Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TỔNG HỢP VĂN HÓA TRUNG QUỐC TỪ XƯA ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.52 KB, 19 trang )

I. Tổng quan về Trung Quốc
Như chúng ta đã biết, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1.39 tỷ người
( 2010) . Ngoài ra, Trung Quốc, quốc gia lớn thứ 4 thế giới về tổng diện tích ( sau Nga,
Hoa kỳ, Canada) với diện tích 9,6 triệu km² , còn là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền
văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, cách đây ít nhất 3.500 năm.
Đơn vị hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gồm 22 tỉnh, năm khu tự trị,
bốn thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh)
và haivùng hành chính đặc biệt (Hồng Kông và Ma Cao). Thủ đô của Trung Quốc là Bắc
Kinh.Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống
chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những
chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên
một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một
vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc,
và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Quốc cũng là một trong những nền văn
minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực
Đông Á. Hiện nay, với những thành tựu nỗi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học
công nghệ,…. Trung Quốc đang ngày càng khẳng định tiếng nói quan trọng của mình ở
khu vực châu Á cũng như trên phạm vi toàn cầu.
1.Điều kiện tự nhiên Trung Quốc
1.1 Vị trí địa lí
Hiện nay, Trung Quốc có đường biên giới giáp 14 quốc gia khác ở châu Á. Phía bắc
giáp Mông Cổ, Nga, phía tây giáp Aghanistan, Kzakhstan, Krgyzstan, Tajikistan,
Pakistan, phía nam giáp Nepal, Bhutan, Ấn Độ, Lào Việt Nam. phía đông giáp Bắc Triều
Tiên và Biển Hoa Đông. Có thể coi rằng Trung Quốc là nước có đường biên giới tương
đối dài trên thế giới. Tổng diện tích Trung Quốc ước tính là 9.596.960 km², trong đó diện
tích đất là 9.326.410 km² và nước là 270.550 km². Trung Quốc sở hữu 9.000 dặm duyên
hải với rất nhiều hải cảng tự nhiên thuận lợi, là một cường quốc trên cả đất liền cũng như
trên biển. Đã từ lâu đời, Trung Quốc là đầu mối giao thông chính là trạm lưu chuyển
hàng hóa quan trọng của thế giới.
1.2 Tài nguyên thiên nhiên



Trung Quốc có tài nguyên khoáng sản phong phú. Trung Quốc có tài nguyên khoáng sản
đã khám phá rõ chiếm 12% tổng lượng thế giới, đứng thứ 3 trên thế giới. Cho đến nay,
Trung Quốc cả thảy phát hiện 171 loại khoáng sản, trong đó có 158 loại khoáng sản đã
được khám phá rõ trữ lượng khoáng sản năng lượng 10 loại, khoáng sản kim loại màu
đen 5 loại, khoáng sản kim loại màu 41 loại, khoáng sản kim loại quý 8 loại, khoáng sản
phi kim loại 91 loại, khoáng sản dạng khí khác 3 loại. Trung Quốc đã trở thành một trong
những ít nước có tổng lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, chủng loại mỏ tương đối
đầy đủ và có mức độ đồng bộ khá cao trên thế giới. Tính theo trữ lượng khám phá rõ, 25
loại khoáng sản trong 45 loại khoáng sản chủ yếu Trung Quốc đứng ngôi thứ 3 trở lên
trên thế giới, trong đó 12 loại khoáng sản như nguyên tố đất hiếm, thạch cao, vanađi,
titan, tantan, vônfram, graphit, sunfat natri ngậm nước, barit, quặng magnesit và stibi v.
…đứng đầu thế giới.
1.3 Khí hậu
Khí hậu Trung Quốc phức tạp , đa dạng, đa số nằm trong khu vực bắc ôn đới, thuộc khí
hậu gió mùa lục địa, đa số các vùng có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng
nực. Do đất nước rộng lớn, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch lớn nên khí hậu cũng đa
dạng theo. Từ nam lên bắc lần lượt là các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, trung ôn đới, hàn ôn
đới,, Còn khí hậu vùng cao nguyện Thanh Tạng là vùng khí hậu theo đường thẳng đứng.
Cực bắc Trung Quốc là Mạc Hà tỉnh Hắc Long Giang ở 53 độ vĩ bắc thuộc khí hậu Hàn
ôn đới, trong khi đó cực nam Trung Quốc là đảo Mẫu ấm Sa trong vùng biển quần đảo
Nam Sa tỉnh Hải Nam, chỉ cách đường xích đạo 400km lại thuộc khí hậu xích đạo.
2. Kinh tế Trung Quốc
2.1 Quá trình phát triển kinh tế
Trong suốt quá trình phát triển của mình nền kinh tế Trung Quốc đã trải qua rất nhiều giai
đoạn phát triển thăng trầm khác nhau. Trong đó, giai đoạn kinh tế trong những thập niên
trước đổi mới và giai đoạn từ khi đổi mới đến nay có rất nhiều điểm đang chú ý.
Từ năm 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã theo đuổi một chiến lược phát
triển công nghiệp nặng xã hội chủ nghĩa (hay chiến lược Cú hích Lớn theo cách gọi
của kinh tế học). Ưu tiên công nghiệp hóa đồng thời triệt để tiết giảm tiêu dùng theo

