Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nâng cao hiệu quả giờ dạy mở rộng vốn từ lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.58 KB, 23 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận
Luyện từ và câu là môn học quan trọng để dạy Tiếng Việt ở Trường
Tiểu học. Phân môn luyện từ và câu khá khó hiểu và trừu tượng với học sinh
nhất là phần mở rộng vốn từ. Thực tế cuộc sống đòi hỏi các em có sự hiểu
biết về từ để giao tiếp. Do vốn sống của học sinh còn ít nên nhà trường Tiểu
học là nơi cung cấp cho các em có sự hiểu biết về cuộc sống và có vốn từ
sâu rộng hơn.
Hiện nay, học sinh được tiếp thu và tích lũy trong cuộc sống đa dạng,
phong phú thông qua nhiều nguồn thông tin, các em có năng lực nhận thức
phát triển hơn so với cùng độ tuổi của các em trước đây. Nhà trường là nơi
khai thác vốn sống sẵn có của học sinh, giúp học sinh điều chỉnh, chính xác
hóa, lí giải, củng cố, làm phong phú những tri thức trong bài đã và đang học,
tạo điều kiện để học sinh nắm thêm tri thức mới và giúp học sinh học tập lẫn
nhau. Trên cơ sở đó các em củng cố kiến thức, có kĩ năng thực hành, có
hứng thú học tập để nâng cao nhận thức.
2. Cơ sở thực tiễn.

1


Học sinh có xu hướng vượt ra khỏi giới hạn nội dung tri thức do
chương trình quy định, thể hiện ở chỗ học sinh không thỏa mãn với điều
kiện đã học theo chương trình mà muốn đi tìm cái mới, mở rộng đào sâu
những điều đã học, muốn hiểu biết của mình được ứng dụng vào thực tế.
Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự đổi mới trong giảng dạy để
phát huy hết khả năng vốn có của học sinh.

Nhìn vào thực trạng dạy luyện từ và câu hiện nay cho thấy: hoạt động
của học cả thầy và trò còn hạn chế. Nhiệm vụ dạy và học chưa được hiệu


quả do phân môn khó và trừu tượng. Đây là nguyên nhân dẫn đến khó khăn
của học sinh khi học phần mở rộng vốn từ.
Thực tế, giáo viên tiểu học rất coi trọng giờ luyện từ và câu, luôn coi
phần giải nghĩa từ, thành ngữ, tục ngữ có tầm quan trọng. Đa số giáo viên đã
biết kết hợp bài tập ở sách giáo khoa và vở bài tập để hướng dẫn học sinh
luyện tập. Đối với một số bài mở rộng vốn từ như: Trung thực- tự trọng,
Ước mơ, Tài năng…thì ngay bản thân giáo viên cũng khó giải nghĩa được
đầy đủ và chính xác nên giáo viên hoàn toàn dựa vào sách hướng dẫn. Học
sinh ít được hoạt động, tham gia hoạt động một cách tích cực. Do vậy kiến
thức mà các em nắm được là do học thuộc mà thôi.
Với một số bài mở rộng vốn từ, do hiểu biết của các em còn hạn chế
nên các em không thể giải nghĩa được từ, thành ngữ, tục ngữ, các em lúng
2


túng khi gặp các loại bài này. Từ đó học sinh thấy chán nản do phải nghe
giáo viên giảng giải nhiều. Do vậy việc nắm nghĩa của học sinh kém dần dẫn
đến việc sử dụng không chính xác. Tiết học nặng nề cả giáo viên và học sinh
đều cảm thấy mệt mỏi. Sau tiết học, học sinh vẫn không có khả năng sử
dụng phù hợp, chất lượng tiết học thấp. Những kiến thức ở tiết 1 thì sau 1
tuần học tiết 2 học sinh không còn nhớ nữa làm cho việc học ở tiết 2 khó
khăn hơn.
Thực tế này cho thấy, cần phải có sự cải tiến để tiết học mở rộng vốn
từ không còn nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh. Qua thời gian tìm tòi
và suy nghĩ, tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Nâng cao hiệu quả giờ dạy
mở rộng vốn từ lớp 4”. Do thời gian có hạn nên ở đây tôi chỉ đi cụ thể cho
bài mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I- Vấn đề cần giải quyết.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy luyện từ và câu ở tiểu học,
tôi nhận thấy việc dạy mở rộng vốn từ phần nào chưa đáp ứng đầy đủ yêu

3


cầu. Để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm cho giờ học
có hiệu quả cao, theo tôi cần giải quyết những vấn đề sau:
1- Xây dựng bài tập giúp học sinh hiểu nghĩa từ, thành ngữ, tục
ngữ.

