Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới việt nam – trung quốc trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh trung học phổ thông tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ ĐƢỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ ĐƢỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN LỊCH SỬ)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Quang Hiển



HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá học và luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo
và cán bộ khoa Sư phạm, trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tâm giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu trong suốt
thời gian tham gia khoá học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
của tôi – PGS.TS. Vũ Quang Hiển, người thầy đầy trách nhiệm, nhiệt tình hướng
dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Chu
Văn An; THPT Việt Bắc; THPT Nội trú tỉnh Lạng Sơn; gia đình, bạn bè đã tạo
điều kiện, cộng tác và ủng hộ tôi trong quá trình học tập, khảo sát, thu thập dữ
liệu liên quan đến luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã cố gắng, nỗ lực hoàn thành luận văn nhưng nghiên cứu
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28/10/2016
Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hƣơng

i



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DHLS

: Dạy học lịch sử

UBND

: Uỷ Ban Nhân dân

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

PPDHLS

: Phương pháp dạy học lịch sử

THPT

:Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn.............................................................................................................. i
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục bảng..................................................................................................... vi
Danh mục hình ..................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1........................................................................................................ 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ ĐƢỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THPT ............................................. 11
1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 11
1.1.1. Ý thức ........................................................................................................ 11
1.1.2. Giáo dục ý thức ......................................................................................... 11
1.1.3. Đường biên giới lãnh thổ .......................................................................... 11
1.1.4. Cách xác định biên giới quốc gia .............................................................. 12
1.1.5. Khái niệm ”Lịch sử địa phương” .............................................................. 13
1.1.6. Vai trò của dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục ...... 14
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới lãnh thổ
Việt Nam – Trung Quốc ...................................................................................... 17
1.3. Ý nghĩa của vấn đề bảo vệ đường biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung
Quốc .................................................................................................................... 26
1.4. Thực trạng của việc đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới
Việt Nam – Trung Quốc trong dạy học Lịch sử cho học sinh Trung học phổ
thông .................................................................................................................... 30
1.5. Những yêu cầu đặt ra cần giải quyết ............................................................ 35
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ
ĐƢỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌCPHỔ THÔNG
TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................................. 40
iii



2.1. Những yêu cầu chung khi xây dựng nội dung giáo dục ý thức bảo vệ đường
biên giới Việt Nam – Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học
sinh Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn............................................................ 40
2.2. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc
trong dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Lạng
Sơn ....................................................................................................................... 41
2.2.1. Bảo vệ cương vực quốc gia ....................................................................... 41
2.2.2. Tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới ............................ 42
2.2.3. Tăng cường giao lưu chính trị, trao đổi, hợp tác kinh tế, quốc phòng – an
ninh và văn hoá – du lịch giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc ..................... 45
2.2.4. Giúp đỡ các lực lượng chức năng bảo vệ biên giới .................................. 51
2.2.5. Nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, làm thất bại âm mưu, hoạt động
phá hoại, vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong
khu vực biên giới đất liền .................................................................................... 53
2.2.6. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống tội phạm và các tệ
nạn xã hội ............................................................................................................ 53
2.2.7. Giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về nền quốc phòng toàn
dân và an ninh nhân dân cho học sinh THPT ..................................................... 54
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ THỰC NGHIỆM SƢ
PHẠM ................................................................................................................. 56
3.1. Mô ̣t số yêu cầ u chung................................................................................... 56
3.1.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục ............................... 56
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính tư tưởng ................................................... 58
3.1.3. Đảm bảo tính cụ thể, hình ảnh, giàu biểu tượng lịch sử ........................... 59
3.1.4. Phát huy tính tích cực của học sinh ........................................................... 60
3.1.5. Sử dụng đa dạng các biện pháp trong từng bài giảng ............................... 61
3.2. Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung
Quốc trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh THPT tỉnh Lạng Sơn ...... 62

3.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc cho học
sinh thông qua hoạt động nội khoá ..................................................................... 62
iv