chính sách "thắt lưng buộc bụng" để xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Bắt đầu từ cuối năm 1978 các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải tổ nền kinh tế từ
mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô viết sang nền kinh tế hướng thị trường
hơn nhưng vẫn trong khuôn khổ kiểm soát của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Kết quả là
nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh sang hình thức kinh tế hỗn
hợp, dung hòa cả khuynh hướng tư sản lẫn vô sản.. Tốc độ phát triển của nền kinh tế
Trung Quốc được đánh giá thuộc hàng nhanh nhất trên thế giới, vào khoảng 7-8% mỗi
năm theo các số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay đã trở
thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.( 2001).
Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang vương lên mạnh mẽ chuẩn bị vượt Nhật Bản để
trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm 2009, Tổng sản phẩm quốc nội đạt 4.900
tỷ USD, tăng 8,7% so với 2008, vượt chỉ tiêu tăng trưởng 8% đã đề ra hồi đầu năm.
2.2 Các ngành kinh tế chính
2.2.1 Nông Nghiệp
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao
động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích
đất đai có thể canh tác được.Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai
lực lượng lao động. Phần lớn trong số họ canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé nếu so với
những nông trại Mỹ. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây
lương thực, và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo,
khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải,
các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu
ngoại thương. Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, trong năm
2003, dân số Trung Quốc đã chiếm 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% đất
canh tác được của toàn thế giới.
2.2.2 Công nghiệp
Các ngành công nghiệp lớn có thể kể đến: sắt, thép, chế tạo máy, các sản phẩm công
nghiệp nhẹ, vũ khí và hàng dệt may. Trong đó, ngành ôtô hiện nay đang phát triển rất

mạnh mẽ. Trải qua hơn 50 năm thử thách và phát triển, ngành công nghiệp ôtô Trung
Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn lao và trở thành một ngành trụ cột của đất
nước.. Ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc thực sự ngày càng phát triển mạnh mẽ khi
quốc gia này gia nhập WTO. Trước áp lực toàn cầu hoá thương mại của WTO mà cụ thể


là việc giảm thuế nhập khẩu xuất hiện, giá giảm liên tục, các mẫu xe mới ngày càng thân
thiện với người tiêu dùng về cả mẫu mã, tính năng lẫn tiền chi trả đua nhau ra lò. Hiện
tại, Trung Quốc đã trở thành thị trường ôtô lớn thứ 2 thế giớ (sau Mỹ) và là đối thủ cạnh
tranh đáng gườm với các quốc gia khác. Ngoài ra, những ngành công nghiệp nhẹ, may
mặc, sắt thép, cũng đang phát triển bùng nổ, những sản phẩm này của Trung Quốc không
những chiếm lĩnh thị trường nội địa mà chúng còn được nhập khẩu bởi hầu hết các nước
trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản……
2.2.3 Thương mại và dịch vụ
Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn
Quốc, Đức, Singapore, Malaysia, Nga và Hà Lan. Trong năm 2009 tổng kim ngạch XNK
của Trung Quốc đạt 2.207,27 tỷ USD. EU là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, với tổng
kim ngạch thương mại song phương đạt 364,09 tỷ USD. Mỹ là bạn hàng lớn thứ 2 của
Trung Quốc với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 298,26 tỷ USD. Nhật Bản
là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc với tổng kim ngạch mậu dịch song phương đạt
228,85 tỷ USD.
Trung Quốc xếp thứ 9 thế giới về giá trị sản lượng dịch vụ. Tỷ trọng điện năng và viễn
thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài hạn trong lĩnh vực dịch vụ. Với hai sở
giao dịch chứng khoán (là Thượng Hải và Thâm Quyến), thị trường chứng khoán Trung
Hoa đại lục có một giá trị thị trường 1.000 tỷ USD tính đến tháng 1 năm 2007, trở thành
thị trường chứng khoán lớn thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Hồng Kông. Người ta ước
tính thị trường này sẽ lớn thứ ba thế giới vào năm 2016.
3. Ảnh hưởng của Trung Quốc
3.1 Ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á
Hiện nay, Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm đến các dự án thủy điện và lập các đồn

điền trồng cây cao su tại Lào để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xe hơi. Bên
cạnh đó, Trung Quốc cũng bỏ ra khá nhiều tiền để cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông
tại Lào, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng của Trung Quốc sang Thái Lan.. Rõ ràng
mục đích không nói ra của Trung Quốc là tìm cách hất cẳng Việt Nam, qua đó tăng cường
ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á đầy tiềm năng kinh tế.Trong những năm
gần đây hàng hóa Trung Quốc đã tràn ngập thị trường các nước Đông Nam Á , đặc biệt là
Việt Nam , Lào, Campuchia…. Những sản phẩm này chủ yếu là hàng may mặc, thực


phẩm, đồ chơi trẻ em… với chất lượng không cao nhưng giá rất thấp nên có tính cạnh
tranh rất mạnh mẽ, làm cho những ngành này ở những nước sở tại gặp rất nhiều khó
khăn.
3.2 Ảnh hưởng đến khu vực Tây Á
Để tạo đà cho sự bành trướng thành nền kinh tế lớn nhất trong tương lai gần, Trung
Quốc đã mỡ rộng ảnh hưởng vào khu vực Tây Á thông qua nhiều cách, trong đó đầu tư
tài chính là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất. Nhờ sự hiện diện năng động ở
Kazakhstan, Trung Quốc đã cấp nguồn tín dụng dồi dào cho các nước Trung Á đang bị
khó khăn do thời giá của các nguyên liệu suy giảm, để đổi lấy các dự án khai thác năng
lượng và xây dựng các cơ sở hạ tầng. Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã biến
Trung Á thành một vùng chủ chốt cho sự bành trướng của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng
muốn biến Tân Cương thành trung tâm thương mại và công nghiệp của Trung Á bởi vì
đây là nơi quá cảnh của các hàng hoá mà Trung Quốc xuất sang vùng này.
3.3 Ảnh hưởng toàn cầu
Trong thế kỷ 21, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và sắp vươn lên trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vị thế về chính trị cũng như kinh tế của Trung Quốc
đang dần được nâng cao. Cũng chính vì vậy mà Trung Quốc phải chịu sự cạnh tranh của
các nước cường quốc đương thời như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…..Trung Quốc đã cố gắng
gây ảnh hưởng rất nhiều để có thể tạo thế cân bằng với các cường quốc trên. Qua đó,
Trung quốc đã tạo được ảnh hưởng toàn cầu về kinh tế, chính trị. Trung Quốc đã xây
dựng những mối quan hệ quyền lực có lợi cho mình với các vùng lãnh thổ lân cận và cả

