Tải bản đầy đủ (.docx) (223 trang)

Các dân tộc và chính sách dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.09 KB, 223 trang )

CÂU 1: NGUỒN GỐC LỊCH SỬ TỘC NGƯỜI
I. Cái nhìn khái quát
- Lịch sử tộc người là quá trình hình thành, phát triển, tồn tại của một (hoặc
nhiều) tộc người trên một vùng lãnh thổ nhất định nào đó.
- Lịch sử tộc người các cư dân trên thế giới chỉ ra hai khuynh hướng chủ yếu:
Quá trình tích hợp và quá trình phân ly.
- Quá trình tích hợp là hợp nhất nhiều nhóm địa phương và đồng hóa rất
nhiều bộ phận cư dân vào thành phần tộc thuộc của mình. quá trình tích hợp luôn
gắn liền với quá trình đồng hóa.
- Có đồng hóa cưỡng bức và đồng hóa tự nhiên. Quan điểm tiến bộ luôn
chống lại sự đồng hóa cưỡng bức.
- đồng hóa tự nhiên được nhìn nhận sự hòa nhập, hòa đồng về cơ bản là trên
cơ sở của sự tự giác, tự nguyện. Xu hướng này một khi được thiết lập thì dù người
ta có ngăn cấm, dó dùng cả các biện pháp hành chính cũng không thể ngăn cản
được.
Quá trình phân ly được coi là điển hình nhất là gắn liền với lịch sử di dân của
nhiều dân tộc châu Âu sang châu Mỹ và xuống châu Đại Dương. Người ta thường
lấy mốc Christopher Colombus phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 làm dấu mốc cho
quá trình này. Với lịch sử nhân loại, trước 1492 và có thể nhiều thế kỷ tiếp theo
không thể chứng kiến có cuộc đại di dân nào kéo dài từ thế lỷ XV cho đến các thế
kỷ thứ XVIII, XIX với sự di thực hàng trăm triệu cư dân châu Âu, cả người châu
Phi và sau này là cả dân châu Á đến châu Mỹ. Kết quả của quá trình này là hàng
chục quốc gia dân tộc đã hình thành trên phần đất của “Tân lục địa”. Tương tự như
vậy là các cuộc di dân đến châu Đại Dương. Australia, New Zealand hiện diện trên
hành tinh này là kết quả của các “phát kiến địa lý”, của quá trình di dân, quá trình
phân ly.
Các dân tộc quốc gia được hình thành mà hầu hết trong số họ là có nguồn gốc
từ châu Âu đều gắn liền với các nguyên nhân chủ quan và khách quan của quá
trình di dân. Một mặt, với sự cộng cư của các khối cư dân khác nhau trên một lãnh
thổ qua hàng mấy trăm năm đã hình thành nên ý thức dân tộc chung trên cơ sở của
một ngôn ngữ chung (tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), hình thành các đặc


điểm văn hóa chung và một ý thức cộng đồng (dân tộc chung). Mặt khác, do sự
gián cách về địa lý (đại dương) giữa Đông bán cầu và Tây bán cầu, giữa Bắc bán
cầu và Nam bán cầu mà mối liên hệ giữa các “mẫu quốc” với các thuộc địa của họ
ở các vùng đất mới ngày càng lỏng lẻo, ngày càng “xa mặt cách lòng”. Đấy là lúc
1


các phần đất thuộc địa đã đủ lớn mạnh, trưởng thành và họ tự nhận ra rằng, họ
đang tồn tại với vị thế như lầ một dân tộc, họ cần có quốc gia, có nhà nước riêng.
Kết quả là nước Mỹ được hình thành, thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Anh vào
năm 1776. Hàng loạt dân tộc ở Nam Mỹ tuyên bố độc lập, thoát khỏi sự ràng buộc
với đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Có thể nói, đây là những ví dụ điển hình nhất cho xu hướng phân ly của lịch
sử tộc người, của quá trình tộc người của nhân loại. Từ cái nhìn khái quát này,
chúng ta sẽ có những nhận xét, có sự nhận diện về một số vấn đề lịch sử tộc người
của Việt Nam.
II. Đối với khu vực phía Bắc
- thời cổ đại, nhiều bộ lạc khác nhau đã cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Vd: loại hình nhân chủng Mêlanêdi, Inđônêdiêng, Ôxtralôit, Môngôlôit và
sự hỗn chủng giữa các loại hình này.
- Điều đáng chú ý là các bộ lạc thời kỳ Đồ đá mới ở Đông Nam Á (bao
gồm cả một phần Nam Trung Quốc), được gọi là Việt (Yuè, 越), được biết
đến khá nhiều trong thư tịch cổ Trung Hoa. Đây là tên gọi chỉ nhiều bộ lạc
nói các ngôn ngữ khác nhau không phải Hán, được gọi là khối Bách Việt.
Nhiều ý kiến cho rằng, thành phần của khối Bách Việt bao gồm người
Indonexia, Việt, Thái - Tày,Khơ-me cổ, các cư dân Tạng - Miến ở miền Tây
Nam Trung Quốc. Các bộ lạc này vào thời kỳ đó sống gần nhau trên một khu
vực rộng lớn của miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Đông Dương.
Đến thời đại Đồ đồng, gắn liền với Văn hóa Đông Sơn, thành phần tộc người
của Việt Nam cổ đại đã được các nhà khoa học nhìn nhận có phần chính xác hơn,

mà chủ yếu là hai khối Lạc Việt và Âu Việt. Người ra, còn có thể có các thành
phần cư dân khác.
Khối Lạc Việt được cho là tổ tiên của các cư dân nói ngôn ngữ Việt - Mường;
khối Âu Việt là tổ tiên của các cư dân nói ngôn ngữ Tày - Thái cổ. Trong tiến trình
lịch sử lâu dài, bức tranh về các tộc người ở Việt Nam ngày càng đa dạng mà như
phần trên đã nói, Việt nam trở thành một trong những quốc gia đa tộc người điển
hình nhất. Trong số hơn 50 tộc người và cũng khoảng chừng ấy các nhóm địa
phương đều thuộc về hai bộ phận: khối cư dân bản địa và khối cư dân thiên di.
Thuộc về khối bản địa tiêu biểu nhất là người Kinh. Quá trình hình thành tộc
người Việt thời cổ đại được cho là gắn liền một cách liên tục với sự phát triển của
các văn hóa khảo cổ học Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun để tạo dựng nên nền
văn minh Đông Sơn rực rỡ.
2


Đối với các tộc người thiểu số thì trước hết là người Mường, người Chứt và
điển hình nhất là người Mường. Họ có chung nguồn gốc lịch sử với người Kinh và
nằm trong khối cộng đồng Lạc. Từ khối Lạc Việt này, có thể là vào thời gian
khoảng đầu Công nguyên mới phân hóa dần dần thành Việt (Kinh) riêng, Mường
riêng. Các bộ phận cư dân này có địa bàn hình thành và định cư lâu dài là ở trung
du, đồng bằng Bắc Bộ, ở một số thung lũng hẹp của vùng giáp ranh giữa đồng
bằng Bắc Bộ với Tây Bắc, ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Ở miền Tây Bắc nước ta các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ-me
cũng được coi là các bộ phận bản địa. Đó là các tộc người Kháng, La ha, Xinh
Mun, Mảng. Các cư dân này không chỉ sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam mà học còn
có mặt cả ở Lào.
Như đã nói, quá trình hình thành các cư dân trên lãnh thổ Việt Nam là cả một
quá trình lâu dài và phức tạp. Bên cạnh bộ phận cư dân bản địa là một bộ phận
đáng kể các cư dân thiên di từ bên ngoài vào. Các luồng di dân vào Việt Nam có
thể chỉ ra ba hướng: từ Nam Trung Quốc xuống, từ Lào qua, từ Hải đảo vào.

Một trong những luồng di cư lớn nhất từ Nam Trung Quốc xuống là luồng di
cư của người Thái. Các nhóm Thái ban đầu là di cư theo các dòng sông. Họ xuôi
theo sông Hồng, sông Đà, sông Mã đến các vùng của Tây Bắc Việt Nam sinh sống
trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Hiện nay, người Thái
chiếm số lượng đông đảo nhất ở vùng Tây Bắc. Văn hóa Thái bao trùm lên cả vùng
này, nổi trội đến mức người ta gọi Tây Bắc là Xứ Thái. Các địa phương có đông
người Thái phải kể đến các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái và miền núi
của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Người Khơ-mú ở Tây Bắc thì chuyển cư từ Lào sang. Họ cũng hiện diện ở
một số huyện miền núi của Nghệ An và Thanh Hóa. Tộc người này ở Lào có số
lượng khá đông, ước tính khoảng nửa triệu người, tập trung ở lưu vực sông Nậm U
và vùng Luông Pha Băng. Thực tế cho thấy bộ phận lớn người Khơ-mú đến Việt
Nam mới được hơn 100 năm. Địa bàn sinh sống tập trung nhất của người Khơ-mú
là các huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), Sông Mã, Xốp Cộp (tỉnh Sơn La), Kỳ
Sơn (tỉnh Nghệ An).
Các tộc người nói ngôn ngữ Tạng - Miến gồm Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ... cũng
có lịch sử cư trú lâu đời trên các địa bàn mà hiện tại họ đang sinh sống. Nhiều tài
liệu lịch sử - dân tộc học cho thấy họ có mặt ở Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam có
thể từ trước thế kỷ X.
3


