Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đặc điểm tiền lương singapore và malaysia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.32 KB, 12 trang )

SINGAPORE
1,Đặc điểm của Singapore
1.1 Nền kinh tế của Singapore
Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài.
Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác
hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không
phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong
nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng
đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công
nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công
nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng
đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm
lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là
nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập
quốc dân). Do vậy đa phần các đơn hàng đi làm việc tại Singapore đều là ngành
dịch vụ Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại
cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh
hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng
trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu
phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh
hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch
SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ
đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm
2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm
2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri
thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành
một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế
toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.
1.2,Chính phủ và chính trị




-

Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện
theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của
quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện.

-

Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở
một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống

-

Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ.[24] Các thành viên
của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định.

-

Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác
biệt địa phương đáng kể : Singapore có các hình phạt bao gồm cả trừng phạt
thân thể tư pháp dưới dạng đánh đòn hoặc phạt roi nơi công cộng, có thể áp
dụng đối với các tội hình như hiếp dâm, gây rối loạn, phá hoại, và các vi
phạm di trú nhất định.

-

Hiện tại, Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ nhưng Đảng
Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi

nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các
đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc
hội.

1.3,Quan hệ đối ngoại
-

Chính sách đối ngoại của Singapore có mục đích duy trì an ninh tại Đông
Nam Á và các lãnh thổ phụ cận. Một nguyên tắc cơ bản là tính ổn định chính
trị và kinh tế trong khu vực.

-

Singapore có quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia có chủ quyền.

-

Là một trong năm thành viên sáng lập của ASEAN,[50] Singapore là một
quốc gia ủng hộ mạnh mẽ đối với Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN (AFTA) và Khu vực đầu tư ASEAN.

2,Quản lý NN về tiền lương
- Để để thu hút nhân tài cho nền hành chính công, tháng 4/2007, Chính phủ
Singapore đã công bố chế độ lương mới, trong đó, 95% trong số 64.000 công chức
Singapore được tăng lương và 2/3 trong số này được tăng từ 3-5%.
Cụ thể, nhằm đảm bảo cuộc sống cho các cán bộ trẻ và có triển vọng, khuyến khích
họ cống hiến hơn nữa cho đất nước, tránh tình trạng chảy máu chất xám, Singapore


đã tăng mức lương của cán bộ trung cấp trẻ và có triển vọng trong khu vực công

lên gần ngang với thu nhập của người ở độ tuổi 32-35 làm việc trong khu vực tư
nhân.
-Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng đã nâng mức lương khởi điểm cho các
công chức cấp cao (giữ các chức vụ như Thư ký Thường trực, Cố vấn bộ trưởng,
Bộ trưởng, Thủ tướng và Tổng thống...). Trong tiền lương của các quan chức cấp
cao này bên cạnh phần trả cố định hàng tháng còn có phần được trả theo tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế và hiệu quả công việc hàng năm.
-Mức lương Bộ trưởng và công chức ở Singapore hiện nay vào loại cao nhất
thế giới. Chính phủ và những người ủng hộ chế độ lương cao lập luận rằng chế độ
đãi ngộ này là một trong những nguyên nhân góp phần quyết định vào những thành
công của Singapore trong những thập kỷ qua và hiện nay trong bối cảnh toàn cầu
hoá và do sự cạnh tranh về chất xám ngày càng mạnh từ khu vực tư nhân và từ các
nước khác ngày càng quyết liệt, đãi ngộ công chức càng phải được quan tâm để giữ
người tài cho bộ máy nhà nước.
-Kết hợp với trả lương cao, Singapore xây dựng một hệ thống luật giám sát rõ
ràng và một hệ thống đánh giá công chức hiệu quả, thực chất nhằm quản lý và
kiểm soát chặt chẽ thu nhập của đội ngũ công chức. Việc làm này đã khiến cho đội
ngũ công chức thực hiện tự giác “bốn không”: không được, không thể, không
muốn và không dám tham nhũng.
-Hơn nữa, công chức nhà nước bị kết án trước tòa về hành vi tham nhũng còn
bị mất việc làm, và nếu hoo là những quan chức đã nghỉ hưu thì sẽ bị cắt lương
hưu và những lợi ích khác. Họ cũng sẽ không nhận được bất kì sự bổ nhiểm nào ở
khu vực công trong tương lai .
3,Thực trạng tiền lương tại Singapore.
- Trả lương rất cao: Đây là một biện pháp không chỉ cso Sing áp djng. Nhưng
điểm khác biệt ở chỗ , Sing có chính sách tiền lương rất rõ ràng. Tháng 4/2007,
Chính phủ nước này đã công bố chính sách lương mới. Theo đó, ngân sách nước
này đã chi thêm 214 triệu đôla Singapore (SGD), nâng tổng số quỹ tiền lương mỗi
năm lên 4,7 tỷ SGD. Nhờ chính sách trên, có 95% trong số 64.000 công chức (tại
thời điểm đó) được tăng lương và 2/3 trong số này được tăng tới 3-5%. Cụ thể,

