SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG
CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ ĐẠT HIỆU QUẢ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
hướng tới mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Xác
định điều đó, trong những năm qua, là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi
rất băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ cần phải làm gì để duy trì sĩ số trong lớp chủ nhiệm
nhằm phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Làm thế nào để đạt hiệu quả trong công tác duy trì sĩ số ở lớp chủ nhiệm?
Trong 12 năm liên tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Vĩnh Tân. Tôi
đã tìm ra được một số giải pháp và đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp ở lớp
8.2 năm học 2015 - 2016. Kết quả thực nghiệm công tác duy trì sĩ số ở lớp chủ
nhiệm đã đạt hiệu quả và đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp
giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sĩ số đạt hiệu quả”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
- Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học
tập. Sự lười biếng học tập kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là học lực nhanh chóng giảm
sút. Học sinh bị mất căn bản do lỗ hổng kiến thức quá lớn, vào học thầy cô giảng bài
không hiểu được đồng thời hay bị phê bình nên chán nản bỏ học. Đó là một trong
những nguyên nhân làm giảm sĩ số. Để duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm, vai trò của giáo
viên chủ nhiệm lớp đặc biệt quan trọng, vừa công tác tốt trong giảng dạy vừa quản
lý lớp bằng cả tâm huyết của mình.
- Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người thật nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ và
có lòng nhiệt huyết cao. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục toàn diện học sinh, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và Cha
mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Ngoài việc trực tiếp
giảng dạy bộ môn ở lớp chủ nhiệm, Giáo viên chủ nhiệm phải luôn là nhà giáo dục,
là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến
việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện
vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm có lúc phải là người cha (mẹ), anh (chị), bạn
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 1
bè… để chia sẻ những tình cảm vui, buồn cùng các em. ( Trích trong quyển Sổ tay công
tác chủ nhiệm lớp dành cho giáo viên Trung học cơ sở của Tác giả Hà Nhật Thăng)
- Trong 12 năm liên tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Vĩnh
Tân. Tôi đã tìm ra được một số giải pháp và đã áp dụng trong công tác chủ nhiệm
lớp ở lớp 8.2 năm học 2015 - 2016. Kết quả thực nghiệm đã đạt hiệu quả. Xin trình
bày đến quý thầy cô một số giải pháp giúp cho tôi trong công tác duy trì sĩ số đạt
hiệu quả.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số học sinh bỏ học, nghỉ học
luôn như:
+ Gia đình không quan tâm.
+ Mất căn bản nên lười học, chán học.
+ Hoàn cảnh gia đình khó khăn mặc cảm với thầy cô, bạn bè.
+ Sự rủ rê, lôi kéo của bạn xấu……
- Để duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm. Tôi xin trình bày đến quý thầy cô một số giải
pháp mà tôi đã áp dụng đạt hiệu quả như sau:
2.1/ Nắm vững đặc điểm của từng học sinh trong lớp
- Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững đặc điểm của từng học sinh trong lớp
với tất cả các tiêu chí về nhân thân (họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, hoàn cảnh gia
đình, cha mẹ, nghề nghiệp), đặc điểm của gia cảnh (về văn hóa, kinh tế, tâm lí..) đặc
điểm của từng học sinh (sức khỏe, sở thích, học lực, đạo đức, bạn bè…) Để nắm
được đặc điểm của từng học sinh, Giáo viên chủ nhiệm có thể liên hệ qua Giáo viên
chủ nhiệm năm trước, qua gia đình, qua bản thân học sinh… để từ đó có cách giáo
dục từng em cho phù hợp với từng hoàn cảnh.
