Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

công tác tôn giáo và hoạt động quản lý nhà nước tại quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.77 KB, 30 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQG – An ninh quốc gia
QLNN –Quản lý nhà nước
TTATXH –Trật tự an toàn xã hội
XHCN –Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1.Tính cấp thiết của đề tài

1

2.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2

2.1.Đối tượng nghiên cứu

2

2.2.Phạm vi nghiên cứu đề tài

2


3.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2

3.1.Mục tiêu nghiên cứu

2

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4.Phương pháp nghiên cứu

3

5.Bố cục

3

NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO

4

1.1.

1.2.

4
6

Một số khái niệm
Nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
10


2.1.Tình hình về công tác tôn giáo và hoạt động quản lý nhà nước về tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

10

2.1.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Ninh

10

2.1.2. Những thành tựu đã đạt được về công tác tôn giáo và hoạt
động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

12

2.2.Một số tồn tại về công tác tôn giáo và hoạt động quản lý tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


15

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

18

3.1.Phương hướng, mục tiêu.

18

3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo và hoạt
động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

18

3.3.Kiến nghị

22

KẾT LUẬN

25

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể xã hội ra
đời từ hàng nghìn năm nay và sẽ tồn tại cùng với loài người trong một thời gian
khó đoán định. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu
sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong
tục, tập quán của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia.
Vào những năm gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có nhiều diễn biến
phức tạp. Nằm trong dòng chảy của lịch sử nhân loại, Việt Nam là một quốc gia
đa tôn giáo, bên cạnh các tôn giáo lớn có tổ chức với số lượng tín đồ đông đảo còn
có các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống. Tôn giáo đã và đang trở thành
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, các hoạt động của tôn giáo được
khôi phục và phát triển mạnh mẽ, số người theo tôn giáo ngày càng tăng. Hiện
nay, ngoài xu hướng hành đạo đồng hành cùng dân tộc, thuần túy tôn giáo, tuân
thủ Hiến pháp, pháp luật cũng đã xuất hiện các hoạt động tôn giáo không bình
thường, có phần lấn lướt chính quyền, vi phạm một số qui định của Nhà nước về
hoạt động tôn giáo. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải
tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo để vừa đảm bảo nhu
cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi
dụng tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn
giáo ở Quảng Ninh đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số kết quả nhất định.
Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại: Một bộ phận cán bộ đảng viên nhận
thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo còn hạn chế;
sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn thiếu tập trung và đồng bộ; việc giải
1


quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn kéo dài, gây tâm lý phản cảm cho
quần chúng tín đồ và các chức sắc tôn giáo, tạo ra những sơ hở không đáng có cho

một số phần tử xấu lợi dụng. Đặc biệt việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với tôn giáo của chính quyền ở nhiều lúc, nhiều nơi, nhất là ở cơ sở còn quá
cứng nhắc; các đoàn thể nhân dân vùng đồng bào có đạo nói chung hoạt động còn
kém hiệu quả; công tác xây dựng lực lượng cốt cán, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm
công tác tôn giáo còn chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức đối với tôn giáo
và hoạt động tôn giáo của đảng ủy, chính quyền ở một số nơi còn chưa thống nhất.
Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Công tác tôn giáo và hoạt
động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tôn giáo và hoạt động QLNN về
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.2.

Phạm vi nghiên cứu đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác tôn giáo và hoạt động QLNN về
tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thời gian từ năm 2011 đến tháng 7 năm
2016.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác
tôn giáo và hoạt động QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra khái niệm về tôn giáo, một số vấn đề về công tác tôn giáo và hoạt
động QLNN về tôn giáo
2