3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc cho học
sinh thông qua hoạt động ngoại khoá .................................................................. 73
3.2.2. Nói chuyện lịch sử..................................................................................... 78
3.2.3. Tổ chức cuộc thi lịch sử về chủ đề “Thế hệ trẻ Lạng Sơn với trách nhiệm
bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc” .............................................. 79
3.3. Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 80
3.3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 80
3.3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................ 81
3.3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm .................................................... 81
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 85
1. Kết luận ........................................................................................................... 85
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 89
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 94

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thực nghiệm........................................................................... 83
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính biên giới tỉnh Lạng Sơn ....................................... 31
Hình 2.1. Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ba Sơn (Cao Lộc – Lạng Sơn)..... 43
phát quang cột mốc trên biên giới ....................................................................... 43
Hình 2.2. Bộ đội Biên phòng cùng đồng bào các dân tộc tuần tra...................... 44

bảo vệ biên giới ................................................................................................... 44
Hình 2.3. Biên phòng Lạng Sơn và biên phòng Trung Quốc trong một buổi .... 49
tuần tra chung ...................................................................................................... 49
Hình 2.4. Giao lưu văn nghệ thanh niên Việt – Trung........................................ 50
Hình 3.1. Cột mốc 1116 ...................................................................................... 76

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược đang đặt ra
những yêu cầu về xây dựng con người mới có phẩm chất tốt và năng lực cao.
Học sinh, sinh viên chính là người chủ tương lai của đất nước, do vậy cần phải
tăng cường hơn nữa công tác giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc cho đối
tượng này. Một trong những nhiệm vụ quan trọng ở các học viện, các trường đại
học ngoài quân đội, các trường Trung học phổ thông là giáo dục cho mọi người
nhận thức sâu sắc đặc điểm tình hình, yêu cầu mới về quốc phòng, nâng cao ý
thức cảnh giác, xây dựng lòng tin vào bản lĩnh con người Việt Nam, tự hào về
truyền thống dân tộc, chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi
tình huống.
Trong Chỉ thị về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và
Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng và đưa vào
chương trình giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
quốc gia cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, trung cấp
chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học. Sau nhiều năm diễn ra tranh luận trên các
diễn đàn khoa học về việc nên hay không đưa vào chương trình, sách giáo khoa
nội dung giảng dạy về chủ quyền lãnh thổ, vấn đề này đã được khẳng định rõ.
Việc tiếp theo là triển khai thực hiện cho phù hợp để người học thực sự hứng

thú, lĩnh hội kiến thức bổ ích từ chương trình.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với
những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, việc giáo dục ý thức
về biên giới lãnh thổ cho học sinh, sinh viên là góp phần nâng cao nhận thức,
xây dựng ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước; góp phần giữ gìn hoà bình và an
ninh khu vực, phát triển phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam, của
công dân đất nước, công dân khu vực và công dân toàn cầu.
1


Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Đảng
và Nhà nước Việt Nam coi việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định là điều
kiện để phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó không chỉ phù hợp với lợi ích và luật
pháp của Việt Nam, mà còn phù hợp với lợi ích và luật pháp quốc tế, đáp ứng
nguyện vọng hoà bình của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc và nhân
dân thế giới. Trong giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và
Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh
chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và
lợi ích chính đáng của nhau.
Trong một số trường Trung học phổ thông hiện nay, việc giáo dục cho
học sinh về tư tưởng, đạo đức, lối sống, về quyền lợi và trách nhiệm của công
dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cũng chưa được coi trọng đúng mức.
Thực tế này đã dẫn đến xuất hiện hiện tượng không nhận thức rõ được lòng tự
hào, tự tôn dân tộc; mơ hồ về ý thức, trách nhiệm bản thân đối với việc tăng
cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; hoặc không hiểu đầy đủ nội hàm nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc.
Để giúp học sinh nâng cao trình độ, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí tự
chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước Việt

Nam, thì việc giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh ở nhà trường về mối quan hệ
hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng là hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc
biệt là mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá
trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại
giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt - Trung trở nên vô cùng phức tạp và
nhạy cảm. Có thể tóm gọn mối quan hệ Việt - Trung trong sáu chữ "vừa hợp tác,
vừa đấu tranh".
Như vậy, việc đưa nội dung giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của học sinh về ý thức bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới lãnh thổ Việt Nam –
2


