Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ trả bài tập làm văn lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 32 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người, tiếng mẹ đẻ có vai
trò vô cùng quan trọng bởi nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Theo K. A .
Usinki: " Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó,
duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ và ngược lại...”. Tiếng mẹ đẻ có vai trò to lớn
trong việc hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người. Chính vì vậy
không một quốc gia nào không chăm lo dạy tiếng mẹ đẻ. Vì vậy ở nước ta, môn
Tiếng việt được coi là một trong những môn học chính của các cấp học.
Trong môn Tiếng việt thì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trong
việc giúp học sinh tổ chức hoạt động độc lập, lĩnh hội, sinh sản ngôn bản nói và
viết phù hợp với mục đích giao tiếp. Không những thế, môn học này còn giúp
phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng việt của học sinh, dựa trên những tri thức
căn bản, nhằm từng bước giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học
tập, giao tiếp một cách đúng đắn, tự tin. Trẻ em học văn từ khi nào? Trước khi
vào lớp 1 trẻ em đã tiếp xúc với văn học qua những lời ru, những câu ca dao,
những câu chuyện kể...hấp dẫn và kích thích chí tưởng tượng của trẻ thơ, hành
trang ấy theo các em vào lớp 1. Sau giai đoạn học chữ để biết đọc, biết viết các
em được học nhiều phân môn, trong đó’’ Tập đọc’’và “Kể chuyện” sẽ phát triển
cái vốn các en đã có. Song việc học văn ở mức “cơ sở ban đầu’’ cũng chỉ bắt
đầu từ lớp 4 khi các em đã có một vốn kinh nghiệm sống nhất định, khi các em
đã biết phân tích quan hệ giữa người với người trong những môi trường khác
nhau, khi các em đã có thể sáng tạo bằng ngôn từ một cái gì đó của mình để thể
hiện những sự kiện của đời sống.
Thông qua các tiết học Tập làm văn, học sinh được bồi dưỡng tình yêu
cái đẹp, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng, góp phần
hình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện đại.
1



Cùng với các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả,
phân môn Tập làm văn 4 giúp học sinh rèn luyện cả bốn kỹ năng: Nghe, nói ,
đọc, viết. Học sinh lớp 4 được dạy các kĩ năng kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây
cối, con vật). Bên cạnh đó các em còn được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, nâng
cao khả năng viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn đã được hình thành từ các lớp
dưới.
Hai mục tiêu chủ yếu của phân môn Tập làm văn của lớp 4 là :
+ Trang bị cho học sinh kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn.
+ Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc, thẩm mỹ từ đó hình thành nhân cách cho học sinh.
Trong thể loại văn miêu tả và kể chuyện, học sinh được thực hiện các kĩ
năng phân tích đề, quan sát, tìm ý, viết đoạn, chia đoạn, tóm tắt truyện, xây dựng
cốt truyện... theo các chủ điểm cụ thể. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia
đoạn, tóm tắt truyện ... góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân
loại của học sinh. Tư duy hình tượng hoá cũng được rèn luyện nhờ các biện
pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá... khi miêu tả nhân vật, đồ vật. Nhờ huy động
vốn sống trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện. Làm tốt một bài văn ngoài kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ, học sinh cần có kĩ năng kiểm tra đánh giá hoạt động
giao tiếp (đối chiếu văn bản, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt). Tất cả
các hoạt động: tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn , tự sửa chữa bài viết
nháp, bài viết chính thức của mình, đọc các bài văn hayđể học tập, tự chữa hoặc
viết lại đoạn văn, bài văn đã được giáo viên chấm..... đều giúp học sinh luyện
tập hình thành kỹ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để luôn tiến bộ.
Trong quá trình đó, các em rất cần có sự giúp đỡ của mỗi giáo viên đứng lớp.
Qua quá trình dạy học nhiều năm khối 4,5 tôi nhận thấy rằng trong các
môn học thì phân môn Tập làm văn là khó học nhất và cũng khó dạy nhất
nhưng đó cũng lại là môn học rất hay. Qua bài văn của học sinh, tôi có thể đánh
giá được các quá trình học các môn khác của Tiếng Việt. Nhưng có lẽ điều
quyết định nhất khi tôi chọn đề tài này là xuất phát từ yêu cầu và trách nhiệm
của một giáo viên Tiểu học. Tôi thấy việc giảng dạy môn Tiếng Việt giúp cho

2


học sinh rút kinh nghiệm và biết sửa những lỗi sai trong Tập làm văn là vô cùng
cần thiết và quan trọng. Nó giúp học sinh học Tập làm văn tốt hơn và yêu thích
môn học hơn.
Tôi xin phép được trình bày dưới đây ‘Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giờ trả bài Tập làm văn lớp 4 ’’.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra các biện pháp:
1. Giúp học sinh tập phát hiện ưu nhược điểm trong bài làm của bạn và của
mình.
2. Giúp học sinh biết sửa lỗi sai có trong bài và từ đó rút kinh nghiệm làm
văn tốt hơn.
3. Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh. Đó là các kĩ năng: xác định giá trị,
kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng tư duy sáng tạo,...
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 4A3 - Trường Tiểu học Nhật Tân
IV. PHẠM VI, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
- Căn cứ vào nội dung sách giáo khoa Tiếng việt tiểu học, căn cứ và nội dung
đồng tâm của phân môn Tập làm văn. Tôi đi sâu nghiên cứu về Thể loại văn
miêu tả (Kiểu bài miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật) để giúp học
sinh có kĩ năng làm văn tốt hơn.
-Thời gian nghiên cứu: Năm học 2011 -2012.
V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
2. Phương pháp tổng hợp
3. Phương pháp thực nghiệm.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm


3


B. NỘI DUNG
I. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TẬP LÀM VĂN:
Dựa vào chương trình Tiểu học, SGK Tiếng việt 4 đã thiết kế chương trình
Tập làm văn (đã giảm tải) như sau:
Loại văn bản
Học kì I
19

- Kể chuyện

Số tiết dạy
Học kì II

Cả năm
19

- Miêu tả
+ khái niệm miêu tả.

1

+ Miêu tả đồ vật.

6

1
4


10

+ Miêu tả cây cối.

14

14

+ Miêu tả con vật.

10

10

- Các loại văn bản khác:
+ Viết thư

3

3

+ Trao đổi ý kiến với người thân.

2

2

+ Giới thiệu hoạt động.


