Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100 KB, 14 trang )

Sáng ki ến kinh nghi ệm Rèn luy ện k ỹn ăng khai thác nh ịp đi ệu trong d ạy th ơ

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
– Trong sách giáo khoa văn 11,12, tác phẩm thơ chiếm 59,4%, số lượng
tiết học chính khoá và thêm (Lớp 11 :35/54 bài chiếm 64,8%; lớp 12
25/47 bài chiếm 53,19%). Vì vậy dạy thơ trong chương trình chiếm một
khối lượng lớn đòi hỏi người giáo viên phải nắm được đặc trưng, kỹ
năng phân tích thơ.
– Thơ là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được hình thành nhờ mối
rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Trong dòng chảy của
thơ, con người được đắm chìm mình trong tình cảm của nhà thơ và của
chính mình. Thơ thấm vào lòng người bởi những cảm xúc trực tiếp và
nhiều mối liên tưởng kín đáo, những ý tứ sâu xa, sức quyến rũ của tiết
tấu và thanh điệu. Tất cả những yếu tố ấy ùa vào lòng người đọc xoá đi
hay khắc sâu thêm những tình cảm, tạo nên ấn tượng khó phai mờ.
Đọc thơ để hiểu người. Giảng thơ để dạy làm người…Làm thế nào để
chúng ta – vừa là người đọc, vừa là người giảng thơ để tạo ra và truyền
được cái cảm hứng “ uống xong lại khát” ấy. Xin mượn lời nhà văn
Nguyễn Tuân để trao đổi với bạn bè đồng nghiệp một kĩ năng nhỏ trong
việc dạy thơ: “ Văn học có cái vui là phong cách, cách nói, cách viết
khác nhau. Vậy mà nhiều anh dạy văn lại không đi vào đấy, chỉ nói về
nội dung tư tưởng chung chung, nên trở nên nhạt nhẽo, vô duyên”.
Vâng, trong một bài thơ ngoài yếu tố hình ảnh, từ ngữ, câu chữ – “
những phần nổi”, người dạy thơ thường bám vào phân tích còn có
những “ phần chìm”- khoảng trống, khoảng lặng nằm im sau câu chữ.
Đó chính là nhịp điệu. Bởi vậy, khi phân tích thơ người dạy cần xác định
rõ kĩ năng khai thác nhịp điệu, tính chất của các loại nhịp thơ, đặc tính
của từng loại nhịp – những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ sự



im lặng của các từ ngữ để trở về với tiếng lòng mình đến với những
trạng thái tâm hồn cảm xúc. Đó chính là những lý do đưa tôi đến với đề
tài: “ Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ” .
2. Mục đích nghiên cứu:
– Giúp người dạy văn tìm ra một hướng tiếp cận sâu hơn đối với tác
phẩm thơ.
– Giúp học sinh thực sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm thơ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
– Các tác phẩm thơ trong chương trình lớp 10, 11, 12 THPT và một số
tác phẩm thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Trãi…
– Học sinh lớp 10, 11, 12 THPT.
4 Giới hạn của đề tài:
– Viết bài này, tôi không có ý định đi sâu bình giải một số tác phẩm thơ,
mà chủ yếu qua các tác phẩm thơ để tìm hiểu thêm về cách khai thác
nhịp điệu trong dạy thơ, để thấm thía thêm bài học muôn đời của nghề
nghiệp: Muốn hiểu tới cội nguồn của văn chương để giảng dạy cho tốt,
đừng quá lệ thuộc vào chủ đề, tư tưởng chủ đạo, hình ảnh… mà phải
chăm chú tìm kiếm sức quyến rũ của tiết tấu, nhịp điệu trong bài thơ…
để lắng nghe cho thấu những âm vang, cảm xúc của người nghệ sỹ và
những tiếng dội của cuộc đời.
5. Những luận điểm bảo vệ:
– Khái niệm nhịp điệu thơ.
– Các thao tác tiến hành khai thác nhịp điệu trong thơ.
– Những dẫn chứng minh hoạ.
– Kết luận.