Người Dao cũng là tộc người có mặt ở Việt Nam khá sớm, có thể là từ thế kỷ
thứ XII - XIII. Nhưng quá trình thiên di của họ đến Việt Nam chắc chắn là từ thế
kỷ thứ XIII và nó kéo dài cho đến những năm 40, 50 của thế kỷ XX. Cho đến nay
ở nhiều nơi người Dao khi cúng tiễn hồn người chết vẫn đưa về Dương Châu
(Giang Tô, Trung Quốc), nơi được coi là quê hương xa xưa của họ.
Người Hmông (người Mèo) đến Việt Nam muộn hơn. Đợt di cư đầu tiên của
họ từ Nam Trung Quốc đến Việt Nam cách ngày nay khoảng hơn 300 năm. Người
Hmông cũng như người Dao và nhiều bộ phận cư dân khác di cư đến Việt Nam là

do nhiều nguyên nhân: Tìm đất lập nghiệp; chạy trốn sau các cuộc khởi nghĩa
chống lại giai cấp phong kiến địa phương không thành công; do sức ép của các
cuộc bùng nổ dân số và nhiều nguyên nhân khác nữa.
Người Nùng là cư dân có số lượng khá đông đảo, với gần một triệu người.
Hầu hết người Nùng thiên di từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sang các tỉnh miền
núi vùng Đông Bắc Việt Nam khoảng 300 - 400 năm nay. Người Nùng có mối
quan hệ rất gần gũi với người Tày cả về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa và sống xen kẽ
với người Tày đến tận cấp độ thôn bản. Trong quá trình cộng cư rất nhiều người
Nùng đã hòa vào thành phần tộc người Tày.
Bên cạnh người Nùng thì các tộc người Giáy, Bố Y, các nhóm địa phương Pu
Nà, Tu Dí cũng là những cư dân gần gũi với người Tày, Nùng. Các bộ phận cư dân
này có mặt ở Việt Nam cũng khoảng trên dưới 300 năm.
Người Sán Chay gồm hai bộ phận hợp thành là Cao Lan và Sán Chỉ. Thời
gian có mặt của họ ở Việt Nam cũng khoảng 300 - 400 năm. Điều đáng lưu ý ở đây
là ngôn ngữ của nhóm Cao Lan thì gần với tiếng Tày, trong khi đó tiếng nói của
người Sán Chỉ lại thuộc hệ ngôn ngữ Hán. Vì vậy, sự sắp xếp 2 nhóm Cao Lan và
Sán Chỉ vào một tộc người là Sán Chay thì nhìn dưới góc độ ngôn ngữ được cho là
gượng ép, khiên cưỡng.
Người Hoa có mặt ở Việt Nam tương đối muộn, khoảng 200 - 300 năm. Họ
sống đông đúc hơn là ở môi trường đô thị. Trước đây các thị xã, thị trấn ở vùng
Đông Bắc có khá đông người Hoa. Các thành phố như Hải Phòng, Hà Nội cũng có
những “khu phố Tàu”. Nhưng với cuộc xung đột Biên giới phía Bắc năm 1979 do
phía Trung Quốc gây ra thì rất nhiều người Hoa ở các tỉnh phía Bắc đã hồi hương.
Cần lưu ý rằng, trong thành phần người Hoa có những bộ phận cư dân khác Hán bị
đồng hóa như người Tày, người Nùng, người Sán Dìu, người Dao... Họ là những
thành phần bị Hán hóa.
4


Gần gũi về mặt ngôn ngữ với người Hoa là người Sán Dìu. Người Sán Dìu cư

trú chủ yếu ở các vùng trung du của khu vực Đông Bắc. Thời gian có mặt của họ ở
Việt Nam được cho là khoảng 400 - 500 năm.
Nhìn chung, bức tranh tổng thể về sự phân bố dân cư của các tộc người của
các tỉnh phía Bắc có thể được phác họa như sau: Người Kinh cư trú lâu đời ở các
vùng đồng bằng, trung du, ven biển; sau này lan tỏa lên các vùng miền núi Đông
Bắc, Tây Bắc. Các cư dân Thái - Tày cùng với người Mường chiếm cứ vùng thung
lũng hẹp với hoạt động mưu sinh đa dạng, vừa làm ruộng, vừa làm nương, vừa biết
làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao thả cá, sáng tạo nên nền “văn hóa
thung lũng” độc đáo. Các tộc người Hmông - Dao, Tạng - Miến, Môn -Khơ-me thì
sinh sống ở các vùng cao hơn. Họ canh tác nương rẫy là chính, nghĩa là, về mặt
truyền thống, họ sinh sống gắn bó với rừng. Chính vì vậy mà các bộ phận cư dân
này trước đây có tỷ lệ du canh, du cư lớn nhất.
Tuy nhiên, trong một vài thế kỷ gần đây ở các vùng cao Đông Bắc đã xuất
hiện một loại hình canh tác mới. Ở các khu vực đồi núi đất người ta tạo ra các triền
ruộng bậc thang, là những công trình sáng tạo vĩ đại của con người.
Ruộng bậc thang giúp nhiều bộ phận cư dân tạo lập cuộc sống định canh, định
cư, góp phần đắc lực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường văn hóa
tộc người. Các triền ruộng bậc thang nổi tiếng là hoành tráng, đẹp như những tác
phẩm nghệ thuật có thể quan sát được ở Sa Pa (Lào Cai), Hoàng Su Phì - Xín Mần
(Hà Giang), Mù Căng Chải (Yên Bái).
Việc cư trú ở các khu vực cao thấp khác nhau cũng hình thành nên các đặc
trưng của độ “chênh” văn hóa. Phần này sẽ được đề cập tới khi nói đến các đặc
trưng văn hóa.
III. Đối với khu vực phía Nam
Với các tỉnh phía Nam, đặc điểm phân bố cư dân gắn với lịch sử tộc người có
thể được nhìn nhận như sau:
Ở các vùng biên giới và vùng cao phía Bắc, phía Nam Trường Sơn - Tây
Nguyên, các bộ phận cư dân ở đây thường di động trong một khu vực nhất định.
Họ là những cư dân “ăn rừng” nên thường sau một vài năm khi đất đai trở nên cằn
cỗi, xa nơi cư trú, canh tác gặp khó khăn người ta có thể rời làng đến một khu vực

khác, thuận tiện hơn cho việc làm nương. Tiểu biểu cho loại hình này là các tộc
người Gié-Triêng, Cơ-tu, Tà-ôi, Xơ-đăng, Mnông. Cũng có thể người ta bỏ làng đi
đến một vùng đất mới vì những lí do phi kinh tế như dịch bệnh, hay do những lí do
5


tôn giáo. Ở đây qui mô làng bản thường nhỏ, khoảng 15 - 30 nóc nhà với khoảng
trên dưới 200 nhân khẩu.
Ở khu vực thấp hơn như sườn núi của vùng Ngọc Linh, nơi có nguồn nước và
những vùng đất thuận tiện cho việc khai phá và canh tác ruộng nước thì bản làng
đông đúc hơn với khoảng 30 - 50 nóc nhà.
Trên các cao nguyên Kon Tum, Plâyku, Đắk Lắk, Đà Lạt, Di Linh với địa
hình bằng phẳng, đất đai màu mờ, đi lại thuận tiện, nguồn nước dồi dào, đã xuất
hiện những điểm cư dân đông đúc, thường tập trung trên dưới 100 nóc nhà với số
lượng nhân khẩu từ 500 - 1.000 người. Các điểm dân cư này thường phân bố dọc
theo các quốc lộ, quanh các thị trấn, thị xã, thành phố và trên các khu đất rộng rãi,
bằng phẳng. Các bản làng này hình thành không phải hoàn toàn từ các nguyên
nhân của sản xuất kinh tế, nhiều khi mật độ tập trung cư dân lại là các li do về mặt
chính trị - xã hội, mà chính sách dồn dân của người Mỹ và chính quyền Sài Gòn
trước đây là một ví dụ điển hình.
Về sự phân bố các tộc người ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên trên đại thể
là như sau:
Trên vùng núi cao Ngọc Linh là nơi cư trú của các tộc người Gié-Triêng, Xơđăng, Hrê, thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Người Ba-na sinh sống trên một khu vực khá rộng ở Nam Kon Tum, vùng cao
nguyên đất đỏ Plâyku kéo xuống Tây Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, xung quanh vùng thung lũng sông Ba mầu mỡ, thích hợp với việc trồng lúa
nước.
Người Gia-rai quần cư tập trung thành một vạt dài từ Tây thành phố Kon Tum
đến biên giới Việt Nam - Campuchia, nhưng tập trung đông nhất là ở vùng cao
nguyên Plâyku bằng phẳng, mầu mỡ và phần lớn thung lùng Ya Jun Pa.