1

+ Điền và giấy tờ in sẵn.
32

Tổng số:

1

2

1

1

30

62

Trong đó có 4 tiết trả bài về miêu tả đồ vật, cây cối, con vật. ( Không tính
các tuần ôn tập.)
II. THỰC TẾ DẠY HỌC:
Môn Tiếng Việt có một vị trí nhất định trong chương trình giáo dục phổ
thông. Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của
phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đã có nhiều
phong trào cải tiến phương pháp dạy học. Các buổi hội thảo, chuyên đề, hội
giảng...được tổ chức. Qua đó các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết
trình, đàm thoại , trực quan, thực hành ôn luyện đã được cải tiến, vận dụng theo
4



hướng phát huy tích cực của học sinh. Tuy nhiên điều đó chưa vượt được quỹ
đạo của phương pháp dạy học truyền thống là hướng vào hoạt động dạy, tạo ra
sự mất cân bằng giữa hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh.
Hạn chế của cách dạy này là:
- Học sinh nghe lời giảng, ghi chép lời của thầy cô. Học sinh thụ động học
tập, tư duy không được vận hành để chủ động nắm lấy kiến thức nên tri thức tiếp
thu không được vững. Tính thụ động lâu dần thành thói quen sẽ hạn chế trình độ
tư duy, phát triển nhận thức.
- Học sinh không được gợi ý, hướng dẫn hay nêu câu hỏi thắc mắc, chỉ lo
trả lời câu hỏi đặt ra cho mình. Các em chưa được chuẩn bị đúng mức để hoạt
động độc lập và sáng tạo.
- Năng lực cá nhân học sinh không có điều kiện được bộc lộ và phát triển
nên hứng thú học tập bị giảm sút.
* Có thể khẳng định rằng tập làm văn là phân môn khó dạy, nhất là với
tiết trả bài. Chính vì thế hầu hết giáo viên đứng lớp còn gặp nhiều khó khăn lúng
túng trong việc tổ chức tiết dạy- học văn sao cho đúng yêu cầu của phân môn,
đúng đặc trưng và đạt hiệu quả giờ dạy cao. Hằng năm, trong các kì thi hội
giảng hầu như không thấy giáo viên nào đăng kí dạy giờ “Trả bài”. Dưới cái
nhìn của giáo viên, giờ học này thường không gây hứng thú, họ có tâm lí ngại
dạy giờ “Trả bài”. Mặt khác, cả một năm học mới có 4 tiết trả bài. Từ thực trạng
ấy dẫn đến việc dạy và học tiết “trả bài” cũng gặp nhiều hạn chế.
III. NGUYÊN NHÂN:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều, song theo tôi có mấy lí do
chính xuất phát từ phía người dạy và người học như sau:
1. Về phía giáo viên:
- Bản thân giáo viên chưa đánh giá hết tầm quan trọng của giờ dạy, còn
tồn tại tâm lí ngại dạy, với giờ “trả bài” chỉ đơn giản là thông báo đến học sinh
kết quả bài làm của các em, cho rằng đề bài ấy chỉ làm một lần không phải quay
lại lần nữa nên không coi trọng việc sửa lỗi cho học sinh.

- Một số giáo viên biến giờ trả bài thành giờ học để đưa ra những lỗi ,
5


những sai làm của học sinh phục vụ cho việc trách mắng các em. Điều đó vô
hình chung làm học sinh càng sợ giờ học.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc
vào sách hướng dẫn, sách giáo viên, ít sáng tạo, chưa cuốn hút được học sinh.
- Năng lực sư phạm ít nhiều còn hạn chế nên khi đưa ra lỗi chữa bài
không tạo được tình huống sửa mà chỉ dập khuôn máy móc một cách duy nhất
theo đáp án của giáo viên (nhất là các lỗi về dùng từ, đặt câu hay diễn đạt...)
2. Về phía học sinh:
- Bản thân các em cũng ngại học văn, làm văn, bởi đây là môn học có tính
tổng hợp cao, các em phải tạo ra sản phẩm bài viết với nhiều thể loại, nhiều kiểu
bài khác nhau. Mỗi bài lại phải vận dụng các kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng
đoạn. Trong khi đó vốn từ còn hạn chế, khả năng diễn đạt trong văn viết chưa
tốt.
- Các em dễ dàng phát hiện ra lỗi sai song lại khó khăn trong việc chữa lỗi
sai ấy như thế nào? tránh lỗi ấy ra sao?...
Đưa ra những nguyên nhân trên để chúng ta thấy rằng việc khắc phục và
giảm bớt nhược diểm khi dạy học “trả bài” là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc
làm này không phải chỉ ngày một, ngày hai, càng không thể nôn nóng vội vàng.
Việc làm đầu tiên và dễ nhất là xuất phát từ phía bản thân người dạy. Mỗi giáo
viên đứng lớp cần ý thức tầm quan trọng của môn học đối với học sinh, không
chờ đến tiết trả bài mới chữa lỗi mà ngay trong từng tiết dạy giáo viên đã phải
thực hiện. Có như vậy học sinh sẽ hạn chế lỗi và giờ trả bài sẽ không còn căng
thẳng và áp lực. Hơn nữa từng bước hạn chế thiếu sót của mình, giúp học sinh
khắc phục hạn chế của các em. Sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm tôi
đã vận dụng một số biện pháp sau đây để giúp các em học tốt môn học ‘hay”
nhưng ‘ khó” này.


IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Khi làm một bài văn học sinh đã thực hiện một hoạt động giao tiếp. Mỗi
bài văn là sản phẩm không lặp lại của mỗi học sinh trước đề bài. Do đó, có thể
6


nói trong việc học tập làm văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái ‘Tôi”
của mình một cách rõ ràng, bộc lộ cái riêng của mình một cách trọn ven. Mỗi
bài viết là một sản phẩm mà các em phải đầu tư chăm chút. Với khả năng có hạn
dù bài tốt đến đâu cũng không tránh khỏi những lỗi sai, và người giáo viên phải
giúp các em phát hiện lỗi sai đó và kịp thời sửa chữa.
Muốn vậy đòi hỏi người giáo viên cần ý thức được một cách sâu sắc việc sau:

