. (Khả là
-Giả thích lý do.
yếu tố Hán - Việt, có nghĩa là có thể), cho nên dùng từ khả thì không dùng đáng
-Dùng từ ngữ thay thế.
nữa và ngược lại. Hơn nữa, khả nghi ít dùng với từ chỉ người.
Ta có thể sửa : - Anh là một nhân vật rất đáng nghi
- Anh là một nhân vật rất khả nghi.
b/Người ta dự đoán những cái chum này đã có cách đây 3000 năm. Dự đoán có
nghĩa là đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai. Trong
câu trên dùng dự đoán là chưa chính xác (vì sự việc đã xảy ra rồi) . Ta có thể dùng
từ “phỏng đoán”:
Người ta phỏng đoán những cái chum này đã có cách đây 3000 năm
Câu 2:
Câu 2:
-Xác định cho đúng biện pháp tu từ :
a- Phép tu từ ẩn dụ : dùng sợi dây đàn để chỉ tâm hồn cong người, nhằm nói đến

(a-ẩn dụ , b- điệp ngữ, nhân hóa)
một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
-Nêu các dấu hiệu của biện pháp tu từ
b- Phép điệp ngữ và nhân hóa : những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại
đó (từ ngữ cụ thể: a- sợi dây đàn; b-tre,
nhiều lần và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con gười, một công dân xả
giữ,anh hùng, nhân hóa tre)
thân vì quê hương đất nước. Ngoài tác dụng tạo nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp
-Giải thích ý nghĩa và tác dụng ?
ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn,
gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
Câu 3:
Câu 3:
- Nêu tình huống (cảnh ngộ của nhân -Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu , truyện ngắn “Bến
vật Nhĩ)
quê” xây dựng trên một tình huống nghịch lý. Nhân vật chính của truyện – anh Nhĩ
– từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bỡi
một căn bệnh hiểm nghèo , đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi
phân trên chiếc giường hẹp bên cửa sổ.
- Chỉ ra những nghịch lí (từng đi khắp
-Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những điều nghịch
nơi>< chưa lên bãi bồi; từng bay nửa
lý trong cảnh ngộ của nhân vật:
vòng trái đất>< Không thể nhích dịch
+Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp hầu hết khắp mọi nơi trên
thân mình; nhờ con sang bên kia bãi
thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy
bồi>< sa vào đám cờ thế, lỡ chuyến đò)
thế mà Nhĩ lại chưa đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông.
+Từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất, nhưng nay không thể nhích

thân mình dịch chuyển vài mươi phân trên giường bệnh.
+Khi Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía
trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên
mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái
điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có
thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
- Nêu ý nghĩa :( phát hiện những quy
-Đưa ra những nghịch lí ấy,nhà văn muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về
luật, và chiêm nghiêm, triết lí về cuộc
cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những
đời)
nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu
biết và toan tính của người ta. Những tình huống nghịch lí trong truyện “ Bến quê”
còn mở ra một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả
đời người, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời
thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn
mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình
yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời , Nhĩ mới cảm
Câu 4:
nhận thấm thía.
I-MB:
Câu 4 : Phân tích những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong truyện ngắn “Bến
-Giới thiêu truyện ngắn “Bến quê”
quê”.
-Nét đặc sắc của truyện ( có nhiều
I – MB:
hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng)
“Bến quê” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu ( trong tập truyện



II- TB
-Nêu đặc điểm chung của các hình ảnh
trong truyện (2 nghĩa).
1- Hình ảnh bãi bồi và nhan đề của tác
phẩm có quan hệ như thế nào?

2- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ
khung cảnh thiên nhiên được dựng lên
trong truyện thực ra cũng mang ý nghĩa
khái quát, biểu tượng như thế nào?
3-Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi
sáng đầu thu, qua cái nhìn của nhân vật
Nhĩ có ý nghĩa gì?
4- Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa
thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ;tiếng
những tảng đất lở ở bờ sông bên này,
khi cơn lũ đầu nguồn dồn về, đổ ụp vào
trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng .
Hai chi tiết này gợi ra điều gì?
5- Điều khát khao nhưng vô vọng của
Nhĩ lúc này là được đặt chân lên bãi bồi
bên kia sông có ý nghĩa gì?
6-Hình ảnh người con trai không hiểu ý
muốn của cha nên làm việc một cách
miễn cưỡng bị hút vào trò chơi hấp dẫn
bên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang
duy nhất trong ngày đã giúp anh nhận ra
một qui luật gì của cuộc đời ?
7-Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối
truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một

cánh tay gầy guộic ra ngoài cửa sổ
khoát khoát y như đang khẩn thiết ra
hiệu cho một người nào đó’ vừa có ý
nghĩa gì?
III- KL:
-Nêu lại các hình ảnh có ý nghĩa biểu
tượng:
-Nêu điều cơ bản nhất mà nhà văn muốn
thức tỉnh mọi người?

Đề Tập làm Văn :

“Bến quê”, xuất bản 1985) , chứa đựng nghững chiêm nghiệm, triết lí về đời người
cùng những cảm xúc tinh nhạy, được thể hiện bằng một lời văn tinh tế, có nhiều
hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
II – TB:P
*Trong truyện “Bến quê” hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa
thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất .
1- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện mật thiết với nhan đề tác phẩm “ Bến
quê”. Cái “Bến quê” trong truyện được dùng một cách chung chung có vẻ mơ hồ
bỡi tác giả không nhằm dẫn dắt người đọc đến một bến sông, một bến đò, ...cụ thể
nào. Cái bến đò ngang nói trong truyện cũng là một sự tưởng tượng mà thôi. “Bến
quê” chỉ là một sự ám chỉ... Bến quê chính là điểm xuất phát đồng thời cũng là chỗ
neo đậu cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Cho nên bất cứ ai đang trên cuộc
hành trình của đời mình, dẫu thuận buồm xuôi gió, hoặc bao táp phong ba, dẫu còn
hưng hái xông pha hay đã sức tàn, lực kiệt cũng phải nhớ về nơi mình đã xuất phát.
Bến quê là cái gì đó cụ thể thiêng liêng, thế nhưng không phải lúc nào ta cũng có ý
thức được như vậy...Tất cả những cách hiểu, cách nghĩ ấy được gợi ra bởi tính ám
chỉ của tên truyện này. Và quả chỉ một cái tên truyện đã cần có một con mắt tinh
đời mới phát hiện được cái ẩn ý nói trên.

2-Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên
trong truyện thực ra cũng mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng. Đó là vẻ đẹp của đời
sống trong những cái gần gũi, bình dị , thân thuộc, như một bến sông quê, một bãi
bồi,...rộng ra là quê hương ,xứ sở.
3-Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu, qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ
hiện ra với vẻ đẹp riêng. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại
đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra; vòm trời
như cao hơn. Không gian và những cảnh sắc vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại
như rất mới với tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
4- Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ;tiếng
những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn dồn về, đổ ụp vào trong
giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng . Hai chi tiết này gợi ra cho biết sự sống của nhân
vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
5- Điều khát khao nhưng vô vọng của Nhĩ lúc này là được đặt chân lên bãi bồi bên
kia sông. Đây chính là những khát khao muốn tìm kiếm những giá trị gần gũi
nhưng đích thực và sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những
bồng bột và những ham muốn xa vời lúc còn trẻ đã bỏ qua nó.
6-Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình sang bờ bên kia sông đặt chân lên
bãi phù sa màu mỡ ấy bỡi anh không thể nào thực hiện được niềm khao khát ấy.
Hình ảnh người con trai không hiểu ý muốn của cha nên làm việc một cách miễn
cưỡng bị hút vào trò chơi hấp dẫn bên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy
nhất trong ngày đã giúp anh nhận ra một qui luật của cuộc đời: “ Khó tránh khỏi
những điều vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống” và những vẻ đẹp, những giá trị
bền vững, giản dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương thì chỉ những người từng
trải như anh mới hiểu được.
7-Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một
cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho
một người nào đó” vừa có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ
chuyến đò ngang duy nhất trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng. Đó là
muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi cái vòng vèo , chùng chình trong cuộc

sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi
trong cuộc sống đời thường.
III-KL:
“ Bến quê” quả thực là một tác phẩm đã sáng tạo được nhièu hình ảnh vừa có ý
nghĩa thực vừa có ý nghĩa biểu tượng. “Mặt sông”, “vòm trời”, “bãi bồi” , là những
hình ảnh cụ thể biểu tượng cho quê hương xứ sở. Những bông hoa bằng lăng cuối
mùa, tiếng những tảng đất lở bên bờ sông...là biểu tượng cho sự sống của Nhĩ đang
ở vào những ngày cuối cùng. Đứa con trai của Nhĩ với sự “chùng chình” của nó gợi
cho ta hình ảnh của Nhĩ trước đây cũng luôn chùng chình và vòng vèo...Đặt nhân
vật vào những tình huống nghịch lí để khám phá, phát hiện ra những điều có tính
qui luật trong cuộc đời, Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh mọi người: những giá trị
và vẻ đẹp đích thực của đời sống chính là những cái gần gũi, bình dị quanh ta.


Nhân vật Nhĩ và những suy nghĩ về cuộc đời , về con người trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn
Minh Châu.
Gợi ý bài làm
Dàn ý
Gợi ý bài làm
I- MB:
I- “Bến quê’ là một truyện ngắn rút trong tập truyện cùng tên của Nguyễn
- Giới thiệu truyện ngắn Minh Châu xuất bản năm 1985. Truyện tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng
“Bến quê”.
và nghệ thuật của tác giả. Truyện ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy
-Đặc điểm của truyện, nội ngẫm và ước mơ , những quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh.
dung.
IIII- TB:
1-Truyện diễn qua bốn cảnh: Nhĩ đươc Liên (vợ của Nhĩ) chăm sóc,Nhĩ sai
1- Diễn biến của truyện (4 thằng Tuấn (con của Nhĩ) đi sang bên kia sông; Nhĩ được các cháu nhỏ (Huệ,
cảnh)

Vân, Tam, Hùng...)đến nâng nhẹ, lót chân , kê gối; ông giáo Khuyến (người
2-Nhận xét cốt truyện, hàng xóm) chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ.
chủ đề của truyện.
2-Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị “bằng phẳng”nhưng lại mang hàm
nghĩa triết lý sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi
đời”,Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời
và cách sống, thức tỉnh mọi người hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp,
những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.
3- Tình huống truyện:
3- Nghịch lý trong cuộc
Nhĩ nhân vật chính của truyện là người đã từng đi rất nhiều nơi trên trái
đời Nhĩ.
đất. anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ.....Có thể nói , bao cảnh
đẹp, những nơi phồn hoa đô hội xa gần, những miếng ngon nơi đất khách quê
người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng trớ trêu thay một
căn bệnh quái ác bắt anh phải nằm liệt giường hàng tháng trời không nhúc
- Cảm nhận của Nhĩ về nhích được một bước chân . Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã phát
cảnh vật , về bãi bồi bên hiện ra những vẻ đẹp của những cảnh vật tưởng như cũ mà lại rất mới lạ.
kia sông .
Chẳng hạn như hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, đậm sắc hơn. Sông
Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở
bên kia sông Hồng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh
non , những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Và
bầu trời, vòm trời quê nhà như cao hơn.
Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của
que nhà mà trước đây anh không nhìn thấy, cảm thấy.Phải chăng vì cuộc
sống bận rộn ,tất tả, ngược xuôi? Hay tại bỡi vô tình? Qua việc miêu tả thiên
+ Điều nhắn gửi qua việc nhiên, Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gởi mọi người đừng vô tình, phải biết
miêu tả vẻ đẹp của thiên gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương xứ sở vì đó là máu thịt, là tâm
nhiên..

hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của
quê nhà để nâng niu , yêu quí.
- Ý nghĩ, tình cảm qua
Bị ốm nằm liệt giường, được vợ con chăm sóc, trong lòng Nhĩ nảy nở bao
việc được vợ (Liên) chăm ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng thiết tha. Chính trong những ngày
sóc.
này, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình. Lần đầu tiên Nhĩ để ý
thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc của Liên vuốt ve bên vai mình
và những lời an ủi của Liên; anh mới thấu hiểu tình yêu thương , sự hy sinh
thầm lặng của vợ .Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa là gia đình trong những
-Nhờ đứa con sang bên ngày này.
kia bãi bồi , rút ra qui luật
Điều khát khao nhưng vô vọng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên
của đời người “con người kia sông. Đây là khát khao muốn tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích
ta trên đường đời thật khó thực sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột
tránh khỏi những điều và ham muốn lúc trẻ bỏ qua nó. Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình
vòng vèo hoặc chùng sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh
chình...”
quanh,...một lát rồi về”. Với Tuấn (con trai Nhĩ) thì đó là việc lạ mà bố sai
làm, khi cậu đang mãi mê xem cuốn truyện dịch. Cậu chưa hiểu được cái điều
ham muốn cuối cùng của đời bố nên làm việc một cách miễn cưỡng để rồi bị
hút vào đám phá cờ thế và lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Điều ấy
đã giúp Nhĩ nhận ra một quy luật của đời người “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã


- Cảnh những đứa trẻ, ông
cụ Khuyến đến thăm Nhĩ
hàm ý nghĩa gì ?

-Ý nghĩa của hành động

cuối cùng của Nhĩ “giơ
một cánh tay guộc ra
ngoài cứaổ khoát khoát y
như khẩn thiết ra hiệu cho
một người nào đó”.

III- KL:
-Từ những suy ngẫm của
nhân vật Nhĩ rút ra chủ đề
của truyện

con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc
chùng chình...” và nó không thấy có gì hấp dẫn bên kia sông đâu.Ý nghĩ ấy
mang hàm nghĩa triết lý sâu sắc về đời người và mục tiêu cuộc sống. Con
người trong suy nghĩ của Nhĩ là “vòng vèo” là “chùng chình"”, vì nhiều
người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí , hay nản lòng.
Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn , sống thiếu lý tưởng,
không có mục tiêu, tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình,
và sẽ không bao giờ tìm thấy và sẽ không bao giờ tìm thấy “hấp dẫn” ở phía
trước trên đường đời.
Cảnh những đứa trẻ(Huệ Vân, Tam,Hùng) nghe Nhĩ gọi chúng ríu rít chạy
lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch từ mép tấm nệm ... làm cho Nhĩ
như trẻ lại.Hạnh phúc ở đâu, hạnh phúc đâu phải cái gì cao siêu, mà rất bình
dị, rất nho nhỏ, có khi chỉ là một ánh mắt một nụ cười trẻ thơ, một bàn tay bé
nhỏ...
Cụ giáo Khuyến sáng nào cũng tạt qua thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình
ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khỏe, một lời an ủi,
động viên ân cần. Còn gì cao quý hơn,ấm áp hơn, nghĩa tình hơn? Được sống
trong tình yêu thương của mọi người mới thật hạnh phúc. Và đó là sắc màu ý
vị trong cuộc đời mỗi chúng ta, là “bến quê” của mỗi tâm hồn chúng ta.

Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp, thậm chí cả những nét
tiêu sơ, nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá,mới
có thể phát hiện , mới có thể tìm thấy, mới có thể hiểu được. Hành động cuối
cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một cánh tay guộc ra
ngoài cứaổ khoát khoát y như khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa
có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ chuyến đò duy nhất
trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là Nhĩ
muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái vòng vèo, chùng chình
trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới những giá trị đích
thực, bền vững mà gần gũi trong đời thường.
III:
“Bến quê” là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lý về con người và cuộc
đời.Những ngày cuối đời , nhân vật Nhĩ cũng như tác giả đã trải qua nhiều
tháng ngày đau ốm, “Bến quê” ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất
chân thành. Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động .
Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê
hương. Phải biết nâng niu , trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị , thân
thuộc của cuộc sống, của quê hương. Như thế mới thật sự hạnh phúc. Đó là
tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châu.