6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
– Đối với giáo viên: Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người

giáo viên trong quá trình dạy thơ có thể đi từ cái “ vốn như thế” liên hệ,
mở rộng tới những cái thực tế “ khác thế”, “trái hẳn như thế”để chuyển
tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của bạn đọc, thơ trong ngôn từ,
nhịp điệu, thành “ thơ trong mỗi tâm hồn học sinh”.
– Đối với học sinh: Nâng cao khả năng cảm thụ thơ, người học không
còn cảnh không chú ý câu chữ, nhịp điệu cụ thể của tác phẩm mà chỉ
chú ý ý tứ chung chung.
7. Phương pháp nghiên cứu
– Khảo sát thực tế các giờ dạy của bản thân và đồng nghiệp.
– Đi sâu tìm hiểu thi pháp thơ.
– Phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các tác giả, tác phẩm thơ trong và
ngoài chương chình phổ thông.
II. Phần nội dung
II.1. Nhịp điệu trong thơ
II.1. 1. Nhịp điệu trong thơ là kết quả của sự chuyển động nhịp nhàng
và sự lặp lại đều đặn những âm thanh trong bài thơ “ Nhịp điệu là sức
mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ” (Mai acốp xki ). Nhịp điệu
không thuần tuý là những ngân vang bên ngoài đi kèm theo ý thơ mà
có lúc như thoát ra khỏi ý thơ, nó vừa như có cái gì xác định cụ thể, lại
vừa như mơ hồ, mơ hồ xa xôi. Nó vừa là âm thanh điểm nhịp đều đặn
như tiếng chuông quả lắc đồng hồ lại vừa là nhịp vang vọng, âm thầm
trong trái tim mỗi người nghe, người đọc. Nhịp điệu trong thơ toát ra từ
âm hưởng của bài thơ, phụ thuộc vào độ dài ngắn của câu thơ và chỗ
ngừng ngắt, độ mạnh, nhẹ của từng từ thông qua giọng điệu của người
đọc và cường độ cảm xúc của người nghe.


II. 1.2 Nhịp điệu trong thơ linh hoạt hơn nhịp điệu trong nhạc.
Nhịp điệu trong thơ không những phụ thuộc và sự sắp xếp âm thanh, từ
ngữ trong bài thơ mà còn phụ thuộc vào cảm xúc và giọng điệu của

người đọc cũng như sự tiếp nhận và rung động của người nghe.
II. 2 Các thao tác tiến hành khai thác nhịp điệu trong th ơ
II. 2. 1 Xác định tính chất của các loại nhịp trong thơ.
Nhịp trong nhạc đo bằng độ mạnh, nhẹ trong những đơn vị thời gian
nhất định. Còn nhịp trong thơ đo bằng sự ngừng, ngất theo các từ ngữ
của câu thơ để tính nhịp. Nếu câu thơ ngắt theo một từ, ba từ, năm từ,
bảy từ …thì gọi là nhịp lẻ. Còn ngắt theo hai từ, bốn từ, sáu từ … thì gọi
là nhịp chẵn. Như vậy, trong thơ có hai loại nhịp cơ bản: Đó là nhịp lẻ
và nhịp chẵn.
II. 2.2 Đặc tính của loại nhịp lẻ:
So với nhịp chẵn, nhịp lẻ thường là loại nhịp được trhể hiện mạnh mẽ
hơn trong khi đọc. Trong nhịp lẻ thì câu thơ ngắt theo nhịp 1 ( tức ngắt
theo một từ ) là nhịp mạnh mẽ nhất. Độ mạnh mẽ giảm dần nếu ngắt
theo nhịp 3, nhịp 5, nhịp 7.
Ví dụ: Trong câu thơ (“ Đổ trời muôn ngọc qua muôn lá” – Thơ duyên –
Xuân Diệu ). Ta ngắt theo nhịp 1 – 3 -3. “ đổ” tách ra thành 1 nhịp,
khẳng định một hành động mạnh mẽ nhất thể hiện sự táo bạo mãnh
liệt và cũng rất thi vị trong cách cảm nhận mùa thu của Xuân Diệu
khiến cho bầu trời mùa thu không xanh ngắt , tĩnh lặng như trong thơ
Nguyễn Khuyến mà căng đầy sức sống. Hay trong câu thơ “ Nhớ về
rừng núi nhớ chơi vơi” ( Tây Tiến – Quang Dũng ). Ta ngắt theo nhịp 1 –
3 – 1 – 2, nhịp 1 là nhịp mạnh mẽ nhất, sau đó đến nhịp 3 và nhịp có
độ nhẹ hơn cả là nhịp 2, khiến cho cung bậc của nỗi nhớ cùng được bộc
lộ trong kết cấu âm điệu của câu thơ, những âm tiết mở như kéo dài
câu thơ, làm rộng thêm nỗi nhớ. Điệp từ “ nhớ” tách thành nhịp lẻ được
khắc lại như khẳng định nỗi nhớ thương. Nhịp 2 cuối câu thơ “ chơi vơi”
góp phần định hình nỗi nhớ, tạo thành cảm giác luyến láy, ngân rung