1. Chấm bài đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan.
- Không phải với riêng tôi mà hầu hết tất cả các đồng nghiệp đã dạy khối
4,5 đều có chung một nhận xét: chấm bài Tập làm văn là một lao động vất vả,
phức tạp. Tuy nhiên với người giáo viên có trách nhiệm và lương tâm nghề
nghiệp thì đây là một việc làm vô cùng hứng thú. Giáo viên đươc tiếp xúc với
nhưng sản phẩm tinh thần của học sinh, kiểm nghiệm thành quả lao động của
mình bằng việc chấm bài mà biết học sinh có suy nghĩ gì và diễn tả ý nghĩ như
thế nào?.
- Cá nhân tôi luôn chú tâm vào bài làm của học sinh khi đặt bút để chấm,
chữa, ghi nhận xét vào bài. Sự yêu thương, tôn trọng học sinh được thể hiện
ngay trong việc chấm bài. Điều đó thể hiện ở chỗ tôi luôn cố gắng chắt lọc
những thành công dù nhỏ nhất trong bài làm của học sinh.Với những sai lầm của
các em tôi luôn ân cần chỉ rõ, đặc biệt luôn tránh thái độ giận dữ, bực bội dễ dẫn
đến có những lời phê ảnh hưởng đến niềm tin, đến sự hứng thú của học sinh.
Thực tế trong lớp có những học sinh thường mắc đi, mắc lại một lỗi. Với trường
hợp này tôi kiên trì tìm hiểu nguyên nhân giúp các em luyện tập nhiều lần. Bởi

vì tôi hiểu đại đa số các em thường không phải là những em có năng khiếu về
văn.
- Mỗi khi chấm bài của học sinh tôi luôn chú ý:
+ Căn cứ vào biểu điểm đã xây dựng, chấm kỹ từng bài. Khi đọc bài, tôi
xem xét cả hai mặt nội dung và hình thức. Chẳng hạn về nội dung bài có sát đề
không? Các em hiểu đến mức độ nào (sâu sắc, bình thường, hay hời hợt)? Các
chi tiết (miêu tả, kể chuyện, hay viết thư) có đầy đủ chính xác không? Tình cảm
7


nhận thức thể hiện trong bài như thế nào?... Về hình thức, tôi xem: Bài làm có
đúng thể loại không? Bố cục có cân đối, mạch lạc, chặt chẽ không? Câu văn , từ
ngữ có chỗ nào sai? Chữ viết chính tả ra sao?
+ Với những lỗi sai của các em tôi gạch chân và ghi nhận xét ra ngoài lề
bên trái với những kí hiệu mà tôi quy ước trước với học sinh. Còn những chỗ có
ưu diểm, có nét đặc sắc tôi gạch dài ở ngoài lề bên trái sát với phần bài làm,
đồng thời cũng ghi rõ những nhận xét ở bên cạnh như: Ý đặc sắc, tả sinh động,
cảm xúc chân thành sáng tạo... Đối với những học sinh quá kém, bài có nhiều lỗi
sai tôi chỉ ra những sai sót trầm trọng nhất, tránh gạch nát bài dễ gây cho các em
tâm lý chán nản.
+ Khi đặt bút ghi lời nhận xét vào bài làm của học sinh tôi cũng chú ý ghi
những ưu điểm và nhược điểm cơ bản chủ yếu nhất, đặc biệt với những tiến bộ
dù nhỏ nhất của học sinh tôi cũng kịp thời động viên bằng những lời khích lệ
như: bài có tiến bộ, cố gắng phát huy...
+ Trong khi chấm bài, tôi luôn có bảng thống kê những ưu, nhược điểm
sẽ đưa ra phân tích trong giờ trả bài. Bảng này gồm hai phần: Một phần ghi ưu
điểm, phần dưới ghi nhược điểm về các mặt hình thức, nội dung (gồm: bố cục,
dùng từ đặt câu lỗi chính tả,..).Ngoài việc thống kê lỗi, tôi còn ghi tên của học
sinh mắc lỗi để để tiện sửa riêng cho từng em trong các giờ học khác chứ không
chỉ sửa trong giờ trả bài. Những ưu, nhược điểm được ghi lại trong mỗi giờ trả

bài là tư liệu quí cho tôi khi soạn giáo án và rút kinh nghiệm trong các tiết trả
bài tiếp theo.
2. Chữa lỗi cho học sinh trong giờ trả bài Tập làm văn.
Tiết trả bài nhằm thông báo cho học sinh kết quả học tập, đánh giá công
việc lao động học tập về mặt tư tưởng, kiến thức, kĩ năng viết văn bản, từ đó
giúp cho học sinh rút kinh nghiệm làm bài và định hướng cho những bài văn sau
tốt hơn.
Thông thường trong giờ trả bài tôi hướng dẫn học sinh tập phát hiện cái
hay, điểm nổi bất trong bài của bạn, qua đó học sinh có thể học hỏi cách viết
những câu văn hay, giàu xúc cảm ngay từ các bài văn của bạn mình. Bên cạnh
8


đó giúp học sinh phát hiện ra lỗi, cùng bạn sửa lại cho đúng.
Cụ thể:
a. Phân tích nhận xét ưu điểm
Tâm lí học sinh Tiểu học rất thích được khen, do đó tôi triệt để sử dụng hình
thức biểu dương thích đáng các ưu điểm về nội dung và hình thức của các bài
viết nhằm động viên khuyến khích các em. Trong các ưu điểm ấy, tôi đặc biệt
chú ý đến những suy nghĩ riêng, cảm xúc hồn nhiên tế nhị sâu sắc, những các
vận dụng khéo léo mới mẻ, những đoạn văn hay, những bài làm có ý sáng tạo,
đặt câu, dùng từ gợi cảm, gợi tả,...
Tôi chọn ra những đoạn văn hay hấp dẫn, gọi học sinh đọc to trước lớp, yêu
cầu học sinh nêu cảm nhận của mình khi nghe đoạn văn đó. chẳng hạn:
Bài tả đồ chơi:
Tuổi thơ tôi được lớn lên từ từ lời ru của mẹ và những câu chuuyện cổ
tích của bà. Một phần không thể thiểu được đó là những thứ đồ chơi quen
thuộc. Đã bốn năm qua rồi mà cô bé Barbie vẫn luôn ở bên tôi như một
người bạn nhỏ.
Tả đồ vật:

Cái nóng oi bức của mùa hè cùng những tiếng ve ngân rộn rã đã biến mất,
thế chỗ và đó là tiết trời mùa thu mát mẻ, với những khóm cúc vàng rực rỡ.
Bọn trẻ chúng tôi lại háo hức chờ đón ngày khai trường, lại được mặc những
bộ đồng phục mới, nhất là được khoác trên vai chiếc cặp sách còn thơm mùi
nhựa mà trong lòng lâng lâng vui sướng.
Tả cây cối :
“Tú hú kêu, tú hú kêu hoa phương nở, hoa phượng đỏ đầy ước mơ hi
vọng....” Lời hát ngân vang khiến lòng tôi xao xuyến ngước nhìn bác phượng
già đang thả những chùm hoa đỏ thắm báo hiệu mùa hè, mùa thi đến.”
Đó là những đoạn mở bài, những lời chào mời thật hấp dẫn, tự nhiên mà học
sinh viết được từ cảm xúc chân thật của mình. Có thể trích ra đây bao nhiêu câu
văn, biết bao đoạn văn giàu xúc cảm, giàu tính sáng tạo của những em học sinh.
Những câu văn ấy, đoạn văn ấy không phải là nhiều, không phải em nào cũng
9