2- Phân tích bài tập để lựa chọn phương pháp và hình thức hoạt

động phù hợp.
3- Thực hiện dạy có đổi mới.

II- Cách giải quyết vấn đề.
Để giải quyết các vấn đề nêu trên, tôi đã sưu tầm, đọc các tài liệu liên
quan như sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập, phương pháp giảng dạy,
từ điển Tiếng Việt…Kết hợp đọc sách với các nguyên tắc giảng dạy như:
đảm bảo tính chính xác, khái quát, gắn lý thuyết với thực hành, mở rộng vốn
từ…Tôi đã mạnh dạn xây dựng bài tập và hình thức tổ chức hoạt động cho
học sinh khi luyện tập.

1- Vấn đề 1: Xây dựng bài tập giúp học sinh hiểu nghĩa từ,
thành ngữ, tục ngữ.
1.1- Tiết 1:
Với yêu cầu mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm, học sinh nắm được nghĩa


4


từ, thành ngữ, tục ngữ.
Ở sách giáo khoa và sách bài tập chỉ là những yêu cầu mang
tính trừu tượng. Học sinh thường khó hiểu, khó tìm từ và giải nghĩa thành
ngữ, tục ngữ nên kết quả học tập không cao. Với mục đích yêu cầu của tiết
học và dựa trên sách giáo khoa, tôi đã xây dựng kiến thức dưới hình thức các
bài tập điền từ, lựa chọn, nối cột ở bài tập 1, 2, 4.
Bài 1:
a) Cho các từ: lòng nhân ái, hung ác, nanh ác, cứu giúp, bóc lột,
tàn ác, cứu trợ, ủng hộ, hà hiếp, lòng vị tha, tình thân ái, yêu quý, hỗ trợ,
che chở, bênh vực, bắt nạt, đánh đập, áp bức, thương cảm, bạo tàn.
Hãy xếp các từ đã cho theo cột.
Thể hiện lòng yêu Trái nghĩa với nhân Thể hiện tinh thần Trái nghĩa với
thương, nhân hậu hậu, yêu thương đùm bọc, giúp đỡ đùm bọc,giúpđỡ
M: lòng thương
người, ...

M: độc ác, …

M: cưu mang, … M: ức hiếp, …

5


b) Hãy tìm tiếp các từ theo từng cột ở phần a.

Bài 2: Nối nghĩa từ “nhân” ở cột A với các từ ở cột B sao cho phù


A

B
Nhân dân
Nhân hậu

“Nhân” có nghĩa là
“ người”

Nhân ái
Công nhân

Nhân loại
Nhân đức
“Nhân” có nghĩa là
“lòng thương người”
Nhân từ
Nhân tài

*Tìm tiếp các từ có tiếng “ nhân” cùng nghĩa.
6


Bài 3: Đặt câu với một từ ở bài tập 2.
Bài 4:
a) Điền câu tục ngữ vào chỗ chấm sao cho phù hợp với nội dung của
câu tục ngữ đó.

Khuyên con người sống hiền
lành, nhân hậu vì sống hiền lành,

nhân hậu sẽ gặp điều tốt đẹp, may
mắn

………………………………

Khuyên con người ta đoàn kết với
nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
………………………………

Chê người có tính xấu, ghen tị khi
thấy người khác được hạnh phúc,
may mắn.

………………………………

(Các câu tục ngữ cần điền: Ở hiền gặp lành; Trâu buộc ghét trâu
ăn;
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.)
7


b) Nêu tình huống sử dụng mỗi câu tục ngữ trên.

1.2-Tiết 2:
Với yêu cầu tiếp tục mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm, học sinh hiểu từ
và chọn từ đúng, sử dụng từ phù hợp vào việc nói, viết.
Dựa vào sách giáo khoa và sách bài tập, tôi xây dựng một số bài tập
về điền từ, nối cột, lựa chọn để giảm độ khó mà kiến thức vẫn đảm bảo.