như bâng khuâng, như da diết như mênh mang, như âm thanh tiếng

sáo ai chơi vơi đầu núi, như có hình, có sóng, lan xa làm nghiêng ngả
cả núi rừng.
– Ngay trong nhịp 3 của câu thơ ta cũng có thể ngắt theo nhiều dạng
khác nhau. Ví dụ: Câu thơ “ Cội rễ bền rời chẳng động” ( Tùng – Nguyễn
Trãi ) ta có thể ngắt theo kiểu nhấn mạnh vào từ “cội” và từ “rời” còn
hai từ sau rễ bền”, “ chẳng động” là những phách nhẹ theo kiểu mạnh /
nhẹ / nhẹ thì hiệu quả khác hẳn vời việc nhần mạnh vào từ “ bền” và từ
“ động” theo kiểu kết cấu nhẹ / nhẹ / mạnh, nhẹ / nhẹ / mạnh.
– Đôi khi ngắt theo nhịp 3, người nghe vẫn có cảm giác như ngắt theo
nhịp 2 bởi hai từ đầu là từ lấy đà như thu nhập vào làm một. Ví dụ:
Trong bài “ Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư: “ Em không nghe/ mùa thu
Dưới trăng mờ/ thổn thức”
Thì ba từ “ em không nghe”, “ dưới trăng mờ”… là nhịp 3 có hai từ “
em không” và “ dưới trăng” là những từ lấy đà chuyển sang phách
mạnh “ nghe” và “ mờ”
II. 2. 3. Đặc tính của loại nhịp chẵn
So với nhịp lẻ, thì loại nhịp chẵn thường là loại nhịp nhẹ nhàng và êm
dịu hơn, những câu lục bát trong thơ dân gian của ta thường ngắt theo
nhịp chẵn, theo Phan Ngọc trong “ Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong Truyện Kiều” 9 NXB KHXH, 1985 – Trang 205 ): Nếu đọc kỹ ca
dao, dân ca thì: “ Chắc chắn có thể nói hàng trăm câu mới gặp một câu
có kiến trúc 3/3 hay 4/4, đó là loại kiến trúc không có trong thơ dân
gian. Khi gặp nó trong thơ ca dân gian, ta phải cảnh giác, đó không
phải là ca dao mà là thơ thực sự, chỉ có điều diễn đạt bằng thể lục bát
mà thôi”. Ví dụ: Đọc bài “ Việt Bắc” của Tố Hữu ta thường ngắt theo
nhịp 2:
“Mình về/ mình có/ nhớ ta
Mười lăm năm ấy/ thiết tha mặn nồng
Mình về/ mình có/ nhớ không
Nhìn cây nhớ núi/ nhìn sông nhớ nguồn”



