Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 27 trang )

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội vật chất bao quanh con
người, có mối quan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại
phát triển của con người và thiên nhiên.
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh
thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện thành
một thói quen, đặc biệt là lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ có khái niệm ban đầu
về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần
thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển
lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm
tổng hóa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian (đất đai vị trí địa lý, hệ sinh
tự nhiên) môi trường kiến tạo như: các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học,
sân chơi khu vệ sinh vườn hoa cây cảnh.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn
non nớt, sự tăng trưởng văn hóa qua giao lưu chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính
quyết định của môi trường xung quanh, để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và
thông minh nhanh nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các
giai đoạn phát triển sau này, chúng ta cần phải xây dựng và bảo vệ môi trường
sống của trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
1


Sau gia đình môi trường thứ hai chịu trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc và
giáo dục trẻ đó là trường mầm non. Đây là khoảng thời gian hoạt động, sinh hoạt
ăn ngủ của trẻ hai bữa trong ngày diễn gia nhiều hơn ở nhà, vì vậy giáo viên cần
phải rèn cho trẻ thói quen kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, nề nếp, vệ sinh sạch sẽ
gọn gàng ngăn nắp, giúp trẻ có hệ thống kiến thức tốt trong cuộc sống.
Tóm lại gia đình và nhà trường là hai môi trường đầu tiên của trẻ được


giáo dục đó là vai trò hết sức quan trọng, giáo dục trẻ không phải là trách nhiệm
của gia đình, và giáo viên mà còn là nghĩa vụ đối với xã hội.
Năm 2008 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ra chỉ thị số 40/2008/ QĐ- BGD&ĐT
ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về nhiệm vụ “ Xây dựng môi
trường thân thiện, học sinh tích cực” để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất
cả các trường học cần phải xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp theo đúng
nghĩa và phù hợp với tinh thần địa phương, song song với phong trào thi đua
này căn cứ công văn 751/ SGD&ĐT- GDTHMN ngày 17/08/2009 về việc thực
hiện hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non 2009 – 2010 trong văn bản chỉ đạo
nội dung thực hiện vệ sinh môi trường và nước sạch cho trẻ mầm non.
Từ những nội dung và nhiệm vụ lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp
chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp trong
trường Mầm Non.

*Mục đích của đề tài :
- Đánh giá thực trạng của công tác bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp ở trường
mầm non . .
- Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường
mầm non ..
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

2


-Các biện pháp chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng và bảo vệ môi
trường ở trường mầm non ..
* Phạm vi áp dụng :
Tại trường mầm non nơi tôi công tác. năm học 2016-2017

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất những
con sóng thần ở nước Nhật Bản làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con
người. Ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là
rất lớn, do đó để bảo vệ môi trường chung của toàn cầu chúng ta phải thực
hiện nhiều những biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường được xem là quan trọng có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm
non, giáo dục trẻ có ý thức từ nhỏ bảo vệ môi trường tạo thói quen cơ sở cho
việc hình thành nhân cách của con người.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những
nhiệm vụ cần thiết được tiến hành có kế hoạch chiến lược cụ thể hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép
vào các hoạt động hàng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những
vốn sống của bản thân.
Đồng hành những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết
vấn đề này để mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà những người làm công
tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này

3


không thể thiếu được sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục gia đình –
nhà trường – xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Đặc điểm chung:
Trường mầm non . toàn trường có 3 khu với 13 lớp học đảm bảo thoáng
mát.sạch sẽ,có đầy đủ đồ dùng dạy học,đủ đồ chơi đáp ứng cho trẻ,có công
trình vệ sinh sạch sẽ,đúng quy định,có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng
ngày cho trẻ. Toàn trường có 52 đồng chí cán bộ, giáo viên,nhân viên trong
đó: Ban giám hiệu 3 đồng chí,giáo viên có 32 đồng chí, 9 nhân viên cô nuôi,

1 nhân viên y tế,1 nhân viên kế toán,1 nhân viên văn thư,5 nhân viên bảo vệ.
Số trẻ toàn trường là 440 trẻ/13 lớp trong đó nhà trẻ
2.Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND huyện,phòng giáo dục đào
tạo huyện thanh trì,UBND xã Vạn Phúc,xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
Đầu tư kinh phí 10 tỉ đồng xây dựng trường mầm non thôn 1 với 6 phòng học
và đầy đủ các phòng chức năng, các trang thiết bị hiện đại. Có phòng y tế
riêng,trang thiết bị y tế đầy đủ,đã có nhân viên y tế trình độ chuyên môn
trung cấp y phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình,quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm
cao trong công việc,97% cán bộ giáo viên,nhân viên đều có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn trở lên.Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng với
nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