Người Brâu là tộc người có dân số ít nhất, khoảng vài trăm nhân khẩu ở trọn
trong một làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Bên cạnh người
Brâu là người Rơ Măm, cũng có số lượng nhân khẩu như người Brâu, sống tại làng
Le, xã Mo Rai, cùng huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum.
Người Ê-đê là tộc người có dân số vào loại đông nhất nhì ở Tây Nguyên, có
mặt ở hầu hết các huyện của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông,
nhưng chủ yếu là tập trung ở các vùng trung tâm và các huyện Krông Búc, M’đrak.
Người Mnông phân bố chủ yếu ở các huyện của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk
Nông. Ngoài ra, còn có một bộ phận tương đối lớn người Mnông cư trú ở tỉnh Lâm
Đông, và vùng cư trú của họ ở đây còn được gọi là cao nguyên Mnông.
6


Người Chăm (Chàm) sinh sống ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa nhưng tập trung đông hơn là ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang.
Ngoài ra, cũng có một bộ phận đáng kể người Chăm sinh sống và hành nghề buôn
bán ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Người Cơ-ho tập trung ở các huyện Di Linh, dọc thung lũng Bảo Lộc - Đà Lạt
và ở nhiều huyện khác tại những vùng tiếp giáp với các tỉnh Ninh Thuận và Bình
Thuận.
Người Mạ cư trú ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng trên cao nguyên Di Linh,
còn được gọi là cao nguyên Mạ có độ cao từ 500m đến 1000m, thuộc các huyện Di
Linh, Bảo Lộc, Đức Trọng. Khu vực cư trú của người Mạ tiếp giáp với địa bàn cư
trú của người Xtiêng ở các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh.
Người Chu-rusinh sống ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng.
Về phương diện lãnh thổ tộc người họ tiếp giáp với vùng cư trú của người Cơ-ho ở
phía tây và người Ra-glai (Raglây) ở phía bắc, trên vùng núi Ninh Thuận, Bình
Thuận và Tây Nam Phú Yên - Khánh Hòa.
Ở miền Tây Nam Bộ ngườiKhơ-me tập trung đông đúc ở đồng bằng sông Cửu
Long, gồm các thành phố Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, An

Giang, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh... Tuy nhiên, địa bàn tập
trung đông ngườiKhơ-me nhất là ở các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà
Vinh và thành phố Cần Thơ.
Riêng người Kinh bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên từ thế kỷ XVIII và thời kỳ
tăng ồ ạt là từ những năm 1955 - 1975, gắn liền với giai đoạn ác liệt của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975 cho đến nay, tốc độ tăng dân số
cơ học của người Kinh ở Tây Nguyên vẫn rất lớn. Đặc biệt, từ các năm 1978 1979 trở lại đây trước và sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cùng với người
Kinh, đại diện của các tộc người thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Mường, Hmông,
Dao... tạo nên làn sóng di cư ồ ạt vào Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với số lượng
hàng chục vạn người. Nói riêng, bộ mặt phân bố dân tộc - dân cư của Tây Nguyên
trước kia vốn đã phức tạp thì ngày nay càng phức tạp thêm. Hiện nay người Kinh
chiếm khoảng 70% tổng dân số của Tây Nguyên.
Nếu so sánh về tính đa tộc người thì khôngkhu vực nào tập trung số lượng
dân tộc - dân cư đông như Tây Nguyên. Theo nhiều nguồn tài liệu thì ở Tây
Nguyên có đại diện của 47/54 tộc người của cả nước.
Tóm lại, xét về lịch sử tộc người, lịch sử cư trú thì ở Tây Nguyên cũng có hai
bộ phận cư dân bản địa và thiên di. Các cư dân bản địa gắn liền với các tộc người
7


thuộc các hệ ngôn ngữ Nam Á và Nam đảo. Các tộc người thiên di có người Kinh,
một bộ phận đáng kể các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc, miền núi Thanh Nghệ. Dù người Kinh bắt đầu có mặt ở Tây Nguyên từ thế kỷ XVIII nhưng các
mốc đánh dấu sự di cư ồ ạt là gắn liền với các năm 1954, 1975 và sau năm 1979.
Nói riêng, với các tộc người thiểu số, mà điển hình là khu vực Trường Sơn Tây Nguyên đặc điểm nổi bật nhất là họ có lãnh thổ tộc người khá rõ rệt, dù rằng
lãnh thổ đó chỉ chiếm một phạm vi bé nhỏ. Nhưng nếu xét trên phạm vi toàn vùng
thì đặc trưng xen kẽ của loại hình cư trú vẫn là đặc trưng bao trùm.
Vậy thì nên dùng khái niệm các dân tộc thiểu số hay các dân tộc ít người?
Theo nhận thức của chúng tôi thì khái niệm thiểu số (đối lại là đa số) thường dùng
cho các phạm trù thiên về định tính, còn khái niệm ít (đối lại là nhiều) thường dùng
cho các phạm trù thiên về định lượng. Xét dưới góc độ khoa học thì tộc người là

phạm trù định tính chứ không phải là phạm trù định lượng, do đó dùng thuật ngữ
các tộc người thiểu số đảm bảo độ chuẩn xác cao hơn.
2.2. Cần phải coi việc viết đúng tên các tộc người theo Bảng danh mục năm
1979là một nguyên tắc. Về vấn đề này thì tên các tộc người có phụ âm đầu thường
hay bị viết tùy tiện nhất, kể cả đối với các nhà dân tộc học. Chẳng hạn, tên người
Hmông theo Bảng danh mục là Hmông nhưng trong nhiều trường hợp lại viết là
H’Mông, HMông, Mông. Tên người Khơ-me cũng hay bị viết theo cảm nhận mà
phổ biến nhất là viêt theo kiểu Pháp, Khmer ... Nếu mỗi người cứ tùy theo ý thích
của mình mà bất chấp những quy định chung thì đến một lúc nào đó sợ rằng tên
gọi của các tộc người sẽ trở nên hỗn loạn.
Ở trên là cách hiểu, cách sử dụng khái niệm Dân tộc ở Việt Nam là cách hiểu
rất không thống nhất. Cần lưu ý trước hết là trong giới Dân tộc học - Nhân học, sau
đó là những người làm công tác trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói
chung rất nên thận trọng trong việc sử dụng các khái niệm Nhân dân, Tộc người,
Tộc dân, Tộc người thiểu số, Dân tộc sao cho đúng với tinh thần và nội hàm của
các khái niệm này.
Tóm lại, khái niệm Dân tộc ở Việt Nam được hiểu với ý nghĩa là dântộc quốc
gia và với ý nghĩa là các tộc người.
- Dân tộc quốc gia = Dân tộc Việt Nam = Nhân dân Việt Nam.
- Tộc người = Dân tộc cụ thể, với 3 tiêu chí: (1) ngôn ngữ, (2) văn hóa, (3) ý thức tự
giác tộc người chung.
Như vậy, nghiên cứu về các dân tộc ở Việt Nam thực chất là nghiên cứu về
các tộc người. Tộc người được hiểu là hình thái đặc biệt của một tập đoàn xã hội,
8


xuất hiện không phải là do ý nguyện chủ quan của con người mà là trong kết quả
của quá trình tự nhiên – lịch sử. Điều này làm nên đặc trưng rất cơ bản của tộc
người là tính bền vững, giúp nó tồn tại qua hàng nghìn năm.


9


BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI
(PGS.TS. LÊ SỸ GIÁO)

Xã hội, đặt trong mối quan hệ giữa các tầng lớp, các thành phần cư dân trong
bất kỳ hoàn cảnh nào cũng được hiểu là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa
người với người. Về mặt nguyên tắc, các cư dân cụ thể không có quyền lựa chọn
xã hội để sống, nếu có thì đấy chỉ là sự thích ứng, thích nghi. Điều này được thể
hiện rõ ràng hơn trong đời sống của các xã hội tộc người.
Riêng đối với các tộc người thiểu số Việt Nam, sự phát triển KT - XH các khu
vực khác nhau thì có những nét đặc thù riêng và không có sự đồng đều về mặt trình
độ. Nhìn chung, các tộc người thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc có trình độ
phát triển kinh tế - xã hội truyền thống cao hơn, chẳng hạn trong sự so sánh với các
tộc người khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.
I. Với các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc
Để xác định các đặc điểm xã hội truyền thống gắn liền với các tộc người thiểu
số miền núi phía Bắc, chúng ta có thể chia làm hai vùng:
Vùng một, là vùng có các mối quan hệ xã hội phát triển gần như người Kinh.
Đó là các vùng cư trú của một bộ phận các tộc người Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán
Chay, phần lớn người Mường, người Thái. Địa bàn phân bố của các cư dân này là
vùng Đông Bắc, vùng giáp ranh giữa trung du và đồng bằng, vùng miền núi của hai
tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
Vùng hai, vùng tồn tại các thiết chế xã hội tộc người khá điển hình, gắn liền
với các tộc người cụ thể: Chế độ Thổ ty (Quằng) của người Tày, Nhà Lang (Lang
đạo) của người Mường, Phìa tạo (Tạo mường) của người Thái. Địa bàn phân bố là
các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc. Các thiết chế này không phải là do các nhà nước
phong kiến Việt Nam áp đặt mà nó được hình thành là do sự vận động tự thân của
chính bản thân các tộc người đó. Bên cạnh các thiết chế này là thiết chế hành chính

xã - huyện (xã - tổng - huyện - phủ - tỉnh) của nhà nước phong kiến trung ương
dưới triều Nguyễn áp đặt vào các vùng miền núi (thiểu số) trong những năm 30 của
thế kỷ XIX.
Tuy nhiên, dù là vùng nào đi chăng nữa thì trong xã hội cũng đã hình thành
hai lực lượng đối lập: người giàu - người nghèo; người bóc lột - người bị bóc lột;
người làm chủ - người làm thuê. Song, như vừa nói ở phần trên, các thiết chế xã
hội (điển hình là ở vùng hai) được hình thành do sự vận động tự thân bên trong của
10