những khu vực xa xôi nhưng giàu tài nguyên, đáp ứng cho họ nguồn nhiên liệu để tăng
trưởng.
Là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an liên hợp quốc mà tiến nói chính trị, và
quân sự của Trung Quốc rất có trọng lượng trên trường quốc tế.. Trung Quốc triển khai
sâu hơn mối liên kết kinh tế với Miến Điện và Afghanistan, đồng thời gia tăng quan hệ
chiến lược chặt chẽ với Pakistan bằng cách trợ giúp về năng lượng hạt nhân dân sự.
4.Giới thiệu về văn hoá Trung Quốc.
4.1Con người.
Tại Trung Quốc có khoảng hơn một trăm dân tộc, trong đó đông nhất là người
Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp


của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Hiện
nay, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận tổng cộng 56
dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số.
4.2 Ngôn ngữ.
Tiếng Trung Quốc ( hay Hán ngữ, Hoa ngữ, Trung văn) là một ngôn ngữ thuộc hệ
ngôn ngữ Hán - Tạng, sử dụng mẫu tự tượng hình. Mặc dù thường được coi là ngôn ngữ
duy nhất với lý do văn hoá, trên thực tế mức độ đa dạng giữa các vùng khác nhau có thể
sánh với sự đa dạng của các ngôn ngữ Roman. Từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung
Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách
viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như
vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Các ngôn
ngữ nói khác nhau của Trung Quốc chỉ được nói mà không có cách viết không như Phổ
thông thoại ( hay là bạch thoại: nghĩa là thứ tiếng bình dân dựa trên tiếng Quan thoại
chuẩn - là ngôn ngữ mà tất cả mọi người nói các thứ tiếng Trung Quốc khác nhau đều
dùng chung một dạng văn viết thống nhất có từ đầu thế kỉ 20 dùng gần như cùng một bộ
chữ Trung Quốc.
Khoảng một phần trăm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng
Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ, khiến nó trở thành thứ tiếng đứng đầu thế giới về phương

diện này. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa dân quốc tại Đài Loan, cũng như là một
trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore, và là một trong sáu ngôn ngữ làm việc
chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tiếng Trung Quốc nói ở thể Quảng Đông chuẩn thì là
một trong những ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông (cùng với tiếng Anh) và của Ma
Cao (cùng với tiếng Bồ Đào Nha).
4.3Tôn giáo.
Văn hoá Trung Quốc là 1 nền văn hoá có tính kế thừa từ lâu đời gắn liền với nền
nông nghiệp và chế độ phong kiến. Ngày nay tuy là đã có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn
còn nhiều giá trị tồn tại đến ngày nay, tạo nên một nền văn hoá đặc sắc, đậm đà bản sắc
dân tộc. Các niềm tin, quan điểm sống ảnh hưởng rất lớn Nho giáo của Khổng Tử cũng
như kết hợp với Phật Giáo và Đạo Giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn
giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật Giáo Đại Thừa giữ vai trò chính).


Phật giáo bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên,
tới thế kỷ thứ tư được quảng bá rộng rãi, dần dần trở nên tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất
tại Trung Quốc. Triết lý đạo Phật đóng một vai trò quan trọng trong các công việc kinh
doanh và trong cách tiếp cận đối với cuộc sống. Đây là một nền văn hoá tập thể, phụ
thuộc nhiều vào bối cảnh và mang tính thời gian đa năng.

Đạo Khổng: Hệ thống luân lý (không phải là một tôn giáo) của Trung Quốc
dựa trên việc bài truyền dạy của nhà triết học Khổng Tử, mất năm 479 trước
Công nguyên. Những bài dạy của ông được dựa trên những chiêm nghiệm
về luân lý như tính nhân từ, sự chính trực, sự đúng mực, sự lãnh đạo khôn
ngoan, sự chân thành, được đặt ra nhằm khơi dậy và gìn giữ sự quản lý tốt
đối với gia đình và xã hội. Đạo này dạy rằng lợi ích của nhóm đứng trên lợi
ích của cá nhân. Những chiêm nghiệm của đạo này được thực hiện ở nhiều
xã hội châu á bên ngoài Trung Quốc và hình thành nền tảng của tổ chức xã
hội và bộ máy chính quyền có thứ bậc trong những xã hội này.

1.1.1 Giao tiếp
a. Ngôn ngữ:
Biết tiếng Trung Quốc là một lợi thế vì trình độ tiếng Anh của họ
không cao. Nếu bạn không lưu loát tiếng Trung Quốc, sẽ rất khó
khăn nếu bạn không có sự giúp đỡ của thông dịch viênđể tránh rủi ro
do hiểu nhầm hoặc dịch nhầm.Khi đàm phán với người Trung Quốc
bằng tiếng Anh bạn nên cẩn thận và chú ý lắng nghe.
Người Trung Quốc rất lịch sự, vì vậy họ rất ngại nói “Không”, thay
vì vậy, họ nói “Có” một cách miễn cưỡng hoặc không rõ ràng để từ
chối.
b. Trang phục:
Người Trung Quốc rất coi trọng đẳng cấp của đối tác qua cách ăn mặc bề ngoài, chỗ
ở.
Nên khi giao dịch kinh doanh phải ăn mặc sang trọng: đối với nam giới thì
comple sẫm màu và cravat, không nên mặc quần bò thắt cravat, càng không nên màu
sắc lòe loẹt. ở Trung quốc màu đỏ là một màu truyền thống trong các lễ

cưới và được coi là may mắn, do vậy một chiếc cavát màu đỏ là một
điềm tích cực. Đối với phụ nữ thì tùy theo tập tục nước mình. Thông thường là
quần và áo vét sẫm màu.
Nên ở trong khách sạn từ hạng trung trở lên vì nhận biết đối tác thuộc đẳng cấp
nào là chuyện rất quan trọng ở Trung Quốc. Câu hỏi rất hay gặp phải ở Trung Quốc là
bạn ở khách sạn nào.


