Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.83 KB, 11 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO

ĐỀ TÀI SỐ 05: Những tố chất và kỹ năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn
là gì? Vì sao? Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết
tố chất lãnh đạo bạn đã biết.

BÀI LÀM

Trong môn học Phát triển khả năng lãnh đạo các giảng viên đã cho rất nhiều đề tài
cho học viên lựa chọn để có thể thoả sức sáng tạo cũng như có đánh giá, nhìn nhận về
những gì đã được học ở môn này. Trước khi lựa chọn đề tài trong 10 chủ đề mà giáo viên
cho, tôi rất phân vân bởi mỗi một đề tài đều có những điểm hay riêng mà tôi đều muốn
viết về nó, tuy nhiên tôi lại lựa chọn đề tài số 5 với nội dung chính “Những tố chất và kỹ
năng của một ông chủ lý tưởng theo ý kiến của bạn là gì? Vì sao và không nhất thiết
phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết tố chất lãnh đạo mà bạn
1


Phát triển khả năng lãnh đạo

biết”. Tôi cho rằng với đề tài này ngoài vận dụng kiến thức đã được học trong môn phát
triển khả năng lãnh đạo mà giáo viên truyền đạt, tôi còn có thể đưa ra các quan điểm của
cá nhân tôi về một ông chủ lý tưởng hay một lãnh đạo hiệu quả.
Theo quan điểm cá nhân tôi, “Ông chủ” thường được hiểu là người đứng đầu
công ty hay còn gọi là lãnh đạo, không chỉ chịu trách nhiệm về doanh số, lợi nhuận, thị
phần, năng suất, chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm, chi phí so với kế hoạch ngân sách, có
kế hoạch lộ trình phát triển nghề nghiệp cho nhân viên mà còn chị trách nhiệm dẫn dắt
các nhà quản lý và giám sát cấp dưới. Vậy, đối với một nhà lãnh đạo thành công, bao


nhiêu phần trăm là tố chất, bao nhiêu phần trăm là do kỹ năng và kinh nghiệm thực tế tạo
ra? Yếu tố nào quyết định sự thành công của một nhà lãnh đạo: Tố chất hay kỹ năng ?
Theo tôi, hai yếu tố này gần như song song tồn tại tương tự như một mệnh đề trong toán
học “điều kiện cần và đủ”. Tố chất của nhà lãnh đạo là điều kiện cần, và kỹ năng là điều
kiện đủ . Anh có tố chất mà không có kỹ năng thì cũng không thể trở thành một nhà lãnh
đạo thành công và ngược lại có kỹ năng mà không có tố chất thì cũng không thể trở
thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
Trong 50 học viên của lớp GaMBAM05 có rất nhiều anh, chị là lãnh đạo và mong
muốn tột cùng của mình là làm sao để có thể trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả hay ông
chủ lý tưởng và tố chất hay kỹ năng cần có là gì? Đây là một câu hỏi rất khó mà qua hơn
50 năm qua đã có rất nhiều học giả nghiên cứu để tìm ra câu trả lời chính xác nhất nhưng
thật sự cho đến tận ngày nay, câu trả lời này vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau, phụ
thuộc rất nhiều vào những tình huống và thời điểm khác nhau thì những tố chất và kỹ
năng cần có cũng khác nhau.
Trước khi đưa ra quan điểm cá nhân tôi về tố chất cũng như kỹ năng cần có của
một ông chủ lý tưởng, tôi xin trích dẫn một vài dòng cho những lý thuyết về tố chất và kỹ
năng lãnh đạo đã được đúc rút trong tài liệu giảng dậy. Một số tố chất có thể được liệt kê
ra là: Khả năng thích ứng tốt với tình hình; Tỉnh táo trong môi trường xã hội; Tham
vọng, luôn định hướng thưc hiện mục tiêu; Quyết đoán; Hợp tác; Có thể tin cậy; Thể hiện
quyền lực; Năng động; Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực căng thẳng; Sẵn sàng chịu
trách nhiệm. Các kỹ năng của một nhà lãnh đạo gồm: Thông minh; Có kỹ năng dựa trên
khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu biết về công việc;
Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết phục; Có kỹ năng giao tiếp. Có 3
nhóm kỹ năng lãnh đạo đã được phân loại: Kỹ năng nghiệp vụ - Kỹ năng giao tiếp – Kỹ
2


