Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo viên phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.93 KB, 23 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên phát triển tính tích cực vận
động cho trẻ mầm non
Lĩnh vực: Quản lý

Năm học 2014 - 2015
1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên phát triển tính tích
cực vận động cho trẻ mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp quản lý
3. Tác giả:
- Họ và tên: Dương Thị Hường
- Ngày tháng năm sinh: 09/08/1979
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu Trưởng Trường Mầm Non Lê Lợi
- Điện thoại: 0964.868.479
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Mầm Non Lê Lợi – Thị Xã Chí
Linh – Tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203.593.123
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Mầm Non Lê Lợi – Thị Xã Chí Linh
– Tỉnh Hải Dương. Điện thoại:
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất - Môi trường cho giáo viên tham gia, tham dự.
+ Điều tra thực trạng về lực lượng đội ngũ giáo viên
+ Đối tượng là giáo viên Trường mầm non Lê Lợi


8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/ 2014 – Tháng 2/2015
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Dương Thị Hường

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong những năm gần đây, sự chăm sóc trẻ ăn uống quá mức yêu cầu về
năng lượng cũng như việc chơi các trò chơi điện tử nhiều ít vận động, đã tạo
nên tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em. Vì vậy, chỉ đạo giáo viên phát triển
tính tích cực vận động cho trẻ trong trường Mầm non có ý nghĩa vô cùng quan
trọng cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Trẻ
khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực trong mọi hoạt động,
tích cực tham gia tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh và qua đó trẻ
được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng...góp phần giáo dục cho trẻ phát triển về
mọi mặt.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Với mục tiêu giúp cho giáo viên thực hiện chuyên đề phát triển vận động
có hiệu quả hơn. Tôi lựa chọn nội dung “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
phát triển tính tích cực vân động cho trẻ mầm non” để nghiên cứu và áp dụng
sáng kiến từ thời điểm 9/2014 đến tháng 2/2015 tại các lớp mẫu giáo trong
trường tôi phụ trách. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
Có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, môi
trường cho trẻ vận động...Các giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có trình độ

chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần
3. Nội dung sáng kiến.
Tôi đã chỉ ra những thực trạng còn tồn tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng
và đề xuất các biện pháp để khắc phục tồn tại đó:
Biện pháp1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề giáo dục phát
triển vận động cho trẻ. Biện pháp 2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phát
triển vận động cho đội ngũ giáo viên.Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng môi
trường kích thích tính tích cực VĐ của trẻ. Biện pháp 4. Thực hiện tốt công tác
kiểm tra nội bộ. Biện pháp 5. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các bậc
phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển tính tích cực vận động cho trẻ.
3


* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến: Năm học học 2014-2015 cũng là năm
đầu tiên thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Trường tôi đã áp dụng
và thực hiện thành công. Tôi đã cung cấp cho giáo viên có nhiều hình thức tổ
chức các hoạt động linh hoạt sáng tạo kích thích trẻ hứng thú tích cực tham gia
hoạt động.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:Tôi khẳng định biện pháp này có thể áp dụng
và triển khai rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong toàn thị xã. Hiệu quả
của việc áp dụng còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và khả năng của
giáo viên của từng trường.
* Lợi ích của sáng kiến: Giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ
chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Nhằm giúp trẻ phát triển các tố
chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai và khéo léo, góp phần nâng cao tầm
vóc và thể lực của trẻ em trong giai đoạn mới. Tăng cường nâng cao nhận thức
và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự
thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển

tính tích cực vận động cho trẻ tuổi mầm non.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:
Ban giám hiệu nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
100% các nhóm lớp thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Giáo
viên biết vận dụng các phương pháp linh hoạt, sáng tạo trong việc phát triển
tính tích cực vận động cho trẻ trong các môn học và các hoạt động. Đa số trẻ đã
có kiến thức kỹ năng tốt, có thể chất khỏe mạnh. Phụ huynh tích cực phối kết
hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
5. Đề xuất kiến nghị: * Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng giáo dục và đào
tạo. Hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ chuyên đề
PTVĐ. Tiếp tục mở lớp đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên đề.
*Đối với cấp trường: Chỉ đạo các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích cực
lồng ghép phát huy tính tích cực vận động cho trẻ trong các môn học và các
hoạt động phù hợp đạt hiệu quả cao.
4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Phát triển tính tích cực vận động của trẻ là một trong những nội dung rất
quan trọng và cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Cùng với giờ học thể dục, trò
chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp lứa tuổi có tác dụng
kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, tạo cơ bắp săn chắc, ngăn ngừa sự tích
tụ hoặc tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, giúp trẻ có cơ thể cân đối,
khỏe mạnh. Trẻ khỏe mạnh thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là
niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự
chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng của trẻ trong các gia đình
cũng như việc xem tivi, chơi trò chơi điện tử nhiều ít vận động, đã tạo nên tình
trạng dư cân, béo phì ở trẻ em.

Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn
luyện thể lực, nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với sự thay đổi của môi
trường. Trẻ khỏe mạnh, thể chất phát triển tốt sẽ nhanh nhẹn, tích cực tham gia
tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Qua các trải nghiệm trong vận
động, trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển toàn
diện về mọi mặt. Vì vậy, việc nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ là một
nội dung quan trọng cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số giáo viên trong trường tôi vẫn chưa nhận
thức hết tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực vận động cho trẻ. Mặc
khác, do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ
chức hoạt động, nên các cô giáo thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động,
hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả chưa cao. Vậy chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt
chuyên đề phát triển vận động cho trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên và xuất phát từ thực
tiễn của nhà trường nên tôi chọn và xây dựng đề tài: “ Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên phát triển tính tích cực vân động cho trẻ mầm non” .
5


1.1. Mục đích nghiên cứu của Đề tài:
Nhằm tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận
động , đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi... tạo môi
trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ
mầm non.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng
vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy
cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc
giáo dục trong nhà trường. Tăng cường thời lượng vận động cho trẻ, tăng cường

hệ thống bài tập vận động giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, khéo léo, bền
dẻo. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động linh hoạt,
có sự tích hợp với các hoạt động giáo dục phát triển: ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ và
tình cảm xã hội nhằm tăng cường tính độc lập, tự chủ của trẻ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và
huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự
thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển
vận động cho trẻ tuổi mầm non.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp chỉ đạo giáo viên phát triển tính
tích cực vận động cho trẻ Mầm non
. Phạm vi:
Phạm vi nghiên cứu: Tại Trường mầm non A
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến nội dung giáo dục phát triển vận
động cho trẻ trong trường mầm non.
Chỉ đạo toàn trường thực hiện một số biện pháp giáo dục phát triển vận
động cho trẻ, thực hiện tốt chuyên đề giáo dục PTVĐ góp phần nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
6


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
. Nghiên cứu về thực trạng của trường, lớp.
Tìm hiểu điều kiện thực tế của trường và môi trường hoạt động của trẻ.
. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc và tìm hiểu sách vở có nội dung liên quan đến đề tài, tham khảo một
số kinh nghiệm trong tập san và bạn bè đồng nghiệp.

. Phương pháp thực hành, trải nghiệm
Ứng dụng trực tiếp trên giáo viên và trẻ của nhà trường thực hiện
. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.
Điều tra, khảo sát và phân tích đánh giá những biện pháp áp dụng.
. Phương pháp so sánh, đối chứng
So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài.
. Phương pháp khái quát hóa
Từ những kết quả thu được, khái quát thành những bài học kinh nghiệm
cho bản thân.
2. Cơ sở lý luận
Giáo dục phát triển vận động là một trong các mặt giáo dục toàn diện cho
trẻ. Nhiệm vụ của nó là củng cố sức khỏe trẻ, đảm bảo thể chất hài hòa, tư thế
đúng, phát triển các vận động, năng lực hoạt động thể lực và trí tuệ. Nếu được
trang bị một hệ thống bài tập vận động hợp lý trẻ sẽ khắc phục sự rụt rè, sợ hãi,
tự tin hơn, thể hiện tính kiên trì và quyết tâm, tính kỷ luật. Trong quá trình hoạt
động tạo ra các mối quan hệ tích cực giữa trẻ với nhau, sự giúp đỡ lẫn nhau, cố
gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của dạy học phát triển tính tích
cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa hoạt động vận động, hình
thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển tố chất thể lực, nhanh, mạnh khéo
bền cho trẻ.
Phát triển tính tích cực vận động ở trẻ thực chất là xây dựng hứng thú
học tập, phát huy khả năng tri giác, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. Trẻ
mầm non “Học bằng chơi - chơi mà học”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ
7


đạo của lứa tuổi mầm non. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần
lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh
thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn
chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.

