Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

vai trò bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân trong luật tố tụng hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.69 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thế giới văn minh ngày nay, các quốc gia đều đang nỗ lực xây dựng
một xã hội dân chủ, tiến bộ, đem lại cuộc sống tiện nghi, đầy đủ không chỉ cho
người dân trong nước, mà còn cho cả những người không phải công dân của nước
mình. Nói cách khác, muốn đưa đất nước phát triển giàu mạnh thì cần bảo đảm
phát triển quyền con người. Song, quyền con người lại hiện hữu trong nhiều lĩnh
vực của đời sống. Bảo vệ và phát triển quyền con người không đơn thuần chỉ là cải
thiện mức sống hoặc nâng cao trình độ nhận thức cho mọi người. Quyền con người
cũng cần phải được tôn trọng trên phương diện chính trị - pháp lý, đặc biệt là trong
lĩnh vực tố tụng hình sự - nơi mà quyền con người dễ bị xâm hại. Do đó, các nhà
nước dân chủ đều tìm cách để hoàn thiện bộ máy tư pháp, nhất là hệ thống cơ quan
tố tụng hình sự một cách tiến bộ hơn, hiệu quả hơn.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó của thế giới. Ngòai việc tham
gia và cam kết thực hiện hầu hết các văn kiện quốc tế về quyền con người, chúng ta
còn nhận quyền con người trong Hiến pháp và pháp luật. Trong bối cảnh Việt Nam
đang thực hiện công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị, việc áp dụng các qui định trong tố tụng hình sự để
bảo đảm quyền con người còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thì viện kiểm sát đã
cho thấy vai trò ngày một quan trọng của mình trong việc bảo vệ quyền con người,
góp phần thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của công cuộc cải cách tư pháp.
Vì lý do đó, người viết quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò bảo vệ quyền con người
của Viện kiểm sát qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra” làm bài tiểu luận.

I.

KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái niệm quyền con người
1



Theo Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về quyền con người (Office of
High Commissoner for Human Rights - OHCHR), quyền con người là những bảo
đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân
và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà
làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản
(fundamental) của con người
Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích
dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được (entitlements) mà tất cả thành viên
của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã
hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Định nghĩa này
mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên.1
2. Khái niệm bảo vệ quyền con người

Đảm bảo pháp lý về quyền con người là: hệ thống các quy định pháp luật về
quyền và nghĩa vụ của công dân gắn với các thiết chế bảo đảm thực hiện nó trong
hệ thống pháp luật và cơ chế bảo đảm cho các quy định và thiết chế đó được thực
hiện trong thực tế.2
II.

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT
1. Quyền con người trong Hiến pháp 2013
Tư tưởng về quyền con người đã được thể hiện khá sớm tại Việt Nam, đặc

biệt, thể hiện thành văn rõ rệt ngay từ khi đất nước giành được độc lập từ tay thực
dân Pháp sau cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc. Ngày 02 tháng 9 năm
1945 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH. Trong bản Tuyên ngôn độc lập ấy, với
việc nhắc lại Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
1 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lí luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Đại học quốc gia

Hà Nội, Hà Nội, 2011, tr.37
2 Nguyễn Thị Phương Nga, Viện kiểm sát với vai trò bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận
văn thạc sỹ, Hà Nội, 2014, tr.10

