Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân, béo phì trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Nội dung đề tài

Trang

A.Đặt vấn đề
B. Nội Dung vấn đề
1.Tên đề tài
2.Lý do chọn đề tài
3. Phạm I và thời gian thực hiện đề tài.
C.Quá trình thực hiện đề tài
1. Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài
2. Nội dung thực hiện các biện pháp
* Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về cách
chăm sóc trẻ béo phì và tre có nguy cơ béo phì
* Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh thay đổi dần chế độ ăn cho
trẻ.
* Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động thể lực hàng ngày để tiêu
hao năng lượng thừa cho trẻ.
* Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và
giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi
3. Kết quả thực hiện
D. Bài học kinh nghiệm
E. Khuyến nghị
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Đó chính là khẩu hiệu khẳng định về vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội,
mọi gia đình và các nhà trường đặc biệt là các trường mầm non cần phải quan
tâm đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng của các cháu trong độ tuổi mầm non.
1



Với sự phát triển của xã hội hiện nay, thì mối quan tâm về sức khỏe của
con em mình đối với các ông bố, bà mẹ là vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm
vụ hàng đầu và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vì các bé lớn lên khỏe
mạnh, thông minh, ngoan ngoãn sẽ là những niềm vui, niềm hạnh phúc và là
một món ăn không gì sánh được. Tuy nhiên, để các cháu trong độ tuổi mầm non
có sức khỏe tốt, thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt là có một cơ thể phát triển
cân đối hài hòa không bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì, thì việc chăm sóc về chế
độ dinh dưỡng cho các cháu là vấn đề không hề đơn giản cần đòi hỏi các bậc
phụ huynh, đặc biệt là nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non phải có
những kiến thức cơ bản về chế độ dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ. Có như vậy
mới giúp cho các cháu có một chế độ ăn hàng ngày hợp lý và phù hợp với tình
hình thực tế của gia đình, của địa phương và các cháu có cơ thể phát triển cân
đối, hài hòa, nhanh nhẹn và thông minh. Tạo tiền đề tốt nhất để phát triển một
cách toàn diện về các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ và lao động nhằm hình thành về
nhân cách và trí thức cho trẻ trong tương lai.
A. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “ Một số biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân, béo phì trong trường
mầm non.
1. Lý do chon đề tài:
a. Cơ sở lý luận
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay
đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn. Chính vì vậy trẻ em ngày nay cũng được
hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội, nhưng trong xã hội hiện
nay vẫn còn nhiều người cho rằng có điều kiện cho con ăn nhiều là tốt: con mình
càng mập mạp, càng bụ bẫm thì càng tốt hơn, đến khi phát hiện ra con mình
thừa cân quá nhiều thì đã muộn. Với thực tế như vậy thì mức độ báo động và sự
cần thiết phải quan tâm của toàn xã hội và đặc biệt là các trường mầm non đối
với trẻ thừa cân béo phì hiện nay phải được ưu tiên và đặc biệt quan tâm.


2


Là một nhân viên nuôi dưỡng của trường, tôi đã suy nghĩ và có nhận thức:
“Nếu một đứa trẻ có sức khỏe tốt, sẽ là cơ sở cho sự phát triển về nhân cách”.
Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non là phải kết hợp hài hòa giữa
giáo dục nâng cao sức khỏe với phát triển về các mặt vận động, tâm lý của trẻ.
Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ phải đảm bảo các điều kiện về chế độ dinh
dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày như: ăn, ngủ, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi
trường thoáng mát, an toàn đối với trẻ, để phòng chống các loại vi khuẩn và
khám bệnh định kỳ cho trẻ; gắn với giáo dục tâm lý, tình cảm, bồi dưỡng năng
lực nhận biết về thế giới xung quanh, với các biện pháp vận động thể lực cho trẻ.
Hiện nay tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em đang tăng lên với một
tốc độ báo động, không những ở các nước phát triển mà ở cả những nước đang
phát triển. Béo phì thường đi kèm theo tỷ lệ bệnh tật do các bệnh tăng huyết áp,
tiểu đường, viêm xương khớp… Trẻ em béo phì một yếu tố nguy cơ, béo phì ảnh
hưởng đến sự linh hoạt, sáng tạo, sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế vẫn còn
nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề con em mình bị béo phì mà vẫn cho
các con ăn với chế độ ăn như bình thường.
Sức khỏe của trẻ em phụ thụôc vào rất nhiều yếu tố như chế độ dinh
dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường .… Trong đó, chế độ dinh dưỡng là
yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em; thiếu ăn, ăn
không đủ chất, ăn không hợp lý dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và ngược lại nếu
cho trẻ ăn quá mức cần thiết, ăn quá nhiều thức ăn, tỷ lệ mỡ và thức ăn béo trong
khẩu phần ăn quá cao. Vì vậy chế độ ăn đầy đủ nhưng hoạt động thể lực ít cũng
dẫn đến trẻ thừa cân, béo phì … đều gây tác hại cho sức khỏe của trẻ sau này.
Chính sự gia tăng về tình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay, đòi hỏi mỗi
chúng ta phải cần có sự quan tâm đặc biêt và hành động kịp thời. Xác định được
tầm quan trọng đó và thực trạng hiện nay. Song hành với việc chăm sóc trẻ suy
dinh dưỡng, thì nhà trường hiện đang phải đối mặt thực hiện chế độ chăm sóc