c. Chào hỏi:
Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi
người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi
giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay
trỏ chỉ về người đó, điều này được xem như không lịch sự, tốt nhất là dùng

cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

cách chào hỏi của người Trung Quốc cố tránh sự tiếp xúc trực
tiếp. Thông thường việc chào hỏi bằng một cái gật đầu hoặc hơi cúi
chào. Tuy nhiên, khi làm việc với các cá nhân ở những nền văn hóa
trong đó việc tiếp xúc trực tiếp là phổ biến, ví dụ bắt tay, người Trung
Quốc sẽ thích nghi và bắt tay. Đừng suy diễn rằng một cái bắt tay nhẹ
hoặc thiếu giao tiếp bằng mắt là một dấu hiệu yếu đuối hoặc không
hứng thú. Nó chỉ đơn giản là đồng nghiệp Trung Quốc của bạn chưa
hoàn toàn quen với việc tiếp xúc trực tiếp khi chào hỏi một người lạ.
ở Trung Quốc, sẽ là bất lịch sự nếu như bạn đút hai tay vào túi quần khi
đứng.
d. Làm quen
Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân
như có vợ chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi
như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ
làm quen nên là thể thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới
các chủ đề về chính trị,tôn giáo, không nên có lời phê phán.
e. Cách cư xử.
Ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối
quan hệ kinh doanh. Chúng ta nên thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường.
Điều đó cũng góp phần tạo lòng tin nơi đối tác.
Ở Trung Quốc, bạn không được phê trách thẳng thắn và công khai
mà nên diễn giải theo cách khác, chẳng hạn như cộng sự hay nhân viên đó
đã làm việc tốt, lần sau chắc chắn sẽ còn tốt hơn.
Né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy.
Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch
sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế



nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều
đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa.
1.1.2 Trao danh thiếp.
Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng
tiếng Trung. Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng
Trung lên trên.
Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn
thận và đặt thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. Nếu viết thông tin về
đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân
trọng là “ông” hay “bà”.
1.1.3 Văn hóa trong ăn uống
Không được lấy đũa gõ vào bát.
Không bao giờ được cắm đũa vào bát cơm vì chỉ có cơm cúng người
chết mới làm như vậy.
Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những
tiếng động do ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu
khách hài lòng với bữa ăn.
Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự dè dặt,
bạn phải thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường
phải đầy cốc, nếu không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ
nữ, cấp trên rót cho cấp dưới.
1.1.4 Đàm phán
a. Trước khi đàm phán:
Gửi đề tài trước khi bạn thực hiện chuyến viếng thăm, để chủ nhà
xem xét
Nên để tài liệu cho người có chuyên môn dịch sang tiếng bản địa.
Đảm bảo rằng bạn có những sản phẩm đã được đăng ký quyền sáng
chế hoặc đã đăng ký để bảo vệ cho công ty của bạn chống lại sự bắt chước.
Bạn phải làm việc để có được niềm tin của họ, đặc biệt là trong giai
đoạn đầu. Người ta cho rằng cần tiến hành một vài chuyến viếng thăm

trước khi đi đến một sự nhất trí.
b. Trong khi đàm phán:
Đoàn thương lượng cần bao gồm những người có thâm niên và có
kiến thức sâu rộng về công ty của bạn. Người đứng tuổi trong phái đoàn sẽ
là một yếu tố sẽ dẫn đến thành công.


Vị trí ngồi: Tại bàn thương lượng, thành viên của phái đoàn của bạn
có chức vụ cao nhất nên ngồi giữa dãy ở một bên. Người có chức vụ cao
thứ hai ngồi ở phía tay phải của người đó, người có chức vụ cao thứ ba ngồi
bên tay trái, và cứ thế
Khi bạn phải đối mặt với một vấn đề vượt qua ngoài khả năng hiểu
biết của mình, thẳng thắn thừa nhận rằng bạn không thể trả lời. Mặc dù
“giữ thể diện” là một sự ưu tiên trong nét văn hóa này, trò lừa phỉnh có thể
dẫn đến một hậu quả đáng xấu hổ.
Trong khi trình bày, tóm tắt các điểm chính ở phần đầu và phần kết
thúc của bản trình bày. Cần chuẩn bị để thảo luận tất cả các khía cạnh của
đề án một cách chi tiết. Chính sách tốt nhất là chia nhỏ thông tin của đề án
thành những phần nhỏ có những điểm dừng cho giai đoạn đề xuất câu hỏi
và trả lời.
“Mất mặt”, đó là thiếu bình tĩnh hoặc thiếu tự chủ, có hậu quả không
tốt trong xã hội nước này. Lần lượt, bạn cũng phải tỏ ra nhạy cảm và cẩn
thận không để cho ai bị mất mặt.
c. Phong cách đàm phán:
Sách lược “áp lực cao” ví dụ như “khó bán”.
Thói quen mặc cả:Mặc cả thế bạn cần phải chuẩn bị dàn xếp và thỏa
hiệp trong văn hóa kinh doanh.
Trì hoãn là xu thế thường xảy ra và đôi khi được dùng như một sách
lược làm nhục chí bên thương lượng. Hơn nữa, không đề cập hoặc phàn nàn
về thời hạn cuối cùng.

Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thường kéo dài.
Ban đầu thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện
làm ăn mà để dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng
đừng bực bội mà hãy cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt
được sự nhất trí với nhau để hợp tác kinh doanh. Thường sau đó vài ngày sẽ
có được chuyển biến tích cực.