viết được, nhưng chúng thực sự là những dòng nước mát lành ấp ủ bao chồi non
chờ ngày xanh tốt. Vì vậy phát hiện và kịp thời biểu dương trước lớp sẽ giúp bản
thân các em thêm phấn khởi, tự tin đồng thời giúp các em nhận thấy mình cũng
có thể học tập thêm ở ngay chính các bạn trong lớp của mình .
Tuy nhiên mục đích chính của giờ văn trả bài là giúp học sinh sửa những
lỗi sai. Do đó công việc chính mà tôi dành thời gian chủ yếu cho việc này.
b. Phân tích sửa chữa các loại lỗi
b.1. Chữa lỗi về bố cục.
Phần này có thể đua bài lên máy chiếu để nhận ra bố cục không rõ ràng. Học
sinh viết một bài văn thành một đoạn văn dài, trong đoạn văn ấy có cả mở bài và
kết bài. Tôi yêu cầu học sinh đó nhắc lại cấu tạo của kiểu bài văn và tự xác định
lại bố cục cho bài văn của mình. Như vậy những học sinh làm bài bố cục chưa
đầy đủ có thể tự phát hiện được và bổ sung cho hợp lí.
b. 2. Về nội dung của bài Tập làm văn.

Nếu có học sinh làm lạc đề, giáo viên yêu cầu học sinh đó đọc và phân tích
đề bài, xác đinh đúng yêu cầu.
Trong quá trình làm bài, còn có học sinh nêu lên những điểm không chính
xác, những hiểu biết lệch lạc (trong cách miêu tả các chi tiết hoặc nội dung của
câu chuyện, sự việc...) GV cần chỉ ra, đồng thời có sự phân tích cụ thể để học
sinh rút kinh nghiệm
Ví dụ: Con mèo mướp của nhà em to bằng cái phích nặng chừng 10 kg
Câu văn này không chính xác với thực tế vì mèo mướp thường nhỏ và khối
lượng tương đối nhẹ.
Hoặc khi viết thư gửi ông bà vào thời điểm tháng năm nhưng lại nhưng lại
nhắc đến chi tiết: “gió mùa đông bắc tràn về.” chi tiết này không thực tế.
Hay khi miêu tả con gà trống có HS viết: “Chú gà trống nhà em ra dáng là
chú gà trống đẹp. Vì chú là gà mái nên có bộ lông trắng mượt.” Thực tế học sinh
thành phố khi miêu tả con vật sẽ gặp không ít khó khăn bởi lẽ các em ít được
tiếp xúc với những con vật đó. Trong trường hợp này tôi cho học sinh quan sát
ảnh của một số con gà, ghi lại những đặc điểm nổi bật của con vật bằng những
10


từ ngữ chính xác.
b.3. Về dàn ý:
Các em thường hay mắc lỗi về xây dựng dàn ý thiếu cân đối, nhất là với
những đề bài yêu cầu có nhiều nội dung cần đề cập.
Ví dụ: “Tả một con vật nuôi trong gia đình em hoặc gia đình hàng xóm mà
con đã có dịp quan sát.”` Học sinh chỉ chú trọng đến nội dung là “hình dáng”.
Một lỗi sai về dàn ý nữa là: dàn ý đó không nêu bật được ý trọng tâm. Bài làm
lan man không có điểm nhấn chưa tạo nên chiều sâu của bài viết. Nhiều em chỉ
tả chung chung mà không xác định và tả kĩ được những đặc điểm nổi bật của đối
tượng cần tả, chưa tìm ra nét tiêu biểu, nét riêng biệt để phân biệt với các đối
tượng khác. Cá biệt có những em dàn bài không chắc chắn, không nhất quán

theo yêu cầu nội dung của đề bài... Với những lỗi sai về dàn ý đã nêu, tôi thường
sửa bằng cách yêu cầu học sinh phân tích lại yêu cầu của đề bài, đặt biệt xác
định rõ nội dung của đề bài là gì và hướng tới trọng tâm nào?
b.4. Nêu và hướng dẫn sửa lỗi các lỗi về cách viết
+ Lỗi chính tả:
Trong quá trình chấm bài, tôi thống kê các loại lỗi sai về chính tả. Với đối
tượng là học sinh của vùng ven đô, tôi thấy các em thường mắc lỗi khi sử dụng
các cặp phụ âm như: l/n, ch/tr, s/x, r/d/gi. Đôi khi các em viết sai các danh từ
riêng. Nguyên nhân chính là do các em chưa nắm chắc quy tắc chính tả, mặt
khác do thói quen tuỳ tiện trong khi viết nên cũng dễ dàng mắc lỗi.
- Để chữa lỗi chính tả, tôi kẻ bảng thành hai cột: cột bên trái ghi lỗi chính tả
các em mắc phải, cột bên phải ghi lỗi đã chữa
Ví dụ:
lỗi chính tả

sửa lại

- giạy dỗ

- dạy dỗ

- khẻo mạnh
- lúng lính

- khoẻ mạnh
- núng nính

Tất nhiên trong giờ học tôi chỉ đưa ra những lỗi sai phổ biến mà nhiều
em trong lớp mắc phải nhất để chữa chúng bằng cách:
11



+ Đưa từ sai
+ Hỏi học sinh sai ở đâu? (âm, vần, quy tắc chính tả...)
+ Sửa lại thế nào
+ Vừa giúp học sinh sửa lỗi vừa kết hợp nhắc lại những quy tắc chính tả
hay những mẹo viết đúng các từ khó. Đó là chữa chung trên lớp, còn với những
lỗi mà chưa được chữa thì cá nhân các em đó phải tự sửa lại vào bài làm của
mình ra ngoài phần chữa lỗi bằng bút chì
+ Chữa lỗi dùng từ:
- Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Học sinh thường mắc lỗi dùng từ
chủ yếu ở mức độ sai về ý nghĩa hoặc sai về sắc thái biểu cảm. Do vậy dùng từ
sai sẽ dẫn đến lỗi sai về câu. Câu không đúng ý nghĩa có thể xếp lỗi sai dùng từ
vào lỗi sai về câu.
Ví dụ:
-

“Bạn có hàm răng trắng muốt.”

-

“Các câu hỏi của cô giáo được tuôn ra.”

-

“Đến trường, em thấy một đàn xe đang chờ sẵn.