Cùng một câu thơ sáu chữ, nhưng sự ngắt nhịp khác nhau thì sự biểu
hiện và tính hiệu quả của nó sẽ khác nhau. Ví dụ: Cùng những câu 6
trong 3 bài thơ “ Tùng” của Nguyễn Trãi.ở bài tứ tuyệt 1: Câu 6 được
ngắt theo nhịp 2 “ Một mình/ lạt thuở/ ba đông” giúp cho ta thấy tính
chất của cảnh thu, trời thu và đông êm dịu, nhẹ nhàng hơn hẳn câu 6 ở
bài 2 “ cội rễ bền/ dời chẳng động”thể hiện sự chống chọi với khí hậu,
với thiên nhiên khắc nghiệt. Câu 6 ở bài 3 “ Dành/ còn để trợ/ dân này”
lại ngắt theo những nhịp chẵn lẻ khác nhau tạo nên một sự mạnh mẽ
đặc biệt, thể hiện một ý đẹp đẽ và trong sáng. Điều đó cũng là lý tưởng
cao đẹp của nhà nho đối với dân, với nước.
II.2.4. Sự kết hợp của hai loại nhịp chẵn lẻ
– Sự kết hợp của hai loại nhịp điệu chẵn, lẻ trong một câu thơ sẽ tạo
nên tính hài hoà trong câu thơ như ở thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn. Ví
dụ:
“Sao anh / không về / chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng / hàng cau / nắng mới lên
Vườn ai / mướt quá / xanh như ngọc
Lá trúc / che ngang / mặt chữ điền”
( Đây thôn vĩ dạ – Hàn Mặc Tử )
Tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ, tìm hiểu chỗ ngừng , ngắt, độ mạnh nhẹ
của từng lời thơ và sử dụng giọng điệu, âm lượng cho thích hợp để đọc
một bài thơ theo đúng nhịp điệu đã định.
“ Huế ơi / quê mẹ / của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa / tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu / chiều lặng lặng
Mưa nguồi gió biển / nắng ra khơi”
(Tố Hữu)
– Cùng trong câu thơ bảy chữ, nhưng ngắt nhịp khác nhau thì nội dung,

cảm xúc biểu hiện và tính hiệu quả khác nhau. Ví dụ : “Sau lưng thềm
nắng lá vơi đầy”( Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Câu thơ này có nhiều
cách ngắt nhịp khác nhau. Có ý kiến cho rằng: hai câu thơ nên ngắt


theo tiết tấu 3/4: Nắng vàng và lá vàng cùng một lúc rơi xuống mặt
thềm tĩnh lặng. Câu thơ gợi lên một sắc thái riêng của vẻ đẹp mùa thu,
nhưng hơi cầu kỳ. Có người khẳng định, nên ngắt theo nhịp 2 /2 / 3.
Cách ngắt nhịp này tạo nên sợ ngập ngừng, lưu luyến trong lòng người
ra đi trước cảnh thu Hà Nội. Nguyễn Đình Thi dã có lần phát biểu về ý
thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp mùa thu là vẻ đẹp giản dị, sâu lắng nên
lời thơ ngắt theo nhịp quen thuộc 4/3.
Vì thế, trong giờ giảng thơ người thầy cần chú ý khai thác những tiết
tấu khác nhau trong cách ngắt nhịp để tạo nên hiệu quả cao nhất.
II.3. áp dụng trong công việc tìm hiểu
II.3.1. Tìm hiểu nhịp điệu bài thơ “ Sóng” – Xuân Quỳnh thông
qua hoạt động đọc.
– Trước khi đi vào phân tích tác phẩm để tạo tâm thế cho giờ học, người
giáo viên yêu cầu học sinh đọc, hiểu tác phẩm. Đó là công việc nhằm
khẳng định một hiệu quả tiếp nhận văn học, để tái hiện toàn bộ hình
tượng của tác phẩm và quan trọng hơn là xác định tiết tấu, giọng điệu
và khắc sâu kiến thức. Muốn xác định được giọng điệu của tác giả, có
thể dựa trên dấu hiệu hình thức và nguyên tắc tổ chức hình tượng của
tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại…để tìm ra đặc điểm, tiết tấu,
thanh âm, nhịp điệu của ngôn ngữ.
– Giáo viên cần định hướng cho học sinh về tác giả, tác phẩm: Xuất
hiện trong làng thơ Việt Nam như “ Một chồi thơ sắc biếc” thơ Xuân
Quỳnh giàu nữ tính, hồn hậu, chân thành, thể hiện sự gắn bó sâu sắc
với con người và cuộc sống đời thường. Xuân Quỳnh là một trong số
các nhà thơ Việt Nam hiện đại được gọi là nhà thơ tình yêu.