Thực hiện công văn số 368/SGDDT-GDMN ngày 18/03/2014 và Kế
hoạch số 705/KH- PGD- MN về kế hoạch triển khai chuyên đề “ Nâng cao chất
lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non giai đoạn 2014-2016”.
Hoạt động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể
lực toàn diện. Qua các trải nghiệm trong vận động, trẻ được cung cấp thêm kiến
thức, kĩ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt. Chính vì thế, nâng cao tính
tích cực vận động cho trẻ trong trường mầm non là một nội dung quan trọng
cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Đặc điểm tình hình của nhà trường.
.Thuận lợi:
Trường có tổng số 38 cán bộ giáo viên, nhân viên; trong đó có 03 cán bộ
quản lí, 3 nhân viên và 32 giáo viên, cùng 382 học sinh với tổng số 14 lớp.
100% các đồng chí giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đại đa số giáo
viên có tuổi nghề từ 5 năm trở lên. Một số đồng chí đã có nhiều kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp cũng như trao đổi với phụ
huynh.
Trường MN luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao
của Phòng giáo dục, Đảng Uỷ - UBND và các ban ngành đoàn thể trong xã.
Hội phụ huynh học sinh luôn quan tâm phối hợp để nhà trường hoàn
thành nhiệm vụ.
Chi bộ Đảng sinh hoạt nề nếp, kỷ cương tạo thuận lợi cho hoạt động của
nhà trường.
Tổ chức công đoàn, ban nữ công, đoàn thanh niên là lực lượng, là cầu
nối tạo thuận lợi cho Ban giám hiệu.
. Khó khăn:
8


Đội ngũ giáo viên mặc dù đã ổn định, giáo viên trẻ nhiệt tình song còn

hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy. Tuy trình độ giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn cao, song hầu hết đều là trình độ nâng chuẩn, tổ chức các hoạt động cho
trẻ còn lúng túng thiếu sự linh hoạt và sáng tạo. Chưa phát huy được tính tích
cực của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi và môi trường tổ chức
các hoạt động phát triển vận động cho trẻ còn hạn chế.
Khả năng tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân còn hạn
chế.
Chế độ lương cho giáo viên ngoài biên chế còn thấp, đời sống giáo viên
mầm non còn gặp nhiều khó khăn.
3.2. Đánh giá thực trạng:
Việc điều tra thực trạng giúp người quản lý chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng kế
hoạch và lựa chọn các biện pháp phù hợp để tác động đến đối tượng điều tra,
nhằm chỉ đạo giáo viên phát triển tính tích cực vận động cho trẻ trong trường
mầm non có hiệu quả nhất.
Để đạt được mục đích trên, vào đầu năm học tháng 9/2014, tôi tiến hành điều
tra qua nhiều nội dung và các điều kiện cơ bản sau:
Điều tra kế hoạch và phương pháp chỉ đạo việc thực hiện chuyên đề giáo
dục phát triển vận động cho trẻ.
Điều tra thực trạng về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ chuyên đề
giáo dục phát triển vận động cho trẻ
Điều tra kiến thức, kỹ năng thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ
của giáo viên, sự phối hợp của phụ huynh và chất lượng của trẻ.
* Kết quả điều tra được đánh giá như sau:
3.2.1 Việc xây dựng kế hoạch của nhà trường:
+ Ưu điểm: Thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng GD & ĐT nhà trường đã
xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề chỉ đạo triển khai xuống tổ chuyên
môn và tới các nhóm lớp.

9



+ Hạn chế: Trường đã xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể
nhưng nội dung chưa phong phú, chưa phát huy được tính tích cực trong công
tác chỉ đạo, nội dung, biện pháp chưa có tính thuyết phục cao.
3.2.2 Cơ sở vật chất và các thiết bị.
* Ưu điểm: Khối lớp 5 tuổi đã có các trang thiết bị tương đối đủ phục vụ cho
hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
* Hạn chế: Nhà trường còn một số phòng học và khuôn viên chưa đảm bảo
diện tích. Các trang thiết bị của các khối lớp 3,4 tuổi… còn thiếu
Trang thiết bị, đồ dùng, các biểu bảng tuyên truyền chưa nổi bật
3.2.3 Kết quả điều tra trên 3 đối tượng
* Kết quả điều tra trẻ:
* Ưu điểm: Đa số trẻ hào hứng tham gia các trò chơi và tích cực vận động
trong các giờ thể dục.
* Hạn chế: Một số trẻ chưa tích cực hứng thú với các hoạt động. Hoạt động
còn chậm chạp nhất là những trẻ có thân hình mập hơn các bạn.
Kết quả điều tra khảo sát trên trẻ như sau:
Tổng
Năm học
9/ 2014