2


quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Tiếp nối tinh thần của Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Hồ Chí Minh, “cha đẻ”
của Hiến pháp nước VNDCCH năm 1946, lại một lần nữa thể hiện tinh thần nhân
văn sâu sắc qua việc ghi nhận các giá trị con người, các quyền cơ bản về dân chủ
và dân sinh, các quyền tự do cá nhân, tự do tín ngưỡng ở bản hiến pháp đầu tiên
của dân tộc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua nhiều thăng trầm và biến đổi của
hoàn cảnh địa – chính trị, quyền con người vẫn luôn được thể hiện sâu sắc qua các
bản hiến pháp tiếp theo của Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các bản
Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (sửa đổi và bổ sung năm 2001) và đặc biệt là
Hiến pháp năm 2013.
Nội dung của Quyền con người cùng với Quyền công dân trong Hiến pháp
2013 được qui định cụ thể tại Chương II với 30 Điều. Nhưng, tinh thần bảo vệ
Quyền con người của bản Hiến pháp này được thể hiện rõ nhất tại Điều đầu tiên
của Chương II. Cụ thể, Điều 14 Hiến pháp 2013 đã trịnh trọng khẳng định:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn
trọng bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo qui định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân được ghi nhận tại
khoản 3 Điều 108 Hiến pháp 2013: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ

pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
3


2. Quyền con người trong BLTTHS 2015

Một trong các quyền quan trọng khác về quyền bất khả xâm phậm về thân
thể của con người là quyền được “xét xử công bằng và công khai.” Việc xét xử
phải được thực hiện bởi một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, được
lập ra theo các quy định của pháp luật. Như vậy, ngay cả khi công dân vi phạm
pháp luật, họ cũng có quyền được hưởng một phiên tòa công bằng, pháp luật còn có
quy định cho phép họ được hưởng quyền xét xử công khai và minh bạch. Điều 16
BLTTHS quy định “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp
luật.” Không chỉ có vậy, công dân còn có quyền yêu cầu thay đổi người tham gia tố
tụng nếu có cơ sở để tin rằng những người nào không vô tư khi thực thi nhiệm vụ.
Điều 18 BLTTHS năm 2003 quy định về việc tòa án xét xử công khai, cụ thể:
Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền
tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần
giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của
đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên
án công khai
Quyền tự do an ninh cá nhân là quyền dân sự khá rộng và được đảm bảo thực
hiện bởi rất nhiều đạo luật có liên quan như BLDS, BLHS, BLTTHS và một số văn
bản khác. Cùng với các đạo luật khác, một số quy định tại BLHS cũng có ý nghĩa
nhất định trong việc đảm bảo quyền con người trong tự do, an ninh cá nhân, như:
tội dùng nhục hình (Điều 298), tội bức cung (Điều 299)… Các nguyên tắc “suy
đoán vô tội”, “xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “nguyên tắc mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động xét xử” cho thấy cơ chế đảm bảo các

quyền tự do và an ninh thân thể đối với con người đã Nhà nước xây dựng khá đầy

4


đủ và hoàn chỉnh, tạo thành một hệ thống các quy phạm pháp luật áp dụng trên diện
rộng để hướng tới mục tiêu bảo vệ các giá trị con người.
Trong lĩnh vực tư pháp và xét xử, quyền tự do và an ninh thân thể của công
dân còn được thể hiện khá rõ nét. Khi tham gia tố tụng, công dân là bị cáo có quyền
mời luật sư tham gia bào chữa ngay khi bị bắt và bị giam giữ. Cụ thể Điều 11
BLTTHS quy định: “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc
nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có nhiệm vụ bảo
đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo
quy định của Bộ luật này”. Bên cạnh đó, mọi công dân sẽ đều được xét xử công
bằng và công khai bởi một tòa án có thẩm quyền. được lập ra theo quy định của
pháp luật…
3. Quyền con người trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

Chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát nhân dân
không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp và BLTTHS mà còn được qui định ngay
trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân của ngành kiểm sát. Ngay tại khoản 2
Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã nêu rằng: “Viện kiểm sát
nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Khoản 2 Điều 3 và khoản 2 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân làm
rõ hơn nội dung của khoản 2 Điều 2, trong đó có nội dung về bảo vệ quyền con
người. Cụ thể, viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
“Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy

tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm
oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không để người nào bị
5


khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân
trái luật”. Còn đối với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là
để bảo đảm: “Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ giam giữ,
tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù đúng theo qui định của
pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt, tạm
giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tôn
trọng và bảo vệ”.
Việc qui định chức năng bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Viện
kiểm sát ngay tại những điều luật đầu tiên của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
2014 đã khẳng định vai trò quan trọng của thiết viện kiểm sát trong quá trình bảo
đảm dân chủ và nhân quyền, cũng như các giá trị nhân văn trong xã hội. Bên cạnh
đó, việc qui định chức năng bảo vệ quyền con người ngay tại những điều khoản đầu
tiên của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân còn để nâng cao ý thức, tinh thần
trách nhiệm trong công cuộc bảo vệ và phát huy quyền con người của các cán bộ,
công chức trong toàn ngành Kiểm sát.
Như vậy, ngoài việc quy định rõ ràng trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật
Dân sự và pháp luật Hình sự của Việt Nam cùng các văn bản pháp lý khác có liên
quan đều có các quy định điều chỉnh và tác động trực tiếp lên quyền sống của con
người. Hòa vào xu hướng chung của thế giới, quyền sống của con người ngày một
được tôn trọng và bảo đảm. Không chỉ có vậy, Nhà nước còn không ngừng đổi mới
và hoàn thiện các chế định về quyền con người để đảm bảo một cách tốt nhất quyền
lợi của công dân theo hướng mở rộng quyền được sống, hạn chế các quy định có
ảnh hưởng bất lợi tới quyền sống của con người.
III.


CHỨC NĂNG BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

6


Ở Việt Nam, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được giao chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố và kiểm
sát điều tra được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình
điều tra các vụ án hình sự.
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của
Viện kiểm sát nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra
và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người
vô tội; không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các
quyền con người, quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự
do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; việc điều tra được khách quan,
toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá
trình điều tra được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh; việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có
nhiệm vụ, quyền hạn: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều
tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra
yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần
thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;
yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của
pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình
sự; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và
các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn
các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp
không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do; huỷ bỏ

các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ
quan điều tra truy nã bị can; quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ
hoặc tạm đình chỉ vụ án.
7


Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền
hạn: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án
của Cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố
tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra
khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra
cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ
trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên vi phạm pháp luật trong
khi tiến hành điều tra; kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc bảo vệ quyền con người
cho những người bị tình nghi, bị can của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra
được thể hiện ở mấy điểm sau đây:
1. đối với vấn đề khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra rõ ràng là không có căn
cứ thì Viện kiểm sát ra văn bản yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định huỷ bỏ hoặc
ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 161
BLTTHS 2015.
Đồng thời, nếu thấy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra chưa rõ
căn cứ xác định bị can phạm tội Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung
tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ khởi tố; nếu không có căn cứ xác định bị can phạm
tội, Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, bổ sung quyết
định khởi tố bị can trái pháp luật theo qui định tại khoản 2 Điều 179 BLTTHS 2015.
Viện kiểm sát có thể hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại để

làm rõ căn cứ khởi tố bị can trước quyết định việc phê chuẩn hay huỷ bỏ quyết định
khởi tố bị can. Quyết định khởi tố vụ án chỉ là một bước để khởi động quá trình
điều tra sự thật của vụ án và chưa trực tiếp gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của
bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Nhưng quyết định khởi tố bị lại tác động trực tiếp và
tức thì tới những quyền lợi cụ thể của cá nhân người bị tình nghi, bị can. Do đó,
8