-

“Từ ngày cô vĩnh biệt chúng em vễ thành phố, chúng em


luôn nhớ tới cô.”
-

“Ngày đầu tiên đến lớp, em ngậm ngùi đứng nép vào tường”

Nguyên nhân chính dẫn đến lỗi sai về dùng từ là do các em không hiểu ý
nghĩa vể dùng từ là do các em không hiểu ý nghĩa của từ mình dùng hoặc không
đầy đủ, còn mơ hồ, vốn từ chưa phong phú, khả năng lựa chọn từ trong hệ thống
từ gần nghĩa và cùng nghĩa chưa tốt. Bên cạnh đó, các em chưa nắm bắt được
hết những khả năng kết hợp của các loại từ loại như danh từ, động từ hay tính từ.
Ví dụ:
-“Em rất thích nó vì nó toàn là những cây giúp ích cho đời sống”.
-“Nhìn từ xa, cái xe nọ nối tiếp cái xe kia thành một hàng dài”.
Từ “cái” dùng sai. Khi dùng với xe cộ ta dùng từ “chiếc” thay cho từ
“cái” hoặc ta cũng có thể bỏ hẳn từ “cái” đi cho câu văn hay hơn, gọn hơn.
Như vậy lạ thành quen, từ ít tới nhiều, dần dần học sinh biết cách chữa lỗi
12


về dùng từ. Các em không chỉ dừng lại ở chữa lỗi mà còn có ý thức viết đúng,
chọn đúng từ để hạn chế mắc phải lỗi này.
+ Chữa lỗi về câu:
Nếu từ là đơn vị trung tâm để tạo câu, thì câu lại là cơ sở để tạo ra đoạn.
Trong ngôn ngữ nói hàng ngày các em phải sử dụng rất nhiều loại câu, kiểu câu.
Tuy nhiên học sinh Tiểu học rất hay có thói quen đưa ngôn ngữ nói vào
trong ngôn ngữ viết. Trong khi đó, do khác nhau về mục đích sử dụng, văn nói
chỉ cần đảm bảo đúng, đủ thông tin yêu cầu gọn thì viết lại đòi hỏi có sự lựa
chọn từ ngữ sao cho có hình ảnh, giầu cảm xúc. Vì vậy, trong bài làm văn của
mình, các em rất hay mắc lỗi về câu, về diễn đạt.

Một số lỗi các em hay mắc như sau:
+ Câu chưa đủ thành phần.
+ Câu sai do thiếu từ, lặp lại.
+ Câu sai do chấm câu không đúng, xếp ý lộn xộn.
+ Câu sai do sử dụng các biện pháp nghệ thuật không hợp lí.
+ Câu sai do sử dụng biện pháp liên kết chưa chính xác.
Với các trường hợp học sinh mắc lỗi về câu, về diễn đạt, tôi cũng tiến
hành sửa lỗi theo các bước:
Bước 1: Đọc câu sai (có thể hai hoặc ba câu nếu chưa đảm bảo sự liên
kết).
Bước 2: Phát hiện câu sai vì sao.
Bước 3: Sửa lại câu như thế nào.
Ví dụ 1:
- Với câu: “Nhà cháu có tất cả bốn loại.” tôi hướng dẫn học sinh cách sửa
bằng cách thêm chủ ngữ vào trước định ngữ “nhà cháu”: “Khu vườn nhà cháu
trồng tất cả bốn loại cây”.
Ví dụ 2:
- “Cứ hàng tuần em về chơi”
Câu chưa đủ thành phần. Câu này có hai khả năng: nếu trước câu này đã
13


có một câu chỉ địa điểm thì cần có thêm từ “lại” đặt giữa “em” và “về” vì từ
“cứ” bao giờ cũng đi với từ “lại”. Nếu trước câu này chưa có câu khác mà dùng
cả cụm từ trên với chức năng trạng ngữ thì câu thiếu thành phần. Có thể sửa lại
bằng cách thêm thành phần chính vào sau trạng ngữ.
Tôi hướng dẫn học sinh cách sửa: “Cứ hàng tuần về chơi, cháu lại thấy
khu vườn như đẹp hơn”.
Ví dụ 3:
- “Vào những buổi tối, khi được ngồi bên bà. Bà thường kể cho em nghe

những câu chuyện cổ tích”.
Đoạn văn có hai câu, câu một chưa có chủ ngữ. Câu một nếu thêm “em”
làm chủ ngữ cho vị ngữ “được ngồi” thì phải bỏ từ “khi” thì “em” mới thực sự là
chủ ngữ. Vì nếu đặt quan hệ từ trước cụm chủ - vị thì cụm chủ - vị với quan hệ
từ đó sẽ trở thành bộ phận trạng ngữ của câu.
Có hai cách chữa:
+ Cách 1: Bỏ dấu chấm thay bằng dấu phẩy ở sau cụm từ “ngồi bên bà”.
Câu sửa: “Vào những buổi tối, khi được ngồi bên bà, bà thường kể cho
em nghe những câu chuyện cổ tích”.
+ Cách 2: Bỏ dấu chấm trước chủ ngữ “ bà” và diễn đạt lại câu cho hợp lí.
Câu sửa: “Vào những buổi tối được ngồi bên bà, em lại được nghe những
câu chuyện cổ tích vô cùng hấp dẫn.”
Ví dụ 4:
- “Thỉnh thoảng lại có những chú bướm nhởn nhơ bay lượn rồi đậu trên
những bông hoa nở tươi hẳn lên”.
Tôi hướng dẫn học sinh phân tích câu này thành hai ý:
+ Thỉnh thoảng, những chú bướm nhởn nhơ bay lượn rồi đậu trên những
bông hoa đang nở.
+ Những bông hoa nở tươi hẳn lên.
Câu có thể sửa lại như sau:
“Thỉnh thoảng, những chú bướm nhởn nhơ bay lượn rồi đậu trên những
bông hoa đang nở làm những bông hoa đó tươi hẳn lên”.
14


+ Sửa lỗi diễn đạt
Ví dụ:
“Cô dạy chúng em rất dễ học, lúc nào cũng nhanh hiểu bài”
- Xem từ nào thừa có thể lược bỏ bớt rồi viết lại cho gọn câu văn.
Câu sửa lại: “Khi cô dạy, chúng em rất dễ hiểu và làm bài nhanh hẳn lên”.

