Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân biệt điểm giống nhau giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.18 KB, 13 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

BÀI TẬP
Môn học: Phát triển khả năng lãnh đạo
Đề bài: “Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược. Bạn
thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong hai loại trên”.
Bài làm:
Để tiếp cận được mục tiêu nghiên cứu về sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín
và lãnh đạo chiến lược, theo tôi cần phải là rõ những vấn đề sau đây:
1. Lãnh đạo uy tín là gì? Lãnh đạo chiến lược là gì?
2. Phân biệt điểm giống nhau giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược
3. So sánh điểm khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược
4. Trả lời câu hỏi cá nhân về việc bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong
hai loại trên.
1. Lãnh đạo uy tín là gì? Lãnh đạo chiến lược là gì?
a) Lãnh đạo uy tín:
Với khái niệm về lãnh đạo uy tín, theo giáo trình “Lãnh đạo trong tổ chức” đã
dẫn thì nghiên cứu của Max Webber (1974) về lãnh đạo uy tín là nổi bật nhất. Theo ông
thì lãnh đạo uy tín có hai đặc điểm chính sau đây:
-

Là “tài năng thiên phú”

-

Chỉ xuất hiện loại lãnh đạo này khi xã hội có khủng hoảng4.

-

Có tư tưởng cấp tiến gắn liền với các giải pháp cụ thể để giải quyết khủng hoảng;


-

Có tầm nhìn chiến lược và thu phục được cấp dưới tin và theo mình;

-

Do có những thành công ban đầu mà lãnh đạo cấp tiến hoàn toàn có thể tin tưởng
rằng mục tiêu cũng như tầm nhìn của họ là khả thi.

Theo quan điểm của Max Webber thì lãnh đạo uy tín chỉ chỉ xuất hiện cùng với
giải pháp và tầm nhìn chiến lược do ông quan niệm rằng lãnh đạo uy tín xuất hiện khi và
chỉ khi xã hội có khủng hoảng. Hay nói một cách khác, nghiên cứu của Max Webber
cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa sự xuất hiện của cá nhân mang tầm vóc lãnh đạo
uy tín là gắn với điều kiện khủng hoảng xã hội.
Rõ ràng trong nghiên cứu của mình, Max Webber đã cho thấy rằng lãnh đạo uy
tín đã sử dụng “khả năng thiên phú” của bản thân để giúp ích cho tổ chức nói riêng và
xã hội nói chung. Bên cạnh đó, lãnh đạo uy tín còn thể hiện năng lực lãnh đạo của mình
1


Phát triển khả năng lãnh đạo

thông qua tư tưởng cấp tiến với các giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Lãnh đạo uy tín
còn có tầm nhìn chiến lược và chính vì tầm nhìn chiến lược này mà họ có thể thu phục
được cấp dưới nghe theo mình.
Với khái niệm về lãnh đao uy tín do Max Webber chỉ ra thì ngoài những đặc
điểm chung về lãnh đạo đã được trình bày tại phần 1 “Thế nào là lãnh đạo” thì ông rất
nhấn mạnh đến hai đặc điểm tạo ra uy tín đối với lãnh đạo, đó là “khả năng thiên phú”
và “chỉ xuất hiện khi xã hội có khủng hoảng”. Uy tín được tạo ra trong quá trình lãnh
đạo hay sử dụng uy tín để lãnh đạo một tổ chức, theo Max Webber chính tầm nhìn sâu

rộng của người lãnh đạo. Các nhân tố này được tập hợp một cách biện chứng để hoàn
thiện hơn về hình ảnh của nhà lãnh đạo uy tín.
Ngoài ra, không chỉ có Max Webber đưa ra khái niệm về lãnh đạo uy tín mà còn
phải kể đến một số tác giả khác cũng đưa ra khái niệm này. Có thể liệt kê ngắn gon ra
đây một số tác giả sau: Conger&Kanungo 1987, 1989; Khác với Max Webber,
Conger&Kanungo (1987) tại có cách tiếp cận khác về lãnh đạo chiến lược. Theo hai
ông, lãnh đạo chiến lược được gắn với uy tín mang tính quyết định. Các nghiên cứu
khác về lãnh đạo uy tín thuộc về các tác giả là House 1977; Shamir, House&Arthur
19835.
Đối với hai tác giả Conger&Kanungo (1987) thì họ đặt chiến lược cũng có liên
đới với lãnh đạo uy tín. Có thể coi nhận định của hai tác giả này như một khái niệm
mang tính “giao thoa” giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược.

