Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

TÂM lý học GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.37 KB, 30 trang )

TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP
Câu 1: Trình bày đối tượng của tâm lý học giao tiếp, các hình thức và vai tro
của giao tiếp trong đời sống con người.
Theo tâm lí học, giao tiếp là hình thức đặc trưng của mối quan hệ giữa con
người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các
quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau.
-

Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học giao tiếp là:
+ Trực tiếp: Đời sống tâm hồn của con người tham gia vào hoạt động giao
tiếp.
+ Gián tiếp: Hành vi cử chỉ, lời nói của con người tham gia vào hoạt động
giao tiếp.


-







Các quy luật tâm lý, đặc điểm tâm lý con người trong quá trình giao tiếp.
• Sự hình thành, phát triển, biến đổi của quá trình giao tiếp.
• Đặc điểm tâm lý cá nhân trong giao tiếp.
• Giao tiếp trong nhóm, trong cộng đồng.

Các hình thức của giao tiếp:
Theo hoạt động
Xét trên hoạt động giao tiếp trong xã hội


giữa người và người hình thành trong quá trình phát triển xã hội, đó là quan
hệ giữa ông bà, cha me, con cái, hàng xóm,…và cuối cùng trở thành văn hoá
ứng xử riêng trong xã hội.
Giao tiếp chức năng xuất phát từ sự chuyên hoá trong xã hội, ngôn ngữ,…đó
là những quy ước, những chuẩn mực, thông lệ chung trong xã hội cho phép
mọi người không quen biết nhau, rất khác nhau nhưng khi thực hiện những
vai trò xã hội đều sử dụng kiểu giao tiếp đó (như quan hệ giữa sếp và nhân
viên, người bán và người mua, chánh án và bị cáo...).
Giao tiếp tự do là những quy tắc và mục đích giao tiếp không quy định trước
như khuôn mẫu, nó xuất hiện trong quá trình tiếp xúc, tuỳ theo sự phát triển
của các mối quan hệ. Loại hình giao tiếp này trong cuộc sống thực tế là vô
cùng phong phú, trên cơ sở những thông tin có được và để giải toả xung đột
mỗi cá nhân.
Theo tính chất
Xét về hình thức tính chất giao tiếp có 4 loại:










-

Khoảng cách tiếp xúc có hai loại trực tiếp và gián tiếp. Giao tiếp trực tiếp là
phương thức mặt đối mặt sử dụng ngôn ngữ nói và phương thức phi ngôn
ngữ (cử chỉ, hành động,..) trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp là

phương thức thông qua một phương tiện trung gian khác như: thư từ, fax,
email,…
Số người tham dự gồm các loại như giao tiếp song phương (hai người giao
tiếp với nhau), giao tiếp nhóm (trong tập thể)và giao tiếp xã hội (quốc gia,
quốc tế,..).
Tính chất giao tiếp gồm hai loại chính thức và không chính thức. Giao tiếp
chính thức là loại hình giao tiếp có sự ấn định của pháp luật, theo một quy
trình đã được thể chế hoá. Giao tiếp không chính thức không có tính ràng
buộc hay mang nặng tính cá nhân, nhưng vẫn phải tuân theo các thông lệ,
quy ước thông thường.
Theo nghề nghiệp như giao tiếp sư phạm, giao tiếp ngoại giao, giao tiếp kinh
doanh...
Vai trò của giao tiếp trong đời sống:
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với
người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở
thành bệnh hoạn.
- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một
cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.
- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng,
tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ
thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.
- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá
nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.
Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều
lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở
trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó
sói.
Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất
đi.



- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn
những nhu cầu của bản thân.
- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người
với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con
người.
- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người
phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.
- Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra
và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo
một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ
không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề
phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc
sống.
- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ
với nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng
quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích
đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất
kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm
việc cùng nhau.
Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ
và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được
vui chơi…
Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh
hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.
- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của
mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy

những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch
sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân
hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự
phát triển của xã hội.


- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con
người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt
được.
- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có
một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải
làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào
tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư
tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn
hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã
hội.
Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho
đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa,
phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức.
Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình
trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng
tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận
không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình
theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục

đích tự giác.
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện
mình.
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn,
những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ
xã hội.
- Khi một cá nhân đã tự ý thức đươc thì khi ra xã hội họ thựờng nhìn nhận
và so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu
hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn
chế những mặt yếu kém.


- Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được
xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và
phát huy hay không.
- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những
cử chỉ và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành
động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó.
Ví dụ:
• Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên làm
những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp
hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được
tham gia các tệ nạn xã hội, chỉ đươc phép tuyên truyền mọi người về tác hại
của chúng đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Trình bày các lý thuyết nghiên cứu về giao tiếp
a. Lí thuyết điện tử: nghiên cứu kỹ thuật truyền tin dựa trên kỹ thuật điện tử
Lý thuyết về môi trường xã hội (Jurgen Ruesch) biết mã hóa thông điệp phù hợp
2.

b.


vai trò, địa vị của mình và của đối tượng giao tiếp -> nhận biết vai trò, vị trí, nghề
nghiệp của đối tượng qua trang phục, lời nói, cư xử, công việc, xóa bỏ khoảng cách
c.

giao tiếp
Lý thuyết giao tiếp liên nhân cách (Joseph Luft, Marrington Ingram) cửa sổ Johari
- Gặp nhau (tiếp xúc)
- Chào hỏi (xã giao)
- Gần gũi (thân thiết)
Phần công khai
Những dữ kiện mà bản thân mà người
khác biết (vóc dáng, màu da, tóc,
giới…)
Phần che giấu
Tự bộc lộ tăng làm giảm phần che giấu
được thực hiện dựa trên sự tin tưởng đối
tượng giao tiếp
+ Phần công khai (ô mở)

Phần mù
Sự phản hồi của người khác làm giảm
phần mù
Phần không biết
Khi có cơ hội giao tiếp làm giảm phần
không biết

+ Phần mù: những dữ kiện mà người khác biết về ta nhưng chính bản thân lại
không biết



+ Phần che giấu: những dữ kiện mà bản thân biết rõ nhưng còn che giấu, chưa
muốn bộc lộ
+ Phần không biết: những dữ kiện mà chính cá nhân và người khác đều không biết.
Phần này chỉ được khám phá khi cá nhân có cơ hội giao tiếp nhiều
3.

Trình bày khái niệm nhu cầu giao tiếp

Tháp nhu cầu của Maslow
- Để thực hiện các công việc và có được những khoản tiền để thỏa mãn những nhu
cầu cơ bản nhất, bạn cần phải giao tiếp, giao tiếp giữ một vai trò quan trọng
- Nếu những nhu cầu cơ bản được thỏa mãn thì các nhu cầu được yêu thương, được
thừa nhận là một thành viên của một nhóm nào đó sẽ xuất hiện
- Trong giao tiếp với người khác, trẻ em học hỏi được rất nhiều điều. Đồng thời
cảm giác được yêu thương, được thừa nhận, được thuộc về
- Đối với người trưởng thành, nhu cầu được yêu thương, được thừa nhận càng trở
nên rõ nét (nhu cầu lập gia đình)
- Giao tiếp vói nhóm để có cơ hội làm việc với người khác để có cơ hội cống hiến,
khẳng định mình, có cơ hội sử dụng kỹ năng, tài năng của chính bản thân mình
- Được mọi người trong nhóm thừa nhận, lòng tự trọng sẽ tăng lên

Sự khác nhau về nhu cầu giao tiếp
-Người chỉ tương tác với người khác khi cần, ít chủ động -> số người muốn giao
tiếp ít, ít bạn thân


- Người chủ động tương tác với người khác: tương tác không chỉ vì công việc mà
còn về vấn đề trong cuộc sống, cởi mở, không khép mình -> người tương tác cao
- Người tìm kiếm sự cân bằng lành mạnh, thỏa mãn nhu cầu thông qua các hoạt

động gắn kết và tương tác nhóm -> cá nhân tương tác cân bằng
Phân tích nội dung và nêu tính ứng dụng của giao tiếp ngôn ngữ
Độc thoại và đối thoại
4.


-Độc thoại phức tạp hơn đối thoại vì hoạt động trí tuệ căng thẳng hơn, đòi hỏi sự
chính xác, tích cực, kếp hợp nghe nhớ và tư duy tốc độ nghe từ 500 từ/phút, nói
100 từ/phút
-> ảnh hưởng đến quá trình tri giác ngôn ngữ nói
- Đặc điểm ngôn ngữ nói
+ tốc độ, sự rõ ràng của phát âm
+ độ mạnh, sâu của giọng nói
+ tần số, cao độ lời nói
+ trạng thái cảm xúc người nói
+ vị trí xh
+ đặc điểm tính cách, logic tư duy và xu hướng nghề nghiệp


Từ và truyền đạt nghĩa

-Giao tiếp bao gồm việc gửi một thông tin có ý nghĩa và hiểu thông tin nhận được
thông qua từ và nghĩa của từ
+ từ là 1 biểu tượng chỉ về sự vật, hiện tượng


+ nghĩa của từ là do con người gán cho cho nó. Vd: cũng một từ có thể 2 người gán
cho 2 ý nghĩa khác nhau
-Truyền đạt nghĩa của từ là hiểu ý nghĩa của từ, kết hợp từ thành câu sử dụng từ và
câu phù hợp tình huống và ý nghĩa bản thân

- Điều kiện phát triển giao tiếp: chủ thể cần sử dụng ngôn ngữ, cần 1 người nào đó
cùng giao tiếp và 1 điều gì đó để giao tiếp

-

Phân tích nội dung và nêu tính ứng dụng của giao tiếp phi ngôn ngữ
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong cuộc sống
Ngôn ngữ nói 78%, giọng điệu 38%, yếu tố phi ngôn ngữ: 55%
Freud: “không người nào giữ được bí mật. Nếu miệng không nói thì ngón tay,

-

ngón chân cũng động đậy”
- Thường con người thể hiện giao tiếp không lời một cách vô thức
Các loại giao tiếp phi ngôn ngữ: ngôn ngữ thân thể, giọng nói, sử dụng không gian,

5.