pháp luật tụng hình sự không qui định việc khởi tố vụ án phải có sự phê chuẩn của
Viện kiểm sát, nhưng để bảo bảo vệ quyền con người thì quyết định khởi tố bị can
buộc phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Nếu hết thời hạn tạm giữ vẫn không
đủ căn cứ phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với người đang bị tạm giữ thì
Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và yêu cầu cơ quan
đã khởi tố bị can trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
2. đối việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Trước đây, BLTTHS năm 2003 đã qui định mọi trường hợp bắt người đều
phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, tuy nhiên cũng có những ngoại lệ, tức là
không phải xin phê chuẩn trước khi bắt, đó là: bắt quả tang, bắt người đang bị truy
nã và bất khẩn cấp. Qui định này của BLTTHS 2003 đã làm nảy sinh hiện tượng
nhiều trường hợp cơ quan điều tra viện lý do trong tình thế khẩn cấp để áp dụng
lệnh bắt khẩn cấp một cách tùy tiện, thiếu thận trọng, dẫn đến xâm phạm quyền con
người, quyền công dân. Do đó, để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực nêu trên, cũng
như để bảo vệ quyền con người tốt hơn, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung qui định:
bắt người bị giữ trong trường khẩn cấp. Nếu qua nghiên cứu hồ sơ, chứng cứ có
trong hồ sơ chưa thể hiện rõ căn cứ để bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
thì Viện kiểm sát có quyền không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết
định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trong thời

hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ
trong trường hợp khẩn cấp, Nếu Viện kiểm sát ra quyết định không phê chuẩn lệnh
bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
Trong các trường hợp tạm giữ người theo Điều 117 BLTTHS 2015 (phạm
tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy
9


nã), nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm
sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả
tự do ngay cho người bị tạm giữ. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được
Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời
hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra
quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Cùng với giữ người trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ, tạm giam cũng là
một biện pháp ngăn chặn mà cơ quan điều tra thường sử dụng, có ảnh hưởng trực
tiếp tới quyền lợi của bị can. Khi nhận được hồ sơ xin phê chuẩn lệnh tạm giam,
nếu thấy chưa rõ căn cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu
chứng cứ làm rõ căn cứ để xem xét, quyết định việc phê chuẩn hoặc không phê
chuẩn.
Nếu còn thời hạn tạm giam nhưng thấy biện pháp tạm giam đối với bị can
không còn cần thiết thì Viện kiểm sát đề nghị Cơ quan điều tra ra quyết định huỷ
bỏ biện pháp tạm giam hoặc thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác hoặc
Viện kiểm sát trực tiếp huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can theo khoản 2
Điều 125 BLTTHS 2015.
Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian
dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp
tạm giam, Viện sát phê chuẩn đề nghị gia hạn tạm giam của cơ quan điều tra.

3. Đối với các biện pháp điều tra như: khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư

tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, và các biện pháp biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt.
Nếu xét thấy hồ sơ không đủ căn cứ để áp dụng các biện pháp điều tra khám
xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thư tín, bưu phầm thì Viện kiểm sát ra quyết định
không phê chuẩn lệnh khám xét của Cơ quan điều tra. Các điều 193 và 197
BLTTHS năm 2015 đã qui định rõ: các lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát
10


phê chuẩn trước khi thi hành. Đồng thời, Điều tra viên phải thông báo cho Viện
kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát
viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp.
Quyền phê chuẩn các lệnh khám xét của Viện kiểm sát trong luật tố tụng
hình sự chính là nhằm đảm bảo thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, danh dự, uy tín của mỗi con người,
đã được ghi nhận trong Hiến pháp.
BLTTHS 2015 là một bộ luật có nhiều điểm mới, trong đó phải kể đến các
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại
bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Để đảm bảo khi tiến hành các biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt, Cơ quan điều tra không xâm phạm đến quyền con người,
cụ thể là quyền bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, danh dự
uy tín... mọi quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải được
Viện kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành. Nếu nhận thấy không có hoặc không
đủ đủ căn cứ để áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, cũng như việc áp
dụng các biện điều tra tố tụng đặc biệt này trái theo quy định của pháp luật, xâm
phạm đến quyền con người, quyền công dân thì Viện kiểm sát có quyền không phê
chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Nếu xét thấy các
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không còn cần thiết, Viện kiểm sát có quyền

hủy bỏ quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đã được phê
chuẩn trước đó.
4. đối với vấn đề không làm oan người vô tội, chống bức cung, nhục hình.

