Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Các biện pháp tham mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường mầm non, duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.1 MB, 31 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng giáo dục để duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường mầm
non đạt chuẩn quốc gia là một việc làm vô cùng quan trọng, luôn luôn là mục tiêu
phấn đấu của mọi cấp học nói chung và đối với mỗi nhà trường nói riêng. Cụ thể
trong Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020 của Bộ
giáo dục và Đào tạo đã đề ra trong phương hướng chung là "Tích cực xây dựng
củng cố và phát huy các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia của các ngành
học". Trong số 5 tiêu chuẩn đánh giá về trường học đạt chuẩn quốc gia gồm: Tổ
chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, chất lượng giáo dục, cơ sở
vật chất (CSVC) và thiết bị, công tác xã hội hoá giáo dục thì tiêu chuẩn thứ 4 về cơ
sở vật chất và thiết bị chính là “rào cản” lớn nhất của nhà trường trong việc duy trì
chuẩn. Bởi vì CSVC trường lớp, đồ dùng thiết bị sẽ bị xuống cấp, hư hỏng theo
thời gian sử dụng, nếu không được sửa chữa nâng cấp sẽ không đảm bảo theo
chuẩn.
Xác định được tầm quan trọng của mục tiêu trên, các cấp ủy Đảng, chính
quyền ở mỗi địa phương đã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung
và giáo dục mầm non nói riêng. Tiếp tục đầu tư kinh phí cho xây dựng, nâng cấp,
cải tạo các hạng mục còn thiếu hoặc xuống cấp; bổ sung các thiết bị phục vụ còn
thiếu cho các trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia, để duy trì tiêu chuẩn 4 về
CSVC theo chuẩn.
Xây dựng CSVC trang thiết bị là cả một quá trình lâu dài. Muốn có được hệ
thống CSVC cho giáo dục mầm non được đầy đủ phải đi theo con đường “Nhà
nước và nhân dân cùng làm”. Người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu
lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, để họ hiểu rõ mục đích yêu cầu và những
điều kiện cần thiết về CSVC trang thiết bị để chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục
(CS-ND-GD) trẻ. Trên cơ sở nhận thức đúng lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho giáo dục
Mầm non về các mặt: Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, mua sắm, trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi phục vụ, vận động các cơ sở thôn - khu dân cư trích kinh phí hỗ
1



trợ cho việc mua sắm cơ sở vật chất, động viên nhân dân địa phương và các đơn vị
kinh doanh, lực lượng kinh tế xã hội ở địa phương đầu tư cho giáo dục mầm non .
Mặt khác người hiệu trưởng phải nắm vững và biết quản lý ngân sách của
trường mình hàng năm để chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ
chơi, sửa chữa và nâng cấp trường lớp. Đây là việc làm rất khó không phải bất cứ
người hiệu trưởng nào cũng làm tốt được công tác tham mưu, xã hội hóa để tăng
cường cơ sở vật chất cho nhà trường một cách hiệu quả.
Trên thực tế, trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì là một trường
mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia từ tháng 2/2009, là trường đạt chuẩn quốc
gia đầu tiên của cấp học Mầm non huyện Thanh Trì. Trường có ba điểm trường:
Điểm trường (Khu Cương Ngô I) được xây dựng khang trang, theo mô hình trường
chuẩn quốc gia với 4 phòng học được xây dựng từ năm 2006, hiện nay đã có hiện
tượng xuống cấp. Còn lại hai khu lẻ khu Cương Ngô II và khu Văn Điển là hai
điểm trường được xây dựng từ năm 1996 với quy mô trường lớp chật hẹp, đã
xuống cấp trầm trọng: Tường ẩm mốc, nền sụt lún, sân thấp trũng, hệ thống thoát
nước bị ứ đọng. Trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ còn thiếu, hệ
thống chiếu sáng chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
Đứng trước thực trạng về CSVC như trên, nhận thức được tầm quan trọng
của CSVC trang thiết bị đối với tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. với mong
muốn duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tiêu
chuẩn về CSVC là trọng tâm cơ bản. Làm thế nào đây để có được hệ thống cơ sở
vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ đảm bảo tiêu chuẩn
đạt chuẩn quốc gia cho kỳ kiểm tra lần hai. Một nhiệm vụ thật khó khăn với một
trường có nhiều điểm lẻ, mô hình trường được xây dựng từ những năm 1996. Song
với lòng nhiệt tình, tâm huyết với trường, cùng với năng lực và nghị lực của bản
thân tôi đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, bằng mọi biện pháp có thể xây dựng
CSVC, các trang thiết bị phục vụ đảm bảo theo chuẩn. Tôi xin mạnh dạn trao đổi
cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp tham
2



mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường Mầm non, duy
trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia”.
* Với mục đích của đề tài là:
+ Đánh giá thực trạng về tình hình CSVC và trang thiết bị của trường mầm
non A xã Tứ Hiệp.
+ Tìm ra hệ thống các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và xã hội hóa
để tăng cường CSVC cho trường trường mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì danh hiệu
đạt chuẩn quốc gia.
* Đối tượng nghiên cứu là: Các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và
xã hội hóa để tăng cường CSVC cho trường trường mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì
danh hiệu đạt chuẩn quốc gia.
* Phạm vi áp dụng: Trường Mầm Non A xã Tứ Hiệp – Huyện Thanh Trì từ
năm 2010 đến năm 2013.