số trẻ
điều tra
382

Trẻ tích cực tham gia vận động
Tốt
Khá
ĐYC

(%)
55 = 14%

(%)
103= 27%

(%)
144 = 38%

CĐYC
(%)
80 =21%

* Kết quả khảo sát đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên trong nhà trường:
Tổng số 32/32 cán bộ giáo viên được điều tra:
* Ưu điểm: Đa số cán bộ giáo viên nắm chắc kiến thức mục tiêu và nội dung
thực hiện phát triển vận động cho trẻ.
* Hạn chế: Việc thực hiện các hoạt động và tổ chức các trò chơi vận động
chưa hấp dẫn, hiệu quả chưa cao. Các kỹ năng hướng dẫn trẻ thực hiện các bài
tập còn chưa linh hoạt.
Việc phối hợp cùng với phụ huynh chưa được thường xuyên, công tác tuyên
truyền còn hạn chế.
* Kết quả thực hiện dạy học phát triển tính tích cực vận động của trẻ:
10


Tổng số
Năm học

giáo viên

được điều

Kết quả thực hiện
Tốt

Khá

(%)

tra
9/ 2014
32
2= 6%
* Kết quả điều tra phụ huynh học sinh

(%)
5 = 16%

Đạt yêu cầu
(%)

Chưa đạt
yêu cầu

25 = 78%

* Ưu điểm: Một số phụ huynh nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc
phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. Thường xuyên phối kết hợp cùng với
nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tốt.
* Hạn chế: Còn nhiều phụ huynh còn thiếu hiểu biết cho rằng trẻ vận động

nhiều sẽ bị mệt. Một số gia đình có điều kiện thì quá chiều con sợ vận động
hoặc tiếp xúc với đất cát sẽ bị bẩn…. Do vậy, việc phối kết hợp với nhà trường
chưa thường xuyên.
Xuất phát từ thực tế và khảo sát thực trạng trên. Để đáp ứng được mọi yêu
cầu, nhiệm vụ, tầm quan trọng, tính cấp thiết và đạt được chất lượng hiệu quả
cao của chuyên đề giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong giai đoạn hiện nay
tôi xin đưa ra một số biện pháp như sau nhằm góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục nhà trường:
4. Một số biện pháp thực hiện.
4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề giáo
dục phát triển vận động cho trẻ
Đầu năm học tôi căn cứ vào kế hoạch thực hiện chuyên đề của Phòng
giáo dục tôi xây dựng kế hoạch thực hiện cho nhà trường (có kế hoạch cụ thể
kèm theo) chỉ đạo xuống các tổ chuyên môn và các lớp thực hiện giáo dục phát
triển vận động cho từng đối tượng trẻ đảm bảo tính đồng tâm phát triển, đảm
bảo tính vừa sức phù hợp với vận động theo độ tuổi. Chỉ đạo giáo viên tăng
thời lượng PTVĐ cho trẻ bằng cách lồng ghép tích hợp trong các hoạt động
giáo dục khác. Để cho trẻ tham gia vào các hoạt động thì giáo viên phải tạo cơ
hội cho trẻ được vận động. Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên sau khi mua

11

(%)


đồ chơi về phải được phân vào các góc cho trẻ được chơi, được trải nghiệm có
như vậy mới kích thích được sự tư duy, vận động của trẻ.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của nhóm lớp khi
tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ cần đảm bảo huy động tối đa các giác
quan, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữ vận động tinh và vận động thô, chú ý đến

