TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
Đề tài: Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt và đề xuất biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước thành phố Bắc Giang
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Thị Ngọc Ánh
Nhom sinh viên thực hiện: Trương Thu Huệ
Đàm Thị Hương Lan
Thân Văn Tình
Lớp: D-QLTN3C
1
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên cho nhóm em xin phép gửi lời cảm ơn đến Trường đại học
Nông- Lâm Bắc Giang đã tạo môi trường học tập lành mạnh và bổ ích giúp sinh
viên chúng em tiếp thu và học hỏi các kiến thức một cách hiệu quả nhất khi còn
ngồi trên ghế giang đường đại học.
Nhóm em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa tài nguyên và môi trường
đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm học tập vừa qua và đặc biệt trong
học kỳ này, khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo
nhóm em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành quản lý tài nguyê và môi trường.
Đặc biệt, nhóm em xin cảm ơn sâu sắc tới Th.S Đỗ Thị Ngọc Ánh – Giảng
viên bộ môn ngành quản lý Tài nguyên và Môi trường đã tận tình hướng dẫn nhóm
em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập nghề nghiệp này.
Ngoài ra, nhóm em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ Trung
Tâm Quan Trắc Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Giang, đã tạo điều kiện giúp
đỡ trong quá trình thực tập nghề nghiệp cũng như trong quá trình điều tra, khảo sát
thực địa và cung cấp tài liệu, số liệu để em hoàn thành báo cáo này.
Cuối cùng, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã
luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong quá trình
làm báo cáo thực tập nghề nghiệp này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2
Danh mục viết tắt
BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD: Nhu cầu oxy hóa học
KCN: Khu công nghiệp
QCVN: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
KT – XH: kinh tế xã hội
UBND: ủy ban nhân dân
TNN: tài nguyên nước
Danh mục bảng, biểu đồ, hình
Bảng 1: Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nước mặt địa bàn thành phố
Bắc Giang năm 2014
Hình 1: Bản đồ thành phố Bắc Giang.
Biểu đồ 1: Hàm lượng BOD5 nước mặt trên địa bàn TP. Bắc Giang
Biểu đồ 2: Hàm lượng COD trong nước mặt khu vực TP. Bắc Giang
Biểu đồ 3: Hàm lượng Coliform nước mặt khu vực TP. Bắc Giang
Biểu đồ 4: Hàm lượng Dầu, mỡ nước mặt khu vực TP. Bắc Giang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
3
Nước được coi là nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người,
sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển
bền vững. Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và
mọi hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước
đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển
bền vững.
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng vào những mục
đích khác nhau nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng vào những
mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công
nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hiện nay nguồn tài nguyên nước đang
dần bị cạn kiệt, chất lượng nguồn nước đang suy giảm.Cần tiến hành đánh giá tài
nguyên nước trên cơ sở đánh giá về tiềm năng và chất lượng nguồn nước để từ đó
cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách có cơ sở đẻ xác
định phương hướng thích hợp cho việc sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên
nước.
Thành phố Bắc Giang cũng được coi là nơi có nguồn tài nguyên nước dồi
dào, phong phú do có dòng sông thương chảy qua, sông có lưu lượng nước hàng
năm khoảng 1,46 tỷ m3 diện tích lưu vực: 6.640 km² thuận lợi cho việc tưới tiêu,
chăn nuôi, phát triển các loại hình du lịch, giao lưu kinh tế… xong bên cạnh những
thuận lợi đó còn có nhiều khó khăn bất cập trong công tác quản lý và sử dụng tài
nguyên nước.
Từ những lý do trên em đã chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng tài nguyên
nước mặt và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên
nước mặt thành phố Bắc Giang” với mục tiêu nghiên cứ hiện trạng sử dụng tài
nguyên nước từ đó đề xuất một số biện pháp cải thiện tình trạng tài nguyên nước
4
của thành phố Bắc Giang. Qua đó, cho thấy được sự quan trọng của tài nguyên
nước, góp phần nâng cao nhận thức thức trong việc bảo vệ tài nguyên nước cũng
như bảo vệ môi trường sống của cộng đồng.
1.2.
Mục đích, yêu cầu của đề tài.
• Mục đích
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên nước và công tác quản lý tài
nguyên nước tại thành phố Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng và quản lý nguồn
nước tại thành phố Bắc Giang.
• Yêu cầu
- Các thông tin số liệu thu thập được phải chính xác, đảm bảo độ tin
cậy và đánh giá đúng được thực trạng tài nguyên nước của thành
phố Bắc Giang.
- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên
nước phải khả thi và phù hợp với điều kiện của thành phố Bắc
Giang để có thể thực hiện được.
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
5
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng tài nguyên nước và công tác
quản lý tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong năm 2014.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Bắc Giang.