lương của Thủ tướng tăng từ 2,5 SGD triệu lên 3,1 triệu SGD; của Tổng thống tăng
từ 2,5 triệu SGD lên 3,2 triệu SGD; Bộ trưởng Cao cấp và Cố vấn Bộ trưởng từ 2,7
triệu SGD lên 3,04 triệu SGD. Lương của cán bộ trung cấp trẻ và có triển vọng
tăng từ 372 nghìn SGD lên 384 nghìn SGD, gần ngang với thu nhập của người ở
độ tuổi 32 - 35 làm việc trong khu vực tư nhân…
-Chính phủ trả mức lương thấp nhất cũng phải đảm bảo cho công chức, viên
chức, quan chức từ cấp cao như thủ tưởng tới người bình thường, người làm công
việc bảo mẫu đều đủ sống theo mức chung của xã hội Singapro. Ngoài ra còn chu
cấp cho gia đình, con cái học hành. Để thu hút được người tài hoạt động trong khu


vực công, chính phủ thường căn cứ vào thu nhập của khối tư nhân để đưa ra mức
lương cho công chức. Singapore còn kiên quyets với việc trả lương công cức tương
xứng với hiệu quả công việc, Căn cứ vào chaatsl ượng dịch vụ đối với công dân mà
Singapore trả mức lương và các khoản tiền thưởn tương xướng cho công chắc.
Ngày 9-4-2007, CP Sing đã công bố chế độ lương mới, bắt đầu có hiệu lực từ
tháng 4-2007. Theo đó, ngân sách hải chi tra thêm 214 triệu đo (SGD) và nâng
tổng số quỹ tiền lương lên 4,7 tỷ SGD/năm. Mốc lương chuẩn (Benmark) để tính
lương của các chức vụ từ Thư ký thường trực và bộ trưởng khởi điểm tăng từ 1.2
triệu SGD lên 1,6, triệu, ứng với 73% Benhmark, cuối 2007 thành 77% và cuối
2008 là 88%.Có thể khẳng định, chế độ đãi ngộ công chức của Singapore là cao
nhất thế giới (hơn nhiều so với Mỹ; Tổng thống Singapore đạt khoảng 3,2 triệu
SGD/năm, gấp 5 lần lương của Tổng thống Mỹ, khoảng 400.000 USD)…
4,Thực trang phụ cấp lương,thưởng
Singapore đã thay đổi phương pháp khen thưởng cán bộ công chức. Theo
Singapore, điểm chính yếu là gắn lương với vai trò của cán bộ, công chức và chất
lượng thực thi công vụ của họ. Nghĩa là thu nhập của cán bộ, công chức phải hoàn
toàn phụ thuộc vào công việc họ làm và mức độ hoàn thành tốt công việc của họ
chứ không phải vào thời gian họ làm trong nền hành chính công (thâm niên) hay
bằng cấp.

