Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Nghiên cứu tích hợp toán và thủ công kĩ thuật trong dạy học ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.99 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trần Hoàng

Lớp

: 12STH1 (Khóa 2012 – 2016)

Đoàn thực tập

: Trường Tiểu học Trần Cao Vân

Tên đề tài

Nghiên cứu tích hợp Toán và Thủ công-

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2015

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Ngày nay, khi khoa học, kĩ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, con
người cần phải tiếp thu một khối lượng tri thức hết sức khổng lồ. Không những
thông tin ngày càng nhiều mà với sự phát triển của các phương tiện công nghệ
thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận các thông tin
mới nhất. Bài toán đặt ra cho ngành giáo dục là làm thế nào giải quyết được mâu


thuẫn giữa lượng tri thức gia tăng nhanh với thời lượng dạy học không thay đổi.
Câu trả lời chỉ có thể là đổi mới phương thức dạy học. Dạy học tích hợp là một
trong những phương thức dạy mới đang được quan tâm. Tích hợp là một xu thế,
một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trên thế giới trong nhiều thập kỉ qua.
Quan điểm dạy học phát triển năng lực và dạy học tích hợp là xu hướng đổi mới
căn bản toàn diện GD Việt Nam, đặc biệt sau năm 2018.
Vấn đề đổi mới giáo dục đã được đưa vào nghị quyết đại hội Đảng IX, X,
XI và được thể chế hoá bằng luật giáo dục. Tại Nghị quyết số 29 – NQ/TW, Đại
hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2012 – 2020 đã xác định các nguyên tắc của chương trình sau 2015 trong đó có đề
cập đến: Tích hợp nội dung một cách hợp lý tùy theo các giai đoạn học tập.
Ở Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 hướng tới mục tiêu phát
triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa học tương ứng khi
xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn, chú ý đến khả
năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân học sinh. Các yêu cầu
này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợp nhằm tạo
điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực
môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua
đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt của người học được
phát triển.
Trong đổi mới phương thức dạy học, dạy học tích hợp được xem là một
trong những xu hướng đổi mới làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục, phù
hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục. Bộ GD-ĐT đang triển khai các hoạt động
nghiên cứu để chuẩn bị cho việc đổi mới chương trình, SGK sau năm 2018. Tuy
nhiên, việc xây dựng chương trình và SGK theo quan điểm tích hợp vẫn còn là vấn
đề chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Ở tiểu học tích hợp môn học còn đang
được nghiên cứu thử nghiệm trong phạm vi hẹp, mà chưa được triển khai đại trà.
Tích hợp chỉ mang tính chất tự phát, GV tự tìm hiểu là chính.
Toán là một môn học quan trọng đối với học sinh tiểu học. Nội dung của chương
trình toán thường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, chính vì vậy để học sinh dễ

dàng tiếp thu các kiến thức người GV cần có các phương pháp truyền tải phù hợp,
đặc biệt là với các bài toán về hình học. Do đó, việc tích hợp sử dụng cắt, ghép
hình trong môn Thủ công-Kĩ thuật vào dạy toán cho học sinh là một giải pháp tối
ưu giúp học sinh phát triển tư duy cũng như biết cách thao tác trên các hình ảnh cụ
thể để tìm ra quy luật, cách giải toán. Tuy nhiên, vì các môn học vẫn mang tính


chất riêng rẻ, việc tích hợp một cách hoàn toàn (tích hợp liên môn hay tích hợp
xuyên môn) để tạo ra một cách dạy học mới có thể gặp nhiều khó khăn.Vấn đề đặt
ra hiện nay là phải xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn giữa 2 môn học này.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng
được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện
thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều”
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng
lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng
về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết
vấn đề. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị quá trình đổi mới chương trình SGK
giáo dục sau năm 2018, cần thiết phải có nhiều nghiên cứu về phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển năng
lực của người học và hình thức dạy học mới theo tư tưởng tích hợp từ tiểu học đến
THPT và ĐH.
Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tích hợp Toán và
Thủ công - Kĩ thuật trong dạy học ở Tiểu học” nhằm cung cấp thêm những cơ sở
lý luận giúp cho việc dạy học tích hợp ở tiểu học được thực hiện một cách có hiệu
quả, đặc biệt sau năm 2018.
2. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu về dạy học tích hợp ở tiểu học, nếu thiết kế, xây dựng được
một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và Thủ công – Kỹ thuật ở tiểu học sẽ góp

phần nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho HS tiểu học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu về cơ sở lý luận dạy học tích hợp.
-Phân tích nội dung chương trình Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học.
-Đánh giá thực trạng dạy học Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học.
-Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học.
-Thực nghiệm để đánh giá mức độ khả thi của các chủ đề dạy học tích hợp ToánThủ công-Kĩ thuật đã đưa ra.
4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu cơ sở lý luận về dạy học tích hợp chúng tôi thiết kế xây dựng
một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học để vận dụng
vào quá trình dạy học ở tiểu học góp phần năng cao hiệu quả và chất lượng giáo
dục ở tiểu học
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học.