Phạm vi thời gian: năm 2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Bắc Giang
- Hiện trạng môi trường nước thành phố Bắc Giang
- Hiện trạng quản lý môi trường thành phố Bắc Giang
- Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước trên địa bàn
2.4.
thành phố Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu: Đề tài tiến hành thu thập tài liệu sơ cấp và
thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm các thông tin về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng tài nguyên nước, các số liệu
quan trắc, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp chuyên gia: nhóm nghiên cứu tham khảo ý kiến của các
chuyên gia là các cán bộ thuộc trung tâm quan trắc tìa nguyên và môi trường Bắc
Giang và giáo viên hướng dẫn.
Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu:
So
sánh
kết
quả
phân
tích
các
mẫu
nước
được
lấy
với
QCVN:08/2008/BTNMT nhằm đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm trong các
mẫu nước và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nguồn nước mặt trong
khu vực thành phố Bắc Giang. Ngoài ra, từ những kết quả thu thập được về tình
hình sử dụng nước trên địa bàn thành phố Bắc Giang và công tác quản lý tài
nguyên nước của thành phố tiến hành phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin.
6
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
• Tỉnh Bắc Giang là tỉnh miền núi, nằm ở toạ độ địa lý từ 21007” đến
21037” vĩ độ bắc; từ 105053” đến 107002” kinh độ đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía
Ðông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội.
7
Hình 1: Bản đồ thành phố Bắc Giang.
Thành phố Bắc Giang là một trong bốn trọng của tỉnh được xác định là trọng
điểm phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Trung tâm Bắc Giang cách Thủ đô Hà Nội
50km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110km, cách sân bay
quốc tế Nội Bài 60km, cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130km tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu
kinh tế với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Đông Bắc và các tỉnh
thành khác trong cả nước. Bắc giang có các cụm công nghiệp lớn của tỉnh
như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập
trung tiềm lực khoa học kỹ thuật của cả nước, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa
học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với
tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và
các hàng tiêu dùng khác.
Tóm lại, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt
đã và đang được nâng cấp, thành phố Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn tài nguyên
Tài nguyên nước :
Tài nguyên nước của thành phố gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:
Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, ngòi,
ao, hồ có trên địa bàn, trong đó sông Thương là nguồn cung cấp nước chính
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài ra, còn có mạng lưới ao, hồ, ngòi nhỏ khá dày đặc, đây là nguồn cung
cấp, dự trữ nước khi mực nước sông Thương xuống thấp, đặc biệt vào mùa
khô. Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp, bổ sung
nước ngọt quan trọng cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên
8
cùng với sự phát triển kinh tế xã hội chất lượng nước các ao hồ bị suy giảm.
Nhiều ao, hồ bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng từ đó ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang.
Nguồn nước ngầm: Theo kết luận sơ bộ của Tổng cục Địa chất thì
tầng chứa nước ngầm của thành phố nghèo, khả năng cung cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất chỉ đạt được ở mức thấp.
Nhìn chung, nguồn nước ngầm của thành phố có lưu lượng nhỏ khả năng
cung cấp nước hạn chế, nhưng chất lượng tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm.
Tài nguyên nhân văn
Thành phố Bắc Giang xưa thuộc trấn Kinh Bắc, có vị trí quân sự trọng
yếu, một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá được hình thành và phát
triển từ thời kỳ đầu Công Nguyên.
Trên địa bàn thành phố còn nhiều phong tục, tập quán như: Tục lệ kết nghĩa,
kết chạ, hội du Tiên, hội chạy chữ … Ngoài ra thành phố còn bảo tồn được
các làn điệu dân ca lâu đời (hát giao duyên, hát cửa đình) và các truyện kể
dân gian mang đậm triết lý đạo Lão (Nam Bình Giang Sử Lều Văn Minh,
Nam Quốc Trấn Thủy Thần…)
Thành phố Bắc Giang còn là cái nôi của nhiều nghề truyền thống như: Nghề
làm bún Đa Mai, nghề tráng bánh đa Dĩnh Kế, ... Nước thải của các làng
nghề này chưa được xử lý triệt để đã và đang gây ô nhiễm nước mặt sông
Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang.
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch trên địa bàn thành phố gồm: 02 điểm du lịch tự
nhiên và 50 tài nguyên du lịch nhân văn - đều đã được khai thác, song có
quy mô nhỏ. Nhìn chung, tài nguyên du lịch khá phong phú, trong đó chiếm
phần lớn là di tích lịch sử, văn hoá; một số tài nguyên du lịch thu hút khách
du lịch đến thăm quan. Tài nguyên du lịch nhân văn cấp độ nhỏ, diện tích
9
hẹp, giá trị không cao, khả năng thu hút khách du lịch còn thấp. Không gây
ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường nói chung và môi trường nước mặt
sông Thương đoạn chảy qua thành phố nói riêng.