3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
- Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có 5 tiêu chuẩn :
Tiêu chuẩn 1: Đạt chuẩn về công tác tổ chức và quản lý;
Tiêu chuẩn 2: Đạt chuẩn về đội ngũ giáo viên và nhân viên;
Tiêu chuẩn 3: Đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
Tiêu chuẩn 4: Đạt tiêu chuẩn về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và
thiết bị;
Tiêu chuẩn 5: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Thời hạn công nhận nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia là 5 năm, kể từ
ngày ký quyết định công nhận. Trong thời hạn 5 năm, nếu nhà trường, nhà trẻ đã
đạt chuẩn quốc gia vi phạm về tiêu chuẩn của Quy chế này thì tùy theo mức độ vi

phạm, cơ quan có thẩm quyền xem xét để tiếp tục công nhận hoặc không công nhận
nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia.
- Sau 5 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận, nhà trường, nhà trẻ phải tự
đánh giá, làm hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để được kiểm tra và công nhận lại.
- CSVC của nhà trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được
sử dụng vào hoạt động CS- ND- GD trẻ. CSVC của nhà trường mầm non bao gồm:
+ Trường sở: Hệ thống phòng lớp, sân chơi, vườn trường.
4


+ Trang thiết bị CS- ND, đồ dùng phục vụ CS- GD trẻ.
- Những trang thiết bị cơ bản của trường mầm non
+ Những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục trong nhóm lớp:
Bàn ghế, đồ chơi mua sắm, đồ chơi tự tạo của giáo viên, vật liệu phục vụ các hoạt
động của trẻ.
+ Những đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời: Đu quay, cầu trượt,
thang leo, bể cá, chuồng nuôi động vật.
+ Những đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng: Đồ dùng nhà bếp, đồ dùng
ăn uống cá nhân.
- Xã hội hóa giáo dục đối với các cấp học nói chung và với bậc học mầm non
nói riêng, để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tầng lớp nhân dân với việc tạo
lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động
giáo dục mầm non ở mỗi địa phương. Đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ,
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cơ quan nhà nước, các toàn thể quần
chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng trên địa phương và của từng
người dân.
- Xã hội hóa để mở rộng các nguồn đầu tư , khai thác các tiềm năng về nhân
lực, vật liệu và tài lượng trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của nhân dân. Tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục mầm non nhanh hơn,
có chất lượng cao hơn và chính sách lâu dài. Đây là phương châm thực hiện chính

sách xã hội hóa của Đảng và nhà nước ta.

2. Cơ sở thực tiễn:
2.1- Mô tả thực trạng
- Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ Hiệp, ở vị trí trung
tâm của huyện Thanh Trì – Hà Nội. Trường đạt chuẩn quốc gia từ tháng 2 năm
2009

5


- Tổng số trẻ toàn trường hàng năm từ 400 đến là 450 cháu đạt tỷ lệ ra lớp ở
các độ tuổi: Trẻ mẫu giáo ra lớp đạt từ 90-93%, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 30- 36%,
trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
- Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên (CBGVNV) năm học 2012-2013 là 50
đồng chí.
* Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường đầu năm học 2010 – 2011 như
sau:
- Về đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ.
+ Hệ thống bếp ga còn thiếu nên vẫn đun cả than, bệ bàn bếp ga khu Cương
Ngô I bị bong gạch, vỡ nhiều.
+ Các đồ dùng hiện đại phục vụ giảng dạy: Còn thiếu 06 đàn Oocgan, thiếu
10 máy vi tính cho 10 lớp.
+ Bàn ghế bị hỏng nhiều, cụ thể: 100 bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn ghế
nhà trẻ bị mọt khung sắt, mặt ghế bị bong, mủn nhiều.
+ 10/10 lớp chưa có máy điều hòa không khí.
+ Giá đồ chơi còn thiếu, các giá đã có đồng loạt một mẫu không phù hợp đặc
thù các góc.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng của 10/10 lớp chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Đồ chơi ngoài trời: Có 3 bộ đồ chơi liên hoàn thỏ nấm bị mọt mặt sàn cầu

trượt; 02 bộ đồ chơi liên hoàn cầu trượt tàu hỏa hỏng mặt sàn và thang leo; 02 xích
đu thuyền rồng bị mọt khung, hỏng mái. Đa số đồ chơi ngoài trời bị bạc màu sơn.
Chưa có khu vui chơi vườn cổ tích.
- Cơ sở vật chất trường lớp.
+ Khu Cương Ngô I (Điểm chính): Tổng diện tích là 3.635 m 2 với 4 phòng
học và 8 phòng chức năng, vôi tường bạc màu, có nhiều chỗ rêu xanh, chân tường
bong tróc vôi, nhà vệ sinh lớp A2 rò rỉ nước ở tầng 2 xuống, gây hỏng trần thạch
cao, sân trường láng xi măng sụt lún. Hệ thống cửa gỗ mối mọt nhiều, nhiều cánh
cửa sổ bị cong vênh.
6


+ Hai điểm lẻ (Khu Cương Ngô II, khu Văn Điển) diện tích hai khu chật hẹp
(Khu Khu Cương Ngô II tổng diện tích là 790,6 m 2, Khu Văn Điển 881 m2). Hai
công trình xây dựng từ năm 1996, mỗi khu có 3 phòng học (diện tích từ 3235m2/phòng). Không có các phòng chức năng, các hạng mục bị xuống cấp trầm
trọng. Mặt bằng hai khu thấp trũng, hệ thống tiêu thoát nước bị ứ đọng. Tường bị
ẩm mốc, bong tróc vôi nhiều. Đối chiếu với tiêu chuẩn về cơ sở vật chất của trường
chuẩn quốc gia thì hai điểm lẻ không còn phù hợp với trường đạt chuẩn quốc gia.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
- Được Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính, phòng Giáo dục, Uỷ ban
nhân dân xã quan tâm có kế hoạch xây dựng và phát triển quy mô cho nhà trường;
đầu tư kinh phí nâng cấp sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp và mua sắm một số
trang thiết bị phục vụ công tác ND- CS- GD trẻ.
- Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, trẻ đưa ra lớp với tỷ lệ cao, có tinh
thần đóng góp tự nguyện mua bổ sung CSVC để duy trì danh hiệu đạt chuẩn quốc
gia.
- 100% trẻ được học bán trú tại trường.
- Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, mến

trẻ có tinh thần đoàn kết phấn đấu xây dựng trường duy trì tốt các tiêu chuẩn của
trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, có năng lực công tác, đoàn
kết trong mọi công việc.
- Trường đạt chuẩn quốc gia tháng 2 năm 2009. Đã duy trì tốt 4 tiêu chuẩn
của trường đạt chuẩn quốc gia đó là: Tổ chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên
và nhân viên, chất lượng giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục.
2.3. Về điều kiện khó khăn :
- Điểm trường khu chính (khu Cương Ngô I) đã có nhiều hạng mục xuống
cấp.
7


