Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Skkn các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.01 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
1. Tên giải pháp:
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ SINH VIÊN BỎ HỌC

2. Yếu tố mới và sáng tạo của sáng kiến:
+ Sáng kiến hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên.
Theo thống kê những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên bỏ học thuộc khoa
CNTT ngày càng cao, hàng năm có trên 15% sinh viên bỏ học, đặc biệt là hệ
TCCN. Từ khi áp dụng các giải pháp đã nêu trong sáng kiến (năm học 20152016) thì tỷ lệ sinh viên bỏ học có giảm đáng kể. Cụ thể qua các năm học như
sau:
Stt
1
2
3
4
5

Năm học
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016

Tỷ lệ bỏ học
16.5%
20.9%
15.4%


10.6%
5.4%

3. Hiệu quả và phạm vi áp dụng của sáng kiến:
+ Sáng kiến hiện đang được áp dụng trong đơn vị và có thể nhân rộng ra
các đơn vị khác trong trường.
- Với vai trò là một người lãnh đạo khoa: Trong năm học 2015-2016 vừa
qua, khi tôi áp dụng các giải pháp nêu trên thì kết quả của việc duy trì sĩ số của
các lớp như sau:

STT

Lớp - khoá

Số lượng
đầu năm

1
2
3
4

THUD-CĐK7
THUD-CĐK8
THUD-CĐK9
THUD-TCCN17

20
20
42

10

Số lượng
bỏ học
0
0
5
0

Số lượng đến
cuối tháng 5
năm 2016
20
20
37
10

Tỷ lệ bỏ
học
0%
0%
11.9%
0%

Theo bảng số liệu trên thì đến cuối năm học 2015-2016 tỳ lệ sinh viên bỏ
học của toàn khoa chỉ đạt 5.4%, thấp hơn nhiều so với các năm học trước.

Trang 1



- Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm của lớp THUD-CĐK9: Trong
năm học 2015-2016 vừa qua, khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên thì kết quả
của việc duy trì sĩ số của lớp như sau:
STT

Lớp - khoá

1
2
3

THUD-CĐK6
THUD-CĐK7
THUD-CĐK8

4

THUD-CĐK9

Đầu năm
thứ 1
25

Cuối năm
thứ 1
21

Số lượng
bỏ học
4


Tỷ lệ bỏ
học
16.0%

28
24

23
20

5
4

17.9%
16.7%

42

37

5

11.9%

Nếu so sánh tỷ lệ bỏ học của sinh viên Cao đẳng khóa 9 so với cùng kỳ
của Cao đẳng khóa 6,7,8 (năm thứ 1) thì tỷ lệ bỏ học của Cao đẳng khóa 9 thấp
hơn nhiều so với các khóa trước.

Trang 2



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỶ LỆ SINH VIÊN BỎ HỌC
NỘI DUNG
1.
2.
3.
4.
5.

Phần dẫn nhập
Những khó khăn
Giải pháp khắ c phục khó khăn
Kế t quả thực hiện
Kế t luận

I- PHẦN DẪN NHẬP:
Xuất phát từ thực tế, hiện tượng học sinh bỏ học có thể được xem là một
vấn đề khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay nói chung và ở Trường Cao Đẳng
Kinh Tế Kỹ Thuật Kiên Giang nói riêng, mặc dù trong mấy năm qua, nhà trường
có tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng chưa hiệu
quả, đặc biệt là hàng năm nhà trường có đưa vào danh mục các mục tiêu chất
lượng cần phấn đấu trong năm để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học xuống mức tối đa.
Đây là một công việc rất khó khăn và làm đau đầu đối với những người làm
công tác giáo dục. Dưới góc độ là một người quản lý hay một người chủ nhiệm
lớp, tôi thấy mình cần phải làm gì, làm thế nào để hạn chế việc bỏ học của sinh
viên, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho những người làm công tác giáo dục nói

chung và cho những người làm công tác dạy nghề như ở trường ta nói riêng?
. . .Và đó cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy tôi đến với đề tài nầy.
Theo thống kê những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên bỏ học thuộc khoa
CNTT ngày càng cao, hàng năm có trên 15% sinh viên bỏ học, đặc biệt là hệ
TCCN. Tuy đã có nhiều biện pháp thực hiện nhưng hầu như chưa hiệu quả, chưa
thực hiện tích cực dẫn đến tỷ lệ bỏ học không giảm. Cụ thể số liệu qua các năm
học:
Stt
1
2
3
4