b) Lãnh đạo chiến lược:
Khi nghiên cứu về lãnh đạo chiến lược, phần lớn các vấn đề đưa ra đều xoay
quanh và chịu sự chi phối về tư tưởng nghiên cứu của James McGregoer Burns (1978).
Theo đó, lãnh đạo chiến lược gắn liền với các giá trị về đạo đức của cấp dưới nhằm
nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề đạo đức nhằm mục đích huy động các nguồn
lực cải cách tổ chức. Thông qua hành vi của mình, lãnh đạo chiến lược đã tạo ra động
lực cho cấp dưới bằng cách gắn kết lợi ích cá nhân của họ với tổ chức 6.
Như vậy có thể thấy rằng: cho dù có những nghiên cứu với các cách tiếp cận
khác nhau nhưng cuối cùng bản chất của nhà lãnh đạo chiến lược cũng đã được các tác
giả làm nổi bật, đó là:
-

Gắn liền các giá trị về đạo đức của cấp dưới nhằm nâng cao nhận thức của họ về
các vấn đề đạo đức; và

-


Mục đích huy động các nguồn lực cải cách tổ chức.

Như vậy, lãnh đạo chiến lược cũng đã thể hiện được sự ảnh hưởng đối với người
khác trong tổ chức thông qua việc gắn liền các giá trị về đạo đức của cấp dưới nhằm

2


Phát triển khả năng lãnh đạo

nâng cao nhận thức của họ về các vấn đề đạo đức chính là gây ảnh hưởng đến người
khác nhằm tạo lập một sự đồng thuận trong tập thể. Hơn thế nữa, với mục đích để thực
hiện được mục tiêu chung (mục đích huy động các nguồn lực cải cách tổ chức) chính là
nội dung thứ hai của khái niệm về lãnh đạo thể hiện qua các quá trình. Cả đặc điểm khái
niệm về lãnh đạo đã được thể hiện một cách đầy đủ tại khái niệm lãnh đạo chiến lược
của James McGregoer Burns (1978).
Nghiên cứu về lãnh đạo chiến lược, tôi nhận thấy có rất nhiều điểm kế thừa và
nâng cao trong khái niệm về lãnh đạo được thể hiện tại đây. Ở mỗi trường phái nghiên
cứu, các tác giả có chăng chỉ là khác nhau ở cách thể hiện nhưng cuối cùng thì họ đều
gặp nhau ở nội hàm của từng khái niệm.
Về phương thức thể hiện của lãnh đạo chiến lược đó là chi phối các giá trị và tình
cảm của cấp dưới là một trọng tâm của các lý thuyết hiện nay về lãnh đạo chiến lược và
định hướng trong tương lai. Bass, 1985, 1996; Bennis &Nanus, 1985, Sashkin&Fulmer,
1988.
Các nghiên cứu của các tác giả nêu trên cho thấy: lãnh đạo là một cách tạo ảnh
hưởng đối với các cam kết thực hiện mục tiêu chung và tăng quyền lực cho cấp dưới để
hoàn thành mục tiêu đó7. Các nghiên cứu này đã có những khác biệt nhất định so với
khái niệm của Burns về lãnh đạo chiến lược, qua những gì thể hiện, các khái niệm này
tập trung nhiều hơn vào mục tiêu, nhiệm vụ mang tính giáo điều hơn là sự đánh giá về
đạo đức của cấp dưới hoặc cải cách xã hội8.

