Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TIỀM NĂNG KINH DOANH CỦA THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.57 KB, 9 trang )

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Doanh Quốc Tế

Bài tập nhóm:

NHỮNG ĐIỂM TIỀM NĂNG CỦA ẤN ĐỘ
THU HÚT ĐẦU TƯ KINH DOANH
Danh sách sinh viên nhóm 4:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Cao Đình Hồng Châu
Nguyễn Ngọc Kiều Hoa
Khuất Thị Thu Hường
Nguyễn Thị Linh Nhu
Nguyễn Thị Anh Thi
Trần Thanh Tuyền
Phạm Thanh Xuân


8.

Đề tài: Tiềm năng kinh doanh của thị trường Ấn Độ
A. Giới thiệu khái quát về Ấn Độ:
-


Vị trí địa lý: Ấn Độ nằm ở phía Nam châu Á, có ranh giới với Pakistan, Trung

Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Butan và Afghanistan. Phía Tây, Đông và Nam là
Ấn Độ Dương bao bọc, rất thuận lợi cho giao thông đường biển.
- Diện tích: 3.287.590 km2 (lớn thứ 7 thế giới).
- Tài nguyên thiên nhiên: khá phong phú, thuận lợi phát triển công nghiệp, gồm
than đá (trữ lượng lớn thứ 4 thế giới), quặng sắt, mangan, khoáng chất mica, boxit, quặng
titan, crom, khí gas tự nhiên, kim cương, dầu mỏ, đá vôi, đất trồng trọt…
- Ngôn ngữ: Mười chín thứ tiếng ở Ấn Độ được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ
chính. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang và được
41% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi=>thuận lợi
cho việc giao tiếp kinh doanh.

B. Tiềm năng kinh doanh của thị trường Ấn Độ:
I. Lợi ích:
1. Quy mô thị trường:
 Dân số: Với quy mô dân số 1,15 tỷ (2009), Ấn Độ hiện có số dân đông thứ
hai trên thế giới và chiếm khoảng 17% tổng dân số thế giới. Tốc độ gia tăng dân số
hằng năm khoảng 1,578%, xếp vào mức cao trên thế giới. Các nhà nhân khẩu học cũng
dự đoán năm 2030 dân số Ấn Độ sẽ vượt qua dân số Trung Quốc, đạt mức 1.53 tỷ. Đây
hứa hẹn là một thị trường lớn, đầy tiềm năng với sức mua ngày càng gia tăng. Thống kê
cho thấy số cầu của một số mặt hàng như ô tô, xe máy, hàng tiêu dùng thường xuyên và
lâu bền đều tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
 Đặc biệt Ấn Độ có cơ cấu dân số trẻ với đa phần người dân trong độ tuổi
15-64 (chiếm 63.3%), trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm 31.5%, còn lại trên 65 tuổi chiếm
khoảng 5.2%. Sự đa dạng nhu cầu, thị hiếu ở các lứa tuổi và lượng cầu lớn hứa hẹn đây
sẽ là một thị trường tiềm năng, nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
 Tuy nhiên, dân cư phân bố không đồng đều. Hầu hết 70% dân số sống tại
các vùng nông thôn (2006). Vùng thành thị đông dân nhất là Mumbai, Kolkata, Delhi,
Chennai và Bangalore. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa và sự di dân từ

nông thôn lên thành thị diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
 GDP: Ấn Độ được xếp vào nước có tổng sản phẩm nội địa cao. Năm 2009,
GDP danh nghĩa của nước này đạt 1285 tỷ USD (tương đương 55.000 tỷ rupees), xếp
thứ 12 trên thế giới. Tính theo phương pháp ngang bằng sức mua (PPP), GDP của Ấn