Năm học
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2014-2015

Tỷ lệ bỏ học
16.5%
20.9%
15.4%
10.6%

II- NHỮNG KHÓ KHĂN:
Nhìn chung, hầu hết tất cả sinh viên Trường Cao Đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Kiên Giang đều có thái độ học tập đúng đắn, đạo đức tác phong tốt, có tinh thần
cầu tiến, chuyên cần, ham học hỏi.
Trang 3



Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa xác định đúng đắn
động cơ học tập như:
 Ham chơi hơn ham học dễ dẫn đến nguy cơ học kém, bỏ học. Đồng thời
vẫn còn một số gia đình thiếu thốn về kinh tế nên cho con em nghỉ học để
đi làm thuê phụ giúp gia đình.
 Cha mẹ lơ là trong việc quản lý, đôn đốc, nhắc nhở con em mình trong
vấn đề học tập, điều này cũng tạo cho nguy cơ bỏ học của sinh viên tăng
cao.
 Nhiều sinh viên chưa ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong
học tập nên chưa tích cực học tập, các em chưa hình dung được vai trò
của việc học trong tương lai.
 Nhiều sinh viên xa nhà, không được sự quản lý chặt chẽ của gia đình nên
thường xuyên nghỉ học mà gia đình không biết.
 Một số ít sinh viên có biểu hiện chán nản, không thích học, thiếu sự quan
tâm của cha mẹ, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với
thầy cô, nói dối với thầy cô và bạn bè.
 Các em đã quen với nề nếp cũ, cách học cũ, thầy cô giáo cũ. Nên khi bước
vào trường Cao đẳng bắt đầu với chương trình học mới, thầy cô giáo mới,
nội quy-quy chế mới nên các em còn nhiều bỡ ngỡ. Dẫn đến một số em có
sức học yếu lo sợ và có ý định bỏ học.
Công tác chủ nhiệm của giáo viên cũng là một vấn đề cần phải sớm chấn chỉnh:
 Giáo viên chỉ biết lý do học sinh bỏ học, nhưng bản thân họ chưa biết
cách nào để giúp các em có điều kiện trở lại lớp, như đến gia đình cùng
phụ huynh tìm cách tháo gỡ; tham mưu Ban Giám hiệu, Phòng Công tác
sinh viên, . . . để kịp thời giúp đỡ cũng như vận động các em trở lại lớp.
 Vào đầu năm học, giáo viên chưa nắm chắc được đối tượng sinh viên có
nguy cơ bỏ học để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Mặt khác, chính đối
tượng này thường có học lực yếu nên thường xuyên bị Thầy Cô la rầy, vô

tình giáo viên tạo khoảng cách với các em ngày một lớn hơn, và khi các
em đã bỏ học thì rất khó vận động trở lại.
Bên cạnh đó, về phía lãnh đạo khoa cũng như giáo viên bộ môn cũng phải sớm
rút kinh nghiệm:
 Lãnh đạo khoa chưa thực sự quyết liệt, chưa tìm ra được biện pháp hiệu
quả để thực hiện. Chưa tạo động cơ cho các em học tập, nhiều em không
biết sau khi học xong sẽ làm gì, làm ở đâu.
 Chương trình đào tạo chưa hợp lý, còn mang nặng lý thuyết, số tiết/tuần
quá nhiều gây áp lực cho sinh viên.
 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chậm đổi mới, chưa gây được sự hứng thú
trong học tập của sinh viên.
 Một số giáo viên chưa nhiệt tình khi giảng dạy, quá đặt nặng chuyên môn
mà quên đi giáo dục đạo đức lối sống, tinh thần kỷ luật.