Xét về một khía cạnh nào đó về quan niệm đối với lãnh đạo chiến lược, tôi cũng
tán thành với các tác giả khác ngoài Burns bởi những lý do sau đây:
-

Lãnh đạo chiến lược phải biết gây sự ảnh hưởng của cá nhân mình đối với tổ
chức;

-

Chú trọng nhiều hơn vào mục tiêu, biết cách xây dựng mục tiêu và cam kết thực
hiện mục tiêu;

-

Biết cách tạo động lực cho cấp dưới thông qua việc phân quyền để hoàn thành
mục tiêu đã đề ra.

Trên cơ sở gắn với mục tiêu, lãnh đạo chiến lược mới có thể hoàn thành được
nhiệm vụ của mình và tạo được sự đồng thuận ở mức độ cao cho các nhiệm vụ tiếp theo
đối với nhân viên cấp dưới.
2. Sự giống nhau căn bản giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược
Có thể tổng kết những đặc tính cơ bản về lãnh đạo như sau:
-

Là người có thẩm quyền trong nhóm hoặc tổ chức;

-

Phải có lãnh đạo tiềm năng;


3


Phát triển khả năng lãnh đạo

-

Là người có uy tín trong một nhóm người hoặc tổ chức;

-

Là người có ảnh hưởng lớn đến nhóm hoặc tổ chức;

-

Là người dẫn dắt, đi tiên phong (đi đầu) trong một nhóm hoặc tổ chức;

-

Là người chịu trách nhiệm đối với mọi quyết định do mình đưa ra có tác động lớn
nhóm hoặc tổ chức;

-

Biết xây dựng mục tiêu cho tổ chức và những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó;

-

Biết phân quyền cho cấp dưới và theo dõi, giám sát hoạt động của cấp dưới thông
qua các công cụ hiệu quả.


3. Sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược.
Sau khi nghiên cứu về lãnh đạo, lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược, tôi đã
nhận thấy có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại lãnh đạo trên. Dưới đây là bảng
tóm lược một vài điểm khác biệt ấy:

Tiêu chí so sánh

Lãnh đạo uy tín

Lãnh đạo chiến lược

Hình thức thể hiện

Sử dụng uy tín như một Sử dụng tư duy chiến lược
quyền năng tự nhiên để của bản thân để lãnh đạo
lãnh đạo nhóm hay tổ chức nhóm hay tổ chức

Phương thức tác động

Có quá trình tác động đối Có sự tác động lớn đối với
với cấp dưới:
cấp dưới:

Mục tiêu

-

Ghi nhận cá nhân


-

Bị ảnh hưởng bởi lý
tưởng hóa

-

Ghi nhận xã hội;

-

Biết tiếp thu;

-

Biết đánh giá được
giá trị cá nhân và giá
trị tập thể;

Bị ảnh hưởng bởi
những cá nhân cụ
thể;

-

-

Sự dụng động cơ cá
nhân để truyền cảm
hứng cho nhóm hoặc

tổ chức

-

Biết kích thích trí tuệ
của nhóm hoặc tổ
chức;

Gây ảnh hưởng thông qua Gây ảnh hưởng thông qua
uy tín của cá nhân và xã hội tư duy sáng tạo của cá nhân

4


Phát triển khả năng lãnh đạo

Đặc điểm bản thân

Bị ảnh hưởng tư duy theo Luôn luôn tư duy suy nghĩ
lối mòn
để đổi mới

Với cách sắp xếp thành 4 nhóm khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo
chiến lược do thiết kế và thể hiện, đó là:
-

Hình thức thể hiện;