Để áp dụng thành công phương pháp này cần có một khuôn khổ đánh giá công
bằng chất lượng thực thi công vụ của các cá nhân. Singapore đã xếp hạng các cán
bộ dựa trên hai tiêu chí: chất lượng thực thi công vụ và tiềm năng:
+Chất lượng thực thi công việc được sử dụng để quyết định mức tăng lương và
thưởng cán bộ trong năm đó
+Tiềm năng sẽ được sử dụng để quyết định tốc độ đề bạt mỗi cán bộ
Ngoài thưởng cá nhân, công chức còn được một khoản thường tập thể gắn với chất
lượng hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Mọi công chức đều được nhận khoản
thưởng này nếu nền kinh tế hoạt động tốt hơn dự kiến. Điều này giúp cho mỗi cán
bộ, công chức nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế và động viên
họ góp phần nâng cao sức cạnh tranh kinh tế của đất nước
Chính phủ Singapore đã bắt đầu thực hiện hệ thống khen thưởng từ cơ quan thuế
bởi lúc đó cơ quan thuế của nước này hoạt động kém hiệu quả. Một thỏa thuận do
Chính phủ đưa ra là cơ quan thuế sẽ phải thu được một khoản thuế tối thiểu, vượt
trên khoản đó, họ sẽ được quyền giữ lại một phần để thưởng cho nhân viên. Ngay
lập tức, doanh thu thuế đã tăng lên và thủ tục được đơn giản hóa qua từng năm.
Rõ ràng, khi lương của cán bộ công chức gắn với doanh thu thuế và mức tiết kiệm
chi tiêu, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn không chỉ để có tiền thưởng mà vô hình
trung còn giảm quan liêu để tiết kiệm chi phí. Sáng kiến này làm lợi cho cả Chính
phủ và cơ quan thuế. Rốt cục, Chính phủ sẽ có nhiều tiền hơn để phát triển đất
nước và tăng lương cho các cán bộ, công chức khác.


5,Ưu,nhược điểm
*Ưu điểm:
-Chính sách tiền lương hợp lí, có tính cạnh tranh cao so với khu vực tư nhân
-Mức lương công chức tương xứng với hiệu quả công việc, không có tình trạng
tham nhũng .Ngoài việc phụ thuộc vào hiệu quả công việc, mức lương công chức
của Singapore còn phụ thuộc vào hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Singapore sẽ
không trả các khoản tiền thưởng cho công chức nếu nền kinh tế hoạt động kém

hiệu quả. Ngoài ra, việc đề bạt công chức ở Singapore cũng phải căn cứ hoàn toàn
vào thành tích công việc.
-Chính sách trả lương cao và rõ ràng, chính sách “ lương sạch”.
-Chế độ đãi ngộ công chức của Singapore là cao nhất thế giới.
Chế độ này là 1 trong những nguyên nhân góp phần quyết định vào những thành
công của Singapore trong những thập kỷ qua và hiện nay trong bối cảnh toàn cầu
hóa và do sự cạnh tranh về chất xám ngày càng mạnh từ khu vực tư nhân và từ các
nước khác ngày càng quyết liệt, đãi ngộ công chức càng phải được quan tâm để
giữ người tài cho bộ máy nhà nước.
-Có hệ thống lương linh hoạt.
*Nhược điểm :
- Do chính sách đãi ngộ của Sigapore cao nhất thế giới , có tính cạnh tranh với khu
vực tư nhân giúp khu vực công của Sigapore thu hút được nhiều tài năng nhưg điều
nay cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa khu vực công và khu vực tư nhân, có
thể gây mất cân bằng về lao động giữa 2 khu vực.
- Việc trả lương cao đối với khu vực công có thể gây ra gánh nặng và áp lực về gia
tăng chi phí sinh hoạt cho người dân

6,Bài học rút ra cho Việt Nam
1. Vấn đề tang lương công chức nhât thiết phải là sự lựa chọn chiến lược và quyết
tâm chính trị của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở cấp cao nhất.
2. Để khuyến khích những người làm việc thật sự có năng suất, chất lượng và hiệu
quả cần thực hiện việc trả lương theo hiệu quả công việc chứ không phải theo
ngạch, bậc đơn thuần. Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Muốn
vậy, Tiền lương tối thiểu phải tương ứng chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ và phải
tính đến sự phù hợp với từng ngành, nghề, cũng như đặc thù riêng của từng khu
vực. Đồng thời phải có sự so sánh với mức lương tối thiểu trong khu vực doanh
nghiệp.
3.Phải thay đổi cơ bản kết cấu tiền lương công chức, trong đó bao gồm phần lương
cứng theo thang, bậc lương quy định chung và bằng với mức lương tối thiểu mà