- 2 điểm lẻ (Khu Văn Điển, khu Cương Ngô II) các hạng mục đã bị xuống
cấp trầm trọng.
- Các lớp chưa có hệ thống điều hòa không khí, hệ thống đèn chiếu sáng
chưa đảm bảo và còn thiếu một số đồ dung trang thiết bị phục vụ công tác giảng
dạy. Các bếp vẫn còn đun cả than và ga. 3/3 sân chơi đã có đồ chơi ngoài trời
nhưng một số đồ chơi đã hỏng và tróc sơn nhiều.
Xuất phát từ nhiều cơ sở thực trạng trên của nhà trường Ban giám hiệu chúng
tôi đã thống nhất và tìm ra được hệ thống các biện pháp thực hiện công tác tham
mưu và xã hội để tăng cường CSVC cho trường Mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì
danh hiệu đạt chuẩn quốc gia. Bước đầu đạt được một số kết quả khả quan như sau:

3. Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tham mưu và xã hội hóa giáo dục.
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có
tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho
hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như một ngọn đèn pha
dẫn nối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.
Vì vậy nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đó thành công được một nửa

công việc. Căn cứ vào thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường tôi đã nhận định
dược những điểm mạnh và điểm yếu về cơ sở vật chất của nhà trường. Vì vậy tôi
đã tiến hành xây dựng kế hoạch, tham mưu, xã hội hóa để duy trì tiêu chuẩn về cơ
sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và để đảm bảo kịp thời cho lần kiểm tra tiếp theo sau
5 năm vào tháng 2 năm 2014 như sau:
LỊCH TRÌNH KẾ HOẠCH THAM MƯU, XÃ HỘI HÓA
TRƯỜNG MẦM NON A XÃ TỨ HIỆP GIAI ĐOẠN TỪ 2010 – 2013
Tháng 07-2010
Thời gian

Nội dung tham mưu

Cấp tham mưu,
8

Tính chất


thực hiện

đối tượng

- xã hội hóa

xã hội hóa

- Tham mưu, đề xuất điều - UBND Huyện
chỉnh quyết định xây dựng

kế hoạch


- Dài hạn

Thanh Trì.

điểm trường thôn Văn Điển.
Năm

học

2010-2011

- Tham mưu đề xuất mở

- Dài hạn

rộng quỹ đất khu Cương Ngô I,

- UBND Huyện

gom điểm trường khu Cương

Thanh Trì.

Ngô II về khu Cương Ngô I.
- Tham mưu, đề xuất làm
nhà vòm khu Cương Ngô I.

- UBND xã


- Ngắn hạn

Tứ Hiệp.

- Xã hội hóa 05 bộ máy tính
cho các lớp.

- Phụ huynh học - Ngắn hạn
sinh.

- Tham mưu nâng cấp điện

- Phòng Tài

chiếu sáng cho các phòng học chính – Kế hoạch.
và phòng năng khiếu.

- Tham mưu trang bị bàn, ghế - Phòng GD&ĐT

- Ngắn hạn

học sinh, bàn, ghế giáo viên, bổ
sung giá góc.
- Tham mưu, đề xuất nâng cấp - UBND xã
Năm học

sân, xây dựng tường rào khu

1011-2012


Cương Ngô II trong thời gian

- Ngắn hạn

Tứ Hiệp.

chưa được gom điểm trường để
đảm bảo các hoạt động và an
toàn cho trẻ.
- Tham mưu, đề xuất sửa chữa - Phòng Tài chính
9

- Ngắn hạn


các hạng mục xuống cấp: Ốp – Kế hoạch.
chân tường, quét vôi toàn bộ
khu trường, sửa nhà vệ sinh lớp
A2, lát sân gạch khu Cương
Ngô I.

- Ngắn hạn

- Tham mưu, đề xuất sửa hệ - UBND xã
thống các cửa mối mọt, làm

Tứ Hiệp.

cửa nhôm kính ngăn vị trí
thông phòng.

- Xã hội hóa mua 03 máy tính - Phụ huynh học
cho các lớp.

- Ngắn hạn

sinh

- Xã hội hóa mua máy điều - Phụ huynh học
Năm học

hòa không khí cho 10 lớp.

1012-2013

- Tham mưu đề xuất đầu tư khu - Phòng Tài chính

- Ngắn hạn

sinh
- Ngắn hạn

vườn cổ tích tại khu Cương – Kế hoạch.
Ngô I và bộ đồ chơi phát triển
thể chất đa năng.

3.2. Biện pháp 2: Tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ trẻ, lãnh đạo Đảng
chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín và chất
lượng của nhà trường.
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non
không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện, để duy trì số lượng.