-


Phương thức tác động

-

Mục tiêu đạt được và

-

Đặc điểm bản thân

Đã cho thấy lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược có rất nhiều điểm khác nhau
cơ bản. mỗi điểm khác nhau cơ bản đã tạo ra chân dung một nhà lãnh đạo uy tín hay
một nhà lãnh đạo chiến lược. Tuy nhiên, một trong những đặc điểm cơ bản nữa mà sau
khi nghiên cứu vấn đề này tôi còn nhận thấy rằng: mặc dù có sự khác biệt rất cơ bản ấy
nhưng trong mỗi nhà lãnh đạo uy tín hay lãnh đạo chiến lược đều có một “góc giao
thoa”. Chính vì có “góc giao thoa” này nên không thể phân biệt một cách rạch ròi khi
nào họ là nhà lãnh đạo uy tín, khi nào là nhà lãnh đạo chiến lược vì trên hết họ luôn là
người biết đặt mục tiêu cao cả của tổ chức lên trên mục tiêu cá nhân của mình.
Trong mỗi điểm khác biệt của từng loại lãnh đạo đều thể hiện một cách rất rõ nét
đặc tính căn bản của loại lãnh đạo đó. Có thể đơn cử ra đây đó là “Mô tả sự khác biệt
chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược. Bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo
nào trong hai loại trên”.
4. Bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo nào?
Bất cứ đặc điểm nào của lãnh đạo uy tín hay lãnh đạo chiến lược đều rất cần thiết
cho một người lãnh đạo, không thể phân định rạch ròi, cụ thể cho những tình huống
khác nhau. Điều quan trọng nhất là phải biết vận dụng những đặc điểm nổi trội của lãnh
đạo uy tín hay lãnh đạo chiến lược cho từng trường hợp cụ thể, có như vậy thì mới đi tới
thành công cho nhóm hay tổ chức.
Để trả lời cho câu hỏi “…Bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong hai loại
trên” đối với cá nhân tôi mỗi loại lãnh đạo kể trên đều có những mặt được cũng như có

những hạn chế nhất định. Tuy vậy, cho dù là mặt được hay chưa được thì cũng có những
tác động nhất định của cá nhân lãnh đạo đến tổ chức. Điều quan trọng là trong mỗi con
người lãnh đạo thì luôn song song tồn tại từng loại lãnh đao uy tín hay lãnh đạo chiến
lược. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà nhà lãnh đạo đưa ra quyết định của mình phù
hợp với tình huống nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất có lợi nhất cho tổ chức.

5


Phát triển khả năng lãnh đạo

a) Những điểm giống nhau của hai loại lãnh đạo (đây là nội dung mà tôi có ý
định phân tích sâu thêm) là:
-

Là người có thẩm quyền trong nhóm hoặc tổ chức;

-

Phải có lãnh đạo tiềm năng;

-

Là người có uy tín trong một nhóm người hoặc tổ chức;

-

Là người có ảnh hưởng lớn đến nhóm hoặc tổ chức;

-


Là người dẫn dắt, đi tiên phong (đi đầu) trong một nhóm hoặc tổ chức;

-

Là người chịu trách nhiệm đối với mọi quyết định do mình đưa ra có tác động lớn
nhóm hoặc tổ chức;

-

Biết xây dựng mục tiêu cho tổ chức và những giải pháp để thực hiện mục tiêu đó;

-

Biết phân quyền cho cấp dưới và theo dõi, giám sát hoạt động của cấp dưới thông
qua các công cụ hiệu quả.

Với 8 đặc điểm tương đồng giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược kể trên,
có thể thấy rằng: mỗi cá nhân lãnh đạo muốn lãnh đạo tốt một tổ chức đòi hỏi đều phải
thể hiện tố chất uy tín và chiến lược bởi vì không thể có một nhà lãnh đạo tốt mà người
đó không có uy tín hay thiếu đi một tầm nhìn, tư duy chiến lược. Trên cơ sở đó, các cá
nhân trong tổ chức mới có thể phục tùng được người lãnh đạo và nhiệm vụ chung của tổ
chức mói có thể hoàn thành. Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo của tổ chức phải biết vận dụng
thành thạo các tố chất của bản thân để điều hành tổ chức (đặc điểm thứ nhất và thứ năm
của “Những điểm giống nhau cơ bản giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược”).
Nhà lãnh đạo không chỉ là có uy tín và có tầm nhìn chiến lược mà cần có những
tố chất khác nữa để lãnh đạo tổ chức đó. Nếu như nhà lãnh đạo chỉ tập trung vào uy tín
của mình mà không biết vận dụng các tố chất khác như: “Biết xây dựng mục tiêu và các
giải pháp để thực hiện mục tiêu đó” và “Biết phân quyền cho cấp dưới và theo dõi, giám
sát hoạt động của cấp dưới thông qua các công cụ hiệu quả” thì tất yếu thành công. Theo

