Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một vài biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.46 KB, 12 trang )

1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Trong những năm qua trường THPT Huỳnh Phi Hùng phần lớn là học sinh
chăm, ngoan, hiếu học bên cạnh đó còn một bộ phận học sinh chậm tiến lười học
thường hay vi phạm Nội qui và các Quy định khác của nhà trường, sống buôn thả,
bất cần,… nếu chúng ta không có những biện pháp giáo dục hữu hiệu những em này
rất dễ bỏ học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, bản thân các em rất dễ dính vào các tệ
nạn xã hội, không có việc làm không nghề nghiệp tạo gánh nặng cho gia đình và xã
hội.
Để giáo dục, cảm hóa các em vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan
trọng, nhưng còn một số giáo viên do năng lực còn hạn chế, thiếu sự kiên trì, ngại
khó, chưa biết biện pháp để giáo dục nên kết quả đạt được chưa cao, tình trạng học
sinh bị Hội đồng kỷ luật nhà trường cảnh cáo, buộc thôi học vấn còn tiếp diễn hàng
năm.
Bản thân tôi là một giáo viên – một cán bộ quản lí lâu năm trong nghề cũng
rất trăn trở vấn đề này, nên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến của mình “Một vài biện
pháp giúp giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh chậm tiến”.
Mong được trao đổi, giúp đỡ của các đồng nghiệp để chúng ta vận dụng một
cách có hiệu quả, đừng để một học sinh nào rời ghế nhà trường do chúng ta chưa
làm hết trách nhiệm của mình mà trong lòng chúng ta phải day dứt. Vì các em còn
quá trẻ nếu chúng ta giúp đỡ giáo dục đúng lúc có những biện pháp hữu hiệu thì các
em không đến nổi như thế, rồi cuộc đời các em sẽ đi về đâu?
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 1
Triển khai thực hiện thí điểm cho giáo viên chủ nhiệm khối lớp 10 (5 lớp) vì
khối lớp nầy các em mới vào đầu cấp học, chưa quen với nề nếp kĩ cương nhà
trường, một số em lần đầu tiên sống xa gia đình thiếu sự quan tâm chỉ bảo của cha
mẹ nên rất dễ chơi bời, lêu lỏng,… chưa xác định được mục đích động cơ học tập,
thường rất dễ bỏ học nữa chừng. Khối lớp này hàng năm thường vi phạm Nội qui kỉ
luật rất nhiều, số lượng bỏ học rất cao.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Cơ sở lý luận:


- Hiện nay vẫn còn các em có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thiếu điều kiện
học tập, cha mẹ lo bươn chải với cuộc sống, ít có thời gian quan tâm đến việc học
tập của con em mình, với quan niệm: học tới đâu hây tới đó. Bản thân các em nếu
thiêú cố gắng, sống buôn thả không xác định được mục đích, động cơ học tập đúng
đắn, …dẫn đến việc học tập sa sút rất dễ đi đến vi phạm kỉ luật hoặc bỏ học.
- Lứa tuổi THPT từ 16 đến 18 tuổi bên cạnh sự phát triển mạnh của cơ thể các
em cũng có sự thay đổi mạnh mẽ về yếu tố tâm lý, các em thường thích khám phá
những cái mới, rất hiếu động, tỏ ra mình là người lớn, cái gì cũng cho là mình biết,
không cần sự giúp đỡ của người khác, hay cải lại cha mẹ, thầy cô khi vấn đề phật ý
mình. Vì thế người giáo viên phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh
THPT, nhân cách của từng học sinh, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa của gia
đình để có biện pháp giáo dục thích hợp. Tránh tình trạng nóng vội trong giải quyết
vấn đề giáo dục học sinh chậm tiến.
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 2
- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng
vị tha, có năng lực sư phạm, phải bình tỉnh, kiên trì và có khả năng tự kiềm chế, nói
năng lịch sự, tác phong mẫu mực, thái độ cởi mở, hòa nhã, sự chuẩn mực của người
thầy là tấm gương để học sinh kính trọng, tin tưởng ,là chổ dựa tinh thần đó là mặt
mạnh dễ dàng giúp đỡ, cảm hóa giáo dục các em.
- Tạo môi trường sư phạm lành mạnh trong lớp học nói riêng và nhà trường
nói chung, giáo viên chủ nhiệm phải bình tỉnh tìm hiểu nguyên nhân của mọi vấn đề
đưa đến học sinh chậm tiến, phải biết kết hợp nhiều biện pháp giáo dục cảm hóa các
em đây là một công việc đòi hỏi phải có tính chịu khó, kiên trì lâu dài của giáo viên.
- Mặt trái của cơ chế thị trường có nhiều tác động tiêu cực tác động đến môi
trường giáo dục, rất dễ lôi kéo học sinh hư hỏng, buông thả sự học tập, giáo viên chủ
nhiệm cần phải biết quản lý và ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội xâm nhập vào
học sinh thân yêu của mình, nếu các em đã sa ngã thì chính giáo viên chủ nhiệm
phải dùng biện pháp nào giúp các em đứng dậy.
b. Những biện pháp:
BIỆN PHÁP 1: Nắm bắt thông tin kịp thời. Tìm nguyên nhân vấn đề:

Người giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học cần nắm bắt thông tin về
từng học sinh của lớp mình như: Những điều cần lưu ý ở các năm học trước, tính
cách của từng học sinh, hoàn cảnh gia đình về kinh tế, văn hóa, chính trị và cách
giáo dục con cái của từng gia đình học sinh, truyền thống gia đình học sinh… Khi
phát hiện học sinh chậm tiến bộ thì phải phân tích nguyên nhân nào là cơ bản khiến
các em mắc phải những khuyết điểm có tính hệ thống, kết hợp với những điều đã
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 3
biết về tính cách của học sinh và những thông tin hỗ trợ khác, mà đưa ra biện pháp
giúp đỡ giáo dục hợp lí.
* Ví dụ:
- Khi tìm hiểu biết vì hoàn cảnh nghèo em thường hay đi làm giúp gia đình
nên thường bỏ học vô lí do, điểm kém nhiều,…
Giáo viên chủ nhiệm tìm cách giúp đỡ bằng sự vận động học sinh trong lớp,
Hội cha mẹ học sinh, tập thể giáo viên nhà trường, Đoàn thanh niên, Lãnh đạo nhà
trường,… giúp đỡ miễn học phí và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần giúp em ổn
định học tập, giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên gần gũi động viên em vượt
lên khó khăn.
- Khi tìm hiểu biết vì cha mẹ li hôn mà em buồn bã, rượu chè, chơi bời lêu
lỏng thì giáo viên chủ nhiệm phải kịp thời giúp em ổn định tâm lí và là chổ dựa tinh
thần giúp em vượt qua hoàn cảnh cuộc sống an tâm học tập.
BIỆN PHÁP 2: Giúp các em xác định mục đích học tập, từ đó có động cơ
học tập đúng đắn:
Giáo viên chủ nhiệm thông qua các buổi sinh hoạt tập thể ở lớp, các buổi
ngoại khóa giáo dục các em hiểu rõ mục đích của việc học tập: Học cho ai?, học để
làm gì?, từ đó giúp các em xác định được động cơ học tập đúng đắn.
* Ví dụ:
Trong một buổi sinh hoạt ngoại khóa dưới hình thức “vui để học” giáo viên
chủ nhiệm có thể đặt ra những câu hỏi cho học sinh thảo luận: Xã hội hiện nay có
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 4
người cho rằng thanh niên hiện nay chỉ cần có nhà cao cửa rộng nhiều tiền là đủ,

theo em câu nhận định đó đúng hay sai? hoặc giáo viên chủ nhiệm cho các em lựa
chọn ngành nghề về sau của mỗi em và hỏi tại sao em thích ngành nghề đó?. Muốn
thực hiện được ước mơ đó bản thân em phải chuẩn bị những điều kiện gì?
BIỆN PHÁP 3: Chú trọng bồi dưỡng học sinh yếu kém. Giáo dục thông
qua sự giúp đỡ học sinh:
Ngoài sự tổ chức phụ đạo của nhà trường,giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức
dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém, chậm tiến (tổ chức dạy không thu
học phí).
Thông qua các buổi dạy tranh thủ giờ giải lao gần guĩ động viên cảm hóa các
em làm cho các em tự tin hơn, để từ đó các em thấy mình phải có trách nhiệm học
tập tốt hơn.
BIỆN PHÁP 4: Dùng sự cảm hóa từ nhân cách người thầy:
- Người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng cần xây
dựng cho mình một phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, nói năng lịch sự,
tác phong mẫu mực được học sinh kính trọng như người cha, gần gủi như người
anh,người chị, học sinh sẵn sàng chia sẽ bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình và
những lời khuyên từ người thầy có tác dụng rất lớn đối với các em.
- Đối với học sinh chậm tiến nên gặp gỡ riêng để lắng nghe sự bày tỏ của học
sinh (hạn chế la rầy trước lớp), tìm hiểu nguyên nhân, phân tích những cái sai của
các em dùng tình cảm giáo dục động viên, tìm cách giúp đỡ và tiếp tục theo dõi sự
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 5
chuyên biến tiếp theo, sự kiên trì giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm sẽ cảm hóa được
học sinh giúp các em tiến bộ.
BIỆN PHÁP 5: Giúp đỡ học sinh chậm tiến có hoàn cảnh khó khăn,
không để các em mặc cảm bỏ học:
- Giáo viên chủ nhiệm ngoài sự nắm thông tin những điều cần lưu ý ở năm
học trước, về hoàn cảnh kinh tế gia đình, truyền thống học tập gia đình từ đó có các
vấn đề cần lưu ý ở từng học sinh. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên
cần đến thăm gia đình để năm rõ hoàn cảnh các em chính xác hơn, ngoài ra cần gần
gũi các em nầy và bạn thân cùng lớp để nắm bắt thông tin kịp thời để có các giải