-

môi trường, thời gian, sự im lặng, trang phục, sự đụng chạm, khoảng cách
• 6 loại diễn ta của thân thể
- Theo biểu tượng nhằm thay lời nói
- Để minh họa + lời nói
- Để khuyến khích
- Để thích nghi
- Để biểu lộ tâm trạng
- Theo dáng điệu, cử chỉ: cách đi đứng, nét mặt, mắt
+ giao tiếp không lời: phát ra các thông điệp bằng cử chỉ
+ giao tiếp bằng mắt (eye contact) là yếu tố quan trọng tạo ra nét mặt

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con
người. Ánh mắt thể hiện sự tự tin. Ánh mắt trong giao tiếp thể hiện sự thân mật.
Ánh mắt và nụ cười thể hiện sự đồng ý. Tuy nhiên với đôi tay đan vào nhau thể
hiện sự lưỡng lự
Khi không nhìn vào mắt: muốn lảng tránh hoặc che giấu một điều gì đó


Giao tiếp bằng mắt quá nhiều có thể xem là sự đối đầu, dọa nạt
Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn truyền tải
điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm
chằm…
Để thành công trong giao tiếp cần có ánh mắt và nụ cười vui, thân thiện, vì trong
giao tiếp chỉ có mắt và miệng cử động là có khả năng biểu cảm cao nhất
- Giao tiếp hiệu quả: ý tưởng của người gửi phải được tiếp nhận hiểu như người
gửi đó và ngược lại
-Cá nhân chậm trong việc học giao tiếp hoặc quá trình giao tiếp sẽ không tiếp diễn
nếu cá nhân gặp khó khăn với bất cứ bước nào trong quá trình hiểu và diễn đạt
ngôn ngữ
-> cần nhận ta nguyên nhân gây khó khăn trong giao tiếp và tìm cách giải quyết
phù hợp


Sự chậm phát triển linh hội ngôn ngữ

-Chậm phát triển trong tiếp xúc với người xung quanh
+ không có sự tiếp xúc bằng mắt, thời gian chú ý ngắn, chậm hiểu các biểu tượng
+ ít hợp tác trong giao tiếp, không lắng nghe, không tự tin giữ quan điểm, không
lựa chọn ngôn ngữ cho những đối tượng khác nhau, không có khả năng xử lí mâu
thuẫn bằng ngôn ngữ
-Chậm phát triển trong phạm vi vốn từ

+ số lượng từ ít so với lứa tuổi, sử dụng ý nghĩa của từ quá rộng, chung chung
-Chậm phát triển tronng phạm vi ngữ pháp: khó khăn thành lập câu, sử dụng


- Chậm phát triển về phát âm: khó khăn về bộ phận phát âm của cơ thể, phân biệt
ngữ âm


Sự gián đoạn quá trình giao tiếp (từ chối giao tiếp)

Nguyên nhân
-

Không thể nói hoặc không thể gửi câu trả lời. Chậm phát triển trí tuệ
Không thể phát âm rõ ràng, câu quá dài, nói quá nhanh dùng từ lạ -> khó

-

hiểu
Thiếu sự hỗ trợ trong giao tiếp (không thông cảm, chia sẻ, tôn trọng, kiên

-

nhẫn…)
Thiếu thời gian giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp không thuận lợi

Hành vi biểu hiện

-


Tự rút lui, tránh sự tiếp xúc, từ bỏ giao tiếp, trở nên bị động
Thi hút sự chú ý theo cách nhất định: giả vờ chú ý giao tiếp
Xuất hiện hành bi ứng xử không phù hợp với xh
Hành vi ứng xử bất bình thường, hay tức giận và lặp đi lặp lại hành vi
Các biện pháp hạn chế sự gián đoạn trong giao tiếp
Thay đổi môi trường cho phù hợp, hướng dẫn hành vi ứng xử mới, dễ thực hiện

-

nhu hành vi cũ
Truyền thông tin bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, lắng nghe tôn trọng khuyến



khích chủ động giao tiếp, dành thời gian giao tiếp, quan sát, thể hiện cảm xúc phù
hợp, giao tiếp 2 chiều, nói dễ hiểu, câu ngắn gọn, tốc độ chậm vừa phải, nhấn

-

mạnh vào những từ quan trọng, sử dụng đồ vật minh họa
• Biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ em
Trẻ lĩnh hội ngôn ngữ qua các thói quen hàng ngày với những người xung quanh.
Vì vậy người lớn cần trò chơi, hát như các thói quen giúp trẻ hiểu và phát triển từ
giao tiếp không lời đến bằng lời
- Các thói quen trên kết hợp các hỗ trợ sau
+ sự tiếp xúc bằng mắt, sự chú ý
+ cấu trúc và thứ tự về các bước cố định
+ các kí hiệu và sự chú ý cao độ



+ các hoạt động kèm theo ngôn ngữ
+các vai trò, sự luân phiên vai trò
+ giọng điệu đúng
Kết quả: trẻ hiểu tình huống và các từ, sau đó biểu lộ chính mình -> sự phát triển từ
giao tiếp không lời đến giao tiếp bằng lời