Địa hình
Do Bắc Giang là nơi chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng nên địa
hình khá phức tạp và đa dạng. Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và
trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du bao gồm 3 huyện Hiệp Hoà, Việt
Yên và Thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi bao gồm 7 huyện: Sơn Động, Lục
Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Trong đó 1 phần các
huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao.
Đặc điểm địa hình chính của khu vực miền núi (chiếm 72% diện tích toàn
tỉnh) là chia cắt, phức tạp chênh lệch về độ cao lớn. Đặc điểm chủ yếu của địa hình
miền trung du (chiếm 18% diện tích toàn tỉnh) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng
rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực.
Địa hình đa dạng là điều kiện để tỉnh Bắc Giang có thể phát triển nông – lâm
nghiệp theo hướng đa dạng hoá với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị sản
phẩm cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Hệ thống giao thông
Bắc Giang có trục giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua như: Đường
quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng.
Các trục giao thông liên vùng như: quốc lộ 31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với Lạng
Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh), với Hải Dương, Hải Phòng ra cảng Cái Lân (Quảng
Ninh); tuyến đường sắt Kép- Quảng Ninh và các tuyến đường thuỷ chạy dọc theo
các con sông lớn là: sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam với tổng chiều dài
trên địa bàn tỉnh là 347km, tàu thuyền có thể đi lại quanh năm. Đây là điều kiện
thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh với bên ngoài.
b. tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng
10
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013, hiện trạng đất rừng của
Bắc Giang có diện tích 140.356,8 ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ là
20.303,9 ha, chiếm 14,46% tổng diện tích rừng của tỉnh; rừng đặc dụng 13.773,1
ha, chiếm 9,8%; rừng sản xuất 106.279,8 ha, chiếm 75,72% tổng diện tích rừng.
Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn,
Lục Nam, Yên Thế và chủ yếu là rừng mới trồng chưa có trữ lượng (loại rừng này
chiếm tới trên 60 % diện tích rừng trồng sản xuất của tỉnh).
Hệ thực vật khá phong phú với 1.405 loài thực vật bậc cao, có mạch thuộc 6
ngành, 193 họ và 728 chi. Như vậy, hệ thực vật Bắc Giang chiếm khoảng 12,07%
tổng số loài của hệ thực vật Việt Nam.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản đến hết năm 2013, Bắc Giang đã phát hiện và cấp
phép khai thác khoáng sản cho 47 mỏ khai thác với các loại khoáng sản khác nhau
bao gồm: Than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng
dự báo. Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn
nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên
Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, gồm các loại than: Antraxit, than gầy, than
bùn. Trong đó, mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn phục vụ phát triển quy mô công
nghiệp Trung ương. Ngoài ra còn có mỏ quặng sắt ở Yên Thế, quặng đồng ở Lục
Ngạn, Sơn Động. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói,
tổng trữ lượng lớn, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên
Thế, Hiệp Hoà.
11
Tài nguyên du lịch và các khu bảo tồn tự nhiên
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội
dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Môi trường
tự nhiên - kinh tế - xã hội luôn là nền tảng cho phát triển du lịch vùng rất phong
phú. Do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các
khu du lịch sinh thái như: Hồ Cấm Sơn; hồ Khuôn Thần; Khu bảo tồn Tây Yên Tử;
Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân Golf, khu nghỉ dưỡng...
3.1.2.
Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực.
Theo Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013, dân số trung bình sơ bộ
năm 2013 của Bắc Giang là 1.605.075 người, tăng 16.552 người so với dân
số trung bình năm 2012. Mật độ dân số trung bình là 417,0 người/km2. Khu
vực tập trung dân số nhiều nhất là thành phố Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa
với mật độ dân số trung bình tương ứng là 2.247,7 người/km2 và 1.077,6
người/km2; huyện Sơn Động có mật độ dân cư thấp nhất là 83,5 người/km2.
Đây vừa là tiềm năng về nguồn lực cho phát triển, vừa là áp lực về việc làm
và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức đối với tỉnh
trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động tại các địa phương trong tỉnh.
3.1.2.2.