3.Khó khăn:
Trường có 3 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc quản lý của cán bộ
và chăm sóc sức khỏe trẻ với nhân viên y tế.
Khu 2 phòng học xuống cấp còn phải học nhờ nhà văn hóa thôn,diện tích còn
chật hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của trẻ.
4


III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong công tác trọng tâm của năm
học, trong kế hoạch tôi xây dựng hàng tháng biện pháp cụ thể để thực hiện các
biện pháp, các chỉ tiêu đó nhằm hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao.
Không thể thiếu công tác tuyên truyền trao đổi thông tin giữa gia đình và
nhà trường, tôi đã nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu trong vấn đề giáo dục bảo
vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Do vậy, ngay đầu năm tôi đã xây dựng kế

hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác bảo vệ môi
trường với mục tiêu như sau.
Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ
huynh học sinh từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ, văn minh.

Hình ảnh trường mầm non .
5


LỊCH TRÌNH KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
XANH – SẠCH – ĐẸP NĂM HỌC 2012 – 2013
Thời gian
thực hiện

Nội dung thưc hiện

6

Người thực hiện


Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm

-Nhân viên y tế

hoc 2012-2013
-Xây dựng lịch phân công y tế kiểm tra giáo
viên nhân viên vệ sinh môi trường thứ 6

-Hiệu phó


hàng tuần
Tháng

-Phối hợp với chính quyền địa phương

09/10/11/2012 tham gia phong trào ngày toàn dân bảo vệ

Hiệu trưởng

môi trường.
Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh- sạch-đẹp
tại địa bàn thôn xóm.

- Giáo viên

-Chỉ đạo CB-GV-NV thường xuyên thực
hiện tốt vệ sinh môi trường phòng, nhóm

-Hiệu phó

sạch sẽ.
-Chỉ đạo giáo viên rèn nề nếp, thói quen vệ
sinh cá nhân cho trẻ, vệ sinh môi trường

-Hiệu phó

xung quanh lớp học.
-Chỉ đạo GV-NV duy trì tốt vệ
Tháng

12/01 /02

sinh môi trường hàng tuần hàng ngày.

-Hiệu phó

-Tuyên truyền phụ huynh giáo dục trẻ vệ
sinh văn minh về ăn uống, ăn bánh kẹo, hoa - Giáo viên
quả biết bỏ vỏ vào thùng rác.
-Chỉ đạo giáo viên rèn trẻ thói quen vệ sinh,
giáo dục về môi trường đặc biệt giờ hoạt

- Hiệu phó

động ngoài trời giáo dục trẻ biết bảo vệ cây
trồng,không bẻ cành ngắt lá, biết
chăm sóc cây, tưới nước cho cây , giáo dục
trẻ biết lao động .

-Giáo viên –

-Tăng cường công tác tuyên truyền phổ

nhân viên

biến giáo dục về luật bảo vệ môi trường cho
phụ huynh và giáo viên để nâng cao nhận
7

- Hiệu phó



thức và trách nhiệm trong công tác bảo vệ
môi trường.
Tháng

-Chỉ đạo giáo viên nhân viên thực hiện

03/04/05/201

nghiêm túc về lịch vệ sinh thứ 6 hàng tuần.

3

-Chỉ đạo y tế kiểm tra đột suất các nhóm

- Nhân viên y tế

lớp các khu đổ rác thải đúng nơi quy định.
-Chỉ đạo giáo viên lồng ghép luật bảo vệ

- Giáo viên

môi trường vào các tiết học, giáo dục trẻ
giờ ăn trước khi ăn phải rửa tay bằng xà
phòng.

* Kết quả:
Ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế đã giúp tôi
không bị động trong công việc. Với kế hoạch rõ ràng cho từng hoạt động, từng