Người Trung Quốc cho rằng không cần phải có sự hài hước trong việc
kinh doanh, quá nhiều hài hước lại rất nguy hiểm. ảnh hưởng của Khổng
giáo và đạo Phật, đòi hỏi sự chân thành và lịch sự, đã triệt tiêu ở người
Trung Quốc nhiều thứ mà nhiều người phương Tây cho là buồn cười, đó là
sự chế nhạo và sự nhại lại.
Những cách tiếp cận trịnh trọng cần có ở Trung Quốc.
d. Những điều cần lưu ý:


Phụ nữ hiếm khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Người chào
hàng là phụ nữ sẽ có thể phải vượt qua sự bối rối lo lắng gây ra từ phía đối
tác người Đài Loan.
Nếu có phụ nữ trong phái đoàn thương lượng, đảm bảo rằng bạn
phải thảo luận về sự sắp xếp với phía Đài Loan - anh ta và đồng nghiệp có
thể cần một chút thời gian để điều chỉnh ý kiến này. Bạn có thể tiết lộ thông
tin trong một lá thư gửi trước khi tiến hành cuộc họp.
1.1.5 Quà tặng
Tặng quà là một nét đặt trưng của văn hóa Trung Hoa. Việc tặng và
nhận quà là một phần quan trọng trong tiến triển quan hệ làm ăn. Trung
Quốc là quốc gia mà mối quan hệ còn được đặt trước cả công việc, chính vì
vậy quà là một công cụ củng cố quan hệ kinh doanh hữu ích. Một lời cảm
ơn suông sẽ bị coi là thiếu lịch sự ở Trung Quốc.
Tuy nhiên bạn nên tránh tặng những món quà đắt tiền vì như vậy dễ

hiểu lầm là đút lót và nhớ là luôn luôn phải gói quà. Nếu đến thăm một
doanh nghiệp Trung Quốc nào đó, bạn nên tặng quà công khai. Còn nếu
doanh nghiệp bạn được nhận quà từ khách hàng Trung Quốc thì không nên
mở quà trước mặt họ.
Người Trung Quốc thường nhận quà với thái độ rất khiêm tốn, họ sẽ
không bao giờ nhận quà ngay lập tức, mà sẽ từ chối khoảng ba lần trước khi
chấp nhận. Do đó, cứ mỗi lần họ từ chối món quà thì bạn lại phải lịch sự đề
nghị họ nhận món quà một lần nữa. Và một khi họ đã nhận món quà thì hãy
nói với họ rằng bạn thực sự rất vui vì họ đã nhận quà.
Món quà phải được nâng niu bằng hai tay và phải được gói cẩn thận;
mặc dù sau đó người ta có mở quà trước mặt bạn đi chăng nữa. Sau khi
người ta đã nhận quà thì họ sẽ để quà sang một bên và mở quà sau
Đỏ là màu may mắn, hồng và vàng tượng trưng cho hạnh phúc, và
con số 8 là con số “phát”, con số may mắn nhất. Màu trắng, đen và xanh
nước biển cùng con số 4, hay là bộ tứ của bất cứ thứ gì đó, thì đều gắn với
cái chết hoặc đám tang. Ngoài ra thì người ta cũng kiêng kỵ đồng hồ, khăn
mùi soa, và những đôi dép bằng rơm.
Những vật sắc như dao, kéo tượng trưng cho sự chia rẽ tình bạn hay
một mối quan hệ thân thiết, bao gồm cả quan hệ làm ăn.
Giá trị của việc tặng quà

Tặng một món quà thích hợp vào một thời điểm thích hợp không chỉ
củng cố những mối quan hệ cá nhân ở một số nền văn hoá mà nó còn thực
sự nâng cao được hình ảnh của cá nhân hoặc công ty. Món quà đúng đắn
chuyển tải sự kính trọng đến cá nhân và vì lẽ đó có thể chuyển tải hình ảnh


về sự tinh tế, thậm chí là quyền lực, toàn cầu của cá nhân hoặc công ty. ở
những nền văn hóa bị chi phối bởi quan hệ, món quá phản ánh hình ảnh và
những ý định của công ty và đưa đến cho đối tác tiềm năng cái nhìn sâu hơn

về việc bạn và công ty của bạn nghĩ và sẽ hành động ra sao trong tương lai.
Tuy nhiên, mục đích chính của bất kỳ món quà nào cũng phải là làm hài
lòng và tỏ sự kính trọng người nhận quà. Nếu bạn luôn nhớ được điều đó,
bạn sẽ không bao giờ tạo ra một món quà có thể là không phù hợp, hoặc tồi
tệ hơn là mang tính sỉ nhục.
Hãy xem xét trường hợp của tập đoàn General Motors, có lần đã bị lôi
cuốn vào một tranh đấu lớn với vài nhà sản xuất ôtô lớn khác để bảo vệ mối
quan hệ đối tác với Nhà máy công nghiệp ô tô Thượng Hải để sản xuất ôtô
tại Trung Quốc. GM đã không tiếc tiền của thuê những nhà tư vấn Trung
Quốc và những nhân công người Mỹ biết nói tiếng Hoa để đảm bảo rằng tập
đoàn đã làm “tất cả những gì đúng đắn” để gây ấn tượng với người Trung
Quốc về sự nhạy cảm văn hóa và sự hiểu biết của họ về những tập quán kinh
doanh của người Trung Quốc. Khi GM tặng các quan chức Trung Quốc
những món quà đắt tiền mua tại nhà sản xuất kinh doanh kim hoàn nổi tiếng
New York là Tiffany’s, tập đoàn đã thay những dải ruybăng trắng mang chữ
ký của họ bằng những dải ruy băng đỏ. Lý do là ở Trung Quốc màu đỏ có
nghĩa là vận may và màu trắng biểu thị sự đau khổ hoặc cái chết. Người
Trung Quốc rõ ràng là đã rất ấn tượng, không chỉ với sự nhạy cảm về văn
hoá của GM, và còn với đề xuất kinh doanh cuối cùng của tập đoàn. Tuy
vậy, thể hiện sự hiểu biết của nó về những truyền thống Trung Hoa cũng
không gây tác hại gì. Qua sự suy tính kỹ càng về việc thay đổi dải ruy băng,
GM đã thể hiện mình như là một công ty có bề dày hiểu biết quốc tế đã sẵn
sàng làm việc trong khuôn khổ của những điểm nhạy cảm về văn hoá và
kinh doanh của nước sở tại. Đó là một hành động tuyệt vời, và ai mà biết
chắc được liệu những dải ruy băng trắng lại chẳng đã phá vỡ một vụ làm ăn.

