Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SÁNG KIẾN KINH NHGIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG MÔN ÂM NHẠC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.05 KB, 18 trang )

1

1

SÁNG KIẾN KINH NHGIỆM:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
CHO HỌC SINH TRONG MÔN ÂM
NHẠC LỚP 8

Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Âm nhạc
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ..................................................
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh

Hiện vật khác

Năm học: 2015-2016
BM02-LLKHSKKN

SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:




2

2

1. Họ và tên: Đặng Ánh Dương.
2. Ngày tháng năm sinh: 27 – 01 – 1987.
3. Nam, nữ: Nam.
4. Địa chỉ: Tổ 13 – Khu Phố 3 – Thị Trấn Vĩnh An – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.
5. Điện thoại: 061. 3861017 (CQ) / Điện thoại cá nhân: .0986.011.235
6. Fax:
Email:
7. Chức vụ: Giáo viên.
8. Đơn vị công tác: Trường THCS Mã Đà.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Đại học
- Năm nhận bằng: 2011.
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Âm nhạc.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Âm nhạc.
- Số năm có kinh nghiệm: 4 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây:

BM03-TMSKKN
SKKN: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
TRONG MÔN ÂM NHẠC LỚP 8”


3


3
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn học Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những
người làm nghề âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ…mà chính
là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần
cùng với môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ
thông cũng như mục tiêu của bậc học.
Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện,
không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hoá mà còn phát huy năng
lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành
mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát
triển toàn diện và hài hòa về tính cách cho các em.
Đặc biệt giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là một trong
bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức - Trí- Thể -Mĩ. Cái đẹp trong nghệ
thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những
hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng
người, hướng con người tới Chân- Thiện -Mĩ…
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự
hứng thú cao.
Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện
khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.
Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 8 là lứa tuổi nhạy cảm hiếu
động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bài dạy sẽ tạo
cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu
quả.
Từ thực tiễn giảng dạy cũng như việc học của học sinh, trong thời gian
qua thầy và trò gặp không ít khó khăn trong qúa trình dạy học và đã làm

mọi cố gắng để nâng cao chất lượng dạy-học, và điều quan trọng nhất mà tôi
tâm huyết đó là nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập
sẽ giúp cho học sinh say sưa hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết
quả học tập cao hơn.
Từ những lý do nói trên, tôi đã chon SK “ Một số biện pháp gây hứng
thú cho học sinh trong môn Âm nhạc lớp 8” nhằm gây hứng thú cho học
sinh trong học tập âm nhạc là một trong những giải pháp hết sức quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.


4

4
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến
những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong
cuộc sống của con người.
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự
nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao
hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng
vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những
con người toàn diện.
Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường THCS nói chung và lớp 8 nói
riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động
nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho
các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn
trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát
khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi. Âm

nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa
tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ
và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
Mặt khác qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho
tương lai đất nước. Đây là một môn học còn rất mới mẻ không giống những
môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo
phương châm học vui- vui học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học
tập là rất cần thiết.
Ta đã biết rằng bất kỳ làm việc gì nếu có hứng thú thì sẽ đi đến thành
công, đặc biệt là đối với học sinh do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi các
em. Nếu thích thú thì các em sẽ làm tốt, khi hoạt động nhận thức của học
sinh dựa trên cơ sở của hứng thú nó sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ
dàng.
Hứng thú trong học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi
dưỡng ở các em lòng ham muốn chính đáng trong việc không ngừng vươn
tới những đỉnh cao của việc nắm kiến thức, luôn tìm tòi học tập cái mới, tích
cực sáng tạo cái đã học vào hoạt động thực tiễn.
Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Âm nhạc
bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người tạo cho các em hứng
thú trong học tập môn âm nhạc không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học mà còn
làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái về tinh thần.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy
đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.


5

5

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

Không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa
tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ. Đặc biệt
ở học sinh lớp 8- đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý,
các em bắt đầu có sự e ngại, chất giọng cũng có sự thay đổi, có em đã thể
hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên của trẻ em đã có sự giảm sút.
Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát
trước tập thể lớp…Từ thực tế giảng dạy âm nhạc trong thời gian qua, tôi
nhận thấy rằng việc tạo cho học sinh hứng thú trong học tập là một điêù hết
sức cần thiết. Từ đó tôi mạnh dạn trình bày biện pháp giảng dạy của mình
để các Thầy,Cô và các bạn tham khảo.
Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ
năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học
tập làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác tạo nên niềm vui
trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn
trước tập thể, tạo được hưng phấn đồng đều giữa các em để giữa các em có
được sự hòa đồng trong nhận thức và học tập. Bất kỳ môn học nào cũng có
khả năng gây hứng thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm
nhạc nói chung và môn âm nhạc ở trường là nguồn cảm hứng là sự kích
thích, sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào
cũng gây được hứng thú cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 8.
Giải pháp thực hiện:
Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học,
phần giới thiệu đề mục mới:
1. 2

Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ
thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra
miệng...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung
của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới nhưng sự hứng thú học tập chỉ
thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học

sinh.
*Ví dụ: Để bước vào tiết học hát “Lí dĩa bánh bò” dân ca Nam bộ
(Tuần 4 - tiết 4 Âm nhạc 8: Học hat bài Lí dĩa bánh bò – Nhạc lí: Gam thứ,
giọng thứ) giáo viên vào lớp trên tay cầm một chiếc bánh bò rồi chìa ra và
hỏi.
? Các em biết thầy đang cầm trên tay vật gì không nào?.


6

6

(Có thể có rất nhiều câu trả lời sai nhưng sẽ tạo được không khí vui
tươi, rộn ràng vào đầu tiết học, gây được sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung
ở học sinh), và sẽ hấp dẫn hơn khi giáo viên nói : Đây là chiếc Bánh Bò đấy
các em ạ! nó dược làm bằng bột mì và là món quà rất có ý nghĩa của người
dân Nam Bộ để tặng người thân khi đi đường xa đấy! Thế là tiết học sẽ trở
nên vui hẳn ra.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích
cực, chủ động sáng tạo của học sinh để gây hứng thú học tập cho các em.
2.2

Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức rồi
được đặt ra và được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âm
nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học
của bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố
kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu
(tránh thời gian chết ) để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều.
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa
sức đối với học sinh, học sinh dể hiểu dể nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể

hiện nhiều thì học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt.
*Ví dụ: ( Tuần 22 – Tiết 22 Âm nhạc 8: Ôn tập bài hát “ Khát vọng
mùa xuân” – Tâp đọc nhạc: TĐN Số 5 – Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ
Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu ): Hoạt động 2 ôn tập
Tập đọc nhạc TĐN Số 5, sau khi học sinh đã đọc tốt giai điệu bài tập đọc
nhạc thì gv yêu cầu các em tự ghép lời ca, đặt lời mới cho bài TĐN …Để
các em có được niềm vui trước sự ra đời sản phẩm tinh thần của mình kèm
theo lời khen ngợi của giáo viên.
3.2

Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:

Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc
đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc
phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui - vui học.
Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thắng.
Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hoá
hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động,
hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi tiết dạy.
* Đối với học hát:
Muốn gây hứng thú cho học sinh thì vai trò của giáo viên rất quan
trọng, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên, giọng hát của giáo viên, phong
cách biểu diễn ...cách tiến hành dạy hát theo phương pháp dạy truyền miệng
từng câu ngắn theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo.
giáo viên có thể đánh đàn giai điệu cho học sinh nghe từng câu ngắn và tập
hát lời ca.


7


7

Sau khi thuộc bài hát có thể học sinh kết hợp một số động tác múa
đơn giản hoặc vận động thân thể theo nhạc. Cuối cùng cho học sinh tập biểu
diễn thể hịên giọng hát của mình kết hợp phụ hoạ. Để tạo cho học sinh sự
mạnh dạn, tự tin, giáo viên cùng thực hiện động tác với học sinh (vừa hát
vừa múa, động tác phù hợp với nội dung bài hát)
Cho học sinh chuẩn bị theo nhóm trong vài phút sau đó lên trình diễn
thi đua giữa các nhóm, giáo viên nhận xét tuyên dương tạo niềm vui cho các
em.
*Đối với dạy nhạc lý- tập đọc nhạc.
Lâu nay khi dạy về nhạc lý giáo viên thường định nghĩa, giảng giải ít
xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận xét, kết
luận. Về tập đọc nhạc các giáo viên chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp
dạy cho học sinh chuyên nghiệp âm nhạc, gây nên tâm lý căng thẳng nặng nề
không cần thiết, làm cho học sinh sợ tập đọc nhạc. Những tiết dạy như vậy
thường kém hiệu quả, học sinh không hứng thú học. Vì vậy để tạo cho các
em sự hứng thú trong học tập cách dạy tập đọc cao độ nên cho các em dựa
vào tiếng đàn làm mẫu của giáo viên, kỹ năng thể hiện trường độ và tiết tấu
phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết
học. Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc và
cuối cùng học sinh trong lớp đọc đúng được cả bài đọc nhạc.Với những bài
hát dân ca có thể cho các em đặt lời mới theo nhiều nội dung khác nhau…
Dạy nhạc lý – tập đọc nhạc phải thật nhẹ nhàng, dễ học với đại đa số học
sinh.
*Ví dụ 1: Khi học tập đọc nhạc gv nên gọi học sinh đọc theo từng tiết
nhạc hoặc từng câu nhạc để học sinh dễ đọc và có niềm vui khi thực hiện
được yêu cầu của giáo viên.
*Ví dụ 2: Khi học nhạc lí tránh sự khô khan (trong tiết 13 Âm nhạc 8.
Thứ tự dấu giáng, dấu thăng ở hóa biểu) thay vì sự mệt mỏi khi các em phải