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thành phố Bắc Giang trước kia và nay được biết đến với vai trò là một trong
những trung tâm lớn của vùng về công nghiệp đạm - hoá chất, công nghiệp
may mặc, đồng thời là trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa từ Trung
Quốc cho miền Bắc, cũng như là nơi tập kết các sản phẩm nội địa xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc. Thành phố có 02 làng nghề truyền thống, một
12
số cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với hệ thống các khu, cụm công nghiệp
lớn của tỉnh liền kề thành phố như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung,
Song Khê - Nội Hoàng... đó những thuận lợi cơ bản để phát triển kinh tế - xã
hội và đô thị. Biểu trưng công nghiệp của thành phố Bắc Giang là công
trình Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, là nhà máy phân đạm đầu tiên của Việt
Nam
Năm 2013, TP Bắc Giang vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền
vững đạt 17,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Thương
mại- dịch vụ chiếm 45,2%, Công nghiệp, TTCN - Xây dựng 51,3%, Nông
nghiệp - thủy sản 3,5%. Tổng thu ngân sách năm 2013 đạt 695 tỷ đồng, bằng
117% dự toán, bằng 106% so với năm trước. thu nhập bình quân đầu người
đạt 59,80 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55%; số hộ thu nhập
4 triệu đồng/tháng đạt 82%
Một số cụm công nghiệp đã được hình thành gắn với hệ thống các khu, cụm
công nghiệp lớn của tỉnh liền kề, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài
nước, làm cơ sở để thúc đẩy công nghiệp của TP cũng như của tỉnh phát triển
nhanh và vững chắc. Trên địa bàn TP đã hình thành nhiều ngành nghề công
nghiệp, TTCN đa dạng như chế biến nông lâm sản, cơ khí, hoá chất, dệt may,
điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng... Hiện trên địa bàn có 2.110 cơ sở sản
xuất công nghiệp và TTCN đang hoạt động trong đó có 1.982 cơ sở sản xuất
cá thể, tổ sản xuất; 11 cơ sở kinh tế tập qthể; kinh tế hỗn hợp 105 cơ sở và 6
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. TP hiện có 5 làng được công nhận
là làng nghề, với các ngành nghề như sản xuất bún, sản xuất mỳ gạo, làm
bánh đa, nghề mộc...
TP Bắc Giang còn là địa danh nhiều người biết đến như là một trong những
trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và
ngược lại. Năm 2013 tổng giá trị xuất, nhập khẩu ước đạt 310 triệu USD,
tăng 10% so với năm trước (xuất khẩu đạt 186 triệu USD, nhập khẩu đạt 124
triệu USD). Mạng lưới thương mại-dịch vụ cũng đã được phát triển, đặc biệt
tại các tuyến phố chính trong thành phố. Trong thời gian gần đây nhiều dãy
phố đã được chuyên môn hoá ngành hàng kinh doanh. Trên địa bàn Thành
phố hiện nay có 09 siêu thị quy mô lớn là: Siêu thị Big C Bắc Giang, Đại
siêu thị Điện máy Trần Anh, siêu thị Điện máy Mediamart, siêu thị
Co.opmart Bắc Giang, siêu thị Bắc Giang, siêu thị Imexco, siêu thị Điện
máy Văn Chiến, siêu thị Tmax, siêu thị Happro và nhiều siêu thị quy mô nhỏ
khác. Thành phố hiện nay đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như:
13
khu đô thị Kosy (phường Xương Giang), khu đô thị phía nam thành phố Bắc
Giang, khu đô thị Tây Nam thành phố Bắc Giang..
Khi sát nhập thêm 5 xã nền kinh tế của thành phố liên tục tăng trưởng
nhanh giữ vững là đầu tàu kinh tế của Tỉnh, năm sau cao hơn năm trước. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Năm 2014, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Ở trong nước, môi
trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế
còn thấp... Tất cả đã có những tác động không thuận lợi đến việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Bắc Giang. Nhưng
với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền cùng cộng đồng
doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình
hình KT-XHcủa tỉnh đạt được kết quả tích cực. 16/16 chỉ tiêu phát triển KTXH chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch, thể hiện sự phát triển toàn diện, đồng
đều trên các lĩnh vực của tỉnh. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trên địa bàn tỉnh vượt kế hoạch đề ra, ước đạt 9,2%, cao nhất từ trước đến
nay.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi, các khu vực sản xuất đều có sự tăng
trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 47.210 tỷ đồng, đạt 101,7% kế
hoạch, tăng 21,7% so với năm 2013.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản được mùa. Tốc độ tăng trưởng đạt
cao nhất trong nhiều năm qua; giá trị sản xuất ước đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng.
Cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi, và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quán
triệt, tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các
huyện, thành phố đã tích cực huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ để
hoàn thành các mục tiêu đề ra. Năm 2014, 13 xã đăng ký về đích Chương
14
trình mục tiêu quốc gia XD NTM đều đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, các xã
còn lại của giai đoạn 2011 – 2015 tiếp tục hoàn thành thêm từ 2 – 3 tiêu chí.