1.1.6 Mối quan hệ làm ăn
Đối với người Trung Quốc, thiết lập được một mạng lưới các mối
quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến
lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ

xuôi chéo mát mái. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa
trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công.
Hiếm người TQ nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết
rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu
bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ


chức công ty. Người TQ nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ
thống bậc thang của tổ chức
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải
quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều
cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của
thành công.
1.1.7 Văn hóa họp
Điều quan trọng nhất trong một cuộc họp tại doanh nghiệp Trung
Quốc là sự lễ phép, điều này thể hiện bạn là một người có đạo đức và bạn
cũng sẽ nhận lại được sự kính trọng từ người khác. Chính vì vậy sẽ rất cần
thiết nếu bạn tìm hiểu trước về những người mà mình sẽ cùng họp, nắm
chắc về tuổi tác, chức vụ, thành viên đảng nào, thành tích công tác… Hãy
đứng dậy khi có cấp trên vào phòng, mời họ ngồi một cách lịch sự và chu
đáo kể cả khi bạn và họ bất đồng ngôn ngữ. Bạn đừng vào phòng họp trước
người có chức danh cao hơn bạn.
Người Trung Quốc thường họp thành nhiều kỳ thay vì một cuộc họp
lớn để giải quyết một vấn đề nào đó. Đối với họ, họp chủ yếu là để xây
dựng, củng cố mối quan hệ và trao đổi thông tin hơn là thống nhất đưa ra
quyết định. Quyết định thường được đưa ra ở các cuộc thảo luận và lấy ý
kiến số đông. Chính vì thế khi họp với người Trung Quốc, hãy kiên nhẫn vì
nếu nóng vội bạn sẽ chẳng được gì thậm chí còn làm trì hoãn lâu hơn
nữa..


+ Tránh số bốn, điều này thể hiện điềm rất gở do nó có âm giống như
từ si, có nghĩa là chết.Các toà nhà của người Trung quốc thường
không có tầng bốn.
+ Mực đỏ không bao giờ được dùng để viết một chữ cái. Nó gắn quá
mạnh với sự tàn phá của lửa, mặc dù dùng giấy gói màu đỏ hoặc
văn phòng phẩm màu đỏ lại gắn với những trường hợp đặc biệt.
+ Người Trung Quốc rất bị ấn tượng bởi địa vị. Trình thư giới thiệu
của những người thuộc giới kinh doanh nổi tiếng, Hoa Kiều, hoặc
các cựu quan chức chính phủ những người đã làm việc với Trung
Quốc là một cách tuyệt vời để thể hiện rằng bạn vừa có địa vị cao
và bạn mang lại những cơ hội kinh doanh thực sự.
+ Tránh thể hiện sự kiêu ngạo hoặc tự tin quá. Niềm tin Khổng Tử
lên án loại hành vi này.
+ Người Trung Quốc (TQ) rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không
bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.


+ Đối với người TQ, “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên
kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được một mạng lưới
các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ
chốt trong chiến lược kinh doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là
cách duy nhất để mọi thứ xuôi chéo mát mái. Ngày nay, yêu cầu
xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn
mang ý nghĩa sống còn để thành công.
+ Bên cạnh đó, “Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá
nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh
tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa,
“giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác
động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai
đó mất thể diện trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm

trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác
là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự
trung thành của cấp dưới.
+ “Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách
mời và “qi” là ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi
thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún
nhường thì quan trọng trọng hơn việc bộc lộ khả năng ngay lúc
đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị gây
nghi ngờ.
Trong một bài viết cho Harvard Business Review, Hohn Kao đã giới thiệu những giá trị
mà ông ta gọi là “phao cứu hộ” cho những doanh nhân Hoa kiều. Những giá trị này xuất
phát từ tâm lý là cộng đồng thiểu số, và đã hình thành nên một số đặc tính chung của
doanh nhân Hoa kiều:
- Sự tằn tiện bảo đảm sự tồn tại.
- Mức độ tiết kiệm, thậm chí là bất hợp lý và được xem là một nhu cầu cấp bách.
- Làm việc chăm chỉ, thậm chí đến kiệt sức là điều cần thiết để xua tan những hiểm họa
trong một thế giới không đoán trước được ngày mai.
- Những người duy nhất mà họ có thể tin tưởng là trong gia đình.
- Ý kiến của một người bà con kém năng lực vẫn đáng tin cậy hơn ý kiến của một người
lạ có năng lực.


- Vâng lời người lãnh đạo gia đình là điều cần thiết để duy trì sự chặt chẽ và định hướng
của doanh nghiệp.
- Đầu tư phải dựa vào mối quan hệ ruột thịt và sự liên kết gia tộc, phường hội, không dựa
vào những nguyên tắc không cụ thể.
- Những mặt hàng “cụ thể” như bất động sản, tài nguyên thiên nhiên và vàng thì được ưa
chuộng hơn.
- Vali, túi xách cá nhân lúc nào cũng “thủ” sẵn.
Từ thập niên 1990, các chuyên gia kinh tế bắt đầu tìm cách nghiên cứu chuyện thành