các tộc người nên nó cũng thể hiện các đặc điểm xã hội riêng mang những nét đặc
thù tiêu biểu.
Thứ nhất, bản làng được coi là các đơn vị xã hội cơ sở, bao gồm các gia đình
của nhiều dòng họ cùng cư trú. Các đơn vị xã hội này thường tập hợp cư dân theo
từng tộc người. Cũng có hiện tượng cư trú xen kẽ nhưng không phải là phổ biến,
trừ trường hợp cư trú xen kẽ giữa người Tày và người Nùng. Từ những năm 60 của
thế kỷ XX, gắn liền với cuộc phát động đồng bào miền xuôi đi tham gia phát triển
kinh tế - văn hóa miền núi, hàng vạn người Kinh đã có mặt ở các vùng Đông Bắc,
Tây Bắc sống xen kẽ ở các bản làng của người Tày, người Nùng, người Giáy,
người Dao, người Thái... theo dạng phổ biến là cấy cư.
Thứ hai, vai trò của quan hệ dòng họ còn chi phối rất lớn đời sống mọi mặt
của các cư dân. Dòng họ không chỉ mang tính chất huyết thống mà nó còn thể hiện
cả các mối quan hệ giai cấp và đẳng cấp. Ở các vùng của người Mường thì tất cả
những người mang họ Bùi đều là thứ dân. Những gia đình thuộc các họ Đinh,
Quách, Bạch, Hà thì thuộc thành phần quý tộc. Ở người Thái các họ quý tộc có Lò,
Cầm, Bạc, Điêu (Đèo), Sầm, Lang. Người Thái còn có câu tục ngữ “Họ Lường làm
mo (thầy cúng), họ là làm tạo (quý tộc)” để nói về hiện tượng này. Các dòng họ lớn
của người Tày có họ Vi, họ Bế ... Người Hmông rất đề cao vai trò của trưởng tộc,
trưởng họ, coi trưởng tộc là “gốc họ”, “gốc người”, là đại diện cho cộng đồng, làng
bản.

Thứ ba, sự công hữu đối với tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất đến
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn còn tồn tại đậm nét, đặc biệt là ở vùng
Tây Bắc. Nhìn chung, quyền công hữu được xác lập bền vững hơn là ở các vùng
còn tồn tại thiết chế Thổ Ty, Nhà Lang, Phìa Tạo.
Thứ tư, tất cả các tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam đều theo
chế độ phụ hệ (phụ quyền). Trong gia đình, ngoài xã hội, vai trò của người đàn ông
được coi trọng và đề cao. Con cái đều lấy họ bố. Phụ nữ của một số dân tộc khi đó
lấy chồng phải nhâp vào ma của nhà chồng. Tuy nhiên, những tàn dư, dấu vết của
đặc tính mẫu hệ vẫn có thể được nhận biết qua nhiều tập quán của đời sống xã hội
mà điển hình nhất là sự biểu hiện của “vai trò ông cậu”.
Thứ năm, việc trao đổi hôn nhân, lấy vợ lấy chồng chủ yếu là tiến hành trong
nội bộ tộc người (nội hôn) nhưng phải khác họ, khác dòng máu (ngoại tộc). Nhưng
mặt khác, do đặc điểm của cư trú xen kẽ nên hình thái hôn nhân ngoại hôn đã được
chấp nhận từ rất lâu. Con trai của tộc người này có thể kết hôn với con gái của tộc
người kia và ngược lại. Ngay cả các bậc vua chúa cũng thực hiện chế độ ràng
11


buộcbằng hôn nhân để giữ gìn an ninh ở các vùng biên viễn. Điển hình cho trường
hợp này là việc các vua nhà Lý thường gả công chúa cho các tù trưởng là người
thiểu số có thế lực ở các vùng xa xôi mà triều đình khó lòng kiểm soát được.
II. Đối với các tộc người thiểu số phía Nam
Tương thích với địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số ở phía Nam có thể
phân chia thành hai khối cư dân theo các vùng địa lý.
Các tộc người cư trú ở Trường Sơn - Tây Nguyên với trình độ phát triển kinh
tế - xã hội còn thấp; sự phân hóa xã hội chưa thật phức tạp.
Các tộc người chủ yếu sinh sống ở khu vực đồng bằng nhưKhơ-me, Chăm thì
có sự phân hóa về mặt giai cấp, đẳng cấp rất sâu sắc. Trong quá khứ tổ tiên của họ
cũng đã từng thiết lập được các định chế nhà nước.
Nhìn chung các tộc người thiểu số ở phía Nam có các đặc điểm nổi bật về mặt

xã hội truyền thống như sau:
Thứ nhất, ở hầu hết các cư dân khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, đơn vị tổ
chức xã hội phổ biến là làng. Làng là đơn vị cơ sở, đồng thời cũng là đơn vị xã hội
cao nhất. Các làng (plây, buôn) là những đơn vị cư dân cư trú theo tộc người. Đây
là điểm khác biệt so với các bản làng của miền núi phía Bắc.
Thứ hai, già làng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của các buôn làng.
Có đặc điểm này là vì trong các xã hội này, việc điều hành và điều chỉnh các mối
quan hệ trong cộng đồng, trong phạm vi tộc người thì chủ yếu là dựa vào kho tàng
kinh nghiệm. Mà với kho tàng kinh nghiệm thì những người sống lâu, những người
cao tuổi bao giờ cũng là những người tích lũy được nhiều nhất. Ở đây từ các công
việc có liên quan đến hôn nhân, xây cất nhà cửa cho đến việc giải quyết các vụ
xích mích, kiện cáo hay quyết định các hình thức xử phạt, nhất nhất đều phải có ý
kiến của già làng. Thực chất thì già làng là người thay mặt dân làng giải quyết tất
cả các công việc thuộc về đối nội, đối ngoại của cộng đồng.
Thứ ba, trong phần lớn các tộc người của khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên
đến trước Cách mạng tháng Tám chưa có sự phân hóa giai cấp mà mới chỉ có sự
chênh lệch giàu nghèo. Ở đây của cải được làm ra chủ yếu là do sức lao động của
bản thân gia đình. Tài sản tích lũy đã có nhưng chỉ là những vật dụng phi sản xuất,
những đồ dùng thiên về xu hướng làm vật ngang giá như chiêng, chóe, nồi đồng;
hay các loài vật nuôi có giá trị lớn như voi, trâu; các đồ trang sức và các vật quý
hiếm như ngà voi, sừng tê giác. Vì vậy mà ở đây chưa có các quan hệ bóc lột.
Thứ tư, một số tộc người ở Tây Nguyên vẫn còn theo chế độ mẫu hệ điển
hình. Đó là các tộc người mà về phương diện họ hàng ngôn ngữ là thuộc hệ
Malayo - Pôlinêsia gồm Gia-rai, Ê-đê, Ra-glai, Chu-ru, Chăm. Trong các xã hội
12


này, dù người đàn ông được tôn trọng nhưng quyền quản lý về mặt kinh tế - xã hội
lại nằm trong tay những người phụ nữ. Con cái tính họ theo họ mẹ; con gái phải đi
hỏi chồng và cưới chồng về nhà mình. Người đàn ông sau khi “xuất giá” thì hầu

như hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc sống của gia đình nhà vợ.
Thứ năm, đối với hai tộc người Chăm vàKhơ-me, về mặt phân hóa xã hội
truyền thống thì đã gần như người Kinh. Hai tộc người này có địa bàn cư trú là ở
Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Các làng của họ được gọi là các plây hay phum sóc. Người Chăm theo các đạo Bàlamôn (Bà ni hay Ixlam). NgườiKhơ-me thì theo
đạo Phật. Các sư sãi ngườiKhơ-meNam Bộ vẫn còn nhận được sự kính trọng của
cộng đồng. Ngôi chùa Khơ-mevốn có nhiều chức năng khác nhau, trong đó chức
năng là trường học giáo dục thanh thiếu niên về học vấn, về đạo đức được coi là
quan trọng nhất. Con trai đến tuổi trưởng thành thường phải qua một thời gian
sống ở chùa.
Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam, chế
độ xã hội của chúng ta là thống nhất, không phân biệt tộc người, vùng miền.
Nguyên tắc chung của sự vận hành xã hội là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ”. Mục tiêu cao cả mà tất cả các tộc người hướng tới là xây dựng
xã hội với “Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh”.

13


BÀI 5: CÁC ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA
(PGS.TS. LÊ SỸ GIÁO)

I. Về khái niệm văn hóa và văn hóa tộc người
Người ta cho rằng hiện nay trên thế giới có từ 200 đến 400 định nghĩa về văn
hóa. Văn hóa được dùng để chỉ những biểu hiện cao đẹp, nhưng văn hóa cũng có
thể gắn với những hiện tượng tiêu cực đáng bị phê phán.
Trong Dân tộc học/ Nhân học Văn hóa được hiểu là toàn bộ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử để thỏa mãn
chính các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của con người. Theo cách hiểu
này, văn hóa tương đương với sự sáng tạo. Tộc người nào đã tồn tại trên hành tinh
này đều có sự sáng tạo văn hóa của mình.