- Tìm hiểu, đánh giá kết quả về công tác tôn giáo và hoạt động QLNN về

tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, những tồn tại cần khắc phục.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác tôn giáo và
hoạt động QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và QLNN về tôn giáo, khóa
luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
5. Bố cục
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
- Chương 1: Nhận thức chung về công tác tôn giáo và hoạt động QLNN về
tôn giáo.
- Chương 2: Thực trạng về công tác tôn giáo và hoạt động QLNN về tôn
giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác tôn giáo
và hoạt động QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
KẾT LUẬN.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin thì: Tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh sự tồn tại xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người,
con người với tự nhiên một cách hoang đường. Sự phản ánh đó dựa trên cơ sở tin
và sùng bái các lực lượng siêu nhiên có khả năng chi phối, thay đổi số phận con
người.
Như vậy bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một sản phẩm do con
người sáng tạo ra dưới những điều kiện nhất định. Tôn giáo chỉ mất đi khi những
nguyên nhân làm nảy sinh và điều kiện để tôn giáo tồn tại không còn nữa.
Chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra rằng: Chức năng cơ bản của tôn giáo là cân
bằng, xoa dịu nỗi khổ của trần gian, là hương thơm cho trần gian lộn ngược. Thế
giới cực lạc mà tôn giáo chỉ ra tuy chỉ là hư ảo, ảo tưởng song trong con người
không vẹn toàn, xã hội không vẹn toàn, trong cái không vẹn toàn đó có lúc, có nơi
một bộ phận cần tôn giáo.
Về mặt đạo đức: Không một tôn giáo chân chính nào lại xúi bẩy con người
ta làm điều xấu, điều ác.Thậm chi trong một chừng mực nào đó nó còn ngăn chặn
con người làm điều ác, mặc dù nó hướng về thế giới bên kia! Hạn chế của tôn giáo
đối với đạo đức là sự vâng lời không cần chứng minh, vâng lời bất chấp. Điều đó
làm cho tín đồ mê muội và mất tính năng động.

4


Không chỉ vậy tôn giáo còn tác động rất lớn tới văn hóa và khoa học.Tất
nhiên sự tác động này cũng có tính hai mặt: Hoặc tích cực hoặc tiêu cực.
Trong quan hệ với xã hội tôn giáo là động lực, là yếu tố cố kết cộng đỗng xã
hội. Những cộng đồng tôn giáo như: Cộng đồng thiên chúa, cộng đồng phật giáo…
Khi cộng đồng đó hòa nhập với xã hội thì đó là yếu tố cố kết cộng đồng xã hội, cái
cố kết được hiểu theo hai nghĩa tốt hoặc xấu.Nếu tôn giáo trong sáng điều đó sẽ có

lợi cho xã hội. Vì vậy trong mối quan hệ với xã hội, tôn giáo trách nhiệm của
chúng ta là phát huy điểm tốt và hạn chế cái tiêu cực, điều xấu.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn có nhiều diễn biến phức tạp,
tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định.Một số người chưa tuân thủ pháp
luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành
nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở
vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên,có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số nơi,
nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
1.1.2. Hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo
Hoạt động quản lý xuất hiện từ lâu và bao gồm nhiều loại, trong đó quản lý
xã hội là một dạng quản lý đặc biệt. Quản lý xã hội được đặt ra từ khi lao động của
con người bắt đầu được xã hội hóa. Quản lý xã hội là sự tác động có ý thức để chỉ
huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con
người phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý và qui luật khách quan. Quản lý xã hội
do nhiều chủ thể tiến hành. Khi Nhà nước xuất hiện, những công việc quản lý xã
hội quan trọng nhất do Nhà nước đảm nhiệm.
Quản lý nhà nước hiện nay được hiểu theo hai nghĩa:
5


Nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, sử dụng
quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người do tất cả các cơ quan Nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) tiến
hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội.
Nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang quyền lực Nhà
nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ
quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp).
Từ các khái niệm như đã trình bày ở phần trên, ta có thể đưa ra khái niệm

hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo theo hai nghĩa như sau:
Nghĩa rộng: Là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền Lập pháp, Hành
pháp, Tư pháp) của các cơ quan Nhà nước theo qui định của pháp luật để tác động,
điều chỉnh, hướng các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức,
cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ
thể quản lý.
Nghĩa hẹp: Là một dạng quản lý xã hội mang tính chất nhà nước, chức năng
nhiệm vụ của nhà nước, là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp
luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo
và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo qui
định của pháp luật.
1.2.