công của các công ty của người Hoa. Hohn Nasbitt trong Megatrends Asia đã tiên đoán
rằng - sức mạnh độc đáo của mạng lưới kinh doanh của ngưòi Hoa - chẳng hạn như thực
hiện quyết định rất nhanh chóng, tập hợp nguồn tài chính , liên kết mọi người - sẽ giúp
mô hình Trung Hoa trở thành dạng tổ chức xã hội lý tưởng cho một thế giới liên kết toàn
cầu trong tương lai.
3.Kinh Tế Gia Đình - Gia Đình Làm Kinh Tế
Doanh nghiệp gia đình đóng góp rất nhiều vào sự lớn mạnh kinh tế của cộng đồng người
Hoa. Vào năm 1999, 40% tổng giá trị thị trường chứng khoán Hong Kong được kiểm
soát bởi 15 gia đình. 16 trong 20 công ty lớn nhất của Đài Loan là công ty gia đình. Ở
Indonesia, 9 trong 10 công ty hàng đầu được sở hữu bởi các gia đình Trung Hoa; tập
đoàn lớn nhất trong số các công ty này là Salim Group đóng góp đến 5% GDP của nước
này trong thập niên 1990. Ở Thái Lan, các gia đình người Hoa sở hữu bốn ngân hàng tư
nhân lớn nhất của nước này.
Vai trò và trách nhiệm gia đình
Thể hiện rõ nhất khi chuyển giao thế hệ quản lý. Sự chuyển giao thế hệ phải đảm bảo
rằng quyền sở hữu và quản lý vẫn thuộc quyền kiểm soát của gia đình kể cả khi những
người thừa kế không thực sự tham gia vào việc điều hành công ty. Shi - Hui Huang là
một bác sĩ giải phẫu thần kinh của Mỹ đã phải trở lại Đài Loan để trông coi việc kinh
doanh của gia đình sau khi cha ông mất. Sau một năm, ông quyết định không trở lại Mỹ
và chính thức quản lý tập đoàn của gia đình - tập đoàn Ching Fong gồm 35 công ty trên
toàn cầu. Quyết định này không chỉ đơn giản là do cơ hội kinh doanh mà quan trọng hơn
là vì mong đợi của gia đình.

NGÔN NGỮ:
Khẩu hiệu “Finger-lickin’ good” (tiếng Việt: “Vị ngon trên từng ngón tay”) khi được dịch
sang tiếng Trung đã bị nhầm thành “xơi tái ngón tay của bạn”. Tuy nhiên, KFC vẫn được
hưởng ứng ở Trung Quốc vì người dân ở nước này khá cởi mở với những sản phẩm đến
từ phương Tây.



Thương hiệu Coca-Cola ở Trung Quốc ban đầu được phiên âm thành một cụm từ được
phát âm là “Ke-kou-ke-la”. Sau khi đã in hàng ngàn biển hiệu, Coca-Cola mới phát hiện
ra rằng, cụm từ này có nghĩa là “cắn con nòng nọc” hoặc “con ngựa cái chở đầy sáp ong”
tùy theo từng địa phương. Sau đó, Coca-Cola đã nghiên cứu 40.000 ký tự tiếng Trung và
tìm ra một cách phiên âm tương đương hợp lý “Ke-kou-ke-le”, có thể dịch là “niềm vui ở
trong miệng”.
Một vấn đề nữa, ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt
Nam, họ thường đứng trước tên, ngược lại với ở phần lớn các nước phương Tây.
Bởi vậy, điều cần thiết là các tổ chức và doanh nghiệp tạo ra một hệ thống đa ngôn ngữ
để thu thập và quản lý dữ liệu về nhận dạng và khách hàng. Để làm được điều này, công
nghệ thông tin cần được cải tiến từ khâu nhập dữ liệu, tới lưu trữ và kết nối. Ngoài sự
tham gia của các chuyên gia công nghệ, công việc này còn đòi hỏi có sự tham gia của các
chuyên gia về văn hóa và ngôn ngữ.

NGÔN NGỮ HÌNH THỂ
TRONG THƯƠNG THUYẾT:
Một trong những cách đoán ý đối tác trước khi bắt nhịp cầu thông cảm là theo dõi, quan
sát ngôn ngữ cơ thể của họ. Việc này chưa quen thì thấy khó.
VD: Vào năm 1991, tôi sang Trung Quốc thương thuyết một dự án nhà máy điện tại
Chong Qinh. Đây là lần đầu tôi phiêu lưu vào vùng Tứ Xuyên, không hiểu mô tê
gì về phong tục lệ làng của họ. Phái đoàn chúng tôi nói tiếng Pháp, bên phe Trung
Quốc thì nói tiếng Hoa, nên cả hai đều phải có thông dịch viên. Đoàn tôi có 47
người, bên kia thì không đếm hết, ngồi bàn hội nghị đầy bốn hàng ghế trước mặt
chúng tôi. Dần dần tôi để cho vị phó của mình dẫn đầu việc đàm phán, còn mình
thì xem xét, quan sát… Bạn không thể ngờ rằng có nhiều thứ phải quan sát.
Thứ nhất là xem họ rung đùi như thế nào. Cứ mỗi khi họ rung đùi thì tôi tin
rằng họ đồng tình với chúng tôi, không ít thì nhiều. Sau này tôi còn ngồi đếm số
đùi rung. Có những lúc chúng tôi phát biểu chỉ làm rung động được vài cái
đùi, đôi khi cả mấy chục đùi cùng rung. Hay nhất là khi đùi của ông trưởng đoàn
phía Trung Quốc bắt đầu rung thì chúng tôi biết là lâu đài hạnh phúc còn không

quá xa. Nhưng rồi có những khoảnh khắc, chúng tôi lại nhìn thấy có người rung
đùi, nhưng cũng có người vuốt mũi, có anh gãi đầu lia lịa, có cụ lại vuốt râu,
chúng tôi hiểu được rằng phe bên kia đang chia rẽ ý kiến, người thích người
không. Nhìn họ, chúng tôi hiểu được ai chống đối, ai thuận!
Và sợ nhất là lúc tôi phát biểu với tư cách trưởng phái đoàn nhưng cả phe bên kia
cứ nhìn đồng hồ một cách láo liên.
Trong suốt cuộc đời thương thuyết của mình, tôi vẫn thích người luôn ngồi rung
đùi hơn là những người luôn nhìn đồng hồ. Nghĩ lại mới thấy ông trời cũng đã ưu


ái với tôi. Tính cho cùng thì cuộc đời tôi gặp những người rung đùi nhiều hơn gãi
đầu, gãi tóc, vuốt mũi.
Mắt lim dim: “Tôi đang lắng nghe đây.” ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc. (“Chán quá!”
hoặc “Buồn ngủ quá” ở US.)