tôi, hai đặc điểm vừa nêu là quan trọng nhất và có tác động mạnh mẽ đến việc hoàn
thành mục tiêu của tổ chức, trong đó vai trò “đầu tàu” của nhà lãnh đạo là hết sức quan
trọng.
b) Những điểm khác nhau giưa hai loại lãnh đạo là:
Trong nội dung của phần này, tôi muốn đi sâu vào phân tích những điểm khác
biệt giữa lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược dựa vào sơ đồ đã được trình bày trong
phần bài tập của nhóm theo 4 tiêu chí sau đây:
-

Hình thức thể hiện;

-

Phương thức tác động

-

Mục tiêu đạt được và
6


Phát triển khả năng lãnh đạo

-

Đặc điểm bản thân

Với mỗi tiêu chí này, tôi dự kiến trình bày theo hình thức chỉ ra những điểm tich
cực (ưu điểm) hay chưa tích cực (chưa tốt) cho từng loại lãnh đạo. Với các thể hiện này,
tôi hy vọng rằng sẽ làm sáng tỏ được tính trội của từng loại lãnh đạo và đây cũng chính

là câu trả lời rõ nhất, cụ thể nhất về việc tôi thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong
hai loại lãnh đao uy tín và lãnh đạo chiến lược.

Tiêu chí so sánh
1. Hình thức thể
hiện
Ưu điểm

Khuyết điểm

Lãnh đạo uy tín

Lãnh đạo chiến lược

Sử dụng uy tín như một quyền Sử dụng tư duy chiến lược
năng tự nhiên để lãnh đạo của bản thân để lãnh đạo
nhóm hay tổ chức
nhóm hay tổ chức
-

Sử dụng uy tín của bản
thâm để điều hành tổ
chức. Điều này theo
thông lệ là thuận với lẽ
phải “sếp phải là người
có uy tín”;

-

Phát triển khả năng lãnh

đạo dựa vào khả năng
bẩm sinh.

Dễ bị sa đà vào úy tín của bản
thân hoặc viễn hoặc vào khả
năng của bản thân mà không
chịu tiếp thu các luồng thông
tin vtừ bên ngoài vào từng
thành viên trong tổ chức dẫn
đến không có lợi cho mục tiêu
chung của tổ chức

-

Sử dụng tư duy của
bản thân mang tầm
chiến lược để lãnh
đạo tổ chức. Điều
này thể hiện khả
năng “tiên phong”
của người lãnh đạo;

-

Phát triển tố chất suy
nghĩ có tầm dài hạn
của bản thân để giúp
cho tổ chức.

Bỏ qua những vấn đề tưởng

rằng nhỏ ( tiểu tiết) mang
tính trọng yếu nhưng lại có
khi là những vấn đề trọng
yếu cho lợi cho mục tiêu
chung của tổ chức

Kết luận 1:
-

Nhà lãnh đạo uy tín thường dễ bị viễn hoặc vào năng lực lãnh đạo của bản thân,
nếu không tỉnh táo sẽ dễ mắc phải sai lầm trong quá trình điều hành tổ chức.

7


Phát triển khả năng lãnh đạo

-

Nhà lãnh đạo chiến lược có thể bỏ qua những vấn đề theo chủ quan của cá nhân
là nhỏ (tiểu tiết) nhưng đôi khi là vấn đề mang tính trọng yếu và như vậy sẽ
phương hại lợi ích của tổ chức trong một số trường hợp cụ thể.

