Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong môi trường giáo dục, để giáo dục học sinh một cách toàn diện đòi hỏi
người giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững các mục tiêu giáo dục. Như chúng ta biết
thì người giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
học sinh của lớp mà giáo viên đó phụ trách. Họ là người chịu trách nhiệm thực hiện
mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp; là
người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và
theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh; là cầu nối giữa nhà trường và cha
mẹ học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục đạo đức học sinh luôn được
đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu giáo dục các em thành những con người
“vừa hồng vừa chuyên”, người GVCN phải biết linh hoạt tùy theo điều kiện tình hình
của lớp mình để từ đó đưa ra được một số biện pháp cụ thể trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh. Qua những năm công tác trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi
đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm, kĩ năng để làm tốt hơn trong công tác chủ
nhiệm lớp. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh lớp chủ nhiệm”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Hiện nay, trong thời buổi đất nước mở cửa hội nhập với thế giới, bên cạnh
những yếu tố tích cực mà chúng ta tiếp thu, học hỏi của các nước bạn thì chúng ta
cũng du nhập những yếu tố tiêu cực. Đó là lối sống phóng khoáng, không coi trọng
giá trị đạo đức con người của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên Việt Nam.
Những yếu tố này đang góp phần làm băng hoại một số giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc ta.


Trong cuộc đời mỗi người ai cũng phải trải qua những giai đoạn, thời kì có
những biến đổi về tâm sinh lí lứa tuổi. Trong các giai đoạn ấy thì học sinh trung học


cơ sở là giai đoạn mà các em có nhiều biến đổi nhất. Đôi khi các em có những suy
nghĩ, hành động lệch lạc, thiếu chín chắn. Chính vì vậy, cha mẹ, thầy cô phải là những
người luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ, uốn nắn để các em đi đúng hướng, có những
nhận thức rõ ràng về bản thân, gia đình, xã hội, đất nước.
Trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/06/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu “phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng
môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học
sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
cho học sinh”.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1. Tổ chức, quản lí chặt chẽ lớp học:
Mục đích: Để công tác chủ nhiệm có hiệu quả và mang lại chất lượng cao,
người giáo viên chủ nhiệm phải là người nắm rõ tình hình, đặc điểm của lớp cũng như
của từng học sinh. GVCN phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể về
hoàn cảnh sống, những đặc điểm về thể chất, sinh lí, tâm lí, tính cách và những hành
vi đạo đức, những tác động của gia đình, mối quan hệ xã hội, tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của từng học sinh từ đó lựa chọn những tác động sư phạm thích hợp.
Một lớp học được tổ chức chặt chẽ thì lớp học đó sẽ sớm đi vào ổn định và trong công
tác quản lí của người GVCN sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Cách thực hiện:
* Biện pháp 1: Nghiên cứu hồ sơ, học bạ của học sinh:
- Trước tiên tôi nghiên cứu hồ sơ của học sinh: xem học bạ, sơ yếu lí lịch, nhận
xét của GVCN cấp tiểu học hoặc của GVCN cũ. Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu
giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh.


- Thứ hai, tìm hiểu tên, nghề nghiệp cha mẹ học sinh, nơi ở, hoàn cảnh gia
đình. Mục đích là để nắm rõ hoàn cảnh các em, trong trường hợp các em có hoàn cảnh