Bởi vậy mỗi nhà trường phải có các biện pháp năng động, sáng tạo tự thân
vận động, phát huy nội lực để nâng cao chất lượng của nhà trường, mà kết quả chất
10


lượng của nhà trường đạt được phải được ngành học, địa phương, nhân dân công
nhận và nhận thấy rõ. Chính điều đó sẽ đạt được uy tín và niềm tin với cha mẹ trẻ,
lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội. Uy tín đó quyết định
sự tồn tại và phát triển của nhà trường, có uy tín thì cha mẹ trẻ mới yên tâm gửi con
vào trường, họ sẽ sẵn sàng đóng góp kinh phí để xây dựng CSVC cho con họ có
điều kiện học tập và sinh hoạt. Có uy tín thì lãnh đạo Đảng, chính quyền địa
phương mới đầu tư cho phát triển giáo dục mầm non của địa phương đúng hướng,
đúng mục đích hiệu quả.
Chính vì vậy biện pháp lớn nhất của việc tạo lập uy tín, niềm tin là nâng cao
chất lượng CS- ND- GD trẻ.
Xác định được việc quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao chất lượng
CS- ND- GD trẻ. Ngay từ đầu các năm học tôi đó tiến hành xây dựng kế hoạch năm
học với các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể cho từng hoạt động sát với thực tế của nhà
trường địa phương phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm và phòng Giáo dục - Đào tạo
chỉ đạo.
Hoạt động của Ban giám hiệu :
- Phân công trách nhiệm phụ trách các triển khai thực hiện tốt kế hoạch năm
học kế hoạch tháng.
- Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động CS- ND- GD trẻ trong nhà trường.
- Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm.
- Tổ chức, tham gia đầy đủ các hội thi trong năm.
- Triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua, đẩy mạnh việc thực hiện
các cuộc vận động do ngành phát động
- Quản lý tốt công tác tài chính – CSVC, công khai hóa thu chi trong nhà
trường.

- Phối kết hợp với phụ huynh để CS- ND- GD trẻ.
- Chỉ đạo các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường tích cực
xây dựng tập thể vững mạnh.
11


- Nâng cao chất lượng đội ngũ.
- Làm tốt công tác thanh kiểm tra trong nhà trường.
Với các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường như trên. Nhà
trường đã thu được kết quả như sau:
* Kết quả thu được:
- Đã xây dựng được kế hoạch các năm học phù hợp với các công tác trọng
tâm do ngành chỉ đạo, sát với tình hình thực tế của nhà trường.
- Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động của nhà trường cụ thể đạt được các thành
tích như:
+ Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 94%.
+ Chất lượng nuôi dưỡng trẻ: Đã đảm bảo được an toàn cho trẻ, hàng năm
giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm so với đầu năm là 3 - 5%, giảm so với
cùng kỳ năm trước từ 1- 2%, trẻ thấp còi giảm được 2 - 4% cuối năm so với đầu
năm. Đó không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong nhà trường.
+ Chất lượng giáo dục trẻ: Trẻ khoẻ mạnh có nề nếp vui chơi - học tập có
thói quen với cá nhân, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ cuối năm xếp loại chung
đạt 95% trẻ đạt yêu cầu.
+ Hàng năm có từ 5 - 7 giáo viên, cô nuôi đạt giỏi cấp huyện; 7 – 8
CBGVNV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm 2011 – 2012 có 01 giáo viên đạt giáo
viên giỏi cấp thành phố.
+ Được phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Trì đánh giá xếp loại tốt
toàn diện các hoạt động qua các đợt kiểm tra thanh tra.
+ Đạt giải nhất, nhì trong hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng Mừng Xuân”.
+ Đạt giải nhì, ba trong hội thao thể dục thể thao toàn ngành.

+ Đạt một giải nhất dự thi giáo án điện tử.
+ Một giải nhì dự thi thực hành kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) trong
ngày hội CNTT cấp huyện. Được tham dự ngày hội CNTT cấp thành phố.
+ Liên tục đạt giải nhất “Hội khoẻ măng non" cấp huyện.
12


+ Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I từ tháng 2/2009.
+ Chi đoàn liên tục đạt chi đoàn vững mạnh xuất sắc.
+ Công đoàn liên tục đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc.
+ Chi bộ đạt cho bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
+ Hoạt động giáo dục thể chất: Được đánh giá tiên tiến xuất sắc.
+ Hoạt động y tế – vệ sinh học đường xếp loại tốt.
+ 3 năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cấp thành phố.
+ Năm 2012 được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Với các kết quả đạt được như trên chúng tôi đó khẳng định đựơc uy tín và
chất lượng của nhà trường.
- Đã tạo được niềm tin trong nhân dân, phụ huynh. Lãnh đạo Đảng chính
quyền địa phương và cộng đồng xã hội.
- Đã nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ của phụ huynh lãnh đạo địa
phương, cộng đồng xã hội trong việc duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.
3.3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và
phòng Giáo dục & Đào tạo để tăng cường sự đầu tư CSVC cho nhà trường.
Trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, sự nghiệp
giáo dục đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn làm
được điều đó thì phải kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự đầu tư của nhà nước
với đóng góp của nhân dân, các tổ chức của xã hội trong việc tạo môi trường điều
kiện CSVC đảm bảo cho việc dạy và học.
Người hiệu trưởng phải là chiếc cầu nối để các ban ngành tổ chức, địa
phương và nhân dân cùng đồng lòng, đồng sức thực hiện kế hoạch, đó là tầm quan

trọng của việc tham mưu. Tham mưu giữ vai trò quyết định trong công tác của
người hiệu trưởng, tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền địa phương. Sự phát triển
về số lượng, chất lượng của nhà trương là do sự quan tâm của lãnh đạo địa phương.
Mà kết quả đó xuất phát từ sự tham mưu có hiệu quả của người hiệu trưởng nhà
trường. Cái khó của việc tham mưu là làm sao dể cho người ta hiểu rõ về trường, về
13