Với tiêu chí “Hình thức thể hiện” người viết mới chỉ cho thấy được cái thể hiện
bề nổi của mỗi nhà lãnh đạo mà chưa đi sâu vào bản chất của vấn đề. Trong phần trình
bày dưới đây, tôi xin phép được đi sâu vào nội dung chính yếu của nhà lãnh đạo đuợc
thể hiện nhất quán theo ý tưởng “lãnh đạo là quá trình” để thấy rõ hơn nhà lãnh đạo uy
tín hay nhà lãnh đạo chiến lược có nhiều thuận lợi hơn trong tổ chức.
Để làm sáng tỏ nội dung trên, xin theo dõ bảng dưới đây:
Tiêu chí so sánh

2. Phương thức tác
động

Ưu điểm

Nhược điểm

Lãnh đạo uy tín

Lãnh đạo chiến lược

Có quá trình tác động đối với Có sự tác động lớn đối với
cấp dưới:
cấp dưới:
-

Ghi nhận cá nhân

-

Bị ảnh hưởng bởi lý
tưởng hóa

-

Ghi nhận xã hội;

-

Biết tiếp thu;


-

Biết đánh giá được giá
trị cá nhân và giá trị tập
thể;

Bị ảnh hưởng bởi
những cá nhân cụ
thể;

-

-

Sự dụng động cơ cá
nhân để truyền cảm
hứng cho nhóm hoặc
tổ chức

-

Biết kích thích trí tuệ
của nhóm hoặc tổ
chức;

Là người biết đánh giá được
các vấn đề quan trọng của tổ
chức thông qua việc đánh giá
từng cá nhân và toàn thể tổ

chức

-

Do có khả năng đánh
giá toàn diện của từng
cá nhân cũng như tổ

Là người biết sử dụng sức
mạnh về tư duy của bản
thân gây tác động tích cực
đến tập thể thông qua hành
động khác nhau để truyền
cảm hứng cho tập thể, biết
động viên sự sáng tạo của
cấp dưới
-

Bị tác động bởi
những cá nhân cụ thể
trong tổ chức có thể

8


Phát triển khả năng lãnh đạo

chức nên dễ rơi vào khả
năng đưa ra quyết định
thiếu tính toàn diện;

-

Lạm dụng uy tín của cá
nhân để đưa ra các
quyết định tư lợi cho cá
nhân cao hơn với tổ
chức.

phương hại đén mục
tiêu chung;
-

Bị tác động bởi lý
tưởng hóa nên dễ xa
rời thực tế

Kết luận 2:
Với phương thức tác động như vây, cả hai loại lãnh đạo uy tín và lãnh đạo tổ
chức đều đã bộc lộ những ưu điểm, khuyết điểm đối lập nhau. Mỗi loại lãnh đạo sẽ chỉ
phát huy đựoc tố chất của bản thân trong những tình huống cụ thể. Đánh giá một cách
tổng thể thì mức độ ưu – nhược của hai loại lãnh đạo này là tương đương, khó có thể
dưa ra kết luận loại lãnh đạo nào tốt hơn laọi lãnh đạo khác. Chỉ có thể đánh giá trong
từng trường hợp cụ thể mà thôi.
Đối với bản thân, khi phân tích đến đây tôi thiên về lãnh đạo chiến lược hơn là
lãnh đạo uy tín vì vốn dĩ theo chủ quan thì đã là lãnh đạo đương nhiên phải có uy tín.
Tuy vậy, như đã trình bày ở trên thì càng tiếp tục đi sâu vào phân tích các tiêu chí tiếp
theo để có thể đưa ra câu trả lời hợp lý nhất.
Tiêu chí tiếp theo của tôi trong biểu dưới đây để phân tích về “Mục tiêu” của hai
loại lãnh đạo.
Tiêu chí so sánh

Mục tiêu
Ưu điểm

Nhược điểm

Lãnh đạo uy tín

Lãnh đạo chiến lược

Gây ảnh hưởng thông qua uy Gây ảnh hưởng thông qua
tín của cá nhân và xã hội
tư duy sáng tạo của cá nhân
Biết sử dụng uy tín để gây ảnh
hưởng đến mọi đối tương trong
tổ chức nhằm phục vụ mục
tiêu chung.

Biết sử dụng tư duy, tầm
nhìn dài hạn để gây ảnh
hưởng đên mọi đối tượng
trong tổ chức nhằm phục vụ
mục tiêu chung.