gia đình là hộ nghèo, khó khăn, mồ côi thì đây sẽ là những đối tượng học sinh tôi sẽ
đề xuất lên nhà trường đề nghị được trao quà, học bổng cho các em nếu có đợt. Bên
cạnh đó, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em để nắm rõ hơn về tình trạng hôn nhân
của bố mẹ các em vì rất nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn hay gia đình không được hạnh
phúc sẽ ảnh hướng rất nhiều đến tâm lí của các em.
* Biện pháp 2: Sắp xếp chỗ ngồi cho các em:
- Qua công việc tìm hiểu hồ sơ học bạ, tôi nắm được số lượng học sinh giỏi,
khá, trung bình để từ đó sắp xếp cho các em có một chỗ ngồi phù hợp trong lớp.
Trong vấn đề này, người GVCN phải khéo léo, động viên các em vì có những em
thích ngồi với bạn này mà lại không thích ngồi với bạn kia. Giáo viên phải tạo cho các
em sự thoải mái, xếp cặp những học sinh có học lực khá giỏi ngồi gần những em có
học lực trung bình, yếu, kém. Động viên các em phải luôn có tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ
nhau trong vấn đề học tập và đưa tập thể lớp đi lên. Khi xếp chỗ ngồi thì giáo viên
cũng nên chú ý về hình dáng thể trọng các em để đảm bảo tất cả các em đều có tầm
nhìn phù hợp lên bảng trong các giờ học.
Ví dụ: Trong lớp tôi có em học sinh tên Vũ. Ở năm học trước theo tôi tìm hiểu
thì em thuộc diện học sinh cá biệt thường xuyên lười học, lực học cũng không được
khả quan lắm. Để giúp Vũ có thể học tốt hơn và tôi cũng muốn nắm tình hình của Vũ
hàng ngày nên tôi xếp Vũ ngồi bên cạnh bạn lớp trưởng. Mỗi lần Vũ có những biểu
hiện lạ như lười học hơn, hay nói tục, hay giao lưu với những người đáng khả nghi
ngoài trường, bạn lớp trưởng biết và đều nói cho tôi biết. Những lần ấy tôi đã gặp
riêng Vũ trò chuyện, động viên, khuyên nhủ và thấy em có sự chuyển biến tích cực
hơn so với đầu năm học.
* Biện pháp 3: Bầu ban cán sự lớp:
- Trước tiên tôi và một số học sinh đã từng làm ban cán sự năm trước sẽ có buổi
trao đổi riêng để đưa ra được các tiêu chí bầu ban cán sự. Sau đó, trong buổi sinh hoạt


lấy ý kiến thống nhất của học sinh bầu ra đội ngũ ban cán sự vừa có năng lực, vừa có
trách nhiệm và đây sẽ là đội ngũ giúp đỡ, hỗ trợ GVCN trong công tác quản lí lớp

học.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể: Tôi đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho
ban cán sự lớp như sau:
+ Lớp trưởng: Quản lí 15 phút đầu giờ, theo dõi mọi hoạt động của lớp hàng
ngày, hàng giờ, điều khiển các tiết sinh hoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả
thi đua về mọi mặt của lớp cho giáo viên chủ nhiệm.
+ Lớp phó học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung của lớp, giải đáp mọi thắc
mắc của các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên,
bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng.
+ Lớp phó lao động - kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinh của lớp,
phân công trực nhật, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, kết hợp với lớp trưởng quản
lí lớp lao động và báo cáo kết quả cho GVCN.
+ Lớp phó văn thể mỹ: Theo dõi, đôn đốc tham gia các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục giữa giờ, thể thao do Đội, do trường tổ chức
+ Thủ quỹ: Thu, chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khen thưởng, báo cáo thu
chi hàng tháng trong giờ sinh hoạt.
+ Tổ trưởng: Điều hành, theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập của từng
tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp.
* Biện pháp 4: Đưa ra tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cuối kì, cuối năm.
- Tiêu chí đánh giá xếp loại được xây dựng trên cơ sở “Bảng thi đua” giữa các
lớp của Liên đội trường.
- Sau khi xây dựng xong “Tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm”, trong tiết
sinh hoạt chủ nhiệm, lớp trưởng tiến hành lấy ý kiến của các thành viên trong lớp để
điều chỉnh cho hợp lý. Sau đó GVCN đưa ra quyết định cuối cùng.
Việc lấy ý kiến của học sinh là rất quan trọng vì các em sẽ thấy mình được tôn
trọng. Vì vậy, các em sẽ có ý thức tổ chức tốt hơn trong học tập.


2. 2. Phối hợp chặt chẽ với ban cán sự lớp:
Mục đích: Một chi đội muốn vững mạnh thì giữa GVCN và đội ngũ ban cán sự