Phát triển khả năng lãnh đạo

năng nhận thức. Tùy thuộc vào từng vị trí (cấp bậc) của quản lý mà tầm quan trọng các

các kỹ năng này được xếp ở mức cao, thấp hay trung. Nhận định về tố chất của nhà quản
lý hiệu quả người ta cho rằng đó là: Định hướng hiệu quả rõ ràng; Định hướng quyền lực
hòa nhập xã hội mạnh mẽ; Tự tin cao; Niềm tin mãnh liệt vào giá trị bản thân; Trung tâm
điều khiển nội. Một số các tố chất khác cũng được nêu ra gồm: trí thông minh cảm xúc
(khả năng học hỏi và tíêp thu những kiến thức mới); sự nhạy cảm (nhận biết được những
diễn biến tâm lý và mong muốn của người khác); Khả năng linh hoạt (đặc biệt quan trọng
đối với những nước đang phát triển như Việt Nam- điều hành mọi hoạt động gắn liền với
diễn biến của thị trường và xu thế thời đại); tính ổn định (cả về tâm lý và tình cảm, kìm
chế được cảm xúc, giữ được sự bình tĩnh và không quát tháo một cách vô cớ); Tính chính
trực (làm những gì chúng ta nói và nói những gì chúng ta làm); sự tự tin (quyết định một
cách nhanh chóng và tự tin vào sự lựa chọn của mình); khả năng tự kiểm soát bản thân và
người có nhiều sức khoẻ; thích sự thống trị, kiểm soát mọi tình huống và mọi
người....v.v;
Qua môn học Phát triển khả năng lãnh đạo và tìm hiểu về các quan điểm của các
học giả về nhà lãnh đạo hiệu quả (hay ông chủ lý tưởng), theo cá nhân tôi cần có những
tố chất và kỹ năng sau:
a. Tầm nhìn và sự quyết đoán
Tầm nhìn là một phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo. Nhìn xa, trông rộng là
khả năng dẫn dắt của nhà lãnh đạo. Một khi nhà lãnh đạo mất khả năng này và những
điều không mong muốn xẩy ra thì đó chỉ là người lãnh đạo trên danh nghĩa mà thôi. Tầm
nhìn trở thành sức mạnh của sự cố gắng và thúc đẩy người lãnh đạo vượt qua khó khăn.
Với tầm nhìn, nhà lãnh đạo đang thực hiện một sứ mệnh đặc biệt, tinh thần ấy sẽ lan
truyền và được mọi người cảm nhận cho đến khi họ cùng thực hiện sứ mệnh với nhà lãnh
đạo của mình. Đoàn kết là sức mạnh biến ước mơ thành hiện thực. Nhân viên làm việc
hăng say, phấn chấn để hoàn thành mục tiêu. Quyền lợi cá nhân được đặt ra một bên vì
tất cả đều hướng tới mục tiêu chung. Thời gian sẽ vụt bay, tinh thần làm việc thăng hoa,
các câu chuyện thần kỳ được kể và tinh thần trách nhiệm trở thành khẩu hiệu. Tất cả vì
lãnh đạo có tầm nhìn.
Người lãnh đạo có tầm nhìn khi người đó nhìn thấy điều bạn sẵn sàng nhìn thấy
và Điều bạn nhìn thấy là điều có thể đạt được. Tầm nhìn đem lại sức mạnh cho nhà lãnh

đạo. Nhà lãnh đạo có tầm nhìn tin rằng những điều họ đã mường tượng không chỉ có thể
3


