Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

KỸ THUẬT bóp BÓNG QUA mặt nạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.87 KB, 9 trang )

KỸ THUẬT BÓP BÓNG QUA MẶT NẠ
HÀNH CHÍNH
1. Bài giảng :

Lý thuyết

2. Đối tượng :

Sinh viên y2

3. Số tiết :

01

4. Địa điểm :

Giảng đường

5. Người soạn :

BS. Trần Đức Trung

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục đích, chỉ định của bóp bóng qua mặt nạ.
2. Trình bày được các biện pháp khai thông đường dẫn khí.
3. Trình bày được quy trình kỹ thuật của bóp bóng qua mặt nạ.
NỘI DUNG
I.

ĐẠI CƯƠNG
- Kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ (hay còn gọi là kỹ thuật thông khí áp lực



dương qua mặt nạ) là kỹ thuật mà ta áp một mặt nạ dẫn khí lên miệng, mũi bệnh
nhân và dùng bóng Ambu tạo áp lực đưa không khí Oxy nồng độ cao qua bóng,
mặt nạ, qua đường dẫn khí và vào phổi bệnh nhân.
- Bóng, mặt nạ là một dụng cụ hỗ trợ hô hấp rất tiện lợi và mang lại hiệu
quả cao. Kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ là phương pháp cải tiến hơn kỹ thuật hỗ
trợ hô hấp miệng, miệng vì có hệ thống hỗ trợ là bóng và mặt nạ, lượng không
khí đưa vào cơ thể bệnh nhân giàu Oxy hơn nhưng chỉ thực hiện được tại các cơ
sở có công cụ.
- Kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ là kỹ thuật rất quan trọng trong hồi sức cấp
cứu. Ứng dụng kỹ thuật này hiệu quả là bước đầu quan trọng nhất trong hồi sức
cấp cứu, cứu sống bệnh nhân.

1


1. Mục đích bóp bóng qua mặt nạ:
Đưa một lượng không khí qua bóng Ambu vào phổi người bệnh bằng
cách áp mặt nạ của bóng vào miệng và mũi người bệnh với mục đích:
- Đảm bảo đường dẫn khí luôn thông suốt
- Cung cấp đủ oxy cho mô
- Thông khí áp lực dương khi hô hấp giảm hoặc ngưng thở.
2. Chỉ định
- Suy hô hấp cấp nguy kịch.
- Liệt hô hấp do các nguyên nhân khác nhau.
- Sơ sinh bị ngạt do đẻ khó, ngạt nước ối
- Ngừng thở, ngừng tim đột ngột do điện giật, ngạt nước, ngộ độc
thuốc ngủ, thuốc phiện…
II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
1. Chuẩn bị dụng cụ :

- Bóng Ambu và mặt nạ cho người lớn hoặc trẻ em. Lưu ý: Mặt nạ được
chọn cần phải có kích thước phù hợp với người bệnh, mặt nạ phải phủ kín
mũi và miệng nhưng không quá lớn để gây xì khí ra ngoài.
- Máy hút đờm dãi.
- Bộ dụng cụ hút đờm dãi.
- Hệ thống oxy .

2. Quy trình kỹ thuật
2.1. Đảm bảo đường thông khí được thông suốt bằng các phương pháp khai
thông đường thở
- Đặt người bệnh ở nơi thoáng khí, nới rộng quần áo
- Móc họng lấy dị vật và răng giả (nếu có).

2


Trong trường hợp nạn nhân còn tỉnh và có bằng chứng có dị vật, cần áp
dụng liệu pháp Heimlich . Nếu nạn nhân đã bất tỉnh và dị vật có thể thấy rõ, đặt
mặt người bệnh nghiêng một bên, dùng 2 ngón tay trỏ và giữa quấn gạc hoặc
dùng dụng cụ (forceps McGill) để lấy dị vật ra, hết sức cẩn thận nhằm tránh đẩy
dị vật vào sâu hơn nữa.
.