từng người đang được hưởng, và phần lương mềm thưởng theo năng suất, hiệu quả


công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, được chi trả từ nguồn kinh phí tang
lương do Chính phủ phân bổ cho mỗi đơn vị.
4. Cải cách tiền lương cần làm rõ mối quan hệ giữa chính sách tiền lương với các
chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giáo dục và phần tiền nhà ở, điện, nước,
phương tiện đi lại, trang bị đồ dùngcho chuyên gia cao cấp và cán bộ lãnh đạo
trong cơ cấu tiền lương.
5. Tăng phúc lợi xã hội đối với công chức.

MALAYSIA
1,Đặc điểm của Malaysia
1.1Nền kinh tế Malaysia
Malaysia là một nền kinh tế thị trường định hướng nhà nước tương đối mở và công
nghiệp hóa mới.Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hướng dẫn hoạt động
kinh tế thông qua các dự án kinh tế vĩ mô, song vai trò này đang giảm xuống.
Malaysia sở hữu một trong những hồ sơ kinh tế tốt nhất tại châu Á, GDP tăng
trưởng trung bình 6,5% mỗi năm trong giai đoạn từ 1957 đến 2005. Năm 2011,
GDP (PPP) của Malaysia là khoảng 450 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba
trong ASEAN và lớn thứ 29 trên thế giới. Năm 1991, Thủ tướng Malaysia đương
thời là Mahathir bin Mohamad phác thảo ý tưởng của ông trong “Tầm nhìn 2020”,
theo đó Malaysia sẽ trở thành một quốc gia công nghiệp hóa tự túc vào năm
2020.Thủ tướng thứ sáu là Najib Razak nói rằng Malaysia sẽ đạt đến tình trạng
nước phát triển vào năm 2018, sớm hơn so với mục tiêu vào năm 2020, ông đưa
vào thực hiện hai chương trình là Chương trình chuyển đổi chính phủ và Chương
trình chuyển đổi kinh tế
Trong thập niên 1970, nền kinh tế dựa chủ yếu vào khai mỏ và nông nghiệp của
Malaysia bắt đầu chuyển đổi hướng đến một nền kinh tế đa lĩnh vực hơn. Từ thập
niên 1980, lĩnh vực công nghiệp, với đầu tư ở mức cao, dẫn dắt tăng trưởng của



quốc gia.Sau Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, kinh tế Malaysia phục hồi sớm
hơn các quốc gia láng giềng, và kể từ đó phục hồi mức của thời kỳ tiền khủng
hoảng với GDP bình quân đầu người là 14.800 đô la.Bất bình đẳng kinh tế tồn tại
giữa các dân tộc khác nhau, người Hoa chiếm khoảng một phần ba dân số song lại
chiếm 70% giá trị vốn hóa thị trường của quốc gia.
Malaysia là một trong những quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới
Thương mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm
sát tuyến đường tàu thủy qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt.
Malaysia là một nước xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt
hàng xuất khẩu chính. Malaysia từng là nhà sản xuất lớn nhất các mặt hàng thiếc,
cao su và dầu cọ trên thế giới. Lĩnh vực chế tạo có ảnh hưởng lớn trong kinh tế
quốc gia, song cấu trúc kinh tế của Malaysia đang chuyển ra khỏi tình trạng này.
Malaysia vẫn là một trong các nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Cách tân quy định các chính sách khoa học tại
Malaysia. Malaysia nằm trong số các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về thiết bị
bán dẫn, thiết bị điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông. Malaysia
bắt đầu phát triển chương trình không gian một cách riêng rẽ vào năm 2002, và đến
năm 2006, Nga đồng ý vận chuyển một người Malaysia lên Trạm vũ trụ Quốc tế
như là một phần trong thương vụ 18 chiến đấu cơ Sukhoi Su-30MKM trị giá nhiều
tỷ đô la giữa hai bên. Chính phủ Malaysia đầu tư kiến thiết các vệ tinh thông qua
chương trình RazakSAT.
1.2 Chính Phủ và chính trị
-Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống chính
phủ theo mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ
thuộc địa Anh.[35] Nguyên thủ quốc gia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi
là Quốc vương. Quốc vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ
kế tập của các bang Mã Lai; bốn bang còn lại có nguyên thủ trên danh nghĩa song
không tham gia vào việc tuyển lựa.

-Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và bang.
Nghị viện liên bang của Malaysia bao gồm hạ viện và thượng viện.


-Mỗi bang có một quốc hội đơn viện, các nghị viên được bầu từ các đơn vị bầu
cử một ghế. Người đứng đầu các chính phủ bang là các thủ hiến (Chief Minister),
[14]
họ là những thành viên quốc hội và đến từ đảng chiếm đa số trong quốc hội. Tại
các bang có quân chủ kế tập, thủ hiến theo thường lệ cần phải là người Mã Lai, do
quân chủ bổ nhiệm theo tiến cử của thủ tướng.[38] Các cuộc bầu cử nghị viện được
tổ chức 5 năm một lần.[14] Các cử tri đăng ký 21 tuổi hoặc lớn hơn có thể bỏ phiếu
để bầu các thành viên của Hạ viện, và bầu các thành viên quốc hội bang ở hầu hết
các bang. Bầu cử không bắt buộc.
-Quyền hành pháp được trao cho Nội các do thủ tướng lãnh đạo. Thủ tướng là
người đứng đầu nội các và cũng là người đứng đầu chính phủ.
-Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh.[14] Mặc dù cơ quan tư
pháp độc lập về lý thuyết, song sự độc lập của chúng bị đặt dấu hỏi và việc bổ
nhiệm các thẩm phán thiếu trách nhiệm giải trình và tính minh bạch.
1.3 Quan hệ đối ngoại
-Malaysia là một thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và cũng tham gia vào nhiều tổ chức
quốc tế như Liên Hiệp Quốc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương,và Phong trào không liên kết (NAM) Malaysia từng giữ chức chủ tịch
ASEAN, OIC, và NAM.
-Chính sách ngoại giao của Malaysia về chính thức là dựa trên nguyên tắc
trung lập và duy trì các quan hệ hòa bình với tất cả các quốc gia, bất kể hệ thống
chính trị của quốc gia đó. Chính phủ đặt ưu tiên cao đối với an ninh và ổn định của
Đông Nam Á và cố gắng phát triển hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia khác
trong khu vực.


2,Quản lý tiền lương tai Malaysia
Cơ sở pháp lý về tiền lương tại Malaysia
- Ngày 26/8/2011 Nhà vua Malaysia ký Ban hành Luật Malaysia số 732 về Hội
đồng tư vấn lương quốc gia sắc luật 2011 (National Wages Conssultative Council
Act 2011) và đăng công báo ngày 15/12/2011.


-Căn cứ Điều 23 (khoản 1) của Luật trên, Hội đồng tư vấn lương quốc gia
ngày 16/7/2012 ban hành Chế độ lương tối thiểu (Minimum Wages Order 2012) và
có hiệu lực thi hành vào 01/01/2013.
-Ngày 06/9/2012 Hội đồng tư vấn lương quốc gia ban hành Bản hướng dẫn
thực hiện Chế độ tiền lương tối thiểu 2012.

3,Thực trạng tiền lương tại Malaysia
Từ ngày 01-01-2013, Mức lương tối thiểu của một người lao động
Malaysia được tăng lên 900RM (áp dụng đối với vùng phía tây Malaysia) và
800RM (phía Đông Malaysia) .
Theo số liệu thống kê của Kelly Services Malaysia trên tống số 50,000 đầu công
việc của năm 2015, mức thu nhập trung bình của các ngành nghề tại Malaysia như
sau:


Nhìn theo biểu đồ, có thể thấy mức lương tối thiểu của sinh viên mới ra trường của
Malay là 1,200 RM ( 7 triệu ) gấp đôi mức lương tb của SV Việt nam ) 3-4 triệu.
Có thể thấy mức lương thu nhập của lao động ở Malay khá cao so với mặt bằng
chung của ĐNA.
Tuy Malaysia đang trong tình trạng kinh tế khó khăn, Thủ tướng Malaysia tuyên
bố sẽ tăng lương tối thiểu hằng tháng cho người lao động từ mức 900 ringgit
(211,6 USD) hiện nay lên 1.000 riggit (235 USD), tính từ tháng 6-2016. Đối với
người làm công chức, lương tối thiểu khởi điểm ở mức 1.200 ringgit (282 USD).