Bài 1: Tìm các từ và viết vào cột theo mẫu:

Chứa tiếng “hiền”

Chứa tiếng “ác”

M: dịu hiền, hiền lành, …

M: hung ác, ác nghiệt, …

8


Bài 2: Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất
hòa, lục đục, hiền hậu, chia rẽ, cưu mang, che chở, phúc hậu, hung ác,
độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

Từ cùng nghĩa

Từ trái nghĩa

M: nhân từ, …

M: độc ác, …

M: đùm bọc, …

M: chia rẽ, …

Nhân hậu


Đoàn kết

Bài 3: a) Chọn từ ngữ ( đất, cọp, bụt, chị em gái ) để điền vào chỗ
chấm hoàn chỉnh các thành ngữ sau:
Hiền như………
Lành như………
Dữ như………...
Thương nhau như………..
9


b) Đặt câu với một thành ngữ trên.

Bài 4:
a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa ở cột B sao cho phù hợp:

A

B

Người thân gặp hoạn nạn, mọi
người khác đều đau đớn.
Môi hở răng lạnh.
Những người, xóm giềng của
nhau phải biết che chở, đùm
bọc nhau. Một người yếu kém

Máu chảy ruột mềm.


hoặc bị hại thì những người
khác cũng bị ảnh hưởng.

Người khỏe mạnh cưu mang,

Nhường cơm sẻ áo.

giúp đỡ người yếu. Người may
mắn giúp đỡ người bất
hạnh.
Người giàu giúp người nghèo.
10


Lá lành đùm lá rách.
Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc
khó khăn, hoạn nạn.

b) Nêu tình huống sử dụng mỗi thành ngữ, tục ngữ trên.
1.3- Phiếu bài tập để kiểm tra đánh giá học sinh sau hai tiết học.
Phiếu có nội dung như sau:
Bài 1: Tìm từ có tiếng “kết” để điền vào chỗ chấm trong các câu sau
sao cho phù hợp với nội dung:
a) Bạn bè trong lớp phải…………..với nhau.
b) Các thế lực phản động…………...với nhau để chống phá nhà nước
ta.

Bài 2: Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ chấm:
nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài.
a) Giàu lòng ………….

b) Trọng dụng ………..
c) Thu phục …………..
d) Lời khai của ……….
e) Nguồn ………….dồi dào.

11


Bài 3: Từ nào (trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng “nhân” không
cùng nghĩa với tiếng “nhân” trong các từ còn lại?
a) nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân.
b) nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.
c) nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.
Bài 4:
a) Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tinh thần đoàn kết?
Đồng tâm hiệp lực.
Chị ngã em nâng.
Ở hiền gặp lành.
b) Nêu tình huống sử dụng một thành ngữ em vừa tìm được ở phần a.

2- Vấn đề 2: Phân tích bài tập để lựa chọn phương pháp
và hình thức hoạt động phù hợp.
2.1- Phân tích bài tập tiết 1.

Bài 1, 2, 3: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ, mở rộng vốn từ dựa vào
việc tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa. Học sinh biết sử dụng từ phù hợp vào việc
đặt câu, học sinh có thể chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.

12



Bài 1: Với các từ cho sẵn học sinh có thể lựa chọn từ để điền theo cột.
Bài có độ nhiễu thấp phù hợp với mọi đối tượng học sinh.Ngoài ra, còn có
sự nâng cao mở rộng dành cho đối tượng học sinh khá giỏi.
Bài 2: Là bài tập nối cột giúp học sinh hiểu nghĩa từ, mở rộng vốn từ.
Với nghĩa từ và các từ đã cho sẵn học sinh dễ dàng nối được nghĩa với từ
phù hợp. Bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Bài 3: Học sinh đặt câu với từ đã cho ở bài tập 2, học sinh được lựa
chọn từ đặt câu do vậy không gây khó với học sinh.
Bài 4:Ở sách giáo khoa yêu cầu học sinh nêu nội dung các câu tục
ngữ. Đây là điều rất khó với học sinh tiểu học.Với hình thức điền vào chỗ
chấm, các câu tục ngữ và nội dung đã cho sẵn nên phù hợp với mọi trình độ
học sinh. Ngoài ra còn có phần mở rộng- học sinh nêu tình huống sử dụnggiúp học sinh sử dụng phù hợp, nâng cao sự hiểu biết để học sinh có thể áp
dụng khi nói, viết.

2.2-Phân tích bài tập tiết 2.
Bài 1: Tôi lấy nội dung bài 1 ở sách giáo khoa vì đây là bài tập phù
hợp với đối tượng học sinh tiểu học, nhưng tôi đã chuyển bài về dạng biểu
bảng để học sinh dễ làm, dễ hiểu và trình bày một cách khoa học.