rèn sức bền, sự deo dai của cơ thể.
Lên kế hoạch dạy chuyên đề, chỉ đạo giáo viên đăng ký dạy chuyên đề.
Chỉ đạo xây dựng lớp điểm thực hiện chuyên đề. Tổ chuyên môn chúng tôi sẽ
cùng tham gia dự chuyên đề do giáo viên đăng ký dạy và cùng đóng góp xây
dựng cho hoạt động. Kết quả 100% giáo viên thực hiện tốt chuyên đề
4.2. Biện pháp 2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phát triển vận động
cho đội ngũ giáo viên:
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của năm học và tình hình thực tế của nhà
trường. Tôi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên với
nhiều hình thức như:
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn hè, các lớp bồi
dưỡng nâng cao trình độ do Sở và PGD tổ chức.
Ví dụ: Tham dự lớp tăng cường khả năng sãn sàng cho trẻ vào lớp 1;
Lớp tập huấn về giáo dục phát triển vận động cho trẻ dự các tiết thực hành tại
trường MN Bình Minh.
Bồi dưỡng qua chuyên đề: Tổ chức cho giáo viên tham dự chuyên đề
giáo dục PTVĐ do PGD tổ chức tại trường MN Sao Mai tháng 10/2014. Dự
tiết đồng diễn thể dục của lớp 4 tuổi, Thể dục kỹ năng Ném xa của lớp 5 tuổi,
chơi với lá cây lớp 3 tuổi.
Từ đó cho giáo viên học tập và áp dụng vào thực tế của nhà trường. Xây
dựng kế hoạch chuyên đề nhà trường tổ chức các tiết dạy mẫu cho giáo viên
tham dự, hội thảo thảo luận về những khó khăn để cùng nhau tìm ra hướng giải
quyết tốt nhất.

12


Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tự học tập để tìm hiểu học hỏi
những mặt còn hạn chế của bản thân.
Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi về kinh nghiệm tự học, giúp giáo

viên định hướng việc tự học, tự bồi dưỡng. Cung cấp cho giáo viên các thông
tin, tài liệu về giáo dục phát triển vận động cho trẻ tạo điều kiện tốt nhất cho
giáo viên thực hành việc tự học, tự bồi dưỡng.
Chúng ta đều biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo,
trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển
nhân cách trẻ. Vì thế, giáo viên phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú,
tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động
của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc
rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn.
Tôi chỉ đạo giáo viên đưa yếu tố chơi vào bài tập
Ví dụ: “Trườn sấp” giống như thằn lằn, hoặc đi như gấu, bò như chuột…
“hô hấp” cho trẻ bắt chước gà gáy, thổi nơ….
và sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập..
Ví dụ: Trò chơi “Cáo và thỏ” vận động chạy, “Tiếng hát ở đâu?” rèn
luyện khả năng lắng nghe âm thanh, định hướng không gian cho trẻ.
Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập
vận động, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được
tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Khi chơi trò chơi vận động, hệ
vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các
khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường
sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận
động trong điều kiện thay đổi. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực
hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận
động phát triển tố chất vận động…trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết
bài tập mới một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa
chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình
chơi, sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn.
13



Ví dụ: Tổ chức hội thi “Bé tài năng khỏe ngoan” cho trẻ được tham gia
trải nghiệm qua các phần chơi sức khỏe, tài năng, chung sức của cả đội.
Thực hiện đồng diễn thể dục buổi sáng của các khối lớp trong toàn
trường.
Ngoài ra có thể tiến hành tổ chức dưới hình thức thi đua. Có thể thi đua
giữa các tổ với nhau hoặc thi đua giữa các cá nhân trẻ hoặc giữa các lớp cùng
khối. Khi tổ chức thi đua giáo viên cần lưu ý chọn trẻ số lượng phải bằng nhau,
trẻ phải ngang sức nhau và thực hiện cùng một yêu cầu của bài tập. Giáo viên
cần chú ý đến thời gian vận động không nên để trẻ quá hưng phấn gây những
kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và trạng
thái của trẻ
Tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ
rút kinh nghiệm ở đồng nghiệp và ở các trường bạn …Tôi luôn tạo mọi điều
kiện về vật chất và tinh thần cho giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên
môn.
4.3. Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận
động của trẻ:
Môi trường là yếu tố quan trọng tạo hứng thú cho trẻ tìm tòi, khám phá
lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi
trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát
triển vận động phù hợp. Các nhà khoa học đã chứng minh “Chỉ khi ở trong một
môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những
tính cách tiềm ẩn của mình”. Chính vì vậy, môi trường luôn kích thích nhu cầu
trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
Vậy để tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động có hiệu quả
tôi chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học cho phù hợp
để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm.
Ví dụ: Môi trường ngoài trời