3.1.3.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
3.1.3.1. Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và cảnh quan môi trường
Thuận lợi :
Thành phố Bắc Giang có vị trí thuận lợi là nằm cạnh vùng tam giác kinh tế
trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Đặc biệt có hệ
thống giao thông đối nội và đối ngoại phát triển, bao gồm cả đường sắt,
đường bộ và đường thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lưu,
liên kết với các huyện trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước, với
nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
Thời tiết khí hậu tương đối thuận lợi, đất đai bằng phẳng
Là thành phố trẻ nên cơ sở hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, kinh tế đạt
tốc độ tăng trưởng khá.
Thành phố là thủ phủ, là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học – công nghệ;
đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển làm hạt nhân thúc đẩy phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh; trên địa bàn thành phố có một bộ phận nguồn nhân
lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành
phố, cán bộ làm việc trong các trường cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số
doanh nghiệp...
Nhân dân thành phố có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao
động, có tinh thần khắc phục khó khăn. Truyền thống với các giá trị văn hoá,
kinh tế có thể trở thành lực lượng vật chất quan trọng cho quá trình phát
triển.
15
Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/10/2010 của Chính phủ về việc
mở rộng địa giới hành chính thành phố nên các khu vực lân cận của thành
phố Bắc Giang có quỹ đất phong phú, thuận lợi cho phát triển đô thị và kinh
tế - xã hội của thành phố trong tương lai.
Vệ sinh môi trường: Hiện nay đã thu gom được khoảng trên 80% lượng chất
thải rắn phát sinh bình quân khoảng 102 tấn/ngày. Trước đây, thành phố
chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, lượng chất thải rắn thu gom
được vận chuyển đến xử lý tại một số xã của huyện Tân Yên và khu vực xã
Song Mai.
Hiện nay, dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Đa Mai thực hiện
giai đoạn I với công nghệ chôn hợp vệ sinh trên diện tích 6,5 ha/24,7 ha.
Khó khăn
Kinh tế thành phố chưa có ngành nghề mũi nhọn; quy mô doanh nghiệp nhỏ;
khoa học - công nghệ chưa phát triển; chất lượng và tính cạnh tranh của
hàng hóa trên thị trường còn thấp, số lượng, chủng loại hàng hóa chưa đa
dạng; trình độ sản xuất của Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh
doanh còn thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Thành phố mới được thành lập đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, kết
cấu hạ tầng đô thị đang trong quá trình xây dựng, một số mặt chưa đồng bộ,
chưa tạo ra động lực mạnh để phát triển, mở rộng đô thị, không gian hiện tại
của thành phố còn bất cập so với yêu cầu phát triển đô thị và kinh tế - xã hội.
Ruộng sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho việc
quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
Chính sách của Nhà nước về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, giải
quyết việc làm, chuyển đổi nghề cho người lao động, nhất là khu vực phát
triển mở rộng đô thị gặp nhiều khó khăn, tệ nạn xã hội còn diễn biến phức
tạp.
16
Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của thành phố còn yếu, nhiều vấn
đề bất cập.
Thực hiện cải cách hành chính mới đạt kết quả ban đầu; năng lực, trình độ
của một bộ phận cán bộ chưa ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ.
3.2. Hiện trạng tài nguyên nước tại cơ sở thực tập
3.2.1. Giới thiệu về Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang
- Tên cơ quan: Trung tâm Quan tắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang
- Địa chỉ: số 158 đường Xương Giang, Phường Xương Giang, Thành
phố Bắc Giang, Bắc Giang
- Bộ máy tổ chức
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính tổng
hợp
Phòng phân tích hóa
nghiệm
17
Phòng dịch vụ kĩ thuật
* Phòng hành chính – tổng hợp:
- Chức năng nhiệm vụ: là bộ phận giúp việc cho Giám đốc trung tâm về
công tác tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ viên chức, lao động hợp
đồng, thực hiện chế độ chính sách cho viên chức và người lao động trong
cơ quan, công tác thi đua, khen thương kỷ luật.
Tham mưu xây dựng kế hoạch nhiệm vụ hang năm, báo cáo tình hình thực
hiện nhiệm vụ của trung tâm vào ngày 15 và 30 hàng tháng cho cơ quan
cấp trên.
Thực hiện quản lý tài chính, kế toán, tài sản của Trung tâm Quan trắc môi
trường môi trường theo quy định của pháp luật.
- Năng lực: 100% cán bộ của phòng Hành chính – Tổng hợp có trình độ
đại học, trong đó 80% cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán có
thời gian công tác từ 5 năm trở lên. Có nhiều kinh nghiệm trong công tác
quản lý tài chính, kế toán.
Phòng được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ công
tác Hành chính – Tổng hợp như máy scan, máy phô tô, máy in mẫu, máy
in laser, máy Fax mỗi cán bộ được trang bị một máy tính để làm việc.