* Minh chứng: Trong năm học 2015-2016. Lớp tôi có em Nguyễn Ngọc Duy
Khang, thường xuyên nghỉ học, hay vi phạm nề nếp. Qua tìm hiểu từ phía các bạn
trong lớp thì tôi được biết: Em là con một nên rất được nuông chiều, các bạn bảo
bạn Khang rất ngang bướng nhưng lại rất thích ngọt, bạn Khang rất mê chơi Game,
bạn đã trốn học để đi chơi Game. Biết được tính cách của em và biết được sự đam
mê không tốt của em, tôi thường xuyên động viên, nhỏ nhẹ và chỉ bảo cho em điều
gì đúng điều gì sai. Sau một thời gian (gần một tháng) động viên, nhỏ nhẹ và chỉ bảo
em, dần dần em đã thấm nhuần và đã không còn nghỉ học, không còn vi phạm nề
nếp nữa…
2.2/ Đưa ra tiêu chí thi đua ngay từ đầu năm học
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 2
- Nhằm tạo cho học sinh có tinh thần hứng thú, vươn lên về học tập cũng như về
nề nếp trong năm học. Ngay từ đầu năm học, Giáo viên chủ nhiệm cần đưa ra các
tiêu chí thi đua một cách cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ: Điểm cộng, điểm trừ, tuyên dương, khen thưởng, phê bình, kỷ luật…
+ Tham gia tốt phong trào: +…
+ Điểm 10: +…
+ Tham gia chưa tốt phong trào: -….
+ Không đồng phục: -…
…………………….
2.3/ Thường xuyên trao đổi và nắm bắt thông tin từ ban cán sự của lớp
- Ban cán sự lớp chính là một tổ chức trực tiếp theo dõi và lãnh đạo lớp được giáo
viên chủ nhiệm cùng cả lớp tín nhiệm đề cử. Chính ban cán sự lớp nắm bắt rõ nhất
về tình hình của lớp mình.
- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên trao đổi với ban cán sự của lớp để theo
dõi tình hình của từng em, kịp thời nắm bắt những thay đổi của lớp để đề ra biện
pháp và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
* Minh chứng:
+ Trong năm học 2015-2016. Có ba ngày tôi được nhà trường cử đi công tác.
Trước khi đi, tôi đến lớp và dặn ban cán sự lớp: Cô đi công tác ba ngày, khi cô
không lên lớp nếu có chuyện gì cần cô giải quyết thì các em liên lạc với cô. Biết cô
chủ nhiệm không lên lớp nên hai bạn Nguyễn Ngọc Duy Khang và bạn Ngô Hoàng
Anh đã rủ nhau nghỉ học. Chiều hôm đó sau khi tan học về, lớp trưởng gọi điện ngay
cho tôi báo cáo về việc hai bạn Nguyễn Ngọc Duy Khang và bạn Ngô Hoàng Anh
nghỉ học. Tôi đã liên lạc ngay với gia đình hai em. Chiều hôm sau khi tan học về,
lớp phó học tập gọi điện báo cho tôi là hôm nay lớp đi học đủ. Tôi rất vui vì đã có
Ban cán sự lớp thật nhanh nhẹn và hiệu quả…
2.4/ Xây dựng đôi bạn cùng tiến
- Một số em học sinh do bị mất căn bản nên học rất yếu rồi lười học, chán học và
có nguy cơ nghỉ học. Là giáo viên chủ nhiệm, tôi rất băn khoăn, trăn trở và lo lắng.
Tôi đã suy nghĩ, xây dựng đôi bạn cùng tiến. Các bạn khá, giỏi kèm các bạn yếu,
kém và đưa ra tiêu chí thi đua nhằm giúp cho đôi bạn cùng tiến hăng hái thực hiện
đem lại hiệu quả.
+ Tiêu chí:
+ Một bạn khá, giỏi chọn kèm một bạn yếu, kém.
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 3
+ Mỗi tháng cô tổng hợp điểm của tất cả đôi bạn cùng tiến nếu đôi nào tiến bộ sẽ
được nhận một phần quà.
- Với tiêu chí trên, các em học sinh rất phấn khởi, hăng hái tham gia chọn đôi
bạn cùng tiến. Kết quả đã đem lại hiệu quả cao. Cuối năm 100% các bạn trong lớp
đều có tiến bộ và đều được lên lớp.
2.5/ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
- Giáo dục kỹ năng sống cho các em trong các tiết hoạt động ngoài giờ, sinh hoạt,
nhằm giúp các em hoàn thiện về mọi mặt với những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hình thành sự tự tin, kỹ năng
lắng nghe, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng đặt mục tiêu,
kỹ năng kiên định, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng quản lý thời gian.