pháp giúp đỡ đúng lúc hiệu quả.
* Ví dụ: một học sinh nghèo không tiền đống học phí, không có sách giáo
khoa và dụng cụ học tập bị nhắc nhở nhiều lần nên mặc cảm có thể bỏ hoc, hay một
học sinh quá nghèo không có áo dài mặc đồng phục thường bị phê bình dưới
cờ, gặp các trường hợp như thế giáo viên nên gặp Lãnh đạo nhà trường, Ban đại
diện phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo và các học sinh trong lớp cùng giúp đỡ
(sự giúp đỡ phải tế nhị tránh các em mặc cảm).
- Giáo viên chủ nhiệm cần phát hiện kịp thời những em có ý định bỏ học để
động viên giúp đỡ, cùng gia đình các em tháo gỡ khó khăn.
- Tranh thủ sự giúp đỡ từ các đoàn thể trong nhà trường, các nhà hảo tâm, các
mạnh thường quân,
BIỆN PHÁP 6: Giao việc cho học sinh chậm tiến, động viên kịp thời:
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 6
- Giáo viên chủ nhiệm không để cho học sinh chậm tiến mặc cảm với tập thể
lớp, xem như mình sống xa rời tập thể mà nên tin tưởng giao việc cho các em này
rồi phải tìm cách động viên giúp đỡ em.
* Ví dụ: Một em học sinh chậm tiến chơi bóng tốt sẵn sàng giao việc cho em
luyện tập cho đội bóng của lớp, hay em có năng khiếu văn nghệ sẵn sàng giao việc
cho em luyện tập đội văn nghệ lớp. Một em thường hay mất trật tự trong lớp sẵn
sàng giao cho em trách nhiệm giữ trật tự trong lớp… nhưng đòi hỏi phải có sự theo
dõi động viên giúp đỡ kịp thời cho các em hoạt động (hướng dẫn cách tổ chức,
phương pháp hoạt động…).
- Người giáo viên cần có những lời khen khích lệ đối với học sinh chậm tiến
khi làm được một việc gì đó nhằm động viên kịp thời có tác dụng rất lớn.
Chẳn hạn: Một lời phát biểu xây dựng bài đúng, giải được một bài toán, về
nhà soạn được một bài văn,… tùy trường hợp mà có những lời khen hay cho những
điểm tốt động viên.
BIỆN PHÁP 7: Dùng tính tập thể và sự phối hợp với giáo viên bộ môn,
cha mẹ học sinh và các Đoàn thể trong nhà trường:
- Giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào thi đua giữa các tổ để các thành