-

Sơ đồ cách học giao tiếp
Giao tiếp với 1 ai đó
Đưa ra câu hỏi
Thử nghiệm ngôn ngữ trong các tình huống có ý nghĩa
Nghe những từ nói ra và sự liên quan đế từ
Nhắc lại thường xuyên những từ trong các tình huống có ý nghĩa
Mong muốn trong giao tiếp

Câu 7: Trình bày khái niệm ấn tượng ban đầu và ảnh hưởng của ấn tượng
ban đầu đến giao tiếp
Ấn tượng ban đầu
Là những thông tin đầu tiên của đối tượng giao tiếp mà ta có
ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở nhận thức cảm tính trực giác với
-

-

những rung cảm cá nhân có cường độ mạnh. Nó là ấn tượng lâu bền nhất
Ấn tượng ban đầu được hình thành từ các yếu tố
-

Cảm tính (chiếm ưu thế) do hình thức bên ngoài cử chỉ, trang phục, điệu bộ, giọng


-

nói
Lí tính (tính logic) do biểu hiện nhân cách: tính cách, khí chất, năng lực, kiến

-

thức…
Xúc cảm (thích, ghét) do mức độ hấp dẫn của yếu tố bên ngoài (vẻ đẹp, trang



phục…)
Cách thức cá nhân xuất hiện trước người khác ảnh hưởng mạnh đến phản ứng tích
cực va tiêu cực của người khác đến cá nhân


Câu 8: Trình bày khái niệm, bản chất, vai trò của giao tiếp trong nhóm xã
hội
-

Sự giao tiếp hiểu biết lẫn nhau là một phần quan trọng trong mối quan hệ nội bộ
của nhóm làm việc
- Giao tiếp ứng xử trong một số mối quan hệ cơ bản của nhóm làm việc
+ giao tiếp giữa người lãnh đạo và nhân viên trong nhóm làm việc
+ giao tiếp giữa các đồng nghiệp trong nhóm làm việc (như nhóm làm việc Nhà
nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân)

-


Xét từ góc độ nhóm làm việc
Phát triển, nâng cao vị thế từ đó giúp nhóm làm việc phát triển bền vững
Xây dựng, giữ gìn, phát triển gắn kết giữa các thành viên, bản sắc văn hóa


-

của nhóm làm việc -> tăng uy tín nhóm làm việc
Thu hút, gây thiện cảm với đối tác, nâng cao hiệu quả giao tiếp công việc
Tăng hoạt động nhóm làm việc
Hiệu quả của việc giao tiếp tốt trong nhóm làm việc
Tạo sự đồng thuận, hứng khởi trong công việc
Tăng cường hợp tác
Làm đẹp thêm hình tượng văn hóa giao tiếp ứng xử của nhóm làm việc

Câu 8: Trình bày khái niệm, bản chất, vai trò cuả giao tiếp trong nhóm xã
hội:
a.

Khái niệm:

Giao tiếp là qúa trình tiếp xúc giữa người với người nhằm trao đổi thông
tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại với nhau.
Giao tiếp là quá trình thiết lập qua hệ, thông qua đó con người trao đổi
với nhau về thông tin, cảm xúc, tri giác và ảnh hưởng lẫn nhau.
b.

Bản chất:



Bản chất của giao tiếp là quá trình truyền thông tin giữa người nhận và
người gửi. Thông điệp được truyền đi nhưng người nhận phải hiểu được
thông tin đó mang ý nghĩa gì. Lúc đó mới gọi là giao tiếp thành công.






Gửi thông tin tức là mã hóa thông tin dưới dạng ngôn ngữ nói, chữ
viết, ký hiệu, cử chỉ,… (thông điệp).
Kênh gửi thông điệp là lời nói, thư, điện thoại,…
Người nhận hiểu thông điệp => giải mã (quá trình này dễ xảy ra
hiểu lầm, mắc lỗi)
Người nhận phản hồi bằng cách trả lời, phản ứng với thông điệp.

c. Vai trò của giao tiếp:




Giao tiếp là nhu cầu rất quan trọng, bức thiết của con người: "Con
người sẽ không tự nhận thức nếu không thể so sánh mình với
người khác, không thể trao đổi với người khác về những ý tưởng
để định hướng phát triển."
Giao tiếp tích cực (sự quan tâm, khen ngợi) giúp con người cảm
thấy tự tin , sảng khoái, tăng cường sức khỏe thể chất, nhân cách
lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động.







Giao tiếp không tích cực (làm ngơ, chế giễu, xúc phạm) khiến con
người lo âu, stress, xung đột, rối loạn nhân cách, quan hệ giữa
người với người bi bế tắc, sống né tránh, cô đơn.
Nhờ giao tiếp mà con người ta trưởng thành, hòa nhập với xã hội,
đồng thời tạo ra những bước phát triển đáng kể bên ngoài xã hội.

