Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bai tham luận hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.71 KB, 5 trang )

BÀI THAM LUẬN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
Kính thưa các quý vị Đại biểu khách quý, thưa toàn thể hội nghị.
Hôm nay tôi rất vinh dự được đại diện cho tổ Ngoại Ngữ trường THPT Triệu
Sơn 2 phát biểu ý kiến tham luận về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ngoại
ngữ ở trường phổ thông.
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới các quý vị đại biểu khách quý, các đại
biểu về dự hội nghị lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt, chúc cho hội nghị của
chúng ta hôm nay thành công rực rỡ.
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với các báo cáo về thực trạng và giải pháp dạy
và học tiếng anh ở tỉnh ta mà đồng chí...........................đã trình bày trước hội nghị. Tôi
xin đóng góp ý kiến của mình về thực trạng và giải pháp dạy và học tiếng anh ở trường
THPT Triệu Sơn 2 như sau:
Kính thưa hội nghị!
Ngày nay, chúng ta đã thấy rõ rằng ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt góp phần phát
triển khả năng của mọi dân tộc. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc “Cách mạng
khoa học-công nghệ”, chiến lược phát triển ngoại ngữ đã trở thành bộ phận tất yếu của
chiến lược con người cho tương lai ở mọi quốc gia. Ngoại ngữ tạo điều kiện để cho các
dân tộc trên thế giới ngày càng hiểu và xích lại gần nhau hơn.
Việt Nam đang đứng trước thách thức to lớn có tính chất sống còn trong lích sử :
phải tìm ra con đường sáng tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng. phát triển đất nước
trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Với bối cảnh đó , ngoại ngữ đã có một vai
trò, vị trí mới Đó là:
- Thực sự trở thành công cụ giao tiếp cần thiết, phương tiện thông tin nhạy bén
và phong phú.


- Được nâng lên như vai trò của một năng lực phẩm chất cần thiết về nhân cách
của con người Việt Nam hiện đại.


Mục tiêu chiến lược của ngoại ngữ gắn chặt với những mục tiêu lớn của giáo
dục và đào tạo, được xác định trên 3 bình diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan
trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước.
Cùng với sự phát triển về sự dạy và học ngoại ngữ nói chung trong tỉnh và nói
riêng ở trường THPT Triệu sơn 2. Trong những năm qua, tổ tiếng Anh của trường đã
có rất nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng bộ môn. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế
nhất định. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng yếu kém trong việc dạy và
học bộ môn tiếng Anh là vấn đề mà cả tổ luôn suy nghĩ.
Như chúng ta thấy hiện nay chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ còn thấp do
nhiều nguyên nhân sau đây:
- Trước hết, môn Tiếng Anh là một môn học hoàn toàn “khó” đối với học sinh ở
vùng nông thôn, kỹ năng giao tiếp xã hội còn hạn chế nên việc tiếp cận với ngôn ngữ
nước ngoài gặp nhiều khó khăn.
- Hiện nay chương trình và sách giáo khoa đổi mới rất hay, song độ khó cũng
cao hơn, đối với những học sinh đã bị mất căn bản thì khó theo kịp chương trình.
- Do trình độ học sinh không đồng đều đã dẫn đến tình trạng phân hóa học sinh
ngày càng tăng, những học sinh có năng lực tiếp thu tốt thì tiến bộ rất nhanh, nắm
vững được kiến thức cơ bản và vận dụng được kiến thức vào thực hành, còn những học
sinh yếu thì đuối sức.
- Một số học sinh có cố gắng nhưng chưa có phương pháp học phù hợp (chưa có
ý thức tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức ngôn ngữ cơ bản chậm và
thấp, học vẹt) nên không có khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành.
- Một số học sinh chưa tập trung nghe giảng bài, ở nhà không học bài cũ và
chưa có thói quen chuẩn bị bài mới khi đến lớp.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học
tập do hiểu bài chưa sâu, nắm chưa vững kiến thức, thiếu tự tin, thụ động và ngại phát
biểu.