Các quyền cơ bản của con người như quyền được sống, quyền được bảo vệ
không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, quyền được tôn trọng về nhân phẩm, quyền được
xét công bằng không chỉ được qui định trong pháp luật quốc tế mà còn được pháp
luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hệ về sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực truy bức, nhục hình hay bất
11


kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm”. Để cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp, pháp luật hình sự của Việt
Nam cũng định các loại tội bức cung, nhục hình, truy cứu trách nhiệm hình sự
người không có tội đề xử lý những trường hợp vi phạm các quyền con người nói
trên. Song, nếu chỉ có luật nội dung qui định không thôi thì chưa đủ. BLTTHS với
những qui định các thủ tục tố tụng, đặc biệt là các định về thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát đã góp phần đưa những tư
tưởng hiến định vào thực tế. Cụ thể:
Trong quá trình điều tra vụ án, Viện kiểm sát có thể trực tiếp gặp, hỏi cung bị
can khi thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc
nhận tội, lúc chối tội; bị can khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về
tính xác thực trong lời khai bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt
nghiêm trọng. Sau khi kết thúc điều tra, nhận hồ sơ vụ án từ Cơ quan điều tra
chuyển sang, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hỏi cung bị can để kiểm tra tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Trong quá trình kiểm sát điều tra, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai giữa
bị can, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, hoặc khi cần thiết phải nhận dạng người
hay đồ vật, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiến hành việc đối chất hoặc nhận
dạng.
Thêm nữa, Viện kiểm sát còn có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động
điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn
lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội
phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không
được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết
định việc truy tố.
12


Không chỉ vậy, trong quá trình kiểm sát điều tra, khi xác định thuộc trường
hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS
2015 mà người bị buộc tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người
bào chữa, thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (trong có Viện kiểm sát)
phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Sau khi nhận được kết luận điều tra cùng hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra
chuyển sang, nếu có một trong những căn cứ xác định bị can không phạm tội; bị
can phạm tội nhưng thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và
người bị hại không yêu cầu hoặc rút yêu cầu hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm
hình sự đối với bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án.
Với nhiệm vụ, quyền hạn và các biện pháp thực hiện trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự, Viện kiểm sát vừa là người quyết định việc truy tố người phạm tội
trước Tòa án để xét xử, bảo đảm nguyên tắc, bất cứ hành vi phạm tội nào xâm
phạm đến quyền con người đều phải được phát hiện, xử lý trước pháp luật, vừa
bảo đảm các hoạt động điều tra, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người bị
tình nghi, bị can, bị cáo được tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Như vậy, sự
tham gia của Viện kiểm sát trong giai đọan điều tra vụ án hình sự để thực hành

quyền công tố và kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người
phạm tội đều được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, bảo
đảm việc điều tra tuân thủ đúng pháp luật, mọi hoạt động xâm phạm đến các
quyền của con người không bị pháp luật tước bỏ đều phải được phát hiện và xử
lý.
IV.

THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BẢO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN
1. Thực tiễn bảo vệ quyền con người của Viện kiểm sát
Từ năm 2002, quán triệt nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị, hoạt
động thực hành quyền công tố và kiểm sát tư pháp ở giai đoạn khởi tố, điều tra đã
13


có những chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Năm 2011 [48], VKSND các cấp quan
tâm, chú trọng thực hiện nhiều biện pháp và tăng cường các biện pháp nghiệp vụ,
quản lý và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều
tra trong việc bắt, giữ, khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện trường, khám
nghiệm tử thi nhằm bảo đảm cho việc khởi tố bị can có căn cứ, đúng pháp luật.
Thông qua công tác kiểm sát, VKSND các cấp đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố
314 vụ án, quyết định khởi tố và yêu cầu điều tra 36 vụ án, 22 bị can. Đã quyết
định hủy 61 quyết định khởi tố vụ án, 62 quyết định không khởi tố vụ án không
đúng của Cơ quan điều tra.
VKSND các cấp đã tăng cường kiểm sát khởi tố và kiểm sát các hoạt động tố
tụng của Cơ quan điều tra, khắc phục tình trạng hình sự hóa các quan hệ dân sự,
kinh tế. Từ đó nâng cao chất lượng bắt giữ, nên việc bắt giữ, tạm giam chính xác
hơn. Cả nước có 69.282 người, trong đó khởi tố hình sự 64.193 người đạt tỉ lệ