Xét trong một nhóm làm việc:


Giao tiếp ứng xử trong một số mối quan hệ cơ bản của nhóm làm
việc:

+ Giao tiếp giữa người lãnh đạo và nhân viên trong nhóm làm việc
+ Giao tiếp giữa các đồng nghiệp trong nhóm làm việc (như nhóm làm
việc Nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân)


Xét từ góc độ nhóm làm việc

+ Phát triển, nâng cao vị thế từ đó giúp nhóm làm việc phát triển bền
vững
+ Xây dựng, giữ gìn, phát triển gắn kết giữa các thành viên, bản sắc văn
hóa của nhóm làm việc -> tăng uy tín nhóm làm việc
+ Thu hút, gây thiện cảm với đối tác, nâng cao hiệu quả giao tiếp công
việc

+ Tăng hoạt động nhóm làm việc


Hiệu quả của việc giao tiếp tốt trong nhóm làm việc

+ Tạo sự đồng thuận, hứng khởi trong công việc
+ Tăng cường hợp tác
+ Làm đẹp thêm hình tượng văn hóa giao tiếp ứng xử của nhóm làm việc
Câu 9: Phân tích đặc điểm của các hình thức giao tiếp trong
nhóm làm việc (giao tiếp theo chiều dọc, chiều ngang):


a. Giao tiếp theo chiều dọc:


Giao tiếp theo chiều từ trên xuống: là hình thức giao tiếp mà ở đó
thông tin được truyền từ một cấp bậc cao xuống một cấp bậc thấp
hơn. Loại giao tiếp này thường xảy ra khi người lãnh đạo, người
quản lý nóm giao các chỉ tiêu, chỉ dẫn về công việc hoặc thông báo
cho cấp dưới về chính sách và các thủ tục hành chính... Thông tin
cần truyền tải theo hướng từ trên xuống thường tồn tại dưới hình
thức văn bản.

Ví dụ: người quản lý cửa hàng đặt chỉ tiêu doanh số bán hàng cho các
nhân viên, trưởng nhóm học tập phân công nhiệm vụ và gia hạn thời
gian hoàn thành cho các thành viên...


Giao tiếp theo chiều từ dưới lên: là hình thức giao tiếp mà ở đó
thông tin được truyền lại từ cấp bậc thấp hơn đến cấp bậc cao hơn

trong nhóm hay tổ chức. Hình thức giao tiếp này được sử dụng để
phản hồi thông tin cho các cấp lãnh đạo về tiến trình và kết quả
thực hiện công việc, các vấn đề đang tồn tại.... Giao tiếp từ dưới
lên giúp các nhà quản lý nắm được cảm tưởng của nhân viên về
công việc, về đồng nghiệp và về tổ chức nói chung. Các nhà quản
lý cũng dựa vào giao tiếp này để có các ý tưởng tăng cường hiệu
quả công việc.

Ví dụ: Các báo cáo hoạt động của ban quản lý cấp cơ sở trình lên lãnh
đạo cấp cao, thư góp ý, các bài khảo sát thái độ nhân viên, bảng đánh
giá chất lượng giảng viên của sinh viên,...
b. Giao tiếp theo chiều ngang:
Giao tiếp theo chiều ngang là quá trình giao tiếp diễn ra giữa các
thành viên cùng cấp bậc trong nhóm, giữa các nhà quản lý cùng cấp
hoặc giữa bất cứ nhân viên nào có cấp bậc tương đương.
Giao tiếp theo chiều ngang cho phép tiết kiệm thời gian và tạo điều
kiện cho việc phối hợp công việc. Tuy nhiên quá trình giao tiếp theo
chiều ngang có thể tạo nên các mâu thuân về chức năng khi các kênh


chính thức theo chiều dọc bị coi nhẹ, khi các thành viên qua mặt cấp
trên để thực hiện công việc hoặc khi các nhà lãnh đạo phát hiện ra
rằng có các hành động và quyết định được thực hiện mà họ không
biết.
Ví dụ: học nhóm
Câu 10. Phân tích các hình thức họp, thảo luận trong nhóm và nêu ứng dụng
trong thực tiễn học tập sinh viên hiện nay?
KN nhóm: Nhóm làm việc là nhóm hoạt động tập hợp các cá nhân có năng lực
và kĩ năng bổ sung cho nhau, có sự cam kết hướng tới mục tiêu chung.
Nhóm làm việc được xác định bở 2 yếu tố chính

- hoạt động của những cá nhân có kĩ năng để bổ sung cho nhau. Mỗi thành viên
phải có ít nhất một kĩ năng nào đó cần thiết cho việc hoạt động của nhóm
- các thành viên giao tiếp với nhau với người lãnh đạo để đạt được mục tiêu
chung
Các hình thức họp hay thảo luận.(3 NHÓM)
- Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng sẽ
lập đề cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng
hợp và hoàn thiện bài tập của nhóm.
+ Ưu điểm:
. Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức
. Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rèn luyện kỹ
năng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài...
+ Nhược điểm:


. Làm hổng kiến thức của sinh viên (người làm phần 1 sẽ không hiểu đến các
phần 2, 3)
. Thiếu thông tin từ các phần khác nên khả năng chồng chéo lên nhau là rất cao.
- Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm. Nhóm
trưởng nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìm tài liệu, ai
xử lý tài liệu, ai viết bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, ai chuẩn bị câu hỏi
phản biện lại nhóm khác, ai là thư ký...
+ Ưu điểm:
. Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận
. Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên
. Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phân công
công việc hợp lý...
+ Nhược điểm:
. Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực
. Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.

- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công
việc.
+ Ưu điểm:
. Thành viên biết hết kiến thức.
. Sử dụng tối đa thời gian.
+ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bài của
nhau.


Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy,
khi áp dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đem lại
hiệu quả cao nhất.
Các bước cho một cuộc họp hay thảo luận
1. Xác định mục tiêu cụ thể
Xác định mục tiêu cụ thể cho kế hoạch bạn lập cần đạt được trong cuộc họp và
những phương pháp bạn sẽ sử dụng để quyết định nếu bạn đã đạt được chúng.
Viết mục tiêu xuống dưới. Để nó ở đó 1 lúc. Đọc lại nó một lần nữa để xác định
nó còn phù hợp và cần thiết.
2. Những người đến tham dự: là những người thật sự cần thiết có mặt ở đó để
họp hay thảo luận.
3. Xác định rõ ràng, ngắn gọn nhưng triệt để chương trình thông tin
Cung cấp những thông tin mong đợi thật vững chắc, chia chương trình nghị sự
của cuộc họp vào loại đơn giản, ví dụ: thành lập 1 số đại biểu, cho phép phê
duyệt thời gian và chương trình nghị sự; báo cáo uỷ ban; kinh doanh cũ và mới
kinh doanh và các loại khác. Với mỗi mục, đặt tên phân biệt cho cá nhân chịu
trách nhiệm về nó, cho biết nó sẽ quy định hoạt động bởi các nhóm và cung cấp
thời gian ước tính. ..Nếu bạn mong đợi 1 số hoặc tất cả các thành viên nhóm để
hoàn thành 1 nhiệm vụ trước khi họ đến nơi, chẳng hạn như đọc 1 bài báo cáo
hoặc tạo ra các giải pháp có thể là 1 vấn đề, hãy nói với họ một cách rõ ràng.
4. chọn địa điểm tốt, không gian thỏa mái thư giãn

5. Đến sớm
Đến sớm để xác định không gian và chuẩn bị, sắp xếp lại công cụ công nghệ
như LCD máy chiếu và laptop đôi khi chúng bị hỏng hoặc bị lấy đi để được sửa


chữa. Nếu bạn là người chịu trách nhiệm chính của cuộc họp, đầu tiên bạn phải
biết diễn biến bất ngờ như thế này đã diễn ra.
Quan tâm đến những điều sẽ không đảm bảo rằng cuộc họp của bạn sẽ thành
công như mong muốn của bạn được. Nếu bạn không chú ý đến chúng, tuy
nhiên, bạn cần phải có cân nhắc khó khăn để đạt được mục tiêu đáng kể.
Ứng dụng. LIÊN HỆ TỪNG CÁ NHÂN
Câu 11: Phân tích các hiện tượng tâm lý cơ bản trong giao tiếp thuyết trình
trước công chúng.
Các yếu tố tâm lý cơ bản trong giao tiếp(3 yếu tố).
-Tâm thế
-ảnh hưởng của quan hệ liên cá nhân đến hiệu quả giao tiếp
- Một số yếu tố cá nhân tác độn lên hiệu quả giao tiếp
1. tâm thế
KN: tâm thế là một trạng thái tâm lí hoàn chỉnh là tâm trạng cá nhân chuẩn bị
thực hiện một hành động nhât định
Có 2 yếu tố hình thành nên tâm thế.
- Yếu tố nhu cầu: Nhu cầu nghĩa hẹp(nhu cầu sự vật hiện tượng) và nhu cầu
nghĩa rộng(mong muốn mục đích mà cá nhân hướng tới)
-Hình ảnh cái tôi của cá nhân: Là hình ảnh do tự nhận thức bản thân mình. Hình
ảnh này tạo ra động cơ thực hiện các hành vi phù hợp với nhân cách và quan
điểm cá nhân


- Thực hiện vật chất: là yếu tố bên ngoài môi trường bên ngoài cá nhân nó bao
gồm sự vật và hiện tượng tác động trực tiếp lên cá nhân. Những khách thể trừu

tượng, không phụ thuộc vào cá nhân và những giá trị thẩm mĩ đạo đưc định
hướng xã hội của cá nhân đó
- những yêu cầu xã hội: là yếu tố bên ngoiaf quy định bởi 3 yếu tố Môi tường;
văn hóa; xã hội.
2. Ảnh hưởng của quan hệ liên nhân cách đến hiệu quả giao tiếp
ảnh hưởng của uy tín đến hiệu quả giao tiếp: các nhà khoa học đã chứng minh
được rằng thông tin phát ra từ đối tác uy tín thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
Hiệu ứng người mình cho thấy mọi sự giống nhau giữa các đối tác có ý nghĩa
quan trọng giống nhau về ngành nghề dân tộc quê quán tính cách sở thích thì
hiệu quả giao tiếp cao hơn
3. một số yếu tố cá nhân.
- chưa chuẩn bị kĩ, lo lắng, hồi hộp
- Nỗi ám ảnh sợ đám đông
- chưa đúng trước đám đông bao giờ or it
- thiếu tự tin.

Kĩ năng duy trì phát triển giao tiếp
1. Các yếu tố thể chất hình thức bên ngoài.


