Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn vật lí 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.79 KB, 14 trang )

Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
-Với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mở cửa để
hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt,
đòi hỏi công tác giáo dục ở nước ta phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn
diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người vừa tiếp thu những
tinh hoa văn hóa nhân loại vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc,
vừa có khả năng sáng tạo, có tình cảm và thái độ của con người mới xã
hội chủ nghóa.
- Ở trường Trung học cơ sở những sự đổi mới đó được thực hiện
thông qua việc dạy các môn học trong đó có môn Vật lí học. Việc đổi
mới cần được thực hiện trên cả 3 mặt: Nội dung dạy học, phương pháp
dạy học và phương tiện dạy học. Đối với người giáo viên thì quan trọng
nhất là đổi mới phương pháp dạy học vì giáo viên là người trực tiếp tác
động đến học sinh, đặt học sinh vào vò trí trung tâm, bản thân học sinh
phải tích cực, tự lực học tập để xây dựng, chiếm lónh kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, phát triển năng lực và hình thành tình cảm, thái độ; giáo viên
không còn giảng giải minh họa nữa mà trở thành người tổ chức, hướng
dẫn giúp đỡ học sinh để các em có thể thực hiện thành công hoạt động
học tập. Trong thực nghiệm sư phạm người ta chủ động gây ra những tác
động vào quá trình dạy học và giáo dục để xem xét kết quả của chúng.
Những tác động này xãy ra trong những điều kiện có thể khống chế được,
điều chỉnh được, thay đổi được, ít chòu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu
nhiên khác. Thực nhgiệm thường được dùng để kiểm tra(khẳng đònh hoặc
bác bỏ) tính đúng đắn của một giả thuyết được rút ra từ nhgiên cứu lý
luận. Vật lí học ở trường phổ thông chủ yếu là vật lí thực nhgiệm, phương
pháp chủ yếu của nó là phương pháp thực nghiệm: các kết luận được rút
ra từ thí nghiệm hoặc được kiểm tra lại bằng thí nghiệm. Phương pháp
nhận thức này lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lí. Theo Niutơn:


“Bất cứ khẳng đònh nào rút ra đựơc từ thực nghiệm bằng phương pháp
quy nạp đều là đúng, chừng nào chưa có những hiện tượng khác giới hạn
hoặc mâu thuẩn với khẳng đònh đó”. Chính vì kiến thức được rút ra từ thí
nghiệm thực hành nên việc hòan thành mẫu báo cáo thực hành là rất
quan trọng. Vì thế cho nên trong tiết thực hành thí nghiệm môn Vật lí 6,
Trang 1


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

giáo viên hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện cũng như trình tự các
bước hòan thành mẫu báo cáo, sau đó các nhóm tự làm và ghi kết quả
vào mẫu báo cáo thí nghiệm. Nhưng vì đây là học sinh đầu cấp nên các
em còn chưa quen thực hiện mẫu báo cáo sau tiết thực hành, cho nên
hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành là hết sức cần
thiết. Đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài này để học sinh thực hiện tốt
hơn sau mỗi tiết thực hành.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chỉ giớ hạn cụ thể về các bước hòan thành
mẫu báo cáo sau tiết thực hành cho học sinh lớp 6 1, 62, 63, 64 trường Trung
học cơ sở Nguyễn Văn Ẩn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí
6 ở phần cơ học và nhiệt học: “Xác đònh khối lượng riêng của sỏi” và
“Thực hành đo nhiệt độ” ở các lớp 6 1, 62, 63, 64 trường Trung học cơ sở
Nguyễn Văn Ẩn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, Tôi dã sử dụng
kết hợp các phương pháp sau:
4.1/ Phương pháp trò chuyện:

Nhằm nắm và hiểu được mức độ tiếp thu bài của học sinh. Mẫu
báo cáo sau tiết thực hành cho phép ta xác đònh được khả năng nhận thức,
trình độ phát triển trí tuệ, thái độ, hứng thú, xu hướng của học sinh trong
học tập và trong giờ thực hành.
4.2/ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu với hình thức tham khảo về phương pháp dạy
học vật lí ở trường Trung học cơ sở, sách giáo khoa vật lí 6, sách giáo
viên Vật lí 6, sách thiết kế hoạt động dạy học Vật lí 6. Phương pháp này
giúp trình bày đề tài một cách hệ thống, lôgic và khoa học.
4.3/ Phương pháp điều tra:

Trang 2


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

Tìm hiểu hứng thú học tập của học sinh lớp 6 1, 62, 63, 64 qua quá
trình thực hành thí nghiệm của môn vật lí qua tiết học: “Thực hành xác
đònh khối lựơng riêng của sỏi” và “Thực hành đo nhiệt độ”.
4.3/ Phương pháp tìm hiểu thực tế thăm dò ý kiến:
Phương pháp này giúp tiếp cận đối tượng điều tra để tìm hiểu khả
năng hòan thánh mẫu báo cáo thực hành.

Trang 3


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

B. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận:

Để thực hiện nghò quyết số 40/ 2000/ QH 10 của Quốc hội và chỉ
thò 14/ 2001/ CT-TTg ngày 11/ 6/ 2001 của thủ tướng chính phủ về việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Là một giáo viên bộ môn Vật
lí, mà vật lí là môn học khoa học thí nghiệm có tác dụng kích thích học
sinh ghi nhớ bài tại lớp, đồng thời giúp học sinh nắm vững kiến thức một
cách tự giác, chúng ta phải tạo ra được các tình huống cũng như các
phương pháp dạy học trong tiết thực hành. Trong giờ thực hành, do tự tay
học sinh gây ra hiện tượng và quan sát trực tiếp hiện tượng đó để rút ra
kiến thức. Chính các em đã hình thành kiến thức mới trên một hiện tượng
thí nghiệm. Đồng thời chính học sinh đã xây dựng được quy luật, đònh
luật hay kiểm chứng lại những kiến thức đã biết trong cuộc sống, học sinh
sẽ tin tưởng hơn. Chính vì thế người giáo viên không chỉ là người truyền
đạt, thông báo những tri thức rời rạc, là mà người lãnh đạo, tổ chức, điều
khiển hoạt động nhận thức hoạt động nhận thức học tập của học sinh,
người hướng dẫn, người cố vấn, người mẫu mực của người học. Để đạt
được điều đó, hoạt động của giáo viên đa dạng hơn, phức tạp và khó
khăn hơn nhiều. Nếu thiếu tình cảm nghề nghiệp, tình cảm đối với học
sinh, thiếu tri thức sâu và rộng, thiếu kỹ năng sư phạm thì người giáo viên
không thể hoàn thành được nhiệm vụ cao cả đó. Quan hệ tương hỗ giữa
giáo viên và học sinh đạt được hiệu quả tối ưu trong trường hợp có sự
thống nhất biện chứng giữa hoạt động của giáo viên và học sinh, trong đó
có sự nỗ lực của giáo viên cùng với sự nỗ lực của bản thân học sinh để
tạo nên sự cộng hưởng của chính quá trình dạy học, đồng thời tạo ra cho
học sinh động cơ khơi gợi tính tò mò khoa học; lòng ham muốn học môn
vật lí; phát huy óc sáng tạo, tìm tòi; rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật; làm
việc có kế họach, thao tác nhanh, chính xác và trung thực. Để thực hiện
được điều này, giáo viên phải chuẩn bò thật tốt nội dung, phương pháp
cũng như các thiết bò đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm cho một tiết thực hành.