Trung Quốc trong dạy học Lịch sử ở các trường Trung học phổ thông là hết sức
quan trọng và cần thiết.
Tuyến biên giới Lạng Sơn (Việt Nam) - Quảng Tây (Trung Quốc) có vị trí
chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an
ninh, đối ngoại của hai Nhà nước. Nhận thức được việc xây dựng đường biên
giới hòa bình, hữu nghị với nước láng giềng là việc làm quan trọng, thời gian
qua lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn và Công an Biên phòng, Bộ đội
Biên phòng Quảng Tây, Trung Quốc đã quán triệt nghiêm túc thỏa thuận hợp tác
biên phòng, thực hiện tốt về hợp tác quốc phòng và đối ngoại, góp sức xây dựng
tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị.
Xuất phát những những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục ý
thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa
phương cho học sinh Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quốc gia hình thành bởi ba thành tố cơ bản là lãnh thổ, nhà nước và dân
cư. Trong đó, yếu tố biên giới - lãnh thổ là nền tảng đầu tiên. Bản chất vấn đề

biên giới - lãnh thổ là hệ trọng và hết sức nhạy cảm, việc bảo vệ toàn vẹn biên
giới - lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền,
các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,
vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. [4; tr.1]
Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp
ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các
bản đồ, Nghị định thư kèm theo các hiệp ước đó. [4; tr.2]

3


Cuốn sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, biên giới hoà
bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển” của Ban Tuyên giáo Trung ương
đã giới thiệu, tuyên truyền về công tác phân giới cắm mốc được hoàn thành vào
năm 2008 trên cơ sở Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc
(năm 1999) và việc kí kết ba văn kiện: Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp
định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý
cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc đã mở ra một trang mới
trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Đường biên giới trên đất liền
giữa hai nước đã được xác định một cách rõ ràng với một hệ thống mốc giới
hoàn chỉnh, hiện đại, tạo điều kiện cho các địa phương hai bên biên giới mở
rộng hợp tác kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị. Việc hoàn thành giải quyết
vấn đề biên giới trên đất liền là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp
tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, góp phần gia tăng sự tin cậy
giữa hai bên, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ
hơn, vững chắc hơn, cũng là sự đóng góp tích cực đối với hoà bình, ổn định và

phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Cuốn Giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 11 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã cung cấp cụ thể về vấn đề biên giới lãnh thổ và bảo vệ biên giới quốc gia
nhằm hình thành cho học sinh THPT ý thức về chủ quyền lãnh thổ, ý thức bảo
vệ biên giới quốc gia. Trong cuốn sách này, các tác giả đã khẳng định rằng:
“Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững sự ổn định
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh của đất
nước. Vì vậy, xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước, của toàn dân, trước hết là chính quyền nhân dân khu vực biên
giới và các lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó Bộ đội Biên phòng làm nòng
cốt, chuyên trách trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia” [2; tr.38]. Các tác giả
của cuốn sách cũng đưa ra những nội dung cốt lõi để xây dựng và quản lí, bảo
vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: “Biên giới
4


là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ quốc và là cửa ngõ để giao lưu giữa các quốc gia.
Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc
gia”. Đồng thời các tác giả cũng nhấn mạnh: “Xây dựng khu vực biên giới có
quan hệ chặt chẽ với quản lí, bảo vệ biên giới. Chỉ có xây dựng biên giới, khu
vực biên giới vững mạnh mới tạo điều kiện, cơ sở cho quản lí, bảo vệ biên giới
quốc gia; giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa hoạt động xâm nhập, phá hoại
từ bên ngoài, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, tạo môi
trường thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ Quốc”. [2,
tr.40]
Trong chương trình Sách giáo khoa môn Lịch sử THPT, nội dung giáo
dục ý thức bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Việt Nam – Trung Quốc không
được viết thành một bài học riêng, mà được lồng ghép trong một số nội dung
như: các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thời kì Bắc thuộc; cuộc kháng