đinh dưỡng cho một số trẻ béo phì và có nguy cơ béo phì..
3


b. Cơ sở thực tiễn
- Trường mầm non Mỹ Hưng nhiều năm liền đã thực hiện tốt công tác bán
trú với tỉ lệ trẻ ăn ngủ ở trường khá cao (95 - 98%). Là một trường có tổ chức ăn
bán trú, nên công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu là một nhiệm
vụ trọng tâm của nhà trường. Xác định được tầm quan trọng đó và thực trạng
hiện nay ở trường đã có một số trẻ đang có nguy cơ béo phì và béo phì. Bản thân
là nhân viên nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ cần phải làm như thế nào
để tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất và để chăm sóc cho những trẻ đang bị
béo phì và có nguy cơ béo phì ở trường, nhằm giúp các cháu có một cơ thể phát
triển cân đối, hài hòa, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn
diện về các mặt nhân cách và trí tuệ trong tương lai.
Từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chính thức chọn đề tài: “ Một số
biện pháp chăm sóc trẻ thừa cân, béo phì trong trường mầm non Mỹ Hưng,
Huyện Thanh Oai” năm học 2013 - 2014.

3. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài.
Đề tài kinh nghiệm được thực hiện tại trường mầm non Mỹ Hưng, Huyện
Thanh Oai, Thành phố Hà Nội năm hoc 2013 - 2014
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiên đề tài:
* Thuận lợi:
Trong những năm học gần đây cơ sở vật chất về công tác nuôi dưỡng đã
được nhà trường đặc biệt quan tâm và trang bị tương đối đầy đủ.
Bếp ăn tuy còn hơi chặt chội, nhưng cũng đã được xắp xếp và quy hoạch
theo quy định một chiều và đã được cấp trên cấp giấy chứng nhận “Cơ sở nấu
ăn đảm bảo an toàn thực phẩm”

Đội ngũ giáo viên, nhân viên đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình
trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.

4


Bản thân tôi luôn có tinh thần tự giác học hỏi để nâng cao tay nghề, chấp
hành tốt các nội quy, quy chế của nhà trường đề ra, luôn yêu nghề và luôn coi
các cháu như con em ruột thịt của mình.
* Khó khăn:
Trong trường còn có nhiều khu lẻ nằm rải rác trên cả 5 thôn trong toàn xã.
Một số phụ huynh ở trường thường hay cưng chiều con cái quá mức trong
việc ăn uống, thường hay sử dụng những thực phẩm không thích hợp, cốt là để
làm yên những đưa trẻ hiếu động hay quấy khóc, hoặc dùng thức ăn mà trẻ ưa
thích như: Kẹo, bánh, Snack, Sôcôla…
* Khảo sát thực trạng:
Ngay đầu năm học 2013 - 2014, tôi đã tiến hành điều tra dưới sự giúp đỡ
của đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách về công tác nuôi dưỡng, để theo dõi và
tổng hợp kết quả cân đo ghi biểu đồ tăng trưởng của từng lớp vào ngày
10/9/2013.
Tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng số trẻ theo dõi là 320 cháu.
Trong đó:

TT

Nội Dung

Số lượng(Cháu)


Tỉ lệ(%)

1

Trẻ phát triển bình thường.