bậc học mầm non, về nhiệm vụ năm học, tạo được sự hiểu biết, tôn trọng, sự quý
mến và có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ điều quan trọng là làm sao để biến được
những nhu cầu hợp lý của nhà trường thành nghị quyết, quyết định của lãnh đạo địa
phương.
Vì vậy muốn làm tốt công tác tham mưu, trước hết người hiệu trưởng cần
xác định rõ đối tượng mình cần tham mưu đó là: Uỷ ban nhân dân (UBND) Huyện
Thanh Trì, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Giáo dục- Đào tạo, Đảng uỷ, Uỷ
ban nhân dân xã, chính quyền các thôn, các cơ quan đóng trên địa bàn. Khi xác
định được đối tượng tham mưu thì phải chuẩn bị nội dung để đề xuất, vấn đề cốt
yếu mà tôi đã xác định đó là việc xây dựng CSVC cho nhà trường để duy trì trường
đạt chuẩn quốc gia. Muốn họ chấp nhân ý kiến của mình thì phải dựa vào điều kiện
kinh tế của các cấp.
Đứng trước thực trạng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch xây dựng
CSVC của nhà trường cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi cao. Sau khi xây
dựng được kế hoạch phù hợp tôi đã lựa chọn thời điểm tham mưu để đạt hiệu quả
cao. Qua buổi họp hội đồng nhân dân, hội đồng giáo dục của xã tôi đã mạnh dạn
thông qua kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường. Đề xuất ý kiến với lãnh đạo
Đảng, chinh quyền xã đầu tư CSVC trang thiết bị cho nhà trường, để CSVC của
nhà trường duy trì trường đạt chuẩn quốc gia. Với Uỷ ban nhân dân huyện và
phòng Giáo dục- Đào tạo tôi đề xuất ý kiến qua các buổi họp, học tập nhiệm vụ
năm học, họp giao ban hiệu trưởng hàng tháng, làm báo cáo đề xuất.
Trong quá trình đề xuất theo kế hoạch tôi đã khéo léo nêu các khó khăn và

những đồ dùng mang tính đặc thù riêng của Bậc học mần non nói chung và khó
khăn của nhà trường nói riêng, để lãnh đạo các cấp hiểu và không còn băn khoăn
trong quá trình đầu tư.
Sau đây là tên một số công văn, tờ trình trong số công văn, tờ trình mà nhà
trường đã tham mưu thành công.

14


- Tờ trình số 64/TTr-MNATH ngày 05/12/2010 trình UBND huyện Thanh
Trì về việc đề xuất, mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I, xây thêm phòng học và
gom điểm lẻ khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I.
- Tờ trình số 52/ TTr - MNATH ngày 26/8/2011 trình UBND xã Tứ Hiệp xin
đầu tư làm nhà vòm khu Cương Ngô I.
- Công văn số 60/CV- MNATH ngày 10/09/2011 trình UBND huyện Thanh
Trì về việc điều chỉnh quyết định đầu tư xây dựng điểm trường khu Văn Điển. Đây
là một dự án duy nhất được UBND huyện Thanh Trì thay đổi và điều chỉnh quyết
định đầu tư xây dựng từ một dự án điểm trường lẻ với 5 nhóm lớp của trường đạt
chuẩn quốc gia mức độ 1, thành dự án xây dựng khu trung tâm với 09 lớp học, đủ
các phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ theo mô hình trường chuẩn quốc gia
mức độ 2.
- Công văn số 73/CV- MNATH ngày 17/10/2011 trình UBND huyện Thanh
Trì về việc đề xuất lát sân, quét vôi, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp khu
Cương Ngô I.
- Tờ trình số 40/ TTr - MNATH ngày 06/6/2012 trình UBND xã Tứ Hiệp xin
đầu tư sửa hệ thống cửa gỗ, làm mới cửa kính nhôm Cương Ngô I.
( Một số văn bản minh họa kèm theo ở phần phụ lục)
* Kết quả thu được:
Với công tác tham mưu đề xuất có hiệu quả, chúng tôi đã nhận được sự đầu
tư của các cấp để tăng cường CSVC cho nhà trường nhằm duy trì các tiêu chuẩn

của trường đạt chuẩn như sau:
- UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt dự án dự án xây dựng khu trung tâm
tại thôn Văn Điển với 09 lớp học, đủ các phòng chức năng và các hạng mục phụ
trợ theo mô hình trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với tổng kinh phí dự toán là 30
tỷ đồng. Theo kế hoạch triển khai xây dựng trong quý 2 năm 2013.

15


- UBND huyện Thanh Trì đã nhất trí mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I,
xây thêm phòng học để gom điểm trường khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I.
Theo kế hoạch thực hiện trong năm 2014.
- UBND huyện đã đầu tư 601 triệu đồng để nâng cấp sửa chữa các hạng mục
xuống cấp, lát sân gạch đỏ, quét vôi toàn bộ khu cương Ngô I. Thực hiện tháng
6/2012.
- UBND xã Tứ Hiệp: Tháng 8/2011 đầu tư trên 200 triệu đồng làm nhà vòm
với diện tích trên 200m2; tháng 8/2012 đầu tư trên 80 triệu đồng để sửa hệ thống
cửa gỗ toàn trường và 500 triệu đồng để xây tường rào, lát sân khu Cương Ngô II.
- Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì đầu tư kinh phí với số tiền là 164 triệu
đồng mua bổ sung cho nhà trường 40 giá góc các loại, 10 bộ bàn ghế giáo viên, 100
bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn nghế nhà trẻ và 07 tủ đựng đồ dung cá nhân vào
năm 2011.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp bổ sung ngân sách: năm 2010 nâng cấp
toàn bộ hệ thống đèn chiếu sang cho các phòng học và phòng năng khiếu với tổng
số tiền là 94 triệu đồng; năm 2011 đầu tư 10 máy vi tính cho phòng máy học sinh
với tổng kinh phí là 120 triệu đồng; năm 2012 đầu tư 01 vườn cổ tích và bộ đồ chơi
phát triển thể lực đa năng với tổng số tiền là 231 triệu đồng.
- Bên cạnh sự đầu tư của các cấp Ban giám hiệu nhà trường đó cân đối ngân
sách tăng cường bổ sung mua sắm, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công
tác chuyên môn, bán trú, nuôi dưỡng và các bếp trong 2 năm với tổng kinh phí là