Trang 4


 Vẫn còn một số ít bộ môn sinh viên rất ngại học, ngày nào có học bộ môn
này thì các em đều vắng nhiều, những sinh viên này mất căn bản, thiếu tự
tin. Đây là nhóm có nguy cơ bỏ học.
Chính vì chưa giải quyết tốt các vấn đề trên, nên hàng năm ở trường luôn
có sinh viên bỏ học và chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là những sinh viên học năm
thứ nhất thuộc hệ TCCN. Cụ thể mỗi năm như vậy tỷ lệ sinh viên bỏ học toàn
trường chiếm hơn 10% trong khi công tác tuyển sinh vô cùng khó khăn.
Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm gì để hạn chế, ngăn chặn nguy
cơ bỏ học của sinh viên trong suốt năm học?
Dưới đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng qua thực tiễn và thu được
một số kết quả nhất định như sau ( xin lấy số liệu năm học 2015 – 2016 để dẫn
chứng ):
III- GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN:

+ Đối với lãnh đạo Khoa:
- Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong
công tác tham gia làm GVCN, CVHT cho các lớp. Hàng tháng GVCN,
CVHT phải báo cáo lại tình hình của lớp chủ nhiệm, đồng thời phối
hợp với khoa, giáo viên bộ môn và các phòng khoa liên quan giải
quyết những thắc mắc, khó khăn mà sinh viên gặp phải.
- Thường xuyên duy trì công tác gặp gỡ đối thoại giữa SV với lãnh đạo
khoa để nắm bắt tình hình tư tưởng, diễn biến trong SV, tiến hành giải
quyết các nhu cầu chính đáng của SV.
- Tăng cường công tác giới thiệu và giải quyết việc làm cho sinh viên
sau khi ra trường. Từ đó giúp cho SV càng an tâm hơn khi đang học.
- Tăng cường công tác phối hợp với GVCN, GV bộ môn, gia đình và xã
hội để giáo dục sinh viên. Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý, tư vấn
ngành nghề và việc làm.
- Thường xuyên dự giờ giáo viên, thăm lớp để nắm bắt thực trạng công
tác giảng dạy và học tập từ đó có những chỉ đạo kịp thời.
- Phân tích kết quả học tập của sinh viên thuộc khoa mình quản lý, từ đó
xác định các nguyên nhân đề xuất và thực hiện các giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo.
- Nêu gương những cựu sinh viên thành đạt để các em học hỏi và có
niềm tin vào ngành nghề đang theo học.
+ Đối với Giáo viên chủ nhiệm/ Cố vấn học tập:
- Giải quyết kịp thời và thấu đáo các thắc mắc, khiếu nại, quyền và lợi
ích chính đáng của hs-sv.
- Cần duy trì phố i hơ ̣p với gia điǹ h để quản lý, giáo du ̣c HSSV trong
từng tuầ n, từng tháng, gắn trách nhiệm của gia đình đối với việc con
em tới trường. Thường xuyên thông báo về cho gia đình quá trình
tham gia học tập của HSSV.
Trang 5