* Minh chứng: Trong tiết Hoạt động ngoài giờ, Dẫn chương trình mời bạn lớp phó
văn thể lên hát một bài cho cô và cả lớp nghe. Lớp phó văn thể lên trình bày bài hát
là em đã thể hiện được kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hình
thành sự tự tin …
2.6/ Liên kết chặt chẽ với gia đình học sinh (PHHS). Phối hợp chặt chẽ với giáo
viên bộ môn trong lớp, các ban ngành đoàn thể trong trường
+ Liên kết chặt chẽ với gia đình học sinh (PHHS).
- Sự buông lỏng của gia đình là nguyên nhân chủ yếu làm cho học sinh lơ là học
tập. Sự lười biếng học tập kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là học lực nhanh chóng giảm
sút. Học sinh bị mất căn bản do lỗ hổng kiến thức quá lớn, vào học thầy cô giảng bài
không hiểu được đồng thời hay bị phê bình nên chán nản bỏ học. Chính vì thế, từng
gia đình phải có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở và thường xuyên giám sát việc học
tập của con em mình.
- GVCN thường xuyên liên lạc với Phụ huynh học sinh về tình hình học tập cũng
như về đạo đức của con em phụ huynh bằng nhiều cách như: Qua gặp gỡ trực tiếp,
trao đổi qua điện thoại, gửi phiếu liên lạc hàng tháng...
* Minh chứng: Trong năm học 2015-2016, trong lớp tôi có em Hoàng Thị Bích
Vân rất lười học bài. Qua thời gian (hơn một tháng) có lúc thì tôi gặp trực tiếp Phụ
huynh, có lúc thì tôi trao đổi với Phụ huynh qua điện thoại về tình hình học tập của
em. Phụ huynh và tôi cùng kết hợp thường xuyên nhắc nhở, động viên em. Thấy
được sự quan tâm của bố mẹ và cô, em đã có tiến bộ, em chăm học hẳn lên không
còn tình trạng không thuộc bài nữa…
+ Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn trong lớp, các ban ngành đoàn thể
trong trường
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 4
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nên trao đổi với giáo viên bộ môn về những
học sinh còn yếu trong học tập và rèn luyện (hoàn cảnh gia đình không thuận lợi,
sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật kém…) đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn
phản ánh để cùng hỗ trợ, phối hợp để ngày càng đưa lớp hoàn thiện hơn về mọi mặt.
- Giáo viên chủ nhiệm cần liên kết chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể trong trường
như: Đoàn, Đội, Thư viện, Phổ cập…để giáo dục toàn diện cho học sinh.
* Minh chứng: Trong năm học 2015-2016. Tôi đã thường xuyên trao đổi với giáo
viên bộ môn về những học sinh còn yếu trong học tập và rèn luyện để cùng phối
hợp, hỗ trợ, giúp các em vươn lên trong học tập, nề nếp. Kết quả cuối năm: 100%
học sinh được lên lớp. Không có học sinh nào Hạnh kiểm Trung bình.
2.7/ Sự bình tĩnh và nụ cười
- Sự bình tĩnh và nụ cười là bí quyết luôn đem lại thành công cho tôi. Cho dù có
chuyện gì xảy ra, khi bước vào lớp, tôi luôn luôn bình tĩnh và nở nụ cười thật tươi
với các em, để các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và các em
sẽ ngoan ngoan, chăm học.
* Minh chứng:
+ Có một lần trong giờ truy bài, tôi đến gần lớp thì tôi nghe trong lớp rất ồn.
Ngay lúc đó thì Sao đỏ đi ngang qua và ghi lớp tôi truy bài không nghiêm túc. Tôi
bước vô lớp bình tĩnh và nở nụ cười bảo với các em: Sao đỏ mới vừa ghi lớp chúng
ta truy bài không nghiêm túc rồi đó, các em nhớ giờ truy bài các em ôn lại bài thì
các em đọc thầm thôi, các em đọc lớn như vậy sẽ rất ồn ào ảnh hưởng đến lớp bên
cạnh mà còn bị sao đỏ ghi nữa. Thấy tôi không la rầy mà tôi còn cười và khuyên
nhủ, các em cảm thấy có lỗi với tôi và từ ngày hôm đó trở đi, các em đã không còn
vi phạm nữa. Giờ truy bài thật nghiêm túc và hiệu quả…
2.8/ Chia sẻ
- Giáo viên chủ nhiệm có lúc phải là người cha (mẹ), anh (chị), bạn bè… để chia
sẻ những tình cảm vui, buồn cùng các em. Đây là một việc làm thường xuyên và
không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm lớp.