Đề tổng hợp:


Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và con
người Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Qua những tác phẩm ấy, cùng với hiểu biết của em về lịch
sử dân tộc giai đoạn 1945-1975, em hình dung và cảm nhận như thế nào về cuộc sống của đất nước,
con người trong giai đoạn đó?
Gợi ý
-Xác định các truyện, nội dung của từng truyện.
-Điểm nổi bật của giai đoạn lịch sử (1945 -1975 ):hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống

Mỹ cứu nước.
-Con người trong giai đoạn ấy : gồm các tầng lớp, các thế hệ ,những biểu hiện tinh thần, hành
động
- Chú ý thế hệ trẻ.
*Những truyện ngắn đã học : Làng (Kim lân),Chiếc lược ngà(Nguyễn Quang sáng), Lặng lẽ Sapa
(Nguyễn Thành Long) , Những ngôi sa xa xôi (Lê minh Khuê): tập trung thể hiện cuộc sống của đất
nước, con người Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
-Qua những tác phẩm này, ta có thể hình dung phần nào về đất nước và con người trong giai đoạn
lịch sử ấy. Giai đoạn lịch sử nổi bật với 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất
anh dũng.
*+Các tác phẩm đã cho ta hình dung được về cuộc chiến tranh nhân dân ở mọi miền đất nước, với
sự tham gia của đông đảo các tầng lớp, thế hệ . Truyện “Làng” của Kim Lân viết về đề tài nông dân
và kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của truyện
là ông Hai, một lão nông, cần cù , chất phác, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Ông gắn bó với
cách mạng, quyết tâm đi theo kháng chiến, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Cụ
Hồ Chí Minh. Những con người trong “Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh những
con người mới đã sống đẹp , giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. Sống nơi
lặng lẽ non xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại cuộc đời của họ vô cùng sôi nổi, đầy tâm
huyết và giàu nhiệt tình cách mạng. Họ là những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng
lẽ góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng miền Nam trong thời chống
Mỹ. Nhân vật Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là nữ chiến sĩ giao
liên trong kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam đang đi tiếp con đường chiến đấu gian
khổ, vô cùng oanh liệt vẻ vang của cha anh dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh.Truyện
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến
công phi thường của tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ của Định,
Nho, của chị Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong .
+Một vài truyện cũng phác họa cuộc sống lao động, từ một làng quê trong những năm kháng chiến
chống Pháp (truyện Làng –Kim Lân) đến công việc thầm lặng của những người làm công tác khí
tượng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn (Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long)
+Đặc biệt các tác phẩm đã tập trung thể hiện thành công hình ảnh những con người Việt Nam

thuộc nhiều lứa tuổi , tầng lớp, nghề nghiệp, bình thường , giản dị mà lại rất cao đẹp.
• Đó là người nông dân như ông Hai (truyện Làng – Kim Lân) phải rời làng đi tản cư mà
không lúc nào nguôi nhớ về làng quê với tất cả niềm yêu mến , tự hào, đồng thời tình yêu
làng quê đã được nâng lên thành tình yêu nước.
• Chiến tranh sự xa cách và những gian khổ hy sinh càng làm cho những tình cảm bình
thường như tình cha con như càng trở nên thấm thía sâu nặng . Câu chuyện về “Chiếc lược
ngà” của Nguyễn Quang Sáng không chỉ nói lên tình cha con cha con thấm thía sâu nặng
của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương, mất
mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất
hạnh đáng thương. Và truyện cũng ngợi ca những con người anh hùng. Đó là Ông Sáu, một
nông dân Nam bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến(đánh Pháp và đánh
Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Cô Thu giao liên với bao phẩm chất anh hùng là sự nối tiếp của
các thế hệ Việt Nam anh hùng đã làm cho dáng đứng Việt Nam thêm hào hùng tráng lệ.
• Nổi bật là hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến, với chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm,
tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, giàu tình
cảm:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long viết về một mảng hiện thực miền đất Sapa
trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên


-

truyện như muốn nói với ta rằng: bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ
đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hy sinh thầm lặng . Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay
gián tiếp, nhân vật nào của “Lặng lẽ Sapa” cũng hiện lên với nét đẹp cao quý đáng khâm phục .
Trong đó, anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu có những suy nghĩ ,việc làm,
cách sống đẹp và đầy ý nghĩa. Truyện ngắn này nhà văn như muốn khẳng định: Cuộc sống của
chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu hy sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn
nhiệt tình như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng,thật đáng yêu.
Truyện “Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiếnchống Mĩ của dân tộc