Các nền văn hóa được hình thành dựa trên hai nền tảng cơ bản: 1/ Đặc điểm
của môi trường sống; 2/ Từ các truyền thống được hun đúc nên trong quá tình sinh
tồn. Vì lẽ đó trong văn hóa không có sự phân chia cao - thấp, không có sự so kè
hơn - thua. Ở đây chỉ có sự đa dạng, sự tương đồng hay khác biệt giữa các nền văn
hóa.
Trong văn hóa có sự phân biệt giữa văn hóa dân gian và văn hóa nghề nghiệp.
Văn hóa dân gian thì bất luận ở xã hội nào cũng có như sự triết lý rất dân dã là khi
nào còn nhân dân thì khi đó còn văn hóa dân gian. Các sáng tạo của văn hóa nghề
nghiệp thì lại khác, nó thường gắn với các xã hội có giai cấp và nhà nước. Nếu với
văn hóa dân gian thì các tác giả của nó là “vô danh” thì với văn hóa nghề nghiệp,
các công trình sáng tạo đều có địa chỉ, có danh tính.
Văn hóa tộc người là Văn hóa được hiểu theo ý nghĩa như trên nhưng gắn liền
với các tộc người cụ thể. Các thành tố của Văn hóa tộc người có thể được chia
thành các dạng thức khác nhau, tùy theo quan điểm, theo cách hiểu văn hóa của các
tổ chức, các trường phái, các cá nhân có liên quan đến phạm trù này.
Tổ chức UNESCO chia văn hóa thành văn hóa vật thể và phi vật thể. Có nhà
khoa học (GS. Trần Quốc Vượng) thì lại cho rằng nên phân chia văn hóa thành
Văn hóa hữu thể và Văn hóa vô thể. Trong Dân tộc học/Nhân học thường chia Văn
hóa tộc người thành ba hay bốn dạng thức.
Nếu chia thành ba dạng thức, chúng ta sẽ có Văn hóa vật chất, Văn hóa tinh
thần, Văn hóa xã hội. Đây là cách phân chia phổ biến hơn. Nếu chia thành 4 dạng
thức, chúng ta sẽ có Văn hóa sản xuất, Văn hóa đảm bảo đời sống, Văn hóa chuẩn
14


mực xã hội và Văn hóa nhận thức. Trong phần trình bày tiếp theo chúng ta lựa
chọn cách phân chia thành bốn dạng thức.
II. Đặc điểm của văn hóa sản xuất
Một phần của nội dung này đã được trình bày trong phần các phương thức
canh tác của “Đặc điểm kinh tế”. Nghĩa là, văn hóa sản xuất trong ý nghĩa đầy đủ

của nó phải bao hàm cả hoạt động nông nghiệp và thủ công nghiệp. Ở đây, trong
phạm vi văn hóa vật chất chỉ đề cập đến hệ thống công cụ sản xuất, hệ thống cây
trồng, vật nuôi, các tập quán, thói quen và kinh nghiệm tích lũy được trong quá
trình sản xuất, hệ thống thủy lợi...
1.Đối với hệ thống công cụ sản xuất như con dao, cái rìu, cái cuốc, cây gậy
chọc lỗ, chiếc cày là những công cụ quan trọng nhất. Về mặt loại hình, nông
nghiệp cuốc (nông nghiệp bằng tay) là đại diện cho nền nông nghiệp dựa vào cơ
bắp của con người; nông nghiệp cày là điển hình cho loại hình nông nghiệp dùng
sức kéo của gia súc; cây gậy chọc lỗ là biểu tượng cho nền nông nghiệp nương rẫy.
2.Hệ thống cây trồng: Bên cạnh cây lúa là cây lương thực quan trọng số một,
cần phải lưu ý đến tập đoàn cây cho củ. Đó là các loài củ mài, củ từ, khoai sọ và
các loại củ ăn được nói chung.
Bầu bí cũng là loài rau quả đặc biệt được con người biết đến từ rất lâu và đã
đi vào đời sống tinh thần, tín ngưỡng của nhiều cư dân. Bầu bí được dùng làm thức
ăn cho người, cho gia súc. Vỏ quả bầu già còn được chế tạo thành đồ đựng thức ăn,
thức uống, đựng nước uống, các loại hạt, thuốc súng, muối. Nói riêng, nhiều cư
dân biết dùng vỏ quả bầu làm hộp cộng hưởng của nhạc cụ như đàn bầu của người
Kinh, đàn tính của người Tày, người Thái, nhiều loại nhạc cụ của đồng bào thuộc
khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.
Với các cây thuộc họ hòa thảo phải kể đến vai trò tiền nhiệm của cây kê trên
nương rẫy và cây lúa lúa dưới ruộng nước. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên
cứu, ở Đông Nam Á cây lúa nương mãi về sau mới thay thế cây kê trên đất khô. Và
cây lúa nương cũng có nguồn gốc từ cây lúa nước.
3. Vai trò của cây lúa nước là hết sức nổi bật, là giữ vị trí trục xoay như đã
nói. Lúa nước có nguồn gốc từ châu Á đã được phổ biến rộng rãi và được thừa
nhận trên toàn thế giới. Điều này đúng với nhận xét của nhà nông học Nhật Bản,
tiến sĩ Oatabe Tadaio: Mọi tôn giáo và tư tưởng cho đến các lĩnh vực kỹ thuật và
nghệ thuật bắt nguồn từ châu Á đều rất hiếm có một ví dụ nào giống như việc
truyền bá lúa ra khắp thế giới. Đúng là với cây lúa, châu Áđã cống hiến cho nhân
15



loại một cây trồng tuyệt vời với những xã hội, những nền văn hóa, văn minh trồng
lúa nổi tiếng.
Điều đáng tự hào hơn là Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã trở thành
một trong khoảng 10 trung tâm nông nghiệp sớm của nhân loại. Nói riêng, Đông
Nam Á cùng với Nam Trung Quốc là khu vực duy nhất của nhân loại cho đến nay
vẫn trồng lúa nếp và giữ gìn tập quán ăn nếp, dùng thóc nếp, gạo nếp làm nguồn
lương thực chính ở nhiều cư dân.
4. Hệ thống thủy lợi ở các vùng miền núi Việt Nam cũng đạt được trình độ
cao so với các hệ thống thủy lợi của nhiều nước trong khu vực. Nhiều nhà khoa
học Việt Nam cho rằng, chính hệ thống Đập - Kênh - Mương của khu vực đồng
bằng Bắc Bộ là sự chuyển dịch hệ thống Phai - Mương của vùng thung lũng hẹp từ
miền núi xuống đồng bằng, khi con người tiến hành chinh phục vùng đồng bằng.
Đó là một trong những đóng góp xứng đáng của các cư dân Thái - Tày vào nền văn
minh nông nghiệp Việt Nam.
5. Các tập quán, thói quen, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sản xuất
được thể hiện tập trung và điển hình nhất là ở kho tàng tri thức dân gian. Tri thức
dân gian, hay tri thức bản địa, tri thức địa phương, tri thức tộc người là sự hiểu biết
của các cộng đồng cư dân về các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến nghề nông
như mùa vụ, thời tiết kiểu “Trông trời, trông đất, trông mây”. Kho tàng tri thức dân
gian cũng thể hiện đặc biệt sinh động ở sự am tường của con người về môi trường
tự nhiên, chủ yếu là có liên quan đến đất, nước và rừng. Kiến thức về y học dân
gian, về thế giới động thực vật cũng đòi hỏi con người qua hàng ngàn năm trải
nghiệm mới có được.
III. Các vấn đề có liên quan đến văn hóa đảm bảo đời sống
Trong Điếu văn trước mộ C.Mác ngày 17 tháng 3 năm 1883 tại nghĩa địa
Highgate (Luân Đôn) nước Anh, Ph.Ăngghen đã nói: Giống như Đác Uyn đã phát
hiện ra qui luật tiến triển của thế giới hữu cơ, C.Mác đã phát hiện ra quy luật tiến
triển của lịch sử loài người. Điều giản đơn nhưng đã bị các lớp sơn tư tưởng phủ

kín cho đến ngày nay là, con người trước hết cần có ăn, ở, mặc rồi mới nói đến
chuyện hoạt động hoa học, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo... Như vậy, ăn uống, ở và
mặc không chỉ là phương tiện đảm bảo đời sống cho con người mà gắn liền với các
tộc người nó có những biểu hiện mang tính văn hóa riêng.
1. Về ăn
Với tất cả các tộc người ở Việt Nam, trong khẩu phần ăn, tinh bột chiếm tỉ lệ
lớn nhất. Thức ăn kèm là nguồn đạm thủy sản (cá) và các loại rau. Gần đây thịt
16


được ăn nhiều hơn. Sữa và các sản phẩm từ sữa là những món ngoại nhập, chủ yếu
và trước hết là với các gia đình ở môi trường đô thị, gắn liền với thời kỳ thực dân
hóa.
Rượu được tất cả các tộc người biết đến, trong đó có rượu siêu (chiêu) rượu
cất và rượu cần, rượu được ủ trong vò, trong chĩnh... Nước chè xanh là đồ uống
khá lâu đời ở nhiều tộc người. Trong quá khứ việc uống nước lã là hiện tượng khá
phổ biến. Chè khô được sử dụng khắp nơi như hiện nay là ảnh hưởng từ cách chế
biến chè của người Hán. Người Kinh và nhiều tộc người thiểu số vẫn gọi chè khô
là chè Tàu, chè Mạn (Hảo) cho thấy nguồn gốc phương Bắc của loại chè này.
Về cách ăn thì hầu hết các cư dân dùng đũa. Ở một số vùng do thường xuyên
ăn xôi mà người ta phải dùng tay để vắt, nắm xôi. Cách ăn như thế này không thể
ghép vào loại hình ăn bốc. Thực chất thì các cư dân này vẫn thuộc loại hình của
văn hóa ăn đũa.
Trong khẩu phần lương thực chính cần chú ý đến tập quán dùng thóc nếp,
gạo nếp trước kia của nhiều địa phương. Hầu như toàn bộ người Thái và một bộ
phận đáng kể các tộc người của nhóm Thái - Tày, cùng với người Mường, khá
nhiều cư dân của nhóm Môn - Khơ-me chỉ chuyên ăn xôi nếp. Người Thái, người
Lào đều có câu thành ngữ nói về thói quen không ăn cơm tẻ trước kia của họ:
“Ngựa không ăn lá có lông. Người Thái không ăn cơm tẻ”. Các cư dân ăn nếp chỉ
ra lợi thế của loại lương thực này như sau: Chất lượng dinh dưỡng cao, ngon miệng