Trang 4



Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay khi học sinh học hết bậc tiểu học đều được đưa vào
trường Trung học cơ sở, nhất là giai đoạn đầu cấp, đầu năm học, đa số
học sinh còn chưa quen về phương pháp dạy học cũng như các thao tác
làm thí nghiệm thực hành nhất là mẫu báo cáo thực hành sau tiết thực
hành. Nên việc hướng dẫn học sinh hòan thành mẫu báo cáo thực hành
đó là sự cần thiết nhất đối với học sinh học môn Vật lí 6.
3. Nội dung vấn đề:
- Giúp học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành thí nghiệm sau
một tiết học.
- Để thực hiện vấn đề trên, điều đầu tiên là giáo viên phân chia
nhóm, mỗi lớp 6 nhóm. Nghóa là hai bàn một nhóm, phân cụ thể nhóm
trưởng và sau đó yêu cầu nhóm trưởng lên nhận dung cụ thực hành từ tay
giáo viên phát ra đem về cho nhóm để thực hiện. Trong tiết thực hành,
giáo viên đóng vai trò người cố vấn, người động viên, cổ vũ động viên
thực hiện của các nhóm, người hướng dẫn các nhóm học tập làm việc
theo các quy tắc dân chủ, hợp tác tương trợ, tôn trọng lẫn nhau. Hoạt
động của người giáo viên là làm sao cho học sinh có những cơ hội lónh
hội tài liệu học tập, mở mang trí tuệ cho nhau.
Vì vậy trong khi các nhóm làm việc, giáo viên đi khắp các nhóm
theo dõi công việc nhằm xem các nhóm có thực hiện đúng thao tác hay
không, những sai lầm nào mà thành viên các nhóm nào đó mắc phải để
uốn nắn sửa sai kòp thời.
Đây là phương pháp dạy học dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học
sinh sử dụng thiết bò và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng
đònh những vấn đề lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố,

đào sâu những tri thức đã lónh hội được hoặc vận dụng lý luận để nghiên
cứu những vấn đề thực tiễn đề ra. Thông qua công tác này mà hình thành
kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm.
Trong việc giảng dạy một tiết thực hành trên lớp của môn Vật lí 6
chúnh ta phải thực hiện các phương pháp và áp dụng nó qua hai bài thực
hành trong chương: Cơ học và nhiệt học như bài “Xác đònh khối lượng
riêng của sỏi” thì giáo viên cần cho học sinh nắm được mục tiêu của bài
là biết cách xác đònh khối lượng riêng của một vật rắn, biết cách tiến
Trang 5


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

hành thí nghiệm một bài thực hành vật lí. Còn ở bài: “Thực hành đo nhiệt
độ” thì cho học sinh nắm được mục tiêu bài là biết đo nhiệt độ cơ thể
bằng nhiệt kế y tế, biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ
được đường biểu diễn sự thay đổi này, có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn
thận và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo. Đối
với tiết thực hành, ta thường sử dụng phương pháp thực nghiệm, quan sát
và đàm thoại.
* Ví dụ: bài: “Xác đònh khối lượng riêng của sỏi”, giáo viên chuẩn
bò cho mỗi nhóm:
+ Một cái cân có độ chia nhỏ nhất 10g hoặc 20g.
+ Một bình chia độ có giới hạn đo 100 cm 3 (hoặc 159 cm3) và có độ
chia nhỏ nhất 1 cm3.
+ Một cốc nước
+ 25 hòn sỏi cùng một loại
+ Giấy hoặc khăn lau
+ Một đôi đủa dùng để đưa nhẹ các hòn sỏi vào bình.
Sau đó gọi học sinh đọc to nội dung của bài thực hành tiếp theo

hướng dẫn học sinh thực hiện mẫu báo cáo thực hành, mỗi nhóm cử một
bạn viết chữ đẹp ghi báo cáo, còn lại các bạn khác trong nhóm cộng tác
để thực hiện các yêu cầu của bài thực hành qua phần hướng dẫn của giáo
viên hoặc mỗi bạn đều viết báo cáo thay phiên nhau thực hiện và ghi kết
quả thu được vào mẫu báo cáo.
* Mẫu báo cáo:
1- Họ và tên học sinh (nhóm): …………………..; Lớp: ………..
2- Tên bài thực hành: “Xác đònh khối lượng riêng của sỏi”
3- Mục tiêu của bài: Nắm được cách xác đònh khối lượng riêng của
các vật rắn không thấm nước.
4- Tóm tắt lý thuyết:
a). Khối lượng riêng của một chất là gì ? (Khối lượng của một chất
được xác đònh bằng khối lượng của một đơn vò thể tích (1 m3) chất đo)ù.
b). Đơn vò khối lượng riêng là gì ? (kg/ m3)
5- Tóm tắt cách làm:
Để đo khối lượng riêng của sỏi, em phải thực hiện những công việc
sau:
Trang 6


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

a). Đo khối lượng của sỏi ( bằng dụng cụ gì ?): (Cân).
b). Đo thể tích của sỏi (bằng dụng cụ gì ?): (Bình chia độ).
m

c). Tính khối lượng riêng của sỏi theo công thức nào ? : (D = v ).