92,65%. VKS không phê chuẩn 96 lệnh bắt khẩn cấp; hủy quyết định tạm giữ và
không phê chuẩn gia hạn tạm giữ đối với 345 người; không phê chuẩn lệnh tạm
giam và lệnh bắt tạm giam 405 bị can; không gia hạn tạm giam 37 bị can; yêu cầu
Cơ quan điều tra bắt tạm giam 48 bị can, góp phần bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm
giam đúng các quy định của pháp luật. Nhiều địa phương có số người bị bắt, tạm
giữ chuyển khởi tố hình sự đạt tỉ lệ cao như: Bình Định, Hải Dương, Cao Bằng,
Sóc Trăng, Hà Giang, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hưng Yên, Hải Phòng… [3-48]3
VKSND các cấp đã nắm vững, đánh giá đúng, kịp thời các diễn biến của tình
hình tội phạm xảy ra và thông qua việc kiểm sát phân loại xử lý của các Cơ quan
điều tra đã phát hiện tình trạng bỏ sót, bỏ lọt nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm để
yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra hoặc VKS ra quyết định khởi tố. Theo
báo cáo của VKSND tối cao thì năm 2011 VKSND các cấp thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra 87.667 vụ/141.073 bị can, tăng 8.823 vụ/17.329 bị can so
3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Báo cáo chuyên đề “Xác định vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát
hoạt động xét xử”, Hà Nội, Tháng/2013 .

14


với năm 2010. Cơ quan điều tra đã xử lý 71.337 vụ/114.907 bị can, đạt tỷ lệ
81,37% số vụ. Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã giải quyết được 61.788
vụ/109.226 bị can, trong đó quyết định truy tố 61.227 vụ/107.940 bị can, chiếm tỷ
lệ 98,9% số vụ đã giải quyết.4
Về chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra hình
sự, trong lĩnh vực kiểm sát việc khởi tố còn để xảy ra những tình trạng bỏ sót, bỏ
lọt tội phạm hoặc khởi tố không đúng pháp luật, có nhiều trường hợp bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử oan, sai khi chưa đầy đủ dấu hiệu của tội phạm, gây ra
nhiều hậu quả đáng tiếc, làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
Năm 2011, qua việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, VKSND các cấp
đã hủy 237 quyết định khởi tố bị can không có căn cứ, tăng 31 bị can và yêu cầu

Cơ quan điều tra khởi tố 312 bị can, tăng 126 bị can so với năm 2010.5
Bên cạnh đó, tỷ lệ án đình chỉ điều tra hàng năm vẫn còn ở mức cao, thể hiện
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra còn chưa đạt hiệu quả, chất
lượng chưa cao, chưa bám sát chặt chẽ quá trình ñiều tra vụ án. Trong năm 2011,
VKSND các cấp đã đình chỉ điều tra 561 vụ/ 1.286 bị can (chiếm 0,9% số vụ đã
giải quyết); tạm đình chỉ 99 vụ/ 191 bị can (chiếm 0,15% số vụ phải giải quyết).
Đặc biệt trong những năm gần đây, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra để xảy ra nhiều vụ án sai lầm nghiêm trọmg, làm oan người vô tội, để lọt
tội phạm.6
2. Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người
2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ kiểm sát

Để việc đổi mới tổ chức bộ máy ngành kiểm sát mang lại hiệu quả cao,
chúng ta cần tiến hành các giải pháp sau:

4 Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Một số kiến thức pháp luật về quyền con người, Dành cho giáo viên
dạy môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật, Tập 1 Quyền Dân sự và Chính trị; NXB Tư pháp, Hà Nội, 2012
5,6 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo Tổng kết công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2011

15


Đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát
viên cả về chuyên môn, nghiệp vụ và về giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức
nghề nghiệp. Cần phải tuyển chọn cán bộ có trình độ, năng lực cho khâu xét xử,
đặc biệt là khả năng hùng biện tranh tụng tốt tại phiên toà. Hoàn thiện khâu đào tạo
cán bộ, công tác kiểm sát hoạt động xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trang bị đây
đủ phương tiện hỗ trợ tối ưu cho công việc, tạo điều kiện đê cán bộ công tác theo
đúng sở trường, lĩnh vực đào tạo;
Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát trong sạch, vững mạnh, trung thành với sự

nghiệp cách mạng của Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp chế xã
hội chủ nghĩa, có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp;
Cần có kế hoạch quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, thường xuyên và kịp
thời trang bị những kiến thức về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, kiến thức
về khoa học pháp lý để cán bộ, kiểm sát viên nắm vững chính sách pháp luật, thực
hiện có hiệu quả công tác kiểm sát. Hàng năm có kế hoạch cử các Kiểm sát viên
biệt phái sang một số cơ quan, đơn vị hoặc cử những cán bộ xuất sắc sang tập huấn
nghiệp vụ tại một số nước (ví dụ như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức…) để
trang bị thêm kiến thức, nghiệp vụ phục vụ công tác nghiệp vụ ngành kiểm sát sau
này;
Kiểm sát viên được pháp luật bảo đảm vị thế, Kiểm sát viên là người đại diện
cho lợi ích công và hoạt động độc lập. Không bị lệ thuộc hay phụ thuộc vào bất kỳ
cơ quan, tổ chức nào, để bảo đảm các hoạt động của Kiểm sát viên được vô tư,
khách quan và đúng quy định của pháp luật.
2.2 Đổi mới phương thức quản lý

Về công tác chỉ đạo, điều hành cũng phải đổi mới. Chúng ta cần tiến hành
đồng bộ các giải pháp sau:
Tăng cường, bổ sung nhân lực để thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành
các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát. Đảm bảo việc
thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở để trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho
16


cán bộ kiểm sát viên cấp dưới trong công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ của
mình.
Tăng cường hoạt động quản lý nghiệp vụ, kiểm tra và gắn hoạt động của
mình với VKS địa phương. Các đơn vị nghiệp vụ của VKSND tối cao phải tăng
cường đến với cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình để hướng dẫn về nghiệp vụ, tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

Cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của VKS trong hoạt động điều
tra của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên tham gia vụ án cần phải hướng dẫn, yêu cầu,
chỉ đạo được hoạt động điều tra và nắm chắc tiến độ điều tra của cơ quan điều tra
để khắc phục tình trạng hạn chế trong công tác trinh sát của Cơ quan điều tra và xu
hướng muốn lấy hoạt động tố tụng thay thế hoạt động trinh sát, muốn lấy biện pháp
bắt, tạm giam, hỏi cung thay thế biện pháp nghiệp vụ trong quá trình giải quyết các
vụ án hình sự.
Cần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại
phiên tòa. Lãnh đạo VKSND phải quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm
quan trọng của việc tranh tụng tại phiên tòa cho Kiểm sát viên, từ đó có định hướng
đúng về vấn đề tranh tụng; Kiểm sát viên phải thường xuyên tự học, tự nghiên cứu
để nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức về mọi mặt, tích lũy kinh nghiệm thực
tiễn, rèn luyện tác phong, phương pháp, kỹ năng tranh tụng; ngành Kiểm sát phải
thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ Kiểm sát viên, trong đó
có chương trình chuyên sâu về kỹ năng tranh tụng; VKSND các cấp cần tổ chức sơ
kết rút kinh nghiệm hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên
2.3 Tăng cường quan hệ phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan tiến