- Sự hấp dẫn của các trò vui chơi, giải trí cùng với sự phát triển của kinh tếxã
hội, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời,thu
hút phần đông đối tượng học sinh tham gia. Những trò chơi giải trí nhất là “Game
online” có mặt khắp mọi nơi đã và đang “đầu độc” và làm hao tốn biết bao thời gian
dành cho việc học của các em.
- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu. Thêm vào đó, học sinh chưa nhận
thức được tầm quan trọng của môn học nên chưa có sự đầu tư thời gian, chưa nỗ
lực học tập. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, nhẫn nại, đầu tư nhiều
thời gian, phải có phương pháp học hiệu quả nhưng số học sinh yếu mà chịu khó học
thì rất ít nên thường lơ là bộ môn và tập trung học các môn khác, dựa vào các môn
khác để kéo môn Tiếng Anh lên, chỉ xem đây là môn điều kiện.
- Bên cạnh đó giáo viên chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh
trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa
động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
Từ những nguyên nhân trên tôi xin đề ra các biện pháp sau:
1.

Về phía giáo viên bộ môn:

- Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu kém, việc thành
công hay thất bại là phần lớn do giáo viên. Giáo viên cần tạo sự gần gũi, cảm giác an
toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của
bản thân mình. Giáo viên phải tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ
nhàng, không dùng lời thiếu tôn trọng đối với học sinh, đừng để cho các em cảm thấy
sợ giáo viên mà không học được.
- Phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực, thay chê bai bằng khen ngợi,
giáo viên nên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen
ngợi. Không nên tiếc lời khen ngợi nhất là đối với những học sinh yếu kém. Chúng ta
không nên chê bai các em, hay dùng những lời lẽ làm cho các em buồn dẫn đến chán
học rồi nghỉ luôn.

- Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu kém đúng với những đặc
điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và
riêng của từng em. Một số vấn đề thường hay gặp ở các em là: khả năng tiếp thu bài,
sức khỏe kém, nghiện chơi games, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát...


- Trong quá trình thiết kế bài giảng, cần cân nhắc các mục tiêu đề ra và chuẩn kiến
thức kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được củng cố và luyện tập phù
hợp. Trong bài dạy cần phân hóa đối tượng học sinh trong từng hoạt động, dành cho
đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em có
cơ hội được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích
thực của mình trong lớp học.
- Tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém thường xuyên. Tuy nhiên, việc
tổ chức phụ đạo phải kết hợp với các hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp
đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
- Phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh và tầm quan trọng của môn Tiếng
Anh trong xã hội cũng như trong cuộc sống để tạo cho học sinh sự hứng thú trong học
tập, sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Ví dụ trong mỗi tiết dạy giáo viên nên
liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng
của môn Tiếng Anh trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá
tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường có sự giám
sát, kiểm tra của giáo viên. Tổ chức cho các em thành lập nhóm học tập, thi đua giữa
các nhóm học tập mà trong đó có những học sinh yếu. Động viên, tuyên dương kịp thời
học sinh có tiến bộ.
- Tăng cường việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu
cầu giảng dạy theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008 - 2020 cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiếng Anh trường THCS và
THPT.
- Tổ phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong trường tăng cường tổ chức các

buổi ngoại khóa về Tiếng Anh, thành lập các câu lạc bộ học Tiếng Anh nhằm tăng
cường kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh.
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục học sinh.
- Đẩy mạnh công tác quản lý lớp, xây dựng nề nếp học tập của lớp.
- Phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn hướng dẫn giúp đỡ các em yếu kém ôn bài.
- Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở nhà ngăn nắp, khoa học, có hiệu quả.


- Tổ chức phát động các phong trào như: “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn học
tập”,

để giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém của lớp yên tâm học tập và tiến bộ.

2. Về phía học sinh:
- Cần phải tập trung chú ý nghe giảng và khắc sâu kiến thức.
- Về nhà nghiêm túc thực hiện giờ tự học, làm đầy đủ bài tập được giao, ôn lại bài
cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Về phía phụ huynh:
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm vững
tình hình học tập của con em mình.
- Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, sách học, sách tham
khảo để giúp các em học tốt hơn.
* Kiến nghị với nhà trường:
- Xây dựng phòng học bộ môn, tạo điều kiện về kinh phí để tổ chức các buổi ngoại
khóa cho học sinh.
* Kiến nghị với Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
- Tổ chức các lớp tập huấn, các lớp chuyên đề để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn cho giáo viên.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×