Nghiệm pháp Heimlich
- Sau khi lấy hết dị vật, hút đờm rãi (nếu có), lau sạch miệng và mũi người bệnh,
thiết lập đường dẫn khí thông suốt bằng cách đặt người bệnh ở các tư thế sau:

*Tư thế ngửi hoa (sniffing): Đặt bệnh nhân nằm ngửa, cột sống cổ duỗi 1
góc khoảng 15 độ và duỗi khớp chẩm – đội (atlantooccipital joint) tối đa. Đây là
tư thế người ta thường sử dụng khi ngửi hay đánh hơi. Tư thế này cũng có thể có

3


được trong liệu pháp nâng cằm (chin lift maneuver) hay làm sái hàm (jaw
thrust).

Tư thế "sniffing"
Đối với bệnh nhân béo phì, tư thế sniffing bình thường không đủ hiệu quả
để làm thông suốt đường thở. Vì vậy, cần đặt thêm gối ở phần lưng trên bệnh
nhân để đạt được hiệu quả tối đa.

Tư thế sniffing đúng ở người béo phì (ảnh dưới)

*Nghiệm pháp nâng cằm:
Nghiệm pháp nâng cằm cũng là thao tác rất căn bản trong thiết lập đường
dẫn khí thông suốt. Người thực hiện đứng về phía đầu bệnh nhân, đặt các ngón
tay vào vùng dưới hàm, tránh không đặt lên phần mô mềm vì động tác này sẽ
4


nâng lưỡi lên cao và gây ra bít tắc nặng hơn. Nâng cằm ra phía trước và về phía
trên. Có thể ngửa nhẹ đầu nạn nhân ra phía sau nhằm giúp mở rộng đường thở
hơn.

* Nghiệm pháp làm sái hàm:
Nghiệm pháp này áp dụng khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ.
Người thực hiện đứng về phía đầu nạn nhân, đặt các ngón tay ở hai bên góc
hàm, kéo xương hàm dưới về phía trước.

2.2. Kỹ thuật bóp bóng qua mặt nạ


5


- Cần đánh giá ngay xem người bệnh có tự thở không. Nếu bệnh nhân
không tự thở và không có bằng chứng của dị vật, cần phải bắt đầu thông khí áp
lực dương ngay.
- Tư thế kỹ thuật viên: Nên đứng bên hông hoặc phía trên đầu bệnh nhân,
để quan sát ngực và bụng bệnh nhân khi bóp bóng. Tay thuận bóp bóng, tay kia
giữ mặt nạ.
- Nối oxy với bóng Ambu (oxy 100%). Áp sát mặt nạ vào mũi và miệng
người bệnh (chú ý mặt nạ có hình tam giác, đỉnh úp vào mũi và đáy úp vào
miệng, không được đặt ngược lại)

* Kỹ thuật 1 tay: Thực hiện kỹ thuật chữ E và chữ C:
- Kỹ thuật chữ E: Dùng 3 ngón tay 3,4,5 móc vào góc hàm của người
bệnh. Động tác này vừa có tác dụng hỗ trợ cố định mặt nạ vào mặt người bệnh,
vừa có tác dụng đẩy hàm dưới ra trước.
- Kỹ thuật chữ C: Dùng 2 ngón tay 1,2 đè vào mặt nạ từ phía đỉnh hướng
xuống phía đáy với lực vừa phải, đủ kín không cho khí thoát ra hai bên má.
Động tác này có tác dụng giữ cho mặt nạ đúng vị trí và cố định vào mặt người
bệnh. Như vậy 5 ngón tay của người cấp cứu phối hợp nhịp nhàng với nhau vừa
giữ cho đường thở thông thoáng, vừa giữ mặt nạ chặt và đúng vị trí để khi bóp
không bị di lệch.
* Kỹ thuật 2 tay: Kỹ thuật này được áp dụng với bệnh nhân béo phì, lớn
tuổi hoặc mất răng . Cần có 2 người thực hiện. Người cầm mặt nạ đứng về phía
6


đầu nạn nhân, dùng ngón 2, 3, 4, 5 của cả 2 tay giữ 2 bên vùng dưới hàm của

nạn nhân, ngón cái dùng để ở trên giữ mặt nạ. Kéo hàm dưới của nạn nhân lên
như trong thủ thuật làm sái hàm. Người còn lại bóp bóng.