281

87.8

2

Trẻ SDD thể nhẹ.

25

7.8

3

Trẻ có nguy cơ thừa cân, béo

8

2.5

6

1.9


phì
4

Trẻ béo phì, thừa cân

Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp đề
thực hiện trong năm học này như sau:
- Biện pháp 1: Tham mưu với BGH nhà trường về cách chăm sóc trẻ béo phì
và trẻ có nguy cơ béo phì.
- Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh thay đổi dần chế độ ăn cho trẻ
- Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động thể lực hang ngày để tiêu hao năng
lượng thừa cho trẻ.

5


- Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và giáo dục
cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
2. Nội dung thực hiện các biện pháp:
* Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về cách chăm sóc
trẻ béo phì và trẻ có nguy cơ béo phì.
Như chúng ta đã biết để có được những thuận lợi trong việc thực hiện và
theo dõi sự phát triển về thể lực cho các cháu tại trường, là một nhân viên nuôi
dưỡng của nhà trường, điều trước tiên tôi phải làm là phải thực hiện tốt công tác
tham mưu đối với BGH nhà trường về cách chăm sóc trẻ béo phì và nguy cơ béo
phì.
Sau khi nắm tình hình số trẻ béo phì và nguy cơ béo phì đầu tháng 9, tôi
tổng hợp số liệu và báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo,
trước tiên tôi tham mưu các nội dung như sau:
- Trong buổi họp hội đồng tháng 9, tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu phó

phụ trách nuôi dưỡng thông báo lại tình hình và kết quả cân đo ngày 10/9 của
các lớp cho giáo viên toàn trường nắm được. Khi đã nắm được số liệu trẻ thừa
cân béo phì và có nguy cơ béo phì của từng lớp, tôi tiến hành đề xuất và trình
một số biện pháp thực hiện đối với trẻ bị béo phì và có nguy cơ béo phì để Ban
giám hiệu nhà trường có kế hoạch tạo điều kiện cho những trẻ đó được ăn theo
thực đơn riêng. Đồng thời tôi gặp gỡ phụ huynh của từng trẻ để cùng phối hợp
chặt chẽ với phụ huynh xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ tại gia đình. Ngoài
ra tôi còn phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm của những cháu đó cần
quan tâm và chú ý hơn, thường xuyên nhắc nhở các trẻ tích cực tham gia vào các
hoạt động thể dục thể thao tại lớp.
- Ngoài việc tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh để xây
dựng thực đơn riêng cho những trẻ thừa cân béo phì tại trường và tại gia đình.
Để giúp các cháu quen dần với chế độ ăn riêng không giống với các bạn, tôi
thường xuyên gần gũi và động viên những trẻ đó trong các bữa ăn tại trường.
Trong khi gần gũi trẻ tôi vừa động viên trẻ ăn vừa phân tích cho trẻ “Muốn có
một cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì các con phải ăn nhiều rau xanh và các
loại trái cây và giảm các thức ăn có nhiều chất đạm, đường, chất béo…”. Thời
6


gian đầu các trẻ đó chưa quen với thực đơn riêng, nhưng sau nhiều lần gặp gỡ
trẻ trực tiếp và cùng phối hợp với phụ huynh động viên trẻ ăn như vậy, sau một
thời gian ngắn thì đa số các trẻ đó đã quen với chế độ ăn của riêng của mình và
đã giảm cân, cơ thể phát triển một cách cân đối và nhanh nhẹn hơn rất nhiều so
với đầu năm học.
* Biện pháp 2: Kết hợp với phụ huynh thay đổi chế độ ăn cho trẻ.
Như chúng ta đã biết đối với trẻ thừa cân béo phì và đang có nguy cơ béo
phì, thì hầu hết bộ phận tiêu hóa của chúng đều hoạt động rất tốt, khi nhìn thấy
thức ăn thì chúng thường rất thèm và muốn ăn rất nhiều, vì vậy việc thay đổi dần
chế độ ăn hàng ngày đối với các cháu là việc làm không hề dễ dàng, mà rất khó