Lạm dụng úy tín của cá nhân Lạm dụng khả năng “nhìn
để sai lệch mục tiêu của tổ dài trông rộng” của bản
chức
thân để làm sai lệch mục
tiêu của tổ chức

9



Phát triển khả năng lãnh đạo

Kết luận 3:
Khi phân tích dến tiêu chí thứ ba về “Mục tiêu” của hai loại lãnh đạo uy tín và
lãnh đạo chiên lược đã bộc lộ rõ hơn về bản chất (hay nội hàm) của từng loại. Cả hai
loại lãnh đạo kể trên đều có những ưu điểm nổi trội về mục tiêu vì họ luôn hướng đến
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức mặc dù phương cách thể hiện là hết sức khác
nhau. Hơn thế nữa, cả hai loại lãnh đạo đều phát huy tối đa khả năng của bản thân (uy
tín và tư duy) để gây ảnh hưởng đối với các thành viên trong tổ chức.
Về mặt nhược điểm, cả hai loại lãnh đạo đều dễ bị mắc phải ưu điểm của mình
trong quá trình quản trị và điều hành tổ chức, đó là lạm dụng úy tín (đối với lãnh đạo uy
tín) và lạm dụng khả năng tư duy chiến lược (đối với lãnh đạo chiến lược) để mưu lợi
cho cá nhân.
Tuy nhiên, nếu để lựa chọn làm việc cho loại lãnh đạo nào trong hai loại lãnh đạo
trên, theo ý kiến chủ quan của tôi thì lãnh đạo chiến lược vẫn tiếp tục là sự lựa chon của
mình bởi những lý do sau đây:
-

Tôi chịu ảnh hưởng (bị thu phục) bởi những nhà lãnh đạo có tư duy logic mang
tầm chiến lược;

-

Ở những nhà lãnh đạo này, trong bất cứ tình huống nào xảy ra họ cũng luôn luôn
là người đưa ra các giải pháp mang lại hiệu quả cao cho tổ chức (đã trình bày ở
phần 2 “Lãnh đạo uy tín là gì? Lãnh đạo chiến lược là gì?” vì theo quan điểm
của Max Webber thì lãnh đạo uy tín chỉ chỉ xuất hiện cùng với giải pháp và tầm
nhìn chiến lược do ông quan niệm rằng lãnh đạo uy tín xuất hiện khi và chỉ khi

xã hội có khủng hoảng).

-

Tư duy logic của nhà lãnh đạo chiến lược luôn mang sức sáng tạo rất lớn, họ
không chỉ thỏa mãn ngay với ý tưởng của bản thân mà còn tạo sự lan truyền tính
sáng tạo cho mọi người trong tổ chức.

Với 3 đặc điểm như vậy, theo tôi nhà lãnh đạo chiến lược thực sự “có ích” cho tổ
chức hơn là nhà lãnh đạo uy tín.
Tiêu chí cuối cùng được phân tích, đánh giá ở đây chính là “Đặc điểm của bản
thân”. Trong mọi trường hợp thì cuối cùng dấu ấn ghi lại khái quát nhất của nhà lãnh
đạo chính là nội dung nghiên cứu của tiêu chí này.
Tiêu chí so sánh
Đặc điểm bản thân
Ưu điểm

Lãnh đạo uy tín

Lãnh đạo chiến lược

Bị ảnh hưởng tư duy theo lối Luôn luôn tư duy suy nghĩ
mòn
để đổi mới
Phát huy được những trải Luôn vưon lên phía trước
10


Phát triển khả năng lãnh đạo


nghiêm thực tế
Nhược điểm

để tìm tòi, khám phá

Bị ảnh hưởng bởi những trải Đôi khi bị rơi vào chủ nghĩa
nghiệm thực tế nễn dẫn tới “lạc quan tếu” do chỉ nghĩ
thụ động, ít chịu chấp nhận đến cải cách để đổi mới
cải cách