+ chú ý tới dáng vè bên ngoài trang phục phù hợp sạch sẽ lịch sụ sang trọng =>
tự tin hơn
+ cảm xúc tích cực: thường xuyên khen ngợi cảm kích nhũng việc người khác
làm
Thể hiện sự yêu thương dễ chịu trước mọi người; giữ cho niềm đam mê của
mình với đối tác
- tính csch tích cực trong giao tiếp
+ Tính khoan dung: chấp nhận sự khác biệt…
+ có tính hài hước: có khả nawg tác phong mang niềm vui nụ cười cho người
khác ngay cả lúc cam go..

+ tính chân thành: Thể hiện sụ thẳng thắn trung thực..
+ Tính linh hoạt trong giao tiếp: có khả nawg thích nghi trong mọi điều kiện ôi
trường thay đổi..giữ cho quá trình giao tiếp luôn hài hòa giữa người nghe và
người nói

Câu 12: Phân tích các yếu tố tâm lý của lắng nghe và vai trò của lắng nghe trong
giao tiếp
Tạo hóa cho con người một cái lưỡi nhưng lại có đến hai cái tai. Nhờ vậy mà
chúng ta có thể nghe gấp đôi những gì chúng ta nói.
-

Trong học giao tiếp hằng ngày có 2 nguyên tắc quan trọng

+ Nghe các diễn giả có tài => học theo từ ngữ, hiểu tư tưởng cách diễn đạt từ.


+ Đọc sách, dùng từ điển => biết nghĩa của từ, cách từ đồng nghĩa, cách dùng từ.
-

Lợi ích của việc lắng nghe:

+ Giúp vấn đề sáng tỏ hơn, nắm được nhu cầu, tình cảm, tâm trạng, mức độ quan
tâm của các thành viên.
+ Giúp giải tỏa ức chế của người nói.
+ Giúp người nói thêm tự tin.
+ Biểu hiện sự quan tâm, yêu thương, tôn trọng người khác.
-

Những trở ngại của việc lắng nghe:


+ Xao lãng, không quan tâm.
+ Bình luận về người nói chuyện.
+ Bác bỏ vấn đề với lý do không thú vị của chủ đề (cảm nhận tiêu cực về đề tài)
+ Không kiên nhẫn lắng nghe (bất cần, tự đề cao bản thân, kiềm chế kém)
+ Sự khác nhau giữa tốc độ nói và tốc độ nghe (tối đa nghe 500 từ/phút, tốc độ nói
150-200 từ/phút)
-

Biểu hiện lắng nghe hiệu quả:

+ Tiếp nhận nghe và cố gắng hiểu ẩn ý, quan sát các biểu hiện phi ngôn ngữ, có thể
ghi chép lại thông tin để nhớ.
+ Cử chỉ tích cực: Vươn người về phía trước, giao tiếp bằng mắt, gật đầu, mỉm
cười, mở rộng tay, thẳng người, thả lỏng cơ thể.
+ Giải thích, đánh giá những điểm chính của người nói.
+ Phản hồi: đưa ra câu trao đổi mang tính xây dựng, hướng vào mục đích giao tiếp,
thông tin cụ thể và người nhận hiểu rõ về điều đó.
-

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp nhóm:

1. Nghe quan trọng hơn nói
Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói. Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình
không nói thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình,
như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn
sai.


Phần đông trong chúng ta chỉ biết nói chứ không biết nghe, những người biết lắng
nghe thật sự vô cùng ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác

thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nhưng phải
nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết nghe, đó là một câu hỏi mà không ít
người đang đi tìm câu trả lời cho mình.
2. Lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận
Việc lắng nghe người khác cẩn thận thể hiện bạn đang tôn trọng người nói. Khi
chú ý lắng nghe cẩn thận bạn sẽ cảm thấy sự đồng cảm và giúp bạn dành được lòng
tin của người khác.
Khi lắng nghe người khác một cách cẩn thận bạn có thể cùng họ giải quyết được
vấn đề. Vì thế việc lắng nghe không phải chỉ đơn thuần là những cái gật đầu cho
có, rồi vội vàng đưa ra lời khuyên hay góp ý chưa phù hợp với mong muốn của
người đang chia sẻ. Hãy nghĩ rằng câu chuyện mà bạn đang được người khác chia
sẻ nó vô cùng quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt bất kỳ một chi tiết nào
cũng có thể khiến bạn thấy hối tiếc. Như vậy chắc chắn bạn sẽ lắng nghe câu
chuyện một cách cẩn thận hơn.
3. Kiên nhẫn lắng nghe
Trong nghệ thuật giao tiếp, yêu cầu người lắng nghe phải biết kiên nhẫn. Điều đó
không phải ai cũng làm được, bởi sẽ có những câu chuyện, những vấn đề mà bạn
không hề quan tâm và có hứng thú, khi đó việc sao lãng khi nghe là điều không
khó tránh khỏi. Vậy để thành công bạn nên học cách kiên nhẫn lắng nghe.
Kiên nhẫn không phải là việc bạn cứ cố gắng nghe hết câu chuyện từ đầu tới cuối
mà kết quả là không hiểu được vấn đề của câu chuyện. Tất nhiên nếu câu chuyện
đó không phải là vấn đề bạn quan tâm thì không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý với
quan điểm hoặc cố chỉ ra những điểm chưa đúng của đối phương. Những lúc như
vậy bạn hãy thể hiện bằng những cái gật đầu hoặc nói: “Tôi hiểu những gì bạn
đang suy nghĩ” hoặc “bạn hãy chia sẻ với tôi tất cả những gì bạn đang băn khoăn,
tôi sẵn sàng lắng nghe bạn”…