Phát triển khả năng lãnh đạo

mà phải đạt được.Bên cạnh đó sự quyết đoán trong công việc cũng sẽ giúp họ có những
quyết định kịp thời và sáng suốt.
Henry Ford đã lên kế hoạch có tính đột phá về một cỗ máy mới, đó là động cơ V8
ngày nay. Ông đã trình bầy trước các kỹ sư của mình qua bản thiết kế. Các kỹ sư đều cho
rằng ý tưởng của ông không thể thực hiện được. Henry Ford vẫn ra lệnh cho họ nghiên
cứu, suốt 1 năm hàng nghìn bản vẽ đã ra đời mà không có gì biến chuyển. Sau khi kiểm
tra, ông vẫn được nghe là điều ông muốn không thể thành hiện thực. Ông nói họ vẫn tiếp
tục làm công việc, họ lại tiếp tục và cuối cùng họ khám phá ra cách chế tạo động cơ V8.
b. Lòng đam mê và khả năng truyền nhiệt huyết:
Đam mê là một nhân tố rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Nếu thiếu đam
mê thì anh sẽ biến thành nhà lãnh đạo “robot”, thiếu cá tính, thiếu bản sắc riêng. Ngoài ra
tất cả những nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn đều thể hiện sự nhiệt tình vì công việc, vì
công ty và sự nghiệp bản thân. Họ có niềm tin và cảm nhận mạnh mẽ về một ý tưởng,
một sản phẩm hoặc một quy trình mới và có khả năng sử dụng hiệu quả cương vị của
mình để truyền bá niềm tin này với nhân viên của họ một cách hiệu quả nhất.
Theo quan điểm cá nhân, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người có trong tim “ngọn
lửa” nhiệt huyết và có khả năng lan toả và “sưởi ấm” những người xung quanh. Họ có
thể đưa ra định hướng về chiến lược, nhưng quan trọng hơn họ có tài thuyết phục khiến
mọi người làm việc hết mình vì mục tiêu chung của toàn công ty.
Ngài Alex Ferguson vẫn rất hăng say dẫn dắt đội tuyển Manchester United (Anh)
giành rất nhiều thành tích với 10 chức vô địch Premier League, 2 ngôi vị số 1 Champions
League và hàng chục chiếc cúp lớn nhỏ khác. Đến nay, ngày Alex đã gần 70 tuổi nhưng
vẫn luôn sát cánh bên các cầu thủ của mình để động viên và chỉ đạo từng trần đấu mặc dù
những hôm trời mưa to nhưng ngài vẫn luôn động viên, khuyến khích các cầu thủ của

mình để giành thắng lợi.
c.

Tạo ảnh hưởng
Theo các nhà xã hội học, ngay cả một người sống nội tâm nhất cũng có ảnh

hưởng đến mười nghìn người khác trong suốt cuộc đời họ. Tất cả chúng ta lãnh đạo
người khác trong một vài lĩnh vực ; ngược lại ở một số lĩnh vực khác, chúng ta được
người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy luật: hoặc là người lãnh đạo hoặc là người
bị lãnh đạo. Mỗi người là một nhà lãnh đạo vì đều có ảnh hưởng đến một ai đó. Không
4


Phát triển khả năng lãnh đạo

phải ai cũng khả năng trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại nhưng có thể trở thành nhà lãnh đạo
hiệu quả hơn.
Trong bất kỳ tình huống nào, trong một nhóm luôn luôn có một người có ảnh
hưởng nổi bật. Ví dụ : người mẹ có thể là người bị ảnh hưởng lớn đối với đứa trẻ vào mỗi
buổi sáng. Mẹ chọn đồ ăn và quần áo cho trẻ (đứa trẻ bị chi phối). Đến trường, trẻ rủ các
bạn chơi trò chơi (đứa trẻ chi phối). Bố và mẹ ăn trưa cùng nhau và cùng bị người bồi
bàn chi phối thông qua việc gợi ý chọn món ăn. Buổi tối, thời gian ăn tối của cả gia đình
bị chi phối bởi thời gian biểu của các thành viên trong gia đình.
Chúng ta dễ dàng nhận ra một nhà lãnh đạo nổi trội trong bất kỳ nhóm nào bằng
cách quan sát lúc họ tập trung thảo luận với nhau. Nếu có một vấn đề cần quyết định, ai
là người có ý kiến sáng đáng nhất ? Ai là người được thành viên khác của nhóm chú ý
nhất khi thảo luận ? Ai là người được mọi người nhanh chóng đồng ý nhất ? Điều quan
trọng, ai là người được mọi người nghe theo ? Trả lời các câu hỏi này, bạn sẽ phân biệt
được nhà lãnh đạo thật sự trong nhóm.
Muốn hiểu được sức mạnh của sự ảnh hưởng, tốt nhất hãy nghĩ đến những lần bạn