- Bóp đều đặn từ 12 – 14 lần/ phút đối với người lớn và 25 – 30 lần/ phút
đối với trẻ em (theo tần số sinh lý). Khi bóp quan sát lồng ngực của người bệnh
xem có phồng lên không? Quan sát vùng thượng vị xem có chướng không?
-Nếu người bệnh còn tự thở: bóp bóng đẩy khí vào đồng thời với nhịp hít
vào của bệnh nhân.
- Bóp bóng cho đến khi người bệnh tỉnh lại hoặc thở lại, đồng tử co (trừ
trường hợp rắn cạp nia cắn, đồng tử không co).
- Phối hợp bóp bóng Ambu với ép tim ngoài lồng ngực nếu có ngừng tuần
hoàn.
2.3.Thu dọn dụng cụ, ghi hồ sơ.
- Đưa dụng cụ về phòng cọ rửa theo quy định.
- Ghi hồ sơ chăm sóc : Thời gian làm thủ thuật, tình trạng bệnh nhân
trước, trong và sau khi bóp bóng qua mặt nạ, dấu hiệu sinh tồn (nhịp thở, mạch ,
huyết áp, nhiệt độ…) những diễn biến bất thường.
- Tên người làm thủ thuật.

7


III. TAI BIẾN
- Tràn khí màng phổi.
- Chướng bụng.
- Biến chứng nguy hiểm nhất của việc xử lý đường dẫn khí là hít phải
dịch dạ dày, có thể gây sặc, viêm phổi hóa chất (chemical pneumonitis). Hiện
tượng này được gọi là hội chứng Mendelson và có tỉ lệ tử vong là 50%.
IV. LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Nhắc lại những điều cần lưu ý

- Chọn mặt nạ và cỡ bóng phù hợp
- Mặt nạ được chọn cần phải có kích thước phù hợp với nạn nhân, mặt nạ phải
phủ kín mũi và miệng nhưng không quá lớn để gây xì khí ra ngoài
- Mặt nạ áp sát nhưng không quá chặt
- Các dấu hiệu bóp bóng hiệu quả: Lồng ngực bệnh nhân di động tốt theo nhịp
bóng bóng, nghe phế âm đều 2 bên, cải thiện màu sắc da, niêm mạc, nhịp tim,
tinh thần.
- Chìa khóa quan trọng nhất của thông khí áp lực dương bằng mặt nạ là phải
giữ tư thế bệnh nhân đúng. Nếu ta đặt nạn nhân ở tư thế sai, khi tiến hành bóp
bóng, không khí phần lớn sẽ bị đẩy vào dạ dày, làm tăng áp lực ổ bụng, gây
giảm thông khí và nguy cơ trào ngược dịch dạ dày.
Câu hỏi lượng giá
1. Trình bày 3 mục đích của bóp bóng qua mặt nạ
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Trình bày chỉ định bóp bóng qua mặt nạ
3. Kể tên 2 tai biến thường gặp trong bóp bóng qua mặt nạ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Đơn vị huấn luyện kỹ năng y khoa,
“Bóp bóng qua mặt nạ”, Tài liệu lưu hành nội bộ.
2. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, tập II, nhà
xuất bản Y học.
3. Đỗ Quốc Huy, “ Hồi sinh tim phổi cơ bản trong bệnh viện”, Trường đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

9




×