4. Đặt mình vào vị trí của người nói
Việc đặt mình vào vị trí của người nói vô cùng quan trọng, bạn không nên lắng

nghe một cách thụ động và để lời nói lọt từ tai này qua tai kia, không đọng lại gì
trong tâm trí của bạn. Vậy để hiểu được câu chuyện bạn hãy đặt mình vào vị trí của
người nói.
Đặt mình vào vị trí người nói bạn sẽ tập trung và tôn trọng câu chuyện của người
khác. Vì khi đó bạn đã xem câu chuyện của họ như câu chuyện của mình. Đã là
câu chuyện của mình thì tất nhiên mình phải quan tâm.
5. Tạo ra dấu hiệu là bạn hứng thú với câu chuyện
Khi lắng nghe bạn không nên chỉ đứng yên nhìn chăm chăm vào người nói, bạn
cần có những hành động để người nói biết rằng bạn đang rất hứng thú với câu
chuyện họ đang kể.
Trong lúc lắng nghe bạn nên có những cái gật đầu thể hiện rằng bạn hiểu và đang
rất quan tâm đến câu chuyện của người nói. Bên cạnh đó bạn có thể có những phản
ứng như: ừ, à, vâng… Những hành động đó tuy rất nhỏ nhưng sẽ làm cho người
nói biết rằng bạn đang rất chú ý lắng nghe và hứng thú với câu chuyện của họ.
6. Chắc rằng bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn được nghe
Đừng để khi câu chuyện kết thúc mà bạn không biết người nói đã nói những gì, họ
muốn truyền đạt gì tới bạn. Điều đó vô cùng nguy hiểm, bởi đó là biểu hiện của sự
không tôn trọng người khác. Hãy chắc chắn bạn hiểu được tất cả câu chuyện bạn
đã nghe được.
Trong khi lắng nghe sẽ có những điểm bạn không hiểu, nếu có thể bạn hãy hỏi lại
ngay để hiểu được vấn đề, nếu không bạn hãy ghi nhớ và hỏi lại ngay khi câu
chuyện kết thúc. Việc làm đó để chắc chắn bạn có quan tâm đến câu chuyện và
hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đó. Điều đó cho thấy bạn là một người biết lắng
nghe.
7. Phản hồi lại ý kiến đó


Một việc làm không kém phần quan trọng trong kỹ năng lắng nghe mà bạn cần
phải có đó là phản hồi lại ý kiến người nói.
Có thể bạn hiểu được câu chuyện, cũng có thể bạn không hiểu nhưng bạn cần phải

có phản hồi lại những gì bạn đã nghe được. Khi hiểu được câu chuyện bạn sẽ phản
hồi bằng cách cùng người nói chia sẻ về vấn đề câu chuyện họ đã nói, nhưng khi
không hiểu bạn cần phải hỏi lại như: “Xin lỗi, tôi không hiểu lắm về vấn đề này,
bạn (anh, chị) có thể nói lại được không?” hay “có phải bạn muốn nói về vấn
đề…”
Việc phản hồi lại ý kiến của người khác chứng tỏ bạn đã lắng nghe họ một cách
cẩn thận. Bạn đã đặt mình vào vị trí của người nói để lắng nghe và thấu hiểu họ.
8. Không cắt ngang khi người khác đang nói
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu như câu chuyện của bạn bị người khác cắt ngang.
Chắc chắn là rất khó chịu đúng không? Vậy khi người khác đang nói bạn cũng
không nên cắt ngang lời nói của họ.
Việc cắt ngang lời nói của người khác không những làm cho họ bị đứt mạch,
không còn hứng thú tiếp với câu chuyện mà còn thể hiện bạn là người thiếu lịch sự,
không tôn trọng họ.
Phản ứng lại người nói là việc cần làm, nhưng việc phản ứng đó phải đúng lúc,
đúng chỗ mới thể hiện bạn là người biết lắng nghe và kiên nhẫn khi lắng nghe.
9. Tôn trọng ý kiến của người khác
Hãy lắng nghe ý kiến của người khác và đánh giá một cách chân thật nhất. Không
nên đả kích hay chê bai ý kiến của họ. Làm như vậy sẽ khiến cho họ cảm thấy
không được tôn trọng.
Một ý kiến hay hay dở cũng đều phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi nói ra. Vì vậy
cho dù thế nào khi nghe chúng ta nên tỏ thái độ tích cực, nếu không chính chúng ta
sẽ biến mình thành con người ích kỷ, nhỏ nhen. Nếu kéo dài tình trạng đó sẽ không
ai chia sẻ gì với bạn nữa. Vì vậy hãy tôn trọng ý kiến của người khác trước khi bạn
muốn họ tôn trọng ý kiến của mình.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×