6- Bảng kết quả đo khối lượng riêng của sỏi:
Lần Khối lượng sỏi

đo
Theo (g) Theo (kg)
1
m =10g m
=0,01kg
2
m=10,5g m
=0,105kg
3
m =11 g m=0,11kg

Thể tích sỏi

Khối lượng riêng của sỏi
(kg/ m3)

Theo cm3 Theo m3
v=100cm3 v=0,0001m3

D=0,1 g/cm3=100kg/m3

v=110cm3 v=0,00011m3

D=0,095g/cm3=95,5kg/m3

v=115cm3 v=0,000115m3 D=0,0956g/cm3=95,6kg/m3

Giá trò trung bình của khối lượng riêng của sỏi là:
Dtb=


100 + 95,5 + 95,6
= 97 kg/ m3
3

Bài: “Thực hành đo nhiệt độ”
* Sự chuẩn bò của giáo viên cho các nhóm
- Một nhiệt kế y tế
- Một nhiệt kế thủy ngân
- Một đồng hồ
- Bông y tế
* Sự chuẩn bò của học sinh: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành và trả
lời câu hỏi ở phần 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoặc nhóm trưởng bỏ mẫu báo cáo
thực hành, nhiệt kế y tế lên bàn, giáo viên kiểm tra khuyến khích các em
chuẩn bò tốt. Nhắc nhở những học sinh chuẩn bò chưa tốt để rút kinh
nghiệm, nhắc nhở học sinh về thái độ cần có khi làm thực hành, đặc biệt
thái độ cẩn thận và trung thực.

Trang 7


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

- Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh hoàn thành 5 câu hỏi
cũng như 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế.
+ Câu 1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 350 c.
+ Câu 2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 420 c.
+ Câu 3: Phạm vi đo nhiệt kế từ 350 c đến 420 c.
+ Câu 4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế 0,10 c.
+ Câu 5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ 370 c.

- Học sinh tiến hành đo nhiệt độ cơ thể theo đúng hướng dẫn của
giáo viên, ghi kết quả thí nghiệm vào phần a của mục 3.
- Giáo viên lưu ý học sinh khi vẫy nhiệt kế phải cầm thật chặt để
khỏi văng ra và chú ý tránh không để nhiệt kế va đập vào các vật khác.
Khi đo nhiệt độ cơ thể cần cho bầu thủy ngân tiếp xúc trực tiếp và chặt
với da. Khi đọc nhiệt kế không cầm vào bầu nhiệt kế. Sau khi đo xong
phải cất nhiệt kế y tế vào hộp đựng.
- Giáo viên giới thiệu dụng cụ đựng thí nghiệm thông qua hình 23/
SGK, trang 73, sau đó bố trí thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát để trả
lời các câu hỏi từ câu 6 đến câu 9 hoặc nêu được 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu.
+ Câu 6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế là 00 c.
+ Câu 7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế là 1000 c.
+ Câu 8: Phạm vi đo nhiệt kế là 00 c đến 1000 c.
+ Câu 9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế 0,10 c.
- Các nhóm thực hành và phân công cụ thể:
+ Một bạn theo dõi thời gian
+ Một bạn theo dõi nhiệt độ
+ Một bạn ghi kết quả vào bảng
- Hướng dẫn học sinh lắp đặt dụng cụ theo hình 23.1 – SGK/ trang
70 kiểm tra lại trước khi học sinh đốt đèn cồn.
- Các nhóm theo dõi lại nhiệt độ của nước vào bảng.
- Nhắc nhở học sinh:
+ Theo dõi chính xác thời gian để đọc kết quả trên nhiệt kế.
+ Hết sức cẩn thận khi nước đã được đun nóng.
- Sau 10 phút, tắt đèn cồn. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tắt
đèn an toàn là dùng nắp đèn chụp lại không được thổi, sau đó để nguội nước.
- Giáo viên hướng dẫn vẽ đường biểu diễn trong mẫu báo cáo.