Độ 2009 là 3561 tỷ USD (xếp thứ 4 thế giới), năm 2008 là 3344 tỷ, và năm 2007 là
3113 tỷ. Trong đó lĩnh vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất với 54%, còn lại công nghiệp
29% và nông nghiệp 17%.
 Do dân số đông, thu nhập bình quân đầu người (GNI per capita) của Ấn
Độ không cao, năm 2009, chỉ số danh nghĩa là 1170 USD (xếp thứ 162), chỉ số PPP là
3230 USD (xếp thứ 154) theo World Bank. Ấn Độ vẫn được xếp vào nước có thu nhập
trung bình thấp, và khoảng 2/3 lực lượng lao động vẫn trực tiếp hoặc gián tiếp sống
bằng nghề nông. Tuy nhiên với nỗ lực của Chính phủ, con số này được dự báo sẽ được
cải thiện trong những năm tới.
2. Khả năng tăng trưởng :
 Trong những năm gần đây, Ấn Độ liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao,
đặc biệt sau năm 1990 khi nước này tiến hành mở cửa và thực hiện các cải cách kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2003-2006 đạt 8.6%, năm 2007 là năm đỉnh điểm
với 9.4%, năm 2008 đạt 9%, năm 2009 tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn
cầu, Ấn Độ vẫn duy trì tăng trưởng ở mức cao 6.5%. Trong quý một năm 2010, Ấn Độ
hồi phục với tốc độ tăng trưởng đạt 8.6%. Ngân hàng Thế giới cũng dự báo năm 2010
thị trường Ấn Độ có thể đạt mức tăng trưởng 8%, và có thể vượt qua tốc độ tăng trưởng
của Trung Quốc. Các chuyên gia (Goldman Sachs, theo BBC News) cho rằng: "Ấn Độ
có thể vượt Anh quốc và trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới trong một thập kỷ nữa
do tăng trưởng của quốc gia này tăng tốc". Các con số này cho thấy các nhà đầu tư có
thể khá lạc quan vào sự tăng trưởng của thị trường này trong những năm tới.
 Về phía Ấn Độ: thủ tướng Ấn Độ, ông Manmohan Singh cho rằng, trong
vòng 25 năm tới, Ấn Độ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 9-10%/năm. Điều đó cho
phép nước này đưa được hàng triệu dân thoát khỏi nghèo đói và biến Ấn Độ trở thành

một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhiều chuyên gia Ấn Độ cho rằng, bất
chấp khủng hoảng kinh tế toàn thế giới, Ấn Độ vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP cao
nhờ vào gói các biện pháp kích thích kinh tế. Ngoài ra, Ấn Độ còn thực hiện rất nhiều
dự án trên cơ sở liên kết giữa nhà nước và tư nhân, có sự tham gia của tư bản nước
ngoài trong lĩnh vực xây dựng đường sá, viễn thông, điện năng và các lĩnh vực khác
nữa. Những dự án này hỗ trợ cho nhu cầu trong rất nhiều ngành phụ cận. Về phía mình,
việc nhà nước tăng chi trong năm 2009 cũng bổ trợ cho thị trường tiêu dùng. Bộ trưởng
Tài chính Ấn Độ tuyên bố, rằng chừng nào tăng trưởng GDP chưa đạt mức 8,5-9,5%,
Chính phủ nước này vẫn sẽ loại bỏ hoàn toàn các biện pháp kích thích kinh tế.
3.
Ngoài ra, hiện nay Ấn Độ cũng tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu
hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ấn Độ hiện là thành viên của WTO và
SAFTA, chính phủ tích cực mở cửa và nỗ lực thúc đẩy các cải cách kinh tế, hành chính,
tăng sự tự do và các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến kinh doanh.
II. Chi phí:


1. Sự sẵn có của các yếu tố đầu vào:

 Thị trường vốn: của Ấn Độ khá nhuần nhuyễn, minh bạch. Hệ thống ngân
hàng của Ấn Độ tương đối "lành mạnh". Với hơn 70000 chi nhánh, hệ thống ngân hàng
vững mạnh của Ấn Độ là một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất trên toàn cầu.
 Thị trường lao động: rất dồi dào. Theo cuốn Niên giám Thế giới, Ấn Độ là
một trong những nước có dân số trẻ nhất trên thế giới với độ tuổi trung bình là 25, trong
khi ở Nhật Bản là 43 và Hoa Kỳ là 36. Đồng thời là nước có dân số trong độ tuổi lao
động lớn nhất thế giới, chiếm ước tính chiếm tới 70% nhân khẩu tính đến năm 2030.
Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ cao ngày càng gia tăng.
 Tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu: Ấn Độ là một nước giàu tài
nguyên thiên nhiên song lại phải nhập khẩu nhiều dầu thô, máy móc, đá quý, phân bón,
hóa chất.. Thuế nhập khẩu (trung bình 24%) làm tăng giá những yếu tố đầu vào mà Ấn