học thuộc và nhớ vị trí của từng dấu hóa một cách khó khăn thì giáo viên có
thể hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ thứ tự dấu thăng , giáng ở hóa biểu
bằng bài thơ giúp học sinh nhớ nhanh và lâu hơn:
Một # nằm ở dòng 5
Hai # lại ở khe 3 gần kề
Ba # khe phụ một trên
Bốn # em ở dòng 4 chính rồi
Lại thêm 1 b nữa thôi
Dòng 3 nó ở nhìn là thấy ngay
Hai b nằm tiếp khe 4
Dưới 2 khe nữa b 3 sẳn sàng


8

8
Cuối cùng b 4 sắp hàng
Dòng 3 chờ đó để cùng hành quân.
* Đối với dạy âm nhạc thường thức:
Phân môn này bao gồm các nội dung: Giới thiệu tác giả tác phẩm,
nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc. để tạo ra
hứng thú đối với phân môn này giáo viên có thể tiến hành dưới các hình
thức:

Đọc truyện, kể chuyện, xem tranh và giải thích, nghe băng nhạc hoặc
giáo viên tự trình bày tác phẩm.
Trường hợp đọc, kể chuyện theo sách có thể giáo viên đọc cho học
sinh cả lớp nghe. Nếu cần tóm tắt ý chính và nêu câu hỏi cho học sinh trả
lời. Bài nào có tranh minh hoạ cần sưu tầm, phóng to những hình vẽ trong
sách treo trên bảng.

* Ví dụ 1: Trong tiết day Âm nhạc thường thức( Tuần 22- Tiết 22: Ôn
tập bài hát Khát vọng mùa xuân- Ôn tập TĐN Số 5 – Âm nhạc thường thức
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát và bài hát Biết ơn chị Võ Thị sáu Âm
nhạc 8) giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh sau và hỏi.
1

3

2

4

Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu
11-11-1924
Bóng cây Kơ-Nia

Nhạc sĩ: Trần Hoàn

Nhạc sĩ: Hoàng Vân
1930
Hò kéo pháo

Nhạc sĩ: Nguyễn ĐứcToàn


9

9
1928- 2003


10-3-1929

Một mùa xuân Nho nhỏ

Biết ơn chị Võ Thị sáu

? Các em đã học 4 NS Việt nam vậy NS Nguyễn Đức Toàn là ảnh số mấy?
Mỗi câu chuyện kể
phải nhấn mạnh một đôi ý để gây ấn tượng cho các em.
*Ví dụ 2: Kể chuyện NS Hoàng Vân sáng tác bài hát “hò kéo pháo”
trong hoàn cảnh bộ đội pháo binh đưa pháo vào trận địa Điện Biên Phủ…
Bên cạnh đó lời nói, giọng hát, phong cách, năng lực của giáo viên là
hết sức quan trọng, đây là một trong những yếu tố gây hứng thú đối với học
sinh.
*Ví dụ 3 : Trong bài (Tuần - tiết 14:Ôn tập bài hát Hò ba lí – Ôn tập
Tập đọc nhạc: TĐN Số 4 - Âm nhạc thường thức: Một số loại nhạc cụ dân
tộc Âm nhạc 8), trước khi đi vào bài học giáo viên cho học sinh xem tranh
và hỏi.

Chiêng

Đàn T-rưng

Đàn Đá

? Đây là những loại nhạc cụ nào? Thường được sử dụng tại vùng nào
trên đất nước ta?