*Phòng dịch vụ - kỹ thuật
- Chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Báo cáo hiện trạng môi trường;
Đề án bảo vệ môi trường; Tư vấn lập hồ sơ cấp phép xả thải vào nguồn
nước; Hồ sơ xin phép kha thác nước; Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải
chất thải nguy hại. Hồ sơ hoàn thiện các công trình xử lý theo Báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
Tư vấn chuyển gao công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường đất; Nước( nước
mặt, nước ngầm, nước thải), Không khí ( khí thải, khí xung quanh, khí làm
việc).
- Năng lực: Phòng dịch vụ - kỹ thuật được trang bị đầy đủ máy móc phục
vụ công tác làm báo cáo; Mỗi cán bộ được trang bị một máy tính, phòng
được trang bị đầy đủ máy in để in báo cáo.
91,67% cán bộ Phòng dịch vụ - kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học
được đào tạo đúng chuyên ngành có thời gian công tác từ 5 năm trở lên.
Có nhiều kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực môi trường như lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường. Từ năm 2008 đến nay phòng đã tư vấn lập 77 báo cáo đánh
18
giá tác động môi trường, 45 đề án Bảo vệ môi trường, 19 cam kết bảo vệ
môi trường, 16 dự án cải tạo phục hồi môi trường, 22 hồ sơ cấp phép xả
thải và khai thác nguồn nước, 16 hồ sơ hoàn thiện các công trình xử lý
theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Tư vấn lập Báo cáo hiện trạng
môi trường tỉnh Bắc Giang 5 năm (2006-2010).
19
* Phòng phân tích – hóa nghiệm
- Chức năng, nhiệm vụ:
Quan trắc hiện trường ( tổ chức lấy mẫu đánh giá chất lượng các thành
phần môi trường như: Không khí xung quanh, không khí khu làm việc, khí
thải, đất, nước mặt, nước ngầm, nước thải).
Phân tích các thông số môi trường có trong các mẫu không khí xung
quanh, không khí khu làm việc, khí thải, đất, nước mặt, nước ngầm, nước
thải tại phòng thí nghiệm.
Xử lý số liệu và lập báo cáo quan trắc sau khi phân tích chất lượng các
thành phần môi trường trong phòng thí nghiệm.
- Năng lực:
Phòng Phân tích – Hóa nghiệm được trang bị khá đầy đủ máy móc, trang
thiết bị hiện đại, có độ nhạy cảm cao; nhân viên được đào tạo bài bản
( 75% cán bộ trong phòng được cấp chứng chỉ thử nghiệm viên) và được
đánh giá tay nghề định kỳ đảm bảo thực hiện việc lấy mẫu tại hiện trường
và phân tích các thông số môi trường có trong mẫu không khí xung quanh,
không khí làm việc, khí thải, đất, nước mặt, nước ngầm, nước thải với kết
quả có độ tin cậy cao. Tháng 12 năm 2009 phòng Phân tích – Hóa nghiệm
được Văn Phòng Công nhận chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
chứng chỉ công nhận cho Hệ thống Quản lý đạt tiêu chuẩn
ISO/IEC:17025:2005 với mã số VILAS 395. Từ năm 2008 đến nay phòng
đã tiến hành Quan trắc, đánh giá hiện trạng Môi trường cho 356 doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi
trường, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 41 doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Thực hiện quan trắc môi trường
định kỳ trên dịa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2008 đến nay.
3.2.2. Nguồn gốc phát sinh nước thải tại cơ sở thực tập
3.2.2.1. Nước thải từ hoạt động sinh hoạt
- Nguồn gốc nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ
sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt
giũ,tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ hoạt động
nấu ăn của mọi người trong cơ quan và nước thải từ nhà vệ sinh.
- Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại: Nước thải nhiễm bẩn do
chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh Nước thải nhiễm bẩn do
các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ
sinh sàn nhà. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ
sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng
gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các
20
hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40-50%). Nồng độ chất hữu
cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo
trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh
học.
3.2.2.2. Nước thải từ phòng thí nghiệm
- Nước thải phòng thí nghiệm là loại nước thải chứa rất nhiều thành phần ô
nhiễm khác nhau phát sinh từ các hóa chất thí nghiệm và những nguồn cần
thí nghiệm.
- Nước thải này phát sinh từ quá trình rửa dụng cụ thí nghiệm, lưu lượng
nước thải tuy không lớn nhưng thành phần ô nhiễm thì vô cùng phức tạp do
vậy nước thải này cần được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
- Các thành phần này chủ yếu được gây ra bởi các loại hóa chất thí nghiệm
và những nguổn cần thí nghiệm. Các chất vô cơ và hữu cơ tìm thấy trong
nước thải phòng thí nghiệm gồm: các hợp chất photpho, Cl-, NO3-,
SO42-, methanol, butanol, chloroform, benzene, toluene, aceton,
cyclohexan,dicloetan…đây là những hợp chất độc, gây ô nhiễm môi
trường, do vậy nước thải này cần được xử lý triệt để trước khi thải ra môi
trường.