5.2 Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu thiết kế, xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và
Thủ công-Kĩ thuật trong nội dung chương trình tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài như: Các
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục; các tài liệu về giáo dục học; các tạp chí giáo dục năm 2009
– 2015 và các tài liệu liên quan.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức SGK tiểu học.
6.2 Phương pháp điều tra cơ bản
Phương pháp điều tra bằng cách phát phiếu điều tra về xây dựng một số chủ đề

dạy học tích hợp tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
6.3 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
- Phương pháp phỏng vấn GV, các nhà quản lý giáo dục nhằm thu thập thông tin
về xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật tại các
trường TH.
- Xin ý kiến của các chuyên gia về cơ sở khoa học, phương pháp nghiên cứu và
cách thức xây dựng một số chủ đề tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuậttại các
trường TH.
- Trao đổi kinh nghiệm với các GV đã giảng dạy theo hướng tích hợp các môn học
trong đó có tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật.
6.4 Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học dùng trong khoa học giáo dục
(Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010).
- Phân tích kết quả điều tra để có cơ sở đánh giá hiệu quả hướng nghiên cứu của
đề tài.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục. Đề tài gồm 5
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp ở tiểu học
Chương 2: Thực trạng dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học
Chương 3: Một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN về dạy học tích hợp ở tiểu học
1.1.
Tổng quan tài liệu về dạy học tích hợp ở tiểu học
1.1.1 Trên thế giới
1.1.2 Ở Việt Nam
1.2.
Cấu trúc chương trình tiểu học



Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình ở TH
1.3.1 Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Toán
1.3.2 Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn Thủ công-Kĩ
thuật
1.4 Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
1.5 Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực ở tiểu học
1.5.1 Khái niệm năng lực.
1.5.2 Quan niệm về năng lực người học.
1.5.3 Nhiệm vụ dạy học phát triển năng lực
1.3.

1.6 Khái niệm về dạy học tích hợp
1.6.1 Khái niệm tích hợp
1.6.2 Khái niệm dạy học tích hợp
1.6.3 So sánh giữa chương trình dạy học tích hợp và chương trình dạy học
truyền thống
1.6.4 Sự cần thiết của dạy học tích hợp
1.6.5 Các mức độ dạy học tích hợp
1.6.6 Quan điểm về tích hợp các môn học
1.7 Năng lực dạy học tích hợp ở tiểu học
1.8 Phương pháp dạy học trong dạy học tích hợp
1.9 Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TOÁN VÀ THỦ CÔNG-KĨ
THUẬT Ở TIỂU HỌC
2.1. Mục đích khảo sát
2.2. Nội dung khảo sát
2.3. Tổ chức khảo sát
2.4. Phân tích kết quả khảo sát
2.5. Kết luận chương

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP TOÁN VÀ THỦ
CÔNG-KĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC
3.1. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học
3.1.1. Nguyên tắc thiết kế


3.1.2. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và TC-KT ở tiểu học
3.1.2.1 Quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp
3.1.2.2 Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp Toán và TC- KT
3.2. Thực nghiệm sư phạm
3.2.1 Mục đích thực nghiệm
3.2.2 Nội dung thực nghiệm
3.2.3 Kết quả thực nghiệm
3.2.4 Kết luận chương
KẾT LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên)
Kính thưa các thầy cô giáo, để góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy
học tích hợp cho học sinh tiểu học, xin thầy cô vui lòng cho biết một số ý kiến của
mình về các vấn đề sau .Xin cảm ơn các thầy cô!


(Thầy cô xin hãy đánh dấu (X) vào mục mà thầy cô đồng ý)
Câu 1: Theo thầy cô, chương trình dạy học Toán và Thủ công-Kĩ thuật theo định
hướng tích hợp có thể phát triển được những năng lực chung nào dưới đây cho
HS? (Những năng lực cần thiết phải hình thành và phát triển cho HS theo định
hướng dạy học tiếp cận năng lực – Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI)

1
Năng lực tự học

2

Năng lực giải quyết vấn đề

3

Năng lực sáng tạo

4

Năng lực tự quản lý

5

Năng lực giao tiếp

6

Năng lực hợp tác

7

Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

8

Năng lực sử dụng ngôn ngữ


9

Năng lực tính toán

Câu 2: Theo thầy cô, chương trình dạy học Toán và Thủ công-Kĩ thuật theo định
hướng tích hợp có thể phát triển được những kĩ năng khoa học nào dưới đây cho
HS? (Những kĩ năng cần thiết phải hình thành và phát triển cho HS theo định
hướng dạy học tiếp cận năng lực – Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI)


1
Quan sát

2

Đo đạc

3

Phân loại hay phân nhóm

4

Tìm kiếm mối quan hệ

5

Tính toán


6

Xử lý và trình bày số liệu (Bao gồm vẽ đồ thị, lập bảng biểu,
biểu đồ, ảnh chụp)

7

Đưa ra các tiên đoán

8

Hình thành nên các giả thuyết khoa học

9

Đưa ra các định nghĩa

10

Thí nghiệm (bao gồm thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm,
thu thập số liệu và kết quả thí nghiệm, giải thích kết quả thí
nghiệm và rút ra các kết luận)

11

Xác định mức độ chính xác của thí nghiệm


Câu 3: Theo quý thầy cô, nếu môn Toán và Thủ công-Kĩ thuật được xây dựng
thành các chủ đề dạy học thì các thầy cô có thể dạy được không?

Sẵn sàng

Không sẵn sàng

Còn phân vân



×