hơn, no lâu hơn. Thức ăn cho xôi nếp không cầu kỳ, thường là thức ăn khô, ít
nước. Loại thức ăn này không gây cảm giác tức bụng, khó chịu sau khi ăn xong
hay khi phải đi làm việc xa nhà, làm các công việc nặng nhọc.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao có nhiều cư dân trước đây lại chỉ ăn đồ nếp? Để
trả lời câu hỏi này chúng ta phải ngược thời gian trở về với quá khứ thuần hóa cây
lúa của con người.
Trước khi phát hiện ra cây lúa và biết đến nghề trồng lúa, con người sống
trong hệ sinh thái của rừng nhiệt đới mưa Đông Nam Á đã biết khai thác nguồn củ
rừng vốn rất phong phú làm thức ăn. Có thể tin rằng các cư dân tiền nông nghiệp
đã dùng củ rừng làm nguồn lương thực chính trong một thời kỳ lâu dài, trước khi
tiến đến nền kinh tế sản xuất với việc lựa chọn cây lúa là cây trồng quan trọng bậc
nhất. Các loại củ mà con người đã dùng làm nguồn thức ăn có các đặc tính dẻo và
thơm. Chính là từ các đặc tính này đã hướng dẫn khẩu vị của họ khi phải lựa chọn
giống lúa nào làm cây chủ đạo thì rất tự nhiên, người ta đã chọn cây lúa nếp trước.
17


Truyền thống ăn nếp lâu đời đã đi vào tục ngữ của người Thái, người Mường.
Với người Thái, tập quán ăn ở được khái quát rất ngắn gọn, dễ hiểu: “Trâu gõ mõ.
Chó trèo thang. Ở nhà sàn. Ăn cơm (xôi) nếp”. Với người Mường cũng là sự khái
quát tượng tự: “Cơm đồ. Nhà gác. Nước vác. Lợn thui”.
Ngay cả với người Kinh là cư dân ăn cơm tẻ đã từ rất lâu đời thì dấu ấn của
một thời ăn nếp vẫn còn hiện diện, vẫn còn đọng lại trong nhiều tập quán, nghi
thức, nghi lễ của đời sống tín ngưỡng, tâm linh.
Các lễ lạt có cúng quải như giỗ chạp, thờ cúng, cầu xin thần thánh, ma quỉ,
làm ma cho ông bà, bố mẹ, cúng đầy cữ cho con cháu, cúng giải hạn đều phải có
xôi nếp. Nói riêng, với một con người thì với ba điểm mốc quan trọng là sinh ra,
kết hôn, chết đi thì việc cầu cúng đều có sự hiện diện của bát xôi, đĩa xôi. Đấy là
chưa nói người ta còn đúc oản và chế biến nhiều món ăn từ gạo nếp, bột nếp trong
các dịp long trọng này.

Xôi cũng có mặt trong các sự kiện hội hè, đình đám của cộng đồng. Xưa kia
mỗi dịp hội làng, các phe giáp đều phải biện “cỗ xôi con gà” đem ra cúng thần ở
đình làng. Hàng loạt các tập quán liên quan đến hỏi vợ, xin cưới, tạ ơn, tạ lễ, mừng
lên lão, thượng thọ, mừng nhà mới đều phải có khẩu phần ăn là xôi.
Tết Nguyên Đán là ngày hội lớn nhất của người Kinh thì ngoài xôi ra, nhất
định phải có bánh chưng để cúng ông bà, tổ tiên. Tục này vẫn còn được duy trì cho
đến tận ngày hôm nay.
Trong dân gian, với người Kinh, xôi được coi là món ăn sang trọng, quí hiếm.
Người ta ước ao, chờ đợi, thậm chí phải chờ đến mùa gặt mới được ăn đôi ba bữa
xôi:“Bao giờ cho đến tháng mười. Nấu nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn. Bao giờ cho
đến tháng năm. Nấu nồi cơm nếp vừa ăn vừa cười”.
Như vậy, với người Kinh, xôi nếp từ món ăn thường ngày trong quá khứ dần
dần đã biến thành món ăn có tính tín ngưỡng, tâm linh; Gạo nếp vốn là nguồn
lương thực chính thông dụng cũng dần biến thành đặc sản.
Bên cạnh đại bộ phận các cư dân dùng thóc gạo làm nguồn lương thực chính
thì có những bộ phận cư dân chuyên ăn ngô. Điển hình nhất cho trường hợp này là
người Hmông ở cao nguyên Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là vùng núi đá không
thể trồng lúa nhưng lại rất thích hợp với việc phát triển của cây ngô. Qua nhiều
trăm năm chinh phục vùng núi đá khắc nghiệt này, người Hmông đã chọn ngô làm
cây lương thực chính. Giống ngô được trồng nhiều ở đây chủ yếu là ngô tẻ. Hạt
ngô được xay nhỏ rồi đồ chín thành cơm gọi là mèn mén. Đây là món ăn ngày
thường, cũng là món ăn mang tính tôn giáo của người Hmông.
18


Các nguồn lương thực phụ có khoai lang, khoai sọ, sắn và nhiều loại cây củ quả khác như đã nói. Từ các nguồn này người ta tạo ra nhiều món ăn có thể thay
cho cơm hoặc làm ra các loại quà bánh.
2. Về ở - Nhà cửa
Nhìn tổng thể, nhà ở của các cư dân Việt Nam có hai dạng thức chủ yếu: Nhà
đất và nhà sàn.

Nhà đất phổ biến ở đại bộ phận người Kinh, ở các tộc người cư trú ở các vùng
miền núi biên giới phía Bắc, khu vực có khí hậu lạnh. Đó là nhà ở của các tộc
người nói ngôn ngữ Tạng - Miến, toàn bộ người Hmông, phần lớn người Dao,một
bộ phận người Nùng.
Nhà sàn là một đặc trưng văn hóa của cả khu vực Đông Nam Á. Nó cũng là
đặc trưng văn hóa của nhiều tộc người thiểu số ở các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc,
Trường Sơn - Tây Nguyên. Các tộc người có truyền thống ở nhà sàn như Tày, Thái,
Mường ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều là các tộc người có số lượng cư dân đông
nhất trong các cộng đồng thiểu số. Ngay người Kinh được coi là đại diện cho các
cư dân ở nhà đất thì ở nhiều vùng của Nam Bộ họ cũng cư trú trên nhà sàn, đặc
biệt là ở các vùng đầm lầy hay dọc các kênh rạch.
Nhưng nói về tính điển hình của nhà sàn, từ qui mô đến các tập tục thì những
ngôi nhà ở các vùng thung lũng là rất tiêu biểu. Ở đây những ngôi nhà sàn thường
to hơn, mặt trước của ngôi nhà bao giờ cũng quay ra phía cánh đồng, mặt sau
hướng về phía núi. Ngôi nhà quay mặt về phương nào là do yếu tố địa hình qui
định, không nhất thiết hay không thể câu nệ về điều kiện “làm nhà hướng Nam”
như tập quán của người Kinh ở đồng bằng.
Hướng của các ngôi nhà sàn như vậy đảm bảo được sự thông thoáng, tiện cho
việc quan sát đồng ruộng và tránh được sự đe dọa tối đa của thú dữ, côn trùng.
Đặc biệt, ngôi nhà sàn còn ghi nhiều dấu ấn về văn hóa và tín ngưỡng mà cho
đến nay các nhà khoa học còn chưa đi sâu nghiên cứu đến nơi đến chốn. Nhiều tư
liệu dân tộc học hé lộ mối liên hệ giữa ngôi nhà sàn của nhiều cư dân với tục sùng
trâu. Ở miền Nam Trung Quốc có những tộc người trang trí hẳn đôi sừng trâu (có
thể là thật, có thể là mô phỏng) ở cây cột chính của gian giữa ngôi nhà; hoặc gắn
hình đầu trâu ở thân cột lối cổng ra vào ngôi nhà. Người Minankabau ở Inđônêxia
thì trang trí hai đầu trâu ở hai đỉnh của đầu hồi của ngôi nhà sàn của họ.
Người Thái ở Việt Nam thường trang trí ở hai bên lối cửa ra vào của nhà sàn,
các lan can cửa sổ những hình đầu trâu, sừng trâu tượng trưng. Ở người Thái Tây
Bắc trước đây và ngay cả hiện nay vẫn trang trí ở hai đỉnh đầu hồi của ngôi nhà
19