bị ảnh hưởng bởi một người hay một sự kiện nào đó. Những sự kiện luôn khắc sâu vào
cuộc sống và ký ức của bạn. Ví dụ Bạn hỏi người sinh ra trước năm 1945 xem họ đang
làm gì khi nghe radio hoặc trực tiếp tham dự buổi lễ mít tinh tại quảng trường Ba Đình,
Hà Nội khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Bạn hỏi những người sinh ra trước ngày 30.4.1975 khi nghe radio báo tin giải phóng
Miền Nam, thống nhất đất nước... Đây là những sự kiện lớn làm mọi người xúc động.
Hay chúng ta bị ảnh hưởng bởi một câu nói của một người bạn (ảnh hưởng đến
quyết định kinh doanh, người thầy (ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề nghiệp); bị ảnh
hưởng bởi một hành động hoặc một cử trỉ của người khác (quyết định lấy người đó sau
lần gặp đầu tiên).
d. Có óc tổ chức và sắp xếp công việc
Biết suy tính trước công việc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên chính là điểm tạo nên
sự khác biệt lớn giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo họ bởi vì những người thực
dụng biết cách thế nào để đạt được những gì họ muốn; những nhà triết học biết làm
những gì họ nên muốn; những nhà lãnh đạo biết làm thế nào để đạt được những gì họ nên
muốn.
5


Phát triển khả năng lãnh đạo

Có thể định nghĩa thành công là quá trình hiện thực hoá liên tục một mục đích đã
định trước, điều đó cho thấy quyết tâm theo đuổi nguyên tắc ưu tiên và khả năng thực
hiện hoá mục tiêu đề ra là những phẩm chất không thể thiếu tạo nên thành công của nhà
lãnh đạo.
Theo định luật Pareto hay còn gọi là nguyên lý 80/20 khẳng định rằng một thiểu
số nguyên nhân, nguyên liệu đầu vào hoặc công sức thường dẫn đến một đa số kết quả,
sản phẩm đầu ra, hoặc những thành quả. Hiểu theo nghĩa đen, điều này có nghĩa là 80%
những gì bạn đạt được trong công việc của mình là kết quả của 20% lượng thời gian bạn
bỏ ra. Như vậy có thể nói 4/5 những nỗ lực của bạn đã bỏ ra (chiếm một tỷ lệ rất lớn) đều

chủ yếu không đem lại hiệu quả mong đợi. Vậy 20% những ưu tiên của bạn sẽ mang đến
80% kết quả nếu bạn dành tất cả thời gian, tiền bạc và sức lực vào 20% đầu tiên trong số
những ưu tiên ấy. Một nhà lãnh đạo cần phải hiểu định luật Pareto trong việc giám sát và
lãnh đạo. Ví dụ 20% số người trong công ty có trách nhiệm tạo ra 80% thành công của
công ty;
Người lãnh đạo phải có khả năng sắp đặt công việc theo mức độ ưu tiên, gồm
quan trọng, cấp thiết; quan trọng nhưng ít cấp thiết; ít quan trọng, cấp thiết và ít quan
trọng, không cấp thiết.
e.

Niềm say mê và tài soay sở tình hình:
Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp

cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không
thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết;
Người lãnh đạo càn có nghị lực rất lớn. Khi khó khắn, họ không nản chí. Khi
công việc xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ luôn tìm kiếm các giải pháp
cho vấn đề, để từ đó lựa chọn hướng đi tối ưu để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
mình;
f. Tự tin, có thái độ tích cực và nhìn nhận vấn đề khách quan
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường,
sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua
thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng
với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh

6


Phát triển khả năng lãnh đạo


nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác
và tự tin vào chính mình và sự quyết định của mình;
Thái độ có thể không phải là tác nhân giúp chúng ta trở thành nhà lãnh đạo tầm cỡ
nhưng nếu không có thái độ nhìn nhận vấn đề khách quan thì chúng ta sẽ không bao giờ
nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác;
Nếu một người có thái độ tiêu cực, nhìn nhận phiến diện sẽ khó có thể thành
công. Chúng ta không thể nào tiếp tục sống mà không thật sự tin tưởng vào bản thân
mình. Nhiều người lại tự hủy hoại bản thân mình bởi những suy nghĩ tiêu cực. Khi chúng
ta biết chịu trách nhiệm toàn bộ về thái độ của mình khi đó chúng ta thật sự trưởng thành.
Rất nhiều lần, chúng ta cố gắng kiểm soát những điều mà ta không thể. Trong khi đó,
hiếm khi chúng ta kiểm soát cái ta có thể, đó là thái độ của chúng ta.
Thái độ của nhà lãnh đạo quyết định thái độ của những người đi theo họ. Lãnh
đạo là sự ảnh hưởng. Mọi người có thể bị ‘nhiễm’ thái độ của lãnh đạo khi tiếp xúc với
họ. Điều quan trọng là lãnh đạo luôn có thái độ tích cực , không chỉ vì thành công của
chính mình mà còn vì lợi ích của mọi người. Trách nhiệm của người lãnh đạo phải được
xem xét trên quan điểm của nhiều người chứ không chỉ là suy nghĩ chủ quan.
Kẻ bi quan phàn nàn về gió;
Người lạc quan mong đợi gió thay đổi,
Nhà lãnh đạo khéo léo điều chỉnh cánh buồm.
g. Khả năng giao tiếp và hùng biện
Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn bản nói và viết, vì
điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự
thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh
đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của rnhân viên,
nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng,
nhà lãnh đạo cũng phải biết cách thương lượng ngoại giao;
Một nhà lãnh đạo tài năng cần có khả năng hùng biện, thông qua việc truyền cảm
hứng, thuyết phục người nghe. Khả năng hùng biện không phải là bẩm sinh mà chủ yếu
do sự trau dồi liên tục thông qua một số kỹ năng và kỹ thuật sau :