- Ngoài ra trong nước thải của phòng thí nghiệm, đặc biệt các phòng thí
nghiệm có phân tích chất lượng nước thải sẽ chứa rất nhiều các thành
phần ô nhiễm đặc biệt là chất hữu cơ, kim loại nặng (Fe, Mn, As, Pb, …)
và các hợp chất chứa N, P, và vi khuẩn gây bệnh (Coliform).
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ các PTN đều cho thấy nhiều
chất có mặt trong thành phần của nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi
trường. Nồng độ một số chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải cao hơn
nhiều lần giá trị giới hạn của QCVN 40:2011/BTNMT mà thường được
áp dụng quản lý và kiểm soát chất lượng nước thải của các cơ sở sản
xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ... (gọi chung là nước thải công
nghiệp) trước khi đổ vào các vực nước. Các chất vô cơ và hữu cơ tìm
thấy trong nước thải từ các phòng thí nghiệm gồm: các hợp chất P, Cl-,
NO3-, SO42-, metanol, benzen, toluen, aceton, cyclohexan, dicloetan,...
Đây là những hợp chất độc, gây ô nhiễm môi trường. Tuỳ theo từng thời
điểm trong ngày, nồng độ các tác nhân gây ô nhiễm khác nhau và đạt giá
trị lớn nhất vào các buổi sáng của ngày làm việc bởi vì công việc xử lý
mẫu phân tích (chiết, tách, vô cơ hoá mẫu...) và chuẩn bị dung dịch phân
tích thường được tiến hành trong buổi sáng. Buổi chiều là thời gian tiến
21
hành các phân tích công cụ như sắc ký, quang phổ hấp thụ nguyên tử, trắc
quang, điện hoá... Do đó, lượng hoá chất đi vào nước thải tập trung chủ
yếu trong các buổi sáng hàng ngày. Sự có mặt của các chất gây ô nhiễm
và nồng độ của chúng trong nước thải của các ngày khác nhau cũng khác
nhau. Mẫu kiểm nghiệm hàng ngày tại các phòng thí nghiệm rất đa dạng
nên yêu cầu các qui trình phân tích và sử dụng những chủng loại hoá chất
khác nhau. Do đó, tính chất của nước thải khác nhau hàng ngày.
- Nếu so sánh với giới hạn tối đa của một số chất hữu cơ khác theo QCVN
40:2011/BTNMT thì mức ô nhiễm của nước thải các phòng thí nghiệm
tương đối cao. Nước thải có các đặc tính hoá học nói trên có khả năng
làm nhiễm độc các vực nước nhận nước thải, ảnh hưởng đến đời sống hệ
sinh thái và sức khoẻ con người. Nồng độ chất gây ô nhiễm ở mức cao
nên khả năng gây ô nhiễm môi trường xung quanh là rất lớn. Nguồn thải
này cần thiết phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
3.3.
Hiện trạng tài nguyên nước mặt thành phố Bắc Giang
3.3.1.
Tổng quan tài nguyên nước thành phố Bắc Giang
Bắc Giang có 3 con sông lớn là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.
Đây là 3 con sông đầu nguồn, tập trung đổ nước vào Phả Lại, nơi tiếp giáp giữa 3
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương.
Ba dòng sông của Bắc Giang đều là những dòng sông có chiều dài trên 100
km và có diện tích lưu vực, lượng nước vào loại trung bình so với hệ thống các
sông, lớn nhỏ của nước ta.
Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều
dài 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà
Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3, hiện nay đã có hệ thống
thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện: Tân Yên, Việt Yên,
Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
22
Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh
Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm
Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng
1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công
trình chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam.
Sông Thương có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và
sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m 3, trên sông Thương đã
xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang,
một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.
Các hồ tập trung tại địa bàn thành phố Bắc Giang: hồ Thùng Đấu, hồ 1/6, hồ
dầu,
3.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại thành phố Bắc Giang.