c.Tổ chức cho học sinh tự sửa lỗi trong bài làm của mình.
Dựa vào phần nhận xét và các lỗi mà giáo viên đã chỉ ra trong bài làm, học
sinh tự sửa lỗi sai (chủ yếu là lỗi về chính tả và dùng từ).
- Gọi học sinh nêu những cách chữa, sau đó các bạn nhận xét.
d. Hướng dẫn học sinh học tập cách viết văn hay
Thực tế cho thấy, những em học sinh viết văn tốt là những em chăm đọc
sách báo và chịu khó rèn viết. Qua việc đọc nhiều các em sẽ học tập được cách
viết hay từ đó vận dụng vào bài viết. Do vậy đây cũng là một biện pháp tích cực
mà tôi thường xuyên áp dụng vào các giờ học Tiếng Việt khác chứ không chỉ
riêng giờ trả bài.
Những câu văn, đoạn văn mà tôi chọn đưa ra cho học sinh học tập không
phải là những câu, những đoạn trong sách văn mẫu. Tôi luôn chọn từ chính sản
phẩm của chính học sinh trong lớp, vừa thực tế, vừa gần gũi lại có tác dụng
khuyến khích các em luyện viết. Khi đưa ra những câu, đoạn văn ấy, tôi luôn có
gợi ý bằng các câu hỏi đi kèm để học sinh có thể dễ dàng nhận xét trao đổi để
học tập những thành công trong bài làm của các bạn (về bố cục, sắp xếp ý diễn
đạt dùng từ, đặt câu, sử dụng biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hóa...).
e. Hướng dẫn học sinh chọn viết lại một đoạn cho hay hơn
Tùy theo thời gian cho phép, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu
này tại lớp hay luyện tập thêm ở nhà để nâng cao kĩ năng viết văn. Đoạn văn học
sinh chọn để viết lại có thể là đoạn còn mắc lỗi (lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt
câu...), đoạn viết chưa hay, đoạn viết lại theo cách khác (ví dụ: chuyện mở bài
trực tiếp sang gián tiếp, chuyển từ cách tả riêng rẽ, từ ngoại hình điến tính tình
sang cách tả kết hợp đan xen...).
* So với các tiết khác, tiết trả bài cần được giáo viên chuẩn bị công phu từ
15


khi chấm bài, đến việc soạn giáo án, cuối cùng là tổ chức các hoạt động dạy trên
lớp. Việc chấm bài cẩn thận, hướng dẫn học sinh chữa lỗi, học tập cách viết văn

hay sẽ giúp trẻ phát triển các kĩ năng làm văn đồng thời góp phần hình thành cho
các em ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng đối với sản phẩm tinh thần do mình
làm ra.
3. Tích hợp chữa lỗi trong giờ của phân môn Tiếng Việt.
Do chương trình Tập làm văn lớp 4, số lượng tiết trả bài quá ít. Nếu chỉ chờ
đến giờ trả bài mới chữa, tôi e rằng học sinh sẽ mắc rất nhiều lỗi và khó có thể
sửa lỗi khi các lỗi đó đã thành lối mòn. Vì vậy việc tích hợp chữa lỗi cho học
sinh trong các giờ của phân môn tiếng việt là rất thiết thực, cụ thể:
+ Chữa trong giờ chính tả.
Trong các giờ chính tả ngoài việc xây dựng quy tắc chính tả để học sinh
ghi nhớ khái quát và có hệ thống, tôi còn lập các “mẹo” chính tả dựa vào các
kiến thức từ vựng ngữ nghĩa.
Ví dụ: Những từ ghi “chờ” viết là “tr” hay “ch” nếu chúng chỉ đồ vật
trong gia đình thì hầu hết được viết là “ch” như: chai, chén, chăn, chiếu, chảo,
chum, chĩnh, chậu...
Đối với những lỗi viết hoa tùy tiện và không viết hoa danh từ riêng thì
không phải học sinh không được học quy tắc viết hoa nhưng vì hay quên, chưa
có thói quen nên tôi luôn nhắc nhở học sinh những lúc viết bài.
Hiểu nghĩa từ là cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả. Nếu hiểu nghĩa từ
thì học sinh sẽ dễ dàng khi viết. Chẳng hạn với những từ có hình thứ ngữ âm là
“za”.
+ Chỉ những người sống chung một nhà: gia đình
+ Chỉ hoạt động: ra vào
+ Chỉ bộ phận bảo vệ người cơ thể: da thịt.
Tôi luôn giải nghĩa từ cho học sinh và yêu cầu học sinh tìm các tiếng có phụ âm
đầu giống nhau.
+ Những từ sai đã sửa tôi yêu cầu học sinh và yêu cầu học sinh ghi vào sổ tay
của các em.
16



+ Yêu cầu học sinh sử dụng từ điển phổ thông khi cần thiết.
Việc giảng dạy từ ngữ cho học sinh vừa phải đảm bảo cận kề thấu đáo, lại vừa
phải thích hợp với tâm lí lứa tuổi để các em hiểu từ một cách trọn vẹn có hệ
thống. Khi đã có một vốn từ phong phú và có khả năng vận dụng được thì học
sinh mới có cơ sở để nói, viết một cách sinh động uyển chuyển.
+ Chữa trong giờ tập đọc.
Trong các giờ tập đọc tôi cố gắng giải nghĩa từ bằng nhiều cách. Tôi yêu cầu các
em tìm từ khó hiểu ở bài tập đọc của tiết sau. Khi học tới bài tập đọc đó tôi cho
nhiều em giải nghĩa từ: bằng đồ dùng trực quan, bằng hình vẽ...
- Đối với tính từ, tôi giải nghĩa bằng cách cho học sinh tìm những từ gần
nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa để các em có thể hiểu nghĩa của một từ một
cách đầy đủ, tỉ mỉ.
- Ví dụ : Từ “ vàng óng” tôi cho học sinh tìm những từ tả màu vàng: vàng rực,
vàng hoe, vàng ối, vàng suồm suộm...
- Đối với các động từ tôi cung cấp cho học sinh các danh từ phát sinh tương
ứng.
Ví dụ: Từ: làm việc – việc làm.
- Đối với các danh từ tôi cung cấp những hoạt động từ tương ứng.
Ví dụ : Cách mạng- làm cách mạng.
+ Mở rộng vốn từ trong giờ luyện từ và câu
Trong các bài tập về nhà tôi cho học sinh làm hàng loạt các dạng bài tập từ
ngữ. Cách lầm này giúp học sinh viết đúng câu, đúng chính tả, dùng từ chính
xác.
- Tìm từ gần nghĩa với những từ: mênh mông, thanh khiết, ngọt ngào.
+ Đưa ra các câu, đoạn yêu cầu học sinh tìm từ theo lớp từ này.
+ Xếp các từ theo từng nhóm từ cùng nghĩa.
- Làm giàu vốn từ, luyện kĩ năng nắm nghĩa từ và sử dụng từ cho học sinh.
+ Yêu cầu học sinh kể ra những từ theo chủ đề nhà trường.
+ Kể ra những từ chỉ ra đức tính tốt của học sinh.