Kết luận 4:
Sự trải nghiệm thực tế của lãnh đạo uy tín sẽ giúp ích cho họ được rất nhiều trong
quá trình quản trị và điều hành tổ chức. Các yếu tố như: là người đi tiên phong trong tổ
chức; biết suy nghĩ và chịu trách nhiệm bản thân đối với tổ chức và biết phân quyền cho
cấp dưới … sẽ được phát huy một cách đầy đủ sẽ là những tiền đề quan trọng đối với
nhà lãnh đạo uy tín.
Tuy nhiên, không chỉ có những thuận lợi dành cho họ mà nhà lãnh đạo uy tín
phải thường trực với suy nghĩ “tư duy theo lói mòn” mà họ cho là lợi thế. Với cách tư
duy như vậy, nhiều giả pháp của nhà lãnh đạo uy tín sẽ bị coi là “cổ hủ” và “thiếu tính
sángtạo”.
Việc quản trị và điều hành một tổ chức cần phải có nhiều tính sáng tạo trong việc
đưa ra các gải pháp thực hiện. Với nhà lãnh đạo chiến lược, tư duy sáng tạo luôn thường
trực trong họ. Với bất cứ điều kiện nào xảy ra thì họ cũng là người suy nghĩ “phải giải
quyết được với bất cứ giá nào!” và luôn hy vọng vào sự thành công của bản thân sẽ có
ích cho tổ chức. Đây là một đặc điểm tôi hết sức trân trọng ở nhà lãnh đạo chiến lược.
Đến đây, tôi xin đưa ra kết luận chung cho cả phần phân tích, đánh giá các tiêu
chí về hai loại lãnh đạo: lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược.
Để trả lời cho câu hỏi: : “Mô tả sự khác biệt chính giữa lãnh đạo uy tín và lãnh
đạo chiến lược. Bạn thích làm việc cho loại lãnh đạo nào trong hai loại trên”, sau quá
trình phân tích, đánh giá tôi xin phép được đưa ra nhận định của ban thân mình, đó là tôi

thích làm việc cho nhà lãnh đạo theo trường phái hỗn hợp (mix) hơn là chỉ làm việc cho
một loại lãnh đạo uy tín hay lãnh đạo chiến lược.
Có thể câu trả lời của tôi chưa thể hài lòng người hỏi nhưng theo phân tích của cá
nhân thì tôi vẫn luôn luôn giữ quan điểm của mình, đó là mặc dù có sự khác biệt rất cơ
bản ấy nhưng trong mỗi nhà lãnh đạo uy tín hay lãnh đạo chiến lược đều có một “góc
giao thoa”. Chính vì có “góc giao thoa” này nên không thể phân biệt một cách rạch ròi
khi nào họ là nhà lãnh đạo uy tín, khi nào là nhà lãnh đạo chiến lược vì trên hết họ luôn
là người biết đặt mục tiêu cao cả của tổ chức lên trên mục tiêu cá nhân của mình. Tuy
nhiên, “góc giao thoa” của hai loại lãnh đạo không có nghĩa rằng giữa họ lúc nào cũng
có “sự giao thoa” mà chỉ là trong những thời điểm cụ thể.

11


Phát triển khả năng lãnh đạo

Mỗi cá nhân nhà lãnh đạo vẫn mang đậm dấu ấn của mình trong việc quản trị và
đièu hành tổ chức. Nhà lãnh đạo uy tín vẫn thể hiện là một hình ảnh “cây cao bóng cả”
và hình ảnh của nhà lãnh đạo chiến lược là “tầm nhìn dài hạn”. Ở mỗi hình ảnh được thể
hiện của từng loại nhà lãnh đạo sẽ cho thấy nét đặc trưng của họ và khó có thể bị xóa
mờ bời thời gian.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sile số 1&2 - giáo trình “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn
hành.
2. Stogdill, 1974 (trang 259).
3. Sđd trang 12- giáo trình “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn
hành.
4. Sile số 4 – chương IX “Lãnh đạo uy tín và lãnh đạo chiến lược” - giáo trình “Phát

triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn hành.
5. Sđd trang 243 - giáo trình “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn
hành.
6. Sđd trang 243 - giáo trình “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn
hành.
7. Sđd trang 244- giáo trình “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn
hành.

12


Phát triển khả năng lãnh đạo

8. Sđd trang 244- giáo trình “Phát triển kỹ năng lãnh đạo” – Đại học GRIGGS ấn
hành.

13



×