khăn. Do đó muốn trẻ thích nghi với chế độ ăn riêng thì người thực hiện phải
kiên trì, mục đích là để làm giảm dần cân nặng và giữ tốc độ tăng trưởng tức là
vẫn phải đảm bảo sự lớn lên và phát triển về mọi mặt cho trẻ.
Trước tiên, khi thay đổi dần chế độ ăn cho trẻ, chúng ta không phải bắt trẻ
nhịn ăn hoặc ăn quá ít làm cho trẻ mỏi mệt, luôn luôn buồn ngủ. Học hành kém
đi sức đề kháng của cơ thể trẻ sẽ giảm sút và khiến trẻ rất dễ mắc bệnh. Do vậy
để giúp cho cơ thể trẻ đảm bảo sự lớn lên bình thường và phát triển về mọi mặt,
tôi đã nghiên cứu kỹ cách thay đổi chế độ ăn cho trẻ và lưu ý phối hợp tốt với
phụ huynh cần quan tâm đến vấn đề sau:
+ Trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ ở trường và ở nhà, tôi đã xây dựng
thực đơn cho trẻ hạn chế các chất béo như mỡ, bơ và thay mỡ động vật bằng dầu
thực vật (tuy nhiên khi dùng dầu thực vật cũng không nên dùng nhiều quá).
+ Khi chế biến thức ăn nên hạn chế các món ăn chiên xào, mà thường
xuyên chế biến các món ăn bằng cách luộc và hấp để cho trẻ ăn.
+ Tăng cường cho trẻ ăn trái cây tươi, nhưng ít ngọt như: mận, củ sắn,
thanh long, bưởi, táo ta, đu đủ, cam, ổi…
+ Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, sôcôla…
+ Hạn chế cho trẻ ăn quà vặt, nếu giữa các bữa ăn trẻ thấy đói thì chỉ có
thể cho trẻ ăn trái cây, không cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, sữa hoặc các thức ăn
có nhiều chất bột đường.
Với việc phối kết hợp với phụ huynh dần thay đổi chế độ ăn hàng ngày
cho trẻ, tôi đã thu được những kết quả đáng kể. Cháu Nguyễn Văn Lâm lớp 3
tuổi khu Thiên Đông đầu năm vào trường cân nặng 25kg, chiều cao 90cm, qua
7


theo dõi tôi thấy cháu rất thích ăn các loại bánh ngọt, bơ sữa, các loại thức ăn
chiên xào, và nhất là cháu ăn cơm rất khỏe thường những bữa ăn hàng ngày ở
trường cháu ăn nhiều gấp đôi hoặc nhiều hơn nữa so với các bạn cùng độ tuổi
trong lớp và cháu thường hay có biểu hiện thèm ăn quà vặt. Khi phát hiện thấy

cháu như vậy, tôi đã cùng kết hợp với cô giáo chủ nhiệm lớp trực tiếp gặp phụ
huynh của cháu để trao đổi về phương pháp thay đổi chế độ ăn cho cháu. Lúc
đầu khi thực hiện cũng rất khó khăn, nhưng với sự kiên trì và việc phối kết hợp
bền bỉ, cùng cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh của cháu đã thay đổi dần được chế
độ ăn của trẻ hàng ngày của cháu. Sau 2 tháng cháu đã thích nghi với chế độ ăn
mà tôi đã đúc rút kinh nghiệm để điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày cho cháu và
sức khỏe của cháu phát triển rất tốt, cân nặng không tăng nhiều và chiều cao vẫn
phát triển bình thường và cháu rất nhanh nhẹn, thông minh. Cụ thể cân nặng và
chiều cao lần 4 của cháu trong tháng 4 năm 2014 khi cân đo: về chiều cao:
95cm, cân nặng: 21kg. dưới đây là hình ảnh của cháu Nguyễn văn Lâm lớp 3
tuổi khu thiên đông:

8


Ảnh cháu Nguyễn Văn Lâm chụp tháng 9/2013

Ảnh cháu Nguyễn Văn Lâm chụp tháng 4/2014
Tóm lại với biện pháp thực hiên trên, tôi đã rất hài lòng vì kêt quả thu
được của cháu Lâm đã cho thấy và còn một số cháu khác cũng đã có sự chuyển
biến rất tích cực vì vậy tôi đã rất yên tâm và tiếp tục triển khai thực hiện biện
pháp thực hiện này trong thời gian tiếp theo.
* Biện pháp 3: Tăng cường các hoạt động thể lực hàng ngày để tiêu hao
năng lượng thừa cho trẻ.
Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và đúc rút lại, việc điều trị cho
những người béo phì rất khó khăn do phải kiên trì, thời gian điều trị không chỉ
kéo dài hàng tháng, hàng năm mà có khi còn phải điều trị trong cả cuộc đời.
Mục đích cũng chỉ là để làm giảm cân nặng và giữ tốc độ tăng trưởng. Nhưng
với trẻ mầm non, ngay từ khi còn nhỏ nếu người lớn thường xuyên chú ý và
quan tâm nhiều đến chế độ ăn, điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường cho trẻ hoạt

động thể lực mỗi ngày thì sẽ giúp cho trẻ tránh được các bệnh thừa cân béo phì
và có nguy cơ béo phì.
Với thực tế ở trường tôi như vậy, ngoài biện pháp tôi cùng kết hợp với
phụ huynh thay đổi dần chế độ ăn hàng ngày cho trẻ ra, thì việc tăng cường cho
trẻ hoạt động thể lực hàng ngày để tiêu hao năng lượng thừa cho trẻ cũng vô
cùng quan trọng. Bởi lẽ đó ngay từ đầu năm học tôi đã báo cáo với Ban giám
hiệu nhà trường, tạo điều kiện cho tôi có thời gian được nghiên cứu các tài liệu,
trao đổi với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm của những trẻ thuộc diện thừa
cân béo phì và những trẻ đang có nguy cơ béo phì để cùng phối hợp giúp các
cháu giảm cân dưới các hình thức sau đây:

9


- Hàng ngày cho trẻ thực hiện đều các bài tập thể dục, đối với những trẻ béo
phì và nguy cơ béo phì tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh nên cho
trẻ tập thể dục ít nhất từ 1-2 lần mỗi ngày. Lúc tập thể dục sáng cùng cả lớp
xong cô giáo sẽ tạo điều kiện cho riêng những trẻ béo phì và có nguy cơ béo phì
tập thêm một số bài tập như: cho trẻ tập lắc vòng, leo thang, chạy chậm…với
các dụng cụ sẵn có được trang bị tại sân trường. Chính những hoạt động này sẽ
gúp trẻ tiêu hao bớt mỡ thừa, làm cho cơ thể săn chắc, gọn gang và khỏe mạnh
hơn.
Dưới đây là hình ảnh các cô giáo cho trẻ béo phì tập thêm một số bài tập
dành cho trẻ béo phì và nguy cơ béo phì

10


11



Một số bài luyện tập dành riêng cho các cháu diện thừa cân, béo phì và
có nguy cơ béo phì tại trường

Ngoài việc thường xuyên cho trẻ tập thể dục hàng ngày và tập luyện
thêm một số bài tập dành cho trẻ thừa cân béo phì, tôi còn dành thời gian để trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên động viên, khuyến khích các
cháu đó tham gia vào các hoạt động lao động tại trường, lớp như: Tham gia hoạt
động lao động trực nhật, xếp ghế, lau chùi bàn ghế, giá đồ dùng đồ chơi, phơi
khăn…cùng cô giáo. Khi được tham gia lao động cùng cô và các bạn trẻ cũng
rất thích thú và hăng say làm việc đồng thời cũng làm cho cơ thể trẻ tiêu hao bớt
năng lượng và các cơ của trẻ cũng săn chắc gọn gàng hơn.
Dưới đây là một số hình ảnh các cháu diện thừa cân béo phì và nguy cơ
béo phì đang tham gia các hoạt động lao động cùng cô và các bạn trong lớp.

12


Hình ảnh bé đang tham gia lao động quét nhà giúp cô giáo.

13


Hình ảnh bé đang tham gia lao động lau chùi đồ dùng giúp cô giáo.