Chất lượng môi trường nước mặt khu vực Thành phố Bắc Giang được đánh
giá thông qua kết quả quan trắc tại 10 vị trí lấy mẫu sau
1. TP-NM01: Lấy tại sông Thương, điểm cấp nước cho nhà máy nước Bắc
Giang - Phường Thọ Xương. Tọa độ (X: 2357861; Y: 0416203)
2. TP-NM02: Lấy tại sông Thương - điểm cách cống xả công ty TNHH MTV
Phân đạm và hóa chất Hà Bắc khoảng 200m về phía Bắc phường Thọ
Xương. Tọa độ (X: 2356444; Y: 0416341)
3. TP-NM03: Lấy nước sông Thương - trước cửa cống 5 cửa, phường Đa Mai,
thành phố Bắc Giang. Tọa độ (X: 2353840; Y: 0415179)
4. TP-NM04: Lấy tại kênh T6, đoạn chảy qua xã Song Khê, thành phố Bắc
Giang, phía Bắc đường quốc lộ 1A mới. Tọa độ (X: 2351215; Y: 0413476)
5. TP-NM05: Lấy tại hồ nhà Dầu, phường Trần Phú. Tọa độ (X: 2353544; Y:
0415607)
6. TP-NM06: Lấy nước sông Thương - tại điểm xã Tân Tiến, cách chân cầu
Xương Giang 300m. Tọa độ (X: 2352321; Y: 0417041)
23
7. TP-NM07: Lấy nước sông Thương, trước cống thải của nhà máy xử lý nước
thải thành phố Bắc Giang, xã Tân Tiến. Tọa độ (X: 2352614; Y: 0416211)
8. TP-NM08: Lấy tại Hồ 1/6 phường Trần Phú. Tọa độ (X: 2353718; Y:
0416114)
9. TP-NM09: Lấy nước mương nội đồng xã Tân Tiến. Tọa độ (X: 2352327;
Y: 0416464)
10.TP-NM10: Lấy tại Hồ Thùng Đấu (hồ Làng Thương). Tọa độ (X: 2354094; Y:
0415703)
Bảng 1: Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nước mặt địa bàn thành
phố Bắc Giang năm 2014
Kết quả
Thành phố Bắc Giang
Chỉ
T tiêu
Đơ
T phân
n vị
tích
TP-
TP- TP- TP- TP- TP- TP- TP- TP- TP-
QCVN
08:
2008/
NM0 NM NM NM0NM0 NM0 NM0 NM0 NM0 NM1
BTNMT
02 03 4
1
5
6
7
8
9
0
(cột B1)
1
Nhiệt
o
C
28,3 24,1 29,3 31
-
7,45 7,70 7,10 6,87 8,28 7,10 7,30 8,15 7,20 7,95 5,5 - 9
độ
2 pH
3 DO
4 BOD5
5 COD
6 Sắt (Fe)
mg/
l
mg/
l
mg/
l
25,2 30,4 30
31,8 29,5 30,5 -
5,4 4,9
5,8
4,78 6,8
5,15 5,7 5,8
5,57 5,67 ≥ 4
34
35
27
62
46
28
31
58
34
19
15
55
45
45
119 90
47
52
70
61
25
30
mg/ 0,07 Kpt Kpt 0,09 Kpt 0,06 0,03 Kpt 0,07 Kpt
24
1,5
l
7
8
9
Mangan mg/
(Mn)
Đồng
mg/ 0,01
(Cu)
Kẽm
(Zn)
l
mg/
0 (Cd)
l
1
mg/
Chì (Pb)
2
mg/ 0,02
l
l
1 Asen
mg/
2 (As)
l
1 Thủy
ngân
3 (Hg)
mg/
l
1 Chất rắn mg/
2
9
Kpt
8
5
0,02 0,01
2
9
Kpt
Kpt
0,01
7
0,02
8
Kpt
0,5
Kpt
1,5
Kph Kpt Kpt Kph Kpt Kph Kph Kpt Kph Kpt
0,001
30
50
1
mg/ 0,03
26
11
Kph Kph Kph
6
24
20,5
6
32
2
0,12 0,13 1,52 1,46
4
7
4
10
23
26
27
53,9 Kph Kph 14,9 Kph
mg/ 0,18 0,20 0,12 0,35 0,21
l
0,01 0,01
0,05
l
7
0,03
Kpt
-
Kph Kpt Kpt Kph Kpt Kph Kph Kpt Kph Kpt
5 (Cl-)
Tổng P
6
Kpt Kph Kph Kpt Kph Kpt
0,05
mg/
1
0,03
5
Kph Kpt Kpt Kph Kpt Kph Kph Kpt Kph Kpt
1 Clorua
l
Kpt Kpt
2
8
0,01
l
6
Kpt Kpt
0,07
2
Kph Kpt Kpt Kph Kpt Kph Kph Kpt Kph Kpt
4 lơ lửng
Tổng N
8
Kph Kpt Kpt
l
1 Cadimi
1
4
2
0,07 0,07 0,03 0,08
2
2
7
7
10
22,6
9
0,12 -
0,35 0,57 0,26 0,41 0,34 -
1 Dầu, mỡ mg/ 0,01 Kpt Kpt 0,07 Kpt 0,12 0,17 Kpt 0,02 Kpt
25
600
0,1