7


Phát triển khả năng lãnh đạo

+ Khi nói trước đám đông (đọc diễn văn, trình bầy báo cáo...) người lãnh đạo cần
sử dụng cử chỉ và giọng nói hiệu quả bằng cách gây ấn tượng mạnh mẽ ngay lúc đầu gặp
gỡ. Hình ảnh và sự chuyển động của cơ thể cũng có sức mạnh thuyết phục mạnh mẽ
không kém gì ngôn từ. Sử dụng thành thạo kỹ thuật của giọng nói (thay đổi tốc độ, cường
độ, cao độ và các sắc thái cảm xúc...) và ngữ điệu (sử dụng cử chỉ), khai thác tối đa các
đạo cụ sẽ giúp bài diễn văn thuyết phục và thu hút.
+ Thiết lập điểm tương đồng giữa người nghe và diễn giả : nhà lãnh đạo cần cho
người nghe biết là chúng ta cùng chung một hoàn cảnh, cùng chung lịch sử chung, biết
cách sử dụng từ ngữ của những người khác để vượt qua rào cản. Tạo sự gần gũi thông
qua việc sử dụng các cụm từ ‘Tôi-Bạn-Chúng ta’ một cách hiệu quả.
+ Nói về những điều người nghe quan tâm để chiếm cảm tình : khi người lãnh đạo
hiểu thấu tâm tư của thính giả, họ sẽ dùng những ngôn từ dễ thu phục lòng người, nói về
những vấn đề về mối quan tâm chung, nỗi khó khăn và ước vọng của thính giả. Không
phải lúc nào nhà lãnh đạo cũng phải trình bầy hàng loạt quan điểm. Nếu muốn thính giả
bị chinh phục nhà lãnh đạo nên đặt mình vào vị trí và địa vị của thính giả. Điều đó sẽ
giúp nhà lãnh đạo chỉ trình bày những luận điểm để người nghe lưu ý, chứ không phải để
liệt kê.
+ Người nghe luôn mong nhà lãnh đạo sự thấu hiểu và thái độ tích cực, người
lãnh đạo diễn thuyết khéo léo là người biết sử dụng những chi tiết để chứng tỏ rằng họ
thấu hiểu, ghi nhớ nỗi bức xúc và sẽ đáp lại nhu cầu, mong mỏi đó.
+ Nhấn mạnh quan điểm : Các nhà lãnh đạo tài năng luôn nắm được nghệ thuật
nhấn mạnh những quan điểm then chốt và đạt được mục tiêu mong muốn trong khi hùng
biện cho dù mục đích là để thông tin, gây ảnh hưởng, thuyết phục, tạo động lực hay định
hướng suy nghĩ mọi người.
+ Kỹ năng thuyết phục : là trọng tâm của nhà lãnh đạo giỏi. Đó là hành động gây

ảnh hưởng lên ai đó để buộc họ phải làm theo ý mình. Mục tiêu của thuyết phục là để
người nghe có hành động chứng tỏ họ đồng ý với bạn, tức là bạn đã thành công và người
nghe chấp nhận những ý tưởng do bạn nêu ra. Để thuyết phục cần sắp xếp các ý tưởng,
sử dụng câu hỏi phi tu từ, xoa dịu sự chống đối, sử dụng kỹ thuật so sánh và tương phản,
+ Đối diện và vượt qua những bất bình : trước khi đương đầu với sự bất bình, nhà
lãnh đạo phải hiểu rõ mục tiêu của mình ; trong khi giải quyết một tình huống khó khăn
8