những “chùm” khau cút. Các nhà chuyên môn lý giải hiện tượng này không có sự
thống nhất. Có người cho là hình rau dớn; có người ví với vầng trăng khuyết; có
quan điểm cho rằng đó là đôi sừng trâu (khau cút cũng có thể hiểu là sừng cụt).
Ở miền núi Thanh Hóa có nơi lại gọi cách trang trí này là đầu mèo (hủa meo).
Ở miền Tây Nghệ An thì lại gọi là vòi voi (huống chạng).
Chúng tôi thì cho rằng “khau cút” của người Thái là biểu tượng của đôi sừng
trâu. Người ta yêu quí, sùng bái con trâu cũng là điểu dễ hiểu vì con trâu là con vật
có vai trò hết sức to lớn trong nền nông nghiệp trồng lúa nước. Do tập tính tự nhiên
là thích ăn cỏ ở đầm lầy và thường xuyên phải đầm mình trong nước mà đã từ lâu
con trâu luôn gắn liền với cây lúa1. Trong trường hợp này, con trâu là “đầu cơ
nghiệp” đúng như câu tục ngữ của người Kinh đã khẳng định.
Nếu liên hệ, chúng ta thấy giá trị văn hóa của nhà sàn được thể hiện đặc biệt
sinh động, rất độc đáo qua ngôi nhà sàn của chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.
Trong các hành trang mà chủ tịch Hồ Chí Minh để lại thì ngôi nhà sàn, biểu tượng
của văn hóa Đông Nam Á, biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành di sản vô
giá, rất gần gũi với đồng bào Việt Nam, cũng rất thân thiện với bạn bè quốc tế.
Ở Tây Nguyên có những ngôi nhà dài của các đại gia đình mẫu hệ. Ngôi nhà
được chia thành nhiều gian, nhiều bếp của hàng chục cặp vợ chồng và con cái họ.
Loại hình nhà này được gọi là nhà dài, là sản phẩm và là đặc trưng văn hóa của
thời kỳ thị tộc mẫu hệ. Chiều dài của ngôi nhà theo mô tả của những người Pháp
trước đây đạt tới 120 - 150m. Thành viên cư trú trong các ngôi nhà này lên đến 40
- 50 người là chuyện bình thường. Dạng cư trú theo gia đình lớn như thế này còn
được gọi là công xã gia đình.
Ngoài nhà dài, ở Tây Nguyên còn có loại hình nhà tương đối phổ biến của
cộng đồng là nhà rông. Nhà rông là ngôi nhà chung của cả làng, dùng làm nơi sinh
hoạt tập thể, tiếp khách hay tiến hành các nghi lễ của cộng đồng. Nhà rông Tây
Nguyên, về mặt chức năng xã hội, gần gũi với những ngôi đình làng của người
Kinh xưa kia.

Ngoài các loại hình nhà phổ biến như vừa nói, ở một số địa phương còn có
các dạng nhà nửa sàn (nửa đất), nhà phòng thủ. Đặc biệt, trên nhiều con sông từ
Bắc và Nam tồn tại khá phổ biến một loại hình nhà của các cư dân thủy cư, nhà
Người Trung Quốc gọi con trâu là 水牛 (Shuǐ niú - thủy ngưu), âm Hán Việt có nghĩa là Bò
nước.
1

20


thuyền, nhà bè mà chủ nhân của nó là đại bộ phận là người Kinh. Bộ phận cư dân
này trước đây chuyên sống bằng nghề chài lưới, giờ thì phương thức mưu sinh của
họ đa dạng hơn. Họ sống thành các điểm trên sông nước, hình thành nên các xóm
vạn chài. Tuy nhiên, về mặt hành chính họ vẫn thường thâu thuộc vào một đơn vị
hành chính ở trên bờ. Điều đáng tiếc là loại hình “văn hóa vạn chài” hãy còn ít
được giới chuyên môn quan tâm nghiên cứu.
Trở lại với những ngôi nhà truyền thống, thì vật liệu để xây cất nhà ở, dù là
nhà sàn hay nhà đất đều là gỗ, tre, các loại lá rừng, dây rừng. Gỗ để làm cột, kèo,
xà, dầm nhà; tre nứa để làm đòn tay, rui mè, sàn, phên thưng, lạt buộc. Dây rừng để
cột, buộc; các loại lá rừng để lợp mái. Với kết cấu này thì sắt thép, xi măng chỉ là
những vật liệu mới có sau này. Chúng tham gia vào các công trình xây dựng nhà ở
của người dân rất muộn.
3. Về mặc - Trang phục
Người Phương Tây có câu thành ngữ “Quần áo làm đẹp con người”. Người
Kinh thì nói “Người đẹp vì lụa”, “Hơn nhau tấm áo manh quần”. Thực ra thì
trước khi gắn với chức năng làm đẹp trang phục đảm nhiệm chức năng quan trọng
hơn là bảo vệ lớp da, bảo vệ cơ thể con người nói chung, chống lại thời tiết nóng
ẩm, đặc biệt là chống lại lạnh giá.
Khái niệm đồ mặc - trang phục ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng. Nó
không chỉ có quần áo mà bao gồm cả chăn màn, đệm gối, các sản phẩm đồ vải nói

chung và cả đồ trang sức. Nói một cách ngắn gọn thì đó là y phục và trang sức như
trong dân tộc học vẫn sử dụng để chỉ tất cả các giá trị này.
Y phục và trang sức là một thành tố thể hiện các đặc điểm văn hóa tộc người,
vùng miền với sự nhận biết, nhận diện dễ thấy nhất. Nhưng các dấu hiệu mang
tính tộc người thể hiện tập trung và điển hình nhất là qua bộ nữ phục (cả quần áo
và trang sức). Những người phụ nữ do ít có sự giao lưu với các xã hội bên ngoài
cộng đồng nên trang phục của họ cũng ít thay đổi, nếu có thì cũng là sự thay đổi rất
chậm chạp. Về khía cạnh này họ trở thành những người giữ gìn các giá trị truyền
thống của trang phục, không chỉ trong phạm vi giới mà là cho cả cộng đồng.
Ở các tỉnh phía Bắc có một bộ phận phụ nữ trong bộ y phục của mình họ
mang chiếc quần giống với người Hán, như trường hợp người Nùng, người Dao,
nhóm Sán Chỉ ... Còn lại, phần lớn y phục nữ là sựkết hợp váy- áo. Ngay cả như
người Kinh hiện nay hầu hết phụ nữ đều mang chiếc quần, nhưng vào thời kỳ trước
1954 thì đại bộ phận mặc váy, chỉ trừ một số phụ nữ thành thị mang chiếc quần đi
với chiếc áo dài thì có thể đấy là sự ảnh hưởng muộn mằn của kiểu ăn mặc Trung
21


Hoa. Sự ảnh hưởng này về sau trở thành trào lưu và chỉ mất vài chục năm những
chiếc “váy nâu nhuộm chàm” của phụ nữ Kinh đã biến mất.
Y phục của các tộc người thiểu số thường được thêu dệt rất công phu. Những
tộc người ưa trang trí hoa văn sặc sỡ là Hmông, Dao, Pà Thẻn, các tộc người nói
ngôn ngữ Tạng - Miến. Bộ phận thiên về y phục màu chàm là Tày, Nùng, Giáy.
Hoa văn trên y phục mang tính khác biệt vùng miền là ở người Thái.
Ở Tây Bắc, chiếc khăn Piêu của phụ nữ Thái đen là nơi thể hiện tài nghệ thêu
dệt của những nghệ nhân dân gian. Ở Hòa Bình và một số huyện miền núi Thanh
Hóa thì hoa văn lại được trang trí trên cạp váy (giống với người Mường). Một
vùng rộng lớn của miền núi hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An hoa văn được trang trí
trên toàn thân chiếc váy (dệt) hoặc tập trung ở phần chân váy (thêu). Hiện tượng
hoa văn đa dạng của người Thái là thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa Thái với các

nền văn hóa của người Mường, người Lào.
Nhìn chung, hoa văn của nhiều tộc người mà tiêu biểu là hoa văn của các tộc
Thái, Mường, cùng với hoa văn của các tộc Thượng Tây Nguyên được các nhà
khoa học cho rằng, nó còn mang dấu ấn của “Mặt trời Đông Sơn”, nghĩa là nó vẫn
còn giữ lại nhiều yếu tố, là ảnh xạ của nền văn hóa Đông Sơn cách ngày nay trên
2000 năm. Đó là ý nghĩa khoa học và cũng là ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
trang phục, và nói riêng là hoa văn của các tộc người thiểu số.
Ở các tỉnh phía Nam, nổi bật nhất trong cách ăn mặc lại là thói quen đóng khố
của người đàn ông Tây Nguyên. Ngoài chiếc khố, đàn ông thường cởi trần. Đàn bà,
con gái thì mặc váy nhưng trước đây ít khi mặc áo. Những đoàn nghệ thuật cồng
chiêng mang khố cho đến hiện nay chúng ta vẫn thường quan sát thấy trên các
chương trình tivi. Nếu liên hệ thì xưa kia người Kinh cũng đã từng đóng khố và
chiếc khố nhiều lần được nhắc đến trong văn học dân gian. Chẳng hạn, truyện thơ
khuyết danh Thạch Sanh cũng đã nói về chàng Thạch Sanh nghèo khổ, cha mẹ mất
sớm, gia tài để lại chỉ là bộ cung tên và chiếc khố. Chuyện Chử Đồng Tử lại xây
dựng hình ảnh hai cha con nghèo đến nỗi chỉ có một chiếc khố. Những người gia
cảnh quá nghèo là những thân phận “khố rách áo ôm” là “không có mảnh khố che
thân”. Sự nhường nhịn “Con đóng khố bố cởi truồng” đã biến thành câu đố để chỉ
ngọn măng và cây tre v.v.
Đi với y phục là đồ trang sức. Như là một thói quen, một nguyên tắc có tính
phổ biến là hầu hết các tộc người (cả thiểu số và đa số), về mặt truyền thống đều
thiên về việc dùng các đồ trang sức bằng bạc. Bạc được chế tác thành nhẫn tai,
vòng đeo cổ, đeo tay, những chiếc khánh, những sợi dây xà tích. Bạc trắng (bạc
22


nén) trở thành lễ vật không thể thiếu trong đồ dẫn cưới xưa kia của tầng lớp trung
lưu trong các xã hội truyền thống của người Thái, người Mường. Đặc tính lý hóa,
đặc tính y lý của bạc có liên hệ như thế nào đó với trạng thái sức khỏe của con
người, thể hiện đặc biệt rõ là với trẻ con. Người Kinh và hầu hết các tộc người