Trang 8



Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

- Cá nhân học sinh tự vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của
nước theo thời gian vào mẫu báo cáo thí nghiệm.
- Khi còn 5 phút hết giờ, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành
mẫu báo cáo thực hành. Sau đó cho các em tháo cất đồ dùng thí nghiệm,
lau sạch để đúng nơi qui đònh.
N h i e ät đ o ä ( 0 c )

100
90

85

80

72

70
60

52

50
45

40

3 7 ,5


30
25

20
10
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

T h ơ ø i g i a n ( p h u ùt )

Kết quả cụ thể:
Kết

quả so
Trước
khi
thực
Sau
khi

Lớ
p
61
62
63

TS Giỏi
Khá
H TS TL(%) TS
40
5
38
10
37
10

T. Bình
TL(%) TS TL(%)
12,5
25 62,5
26,3
20 52,6
27,0

15 40,5

64
61
62
63
64

39
40
38
37
39

38,5
20,0
52,6
40,5
51,3

2
10
10
10

5,0
26,3
27,0
25,6


15
8
20
15
20

Trang 9

18
28
8
12
9

46,2
70,0
21,1
32,5
23,1

Yếu
TS
10
8
12

TL(%)
25
21,1
32,5


6
2

15,3
5,0


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

- Khi chưa áp dụng hết các phương pháp cũng như chưa hướng dẫn
cụ thể mẫu báo cáo thực hành thì đối với học sinh lớp 6 còn gặp nhiều
khó khăn nên kết quả chỉ đạt 76,5 % trên trung bình.
- Sau khi có sự hướng dẫn cụ thể cho học sinh viết mẫu báo cáo
thực hành cũng như rèn kỹ năng thao tác cho học sinh trong tiết thực hành
thì học sinh hứng thú, tích cực hoạt động trong nhóm và ghi kết quả thí
nghiệm chính xác và hoàn thành tốt mẫu báo cáo, kết quả đạt được
98,7% trên trung bình.

Trang 10


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

C. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện giải pháp hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo
thực hành môn Vật lí 6 ở lớp 6 1, 62, 63, 64 trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Ẩn,
bản thân tôi thấy kết quả rất khả quan vì phương pháp này có ý nghóa rất lớn, vì thông
qua đó sẽ giúp học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành
những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm khoa hhọc, kỹ năng kỹ xảo thực

hiện những hành động trí tuệ – lao động, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi
dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như: óc quan sát, tính chính
xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động có khoa học. Là một giáo viên,
Tôi quyết tâm phấn đấu thể hiện tính sáng tạo, thường xuyên rèn luyện kó năng, nâng cao
kiến thức chuyên môn và lựa chọn phương pháp truyền thụ kiến thức thích hợp, làm tốt công
tác giảng dạy, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông.
Vì vậy trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục thực hiện giải pháp hướng dẫn
học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành ở các bài thực hành trong chương trình
vật lí Trung học cơ sở để nhằm mang lại hiệu quả cao cho việc giảng dạy để không
còn học sinh yếu kém trong bộ môn mình dạy.
Trên đây là ý kiến của cá nhân rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và các
bạn đồng nghiệp.

Long Thuận, ngày 05 tháng 03 năm 2008
Người thực hiện

Lê Thò Kim Nhàn
D.NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ- XẾP LỌAI CỦA:
1. Hội đồng khoa học trường:

Trang 11


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

Xếp lọai:

2. Hội đồng khoa học Phòng Giáo Dục:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Xếp lọai:
3.Hội đồng khoa học ngành:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Xếp lọai:

E/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 12


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

1.Giáo trình phương pháp dạy học vật lí ( Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng)
2.SGK vật lí 6 (Vũ Quang, Bùi Gia Thònh, Nguyễn Phương Hồng)
3. SGV vật lí 6 (Vũ Quang, Bùi Gia Thònh, Nguyễn Phương Hồng)
4. Thiết kế bài giảng vật lí 6 (Lê Minh Hà, Nguyễn Mỹ Hảo)


MỤC LỤC
Trang 13


Hướng dẫn học sinh hoàn thành mẫu báo cáo thực hành môn Vật lí 6.

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...........................................................Trang 1
2. Đối tượng nghiên cứu.....................................................Trang 2
3. Phạm vi nghiên cứu........................................................Trang 2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................Trang 2
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận...................................................................Trang 4
2. Cơ sở thực tiễn...............................................................Trang 4
3. Nội dung vấn đề........................................................Trang 5-10
C. KẾT LUẬN....................................................................... Trang 11

Trang 14



×