- Bầu cán bộ quản lý lớp cho hợp lý, đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực quản lý
lớp. GVCN phải thường xuyên làm việc với thành phần này.
- Phân loại sinh viên theo từng đối tượng cụ thể nhằm có giải pháp giáo
dục cho từng đối tượng riêng.
- Cập nhật số ngày nghỉ hàng tuần trong học kỳ để sinh viên biết được
số lần mình vi phạm để có hướng chấn chỉnh.
- Liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ môn để kịp thời nắm bắt thông
tin. Liên hệ gia đình kịp thời để gia đình hỗ trợ giáo dục.
- Theo dõi và quản lý chặt các trường hợp đi làm thêm ngoài giờ, động
viên và nhắc nhở các em đi làm thêm tránh gây ảnh hưởng đến việc
học.
- Theo dõi và quản lý một số sinh viên mê chơi game, vào lớp thường có
biểu hiện thiếu ngủ, hoặc thường hay ngủ quên dẫn đến nghỉ học.
- Giáo viên cần nắm vững về quá khứ, hoàn cảnh cụ thể từng em, hỏng
kiến thức nào, cần hiểu cặn kẽ các sự việc để lựa chọn phương pháp
giáo dục thích hợp, khi các em có khuyết điểm.
- Giáo viên cần phát huy những ưu điểm, những năng lực sở trường hiện
có; khơi dậy những phẩm chất tốt, lòng tự trọng của học sinh để các
em tự sửa sai cho mình.
- Giáo viên cần phải có giải pháp giáo dục từng em cụ thể, không áp
dụng tràn lan một biện pháp giáo dục với nhiều học sinh hoặc nhiều
lần đối với một học sinh.
- Giáo viên cần phải tin vào sự tiến bộ của các em; không định kiến,
không nhắc lại lỗi lầm cũ khi cần uốn nắn các hành vi sai trái; không
lên án, xúc phạm đến nhân cách của các em.
+ Đối với Đoàn thanh niên:
- Tổ chức các hoạt động phong trào thiết thực, bổ ích gắn với học tập và
chuyên môn, tránh mang tính hình thức.
+ Đối với Giáo viên bộ môn:

- Thực hiện tốt công việc giảng dạy, quan tâm hơn đến tình hình học tập
của hs-sv; gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của hs-sv đề giải
quyết kịp thời và thấu đáo.
- Tiế p tu ̣c thực hiêṇ đổ i mới phương pháp da ̣y ho ̣c theo hướng phát huy
tính tích cực của HS, với các yêu cầ u: bám sát chương trình theo chuẩ n
kiế n thức và ki ̃ năng, da ̣y ho ̣c linh hoa ̣t và phù hơ ̣p với từng đố i tươ ̣ng
ho ̣c sinh; quan tâm bồ i dưỡng các em ho ̣c yế u…
- Đổi mới nội dung giảng dạy theo hướng tinh giản, thiết thực, phù hợp
với trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
- Luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên
kiểm tra bổ sung và cải thiện điểm.
- Nắm bắt kịp thời các thông tin của sinh viên vi phạm nội quy để kịp
thời điều chỉnh.
Trang 6


- Liên hệ với GVCN kịp thời đối với các trường hợp có nguy cơ bị cấm
thi.
- Lồng ghép kỹ năng mềm vào trong từng bài học. Khuyến khích sinh
viên thường xuyên áp dụng các kỹ năng như: Làm việc nhóm, thuyết
trình,..
- Giáo viên phải tạo không khí thoải mái trong từng tiết dạy, muốn đạt
mục đích này giáo viên phải chuẩn bị bài giảng chu đáo, tâm lý khi
bước vào lớp phải tự tin, phải hiểu từng đối tượng mà mình giáo dục
và phải quan tâm đến sỉ số lớp, báo với GVCN những sinh viên thường
xuyên nghỉ học của bộ môn, hạn chế tối đa việc đuổi sinh viên ra khỏi
lớp, thường xuyên quan tâm đến những sinh viên yếu, chọn những nội
dung dễ để các em trả lời, đồng thời giáo viên phải có sự đối xử công
bằng giữa các em với nhau.

- Luôn tự làm mới môn học mà mình phụ trách, phối hợp nhịp nhàng
với GVCN thì các em yêu thích việc học, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy chung của nhà trường.
- Thường xuyên quan tâm đến những sinh viên yếu, nhút nhát, rụt rè để
các em không mặc cảm và dần tự tin hơn trước lớp.
- Cần cho các em nhận thức rõ sự cần thiết của mỗi môn học để nắm bắt
được tri thức và ý nghĩa của mỗi môn học. Từ đó các em tự xây dựng
được động cơ học tập.
- Cải tiến phương pháp giảng dạy trong giờ lên lớp; quan tâm thiết thực
đối tượng học sinh yếu, kém. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các
bộ môn giảng dạy.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- Với vai trò là một người lãnh đạo khoa: Trong năm học 2015-2016 vừa
qua, khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên thì kết quả của việc duy trì sĩ số của
các lớp như sau:

STT

Lớp - khoá

Số lượng
đầu năm

1
2
3
4

THUD-CĐK7
THUD-CĐK8

THUD-CĐK9
THUD-TCCN17

20
20
42
10

Số lượng
bỏ học
0
0
5
0

Số lượng đến
cuối tháng 5
năm 2016
20
20
37
10

Tỷ lệ duy
trì
100%
100%
88.1%
100%


Theo bảng số liệu trên thì đến cuối năm học 2015-2016 tỳ lệ sinh viên bỏ
học của toàn khoa chỉ đạt 5.4%, thấp hơn nhiều so với các năm học trước.
- Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm của lớp THUD-CĐK9: Trong
năm học 2015-2016 vừa qua, khi tôi áp dụng các biện pháp nêu trên thì kết quả
của việc duy trì sĩ số của lớp như sau:

Trang 7


THUD-CĐK7
THUD-CĐK8

Đầu năm
thứ 1
25
28
24

Cuối năm
thứ 1
21
23
20

Số lượng
bỏ học
4
5
4


Tỷ lệ bỏ
học
16.0%
17.9%
16.7%

THUD-CĐK9

42

37

5

11.9%

STT

Lớp - khoá

1

THUD-CĐK6

2
3
4

Nếu so sánh tỷ lệ bỏ học của sinh viên Cao đẳng khóa 9 so với cùng kỳ
của Cao đẳng khóa 6,7,8 (năm thứ 1) thì tỷ lệ bỏ học của Cao đẳng khóa 9 thấp

hơn nhiều so với các khóa trước.
V. KẾT LUẬN:
Qua việc áp dụng các giải pháp nhằm “Giảm tỷ lệ sinh viên bỏ học”, tôi
rút ra được những bài học quý giá như sau:
1/- Làm sao cho tỉ lệ chuyên cần tăng thì chất lượng học tập cũng như
việc duy trì sĩ số cũng được nâng cao và chuyển biến tốt đẹp theo.
2/- Cần phải kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
trong việc duy trì sĩ số sinh viên.
3/- Phải thường xuyên kết hợp với phụ huynh học sinh, thông báo kịp thời
với phụ huynh học sinh về các mặt hoạt động của các em, đặc biệt là vấn đề
chuyên cần của các em để phụ huynh kịp thời hỗ trợ.
Là một người quản lý hay chủ nhiệm một lớp học - tôi thiết nghĩ, bên
cạnh việc tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thì việc duy trì sĩ số
cũng là một vấn đề cần phải giải quyết. Riêng ở khoa tôi, trong những năm học
vừa qua tỷ lệ sinh viên bỏ học khá cao, từ khi áp dụng các biện pháp nêu trên,
chúng tôi đã rất thành công trong việc duy trì sĩ số, vượt chỉ tiêu so với các năm
học trước. Điển hình là đến cuối năm học 2015-2016 tỷ lệ sinh viên bỏ học của
toàn khoa chỉ 5.4%.
Trên đây chỉ là những kết quả và một vài kinh nghiệm dựa vào điều kiện
cụ thể của khoa cũng như của nhà trường. Tôi không dám quả quyết rằng với
phương pháp nêu trên hoàn toàn hay hoặc hợp lý. Nhưng với phương pháp áp
dụng này, bản thân tôi nhận thấy rằng giải pháp tôi nêu trên thực sự mang lại
nhiều lợi ích cho lớp chủ nhiệm cũng như cho khoa. Tuy nhiên, đây không phải
là một ý tưởng khá mới mẻ, không phải bất kỳ ai cũng áp dụng thuận lợi và hiệu
quả. Điều này còn tùy thuộc vào cách áp dụng cũng như khả năng của từng
người.
Qua đây, tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, các ý tưởng từ
các đồng nghiệp, từ hội đồng khoa học để tôi tiếp tục hoàn thiện và có thể đưa
vào áp dụng rộng rãi trong toàn trường nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho
những người làm công tác giáo dục như chúng ta hiện nay.

Xin chân thành cảm ơn.

Trang 8



×