13


Bài 2: Với các từ đã cho sẵn học sinh nhận biết nghĩa của từ và sắp
xếp từ phù hợp theo cột. Đây là bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh
vì độ nhiễu rất thấp.
Bài 3: Là bài tập điền từ, các từ cần điền đã cho sẵn.Học sinh có thể tự
lựa chọn từ một cách dễ dàng để điền vào chỗ chấm. Học sinh không khó
khi điền từ so sánh phù hợp. Ở đây còn có sự mở rộng giúp học sinh có thói
quen dùng thành ngữ đúng trong việc nói, viết qua việc đặt câu.

Bài 4: Ở sách giáo khoa yêu cầu học sinh tự giải nghĩa thành ngữ, tục
ngữ. Đây là điều rất khó với học sinh tiểu học vì vốn sống của các em chưa
nhiều. khi giảng dạy học sinh chỉ hiểu được nghĩa đen mà không giải nghĩa
được theo nghĩa bóng. Để giảm độ khó cho bài tập, tôi đã xây dựng dưới
dạng nối cột với mục đích giúp học sinh hiểu nghĩa thành ngữ, tục ngữ. Qua
đó, học sinh dễ dàng làm phần mở rộng, sử dụng thành ngữ, tục ngữ một
cách phù hợp.
Với bài tập được xây dựng dựa vào kiến thức ở sách giáo khoa nhưng
có sự giảm nhẹ, dễ hiểu hơn do được trình bày dưới dạng bài tập nối cột,
điền từ, lựa chọn.

2.3-Lựa chọn phương pháp, hình thức hoạt động phù hợp.
Từ việc phân tích đối tượng học sinh, xây dựng bài tập và phân tích
bài tập, tôi đã đi lựa chọn các hoạt động phù hợp để nâng cao hiệu quả giờ
14


dạy, giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách nhẹ nhàng và phát huy
tính tích cực của học sinh. Tôi đã sử dụng các hình thức hoạt động sau:
Hoạt động nhóm: bài 1(tiết 1); bài 1(tiết 2); bài 4(tiết 2)
Hoạt động cá nhân: bài 2(tiết 1);bài 3(tiết 1);bài 2(tiết 2)
Thảo luận cặp đôi: bài 4(tiết 1);bài 3(tiết 2)
Thi đua: bài 3(tiết 1);bài 4(tiết 1);bài 3(tiết 2);bài 4(tiết 2)

3-Vấn đề 3: Thực hiện giảng dạy có đổi mới.
Từ những vấn đề thực tế trong giảng dạy bài mở rộng vốn từ: nhân
hậu- đoàn kết mà tôi đã phát hiện ra trong hai năm học 2005 - 2006 ; 2006 –
2007. Trong năm học 2007-2008 và 2008-2009, tôi đã chọn hai lớp 4B và
4C có trình độ ban đầu tương đương nhau. Ở tuần 2 và 3, tôi đã dạy thực
nghiệm có đổi mới ở lớp 4B theo hệ thống bài tập và các hình thức hoạt

động đã nêu ở vấn đề 1, 2. Lớp 4C tôi dạy theo hệ thống câu hỏi ở sách giáo
khoa.

III- Kết quả:

Vào tuần học thứ 1, tôi khẳng định trình độ hai lớp 4B, 4C bằng cách
đưa ra phiếu đánh giá trình độ. Tôi thu được kết quả như sau:

15


Điểm
Năm học

2008-2009

7-8

5-6

0-4

Lớp
Số h/s

2007-2008

9-10

SL


%

SL %

SL

%

SL

%

4B

31

2

6.5

8

25.8

16

51.7

5


16.0

4C

30

2

6.7

9

30.0

15

50.0

4

13.3

4B

29

2

6.9


9

31.0

13

44.8

5

17.3

4C

29

2

6.9

9 31.0

13

44.8

5

17.3


Kết quả trên cho thấy, trình độ về luyện từ và câu ở hai lớp 4B, 4C là
tương đương nhau. Số học sinh đạt điểm khá giỏi thấp, từ 32,3% đến 37,9%.
Số học sinh không đạt cao, từ 13,3% đến 17,3% .