14



Tôi chỉ đạo bố trí những đồ chơi để trẻ leo trèo như cầu trượt, thang leo,
xích đu, cổng chui….Vẽ trên sân các trò chơi nhảy ô số, đường ngoằn nghèo,
bố trí các trò chơi dân gian ô ăn quan, ném còn….
Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng,
dẻo dai và khả năng phối hợp. Thiết bị phục vụ cho trẻ chơi phải được đảm bảo
an toàn.
Đối với Môi trường trong lớp cần sắp xếp một khoảng không gian đủ
rộng, có thể tận dụng những khoảng trống hoặc ngoài hành lang để những trẻ
dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện
khả năng giữ thăng bằng như Đi trên ghế băng đầu đội túi cát, đi trên ván
dốc…. Ngoài ra có thể bố trí những cột ném bóng để trẻ có thể bật nhảy lên
ném bóng …Các đồ chơi ở các góc sắp xếp gọn đẹp tạo sự lôi cuốn hấp dẫn
kích thích trẻ hứng thú hoạt động
Ngoài ra cần tích cực tích hợp lồng ghép giáo dục phát triển vận động
với các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mĩ và tình cảm xã
hội.
4.4. Biện pháp 4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ.
Là người quản lý nếu chỉ nói và giao việc thôi thì kết quả thu được sẽ
không cao. Vậy tôi phải chú trọng đến công tác kiểm tra, có kiểm tra mới biết
được từng bộ phận đã làm được đến đâu và trong khi làm có vướng mắc gì để
cùng tìm cách khắc phục, có như vậy kết quả mới đạt cao.
Ngay từ đầu năm học, tôi cùng với các đồng chí trong BGH đã xây dựng
kế hoạch kiểm tra nội bộ. Kiểm tra các hoạt động thực hiện chuyên đề của tổ
chuyên môn và của các nhóm lớp. Để thực hiện tốt đề tài này tôi chú trọng
kiểm tra các nội dung phát triển vận động cho trẻ và các nội dung lồng ghép
tích hợp PTVĐ vào các hoạt động. Tôi bố trí BGH và tổ trưởng chuyên môn có
từ 2 người dự đánh giá trở lên để đảm bảo khách quan và có biên bản kiểm tra
kèm theo.

Ngoài kiểm tra theo kế hoạch chúng tôi chú trọng việc kiểm tra đột xuất.
100% giáo viên được kiểm tra đột xuất trong năm học.
15


Qua đó giúp tôi đánh giá được tình hình tổ chức thực hiện chuyên đề của
các tổ chuyên môn và của giáo viên. Và kiểm tra chủ yếu phát hiện ra một số
tồn tại của giáo viên để nhắc nhở, rút kinh nghiệm cho những giáo viên thực
hiện chưa tốt, đồng thời tuyên dương, khích lệ những cá nhân làm tốt.
4.5. Biện pháp 5. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các bậc
phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển tính tích cực vận động cho
trẻ..
Gia đình là cái nôi của xã hội. Vì vậy, để chất lượng giáo dục của nhà
trường đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Ngay trong buổi họp BCH phụ huynh đầu năm tôi đã phối hợp chặt chẽ với các
đồng chí giáo viên cùng tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng
của việc phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. Tư vấn về chế độ ăn uống
hợp lý cho trẻ tại gia đình để đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tham gia vào được
tất cả các hoạt động của nhà trường. Tôi xây dựng lớp điểm mời phụ huynh
tham dự các hoạt động vận động của trẻ, tại nhóm lớp.
Xây dựng bảng tuyên truyền ngoài sân nơi phụ huynh dễ quan sát nội
dung là hình ảnh các hoạt động vui chơi trò chơi vận động, các bài tập vận
động trẻ thực hiện và cô chụp lại để phụ huynh biết được trẻ có thể làm được gì
và cho trẻ tham gia chơi vào các giờ đưa đón trẻ đến trường. Để phụ huynh
thấy được trẻ có thể làm được những gì và thấy được tầm quan trọng của
chuyên đề. Từ đó BCH phụ huynh sẽ giúp nhà trường tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh trong toàn trường cùng góp công, ủng hộ những phế liệu có thể sử
dụng được vào trong các bài tập PTVĐ cho trẻ.
5. Kết quả đạt được
Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên phát triển tính tích

cực vân động cho trẻ mầm non” tôi đã đưa vào áp dụng đến tháng 2 năm 2015
và thu được kết quả như sau:
5.1. Kết quả:
Về cơ sở vật chất: Có nhiều trang thiết bị, đồ dùng phong phú hơn cho trẻ
hoạt động, các biểu bảng tuyên truyền về phát triển vận động cho trẻ đã nổi bật
16