Ông cũng phân bổ 5,9 tỉ ringgit (hơn 1,3 tỉ USD) nhằm trợ cấp cho 4,7 triệu hộ gia
đình và 2,7 triệu cá nhân diện nghèo.
Trong buổi tuyên bố khung ngân sách 2016 cho Malaysia, Thủ tướng Najib nhấn
mạnh dự đoán tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2016 có khả năng sẽ thấp hơn
năm 2014 và 2015, chỉ ở mức 4%-5%, thấp hơn mức dự đoán 4,5% và 5,5% của
năm 2015.
Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Malaysia năm 2014 ở mức khoảng 6%. Ông Najib đề
xuất tăng ngân sách năm 2016 lên 2,5% so với năm 2015. Ông cũng chú trọng đến
việc giảm thâm hụt ngân sách xuống 3,1%, giảm 0,1% so với năm 2015.

4,Ưu Nhược điểm
*Ưu điểm về trả lương trong KVC tại Malaysia:
- Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN và nước thứ năm ở châu Á phê chuẩn
Công ước Lao động quốc tế về tiền lương tối thiểu, cụ thể là Công ước số 131.Đây
là 1 công ước quan trọng thúc đẩy việc cải thiện việc thực hiện chính sách tiền
lương tối thiểu hiện có trong nước, trên con đường thực hiện mục tiêu trở thành
một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2020.
-Malaysia là nước có hệ thống lương linh hoạt,phân chia theo các ngành nghề và
đề cao số năm kinh nghiệm.
-Mức lương của lao động trong khu vực công ở Malaysia khá cao so với mặt bằng
chung của ĐNA đặc biệt,mức lương tối thiểu của sinh viên mới ra trường của
Malaysia là 1,200 RM ( 7 triệu ) gấp đôi mức lương trung bình của SV Việt nam )
3-4 triệu =>Chính sách tiền lương hợp lí, có tính cạnh tranh cao so với khu vực tư
nhân.
Mức lương tối thiểu cao sẽ giúp:
+Đảm bảo đời sống cho bản thân người lao động và cho cả gia đình họ,tái sản xuất
sức lao động; tạo động lực làm việc cho người lao động .
+Góp phần giảm bớt sự đói nghèo.

+Góp phần loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng .
+Thu hút và giữ chân người tài làm việc trong KVC.
+Chính sách tiền lương sạch,không có tham nhũng.


-Tuy Malaysia đang trong tình trạng kinh tế khó khăn, Thủ tướng Malaysia tuyên
bố sẽ tăng lương tối thiểu hằng tháng cho người lao động,khiến người lao động yên
tâm làm việc và cống hiến hết mình cho tổ chức.
*Nhược điểm về trả lương trong KVC tại Malaysia:
-Mức lương tối thiểu và tối đa có sự chênh lệch khá lớn,phản ánh sự bất caan đối
trong chính sách tiền lương giữa những người lao động khác nhau.
-Mức tiền lương tối thiểu cao và tang hàng tháng tiềm ẩn nguy cơ lạm phát,quỹ
lương của nhà nước không đủ để chi trả,khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra.

5,Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ Malaysia
- Xây dựng chế độ lương thưởng , phúc lợi hợp lý , giúp đây là yếu tố thu hút lao
động đối với khu vực công
- Xây dựng chế độ tiền lương phản ánh được sự công bằng giữa khu vực công và
khu vực tư nhân
- Mạnh dạn đưa ra những điều chỉnh về mực lương tối thiểu và chi phí trợ cấp sinh
hoạt chi nhân viên làm trong khu vực công để họ yên tâm công tác với mức lương
tốt nhất
- Xây dựng công ước rõ ràng, cụ thể về việc cải thiện chính sách tiền lương . Để
việc trả lương hợp lý và quản lý lương côg chức minh bạch trở thành công cụ
chống tham nhũng hữu hiệu
- Chế độ lương hợp lý đảm bảo đời sống cho bản thân người lao động và gia đình
họ sẽ giúp người lao động yên tâm công tác , cống hiến




×