chiến chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê, thời Lý; cuộc kháng chiến chống
quân Thanh (1789); đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1975 – 1979)….
Trong chương trình Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, nội dung giáo dục ý
thức bảo vệ biên giới Việt Nam Trung Quốc được viết trong bài 25 – Việt Nam
xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (1976 – 1986), mục II –
Đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (1975 – 1979) như sau: Bảo vệ biên giới phía Bắc:
Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà
lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm
tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc
biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm
trọng hơn, sáng 17 – 2 – 1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở
cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ
(Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ Quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu
tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18 – 3 – 1979, quân
Trung Quốc rút khỏi nước ta”.[17, tr.207]. Nhưng đáng tiếc nội dung này lại

5


nằm trong chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và đào tạo, không được giảng
dạy trên lớp.
Công trình nghiên cứu “Hoạt động đối ngoại của một số tỉnh biên giới
phía Bắc với Trung Quốc từ năm 1991 đến nay” (2005) của tác giả Phạm Hoàng
Dung, đề tài cấp bộ 2004 – 2005, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã
tổng kết hơn 10 năm hoạt động đối ngoại với Trung Quốc của một số tỉnh biên
giới phía Bắc, từ đó đề tài đã đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường hoạt
động đối ngoại có hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh biên giới
giáp Trung Quốc, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác và phát triển giữa hai
nước.
Trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 (173) - 2016, bài viết “Quan hệ

hợp tác giữa các địa phương giáp biên của Việt Nam với Trung Quốc và một số
giải pháp” của tác giả Phạm Lan Hương đã có một cái nhìn khái quát về tình
hình biên giới giữa các tỉnh giáp biên với Trung Quốc ổn định, góp phần duy trì
môi trường hoà bình, ổn định, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
đóng góp quan trọng vào xây dựng đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc hoà
bình, hữu nghị, ổn định và phát triển.
Với chủ đề giáo dục ý thức bảo vệ biên giới nói chung, ý thức bảo vệ chủ
quyền biển đảo Tổ quốc đã có một số công trình nghiên cứu như: Dấu ấn Việt
Nam trên biển Đông của tác giả Trần Công Trục (2011) đã nhấn mạnh vị trí vai
trò của biển Đông trong lịch sử dân tộc. Tác phẩm đề cập đến những định nghĩa
mang tính chuyên ngành về nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia. Một quốc gia ven biển như Việt Nam song song với việc giữ chủ
quyền trên đất liền là nhiệm vụ giữ chủ quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là
“vùng nước lãnh thổ”. Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng
trời trên lãnh hải, cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.
Tác giả Vũ Quang Hiển có bài viết Chủ trương của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về kết hợp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo (1986
6


– 2007) nhấn mạnh về giá trị chiến lược của biển đảo Việt Nam: “Biển, đảo có
vị trí rất quan trọng, không chỉ với phát triển kinh tế - xã hội, mà cả với quốc
phòng – an ninh. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ
một địa bàn sống, địa bàn phát triển kinh tế, mà còn là bảo vệ một địa bàn chiến
lược lợi hại, nằm trong thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc” [14, tr.3].
Viết về chủ đề chủ quyền biển, đảo của Tổ Quốc có tác giả Đậu Thị Hải
Vân với luận văn “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ Quốc cho học
sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10, Trung học phổ thông (chương trình

chuẩn)”. Tác giả nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng vấn đề giáo dục ý thức về
chủ quyền biển, đảo Tổ Quốc cho học sinh THPT trong dạy học Lịch sử, khẳng
định ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo Tổ
Quốc nói riêng được hình thành từ rất sớm, càng tự hào và trân trọng di sản quá
khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ
người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục
địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Một số công trình trên mới chỉ tập trung vào vấn đề biên giới trên biển,
chưa đi sâu vào vấn đề đường biên giới trên bộ của Việt Nam với Trung Quốc,
nhưng đã giúp chúng tôi những gợi mở để tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, khai
thác tài liệu để tổ chức dạy học lịch sử nhằm giáo dục ý thức bảo vệ đường biên
giới Việt Nam – Trung Quốc trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh
THPT tỉnh Lạng Sơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới
Việt Nam - Trung Quốc
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung, đề tài tập trung vào xây dựng nội dung và biện pháp giáo
dục ý thức bảo vệ đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc cho học
sinh Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn qua chương trình lịch sử địa phương.
7