đang diễn ra ác liệt . Cũng như bao sáng tác thơ văn thời ấy, đều ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, ca ngợi những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Truyện kể về cuộc sống chiến đấu gian khổ hiểm nguy nhưng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên , lạc
quan của ba cô gái hanh niên xung phong( là Định , Nho và Thao) ở “tổ trinh sát mặt đường” tại một
trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn . Mặc dù công việc của họ rất hiểm nguy- luôn giáp mặt
với đạn bom và cái chết- nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và nhiều
mơ mộng..Đó chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm sáu mươi bảy mươi
của thế kỉ XX.
*Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con
người Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao :
kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng đất nước ... qua các nhân vật chính trong
những tình huống khá điển hình. Các thế hệ con người Việt Nam được miêu tả với những nét
tính cách chung : yêu quê hương , đất nước, trung thực , dũng cảm, hồn nhiên , yêu đời, khiêm
tốn , giản dị, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh cho độc lập , tự do của đất nước.

Đề : Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm thơ văn hiện đại đã học trong chương trình
Ngữ văn lớp 9.


Gợi ý:
I- Dân tộc Việt Nam giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Trong chiến đấu, phụ nữ Việt Nam
“Anh hùng , bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Trong thơ văn , hình ảnh những người mẹ , người chị thân thương của mỗi chúng
ta được mieu tả thật chân thức, đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong trái tim bao thế hệ độc giả.
II- Trong mỗi gia đình Viẹt Nam, hình ảnh người bà, người mẹ, người chị...là những hình ảnh trở nên gần gũi, yêu thương nhất
đối với con cháu.
+Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt viết về người bà trong gia đình, với tình thương và đức hy sinh cao cả.Bài thơ đã cho thấy
tình yêu quê hương đất nước chan hòa với bao kỷ niệm tuổi thơ vô cùng thiết tha về người bà kính yêu, người bà đôn hậu và
tần tảo sớm khuya sáng bừng lên như một ngọn lửa thần kỳ và thiêng liêng. -Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác
giả là hình ảnh bếp lửa ở một làng quê Việt Nam từ thời thơ ấu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở
xa:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
“Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
Một bếp lửa và một làn sương sớm. Tiếng tu hú và giọng kể chuyện của bà. Rồi những ngày cha mẹ đi công tác xa. Rồi cháu
làm cháu học với bà....:
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm , bà chăm cháu học
(Bằng Việt- Bếp lửa)
“cháu ở cùng bà”, “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la , sự chăm
chút của bà đối với cháu nhỏ. Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà đã thay
thế vai trò của người mẹ hiền.
Sống trong những năm chiến tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” được sự “đỡ đần” của bà con hàng xóm,hai bà cháu
mới dựng lại được túp lều tranh, thế nhưng bà vẫn “vững lòng” trước mọi tai họa thử thách:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Lời dặn trực tiếp của bà khi cháu viết thư cho bố không chỉ giúp ta hình dung giọng nói, tiếng nói, tình cảm và suy nghĩ của bà
mà còn làm sáng lên phẩm chất của người bà, người mẹ Việt Nam yêu nước, đầy lòng hy sinh, kiên trì nhóm lửa, giữ lửa
-Từ “bếp lửa”, đứa cháu nghĩ về “ngọn lửa”.Một hình tượng rất tráng lệ. “Bếp lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiều đã sáng bừng
lên thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bền bỉ và bất
diệt. Cùng với hình tượng “ngọn lửa”, các từ ngữ chỉ thời gian:”rồi sớm rồi chiều”, các động từ: “nhen”, “ủ sẵn” , “chứa”
(chứa niềm tin dai dẳng) đã khẳng định ý chí, bản lĩnh sống của bà, cũng là của người phụ nữ Việt Nam giữa thời loạn lạc:
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
Bà thức khuya dậy sớm “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”, bà nhóm lửa cho thơm mùi khoai sắn, và:

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
(Bằng Việt- Bếp lửa)
Ngọn lửa như một biểu tượng của tình thương vô cùng ấm áp . Hình ảnh người bà giàu yêu thương và hình ảnh ngọn lửa
cứ trở đi, trở lại trong bài thơ, song mỗi lần no lại mang một ý nghĩa khác nhau.Khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nông đượm để sưởi
ấm cho bà cháu qua cái lạnh của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói
lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình thương vô hạn của bà. Đến câu tiếp theo thì
lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới là tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi và đến câu “Nhóm
dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”thì hoàn toàn mang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ, nuôi dưỡng và làm bừng
sáng những ước mơ,những khát vọng của đàn cháu nhỏ.Bếp lửa bà đã nhóm lên ngọn lửa của tình yêu thương ấm áp.
Bà thương cháu bao nhiêu thì cháu lại kính yêu và biết ơn bà bấy nhiêu:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà , niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
Cuộc đời mới thật vui, thật đẹp,đã “có ngọn khói trăm tàu” đã “có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng cháu vẫn
không nguôi nhớ bà, nhớ bếp lửa gia đình thương yêu. Không gian và thời gian xa cách, và dù cuộc đời có đổi thay, nhưng tình
thương nhớ bà vẫn thiết tha mãnh liệt.
-“Bếp lửa” là một bài thơ hay và độc đáo. Bài thơ không chỉ nói về bà, về tình bà cháu mà còn có ý nghĩa triết lý thầm kín;
Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có lúc tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời . Tình yêu thương
và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện của tình yêu thương , gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là khởi đầu của tình
người, tình yêu nước.


+ Sau hình ảnh người bà là hình ảnh người mẹ. Viết về người mẹ Việt Nam thời chống Mĩ , bài thơ “Khúc hát ru những em bé
lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ độc đáo và hay. Bà mẹ được nói đến là bà mẹ Tà-ôi có một tình
thương mênh mông: thương con, thương làng đói, thương bộ đội ,thương đất nước.
Bài thơ có 3 khúc ru được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị Thiên. Ba khúc
hát ru đều mở đầu bằng hai câu:

Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ:
Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi.
đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm tha thiết , trìu mến của người mẹ giành cho con.
Hình ảnh của người mẹ được gắn với hoàn cảnh và công việc cụ thể qua từng khúc hát.
+ Khúc hát thứ nhất người mẹ giã gạo nuôi bộ đội:
Nhịp chày nghiêng và giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Mẹ vất vả nên em vất vả theo. Mồ hôi ướt đẫm áo em nhưng bù lại em được say giấc nồng trên lưng mẹ và trong lời ru của mẹ:
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời
Trong lời ru của mẹ ta thấy chứa chan tình yêu con, tình yêu bộ đội, yêu cách mạng và kháng chiến. Qua khúc hát ta thấy
ước mơ của mẹ thật giản dị và cảm động biết bao: Mẹ ước mơ con lớn “Vung chày lún sân”
+ Khúc hát thứ hai, người mẹ tỉa bắp trên núi, nuôi làng nuôi bộ đội:
Lưng núi thì to lưng mẹ nhỏ
Hình ảnh đối lập gợi sự nhỏ bé của mẹ giữa rừng núi mênh mông heo hút, diễn tả sự chịu đựng gian khổ của người mẹ Tàôi. Ở khúc hát này, trong lời ru của mẹ ta thấy tình yêu con, tình yêu làng tha thiết và mẹ ước mơ con của mẹ lớn sẽ “ Phát
mười ka lưi...”
+Khúc hát thứ ba:
Mẹ đi chuyển lán, mẹ đi đạp rừng
Mẹ trực tiếp ra trận. “Mẹ đưa em đi để giành trận cuối”. Mẹ cùng em ra chiến trường , trực tiếp tham gia chiến đấu cùng
“Anh trai”, “Chị gái” . Giờ đây mẹ ước mơ được thấy Bác Hồ, ước mơ: “Mai sau con lớn làm người tự do”.
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong mỗi khúc hát vừa có sự lặp lại, vừa có sự phát triển. Không gian làm việc của mẹ càng
ngày càng mở rộng, từ giã gạo ở nhà đến phát rẫy trên nương và cuối cùng mẹ ra chiến trường. Trong mỗi khúc hát ta thấy lúc
đầu mẹ là mẹ chiến sĩ, về sau chính mẹ là chiến sĩ.
Những lời ru của mẹ - “tim hát thành lời” đó là tình cảm của mẹ, là khát khao ước vọng của mẹ đối với con mình. Nhưng ở
đây tình mẫu tử thiêng liêng không phải chỉ dành cho một người con duy nhất của mẹ , tình thương đó còn dành cho bộ đội,
cho dân làng và cho đất nước. Hiện tại, tương lai của con đều gắn liền với dân làng với cuộc kháng chiến của đất nước, dân
tộc. Hình ảnh mẹ trong bài thơ không chỉ mang ý nghĩa cụ thể về một người mẹ Tà-ôi mà còn mang ý nghĩa khái quát. Trong