hành tố tụng và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tố tụng hình sự
Để tăng cường phối hợp quan hệ phối hợp giữa Tòa án và VKS trong TTHS
chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Cần nghiên cứu xây dựng Đề án nghiên cứu quy chế phối hợp giữa Tòa án
và VKS trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó quy định cụ thể trách
17


nhiệm của mỗi cơ quan trong quá trình xét xử và buộc tội, quy định rõ trách nhiệm
của Kiểm sát viên trong quá trình thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm xác
định tội trạng và khung hình phạt truy tố, các quy định về vai trò công tố tại phiên
tòa, trách nhiệm của Tòa án trong quá trình thực hiện chức năng xét xử vụ án hình

sự. Trách nhiệm của các cá nhân khi để xảy ra sai sót hoặc truy tố sai hoặc kết tội
oan người vô tội, các biện pháp sử lý đối với những vi phạm đó, trách nhiệm Viện
kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Hàng năm, tiến hành các phiên họp liên ngành để bàn bạc thống nhất tháo gỡ
vướng mắc bất cập trong hoạt động của mình, phối hợp giải quyết án điểm, tổ chức
phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.
Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng quy định phối hợp giữa Cục Điều tra và Vụ
Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự với các nội dung: Trách
nhiệm tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trách
nhiệm phối hợp trong việc thực hiện công tác chuyên môn; trao đổi thông tin về
tình hình vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình
sự; tổ chức các cuộc họp, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, quy định về các biện
pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý tố giác,
tin báo về tội phạm. Với mục đích tăng cường trách nhiệm và nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và công tác kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.

18


KẾT LUẬN
VKSND là một cơ quan tư pháp quan trọng trong TTHS, là cơ quan tiến
hành tố tụng. Chức năng của VKS trong TTHS là thực hành quyền công tố và kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Thông qua các hoạt động của mình, VKS
đã góp phần bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong pháp luật TTHS. Việc bảo vệ quyền con người của
VKS trong TTHS thể hiện trên hai phương diện: Một là đấu tranh chống tội phạm,
phát hiện kịp thời để đưa ra xử lý nghiêm minh trước pháp luật đối với người phạm
tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, trong đó có quyền của con người.

Hai là, đảm bảo các quyền của con người (của người bị tình nghi, bị can, bị cáo,
người bị kết án) không bị pháp luật tước bỏ, được tôn trọng.
Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, VKS vẫn còn những tồn tại,
hạn chế do việc thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành tổ chức, thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao; công tác quản lý, giáo dục cán bộ; năng lực trình độ của
một bộ phận cán bộ kiểm sát viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; sự phối hợp
công tác giữa VKS với các cơ quan hữu quan trong nhiều trường hợp còn thiếu chặt
chẽ, hiệu quả thấp. Tuy nhiên, bên cạnh những hạn chế nói trên trong quá trình thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, VKSND các cấp đã nỗ lực phấn đấu thực hiện
tốt các nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, tập trung điều tra, truy tố và kiểm sát việc xét xử các
vụ án, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ tích cực
công cuộc đổi mới đất nước. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp tiếp tục có chuyển biến tích cực; chất lượng, hiệu quả các lĩnh
vực hoạt động kiểm sát được nâng cao hơn.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hiến pháp năm 2013
Bộ luật tố tụng hình sự
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Giáo trình lí luận pháp luật về quyền con người
Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (2012), Một số kiến thức pháp
luật về quyền con người, Dành cho giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, môn
Pháp luật, Tập 1 Quyền Dân sự và Chính trị; NXB Tư pháp, Hà Nội. 45
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo Tổng kết công tác của ngành Kiểm
sát nhân dân năm 2011; Hà Nội. 47
Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Tháng 8/2013), Báo cáo chuyên đề “Xác định vai trò

của Viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát hoạt động xét xử”, Hà Nội. 48

20



×