“ Sóng” là một bài thơ tình, nên khi đọc bằng hình dung ký ức và tưởng
tượng nghệ thuật có thể xác định được giọng đọc chung với âm hưởng
thiết tha để biểu lộ những phức điệu của tâm trạng chủ thể trữ tình.
Thế nhưng trong từng đoạn thơ, mỗi đoạn có chức năng biểu hiện riêng
nên giọng đọc và cách ngắt nhịp không thể giống nhau.


Dữ dội \ và dịu êm ( 2/3 )
ồn ào \và lặng lẽ ( 2/3 )
Sông\ không hiểu nổi mình ( 1/4 )
Sóng\ tìm ra \ tận bể ( 1/2/2 )
ôi\ con sóng\ ngày xưa ( 1/2/2 )
Và\ ngày sau \ vẫn thế ( 1/2/2 )
Nỗi\ khát vọng tình yêu ( 1/4 )
Bồi hồi\ trong ngực trẻ ( 2/3 )
Trước muôn trùng \ sóng bể ( 3/2 )
Em nghĩ về anh\ em ( 4/1 )
Em nghĩ về\ biển lớn ( 3/2 )
Từ nơi nào\ sóng lên… ( 3/2 )
– Đoạn thứ nhất là lời kể nên đọc chậm vừa, thể hiệ sự bồi hồi, hình
dung đường nét, tâm trạng. Đọc chủ yếu ngắt theo nhịp 2/3.
– Đoạn hai giọng đọc kể, có tính chất hồi tưởng nên đọc chậm, đặc biệt
câu 1, 2 ngắt nhịp 1 – 2 – 2 nhấn mạnh ở từ “ ôi”, “ và”còn lại đọc
chậm hơn đoạn thứ nhất thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến gợi không
gian, thời gian kỷ niệm.
– Đoạn 3, 4: Ngắt nhịp 4/1 và 3/2, đọc nhanh thể hiện tâm trạng thổn
thức mãnh liệt của một trái tim tuổi trẻ giàu khao khát.
– Hai đoạn cuối bài đọc ngắt nhịp 2/3, đọc giọng trầm và chậm, thể
hiện nỗi phấp phỏng, lo âu đó cũng là khao khát tình yêu cháy bỏng.
Bằng nhịp thơ ngắn ( chủ yếu là nhịp chẵn 2/4, xen kẽ nhịp lẻ 1/3/5 )

– Giọng điệu thủ thỉ, da diết và cách sử dụng nhuần nhuyễn cặp tiểu
đối trong thể thơ năm chữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện một khát vọng tình
yêu tuổi trẻ nồng nàn, đồng thời khẳng định triết lý nhân sinh cao đẹp,
đó là khát vọng được hoá thân cho tình yêu vĩnh cửu.
I I. 3. 2. áp dụng tìm hiểu nhịp điệu thơ trong một số sáng tác
của Nguyễn Bính.
– Trong sáng tác của Nguyễn Bính, thơ lục bát chiếm tỉ lệ nhiều hơn so
với những thể loại khác. Thống kê và đối chiếu nhịp lẻ trong thơ lục bát