Nguyên tắc của hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo

Hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo có một số nguyên tắc chính sau:
Một là, nguyên tắc đảm bảo cho mọi công dân được bình đẳng trước Hiến
pháp và pháp luật
Đây là nguyên tắc của thể chế dân chủ, có tính phổ quát ở nhiều quốc gia.
Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, đến nay Hiến pháp Việt Nam đã được bổ sung
6


nhiều lần với những qui định rõ ràng về các quyền con người được Hiến pháp bảo
vệ trên tất cả các mặt dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; các quyền riêng
trong xã hội, đặc biệt là quyền trẻ em, phụ nữ, các dân tộc thiểu số, quyền bình
đẳng trước pháp luật của các tôn giáo.
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một
tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các
tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín

ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính
sách của nhà nước.
Chỉ thị 37- CT/TW về công tác tôn giáo trong tình hình mới của Bộ chính trị
ngày 02/7/1998 cũng đã khẳng định: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mọi công dân
đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, không phân biệt người
theo đạo và người không theo đạo, cũng như giữa các tôn giáo khác nhau”.
Vì vậy, không phân biệt nghĩa vụ và quyền lợi của công dân vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo, công dân theo tôn giáo và không theo tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật, được hưởng mọi quyền lợi công dân, đồng thời có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ công dân. Đây là nguyên tắc đồng thời cũng là nội dung quan
trọng của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, nguyên tắc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của con người đã xuất hiện từ xa
xưa trong lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người. Tín ngưỡng là hoạt
động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với
nước, với cộng đồng, thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các
hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử,
7


văn hóa, đạo đức xã hội. Tuy nhiên mức độ của niềm tin, sự tôn thờ ấy ở mỗi con
người, mỗi cộng đồng người, mỗi giai đoạn lịch sử là khác nhau. Niềm tin tôn giáo
khó áp đặt cũng không dễ tước đoạt, nó tồn tại như nhu cầu khách quan của đời
sống hiện thực. Vì vậy tự do tín ngưỡng cũng có nghĩa là con người được tự
nguyện hướng tới một lực lượng siêu nhiên, đồng thời cũng có quyền khước từ
hoặc loại bỏ niềm tin đã có. Tự do tín ngưỡng cũng có nghĩa là không chấp nhận
sự độc tôn hoặc tham vọng thôn tính của tôn giáo này đối với tôn giáo khác, càng
không thể áp đặt hoặc gạt bỏ thông qua quyền lực chính trị.
Tuy nhiên quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là vô giới hạn, vì

quyền của người này, cộng đồng này khi vượt qua giới hạn nào đó có thể vi phạm
vào quyền chính đáng của những người khác. Tự do theo nghĩa chân chính của nó
là tự do của người này, cộng đồng này không vi phạm đến tự do của người khác và
cộng đồng khác. Điều 8 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo đã khẳng định:
Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình,
độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh,
tuyên truyền trái pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các
dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm
pháp luật khác.
Chính vì những lý do trên nhà nước có trách nhiệm quản lý và điều chỉnh
các hoạt động của cá nhân và tổ chức tôn giáo sao cho những hoạt động ấy diễn ra
trong khuôn khổ của pháp luật, không ảnh hưởng đến xã hội.
Ba là, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn giá
trị văn hóa
8


Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng thể hiện qua sinh hoạt vật chất
của con người. Tín ngưỡng, lòng tin tôn giáo được vật chất hóa trong đời sống xã
hội thể hiện qua kinh sách, luật lệ, lễ nghi… Các cơ sở thờ tự của tôn giáo thường
là nơi thờ phụng của tín đồ các tôn giáo, đồng thời cũng là nơi giữ gìn văn hóa vật
thể và phi vật thể. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm hội họa, điêu khắc,
những bản nhạc, bài ca, y phục đến trang trí, bày biện… thực hiện các nghi thức
tôn giáo đều thể hiện nét văn hóa đặc trưng của từng tôn giáo cụ thể. Vì vậy, sự tồn
tại của tôn giáo cũng có nghĩa là sự bảo lưu văn hóa. Giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc không thể không quan tâm đến sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và
tôn giáo truyền thống mà nhân dân ta lưu giữ qua nhiều đời nay.
Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đích thực không thiếu những hiện

tượng phản văn hóa có trong tôn giáo, những hủ tục cũ trỗi dậy, mê tín dị đoan gia
tăng, thương mại hóa trong tôn giáo phát triển… những hiện tượng ấy trà trộn,
thẩm thấu vào sinh hoạt tôn giáo làm vẩn đục bầu không khí sinh hoạt tôn giáo
lành mạnh. Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo làm sao vừa giữ gìn được bản sắc
văn hóa dân tộc, đồng thời loại bỏ dần những hiện tượng phản văn hóa trong sinh
hoạt tôn giáo.
Bốn là, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất, hài hòa lợi ích cá nhân, cộng
đồng và lợi ích quốc gia, xã hội
Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo
thường có nhiều nhu cầu xuất hiện trong đời sống xã hội. Đối với tín đồ các tôn
giáo, nhu cầu tâm linh của họ được nhà nước coi trọng và tạo mọi điều kiện để họ
đáp ứng nhu cầu ấy. Nhưng ở vào một thời điểm nào đó đứng trước nhiều nhu cầu
thì ở đây đòi hỏi tín đồ phải giải quyết hài hòa, thỏa đáng giữa lợi ích cá nhân, lợi
ích tập thể với lợi ích chung của xã hội. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải giải
quyết tốt các xung đột, mâu thuẫn xuất hiện giữa các chủ thể nói trên.
9


Năm là, những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín
đồ phải được đảm bảo. Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của tổ quốc và của
nhân dân được khuyến khích. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đoàn
kết toàn dân, làm phương hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc và hoạt động
mê tín dị đoan đều bị lên án và xử lý vi phạm theo luật định.
Từ những nguyên tắc trên ta có thể thấy, nội dung cốt lõi của hoạt động
QLNN về tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Cho đến nay đất nước đã
hoàn toàn độc lập, tự do, sau mấy chục năm được cách mạng tuyên truyền giáo
dục, phần lớn giáo dân được giác ngộ nhưng vẫn còn một bộ phận quần chúng bị
kẻ địch lợi dụng tham gia các hoạt động chống phá cách mạng. Có thể nói chừng

nào còn tôn giáo, còn các thế lực thù địch thì sẽ còn hoạt động lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng. Và cách phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả nhất chính là
việc để quần chúng tự phòng ngừa, tự đấu tranh với các hoạt động và âm mưu của
các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo.
Quan điểm “ nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động
quần chúng” được Đảng đưa ra dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận rất khoa
học.Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng, biến nó thành hành động thực tiễn
góp phần giải quyết vấn đề tôn giáo trong điều kiện tình hình Việt Nam hiện nay là
một vấn đề rất quan trọng, góp phần giữ vững An ninh quốc gia.

10


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
2.1.

Tình hình về công tác tôn giáo và hoạt động quản lý nhà nước về

tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.1.1. Đặc điểm tỉnh Quảng Ninh
Về tự nhiên:
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh
được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi
núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Quảng Ninh nằm ở
địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một con cá sấu nằm chếch theo hướng
đông bắc - tây nam. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây
tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý khoảng 106 độ 26' đến 108 độ 31'

kinh độ đông và từ 20 độ 40' đến 21 độ 40' vĩ độ bắc. Phía đông bắc của tỉnh giáp
với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh Bắc Bộ, có chiều dài bờ biển 250 km, phía tây
nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng thời phía tây bắc giáp các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn 80%
đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều
là các núi. Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng gồm có Vùng núi, Vùng
trung du và đồng bằng ven biển, và Vùng biển và hải đảo.
Về kinh tế:

11


Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng
điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với
di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về
giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều khu kinh tế. Trung tâm
thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung
Quốc và các nước trong khu vực. Năm 2015, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 3 ở Việt Nam
Về dân cư:
Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.177.200 người,
mật độ dân số đạt 193 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần
620.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Dân số nam đạt
607.350 người, trong khi đó nữ đạt 569.850 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân
theo địa phương tăng 11,5‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm
2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống.
Trong đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người Dao
đông thứ nhì với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946 người,

người Sán Chay có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người. Ngoài ra còn có các
dân tộc ít người như người Nùng, người Mường, người Thái.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 04 tôn giáo đang hoạt động: Phật
giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài với số lượng chức sắc, tín đồ trên 190.000
người, chiếm hơn 16% dân số toàn tỉnh.
2.1.2. Những thành tựu đã đạt được về công tác tôn giáo và hoạt
động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

12


Quảng Ninh là tỉnh có các khu du lịch mang tầm cỡ Quốc gia và Quốc tế (di
tích chiến thắng Bạch Đằng, khu di tích danh thắng Yên Tử, khu di tích thương
cảng cổ Vân Đồn, khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long); có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật liên quan đến tôn
giáo, tín ngưỡng; có các trung tâm lớn về tôn giáo và nhiều cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng khác phân bổ trên địa bàn toàn tỉnh (Trung tâm Phật giáo Yên Tử, gắn liền
với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; Chùa Lân - Thiền
viện Trúc Lâm Yên Tử; chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm; các chùa:
Ba Vàng, Lôi Âm, Long Tiên, Xuân Lan; đền Trần Quốc Nghiễn, đền Cửa Ông,
…), hàng năm thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến thăm quan,
hành lễ cùng với đó là các hoạt động tôn giáo diễn ra thường xuyên trong năm ở
hầu hết các địa phương thuộc Tỉnh.
Xác định được vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước đối với tôn
giáo trên địa bàn tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
sự hướng dẫn chuyên môn của Ban Tôn giáo Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của
các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương; đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực vượt
qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cán bộ, công chức, nhân viên,
thời gian qua, Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng.

Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đã có nhiều chuyển biến tích cực, bộ
máy làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đã từng bước củng cố, kiện toàn,
phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ. Công tác
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được quan tâm, thực
hiện. Nhất là, đã giải quyết và tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết tốt,
đạt kết quả cao các vụ việc tôn giáo khó, nhạy cảm; trong đó có một số vấn đề tồn
13


động do lịch sử để lại như việc xây dựng không phép, việc mất đoàn kết nội bộ,
việc sử dụng nhà riêng làm cơ sở thờ tự ở một số địa phương…; giải quyết kịp
thời, đúng quy định của pháp luật đối với nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng
của tổ chức, cá nhân các tôn giáo, như: việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm,
thuyên chuyển chức sắc các tôn giáo; xây mới và cải tạo cơ sở thờ tự; tổ chức các
cuộc lễ lớn, các cuộc lễ ngoài chương trình đăng ký hàng năm...
Ban Tôn giáo tỉnh cũng đã tích cực, chủ động tham mưu cho tỉnh ban hành
các văn bản chỉ đạo nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn
tỉnh; chủ động phối hợp với chính quyền các cấp tập trung đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh, tạo sự
chuyển biến trong nhận thức và thống nhất trong hành động của hệ thống chính trị
và quần chúng nhân dân về vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo; thường xuyên tổ
chức kiểm tra, nắm bắt tình hình tôn giáo tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo tại địa phương. Công tác
cải cách hành chính được quan tâm, thường xuyên rà soát, cập nhật kịp thời và
triển khai toàn diện, có hệ thống từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Đối với cấp tỉnh,
Ban đã tham mưu cho Giám đốc Sở, UBND tỉnh đưa toàn bộ thủ tục hành chính
thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo vào Trung tâm Hành chính công tỉnh và công
bố trên cổng thông tin điện tử, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân liên hệ, giải