10


10

Hoặc GV hỏi .Em có biết những nghệ sĩ sử dụng các lọai nhạc cụ nầy trong tư
thế như thế nào không?( hs xem tranh và trả lời theo kết quả nhìn thấy của mình)

Khi đánh cồng chiêng ta đeo dây lên vai
lên vai thả thong Cồng chiêng bên hông
, tay trái giữ tay phải cầm dùi đánh
nứa.
vào núm chiêng

Khi đánh đàn ta đứng trước ta mang
đàn, 2 tay cầm que trúc linh
động di chuyển trên từng ống

Khi đàn ta đứng trướcđàn 2 tay dùng búa sắc linh
động di chuyển trên từng thanh đá

4. Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao

hiệu quả bài học vừa tạo hứng thú cho học sinh với tinh thần “học mà
vui,vui để học”
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên biết cách sắp xếp
thời gian hợp lý tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học.


11

11


Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi nhưng giáo viên phải biết tổ chức trò
chơi phù hợp với từng bài học cụ thể.
*Ví dụ 1: Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”,
(Tuần 2- Tiết 2: Ôn tập bài hát ; Mùa thu ngày khai trường- Tập đọc
nhạc TĐN Số 1) : Giáo viên cho học sinh xem tranh.

Đây là chiếc trống gì?( h2).Nnhìn chiếc trống em liên tưởng đến bài
hát nào đã học, em hãy hát 1 đoạn bài hát.( Mùa thu ngày khai trường)
(Trong trò chơi nếu học sinh chơi tốt giáo viên có thể nhận xét, tuyên
dương hoặc ghi điểm để khích lệ tinh thần các em.)
Ví dụ 2: Trong giờ học tập đọc nhạc giáo viên có thể cho học sinh
nghe cao độ để đoán tên bài TĐN. Như ( Trong tiêt 11- tuần 11: Ôn tập bài
Tuổi hồng- Ôn tập Tập đọc nhạc TĐN Số 3 – Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ
Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ – nia). Trước khi vào bài học,
giáo viên đàn một câu cao độ trong bài TĐN Hãy hót chú chim nhỏ hãy hót:
“ Là, đố, si la, son si mí”
? Đoạn nhạc trên là câu hát nào? Nằm trong bài nào?
5.
Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố
gây xúc cảm.
Một giờ học sinh động giáo viên không thể không sử dụng phương
tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ tranh
ảnh. Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội
dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích
hứng thú học tập của các em. Kinh nghiệm đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những
kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng không hứng thú học tập và


12


12

vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nếu thoát
ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì bài giảng
dù có hấp dẫn sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm.
Vì vậy phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa phải vừa mở rộng kiến
thức. Đặc biệt với môn nhạc phải chú trọng thực hành, giáo viên dạy nhạc
không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm
chán, hiệu quả bài dạy không cao. Các câu chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo
viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có
đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút...
* Ví dụ 1: Muốn giới thiệu hình thức hát bè theo nhiều nhóm hát tạo thành 1
hợp xướng thì phải có hình ảnh 1 tổ hợp xướng cho học sinnh xem.

Dàn hợp xướng
Ví dụ 2: Các thể loại nhạc đàn ( Tuần 33- tiết 31: - Ôn tập bài hát: Tuổi đời
mênh mông- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 8- Âm nhạc thường thức: Sơ
lược về một vài thể loại nhạc đàn.ÂN 8), cho học sinh xem ảnh các nghệ sĩ
đang biểu diễn các loại nhạc cụ..
1

2

Độc tấu vi-o-lông

Tam tấu nhạc cụ dân tộc

3


4


13

13

Hòa tấu nhạc cụ dân tộc
5

Tam tấu vi-o-lông ,
6

Hòa tấu trống

7

hòa tấu nhạc cụ dân tộc

độc tấu đàn nguỵêt

8

độc tấu sáo

? Em hãy xem tranh và nêu các hình thức biểu diễn nhạc cụ trong tranh?
( hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8


14


14

6.
Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong
giờ học âm nhạc
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà
phải rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa
phải làm cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nổi các em không để ý
thời gian trôi đi nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến
tiếc
7.
Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học sinh
được xem, được nghe đựơc thể hiện và bình luận:
Bằng hình thức tổ chức các Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi
ngoại khoá âm nhạc với chủ đề: “Khúc nhạc tháng 3”, “ Em làm nghệ sĩ”,
Âm nhạc trong em”, “ Giai điệu xanh” … giúp cho học sinh có niềm say mê
hứng thú hơn trong giờ học tập chính khóa cũng là hình thức phát hiện năng
khiếu bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
- Với sự áp dụng các biện pháp nói trên, trong thời gian qua tôi được
phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc. Tôi nhận thấy đa số học sinh đều rất
hứng thú học tập, các lớp qua kiểm tra đều đạt kết quả cao thể hiên qua số
lieu sau:

- Đầu năm 2014- 2015:
Lớp

TSHS


Đ

%



%

81

25

15

60

10

40

82

26

14

53.8

12


46.2

Cộng

51

29

113.8

22

86.2

- Cuối năm 2014- 2015:
Lớp

TSHS

Đ

%



%

81

25


22

88

3

22

82

26

21

80.8

5

19.2

Cộng

51

43

168.8

8


41.2


15

15

Sau khi thực hiện thường xuyên biện pháp giảng dạy mới tôi thấy có kết quả
rõ rệt, không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh phát biểu xây dựng bài nhiều
hơn, học sinh được kiểm tra bài cũ thuộc bài nhiều hơn. Điều đặc biệt là tỉ lệ
học CĐ giảm đáng kể và tỉ lệ học sinh Đ tăng lên khá rõ so với đầu năm. Tôi
hy vọng rằng với phương pháp giảng dạy này sẽ tạo cho các em niềm say mê
môn học, có niềm tin ở chình mình và việc dạy và học sẽ đạt kết quả cao
hơn, dần dần sẽ không còn học sinh yếu về bộ môn học này.
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng các
biện pháp nói trên, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Để tạo hứng thú đối với học sinh thì trước hết phải gây hứng thú cho
học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên cần phải nắm đặc trưng của bộ môn, có phương pháp dạy
học linh hoạt sáng tạo, phải tìm mọi cách để cải tiến cách dạy từng phân
môn theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, bổ sung sáng
tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền
đạt ở mỗi bài học.
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng
phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm
- Trong các tiết học phải tạo cho các em sự hứng thú từ đầu đến hết

tiết học, tạo cho các em sự hứng thú vui tươi, bởi vì đặc trưng bộ môn đó là
học vui- vui học, tránh gò ép đối với học sinh.
- Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp trong trường bằng hình
thức tổ chức hội thi văn nghệ, ngoại khóa.
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo
viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi phương tiện
thông tin để tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường
xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà
trường.
Trên đây tôi mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản thân
tôi được chắc lọc và thực hiện qua nhiều năm học, nó được áp dụng đi vào
từng tiết dạy và thấy có chiều hướng tốt, học sinh học tốt hơn và có nhiều
hứng thú hơn với môn học, song đó là kinh nghiệm của riêng tôi trong phạm
vi dạy học tại trường chắc hẳn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong rằng
trong quá trình xem xét hội đồng giám khảo sẽ có những ý tưởng hay hơn,
bổ ích hơn để bổ sung, chỉnh sửa nhằm hoàn chỉnh hơn những ý tưởng tôi
vừa nêu trên để tôi có thêm hành trang phục vụ chuyên môn của mình ngày
càng tốt hơn trong những năm học tới.


16

16

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần phải có phòng
học chức năng riêng biệt, môi trường trong lành, thoáng mát, đầy đủ tiện
nghi và đồ dùng dạy và học, trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu phục vụ
môn học để vệc dạy và học ngày càng hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn.



17

17
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách GK Âm Nhạc -mỹ thuật 8
- Sách Nhạc Lí Căn bản
- Vở học và bài tập thực hành 8
- Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS
- Các hình ảnh trên Internet
- Bộ đề âm nhạc tham khảo
- Thiết kế bài giảng Âm Nhạc 8
- Sách GV âm nhạc 8
-Âm Nhạc và phương pháp giáo
dục Âm Nhạc ở trường Tiểu học
(sách BDTX chu kì III cho GV tiểu học)
Và một số tài liệu khác.

nhà xb GD ( 3.2005)
nhà xb Hà Nội( quíIII-2000)
nhà xb GD( 6.2009)
Bộ GD-ĐT quyển 1,2 chu kì
III(2004-2007)
Nhiều tác giả
Nhà xb Hà Nội( quý III-2004
Nhà xb GD ( 8- 2000)

Nhà xb GD, tháng 8-2000



18

PHÒNG GD& ĐT VĨNH CỬU
TRƯỜNG THCS MÃ ĐÀ

18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Mã Đà, ngày 15 tháng 10 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số Biện pháp gây hứng thú cho

học sinh trong môn âm nhạc lớp 8”.
Họ và tên tác giả: ĐẶNG ÁNH DƯƠNG Chức vụ: Giao viên
Đơn vị: Trường THCS Mã Đà
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: Âm nhạc
Phương pháp giáo dục:……..
Lĩnh vực khác: ……………………
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có.
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong đơn vị có hiệu quả cao.
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong đơn vị có hiệu quả cao.
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc định hướng đường lối, chính
sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tế, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế và đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng
đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( Kí và ghi rõ họ tên )
(Kí và ghi rõ họ tên và đóng
dấu)



×