Sang tuần 2,3 tôi thực hiện dạy luyện từ và câu ở cả hai lớp 4B, 4C :
- Lớp 4B: Dạy theo hướng đổi mới đã nêu ở trên.
- Lớp 4C: Dạy theo sách hướng dẫn và hệ thống bài tập ở sách giáo khoa.
Sau khi giảng dạy, tôi đưa phiếu đánh giá kết quả (như đã nêu ) và thu
được kết quả như sau:

16


Điểm
Năm học

2008-2009

7-8

5-6

0-4

Lớp
Số h/s

2007-2008


9-10

SL

%

SL %

SL

%

9

29.0

14

46.7

4B

31

8

25.8 14 45.2

4C


30

2

6.7

4B

29

10

34.5 12 41.4

7

24.1

4C

29

3

10.3 9

12

41.4


10 33.3

31.0

SL

%

4

13.3

5 17.3

Nhìn vào bảng trên ta thấy chất lượng lớp 4B đã tăng lên rõ rệt:
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng từ 6,5 % lên 25,8 % (2007-2008)
từ 6.9 % lên 34.5 % (2008-2009)
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá tăng từ 25.8% lên 45.2 % (2007-2008)
từ 31.0% lên 41.4 % (2008-2009)
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên tăng:
từ 83.9% lên 100%(2007-2008)
từ 82.7% lên 100%(2008-2009)
-Không còn học sinh đạt điểm yếu.
Trong khi đó, lớp 4C tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, TB, yếu vẫn
giữ nguyên, không hề có sự thay đổi theo hướng tích cực.
17


Như vậy, so với lớp 4C thì lớp 4B đã có sự vượt trội. Điều này khẳng
định sự đúng đắn trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên.


KẾT LUẬN

1- Những bài học kinh nghiệm.
Từ việc áp dụng vào giảng dạy ở phần trên, qua thực tế những giờ lên
lớp, bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Trước khi dạy một bài nào đó, người giáo viên phải nghiên cứu,
chuẩn bị để biến những câu hỏi, bài tập khó thành những câu hỏi bài tập dễ
hiểu hơn để giúp học sinh hiểu nghĩa từ và dùng từ phù hợp.
- Người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức hoạt
động phù hợp với mỗi bài, với trình độ học sinh để giờ học đạt hiệu quả cao
nhất.
- Người thầy phải có sự chuẩn bị chu đáo và có hình thức tổ chức hoạt
động phong phú, sôi nổi, hiệu quả chứ không phải chỉ là hình thức qua loa ,
đại khái.

18


- Thường xuyên tổ chức hoạt động cho học sinh với nhiều hình thức
để được thông tin hai chiều, từ đó có phương pháp và hình thức hoạt động
phù hợp.
2- Điều kiện vận dụng.
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy để dạy tốt tiết luyện từ và câu ở tiểu
học cần những điều kiện sau:
- Giáo viên cần có thời gian nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng
dẫn, sách bài tập để xây dựng hệ thống bài phù hợp.
- Giáo viên có trình độ kiến thức về từ ngữ, có sự linh hoạt, sáng tạo
trong giảng dạy.
- Học sinh được làm quen với các hoạt động học tập từ các lớp dưới

một cách thường xuyên.
- Nhà trường có tài liệu tham khảo để giáo viên có vốn hiểu biết về từ,
ngữ.
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên in ấn, làm phiếu.
- Biện pháp trên có thể áp dụng với mọi đối tượng học sinh.
3- Những vấn đề còn hạn chế.
Qua giảng dạy, tôi thấy còn một số hạn chế sau:
- Giáo viên mất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, xây dựng bài tập.
- Việc in ấn phiếu còn tốn kém.

19


- Hoạt động của học sinh còn mất nhiều thời gian do các em không
được làm thường xuyên.
4- Hướng tiếp tục nghiên cứu.
Từ những hạn chế nêu trên, tôi muốn tiếp tục nghiên cứu để mỗi tiết
luyện từ và câu có một hệ thống bài tập phù hợp. Học sinh không sợ, không
ngại khó khi học mở rộng vốn từ, giúp học sinh thành thạo với các dạng bài
tập phong phú.
Qua đây tôi nhận thấy : không có tiết học khó mà điều quan trọng là
người thầy có nhiệt tình giảng dạy hay không. Một người thầy yêu nghề sẽ
luôn trăn trở để tìm ra những lời giải hay. Mỗi thầy, cô giáo trong nhà
trường phải không ngừng học hỏi, không ngại khó để tìm ra phương pháp
giảng dạy hiệu quả “ Tất cả vì học sinh thân yêu”.

Ngày 23 tháng 3 năm 2009
Ký tên

Nguyễn Thị Thủy


20


21


22


23



×