Người Trung Quốc và phong cách làm việc
Trung Quốc, đất nước với hơn 2 tỉ dân, sở hữu một nội lực phát triển vô cùng lớn. Người
Trung Quốc, dân tộc luôn được khen là cần cù, thông minh, đoàn kết, truyền thống. Họ
có mặt ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, đi đến đâu là tạo dựng nên nhưng khu phố
Chinatown, những vùng dân cư đậm màu sắc Trung Hoa nổi tiếng.Họ có một phong cách
làm việc vừa đầy chất Á Đông, vừa mang nét riêng biệt, khác với Nhật, với Hàn…
Xưa nay khi nói về cách làm việc của người Trung Quốc, người ta vẫn hay so sánh với
người Châu Âu và xem nó gần như hai thái cực đối lập. Người Trung Quốc giải quyết
công việc rất khéo léo tế nhị. Khi bàn bạc thường không nói thẳng mà đi “đường
vòng”, nói một cách hàm ý, ẩn ý nhiều hơn., diễn đạt ý tưởng thường rất uyển
chuyển. Trong công viêc rất coi trọng các mối quan hệ. Có thể nói không có quan hệ thì
không làm việc được. Trong làm ăn buôn bán, ngoài vấn đề công việc chính rất còn lưu
tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, sự thuận tiện để làm hài lòng các đối tác.
Vì vậy lúc đàm phán, trước khi vào chính thức họ không đi thẳng vào vấn đề như
người Châu Âu, mà thường dành những phút nhất định để hỏi thăm lẫn nhau như: Đi

đường thế nào? có khỏe không?…
Ngoài ra cách làm việc của người Trung Quốc cũng rất khoa học. giờ giấc chấp hành
nghiêm chỉnh, làm ra làm chơi ra chơi, không ưa trì hoãn công việc nếu có thể làm ngay.
Ngôn ngữ cử chỉ, diện mạo khi giao tiếp, đàm phán rất được coi trọng như trong
ánh mắt, tư thế ngồi, cử động tay, khoảng cách… Ví dụ nếu hai bên ngồi mặc cả mua
bán với nhau thì nên ngồi hai bên chiếc bàn lớn, mỗi người ngồi cách mép bàn một nắm
tay. Nếu hai bên cùng ngồi nói chuyện thì nên giữ cự li khoảng một sải tay… Ngày nay,
giới trẻ Trung Quốc trong xu thế hội nhập và phát triển cũng đã bị tác động, âu hóa, thị
trường hóa rất nhiều, có những thói quen truyền thống đã thay đổi. Tuy nhiên đa phần
phong cách làm việc vẫn giữ được nền tảng.
Cách làm việc của người Trung Quốc với người Việt Nam có rất nhiều nét tương
đồng mà cũng là của người Đông Á nói chung. Với quan hệ kinh tế không chỉ trong
công việc mà còn dựa vào cả những mối quan hệ cá nhân bên ngoài cuộc sống. Hơn
nữa người Trung Quốc rất khéo léo khi dẫn dắt vấn đề. Ví dụ như ở một điều khoản
thanh toán người ta đã nhượng bộ mình thì trong những điều khoản khác họ sẽ ép lại
mình hay họ đã bớt giá cho mình thì minh phải dành những ưu tiên khác cho họ. Nói
chung là họ dùng điều kiện để trao đổi. Điều này rất thú vị cần phải học hỏi. Cũng bởi
vậy khi kí kết hợp đồng: hợp đồng mua bána hay việc làm với người Trung để tránh xảy
ra tranh chấp gây sứt mẻ tình cảm, bản thân chúng ta nên chặt chẽ, suy nghĩ kĩ mọi khả
năng có thể phát sinh. Có mong muốn, yêu cầu gì nên nói rõ ngay từ đầu. Một điểm đáng


chú ý nữa là trong giao tiếp, cộng tác thường có những buổi chiêu đãi, tiếp tân, có thể nói
chuyện, hàn huyên nhưng cần tránh nhắc đến chính trị, những chuyện quá khứ hay
những vấn đề nhạy cảm khác. Bởi người Trung Quốc cũng là một dân tộc có lòng tự
tôn rất cao. Nếu không khéo có thể nảy sinh những ý kiến bất đồng, ảnh hưởng đến cả kết
quả đàm phán.

Trong kinh doanh, Trung Quốc là một trong những nước khá mạnh khi
xâm nhập thị trường thế giới. Vậy, bí quyết của họ là gì?

1. Biết mình, biết người
Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người
tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ
của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân
địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi
xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền
rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.
2. Bàn đạp Hồng Kông
Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập
thị trường Trung Quốc là do vùng lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và
pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức thấp (15%);
dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa
phương có kinh nghiệm, nói tiếng Anh tốt.
3. Học ăn, học nói
Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung
Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa và trao danh thiếp bằng hai tay thể
hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhậnđược sự
tôn kính từ họ.
4. "Người thứ ba"
Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á
nói chung chỉ hiệu quả khi bạn xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với
đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi đó là
điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả
sau khi bạn đã từng gặp gỡ đối tác.
5. Có đi, có lại
Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài.
Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn.
6. Biết "lì xì"



Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín
đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ.Người Trung Quốc có thể xua tay nói không,
nhưng bạn
đừng thấy
thế mà "đóng
hầu bao
lại".
Người TrungQuốc không nói
thẳng như người
Mỹ,
họ nói
thế nhưng không hoàn toàn là thế!
7. Nói đi đôi với làm
Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi.
Mặc dù người Trung Quốc có thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với
họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời,song nên
nhớ rằng, những hành
động
nỗ lực
thu hút
họ chú ý
quan
trọng hơn rất nhiều những lời mời chào"suông" của bạn.
8. Đừng tiếc thời gian nhậu
Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội
vàng mà cần phải chậm bước khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn
tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiênnhẫn và linh
hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư
cho hoạt động kinh doanh trong tương lai của bạn ở xứ sở này.
9. Không phát ngôn bừa bãi

Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung
Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên mạng hoặc trên thực tế, với những người
không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận trọng khi
đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày
tỏ ý kiến với bạn về những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi
bạn cực kỳ thân thiết với họ.
10. Chiến thuật số đông
Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi
hỏi phải có những sản phẩm bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền
của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người
tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.



×