- Về thời gian, từ khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới
trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc năm 2009 đến năm 2015.
- Về không gian, phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng, thực nghiệm: tiến
hành tại trường THPT Chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục, nâng cao ý thức

trách nhiệm bảo vệ đường biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc đề tài xây
dựng nội dung và đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ đường biên
giới Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh
Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn nhằm đảm bảo hoà bình, hữu nghị, thúc đẩy
sự hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội… giữa hai quốc
gia Việt Nam – Trung Quốc ở hiện tại và tương lai.
4.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ biên giới lãnh
thổ nói chung, bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói riêng và
những yêu cầu khi xây dựng nội dung và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ
đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho
học sinh Trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện đưa nội dung giáo dục ý
thức bảo vệ biên giới lãnh thổ nói chung, bảo vệ đường biên giới Việt Nam –
Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh THPT.
- Nghiên cứu nội dung phần Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc,
xây dựng nội dung và đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới
Việt Nam – Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh THPT.
- Thực nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, khả thi của việc xây dựng nội dung
và đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam – Trung
Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh THPT tỉnh Lạng Sơn.

8


5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận: dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về lịch sử, giáo dục.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: đọc và phân tích, tổng hợp các công trình nghiên
cứu, tài liệu sách báo, tạp chí, internet… về lịch sử mối quan hệ láng giềng Việt
Nam – Trung Quốc, giáo dục học, phân tích nội dung chương trình, SGK Lịch
sử lớp l2.
- Quan sát, điều tra thu thập thông tin về vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ
đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc cho học sinh THPT thông qua lịch sử
địa phương tỉnh Lạng Sơn: điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên và học sinh
trường THPT Chuyên Chu Văn An (Lạng Sơn).
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến đề tài
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng nội dung và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ đường
biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học
sinh THPT tỉnh Lạng Sơn sẽ góp phần đa dạng hơn nội dung dạy học môn Lịch
sử nói chung, nội dung lịch sử địa phương tỉnh Lạng Sơn nói riêng, đồng thời
nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc nói chung, bảo vệ đường biên giới lãnh thổ hoà bình, hữu nghị Việt –
Trung nói riêng.
7. Đóng góp của đề tài
Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, luận văn góp phần:
- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng nội
dung và biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới hoà bình, hữu nghị
Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương ở trường THPT.

9


- Đánh giá được thực trạng việc đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ
đường biên giới hoà bình, hữu nghị cho học sinh THPT vào dạy học môn Lịch sử.
- Xây dựng nội dung và đề xuất những biện pháp giáo dục ý thức bảo

vệ đường biên giới lãnh thổ nói chung, bảo vệ đường biên giới lãnh thổ hoà
bình, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc nói riêng cho học sinh THPT qua dạy
học Lịch sử địa phương tỉnh Lạng Sơn.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: làm phong phú thêm lí luận PPDHLS nói chung, đa
dạng hơn nội dung dạy học môn Lịch sử nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên môn Lịch
sử ở các trường THPT, sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm, Đại
học Giáo dục; và bản thân tác giả luận văn vận dụng trong quá trình DHLS ở
trường THPT.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ
đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử cho học sinh THPT
Chương 2: Một số nội dung giáo dục ý thức bảo vệ đường biên giới
Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học Lịch sử địa phương cho học sinh Trung
học phổ thông tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Một số biện pháp giáo dục và thực nghiệm