Độ phải nhập khẩu. Trong môi trường đó, giá phí nguyên liệu ở Ấn Độ (kể cả giá phí
vốn) trung bình là 25% cao hơn ở Trung Quốc.
2. Cơ sở hạ tầng: yếu kém, theo chỉ số cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế
thế giới về cơ sở hạ tầng, Ấn Độ xếp thứ 89/133 quốc gia.
 Thật vậy, Ấn Độ chưa phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng: như điện, đường
sá, hàng không... Nhiều vùng nông thôn hiện vẫn chưa có điện. Việc cung cấp điện
không ổn định ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp.
 Hệ thống đường sắt Ấn Độ cũng không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở
hàng hóa tăng lên không ngừng. Tai nạn thường xuyên xảy ra.
 Hệ thống đường bộ ở Ấn Độ dài 3300000 km đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy
nhiên hệ thống đường cao tốc chỉ chiếm 2% trong hệ thống và đáp ứng được 40%
lượng lưu chuyển.
 Hệ thống cảng biển cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Cảng Mumbai là một ví
dụ điển hình: năng suất kém, chi phí cao, thời gian bốc dỡ tàu chậm.
 Hệ thống thông tin liên lạc ở Ấn Độ rất phát triển. Công nghệ thông tin là
một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền công nghiệp Ấn
Độ.
 Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Ấn Độ đang đầu tư mạnh vào cải thiện cơ sở
hạ tầng, phân bổ 1000 tỷ USD cho các dự án xây dựng đường bộ, cảng biển và nhà máy
điện lực trong vòng 5 năm đến (2012 – 2017). Năm 2008 Ấn Độ kí hiệp định hợp tác
năng lượng nguyên tử dân sự với Mỹ và các nước khác để đảm bảo nguồn cung cấp
năng lượng cho nước này.
3. Ràng buộc về luật pháp
 Hệ thống pháp luật của Ấn Độ rõ ràng, khuyến khích thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. Đặc biệt từ năm 2005 với việc bãi bỏ đạo luật 18 (press note 18), cho phép
người nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán..


 Ấn Độ xếp 133/183 nước về mức độ dễ dàng khi thực hiện kinh doanh
(Ease of doing business). Chỉ tiêu này đánh giá một nền kinh tế dựa trên các chỉ tiêu về

việc đăng ký kinh doanh, việc xin giấy phép xây dựng, thuê mướn lao động, vay vốn…,
cho thấy các thủ tục hành chính ở Ấn Độ còn khá phức tạp, mất nhiều thời gian, khá tốn
kém.
III. Rủi ro:
1. Bất ổn chính trị:

Hiện nay, tại Ấn Độ có 7 đảng phái chính trị ở cấp quốc gia trong đó có
hai đảng cơ bản là Đảng Quốc đại và Đảng đối lập Nhân dân Ấn Độ. Ngoài ra Ấn Độ
còn có 47 đảng khu vực và khoảng 400 đảng nhỏ khác. Tất cả các đảng phái này đều
cùng nhau đua tranh để giành thắng lợi trong một cuộc bầu cử được coi là lớn nhất và
dài nhất thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích thì cuộc tổng tuyển cử tại
Ấn Độ đơn thuần chỉ là cuộc đua song mã giữa Đảng Quốc đại và Đảng Nhân dân Ấn
Độ.

Đảng Quốc đại đã trở thành một đảng có tính chất toàn cầu với mối quan
hệ chặt chẽ với cộng đồng người Do Thái Ấn Độ tại Mỹ, châu Âu và các nước khác.
Trong khi đó, Đảng Nhân dân Ấn Độ là một đảng dân tộc với tham vọng quốc tế, thực
chất đã đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc hạt nhân.

Ngoài hai đảng lớn trên tại Ấn Độ còn Mặt trận thứ ba chủ yếu các đảng
phái khu vực theo cánh tả. Mặt trận này có thiên hướng liên minh với Đảng Quốc đại
cho dù nhà lãnh đạo của Mặt trận. Các đảng khu vực lớn khác bao gồm Đảng Bahujan
Samaj và Samajwadi ở bang Uttar Pradesh, phía bắc của Ấn Độ và các đảng thuộc cánh
tả khác ở các bang miền đông Ấn Độ bao gồm Đông Bengal và Tripura và
bang Kerela thuộc khu vực miền nam.

Mặc dù Đảng Quốc đại đang nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội từ năm
1984 nhưng không có một đảng riêng rẽ nào có thể giành được 272 ghế trong Quốc hội
Ấn Độ bao gồm 545 ghế. Các đảng khu vực đang đóng vai trò nhất định trong việc hình
thành nên chính phủ Ấn Độ. Trong cuộc bầu cử năm 2009, các đảng khu vực đóng vai

trò quan trọng trong việc quyết định sẽ ủng hộ cho đảng nào, chỉ có thể sẽ là Liên minh
Tiến bộ Đoàn kết hoặc Liên minh Dân chủ Quốc gia.