* Minh chứng:
+ Trong năm học 2015-2016, khi tôi nhận nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp
8.2, Giáo viên chủ nhiệm năm trước báo cho tôi là ngoài em Nguyễn Ngọc Duy
Khang trong lớp hay nghỉ học còn có em Ngô Hoàng Anh cũng rất hay nghỉ học, có
nguy cơ bỏ học. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân thì tôi được biết em
đã mất bố, mẹ thì đi làm suốt ngày kiếm tiền để lo cho 4 anh chị em đi học, chính vì
không có ai quản lý nên em thường xuyên nghỉ học. Ngày đầu tiên tôi đến lớp, hôm
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 5
đó em lại đi học. Chiều hôm đó sau khi học xong, tôi mời em ở lại để gặp riêng em
trò truyện, chia sẻ, trao đổi, khuyên nhủ, phân tích, giải thích cho em hiểu về hoàn
cảnh gia đình em và lỗi của em trong năm học trước. Sau ngày hôm đó, em đã hiểu
và nhận ra lỗi của mình, em xin lỗi tôi và hứa sẽ đi học đầy đủ. Từ ngày hôm đó cho
đến cuối năm học, em đã không còn nghỉ học nữa và rất ngoan, rất chăm chỉ học
tập…
2.9/ Thăm gia đình học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm cùng các em học sinh trong lớp nên thường xuyên đi thăm gia
đình học sinh trong lớp đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, các em có nguy
cơ bỏ học. Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học
nhìn thấy được sự quan tâm ấy sẽ là nguồn động lực thúc đẩy các em vươn lên trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
* Minh chứng: Trong năm học 2015-2016. Tôi và các em trong lớp đã đi thăm
gia đình các em: Mai Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Kim Nhi, Nguyễn Ngọc Duy
Khang, Ngô Hoàng Anh, Hoàng Thị Bích Vân đây là những em có hoàn cảnh khó
khăn, chán học và có nguy cơ bỏ học. Tôi và các em học sinh trong lớp đã đến chia
sẻ, động viên, khích lệ các bạn đi học. Thấy được sự quan tâm ấy, các bạn ấy đã đi
học rất đầy đủ, ngoan và chăm học.
2.10/ Lồng ghép trò chơi vào tiết sinh hoạt lớp
- Giáo viên chủ nhiệm và Dẫn chương trình cần sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao,
tục ngữ, câu chuyện, bài hát, các tình huống…lồng ghép vào tiết sinh hoạt giúp cho
các em vừa vui chơi giải trí, vừa qua các nội dung vui chơi ấy các em học thêm được
nhiều điều bổ ích, các em sẽ thấy thích thú khi được đến trường như câu khẩu hiệu,
băng rôn nhà trường tuyên truyền “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
* Minh chứng: Trong năm học 2015-2016. Sau phần Giáo viên chủ nhiệm nhận xét
và đưa ra phương hướng tuần tới, Dẫn chương trình lồng ghép một số trò chơi:
+ Bạn hãy điền vào chỗ trống câu ca dao, tục ngữ sau:
Một chữ cũng là thầy,… cũng là thầy.
Muốn sang … cầu Kiều, muốn con…. phải …thầy.
+ Bạn hãy hát trích đoạn 5 bài hát chủ đề về Bác Hồ, về mùa xuân…
+ Bạn hãy thể hiện tiếng kêu của năm loài thú.
+ Bạn hãy cười 5 giọng cười khác nhau… hoặc mời Giáo viên chủ nhiệm sinh
hoạt trò chơi.
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 6
- Riêng bản thân tôi vì có sẵn năng khiếu hát, kể chuyện…nên tôi thường biểu
diễn cho các em xem, các em nghe, các em nhìn thấy, để qua đó các em có thể học
hỏi các năng khiếu mà cô đã thể hiện.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
- Trong năm học 2015 - 2016, Tôi đã áp dụng một số giải pháp nói trên vào lớp 8.2
mà tôi chủ nhiệm. Các em học sinh trong lớp năng động hẳn lên, đi học đều, đoàn
kết, tích cực, tham gia các phong trào, chăm học. Kết quả đã đạt hiệu quả cao về
thành tích học tập cũng như về nề nếp. Công tác duy trì sĩ số đạt 100%.