trên 700 triệu đồng.
(Có phụ lục ảnh kèm theo)
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng CSND- GD trẻ và bổ sung CSVC cho nhà trường.
Phụ huynh là một lực lượng quan trọng góp phần tạo nên chất lượng CSND- GD trẻ trong trường mầm non. Có nhiều cách để thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ với gia đình trẻ. Trước hết nhà trường phải là một tổ chức mở, cần đến phụ
16


huynh thường xuyên thông tin cho họ các thông tin về con cái họ, lôi kéo họ tham
gia vào các hoạt động của nhà trường, cung cấp cho họ các kiến thức chăm sóc,
giáo dục trẻ. Đặc biệt là nhà trường phải đáp ứng được nhu cầu của họ về chất
lượng CS-ND-GD trẻ, tạo dựng cho họ niềm tin vào nhà trường.
Hiểu được nhu cầu của phụ huynh và nhận thức được tầm quan trọng của
công tác phối hợp, ban giám hiệu nhà trường đã luôn quan tâm và thực hiện tốt một
số nội dung phối hợp như sau:
- Không ngừng nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ bằng cách: Nâng cao
trình độ đội ngũ, xây dựng CSVC, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý theo mùa và theo
tuần chẵn, tuần lẻ, công khai hoá các khoản thu chi của nhà trường, thực hiện kí
cam kết việc thực hiện quy chế của nhà trường với phụ huynh.
- Phổ biến kiến thức và kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ
huynh.
- Với các hình thức phối hợp đa dạng, phong phú như:
+ Chỉ đạo 10/10 lớp xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh. Dán chương
trình chăm sóc, giáo dục trẻ qua các chủ đề, thông báo kết quả cân đo- khám sức
khoẻ qua các đợt, các nội dung cần phối hợp với phụ huynh.
+ Xây dựng bản tin ở 03 khu, với các thông tin có liên quan đến công tác
CS- ND- GD trẻ và công khai tài chính tiền ăn của trẻ hàng ngày.
+ Chỉ đạo giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các hoạt động của
trẻ ở trường.
+ Ban giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm và ban phụ huynh tổ chức thăm,

viếng gia đình trẻ khi gặp rủi ro.
+ Mời phụ huynh tham gia kiểm tra đột xuất các bếp ăn và tham gia vào các
ngày hội ngày lễ, hội thi, sơ kết, tổng kết hàng năm do nhà trường tổ chức.
+ Tổ chức họp phụ huynh 03 lần đầu năm, giữa năm, cuối năm.
+ Sinh hoạt định kỳ với hội phụ huynh nhà trường.

17


- Phát động phong trào xây dựng quỹ tấm lòng vàng trên tinh thần tự nguyện
để bổ sung CSVC duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.
Với các biện pháp và hình thức thực hiện công tác phối hợp với phụ huynh
như trên chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Kết quả thu được:
- Chất lượng CS- ND- GD trẻ đã được nâng lên đáp ứng nhu cầu của phụ
huynh.
- Đã tạo được niềm tin với phụ huynh, yên tâm gửi con vào trường.
- Phụ huynh đã thể hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc đóng góp kinh
phí theo quy định phối hợp với nhà trường để CS- ND- GD trẻ đươc tốt và thực
hiện tốt nội quy quy chế phối hợp với nhà trường.
- Họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường khi nhà trường
mời tham dự, như ngày: Khai giảng năm học, ngày 20/11, ngày sơ kết học kỳ I và
các hội thi của nhà trường, đưa các cháu đi thi cấp huyện các hội thi, có hoa và quà
động viên kịp thời các cô và các cháu.
- Đặc biệt trong đợt phát động phong trào xây dựng quỹ tấm lòng vàng trên
tinh thần đóng góp tự nguyện để bổ sung CSVC duy trì trường chuẩn quốc gia cụ
thể: Năm 2010 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 22, 5 triệu đồng mua được 03 bộ
máy vi tính cho 3 lớp; năm 2012 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 26 triệu đồng
mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp và năm học 2012 - 2013 phụ huynh ủng hộ
tự nguyện được 180 triệu đồng mua hệ thống máy điều hòa không khí cho 10 lớp.

3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã và các cơ
sở kinh doanh trên địa bàn.
- Ngoài mối quan hệ với lãnh đạo chính quyền địa phương trường mầm non
cần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với các tổ chức đoàn thể khác ở địa phương
như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc Việt Nam,
hội nông dân, đài truyền thanh, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, các trường phổ
thông, trạm y tế.
18


- Nếu hiệu trưởng xây dựng được mối quan hệ tốt với các tổ chức này trường
mầm non sẽ luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của họ. Muốn có một sức
mạnh tổng hợp nhà trường cần dựa vào khối mặt trận tổ quốc để vận động, tuyên
truyền, kết hợp huy động mọi nguồn lực ở trong nhân dân.
- Với hội phụ nữ: Nhà trường cần phối hợp vận động trẻ ra lớp nhằm phát
triển số lượng, kết hợp để tổ chức các hội thi trong năm. Hội phụ nữ là cầu nối giữa
gia đình và trường mầm non trong việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Đại diện của hội phụ
nữ trong hội đồng giáo dục địa phương xã là người ủng hộ và đề xuất các chính
sách liên quan đến mầm non, phối hợp với hội phụ nữ để lồng ghép nội dung tuyên
truyền giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh các dịch bệnh
như tiêu chảy cấp, dịch cúm H5N1, H1N1, Tay - chân - miệng vào các buổi sinh
hoạt câu lạc bộ có hiệu quả.
- Với trung tâm y tế xã: Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2lần /01 năm. Khám
chữa bệnh thường xuyên cho những trẻ đau ốm, tập huấn kiến thức phòng tránh tai
nạn cho trẻ và kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ giáo viên, nhân
viên của trường.
- Với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Là lực lượng hùng hậu kết
hợp với họ để tổ chức tốt các hội thi, huy động thanh niên tình nguyện bảo vệ an
toàn CSVC cho các cơ sở của nhà trường.
- Với các trường phổ thông trên địa bàn: Là sợi dây liên kết, thúc đẩy các