8


thời điểm, từng biện pháp thực hiện các hoạt động nên rất thuận lợi cho việc tổ
chức và chỉ đạo thực hiện của tôi.
2.Nâng cao ý thức của giáo viên, nhân viên trong trường việc bảo vệ môi
trường xanh – sạch – đẹp.
-Xác định dõ yêu cầu cần đặt ra đối với từng cá nhân đồng chí ý thức vệ sinh
bảo vệ môi trường.
Mỗi đồng chí giáo viên, nhân viên có ý thức có thói quen sắp xếp đồ dùng cá
nhân đồ dùng trong lớp gọn gàng ngăn nắp.
*Nội dung bồi dưỡng:
+Xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp
+Giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch trong trường.
+Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
+Thu gom rác thải đúng quy định
*Hình thức bồi dưỡng:
Nhà trường mua cuốn sách tài liệu về bảo vệ môi trường, phát cho giáo viênnhân viên các khu tham khảo, ngoài ra còn bộ luật bảo vệ môi trường.
- Tạo điều kiên nhân viên y tế tham gia tập huấn về vệ sinh ATTP, VSMT do
ngành học, trung tâm y tế UBND huyện tổ chức.
- Phân công y tế nghiên cứu các nội dung bảo vệ môi trường giữ gìn nguồn nước
sạch thu gom rác thải đúng quy định. Viết bài tuyên truyền trên bảng tin
- in các hình ảnh về ô nhiễm môi trường qua rác thải, nguồn nước, xác động vật
vất bừa bãi không chôn đúng quy định , ý thức bạn nhỏ ăn quà không bỏ rác
vào thùng…
*Kết quả:
100% giáo viên, nhân viên hưởng ứng tham gia bảo vệ môi trường
100% giáo viên, nhân viên có ý thức bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao.
3. Biện pháp: Xây dựng khung cảnh sư phạm nâng cao chất lượng góc tuyên

truyền các lớp.
Nâng cao công tác tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà trường để
cùng chăm sóc giáo dục trẻ là một quá trình liên tục lâu dài và có kế hoạch cụ
9


thể. Trong quá trình đó người làm công tác quản lý không những phải nắm chắc
những quy định, những nội dung quy định công việc, những biện pháp quản lí
mà còn phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, hợp lý trong mọi lĩnh vực hoạt
động của nhà trường.
Làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh là điều kiện thuận lợi
cho mọi hoạt động của nhà trường. Để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của
trường mầm non, thì tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cần phải nỗ
lực cố gắng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ để phụ huynh yên
tâm, tin tưởng sẵn sàng ủng hộ mọi hoạt động trong nhà trường.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công
hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non.
Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân phụ huynh cộng đồng xã hội
hiểu rõ về mục đích của một hoạt động một chương trình nào đó trong trường
mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà
trường mầm non phải làm tốt công tác tuyên truyền.
Để lôi cuốn sự chú ý của mọi người và cuốn hút trẻ yêu thích trường lớp thì
điều đầu tiên phải là khung cảnh sư phạm của nhà trường có những nội dung gần
gũi với trẻ, khung cảnh thiên nhiên, trường lớp có hình ảnh bảo vệ môi trường
đủ các biểu bảng cây xanh,cây cảnh trong các góc thiên nhiên của các lớp tạo
cảnh quan môi trường sư phạm xanh-sạch-đẹp tạo không khí thoáng mát, có tính
thẩm mĩ và giáo dục. Để trẻ có điều kiện gần gũi với thiên nhiên, mở rộng sự
hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh, trẻ được làm quen với các hoạt
động lao động chăm sóc cho cây, nhặt lá giữ vệ sinh sân trường. Qua đó khắc
sâu ý thức của trẻ với môi trường lớp học.

-Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với
các nội dung .
+Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm
+ Dán hình ảnh của các hoạt động bảo vệ môi trường các góc thiên nhiên các
lớp
-Tổ chức các hội thi trong năm mời phụ huynh đến dự
10


+Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường tham gia biểu diễn ý
thức bảo vệ môi trường.
-Tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm cuối năm để báo cáo kết quả thực
hiên hội thi xây dựng môi trường lớp học xanh-sạch-đẹp.
*Kết quả:
Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu
được kết quả như sau:
+Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ trên địa bàn đã
hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục về việc bảo vệ xây dựng môi trường
xanh-sạch-đẹp, giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ .

11


Hình ảnh bé chung tay bảo vệ môi trườngtrong trường mầm non

12


Hình ảnh các bé có ý thức bảo vệ môi trường


13


Hình ảnh góc thiên nhiên các lớp

14


15


Hình ảnh cây cảnh trong vườn trườngmầm non

4. Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp năm học
2012 - 2013
-Sau khi đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo bảo vệ môi trường của năm học.
Bên cạnh đó là hệ thống các trang thieesrt bị đồ dùng đầy đủ, việc tổ chức thực
hiện là khâu vô cùng quan trọng. Mặc dù, chị em đã nắm bắt và hiểu được tầm
quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường. Phải có ý thức trách nhiệm, qua đó tôi
đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường trong
trường mầm non
*Đối tượng thực hiện:
100% cán bộ-giáo viên- nhân viên
+Thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu từ tháng 9 - 2012 cho đến hết năm học.
+Nội dung thực hiện: kế hoạch xây dựng và bảo vệ môi trường năm học 2012 2013
*Hình thức triển khai thực hiện:
+Phô tô tài liệu về bảo vệ việc bảo vệ môi trường, bộ luật bảo vệ môi trường cho
cán bộ giáo viên nhân viên
*Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
-Với giáo viên các lớp: thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhóm lớp, đò dùng đồ chơi

trong lớp.
+Tạo góc thiên nhiên trang trí hợp lý, khoa học
+Thực hiện giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường, rèn kỹ năng vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường rèn nề nếp thói quen vệ sinh ăn quà biết bỏ vỏ vào
thùng rác đúng nơi quy định.
*Với nhân viên nhà bếp:
+Sắp xếp các đồ dùng thiết bị nuôi dưỡng gọn gàng theo đúng quy định.
+Thực hiện thu gom rác thải hàng ngày theo đúng quy định.

16


+Thận trọng khi sơ chế thực phẩm bỏ rác thải vào thùng rác có nắp đậy đẻ cách
xa chế biến thực phẩm .
+Thực hiện nghiêm túc lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt thường
xuyên lịch vệ sinh tại bếp giữ khu vực bếp luôn sạch sẽ.
+Khóa nắp các bể nước sach sẽ hàng ngày.
*Với nhân viên y tế:
+ Xếp lịch kiểm tra vệ sinh các khu hàng tuần
+ In nội dung tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường, nội dung bệnh dịch
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra các lớp, các bếp các khu cây cảnh sân trường.
+ Sưu tầm, cập nhật kịp thời các bài viết, tranh tuyên truyền để bảo vệ môi
trường, vệ nguồn nước sạch phát cho các lớp các khu và liên hệ phát trên thông
tin của thôn , xã.
+ Phối hợp cùng hiệu phó nuôi phụ trách về việc kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ
sinh an toàn thực phẩm.
*Với nhân viên bảo vệ:
Thực hiên tốt việc vệ sinh môi trường khu vực trong sân trường, hành lang và
chăm sóc cây cảnh trong sân trường.
+Thường xuyên kiểm tra các vòi nước các lớp khu vực bếp. Khóa bể nước

quanh khu vực trường .
- Thường xuyên kiểm tra các vòi nước các lớp, khu vực bếp , khóa bể nước khu
vực bếp , đảm bảo bơm đủ nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày .
* Với ban giám hiệu :
- Xây dựng, triển khai , kiểm tra , giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng
bảo vệ môi trường trong trường mầm non .
* Kết quả đạt được :
100% CB - GV- NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng và bảo vệ môi
trường xanh – sạch – dẹp và đạt kết quả tốt .
100 % các lớp đã tuyên truyền các bạc phụ huynh đóng góp cây cảnh tạo góc
thiên nhiên khung cảnh xanh đẹp . Khu vực sân trường có nhiều chậu hoa cây
cảnh xanh - sạch - đẹp.
17


5. Phối hợp cùng các ban nghành đoàn thể địa phương, với phụ huynh học
sinh để tổ chức tốt về việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
-Kết hợp cùng với ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi tổ chức tuyên truyền
bằng các hình thức sau.
+ Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xă và của các thôn với các nội
dung
Vai trò vị trí của cấp học mầm non. Tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi
trường, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Đặc biệt là việc bảo vệ môi trường xanh
- sạch - đẹp.
+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học chú trọng phong trào “xây dựng môi
trường xanh-sạch-đẹp”.
+ Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền.
+ Đánh giá kết quả trên trẻ về việc bảo vệ môi trường.
+ Thông qua nội dung quy chế phối hợp giũa gia đình và nhà trường.
+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm đi sâu tuyên truyền nhiệm vụ

xây dựng môi trường lớp học sạch sẽ.
+ Tuyên truyền phụ huynh đóng góp chậu hoa, cây cảnh các loại cho các lớp tạo
góc thiên nhiên.
+ Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung về môi
trường từng giai đoạn.
+ Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm.
+ Trang bị hệ thống các biểu bảng panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ
đề môi trường.
+ Họp phụ huynh nội dung tuyên truyền nhiệm vụ về việc bảo vệ môi trường ở
địa phương, dân cư theo quy định của xã, của công ty môi trường đề ra thu gom
rác thải đúng nơi quy đình đúng giờ.
+ Tuyên truyền phụ huynh xử lý các xác động vật gia súc gia cầm chôn cất sạch
sẽ không vứt bừa bãi ra khu vực công cộng ảnh hưởng đến môi trường.
+Tuyên truyền phụ huynh cá nhân kinh doanh sản xuất các nghành nghề phải
thực hiện đúng cam kết bảo vệ môi trường, đúng quy định của xã huyện đề ra.
18