phải luôn có sự tương tác, phối hợp chặt chẽ. Bởi lẽ, ban cán sự sẽ là người đại diện
cho GVCN khi không có mặt ở lớp và đây là những học sinh nắm tình hình hình lớp
một cách cụ thể nhất, rõ ràng nhất. Thông qua ban cán sự, GVCN sẽ có những biện
pháp để quản lí lớp học thường xuyên và có hiệu quả hơn.
Cách thực hiện: Hàng ngày vào 15 phút truy bài đầu giờ, tôi luôn hỏi tình hình
lớp thông qua ban cán sự. Lớp trưởng sẽ báo cáo tình hình chung, còn lớp phó báo về
tình hình học tập của một số học sinh có lực học hơi yếu. Căn cứ vào đó tôi sẽ có biện
pháp xử lí những em ý thức học chưa tốt như ngồi trong giờ học không tập trung còn
nói chuyện riêng, không ghi chép bài đầy đủ, quậy phá trong giờ học cũng như có
biện pháp giúp các em học yếu tiến bộ hơn.
Ví dụ: Lớp tôi có học sinh Tuấn Dũng, thông qua ban cán sự tôi biết được
Dũng có lực học rất yếu, ghi bài chậm thường là không kịp so với bạn bè. Học kì I
Dũng bị xếp học lực yếu. Sau khi nắm rõ tình hình, tôi đã động viên và xếp Dũng
ngồi gần một bạn nữ có học lực giỏi trong lớp để kèm cặp. Kết quả là cuối năm kết
quả học tập của Dũng có tiến bộ hơn rất là nhiều. Em đủ điều kiện để nhà trường xét
công nhận tốt nghiệp THCS.
2.3. Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong vấn đề giáo dục
đạo đức cũng như nề nếp ý thức học tập của học sinh:
Mục đích: Cha mẹ học sinh là người đóng vai trò chủ chốt trong việc giáo dục
đạo đức học sinh. Chính vì vậy, GVCN phải thường xuyên liên hệ với phụ huynh tạo
mối quan hệ gần gũi, thân thiết, thông cảm và hiểu lẫn nhau, giúp giáo viên hoàn
thành nhiệm vụ, tích cực thúc đẩy các phong trào thi đua trong nhà trường, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Cách thức hiện: GVCN phải thường xuyên liên hệ với phụ huynh trao đổi về
tình hình học tập của học sinh một cách nhanh chóng, kịp thời để phụ huynh nhanh
chóng nắm bắt tình hình con em họ. Trong mỗi lần truy bài đầu giờ nếu học sinh nào
chưa thấy lên lớp mà không thấy phụ huynh gọi điện xin phép hoặc những em có


những lỗi vi phạm trên lớp tôi liền gọi điện trao đổi với phụ huynh. Ngay lập tức phụ

huynh biết được con em họ học tập như thế nào để có biện pháp giáo dục kịp thời.
Ví dụ 1: Trong lớp tôi có một số học sinh cá biệt như em Vũ, em Đức, em Đăng
Khoa, em Thế Dũng. Trong năm học các em học sinh này thường có nhữn biểu hiện
vi phạm nội quy nhà trường như không thực hiện đúng đồng phục, lười học bài, lười
làm bài, lực học thì hơi yếu... Để chấn chỉnh nề nếp cho các em, tôi thường xuyên liên
hệ, trao đổi với phụ huynh để kịp thời có biện pháp giáo dục, động viên, nhắc nhở các
em thay đổi. Nhờ sự kết hợp này mà các em có sự tiến bộ rõ trong quá trình học tập.
Cuối năm các em đều đủ điều kiện để nhà trường xét công nhận tốt nghiệp THCS.
Ví dụ 2: Trong số những em học sinh kể trên thì em Vũ là học sinh cá biệt nhất.
Có lần Vũ vi phạm nội quy và bỏ buổi học giữa chừng ngay trước mặt tôi và giáo viên
bộ môn ngữ văn. Ngay lập tức tôi gọi điện thông báo cho phụ huynh em Vũ biết tình
hình, ngay ngày hôm sau phụ huynh đã dẫn em Vũ lên gặp tôi để xin lỗi và cam kết sẽ
không tái phạm. Nhìn chung đến cuối năm, về mặt đạo đức của Vũ có tiến bộ nhiều
hơn so với hồi đầu năm học.
2.4. Phối hợp với các giáo viên bộ môn:
Mục đích: Ngoài sự kết hợp với phụ huynh thì GVCN cần phối kết hợp chặt
chặt chẽ với các giáo viên bộ môn. Bởi lẽ, GVBM là người hàng ngày tiếp xúc với
học sinh, nắm bắt tình hình học tập của học sinh nhanh chóng nhất.
Cách thực hiện: GVCN thường xuyên trao đổi với các GVBM để nắm bắt tình
hình chung của lớp cũng như tình hình học tập của một số học sinh cá biệt. Qua trao
đổi, GVCN nắm bắt tình hình lớp mình, tham khảo ý kiến của GVBM trong việc xử
lý vi phạm của một số học sinh. Nếu sự phối kết hợp này diễn ra thường xuyên thì
chắc chắn sẽ giúp cho GVCN rất nhiều trong việc giáo dục đạo đức học sinh lớp mình
chủ nhiệm.
Ví dụ: Một lần xem sổ đầu bài của lớp, tôi thấy giáo viên ngữ văn đánh giá là
một số học sinh thường xuyên không thuộc bài. Ngay trong buổi học hôm ấy thì lớp
trưởng đã báo cáo sự việc này ngay với tôi. Ngay ngày hôm sau, tôi đã gặp cô Nhan
giáo viên bộ môn ngữ văn để trao đổi với cô. Cô cho tôi biết một số thông tin là trong
lớp có một số học sinh thường xuyên lười học bài cũ lắm ở nhà, trong giờ học thì