Về phía trẻ: Đa số trẻ hào hứng tham gia các trò chơi và tích cực vận động
trong các giờ thể dục. Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối hơn, không có trẻ béo
phì trong nhà trường.
Kết quả trên trẻ như sau:
Trẻ tích cực tham gia vận động

Tổng
số trẻ

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

điều tra

(%)

(%)

(%)


Năm học

Chưa đạt
yêu cầu
(%)

2/ 2015
382
105 = 27%
181= 47%
98 = 26%
Về giáo viên: Đa số cán bộ giáo viên nắm chắc kiến thức mục tiêu và nội tổ
chức các trò chơi vận động hấp dẫn, hiệu quả cao.Các kỹ năng hướng dẫn trẻ
thực hiện các bài tập linh hoạt.
Việc phối hợp cùng với phụ huynh được thường xuyên, công tác tuyên
truyềncó kết quả.
* Kết quả giáo viên thực hiện dạy học phát triển tính tích cực vận độngcho
trẻ:
Tổng số
Năm học

giáo viên

Kết quả thực hiện
Tốt

được điều

Khá


(%)

(%)

Đạt yêu cầu
(%)

CĐYC
(%)

tra
2/ 2015
32
8= 25% 13 = 41%
11 = 34%
Về phụ huynh:Đa số phụ huynh nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của
việc phát triển tính tích cực vận động cho trẻ. Thường xuyên phối kết hợp cùng
với nhà trường chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu tốt.
5.2. So sánh đối chứng:
*Kết quả trên trẻ như sau:
Tổng
Năm học
9/ 2014
2/ 2015

số trẻ
điều tra
382
382


Trẻ tích cực tham gia vận động
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
(%)
55 = 14%
105 = 27%

(%)
103= 27%
181= 47%
17

(%)
144 = 38%
98 = 26%

CĐYC
(%)
80 =21%


Qua kết khảo sát tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt tốt tăng 13%. tỷ lệ khá tăng 20%,
giảm tỷ lệ đạt yêu cầu xuống 12%, không còn tỷ lệ trẻ không đạt yêu cầu.
* Kết quả giáo viên thực hiện dạy học phát triển tính tích cực vận độngcho
trẻ
Tổng số
Năm học


giáo viên
được điều

Kết quả thực hiện
Tốt
(%)

Khá
(%)

Đạt yêu cầu
(%)

Chưa đạt
yêu cầu

(%)
tra
9/ 2014
32
2= 6% 5 = 16%
25 = 78%
2/2015
32
8= 25% 13 = 41%
11 = 34%
Qua kết khảo sát tôi thấy tỷ lệ giáo viên đạt tốt tăng 19%. tỷ lệ khá tăng
25%, giảm tỷ lệ đạt yêu cầu xuống 44%. Điều đó khẳng định biện pháp áp dụng
phù hợp và mang lại hiệu quả tốt.
5.3. Hiệu quả:

Căn cứ vào những kết quả thu được ở trên, tôi nhận thấy việc áp dụng
một số biện pháp nêu trên vào việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên trong nhà trường đã thu được kết quả đáng khích lệ, làm chuyển biến rõ rệt
trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ và kết quả học tập của nhà
trường.
Để đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm
sau:
Người cán bộ quản lý phải nắm vững được thực trạng năng lực, sở
trường của từng giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng sát thực đúng đối
tượng.
Người cán bộ quản lý là trung tâm đoàn kết, vững vàng về tư tưởng
chính trị, giỏi về chuyên môn. Có tín nhiệm đối với tập thể cán bộ giáo viên,
được nhân dân tin yêu.
Người cán bộ quản lý cần nắm chắc các văn bản pháp quy, các nghị
quyết của nhà nước về bậc học mầm non.