của Nguyễn Bính và một số nhà thơ cùng thời ta thấy:
+ Tố Hữu có 63 dòng ngắt nhịp lẻ / 819 dòng lục bát ( tỉ lệ 7,66% ).
+ Huy Cận có 23 dòng ngắt nhịp lẻ/ 369 dòng lục bát ( tỉ lệ 5,8% ).
+ Xuân Diệu có 50 dòng ngắt nhịp lẻ/ 578 dsòng lục bát ( tỉ lệ 8,65% ).
+ Nguyễn Bính có115 dòng ngắt nhịp lẻ/1132 dòng lục bát ( tỉ lệ
10,16% ).
Như vậy, cách ngắt nhịp lẻ trong thơ lục bát của Nguyễn Bính so với Tố
Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu vẫn chiếm ưu thế, tỉ lệ cao nhất, nghĩa là cứ
10 dòng thơ lại có 1 dòng nhịp lẻ. Có những bài nhịp lẻ được bố trí dày
đặc như “ Lỡ bước sang ngang”, “ Tiếng trống đêm xuân”, “ Người
hàng xóm”…Chính nhịp điệu vô cùng linh hoạt này, kết hợp với hình
tượng thơ là làm cho thơ lục bát của Nguyễn Bính không lẫn lộn với ca
dao, mặc dù nhà thơ đã tiếp thu truyền thống ca dao, dân ca của dân
tộc, nét hiện đại và sáng tạo của Nguyễn Bính trong thơ cũng do nhịp
điệu này góp sức.
Nguyễn Bính thường sử dụng nhịp điệu đặc biệt để thể hiện tâm trạng
khác thường hoặc diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ.
“ Tôi chiêm bao\ rất nhẹ nhàng ( 3/3 )
Có con bướm trắng thường sang bên này
Bướm ơi\ , bướm hãy\ vào đây ( 2/2/2 )

Cho tôi hỏi nhỏ\ câu này chút thôi ( 4/4 )
Chả bao giờ\ thấy nàng cười… ( 3/3 )
Tôi buồn tự hpỉ hay tôi yêu nàng.
Không\ , từ ân ái nhỡ nhàng ( 1/5 )
Tình tôi than lạnh tro tàn làm sang…
Mấy hôm nay\ chẳng thấy nàng ( 3/3 )
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng\ không\ quyết là không\ nhớ nàng ( 2/1/3/2 )
Vâng\ từ ân ái nhỡ nhàng ( 1/5 )
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.


( Người hàng xóm – Nguyễn Bính )
Nhịp điệu thay đổi rõ khi chàng trai bồi hồi phát hiện ra tâm trạng khác
thường của mình và càng thay đổi đặc biệt hơn khi anh ta không dám
công nhận sự thật của con tim đang rung động, nhất quyết tự dối lòng
mình “ Nhớ nàng”/ không/ quyết là không/ nhớ nàng”. Nhịp điệu 2 – 1 –
3 – 2 trong câu bát đó chính là nhịp điệu của trái tim đang thổn thức.
– Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Bính viết nhiều về chủ đề tình
yêu, yêu đơn phương hoặc nỗi thất vọng tình yêu. Không chỉ một lần
nhà thơ thể hiện:
“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai / hỏi ai người biết cho (3/5)
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các / bướm giang hồ / gặp nhau” (3/3/2)
(Tương tư)
Hay “Yêu/ yêu/ yêu mãi/ thế này (1/1/2/2)
Tôi như một kẻ xa lầy trong yêu.
Cao bao nhiêu/ thấp bao nhiêu (3/3)