+ Đưa loại bài tập chọn từ để điền.
Để giúp học sinh hạn chế mắc những lỗi sai về câu, tôi đặc biệt chú ý
cung cấp các kiến thức về câu như cấu tạo câu, phân loại câu, nhận dạng
17


các kiểu câu như: câu đơn, câu ghép. Ngoài ra, tôi dạy cho học sinh cách
đặt câu đúng. Từ đó mở rộng để được câu nhiều thành phần có nhiều hỉnh
ảnh để có câu văn hay.
Ví dụ: Cho nòng cốt câu
“ Chim hót.”
Học sinh có thể mở rộng để có một số câu:
-

Thêm trạng ngữ: Trên cành, chim hót.
Thêm định ngữ: Chim sơn ca hót.
Thêm bổ ngữ : Chim hót véo von.
Thêm các thành phần phụ: Trên cành mấy chú chim hót véo von.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, công việc sửa lỗi cho học sinh không chỉ

dừng lại ở 40 phút của giờ trả bài mà nó được tôi chú ý trong tất cả các giờ học
Tiếng Việt. Bước đầu, tôi đã thu được một số kết quả khả quan. Những kết quả
ấy càng động viên tôi làm tốt những công việc của một người thầy.

18


C. KẾT QUẢ
Từ những nhận thức mang tính chất phôi thai ban đầu, tôi đẫ cố gắng
hoàn thiện những biện pháp và ứng dụng một cách khoa học với đặc điểm thực

tế của lớp, của trường. Kết quả đã phần nào khẳng định những biện pháp mà tôi
áp dụng có tính hiệu quả cao.
- Trước hết tâm lí ngại học giờ từ ngữ đã giảm, nhiều em học sinh tỏ ra
hứng thú và sẵn sàng chờ đón giờ học trả bài.
- Vốn từ vựng của học sinh được nâng dần lên cả về số lượng và chất
lượng.
- Kĩ năng giải nghĩa từ và sử dụng từ ngày càng chính xác. Nhiều em biết
dùng từ chính xác, biết lực chọn từ “ đắt” ( tức là phù hợp với nội dung và văn
cảnh).
- Các kĩ năng cần đạt của học sinh lớp 4 khi làm văn càng được nâng lên.
Đặc biệt là kĩ năng kiểm tra đánh giá hoạt động giao tiếp bao gồm đối chiếu văn
bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. Các em
biết sửa lỗi về nội dung và diễn đạt.
- Nếu đầu năm còn lúng túng, ngập ngừng khi phải trình bày một vấn đề
hay phải nói miệng trong giờ làm văn thì nay các em đã tự tin hơn, diễn đạt lưu
loát hơn.
- Chất lượng các môn học Tiếng Việt nâng cao rõ rệt, đặc biệt là phân
môn tập làm văn. Bài viết của các em đã hoàn chỉnh hơn nhiều về mặt câu, từ,
ý. Việc sử dụng nhầm lẫn giảm hẳn, số câu đúng nhiều lên. Một số em khá giỏi
có khả năng viết những câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc cũng tăng dần.
Chất lượng đại trà được nâng lên. Kết quả các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì của
lớp luôn luôn ở mức cao.

Dước đây là kết quả bài làm phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm tra :
Số học sinh được kiểm tra: 44 học sinh.
Điểm

Giỏi

Khá


Trung bình
19

Yếu


SL

%

SL

%

SL

%

SL

Kì kiểm tra
Giữa kì I

7

15,9

28


63,6

9

20,5

o

Cuối kì I

12

27,2

26

59,0

6

13,8

Giữa kì II

18

40,8

20


45,4

6

13,8

0

Cuối kì II

22

50,0

18

40,8

4

9,2

0

%

Kết quả trên cho thấy sự tiến bộc rõ rệt của các em. Từ việc biết phát hiện
ra lỗi cho đến việc biết tự sửa lỗi, học tập được cái hay trong bài làm của bạn,
học sinh sẽ vững vàng hơn, yêu thích môn học hơn. Kết quả ấy chính là niềm
vui của người thầy và niềm phấn khởi, tự tin của học trò. Từ phong trào “Yêu

văn em tập viết” tôi đã phát hiện và bồi dưỡng những em có khả năng học tốt
môn Tiếng Việt. Đội tuyển học sinh giỏi cấp trường vừa qua, lớp tôi có 15 em
được tham gia. Những kết quả giảng dạy của tôi đã được Ban giám hiệu, Tổ
chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp ghi nhận. Vui hơn cả là tôi nhận được sự tin
yêu của phụ huynh và học sinh. Có lẽ đây là kết quả và cũng là phần thưởng lớp
nhất mà tôi nhận được. Với học sinh, kết quả học tập ngày càng tiến bộ giúp các
em say mê và yêu thích môn học hơn. Và đặc biệt trong quá trình dạy học, tôi
thấy bản thân mình cũng học được nhiều điều ở chính học trò của mình. Những
kết quả sau đây không phải là ngẫu nhiên mà có, càng không phải đạt được sau
một vài giờ học, ngày học. Đó là cả một quá trình học hỏi phấn đấu vươn lên
của cả thầy và trò. Dạy Tiếng Việt không thể nôn nóng vội vàng. Mỗi ngày một
ít, một chút, dần dần mới mong có kết quả. Chính vì thế trong quá trình dạy tôi
luôn cố gắng tìm thấy những điểm tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất để kịp
thời động viên khích kệ. Mỗi ngày qua đi nhìn lớp học trò ngày càng trưởng
thành, tôi thấy lòng mình thật phấn khởi.

D. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Quả thật, có chồi non mới làm nên mùa xuân. Mùa xuân mang lại vẻ đẹp cho
cuộc sống. Những câu văn, bài văn trong sáng đậm đà cảm xúc sẽ góp phần đem
lại cho cuộc đời này những cô cậu học trò đáng yêu. Khi nhận thức được điều đó
20


mỗi giáo viên chúng ta sẽ có những giờ lên lớp lí thú, những bài giảng sinh động
để chúng ta có thể hoàn thành một cách tốt nhất công việc giảng dạy của mình.
Những biện pháp mà tôi đề cập là dựa trên kinh nghiệm của bản thân,
kinh nghiệm đó đã được đối chiếu so sánh với những gì mà tôi đã được học
trong trường sư phạm. Và hơn tất cả là tình yêu văn chương. Lòng yêu thương
học trò, bổn phận và trách nhiệm của một người thầy giáo. Những điều kiện trên
đã tạo được ra những giờ học văn sôi nổi, hào hứng.