Hình ảnh bé đang hoạt động lao động tưới cây.
14


Tóm lại: Với biện pháp thực hiện như trên, tôi đã rất tự tin và phấn khởi

vì đa số các cháu thuộc diện thừa cân béo phì và nguy cơ béo phì của các lớp
đều đã nhiệt tình tham gia vào các hoạt động lao động giúp cô giáo tại lớp để
phát triển thể lực hàng ngày do cô giáo gợi ý và tổ chức. Hầu hết các cháu đều
nhanh nhẹn hoạt bát và có sự chuyển biến về cân nặng rất tích cực.
* Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và giáo
dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc những trẻ thừa cân béo phì và những
trẻ có nguy cơ béo phì của trường, ngoài những biện pháp tôi đã trình bày ở trên,
thì công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để tuyên truyền về vấn đề
chăm sóc những trẻ thừa cân béo phì và những trẻ có nguy cơ béo phì cũng vô
cùng quan trọng. Hiểu được vấn đề này, tôi đã quyết định làm tham mưu với
Ban giám hiệu nhà trường và cùng kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường và
giáo viên chủ nhiệm của các lớp tổ chức thực hiện công tác tổ chức và tuyên
truyền giáo dục cho các cháu dưới các hình thức sau:
- Đề nghị giáo viên các lớp thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục
cho trẻ về chế độ dinh dưỡng ở mọi lúc mọi nơi thông qua tất cả các hoạt động
hàng ngày ở lớp của trẻ. Thông qua các hội thi về chủ đề “dinh dưỡng trẻ
thơ”của trẻ… Thông qua các hình thức lồng ghép và giáo dục trên nhằm cung
cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản và sơ đẳng nhất để trẻ có ý thức tự phòng
chống béo phì thông qua các tình huống, các hoạt động, các câu chuyện, bài hát,
bài thơ…
- Tham mưu với nhà trường thường xuyên tổ chức cho trẻ đi tham quan,
dã ngoại nhằm phát triển cho trẻ về thế giới xung quanh, tăng cường rèn luyện
thể lực cho trẻ. Khi đi tham quan, giáo viên nên quan tâm đến những trẻ thừa
cân béo phì và nguy cơ béo phì, thường xuyên cho trẻ phối hợp và thực hiện các
động tác vận động để làm giảm lượng mỡ thừa cho trẻ béo phì.

15



- Tham mưu với nhà trường thường xuyên tổ chức các hội thi của trẻ, các
buổi hội thảo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong trường về
chuyên đề “Sức khỏe và giáo dục đối với trẻ mầm non” đặc biệt là cách chăm
sóc cho những trẻ thừa cân béo phì và những trẻ đang có nguy cơ béo phì.
- Tham mưu với Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng góc
tuyên truyền với phụ huynh về sức khỏe cho trẻ tại các nhóm lớp.
- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên mời tuyên
truyền viên có chuyên môn về công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ
mầm non, để tuyên truyền, tư vấn và trao đổi về cách chăm sóc sức khỏe cho các
cháu trong độ mầm non, đặc biệt là những trẻ, nhân viên và phụ huynh toàn
trường được dự.
- Ngoài ra tôi còn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên
viết các bài tuyên truyền về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non. Đặc biệt
là trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì và có nguy cơ béo phì thông qua việc
nhờ loa đài phát thanh của xã và các thôn đội trong toàn xã…
Tóm lại: Với các hình thức tham mưu để làm tốt công tác tuyên truyền
trên, tôi đã thu được kết quả đáng kể, cụ thể: Ban giám hiệu nhà trường và toàn
thể giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong trường đều rất ủng hộ và phối hợp
thực hiện tốt trong việc chăm sóc những trẻ thuộc diện suy dinh dưỡng, thừa cân
béo phì và có nguy cơ béo phì của nhà trường.
3. Kết quả thực hiện:
Sau khi thực hiện đề tài kinh nghiệm của bản thân trong năm học 20132014, tôi đã thu được những kết quả đáng kể sau:
- Tôi đã được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nghiên cứu và thực hiện các biện pháp đã đề ra trong năm học như: thời gian
nghiên cứu các tư liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài.