Một/ hai/ ba/ bốn/ năm chiều/ rồi …thôi” (1/1/1/1/2/1)
(Lòng yêu đương)
– Cách ngắt nhịp trên khiến lời thơ như lời tự đay nghiến mình, cứ luẫn
quẫn mãi trong vòng yêu đương vô vọng .
– Có khi sự phân nhịp lẻ lại thể hiện dáng dấp khẩu ngữ rất duyên
dáng, dễ thương.
“ Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm/ sao có một quảng đồng/ mà xa (1/5/2)
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà/ thấy bên nhà /vắng teo (3/3/2)
Lợn không nuôi/đặc ao bèo (3/3)
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn”
( Qua nhà )
– Đối với gia đình, quê hương, người thân bạn bè Nguyễn Bính cũng


thường sử dụng nhịp đặc biệt để thể hiện tâm trạng đó là nỗi lòng của
người con thương mẹ . Vì hoàn cảnh mà bó tay không đỡ đần gì được.
Một lúc nào đó trên bước đường giang hồ lại dấy lên nỗi niềm ân hận
nên tự xỉ vả mình.
Thầy đừng nhớ/ mẹ đừng thương (3/3 )
Con như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi
Con đi năm ấy tháng tư
Lúa chiêm xấp xỉ trổ từ tháng ba
Con đi quạnh của quạnh nhà
Cha già đập lúa mẹ già giũ rơm
Cha dặm gạo/ mẹ vần cơm (3/3 )
Có con con vắng ai làm thay cho
Con/ gian díu nợ giang hồ (1/5 )
Một mai tưởng những cơ đồ làm nên.

( Thơ gửi thầy mẹ )
– Với quê hương, đi xa lâu ngày nhưng nhà thơ vẫn nhớ về những kỷ
niệm cũ:
Thôn Vân/ có biếc/ có hồng ( 2/2/2 )
Biếc trong nắng sớm/ hồng trong vườn chiều ( 4/ 4)
Đê cao/ có đất thả diều ( 2/4 )
Giời cao lăm lắmcó nhiều chim bay ( 4/4 )
Quả lành nặng trĩu từng cây ( 2/4 )
Sen đầy ao cá/ cá đầy ao sen ( 4/4 )
Hiu hiu/ gió quạt trăng đèn ( 2/4 )
Với dăm trẻ nhỏ / thả thuyền ta chơi ( 4/4 )
Ăn gỏi cá đánh cờ người ( 3/3 )
Thần tiên/ riêng một góc trời/ thôn Vân (2/4/2 )
Ơi thôn Vân/ hỡi thôn Vân (3/3 )
Phương nào/ kết giải mây Tần cho ta (2/4/2 )
Từ nay/ khi nhớ quê nhà ( 2/4 )
Thấy mây Tần/ tưởng đó là thôn Vân (3/5 )


( Anh về quê cũ )
ở đoạn thơ trên, khi kể về kỉ niệm tuổi thơ: Thả diều, thả thuyền, cây
cối, sen cá… nhịp thơ đều đặn, từ từ, chủ yếu là nhịp chẵn. Chỉ khi nào
đi vào thể hiện tâm trạng, nhịp thơ mới bắt đầu biến đổi đặc biệt “ Ăn
gỏi cá …kết dải mây Tần cho ta”.
Có những bài thơ ngắn, khi thể hiện một thoáng bâng khuâng, một
chút gợi lên trong lòng. Nhà thơ đã kết hợp giữa cách sử dụng hình
tượng thơ, hình ảnh thơ và nhịp điệu rất vtuyệt diệu.
“ Hôm nay/ dưới bến xuôi đò ( 2/4 )
Thương nhau/ qua cửatò vò/ nhìn nhau (2/4/2 )
Anh đi đấy/ anh về đâu ( 3/3 )