hoạt động nhà trường, tổ chức giao lưu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng
CNTT trong giảng dạy bởi vì các trường phổ thông đã có giáo viên có chuyên môn
và trình độ tin học.
- Với hội đồng giáo dục xã: Là nơi tham mưu và đưa ra các quyết định và kế
hoạch, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn của xã. Hội đồng có tiểu ban
tham mưu và chịu trách nhiệm về các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non.
- Với hội khuyến học: Hội khuyến học đã huy động nguồn kinh phí của nhân
dân để khen thưởng cho CB- GV- NV đạt thành tích cao trong năm học.
19


- Với mặt trận tổ quốc: Mặt trận tổ quốc là một tổ chức chính trị, có khả
năng tập hợp mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục
mầm non trên địa bàn.
- Với các cơ quan thông tin đại chúng: Đã giúp nhà trường tuyên truyền và
gây dựng hình ảnh, uy tín, niềm tin cho nhà trường.
- Với các đơn vị kinh doanh trên địa bàn: Đã giúp nhà trường một cách trực
tiếp bằng việc hỗ trợ kinh phí để mua sắm các phương tiện để chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ.
* Kết quả đạt được:
- Như vậy mọi tổ chức xã hội là một sức mạnh, nhà trường đã đựa vào sức
mạnh tổng hợp đó bằng cách tạo mối quan hệ tốt đẹp, đảm bảo bền vững nên đã
được sự đồng tình chính là nhờ những tổ chức xã hội đó mà kế hoạch xây dựng
CSVC của nhà trường ngày càng được phát triển để nâng cao chất lượng CS- NDGD trẻ đạt hiệu quả cao.
- Trong các ngày hội, ngày lễ, các hội thi của trường các ban ngành đoàn thể
đã có hoa và quà tặng cho các cháu.
- Hội khuyến học xã hàng năm đã tổ chức khen thưởng cho các đồng chí cán
bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp Huyện 200.000 đồng/01 đồng chí, giáo viên
dạy gỏi cấp thành phố 300.000đ/01 đồng chí. giáo viên đạt sáng kiến kinh nghiệm
cấp thành phố 250.000đ/01 đồng chí.

- Đặc biệt sự quan tâm của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã hỗ trợ kinh
phí để mua sắm CSVC với tổng số tiền là: 15.500.000 đồng (trong 02 năm học).
Chính quyền các thôn luôn quan tâm tặng quà cho nhà trường trong các ngày hội,
ngày lễ và tặng quà cho trẻ trong các ngày tết trung thu, ngày tết thiếu nhi.

4. Kết quả chung
Sau khi áp dụng một loạt các biện pháp thực hiện công tác tham mưu, xã hội
hoá giáo dục để tăng cường CSVC cho trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện

20


Thanh Trì duy trì trường đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi đã thu được một số kết quả
như sau:
Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của UBND huyện, phòng Tài chính –
Kế hoạch, phòng Giáo dục- Đào tạo, UBND xã, hội cha mẹ học sinh, các ban
ngành đoàn thể và các đơn vị kinh doanh trên địa bàn với tình cảm ưu ái về cả về
vật chất lẫn tinh thần cụ thể:
- UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt dự án dự án xây dựng khu trung tâm
với 09 lớp học, đủ các phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ theo mô hình
trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với tổng kinh phí dự toán là 30 tỷ đồng. Theo kế
hoạch triển khai xây dựng trong quý 2 năm 2013.
- UBND huyện Thanh Trì đã nhất trí mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I,
xây thêm phòng học để gom điểm trường khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I.
Theo kế hoạch thực hiện trong năm 2014.
- UBND huyện đã đầu tư 601 triệu đồng để nâng cấp sửa chữa các hạng mục
xuống cấp, lát sân gạch đỏ, quét vôi toàn bộ khu cương Ngô I năm 2012.
- UBND xã Tứ Hiệp: Năm 2011 đầu tư trên 200 triệu đồng làm nhà vòm với
diện tích trên 200m2; năm 2012 đầu tư trên 80 triệu đồng để sửa hệ thống cửa toàn
trường và 500 triệu đồng để xây tường rào và lát sân khu Cương Ngô II.

- Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì đầu tư kinh phí với số tiền là 164 triệu
đồng mua bổ sung cho nhà trường 40 giá góc các loại, 10 bộ bàn ghế giáo viên, 100
bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn nghế nhà trẻ và 07 tủ đựng đồ dung cá nhân vào
năm 2011.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp bổ sung ngân sách: Năm 2010 nâng cấp
toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng cho các phòng học và phòng năng khiếu với tổng
số tiền là 94 triệu đồng; năm 2011 đầu tư 10 máy vi tính cho phòng máy học sinh
với tổng kinh phí là 120 triệu đồng; năm 2012 đầu tư 01 vườn cổ tích và bộ đồ chơi
phát triển thể lực đa năng với tổng số tiền là 231 triệu.