*Kết quả chung:
*Về chính quyền địa phương:
Lãnh đạo , chính quyền địa phương và nhân dân cha mẹ trẻ trên địa bàn đã hiểu
rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp .
Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng và xã
hội .
*Về phía nhà trường:
100% cán bộ- giáo viên-nhân viên có ý thức trách nghiệm bảo vệ môi trường
xanh- sạch-đẹp.
+ Đã làm tốt công tác tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường.
+ BGH nhà trường đã trang bị được các khu các thùng rác to có nắp đậy, để thu
gom rác thải hàng ngày.

+ BGH nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với xã và các bậc phụ huynh khu dân
cư thôn xóm để thực hiện tốt về việc xử lý rác thải đúng quy định để bảo vệ môi
trường chung sạch sẽ .
* Về phía phụ huynh:
Đại đa số các bậc phụ huynh nhận thức được sự cần thiết trong công tác phối
hợp giữa gia đình và nhà trường. Tham mưu đóng góp ý kiến xây dựng trường
lớp sạch sẽ.
*Về phía giáo viên- nhân viên:
+ Đã thực hiện nghiêm túc thu gom rác thải đúng quy định, thực hiên đúng lịch
tổng vệ sinh thứ sáu hàng tuần. Có ý thức cao bảo về việc bảo vệ môi trường.
*Về phía học sinh:
90% trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và trẻ có kỹ năng, thói quen vệ sinh
văn minh. Ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
+ Trẻ hiểu được tầm quan trọng việc bảo vệ môi trường, trẻ hứng thú tham gia
lao động lau đồ dùng, đồ chơi cùng cô giáo theo lịch hàng tuần.
+ Giúp trẻ yêu thiên nhiên yêu trường lớp và biết bảo vệ cây trồng.

19


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT LUẬN:
Việc chỉ đạo giáo viên- nhân viên bảo vệ môi trường là một vấn đề hết
sức cần thiết trong các trường mầm non. Đã góp phần bảo vệ môi trường cộng
đồng và xã hội.
Giúp được giáo viên- nhân viên có ý thức về việc bảo vệ môi trường vệ
sinh sạch sẽ. Đặc biệt là chất lượng của học sinh đã được nâng cao rõ rệt, đã đạt
được kết quả tốt cho các lớp trong trường chính vì vậy trong các trường mầm
non thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Góp phần xây
dựng môi trường trong xã hội. Qua đề tài này, một lần nữa tôi muốn khẳng định

việc bảo vệ môi trường trong nhà trường nói riêng và cộng đồng nói chung là
vô cung quan trọng tạo cho không khí trong lành con người khỏe mạnh.

II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt kế hoạch chỉ đạo giáo viên-nhân viên về việc bảo vệ môi
trường ở trường mầm non . đạt được hiệu quả tốt nhất người hiệu phó phụ trách
phải áp dụng vào các biện pháp vào thực tế, phải linh hoạt nêu cao ý thức tự
giác, tinh thần trách nhiệm cao tâm huyết với nghề và có lòng nhiệt tình phải
lắng nghe ý kiến chị em đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo
và thực hiện để tìm ra các biện pháp, hình thức chỉ đạo tốt hơn.
Phải thực hiện nghiêm túc các quy chế của ngành của nhà trường ban
hành ra, không được phép coi thường hoặc bỏ qua bất cứ một hoạt động nào,
đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất, trong thiết bị dạy và học, đồ dùng phù hợp điều
kiện thực tế của nhà trường từng khu, từng lớp.
Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xã hội hóa giáo dục góp phần
xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, lớp học ngày càng khang trang.

20


Trên đây là một số biện pháp chỉ đạo môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường
mầm non . tôi đã và đang thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xong không thể
tránh khỏi một số hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ
sung của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để tôi có nhiều kinh nghiệm
hơn nữa trong công tác quản lý.
Vạn phúc, ngày… tháng…năm 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người

khác.
Người viết

Phạm Thị Phúc

21


22


23


24


25


×