thiểu số thường đeo vòng bạc ở cổ, ở tay cho trẻ nhỏ. Người ta quan sát thấy chiếc
vòng bạc luôn sáng thì đó là dấu hiệu về những đứa trẻ khỏe mạnh. Ngược lại, nếu
những chiếc vòng bạc ngày càng xỉn màu, đen dần thì những đứa trẻ mang nó có
vấn đề về mặt sức khỏe.
Vòng bạc, khánh bạc kết hợp với việc đeo thêm móng hùm (móng cọp, móng
hổ) trở thành vật kỵ ma, có tác dụng đe nạt, ngăn chặn ma quỷ làm hại. Đeo những
thứ này cho trẻ nhỏ dân gian quan niệm là để lấy khước (lấy may).
Những chiếc vòng bạc đeo cho người lớn còn thể hiện quan niệm thẩm mỹ và
muốn phô diễn sự giàu có. Vì vậy, một người con gái hay một người con trai đeo
trên cổ, trên tay nhiều vòng bạc vừa là câu chuyện làm đẹp, vừa thể hiện hình thức
trang điểm quí tộc, vừa là dấu hiệu của con cái nhà giàu có, sang trọng.
Ngày nay, vàng đã được sử dụng làm đồ trang sức nhưng chưa phải là phổ
biến (vì vàng đắt và việc mang các đồ trang sức bằng vàng cũng chưa trở thành tập
quán mang tính xã hội). Các đồ trang sức mang tính công nghiệp cũng đã xuất hiện
mà các loại đồng hồ đeo tay được dùng khá rộng rãi, không phải chỉ đơn thuần để
xem giờ mà nó còn có khía cạnh làm đẹp, khía cạnh thẩm mỹ, không ngoại trừ một
thời nó còn thể hiện sự phô trương.
4. Các phương tiện đi lại, vận chuyển
Thời trước Cách mạng, dân Việt Nam với hơn 95% là nông dân sống ở các
vùng quê thì việc đi lại chủ yếu là đi bộ, các phương tiện vận chuyển là quang
gánh, gùi, sọt. Các phương tiện vận chuyển công cộng thì chủ công là thuyền bè và
vận chuyển trên sông nước là điển hình nhất.
Một số loài động vật cũng được sử dụng làm phương tiện vận chuyển. Một số
địa phương ở miền núi phía Bắc có thói quen dùng ngựa thồ. Trâu bò được dùng
để kéo xe, kéo gỗ, kéo tre nứa phổ biến ở khắp nơi. Riêng khu vực Trường Sơn Tây Nguyên voi được dùng tải đồ còn có ưu thế hơn cả xe cơ giới. Voi từ khi được
thuần hóa đã được con người coi như thành viên của gia đình. Người ta chăm sóc,
thuốc thang cho voi khi voi ốm đau. Người ta cúng vía cho voi mỗi dịp lễ quan
trọng. Tương tự như vậy là với con trâu. Người Thái, người Tày, người Mường
cũng có tục cúng vía trâu khi trâu đau ốm hay trong dịp tết Năm mới. Người ta còn
23



gói cả bánh chưng hình sừng trâu, hình cây gậy để cho trâu cũng được ăn trong dịp
Tết Nguyên Đán.
Những công việc vận chuyển nhẹ nhàng thì chủ yếu lại dùng sức người.
Người Kinh ở đồng bằng dùng quang gánh là phổ biến; các vùng ven biển lại có
thói quen đội đầu. Ở các vùng miền núi người dân dùng chiếc gùi như là một
phương tiện vậ chuyển điển hình. Gùi có loại hai quay (gùi bằng vai), có loại một
quai (gùi bằng đầu). Việc sử dụng chiếc gùi là rất phù hợp với địa hình dốc, nhiều
chướng ngại vật như gốc cây, tảng đá. Gùi trên lưng khi đi lại tránh được các
chướng ngại vật, lại đỡ tốn sức trong lúc mang vác.
Ở đâu những người đàn ông không dùng gùi thì người ta gánh bằng đôi sọt.
Mỗi chiếc sọt được thiết kế hai chiếc quai trên miệng sọt. Khi vận chuyển, người ta
dùng đòn ống (nứa) xỏ vào các quai sọt. Gánh bằng đòn ống không có độ nhún, hai
chiếc sọt lại treo trên cao nên độ tì đè nặng hơn. Tuy nhiên, gánh kiểu này giúp
người ta tránh được sự va quệt do đặc điểm địa hình miền núi như đã nói.
Hiện nay đi lại, vận chuyển bằng cơ giới đã rất phổ biến. Riêng việc đi lại,
người dân không chỉ có biết đến xe máy, ô tô, tàu hỏa mà nhiều người đã có dịp
vào Nam, ra Bắc, lên Tây Bắc, đến Tây Nguyên bằng máy bay. Tuy nhiên, các
phương tiện đi lại, vận chuyển thô sơ vẫn còn có chỗ đứng của nó. Vai trò kéo gỗ,
tải đồ của voi, trâu, ngựa vẫn còn đắc dụng ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi
hiểm trở.
IV. Văn hóa chuẩn mực xã hội
Văn hóa chuẩn mực xã hội hay văn hóa xã hội được thể hiện trong cách ứng
xử, trong các mối quan hệ giữa các thành viên của làng bản, của cộng đồng. Thực
ra văn hóa ứng xử có phạm vi vận hành rất rộng. Đó là các vấn đề của cuộc sống
có liên quan đến phép nước, lệ làng, có liên quan đến luật pháp, luật tục. Riêng đối
với luật tục, được hiểu nôm na là những định chế, qui ước của cộng đồng làng xã
(thậm chí là của tổ chức dòng họ), về mọi mặt của đời sống có thể được văn bản
hóa thành hương ước, thành luật lệ bản mường và cũng có thể được thừa nhận qua

truyền khẩu bằng việc thực thi các tập quán pháp. Với các tộc người cụ thể, chúng
ta có thể tìm các giá trị của văn hóa ứng xử trong các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, trong quan hệ gia đình, dòng họ. Đó là mối quan hệ giữa các thế hệ
bố mẹ với con cái, ông bà với con cháu, anh em ruột thịt trai, gái trong gia đình;
quan hệ giữa hai bên nội, ngoại và mối quan hệ gai góc nhất là quan hệ mẹ chồng,
nàng dâu.
Với quan hệ dòng họ thì đó là mối quan hệ giữa các chi, các ngành.
24


Thứ hai, về các phong tục có liên quan đến sinh đẻ và nuôi dạy con cái.
Thứ ba, các tập quán trong hôn nhân, cưới xin.
Thứ tư, các qui tắc xã hội về ma chay.
Đặc điểm của văn hóa xã hội là do tính chất của xã hội qui định. Riêng các
tộc người thiểu số Việt Nam có hai bộ phận mà về mặt thiết chế xã hội là thuộc hai
phạm trù đối lập nhau: Mẫu hệ và Phụ hệ. Các tộc người theo chế độ mẫu hệ hay
còn tồn tại nhiều tập quán của đời sống xã hội mẫu hệ như đã nói là thuộc ngữ hệ
Malayô - Pôlinêdia. Ngoài ra, còn có hai tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn
-Khơ-me ảnh hưởng rất đậm nét chế độ mẫu hệ là Mnông và Cơ-ho.
Các tộc người theo chế độ mẫu hệ ở Việt Nam có hơn một triệu người, trong
số đó đông nhất là người Gia-rai với 411.275 người, thứ hai là người Ê-đê với
331.194 người (Số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Tập quán của hai khối cư dân mẫu hệ và phụ hệ trong nhiều lĩnh vực là hoàn
toàn trái ngược nhau.
Về quan hệ huyết thống, các cư dân phụ hệ tính huyết thống theo dòng cha,
các cư dân mẫu hệ theo dòng mẹ.
Về vị trí trong gia đình, người đàn ông có vị trí quan trọng hơn trong các gia
đình phụ hệ; người phụ nữ được đề cao trong các gia đình mẫu hệ. Đối với các xã
hội phụ hệ, thành viên trai được coi trọng hơn thành viên gái; với các xã hội mẫu
hệ thì ngược lại, các thành viên gái cao giá hơn các thành viên trai.

Về nơi cư trú của hôn nhân. Trong các xã hội phụ hệ, đàn ông phải lo việc hỏi
vợ và cưới vợ về nhà mình. Người con gái khi về nhà chồng phải tuân thủ nền nếp
và tập quán của gia đình, dòng họ bên chồng. Trong các xã hội mẫu hệ, phụ nữ
phải hỏi chồng và cưới chồng về nhà mình. Người con trai khi “xuất giá” rồi phải
lo làm ăn, gánh vác giang sơn phía nhà vợ, tuân thủ các tập tục của gia đình và
dòng họ nhà gái.
Tuy nhiên, có một vấn đề cần nhấn mạnh là, dù trong các xã hội phụ hệ hay
mẫu hệ thì các gia đình của đại bộ phận các tộc người thiểu số Việt Nam đều có
những ưu điểm chung rất đáng trân trọng. Đó là, mối quan hệ giữa các thành viên
trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống là tương đối bình đằng. Những người phụ
nữ thực sự được tôn trọng vì họ cùng tham gia vào các hoạt động làm ra của cải vật
chất. Trẻ em được yêu quí, được dạy dỗ không phải bằng nguyên tắc “thương cho
roi cho vọt” mà là bằng chính tấm gương sống mẫu mực của người lớn.
V. Văn hóa nhận thức
25


×