18


Công tác bồi dưỡng phải được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng
phong phú, phù hợp, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên liên tục.
Phát huy nội dung đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
Trong quá trình chỉ đạo phải có kế hoạch cụ thể trước mắt và lâu dài phù
hợp với đặc điểm của trường, phải có cách bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên
hợp lý. Xây dựng kế hoạch sát với thực tế, đồng thời phải theo dõi, giám sát
điều chỉnh cho phù hợp.
Duy trì công tác thi đua khen thưởng đảm bảo đúng chế độ quyền lợi cho
GV, giữ vững và ổn định đội ngũ. Khen thưởng kịp thời sẽ là động lực khơi dậy
ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên về mọi mặt dưới nhiều hình thức và

biện pháp khác nhau. Việc chỉ đạo phải linh hoạt, sáng tạo, cởi mở, thoái mái
tránh áp dụng biện pháp một cách máy móc, cứng nhắc hoặc áp đặt gây ức chế
và áp lực với giáo viên.
Xây dựng và phát huy hoạt động của tổ chức Đảng, công đoàn giáo dục,
Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các tổ chuyên môn.
Các giải pháp trên phải được thực hiện đồng bộ và thường xuyên.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, môi
trường cho trẻ vận động...
Các giáo viện trực tiếp giảng dạy phải có trình độ chuyên môn đạt chuẩn
trở lên yêu nghề mến trẻ, tích cực học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn
Trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn phát triển bình thường về thể chất và tinh thần
Có đầy đủ tài liệu về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên phát triển tính tích cực vận động cho
trẻ là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp quản
lý và kế hoạch phù hợp. Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người có tâm
19


với công việc và có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Ngoài năng lực
quản lý nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực
chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác giáo dục –
Nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường.
Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo
viên. Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời
để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các cấp.
Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ

để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( Nhà trường, gia đình, xã hội ),
tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể
phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập.
Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định
thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp
thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hướng
vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan của trẻ để
đạt hiệu quả, chất lượng tốt nhất.
2. Kiến nghị.
2.1. Đối với Phòng giáo dục:
Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, sâu sát với cơ sở, kịp thời
nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ quản lý và giáo viên để có
kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng phù hợp.
Cần tổ chức các khoá tập huấn và mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, hiểu
biết và kỹ năng về phát triển vận động cho trẻ.
Tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn bằng nhiều
hình thức để giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ. Nhất là chuyên đề về đổi
mới phương pháp dạy học.
2.2. Đối với nhà trường:
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên mầm non, đào tạo
dưới nhiều hình thức thường xuyên và liên tục để kịp thời bổ sung kiến thức
cho đội ngũ giáo viên mầm non.
20


Cần quan tâm và tạo điều kiện tới công tác bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình làm
công tác quản lý trường học. Tôi rất mong được sự tham gia góp ý của các nhà

quản lí, bạn bè đồng nghiệp để tôi xây dựng được một kinh nghiệm đầy đủ, có
hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC
Trang
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN.............. ......... ..

1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN…………………………...........................

2

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến………………………
2. Điều kiện thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến...........................

2

3. Nội dung sáng kiến..........................................................................

2

21


4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến.......................

3


5. Đề xuất, kiến nghị............................................................................
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến………………………………….

4

2.Cơ sở lý luận …………………………………….........................
3.Thực trạng của vấn đề…………………………………………..
4. Các biện pháp thực hiện

4
5

Biện pháp1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề giáo dục
phát triển vận động cho trẻ

6
8

Biện pháp 2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về phát triển vận động
cho đội ngũ giáo viên

9
9

Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận
động của trẻ

12


Biện pháp 4. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ.

15

Biện pháp 5. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các bậc phụ
huynh về tầm quan trọng của việc phát triển tính tích cực vận động cho
trẻ.

15
16

5. Kết quả đạt được…………………………………………………
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng………………………..
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận……………………………………………………………
2. Khuyến nghị………………………………………………………

16
19
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển giáo dục Việt
nam 2015 - 2020 ( NXB Văn hoá thông tin)
2. Điều lệ trường Mầm non

22


3. Tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2012 – 2013; 2013 - 2014; 2014 2015( NXB giáo dục Việt nam)

4. Tài liệu bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý – giáo viên mầm non năm học
2012– 2013 ( NXB giáo dục Việt nam)
5. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn chương trình giáo dục mầm non ( Sở giáo
dục đào tạo Hải dương tháng 7/2010).
6. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo độ tuổi (NXB giáo dục Việt nam)
7. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục (Nhà xuất bản giáo
dục)
8. Tài liệu phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non - Tác giả Đặng
Hồng Phương. (Nhà xuất bản giáo dục)

23



×