quyết công việc.
Đặc biệt, dưới sự quản lý, hướng dẫn và định hướng của cơ quan quản lý
nhà nước về tôn giáo, nhiều chức sắc, tín đồ các tôn giáo những năm qua đã phát
huy vai trò tích cực trong việc tham gia thực hiện chủ trương, đường lối của của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có những đóng góp to lớn trong nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc duy trì, phát triển các giá trị văn hóa,
14


lịch sử, truyền thống; hoạt động từ thiện xã hội; duy trì và thực hiện tốt các mô
hình, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vùng giáo (“Xứ đạo tiên tiến”,
“Tiếng kẻng an ninh”, “Xứ đạo sáng, xanh, sạch, đẹp”; “Chùa cảnh tinh tiến”,
“Tâm sáng hướng thiên”…), được Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ghi nhận
với nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động, Huân chương Đại
đoàn kết, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND tỉnh, Giấy
khen của các Ban, ngành thuộc tỉnh.
Bên cạnh đó, Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố cũng đã tích cực
tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết tốt các nhu cầu sinh hoạt
tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo; nắm bắt và giải quyết tốt các vấn đề tôn
giáo phát sinh ngay từ cơ sở. Chính từ chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo; sự phối hợp của các cấp, các ngành; sự đồng
thuận của chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ các tôn giáo và nhân dân mà trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã không để xẩy ra các vụ việc phức tạp, các điểm nóng
về tôn giáo hay việc lợi dụng tôn giáo gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Nhiều năm liền, tỉnh Quảng Ninh được Trung ương đánh giá là địa phương làm tốt
công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Với những kết quả đã đạt được, Ban Tôn
giáo tỉnh Quảng Ninh đã nhận được nhiều hình thức khen thưởng cho tập thể và
các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo
như: Cờ Thi đua của Ban Tôn giáo Chính phủ; Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh, Ban Tôn giáo Chính phủ,…

2.2.

Một số tồn tại về công tác tôn giáo và hoạt động quản lý tôn giáo

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Những nỗ lực và thành quả của Đảng, Nhà nước các cấp trong phát triển
kinh tế -xã hội vùng có đạo đã rõ. Tuy nhiên, một số kẻ xấu đã lợi dụng những yếu
tố đặc thù của tỉnh như: Dân tộc, biên giới, tôn giáo và công tác thu hồi đất phục vụ
15


nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội để tổ chức các hoạt động tôn giáo trái
pháp luật. Chúng lôi kéo, kích động người dân tham gia khiếu kiện đông người,
vượt cấp hoặc có những hành động khiêu khích, chống đối chính quyền, phá hoại
khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo.
Từ tình hình thực tế đã nêu, vấn đề đặt ra đối với chính quyền các cấp trong
cả nước và ở Quảng Ninh nói riêng là quản lý hoạt động tôn giáo như thế nào để
vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, vừa bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật.
Trong quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước sử dụng
nhiều phương thức, biện pháp khác nhau như: quản lý bằng pháp luật, bằng tuyên
truyền giáo dục, thuyết phục, bằng các chín h sách kinh tế - xã hội... trong đó, quản
lý bằng pháp luật đối với hoạt động tôn giáo là công cụ hữu hiệu nhất, bởi vì, pháp
luật có tính cưỡng chế, bắt buộc mọi người phải tuân theo, mọi tổ chức, cá nhân
đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, để giải quyết tốt các vấn đề về tôn giáo
cũng như thực hiện chức năng quản lý về tôn giáo đòi hỏi phải thực hiện kết hợp
nhiều phương thức, biện pháp như nêu ở trên.
Tuy nhiên, tính hệ thống và đồng bộ của pháp luật về hoạt động tôn giáo
chưa cao, nhiều quy định còn chung chung, thiếu tính cụ thể. Các quy phạm pháp
luật về hoạt động tôn giáo ngoài được quy định trong pháp lệnh tín ngưỡng, tôn