16


- Đội ngũ giáo viên, nhân viên và phụ huynh của nhà trường đã ủng hộ rất

nhiệt tình đồng thời đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khi tôi đề xuất và yêu
cầu phối hợp thực hiện
- Đã được phụ huynh và giáo viên các lớp phối kết hợp rất tốt trong việc
cùng tham gia chăm sóc và giáo dục trẻ, xây dựng chế độ ăn và rèn luyện chế độ
ăn riêng, chế độ luyện tập hàng ngày ở trường cũng như ở trong gia đình. Mục
đích là để làm giảm cân cho những trẻ thừa cân béo phì và có nguy cơ béo phì,
đem lại sự nhanh nhẹn hoạt bát, giúp các cháu có một cơ thể khỏe mạnh, săn
chắc và linh hoạt hơn khi tham gia các hoạt động học tập và vui chơi tại trường
cùng các bạn.
Sau đây là kết quả mà tôi đã thực hiện và đạt được trong thời gian nghiên
cứu và thực hiện trong năm học 2013-2014. Cụ thể như sau:
Tổng số trẻ được theo dõi: 320 cháu
ĐẦU NĂM
Số lượng

Tỉ lệ %

( cháu)

CUỐI NĂM
Số lượng

Tỉ lệ %

( cháu)

1

Trẻ phát triển bình thường


281

87.8

296

92.5

2

Trẻ SDD thể nhẹ

25

7.8

19

5.94

3

Trẻ có nguy cơ thừa cân, béo

8

2.5

3


0.93

6

1.9

2

0.63

phì
4

Trẻ béo phì, thừa cân

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau một năm thực hiện đề tài kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tự rút ra
bài học kinh nghiệm của bản thân như sau:

17


- Việc điều bệnh thừa cân béo phì và có nguy cơ béo phì ở trẻ em đòi hỏi
phải có thời gian, kết hợp sự điều chỉnh hợp lý chế độ ăn của trẻ và các hoạt
động phát triển thể lực cho trẻ hàng ngày.
- Đối với các bậc cha mẹ trước tiên cần phải loại bỏ và làm thay đổi quan
niệm “béo là khỏe, phát tướng” giúp họ hiểu được nguyên nhân trẻ béo phì và
đặc biệt là cách phòng bệnh béo phì ở trẻ em. Cần hướng dẫn cho các bậc phụ
huynh biết cách theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của con mình và cách cho
con ăn uống, hoạt động thể lực một cách hợp lý nhằm phòng chống cả tình trạng

trẻ bị suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và có nguy cơ béo phì cho trẻ em.
- Tạo niềm tin cho phụ huynh, bên cạnh đó người giáo viên cần trao đổi
và hướng dẫn phụ huynh biết cách tổ chức bữa ăn cho phù hợp với sức khỏe của
con mình và nhân rộng ra hơn với các gia đình khác.
- Cần tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về cách chăm sóc trẻ béo
phì và trẻ có nguy cơ béo phì.
- Kết hợp tốt với phụ huynh để thay đổi dần chế độ ăn cho trẻ.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ các hoạt động thể lực hàng
ngày để tiêu hao năng lượng thừa cho trẻ.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh và giáo dục cho trẻ ở
mọi lúc mọi nơi. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong cách dùng thực phẩm
chế biến thức ăn cho trẻ tại gia đình.
D. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
- Kính mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành trong công
tác chăm sóc trẻ thừa cân béo phì và có nguy cơ béo phì trong trường mầm non,
vì sức khoẻ của trẻ em - vì tương lai thế hệ mới.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên đề chăm sóc dinh dưỡng
cho trẻ mầm non, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được đi tiếp thu
và học tập.
18


Trên đây là những kinh nghiệm thực hiện của bản thân, tôi rất mong sự
góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp, để tôi có thêm những kinh nghiệm và
làm tốt hơn nữa và ngày càng có hiệu quả hơn, đó cũng chính là góp phần chăm
sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non ở giai đoạn phát triển hiện nay.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ


Mỹ Hưng, ngày 25 tháng 03 năm
2014
Tôi xin cam đoan, đây là bản saangs
kiến kinh nghiệm của bản thân và hoàn
toàn không sao chép của người khác./.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Liêm
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….
….
…………………………………………………………………………………………………
………
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….
19


Mỹ Hưng, ngày

tháng 03 năm

2014

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….
…………………………………………………………………………………………………
………….

Thanh Oai, ngày

tháng

năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

20



×