10


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ ĐƢỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THPT
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Ý thức
Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó
là hình thức cao của sự phản ánh, của hiện thực khách quan, hình thức mà riêng

con người mới có.
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa:
Ý thức là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy; là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ hành động cần
phải có (ý thức được việc làm của mình) [30 , tr. 1486-1487].
1.1.2. Giáo dục ý thức
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy
dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [30 , tr. 510].
Như vậy, giáo dục ý thức là sự phản ánh của hiện thực khách quan,
hình thức thông qua quá trình giáo dục con người. Như ý thức về chủ quyền
lãnh thổ tổ quốc, ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc... Giáo dục ý thức
chính là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của hiện thực khách
quan cho con người, làm con người nhận thức đúng đắn, ý thức được thái độ
hành động của mình.
1.1.3. Đường biên giới lãnh thổ
Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt
Nam dần dần cũng hoàn thiện.
Các nước trên thế giới đều xây dựng khái niệm biên giới quốc gia và
chính thức ghi nhận trong một đạo luật về biên giới. Các khái niệm tuy khác
nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện hai dấu hiệu đặc trưng:
11


- Một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốc gia.
- Hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của
quốc gia đối với lãnh thổ (vùng đất, vùng trời, lòng đất).
Kế thừa kinh nghiệm lập pháp của các nước trên thế giới. Điều 1 Luật
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định biên
giới quốc gia như sau: ”Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh
thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”. [31, tr. 1]
Biên giới quốc gia trên đất liền là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ
đất liền của một quốc gia với quốc gia khác. Nó được hoạch định và phân giới
cắm mốc thông qua đàm phán thương lượng với các nước có chung biên giới.
Tuyến biên giới đất liền: Biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài 1.306 km
đã được hai nước kí kết Hiệp ước biên giới quốc gia trên đất liền, trong năm
2008 đã hoàn thành việc phân giới cắm mốc và kí Hiệp định quy chế quản lí
biên giới.
1.1.4. Cách xác định biên giới quốc gia
Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau. Riêng
đối với biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực
địa bằng hệ thống mốc quốc giới. Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc
gia trên đất liền bao gồm:
- Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (toạ độ,
điểm cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật
chuẩn (cù lao, bãi bồi).
- Biên giới quốc gia trên sông suối được xác định:
Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa
lạch của sông hoặc lạch chính của sông.

12


Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa
sông suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên.
Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu,
không kể biên giới giữa sông, suối như thế nào.

+ Khi biên giới đã được xác định, cần có các biện pháp và phương pháp
cố định biên giới đó, nghĩa là giữ cho biên giới luôn ở vị trí đã xác định, làm cho
tất cả mọi người có thể nhận biết rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
bảo vệ, duy trì kiểm soát việc chấp hành các luật lệ và quy định về biên giới.
Thông thường các nước trên thế giới sử dụng ba phương pháp để cố định đường
biên giới quốc gia:
Một là, dùng tài liệu ghi lại đường biên giới: mô tả đường biên giới trong
hiệp ước biên giới và nghị định thư phân giới cắm mốc; mô tả bằng hình ảnh,...
Hai là, đặt mốc quốc giới: các nước có chung biên giới theo thoả thuận về
số lượng, hình dáng, kích thước, chất liệu, mốc chính, mốc phụ; phương pháp
đặt mốc (trực tiếp hay mốc gián tiếp), cách đánh số hiệu, màu sắc,...
Ba là, dùng đường phát quang: nếu hai nước cùng phát quang thì biên giới
là đường chính giữa hai đường phát quang ấy.
Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp: dùng tài liệu ghi lại
đường biên giới và đặt mốc quốc giới, Chúng ta chưa có điều kiện làm đường
phát quang vì địa hình rừng núi phức tạp, khí hậu nhiệt đới nên rừng cây rậm rạp
khó có thể làm đường phát quang được.
Việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn:
hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa (xác định
đường biên giới); cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới.
1.1.5. Khái niệm ”Lịch sử địa phương”
Trong tiếng Việt, thuật ngữ ”địa phương” có nghĩa là ”những vùng, khu
vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong nước”. Như vậy, địa
phương là những vùng đất nhất định nằm trong quốc gia, có những sắc thái, đặc
thù riêng để phân biệt với những vùng đất khác, là bộ phận cấu thành của đất
13


nước. Hiểu theo nghĩa cụ thể, địa phương là những đơn vị hành chính của một
quốc gia (tỉnh, thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn, thôn sóc, buôn làng...).