giáo năm 2004 thì còn rải rác ở 85 văn bản pháp luật nên khi thực hiện gặp nhiều
khó kh ăn. Nhiều nội dung của pháp luật về vấn đề nhà, đất của các tôn giáo, về
đào tạo chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; về hoạt động nhân đạo, từ thiện, về mở
trường tư thục, dạy nghề cho trẻ em khuyết tật của tôn giáo chưa được hướng dẫn
chi tiết, cụ thể khiến việc quản lý của nhà nước về tôn giáo gặp không ít khó khăn.
Một tồn tại nữa trong công tác tôn giáo và hoạt động quản lý nhà nước về
tôn giáo trên địa bàn tỉnh là hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo đã trải rộng từ
16


trung ương đến địa phương, nhưng cả nước chưa có trường hoặc khoa đào tạo cán
bộ làm công tác tôn giáo. Những cán bộ lãnh đạo cơ quan tôn giáo từ cấp tỉnh đến
cấp huyện chưa được đào tạo bài bản, nếu có cũng chỉ là đào tạo cao cấp, cử nhân
chính trị hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học - xã hội. Trong khi đó,
những người đứng đầu các cơ sở tôn giáo thường được trang bị rất kỹ về lý luận cơ
bản. Không chỉ hiểu biết nhiều lĩnh vực, nhất là tâm lý con người, họ còn tạo được
sự thu hút từ ngoại hình, giọng nói. Vì thế, không riêng gì ở Quảng Ninh đã phổ
biến tình trạng người làm công tác tôn giáo nhưng lại ngại tiếp xúc với những
người đứng đầu cơ sở tôn giáo. Có nơi, vì khó quản lý nên kìm hãm nhu cầu hoạt
động tôn giáo chính đáng của người dân hoặc ngược lại là làm ngơ khi có những
biểu hiện hoạt động tôn giáo không đúng quy định của pháp luật. Trong khi các thế
lực phản động, những kẻ cơ hội chính trị thì chỉ rình chờ những cái cớ rất nhỏ
trong lĩnh vực tôn giáo để thực hiện ý đồ chính trị là chống phá Đảng, Nhà nước
Việt Nam.

17


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1.

Phương hướng, mục tiêu.

Mục tiêu của công tác tôn giáo và hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo là
nhiệm vụ chung cả hệ thống chính trị, nhằm giữ ổn định các hoạt động của đất
nước, giúp cho các giáo dân sống tốt đời đẹp đạo, chung tay giữ vững nền ANQG,
giữ gìn TTATXH. Từ mục tiêu trên, các cấp, các ngành cần nâng cao nhận thức
cho cán bộ làm công tác tôn giáo, cần làm tốt công tác quần chúng, vận động cá
biệt các chức sắc tôn giáo, tuyên truyền cho người dân nói chung và các giáo dân
nói riêng về các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước về tôn giáo và các hoạt động của tôn giáo, không phân biệt người không theo
tôn giáo với những người theo tôn giáo, siết chặt hơn quan hệ giữa những người
không theo tôn giáo với những người theo tôn giáo, đảm bảo quyền công dân cho
tất cả mọi người.
3.2.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo và

hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về
công tác tôn giáo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
cho cán bộ, công chức và tầng lớp nhân dân về công tác tôn giáo.
Pháp luật là công cụ hiệu quả nhất để thực hiện các công tác tôn giáo và hoạt
động quản lý nhà nước về tôn giáo. Do đó, các cấp, các ngành, các địa phương cần
thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, không để
các tỉnh trạng coi thường, thờ ơ, không quan tâm diễn ra tại các đơn vị.
18