21


- Bên cạnh sự đầu tư của các cấp Ban giám hiệu nhà trường đó cân đối ngân
sách tăng cường bổ sung mua sắm, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công
tác chuyên môn, bán trú, nuôi dưỡng cho các lớp và các bếp trong 2 năm với tổng
kinh phí là trên 700 triệu đồng.
- Phụ huynh đã đóng góp tự nguyện: Năm 2010 phụ huynh ủng hộ tự nguyện
được 22, 5 triệu đồng mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp; năm 2012 phụ huynh
ủng hộ tự nguyện được 26 triệu đồng mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp và năm
học 2012 – 2013 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 180 triệu đồng lắp đặt hệ thống
máy điều hòa không khí cho 10 lớp.
- Các đơn vị kinh doanh trên địa bàn ủng hộ kinh phí để mua sắm CSVC xây
dựng trường chuẩn quốc gia là: 15.500.000đồng.
- Với sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ của các cấp, phụ huynh và các ban ngành
đoàn thể như trên đến nay:
+ 2/3 khu của nhà trường đựơc sửa chữa, quét vôi, lát sân bằng gạch đỏ
khang trang sạch sẽ.
+ Các lớp đã được trang bị đầy đủ các đồ dùng thiết bị để phục vụ công tác
CS- ND- GD trẻ. 10/10 lớp đó có máy vi tính, đầu đĩa ti vi và máy điều hòa không

khí.
+ Các bếp đã được trang bị hệ thống bếp gas hay thế toàn bộ bếp than.
+ 3/3 sân chơi đã được bổ sung rất nhiều đồ chơi ngoài trời với các bộ chơi
liên hoàn ba chức năng, các đồ chơi cũ đã được sửa và sơn lại. Hiện nay mỗi sân
chơi có từ 6 đến 8 loại đồ chơi.
- Bên cạnh sự quan tâm về CSVC như trên nhà trường đã nhận được sự quan
tâm phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và đã nâng cao được chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Đã tạo được uy tín, niềm tin cho nhân dân, lãnh đạo địa
phương và các bậc phụ huynh.

22


- Bản thân đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong công tác tham
mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, địa phương và kinh nghiệm xã hội hoá giáo
dục nhằm phát triển giáo dục mầm non của nhà trường.
Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh, các ban ngành
đoàn thể, cùng sự nỗ lực của bản thân và sự đoàn kết phấn đấu của cả tập thể sư
phạm nhà trường đến nay trường mầm non A xã Tứ Hiệp chúng tôi đã duy trì được
các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.

23


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận:
Hiện nay Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non
vì giáo dục mầm non giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bởi vậy đã đề ra những quyết định chính sách phát triển giáo dục mầm non trong
giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo cơ sở cho trẻ

phát triển toàn diện.
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt thì cần phải
thực hiện xây dựng CSVC và trang thiết bị giáo dục mầm non. Công tác đầu tư
CSVC và trang thiết bị cho giáo dục mầm non hiện nay còn hạn chế, đang đứng
trước thách thức lớn đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các cấp, các ban ngành quan tâm để
thực hiện tốt công tác xây dựng phát triển CSVC và trang thiết bị dạy học, đây là
nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong quá trình chỉ đạo.
CSVC là điều kiện quyết định đến chất lượng CS- ND- GD trẻ. Muốn làm tốt
công tác xây dựng CSVC thì vai trò của người hiệu trưởng phải nắm vững đường
lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nắm được quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ của ngành học triển khai thực hiện tốt các đề án về phát triển giáo dục
mầm non. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi tầm quan trọng của bậc học, việc xây
dựng CSVC và trang thiết bị dạy học trên toàn xã hội. Biết đầu tư suy nghĩ và xây
dựng kế hoạch cụ thể, tìm các giải pháp thích hợp để làm tốt công tác xây dựng
CSVC cho trường mình, đảm bảo yêu cầu mục tiêu đề ra. Thực hiện giáo dục trẻ
trong nhà trường với điều kiện CSVC đảm bảo cho việc CS- ND- GD trẻ.
Bản thân tôi tin tưởng rằng trong giai đoạn tiếp theo dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, sự ủng hộ đầu tư của toàn dân cùng với sự
phấn đấu vượt khó khăn của bản thân và sự đồng tâm nhất trí cao của tập thể nhà
trường cùng phấn đấu xây dựng CSVC và nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ,
phấn đấu trường mầm non A xã Tứ Hiệp đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
2. Bài học kinh nghiệm:
24


Trong quá trình thực hiện đề tài này bản thân tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm như sau:
- Để làm tốt công tác xây dựng CSVC đòi hỏi người cán bộ quản lý phải làm
tốt công tác tham mưu, công tác vận động xã hội hoá giáo dục, gắn bó mật thiết với
các cấp lãnh đạo, các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương tạo được mối quan hệ

chặt chẽ để xây dựng nhà trường.
- Tổ chức xây dựng, bảo quản tốt CSVC, sử dụng tối đa phương tiện giáo
dục.
- Biết lồng ghép CSVC của nhà trường vào kế hoạch năm học và kế hoạch
dài hạn của nhà trường.
- Cần xây dựng kế hoạch một cách chu đáo, đề ra chỉ tiêu cụ thể, đề xuất
những biện pháp khả thi trong xây dựng CSVC.
- Không ngừng nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ.
- Phối hợp các chương trình, dự án, nguồn thu khác để tăng cường CSVC
cho nhà trường.
- Tiến hành sơ kết, tổng kểt rút ra bài học kinh nghiệm bổ sung cho quá trình
xây dựng CSVC thiết bị dạy học.
3. Khuyến nghị:
Qua thực tế về công tác xã hội hoá để tăng cường CSVC cho nhà trường tôi
có khuyến nghị như sau:
+ Mỗi cán bộ quản lý phải biết phát huy nội lực, tận dụng nguồn thu để xây
dựng kế hoạch, xây dựng CSVC cho nhà trường.
+ Đề nghị cấp trên tiếp tục quan tâm đến đầu tư CSVC cho giáo dục mầm
non cụ thể là đầu tư kinh phí để gom các điểm lẻ, quan tâm kịp thời tới các cơ sở
giáo dục khi bị xuống cấp.
+ Đề nghị các cấp xét duyệt phổ biến rộng rãi các đề tài sáng kiến kinh
nghiệm đạt kết quả cao để kinh nghiệm đựơc ứng dụng trong thực tế.

25


×