viên khác trong tổ quan tâm giúp đỡ những học sinh chậm tiến.
* Ví dụ: Một em học sinh chậm tiến nếu không thuộc bài, không làm bài ở
nhà, đi trễ,… sẽ làm mất điểm thi đua của tổ vì thế các thành viên khác phải nhắc
nhở, động viên giúp đỡ, tổ chức học nhóm để các học sinh chậm tiến tiến bộ lên.
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 7
- Tổ chức dã ngoại, cấm trại, tổ chức sinh hoạt tập thể, giáo viên giao cho học
sinh chậm tiến một số công việc chuẩn bị (nhưng phải theo dõi), những dịp này giáo
viên chủ nhiệm tranh thủ gần gũi, động viên cảm hóa học sinh chậm tiến, xây dựng
một tập thể đoàn kết thân yêu.
- Phối hợp với cha mẹ học sinh chậm tiến để tìm biện pháp giáo dục thích
hợp.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm bắt thông tin kịp thời về học sinh
chậm tiến và có sự phối hợp để giáo dục giúp đỡ các em.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên (Chi đoàn lớp và Đoàn trường) giao các đoàn
viên kềm cập giúp đỡ.
BIỆN PHÁP 8: Dùng pháp luật:
Đối với học sinh chậm tiến không thể cảm hóa được bằng tình cảm và các
biện pháp khác, chúng ta sử dụng phương pháp này.
* Ưu điểm:
Không mất nhiều công sức, học sinh phải chấp hành ngay các Quyết định của
nhà trường, bắt buộc sửa đổi ngay các khuyết điểm.
* Hạn chế:
Học sinh thường bỏ học sau khi bị mặc cảm vì kỷ luật nhà trường đưa ra.
Phương pháp này thực hiện theo các bước sau:
+ Sai phạm lần 1: Nhắc nhở phê bình trước lớp cho làm tờ tự kiểm.
+ Sai phạm lần 2: Cho làm tờ tự kiểm và mời phụ huynh thông báo.
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 8
+ Sai phạm lần 3: Cho làm tờ tự kiểm và mời phụ huynh làm tờ cam
kết, phê bình dưới cờ toàn trường.
+ Sai phạm lần 4: Lập biên bản cuộc họp lớp, tập hợp các tờ tự kiểm,

biên bản làm việc các lần trước giáo viên chủ nhiệm đề nghị lên Hội đồng kỷ luật
nhà trường xem xét hình thức kỷ luật.
+ Sai phạm lần 5: Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ có hình thức kỷ luật
cao hơn các lần trước (từ cảnh cáo đến buộc thôi học một năm).
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Năm học 2011 – 2012 học sinh vi phạm kỉ luật và bỏ học nhiều, tập thể
giáo viên chủ nhiệm khối lớp 10 đã áp dụng các biện pháp trên ở năm học 2012-
2013 để giáo dục học sinh chậm tiến có bảng thống kê kết quả như sau:

Khối
lớp
Năm học
Số
lượng
Các hình thức kỉ luật
Ghi chú
Phê bình
dưới cờ
(số HS)
Khiển
trách
(số HS)
Cảnh cáo
(số HS)
Buộc thôi
hoc
(số HS)
10 2011-2012 222 60 15 6 2 Chưa áp dụng
10 2012-2013 215 31 7 2 0 Đã áp dụng
Qua một năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên đã ngăn ngừa được học

sinh vi phạm kỉ luật kéo dài, nề nếp kỉ cương nhà trường đã đi vào ổn định, tình
trạng học sinh bỏ học hay bị kỉ luật ở hình thức cảnh cáo, buộc thôi học sau một năm
giảm hẳn, năng lực giáo dục của giáo viên chủ nhiệm được nâng lên.
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 9
Hy vọng rằng với một số biện pháp tôi đưa ra trong đề tài này giúp giáo viên
chủ nhiệm áp dụng vào quá trình quản lý học sinh bằng cả tình thương yêu và lòng
nhiệt quyết của mình.
Trên đây là một vài biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến, mỗi biện pháp
điều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Muốn đạt được thành công, nhất
định người giáo viên phải xác định kĩ nguyên nhân tùy theo đối tượng học sinh, sai
phạm có tính hệ thống hay chỉ bộc phát tức thời mà vận dụng một biện pháp thích
hợp hoặc sử dụng nhiều biện pháp phối hợp để giup đỡ, giáo dục cảm hóa các em
tiến bộ, giãm tối thiểu học sinh bỏ học nửa chừng mà đỗ vỡ tương lai sự nghiệp sau
này của các em, thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân tôi nên chắc chắn còn nhiều khiếm
khuyết, hy vọng được các bạn đồng nghiệp quan tâm góp ý để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng cho giáo viên cấp THCS và THPT giáo dục
học sinh chậm tiến trong những năm tiếp theo.
6. Kiến nghị, đề xuất:
Trong các đợt Bồi dưỡng thường xuyên hàng năm về chuyên môn Sở GD-ĐT
Cà Mau nên mở thêm lớp Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên.

Trần Văn Thời, ngày 15 tháng 04 năm 2013
Xác nhận của Hiệu trưởng: Người viết
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 10

Chung Tương Lai
Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 11

Người thực hiện: Chung Tương Lai Trang 12

×