Tuyên truyền, phổ biến đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động, nhân dân nhất là trong thanh niên và các tầng lớp nhân dân vùng đồng bào
có đạo, các chức sắc nhà tu hành về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, về chủ trương, chính sách phát triển kinh tếxã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Phát huy vai trò của chức sắc, nhà tu hành tiêu biểu trong các tôn giáo tham
gia tuyên truyền, vận động và có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ
lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và có ý thức chấp hành pháp
luật; chú trọng nêu gương điển hình tiêu biểu có đóng góp tích cực trong phong
trào thi đua yêu nước của đồng bào tôn giáo.
Đồng thời, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác tham mưu với các
cấp ủy Đảng, tham mưu về vấn đề sửa đổi hoặc thay thế các văn bản pháp luật về
vấn đề tôn giáo không còn phù hợp trong tình hình hiện nay; đề xuất ban hành các
văn bản hướng dẫn chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề tôn giáo,
giúp các cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng về tôn giáo.
Hai là, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân, trong đó có đồng bào theo đạo.
Cần cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công
tác tôn giáo thành những quy chế, quy định, hướng dẫn để tổ chức triển khai hiệu
quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo nhằm huy động mọi
nguồn lực, trong đó chú trọng đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và triển khai lồng
ghép thực hiện các mục tiêu quốc gia, ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở tại các vùng
sâu, vùng xa, hải đảo.
19


Tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo huy động nguồn lực xã hội hóa tham
gia vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương

theo quy định và bảo tồn, tôn tạo, đầu tư xây dựng các cơ sở tôn giáo là di tích lịch
sử - văn hóa nhằm thu hút và phát triển các hoạt động du lịch, văn hóa tâm linh
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và xây dựng điểm đến để thu hút khách du lịch góp
phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân và đồng bào có đạo.
Thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hoạt động sinh hoạt
tôn giáo bình thường theo pháp luật; khuyến khích các hoạt động tôn giáo hướng
thiện, nhân đạo, nhân văn, tiến bộ; giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của
truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với đất
nước; động viên chức sắc, tín đồ các tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, tham gia tích
cực vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ba là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt
đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành.
Các cấp, các ngành cần quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo
sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công
nhận, đúng pháp luật. Tuyệt đối không tiến hành truyền đạo trái phép, tuyên truyền
các nội dung kích động, xuyên tạc các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
Cần vân động các chức sắc, tín đồ các tôn giáo tích cực hưởng ứng phong
trào xây dựng nông thôn mới, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thực hiện
có hiệu quả các chương trình giảm nghèo, phong trào “toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa”. Các cấp lãnh đạo các địa phương cần lắng nghe những đề xuất, nguyện
vọng chính đáng của các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo và giải quyết những
20


vấn đề bức xúc chính đáng của họ liên quan đến số đông nhân dân trên địa bàn
tỉnh, đặc biệt là từ các đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo.
Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tực giác, đấu tranh kiên
cường làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo,

dân tộc phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo và chú trọng nâng
cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Các cơ quan, ban ngành cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban
ngành liên quan về thực hiện công tác tôn giáo để nâng cao năng lực, hiệu quả giải
quyết các vấn đề liên quan đến công tác tôn giáo.
Tập trung công tác quy hoạch các công trình, dự án, quản lý đất đai, các
công trình xây dựng của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; kiện toàn bộ máy làm
công tác tôn giáo, đảm vảo ổn định đủ số lượng và chất lượng nhất là các cấp xã và
các địa phương có nhiều đồng bào các tôn giáo; thực hiện tốt công tác đào tạo, quy
hoạch, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, nhất là về chuyên môn,
nghiệp vụ.
Cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ các cấp, các ngành, các địa phương
về vấn đề tôn giáo. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các các bộ trực
tiếp làm công tác tôn giáo như: mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ ngay tại địa phương, cử các cán bộ đi học nâng cao công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo, cử cán bộ tham gia các buổi tọa đàm, hội nghị về vấn đề nâng
cao công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, bồi dưỡng thêm cho cán bộ làm công
tác tôn giáo các tình hình mới về công tác tôn giáo hiện nay, các thuận lợi và khó
khăn, cách khắc phục để các cán bộ có thêm kinh nghiệm để giải quyết các vụ việc

21


×