Cánh buồm nâu/ cánh buồm nâu/ cánh buồm ( 3/3/2 )
( Không đề )
Sự sử dụng linh hoạt nhịp điệu dã tạo nên sức sống cho sáng tác của
Nguyễn Bính.
III. Kết luận:
– Người xưa thường nói “ Thi trung hữu hoạ”, trong quá trình phân tích
cái hay, cái đẹp của bài thơ, ta không thể bỏ qua những yếu tố nhạc
điệu trong thơ. Để phân tích được những yếu tố này, người giáo viên
không những phải hiểu nhạc điệu trong thơ mà phải còn rèn luyện kỹ
năng phân tích nhạc điệu trong thơ . Muốn như vậy, người giáo viên
cần tích luỹ và nâng cao hiểu biết về các loại hình nghệ thuật có liên
quan trực tiếp tới văn học, đặc biệt là thơ, trong đó có âm nhạc. Từ đó
tập phân tích những yếu tố nhạc điệu trong bài thơ, góp phần nâng
việc khai thác những yếu tố thẩm mỹ của bài thơ tạo nên giờ dạy học
thơ đầy hào hứng và lý thú.
– Tuy vậy, trong quá trình phân tích thơ, người giáo viên cũng đừng quá
cường điệu các yếu tố nhạc điệu thơ, mà cần phải chú ý tới các yếu tố
khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp các yếu tố nhạc điệu của bài
thơ.


– Với những suy nghĩ trên và bằng những thể nghiệm của chính mình.
Cách khai thác nhịp điệu trong dạy thơ đã giúp tôi đạt được những kết
quả nhất định :
Những học trò trong lớp dạy của tôi từ năm học 2004 – 2007 đã quan
tâm hơn đến giờ Văn và có hứng thú trong quá trình học thơ, cảm thơ.
Trên cơ sở đó, từ những lớp bình thường có thể chọn những học sinh có
khả năng cảm thụ thơ thực sự để bồi dưỡng nâng cao. Từ khi trực tiếp
phụ trách lớp mũi nhọn khối C, D và cùng các đồng nghiệp ôn thi học
sinh giỏi, ôn thi đại học, tôi có điều kiện áp dụng tốt hơn những biện

pháp trên. Kết quả là phần lớn các em có hứng thú học tập hơn và đạt
tỉ lệ điểm giỏi khá cao. Cụ thể: Năm học: 2004 – 2005, từ không có học
sinh giỏi Văn trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, năm học 2005 – 2006 có 5
giải ( 2 giải ba, 3 giải khuyến khích ), năm học 2006 – 2007 có 7 giải ( 1
giải nhì, 2 giải ba và 3 giải khuyến khích ). Trong kỳ thi đại học năm
học 2004 – 2005, 2005 – 2006 có nhiều học sinh đạt điểm 7,0; 7,5; 8,0;
và 8,5.
Tuy nhiên, với trình độ người viết có hạn chắc chắn những phần trình
bày trên còn nhiều thiếu sót. Nhưng với mong muốn góp phần nâng
cao chất lượng học tập của bộ môn Văn. Xin được trao đổi và rất mong
được các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tận tình chỉ bảo
góp ý.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều:
Nhà xuất bản KHXH, 1995, Vũ Ngọc Phan.
2. Thơ Nguyễn Bính – Nhà xuất bản GD
3. Trên con đường bình thơ – Nhà xuất bản GD, Vũ Dương Quỹ.
4. Thi pháp thơ Tố Hữu – Nhà xuất bản GD, Trần Đình Sử.
2
Rèn luyện kỹ năng khai thác nhịp điệu trong dạy thơ
Mục lục


Trang
I. Phần mở đầu
1. lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4. giới hạn của đề tài 2

5. những luận điểm bảo vệ 2
6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. 2
7. Phương pháp nghiên cứu.
II. Phần nội dung
1. Nhịp điệu trong thơ
2. các khai thác tiến hành nhịp điệu trong thơ
– Xác định tính chất các loại nhịp điệu trong thơ
– Đặc tính của loại nhịp lẻ
– Đặc tính của loại nhịp chẵn 5
– Sự kết hợp của hai loại chẵn – lẻ 6
3. áp dụng việc tìm hiểu 7
– Tìm hiểu nhịp điệu thơ trong “sóng”- Xuân Quỳnh thông qua hoạt
động
đọc 7
– Tìm hiểu nhịp điệu thơ trong một số sáng tác của Nguyễn Bính 8
IV. Phần kết luận



×