không tập trung như em Đăng Khoa, em Đức, em Vũ. Biết được thông tin này tôi và
cô đã cùng nhau đưa ra kế hoạch phối hợp giáo dục các em. Kết quả là các em đã có
sự tiến bộ hơn trong giờ học của cô.
2.5. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường như Đoàn,
đội, công đoàn, chữ thập đỏ.
Các ban ngành đoàn thể trong nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với mọi
hoạt động của nhà trường trong đó có công tác giáo dục đạo đức học sinh. Để quản lí
một lớp học tốt, đưa nề nếp của các em đi lên thì người giáo viên chủ nhiệm phải
thường xuyên phối kết hợp với đội thiếu niên, đoàn thanh niên nhà trường vì đây là
hai tổ chức có vai trò giám sát mọi hoạt động nề nếp của học sinh. Hàng tuần, đội
thiếu niên sẽ chịu trách nhiệm tổng kết thi đua của các lớp nên sẽ nắm được đặc điểm
chung của từng lớp. Nếu trong trường hợp các em vi phạm nội quy quá nghiêm trọng
thì rất cần đến sự phối hợp của đội, đoàn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh để
cùng nhau đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp nhất, có tính chất răn đe cũng như giáo
dục các em.
Không chỉ phối hợp với đoàn, đội mà người giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải
linh hoạt phối hợp với công đoàn và hội chữ thập đỏ của nhà trường vì đây là hai tổ
chức nhà trường chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho giáo viên và học sinh. Qua
việc tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ biết được trong lớp
của mình những em học sinh nào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì đề xuất với công
đoàn hoặc hội chữ thập đỏ của nhà trường có những phần quà hỗ trợ giúp đỡ các em
phần nào vơi đi nỗi vất vả trong cuộc sống. Chính việc làm ấy sẽ là nguồn cổ vũ, là
động lực để các em phấn đấu nhiều hơn nữa để đạt kết quả cao trong học tập mang
vinh dự về cho nhà trường.


Phát
thưởng cho học sinh trong ngày tổng kết lớp cuối năm
III/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Sau khi tôi áp dụng một số biện pháp này trong việc giáo dục đạo đức học sinh,
tôi thấy:
- Việc vi phạm nội quy nhà trường của một số học sinh trong lớp giảm dần.
- Các em đã ý thức được hành vi của mình và có ý thức học tập tốt hơn trước.
- Phụ huynh học sinh quan tâm nhiều hơn đến con cái họ nên sự phối hợp với
GVCN thường xuyên hơn.
- Các thành viên trong lớp ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đặc biệt là
ban sự lớp. Công tác tự quản đạt nhiều kết quả đáng khả quan.
- Kết quả xếp loại hạnh kiểm năm học:

IV/

ĐỀ

XUẤT,

KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong những năm làm công tác
chủ nhiệm lớp, trong việc giáo dục và quản lý học sinh bước đầu mang lại một số hiệu


quả thiết thực. Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng
nghiệp cũng như những ai đang làm công tác chủ nhiệm để cùng đưa ra được những
phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh THCS hoàn thiện hơn về mọi mặt, giúp
các em hiểu được cái hay, cái đẹp, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa người
với người để cùng hướng tới những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, bên
cạnh thành công vẫn còn nhiều mặt hạn chế mong sự đóng góp chân thành của quý
đồng nghiệp.
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở nhà xuất bản giáo

dục.
2. Luật giáo dục 2003 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
3. Sách tâm lí giáo dục nhà xuất bản giáo dục.
4. Mạng internet.



×