cuộc kháng chiến thần thánh ấy có biết bao người như mẹ . Những người mẹ Việt Nam yêu con, yêu nước, sẵn sàng cống hiến ,
sẵn sàng tham gia vào cuộc kháng chiến vĩ đại vì độc lập tự do của dân tộc.
+ Có những người bà, người mẹ anh hùng nên mới có những đàn con cháu anh hùng, có những thế hệ anh hùng. Cô giao liên
trong truyện “Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang sáng”đã đi tiếp con đường chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt vẻ vang của
cha anh dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh. Cô lái xuồng giỏi, chỉ huy giỏi, có giác quan tinh tế kì lạ. Cô phân biệt chính
xác mùi lính Mĩ và mùi lính ngụy, ánh sao đêm và đèn máy bay địch, tiếng trực thăng ở xa và tiếng xuồng máy ở gần. Cô mưu
trí và dũng cảm lạ thường. Lọt vào phục kích của giặc, cô đã lập mưu đánh lừa chúng, an toàn vượt qua đường nguy hiểm. Cô
gái ương ngạnh ngày nào đã trở thành cô giao liên tài ba, dũng cảm, đã làm cho người cán bộ già (ông Sáu) như thức trong giấc
mơ.
+ “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm nổi tiếng của Lê minh Khuê viết về những tấm gương anh hùng của các cô thanh niên
xung phong trên con đường chiến lược Trường Sơn đánh Mĩ.Truyện đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ
trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa, cảnh tượng chiến trường vắng lặng đến phát sợ. Cảnh vật
bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung. Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến
gần quả bom. Thần chết đang đợi chờ! Hai mươi phút trôi qua, tiếng còi chị Thao rúc lên, Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn
xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp....Bom nổ, mảnh bom xé không khí, nổ
váng óc....Nguy hiểm căng thẳng không thể nào kể xiết....Nho bị thương. Bom nổ hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất bế
Nho lên. Máu tua ra ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào.Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho
Nho... Rồi chị Thao lại giục Phương Định hát. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ. Tác giả đã tái hiện cảnh phá bom
vô cùng nguy hiểm, dựng lên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường.Chiến công thầm lặng
của họ bất tử với năm tháng và lòng người.
Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được
phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Họ phải sống và chiến đấu rất gian khổ, hiểm nguy. Đó là
những chàng trai, cô gái trẻ, dũng cảm, hiến dâng cả cuộc đời thanh xuân cho đất nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn
thành nhiệm vụ . Họ có một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và rất trong sáng . Đặc biệt , những hình ảnh cao đẹp của các
cô thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam , cho thế hệ trẻ trong những
năm tháng hào hùng của Tổ quốc.
Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công
phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Định , Nho , của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời
chống Mĩ . Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng.



Chiến tranh đã đi qua, hôm nay đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của
đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ
III- Trên đây là một số gương mặt , tên tuổi, hình ảnh tuyệt đẹp về người phụ nữ Việt Nam . Đúng như Bác Hồ đã nói : “Non
sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” . Nhà thơ Huy Cận trong bài
“Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam” có viết:
Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng năng cho thơ



×