Phát triển khả năng lãnh đạo

cần phải sắp xếp sao cho các hành động, ngôn từ và hành vi tương thích với các mục
tiêu./.
h. Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch:
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn
chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà
công ty cần đạt tới (ĐÍCH là gì? ở đâu? Hay còn gọi là mục tiêu). Có khả năng quản lý
và lập kế hoạch thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn
chiến lược khi cần thiết.
Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động
theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh
của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó
lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa
ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế
hoạch đã định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế
hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế
hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra
và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình;
i. Kỹ năng giao quyền hiệu quả:
Trong lý thuyết về lãnh đạo có nêu vần đề này nhưng ở mức độ rộng hơn. Ở đây

tôi chỉ muốn nhấn mạnh sâu về kỹ năng này bởi vì tính chất quan trọng của nó trong
doanh nghiệp (đặc biệt là đối với những doanh nghiệp lớn và phạm vi hoạt động rộng
rãi). Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung những khiếm
khuyết của bạn thay vì biết cách khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một
cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho
những con người giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm
cách thực hiện nó.

k. Kỹ năng truyền cảm hứng:
Lãnh đạo là một tấm gương mà qua đó nhân viên soi vào để noi theo, muốn họ
cống hiến hết mình thì bản thân lãnh đạo cũng phải yêu công việc phải say mê quên ăn
ngủ với công việc) Biết cách truyền cảm hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được
những điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến họ. Muốn trở thành nhà lãnh
9


Phát triển khả năng lãnh đạo

đạo giỏi, bạn cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ với cấp dưới
chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào
hoàn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình hợp lý.
l. Khả năng Phát triển vốn quý nhất - Con người
Có 3 khía cạnh mà những người thành công khác với những nguời không thành
công trong việc phát triển con người, đó là đặt ra giả định đúng về con người, đặt những
câu hỏi thích hợp về mọi người, Biết cách giúp đỡ mọi người.
Giả định là quan điểm về một điều gì đó được coi là đúng. Giả định tiêu cực về
mọi người sẽ làm cho việc lãnh đạo họ có khuynh hướng tiêu cực, ngược lại, giả định
tích cực về mọi người sẽ làm cho việc lãnh đạo họ có khuynh hướng tích cực.
Bí quyết tạo động lực là tạo ra môi trường không có những tác động làm giảm sự
thôi thúc của mọi người. Người lãnh đạo cần biết thôi thúc mọi người thông qua những

đóng góp ý nghĩa, tham gia xây dựng và hoàn thành mục tiêu, sự công nhận, kỳ vọng rõ
ràng. Tránh việc làm mất động lực thông qua việc tránh thể hiện thái độ tiêu cực bằng
cách không xem thường bất cứ ai, không mánh khóe, không vô cảm, không ngăn cản sự
phát triển cá nhân.
Vậy nhà lãnh đạo thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực là người như
thế nào. Bản thân tôi cho rằng đó là người lãnh đạo biết cách tìm ra điểm mạnh và cải
thiện mặt yếu của mọi người. Đó là người phải hết mình vì họ (nhân viên). Biết cách trao
cho họ quyền tự chủ, trao cho họ tất cả cơ hội thành công (luôn đặt câu hỏi Làm thế nào
tôi có thể giúp những người xung quanh thành công hơn).
Biết cách làm một việc là thành công của người lao động,
Có khả năng diễn đạt với người khác là thành công của người giáo viên,
Biết khích lệ người khác làm việc hiệu quả hơn là thành công của nhà quản lý,
Có khả năng thực hiện cả ba công việc nêu trên là thành công của nhà lãnh đạo
thực thụ.

Để kết thúc bài viết này, tôi chỉ xin nhấn mạnh một điều chúng ta muốn trở
thành một nhà lãnh đạo hiệu quả hay một ông chủ lý tưởng thì ngoài những tố chất và
kỹ năng mà bạn đang có, những tố chất và những kỹ năng mà bạn thiếu có thể học và
vận dụng được nó vào trong công việc cũng như trong cuộc sống./.
10


Phát triển khả năng lãnh đạo

11



×