- Để các giờ học môn Tiếng việt nói chung và phân môn tập làm văn nói
riêng đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Nhà trường nên mua bổ sung thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu,
băng hình …để giúp học sinh đọc các bài làm hay cũng như phát hiện các lỗi
cần sửa của bạn. Khi đó mới giúp học sinh chữa lỗi sai một cách triệt để.
- Tổ chức chuyên đề Tập làm văn cấp trường, cấp quận để các giáo viên
có thể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Trên đây là những suy nghĩ và những việc tôi đã làm. Vừa làm vừa rút
kinh nghiệm, tuy kết quả chưa phải là nhiều nhưng phần nào đã giúp cho việc
dạy và học giờ trả bài của cô và trò thuận lợi hơn. Thiết nghĩ những biện pháp
trên rất dễ thực hiện nếu như mỗi giáo viên đứng lớp thực sự “ yêu nghề, mến
trẻ”, tâm huyết với nghề nghiệp cộng thêm lòng say mê đổi mới phương pháp
dạy học. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu, của
lãnh đạo các cấp và bạn bè đồng nghiệp gần xa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
Người viết

Phan Thị Thúy Hằng

PHỤ LỤC

Tuần 27

GIÁO ÁN MINH HỌA

TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
Tập làm văn
I. MỤC TIÊU:


- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn
21


để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình
và của bạn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ
pháp,... cần chữa chung cho cả lớp.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Nội dung các

Thời
gian
1’

Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học

hoạt động dạy

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động học sinh

học
1. Tổng kết điểm

của bài kiểm tra

GV hệ thống số điểm đạt giỏi, - Lắng nghe
khá, trung bình, yếu

3’

2

.Nhận

chung

về

làm của HS

xét
bài * Ưu điểm:
- HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu - Lắng nghe
của đề như thế nào?
- Xác định đúng đề bài, hiểu bài,
bố cục?
- Diễn đạt câu, ý.
- Sự sáng tạo khi miêu tả.
- Chính tả, hình thức trình bày bài
văn.
GV nêu tên những bài văn viết
đúng yêu cầu, sinh động, giàu tình
cảm, sáng tạo, có sự liên kết giữa

cá phần: mở bài, kết bài hay,...
* Khuyết điểm:
- GV nêu lỗi điển hình nội dung,
hình thức (về ý, về dùng từ, đặt
22


câu, cách trình bày bài văn, lỗi
chính tả,...)
- Viết trên bảng phụ và lỗi phổ
biến. Yêu cầu Hs thảo luận, phát
hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
Lưu ý: GV không ghi tên các HS
bị mắc các lỗi trên.
- Trả bài cho HS
6’

3.

Tham

khảo GV đưa lên máy một số bài văn, 3 HS lần lượt đọc và

những đoạn văn đoạn văn hay để học sinh tập phát phát hiện cái hay có
hay của bạn

hiện cái hay trong bài của bạn

trong bài văn, đoạn
văn.


8’

4.

Chữa

lỗi GV đưa ra một số lỗi về chính tả, HS theo dõi và nêu

chung (về chính từ, câu nhiều học sinh mắc và
tả, từ, câu...)

hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi
và tìm cách sửa lỗi

12’

5. Tự chữa lỗi - Yêu cầu HS tự chữa bài của - Xem lại bài của
trong bài làm mình bằng cách trao đổi với bạn.

mình

của mình

- 2 HS ngồi cùng
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS yếu.

bàn trao đổi để cùng
chữa bài


8'

6. . Hướng dẫn - Gợi ý viết lại đoạn văn khi:

- Tự viết lại đoạn

học sinh chọn + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả

văn

viết lại một đoạn + Đoạn văn lủng củng, diễn đạt
cho hay hơn

chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu cụt.
+ Mở bài gián tiếp viết lại thành
23


mở bài trực tiếp.
+ Kết bài mở rộng viết thành kết
bài không mở rộng.
- Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết
lại.
- Nhận xét từng đoạn văn của HS - 5 đến 7 HS đọc lại
để giúp HS hiểu các em cần viết đoạn văn của mình
cẩn thận vì khả năng của em nào
cũng có thể viết được văn hay.
2’


III.

Củng

dặn dò:

cố, - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà mượn bài của
những bạn được điểm cao đọc và
viết lại bài văn (nếu được điểm
dưới 7).
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN VỀ
KẾT QUẢ BÀI LÀM CỦA HỌC SINH

Tổng số : 44 bài. Trong đó :
Giỏi: 15 bài
Khá: 24 bài
Trung bình : 5 bài
Yếu: 0 bài
24


Ưu điểm :
- Học sinh nắm được cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Đa số các bài có bố cục rõ ràng.
- Bài viết đủ ý,có sáng tạo,có dùng những câu văn hình ảnh hay, sử dụng
biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, lời văn tự nhiên, giầu cảm xúc.

Biết thay đổi cách diễn đạt câu văn .
- Một số đoạn văn hay :
+ Mở bài:
“Ve, ve ,ve”, hè đến rồi đấy! Tiếng ve râm ran trên các vòm cây xanh. Tôi
ngước nhìn những chùm phượng vĩ rực cháy trên cành mà trong lòng bâng
khuâng xao xuyến.”
(Tả cây phượng - Hà My)
“Hè năm ngoái, bố mẹ cho em về quê thăm ông bà nội . Đó là một vùng
trung du yên bình, thẫm màu xanh cây trái. Vườn cây nhà ông bà như được
trải một tấm thảm xanh tươi dịu, nào là bưởi , nhãn, cam...nào là na, chuối,
mân,...Tất cẩ đều được ông chăm sóc rất cẩn thận nhưng em vẫn thích nhất
là bụi chuối ở cuối vườn.”
(Tả cây chuối - Đỗ Trọng Thư)
“Tạm biệt bầu trời u ám, tạm biệt những ngày đông giá lạnh để chào đón
một mùa xuân mới về. Các loài cây trút bỏ hết những bộ quần áo xấu xí để
diện bộ cánh đẹp hơn. Cây đào nhà tôi cũng vậy.”
( Tả cây hoa đào - Nguyễn Diệu Hương)
+ Thân bài
“Mùa thu đến, cây bưởi treo trên mình những trái bưởi lúc lỉu, vàng sẫm.
Mới ngày nào, cây bưởi mang một dáng vẻ thầm lặng, u buồn. Nhưng dòng
nhựa sống vẫn cuồn cuộn chảy trong lớp vỏ xù xì, mốc thếch. Khi mùa đông
đến, bưởi như được thức dậy khỏi giấc ngủ triền miên, những chùm lá xanh
non bắt đầu mọc ra. Rồi hoa bưởi xuất hiện. Những bông hoa nhỏ bé, giản
25


×