* Trước khi thực hiện đề tài. Trong năm học 2014-2015, kết quả về công tác
duy trì sĩ số của lớp 8.2 như sau:
+ Về Hạnh kiểm:
Sĩ số Sĩ số
đầu cuối
năm năm
43
41
Tốt
SL TL
SL
30 73,2% 11
Khá
Trung bình
TL
SL
26,8% 0
Yếu
TL
SL TL
0
Trung bình
Yếu
+ Về Học lực:
Sĩ số Sĩ số
đầu cuối
năm năm
43
41
Giỏi
SL TL
SL
6 14,6% 12
Khá
TL
SL
29,3% 23
TL
56,1%
SL TL
0
* Kết quả đạt được về công tác duy trì sĩ số sau khi thực hiện đề tài ở lớp 8.2
năm học 2015-2016 như sau:
+ Về Hạnh kiểm:
Sĩ số Sĩ số
đầu cuối
năm năm
Tốt
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Khá
Trung bình
Yếu
Trang 7
41
41
SL TL
SL
36 87,8% 5
TL
SL
12,2% 0
TL
SL TL
0
Trung bình
Yếu
+ Về Học lực:
Sĩ số Sĩ số
đầu cuối
năm năm
41
41
Giỏi
SL TL
SL
10 24,4% 18
Khá
TL
SL TL
43,9% 13 31,7%
SL TL
0
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất, khuyến nghị:
- Để giúp học sinh hoàn thiện về cả Đức lẫn Tài. Giúp cho Giáo viên chủ nhiệm
trong công tác duy trì sĩ số đạt hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cần phải có nhiều thời
gian hơn để gần gũi các em, quan tâm, trao đổi, giúp đỡ… nhưng một tuần Giáo
viên chủ nhiệm chỉ có 4 tiết tiêu chuẩn, vì thế, tôi rất mong các cơ quan chức trách
có liên quan tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi, giúp Giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Khả năng áp dụng:
- Sáng kiến mà bản thân tôi đưa ra rất thiết thực và hiệu quả, có thể áp dụng cho tất
cả các Giáo viên chủ nhiệm đang làm công tác chủ nhiệm lớp ở lớp 6,7,8,9.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã áp dụng, thực hiện và đạt hiệu quả công
tác duy trì sĩ số ở lớp chủ nhiệm. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều những giải pháp khác
đem lại hiệu quả cao trong công tác duy trì sĩ số. Tôi rất mong được sự góp ý, trao
đổi kinh nghiệm của Ban giám khảo, các bạn đồng nghiệp cũng như những ai đang
làm công tác chủ nhiệm lớp để cùng đưa ra được những giải pháp tối ưu nhất nhằm
giúp các em học sinh THCS hoàn thiện hơn về cả Đức lẫn Tài và đem lại hiệu quả
cao trong cong tác duy trì sĩ số.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
TÊN TÁC GIẢ
1
Hà Nhật Thăng
TÊN TÀI LIỆU
NXB
Sổ tay công tác chủ nhiệm NXB Giáo dục Việt
lớp dành cho giáo viên Nam 2010
THCS
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
Trang 8
2
3
Trương Thị
Bích Dung
Hoa Hướng dẫn và rèn luyện Kỹ NXB Đại học Quốc
năng sống cho học sinh gia Hà Nội 2012
THCS
Trần Thị Trọng
Tuyển tập trò chơi - Bài hát
NXB Giáo dục 2000
Phạm Thị Sửu
4
Nguyễn Việt Hùng
Hà Thế Truyền
5
Đỗ Thị Hạnh Phúc
Nguyễn Kế Hào
Nguyễn Thanh Bình
Tăng cường năng lực làm
công tác giáo viên chủ nhiệm
lớp ở trường THCS
Nâng cao năng lực hiểu biết
về đối tượng giáo dục
Giáo viên: Kiều Thị Phương Dung
NXB Giáo dục Việt
Nam 2013
NXB Giáo dục Việt
Nam 2013
Trang 9