Hiểu theo nghĩa trừu tượng, địa phương là những vùng đất, khu vực nhất định
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới hành
chính) để phân biệt với các vùng khác như: miền Bắc, miền Trung, miền Nam,...
Vậy lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh,
thành phố hay khu vực, vùng miền. Cụ thể hơn, đó chính là lịch sử quá trình
hình thành, tồn tại và phát triển của địa phương trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ quê hương. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn
vị hành chính, các trường học, cơ quan, xí nghiệp...
Trong dạy học lịch sử, chúng ta có thể sử dụng tài liệu lịch sử địa phương
theo hai hình thức. Có thể đưa tài liệu – sự kiện lịch sử địa phương vào bài giảng
lịch sử dân tộc để minh hoạ, liên hệ, đối chiếu, so sánh; qua đó giúp học sinh
hiểu sâu sắc, cụ thể những sự kiện. Hoặc tiến hành dạy học lịch sử địa phương
thành một tiết riêng theo qui định của chương trình hoặc tổ chức các hoạt động
ngoại khoá về lịch sử địa phương. Việc lựa chọn hình thức dạy học lịch sử địa
phương phải căn cứ vào nội dung kiến thức bài học, điều kiện phương tiện giảng
dạy ở nhà trường, đặc điểm tâm lý của học sinh và gắn mục tiêu giáo dưỡng –
giáo dục bài học với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương đòi hỏi người giáo viên
không chỉ có những hiểu biết cơ bản, đúng đắn về lịch sử thế giới, lịch sử dân
tộc, phương pháp luận sử học và các phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể mà
còn phải biết tổ chức nghiên cứu, biết làm công tác quần chúng phục vụ nghiên
cứu, biết xử lý, xác minh, giám định các nguồn sử liệu địa phương.
1.1.6. Vai trò của dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục
Từ thời cổ đại, Xi–xê-rông – một chính trị gia nổi tiếng của Rô ma cổ đã
nói: ”Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử
dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết

14



về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ giữa
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Xuất phát từ những nhận thức đó, có thể khẳng định rằng việc dạy học
lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dưỡng – giáo dục sâu sắc.
Thứ nhất, dạy học lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo
dục tư tưởng chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh, hình thành cho
các em lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa. Mỗi sự kiện lịch sử địa
phương đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó
mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê
hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Lòng yêu nước
ấy bắt nguồn từ lòng yêu quê hương, xóm làng, tự hào về những chiến công của
cha anh mình ngay chính trên mảnh đất quê hương khi đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược… Học sinh cũng tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa và xã hội
của địa phương từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất trong sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc mà đối với chủ nghĩa anh hùng cách mạng
trong xây dựng, sản xuất. Đặc biệt, việc giới thiệu cho các em những ngành
nghề thủ công truyền thống của địa phương là một trong những nội dung hướng
nghiệp của môn lịch sử, tạo cho các em có ý thức bảo vệ và phát triển truyền
thống tốt đẹp của quê hương… Chính lòng yêu quê hương, làng xóm sẽ giúp các
em có động cơ vươn lên trong học tập, rèn luyện và có trách nhiệm hơn đối với
quê hương, đất nước.
Thứ hai, dạy học lịch sử địa phương còn giúp học sinh thấy được mối
quan hệ giữa cái chung và cái riêng; cái phổ biến và cái đặc thù. Qua đó góp
phần phát triển tư duy cho học sinh. Những chất liệu lịch sử địa phương sẽ làm
cho bài học về lịch sử dân tộc, thậm chí cả lịch sử thế giới thêm sống động, cụ
thể và thực hơn, tạo nên những xúc cảm thật của học sinh trong mỗi bài học lịch
sử. Lịch sử địa phương giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo
được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó
15



các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử,
nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát.
Thứ ba, việc giảng dạy lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm
vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã
hội”. Thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự
nhiên một cách hợp quy luật, giúp các em hình dung cụ thể vai trò con người
trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, ý nghĩa đầy đủ về trách nhiệm
bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa địa phương… Đặc biệt, với những di tích lịch
sử, với các nguồn tư liệu lịch sử xác thực, lịch sử địa phương tạo cơ hội để tổ
chức dạy học theo các phương pháp tích cực, phương pháp nghiên cứu, góp
phần hình thành các kĩ năng tự học, tự khai thác thông tin về lịch sử cho học
sinh. Đây chính là những yêu cầu rất quan trọng đối với mục tiêu dạy học lịch sử
của chương trình và sách giáo khoa mới.
Thứ tư, dạy học lịch sử địa phương góp phần phát triển các năng lực
hoạt động thực tiễn. Cụ thể như: các em tham gia thiết kế, xây dựng các đồ
dùng trực quan phục vụ cho dạy học lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc (vẽ
bản đồ, sơ đồ, đắp sa bàn, phục chế hiện vật…), khả năng miêu tả công trình
kiến trúc, giải thích một hiện tượng lịch sử địa phương…, kỹ năng thói quen
tích cực tham gia hoạt động thực tiễn, công ích xã hội như sưu tầm tài liệu
lịch sử địa phương, tuyên truyền và có hành động cụ thể, thiết thực giữ gìn
các giá trị văn hóa của địa phương. Do đó, “nghiên cứu, học tập lịch sử địa
phương cũng là một biện pháp tích cực để thực hiện việc gắn liền nhà trường
với đời sống xã hội”.
Thứ năm, những kết quả dạy và học lịch sử địa phương của giáo viên và
học sinh còn có ý nghĩa động viên, tuyên truyền, giáo dục nhân dân và trong
chừng mực nhất định còn góp phần phục vụ những nhiệm vụ chính trị, những
mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Điều này đã được đồng chí Phạm
Văn Đồng khẳng định: “… Giáo dục phổ thông, ngay cả phổ thông cơ sở, bằng

cả việc dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa phải đạt đến kết quả làm
16


cho người học biết mình sống trong một huyện, một tỉnh, một nước, một vũ
trụ như thế nào, và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng với nhân dân và
đất nước…” Hơn nữa, tổ chức và thực hiện tốt việc dạy học lịch sử địa
phương còn là nhịp cầu nối tình cảm giữa nhà trường với nhân dân địa
phương.
Tóm lại, việc dạy học lịch sử địa phương trong chương trình giáo dục có
vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trên cả ba mặt: giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển toàn diện học sinh. Với vai trò và ý nghĩa đó, các cấp, bậc học của
nước ta cần nhận thức sâu sắc và hành động đúng đắn với công tác dạy học lịch
sử địa phương. Công việc này đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan giáo
dục địa phương, sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các thầy giáo, cô giáo
và của toàn thể đông đảo học sinh.
1.2. Tầm quan trọng của vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ đƣờng biên giới
lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc
Biên giới trên đất liền của Việt Nam dài gần 5.000km, tiếp giáp với 3
nước láng giềng: Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia, với 1.057 xã, phường, thị
trấn và 226 huyện, thị xã của 44 tỉnh, thành phố biên giới; số dân hơn 8,3 triệu
người, với 49 thành phần dân tộc, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
6 tôn giáo chính với gần 2 triệu tín đồ.
Từ thế kỷ thứ X, Đại Việt là quốc gia có nền độc lập tự chủ và đường biên
giới phía Bắc Trung – Việt được xác định từ tỉnh Lai Châu đến tỉnh Quảng Ninh
ngày nay.
Đường biên giới phía Bắc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh lâu
dài trong nhiều thế kỉ của nhân dân các dân tộc Việt Nam bằng những hình thức
đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao để bảo vệ biên cương của Tổ Quốc.
Sang thế kỉ XI đã có những cuộc đàm phán ngoại giao như: cuộc hội nghị Vĩnh

Bình vào năm 1083 và 1084 giữa triều đình nhà Lý của Việt Nam và triều đình
nhà Tống của Trung Quốc để bàn bạc về vấn đề biên giới và xác định đường
biên giới chung của hai nước. Và cũng từ đây, cha ông ta lại càng tăng cường ý
17


×