Gần đây, tại Ấn độ xảy ra rất nhiều cuôc đấu tranh giữa những người Hồi
giáo và người Hindu giáo vào ngày 26/11/ 2008. Thứ nhất,đây là hậu quả của cuộc
xung đột lâu đời của Hồi giáo-Hindu giáo tại Ấn Độ,nó đã bị lực lượng Hồi giáo cực
đoan hoạt động ở Pakistan quốc tế hóa và khu vực hóa, thông qua việc đào tạo huấn
luyện các chiến binh Hồi giáo trên đất Pakistan, tài trợ của các tổ chức Hồi giáo quốc
tế, trong đó có al-Qeada. Thứ hai, vụ này đánh dấu sự thay đổi tính chất cuộc xung đột
tôn giáo ở Ấn Độ. Ấn Độ là một quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo. Tại đất nước này hầu
như có đủ toàn bộ các tôn giáo chủ yếu trên thế giới.


 Qua những gì vừa nêu chúng ta thấy được Ấn Độ tiềm ẩn một tình hình
chính trị bất ổn, có nhiều nguy cơ dẫn tới xung đột nội bộ trong trong nước cũng như
nội bộ từng đảng phái chính trị. Bên cạnh đó, với nhiều cộng đồng tôn giáo chung sống
với nhau cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ xung đột tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay quốc hội
đang được lãnh bởi liêm minh Tiến bộ Đoàn kết do đảng Quốc Đại đứng đầu được đa
số dân chúng tin tưởng cũng như những đảng phái nhỏ khác, hướng đến xây dựng một
hệ thống chính trị vững mạnh trong tương lai. Xét về toàn cục thì Ấn độ sẽ trở môi
trường kinh tế với một hệ thống chính trị khá vững rất thích hợp cho đầu tư.
2. Quản lý kinh tế yếu kém:
 Tỷ lệ nợ công trên GDP: Tạp chí Business week xếp hạng Ấn Độ đứng
hạng 6 trong số những nước có tỷ lệ nợ so với GDP dự kiến ở mức nguy hiểm. Cụ thể
là:
Xếp hạng tín dụng quốc gia: BBBTỷ lệ nợ so với GDP (2009): 88,9%
Thâm hụt ngân sách 2010 (dự kiến): -6,8%
 Nợ xấu vẫn là một trong những trở lực lớn đối với kinh tế Ấn Độ trong
những năm qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cộng với khả năng giữ được
dòng vốn nội địa có thể là cơ sở giúp kinh tế Ấn Độ nhanh chóng vượt qua khó khăn.

 Tỷ lệ lạm phát : khá cao

 Tỷ lệ lạm phát của Ấn Độ tương đối cao chủ yếu do: Giá cả hàng tiêu dùng
tăng, giá cả nguyên, nhiên liệu cao. Điều này tạo áp lực khiến lãi suất tăng để kìm hãm
lạm phát
 Thâm hụt thương mại:


 Ấn Độ trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Nhưng đây là con
đường phát triển chung vì: Ấn Độ là nước đang phát triển, vì vậy nhu cầu về nguyên,
nhiên liệu rất cao,và nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ. Do đó, để sản xuất phát
triển, Ấn Độ phải gia tăng nhập khẩu, nhập khẩu cũng gia tăng vì nhu cầu tiêu dùng
cao.
3.
Luật bảo vệ tài sản vô hình:Đạo luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Ấn
Độ đã có từ năm 1970, và được chỉnh sửa bổ sung theo yêu cầu của WTO vào năm
2005. Việc thực thi đem lại nhiều kết quả tích cực cũng như vẫn còn nhiều điều chưa
làm thỏa mãn những doanh nghiệp đầu tư vào Ấn Độ.
1) Ấn Độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất mạnh mẽ trong lĩnh vực các sản
phẩm điện ảnh, công nghệ và nhất là có những bước tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực
phần mềm. Ấn Độ nổi lên như một thế lực trong ngành công nghiệp phần mềm toàn
cầu, tất cả pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ đã được tiến hành và có hiệu lực vào năm
2005.
Điều này xuất phát từ trước năm 1999, khi Ấn Độ không thể giữ được những kỹ
sư và chuyên gia máy tính hàng đầu do sự thiếu vắng các quy định, luật pháp để bảo vệ
quyền SHTT. Năm 1999, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật bảo vệ sản phẩm
trí tuệ của các chuyên gia, kỹ sư tin học. Kết quả là Ấn Độ đã có được ngành công
nghiệp công nghệ cao, những nhân công tốt và những phần mềm tiên tiến nhất thế giới.
Điều này đã làm an lòng những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư về lĩnh
vực IT ở Ấn Độ, khi hiệu quả của việc thực thi khá tốt. Ví dụ như: năm 2002, cục điều

tra Ấn Độ đã bắt 1 kỹ sư của 1 công ty Ấn Độ đã ăn cắp mã nguồn từ 1 công ty MỹSolidWorks- và bán cho công ty khác, và kỹ sư này đã bị bắt nộp phạt $60.000.000.
Do đó có thể thấy rằng việc đầu tư vào lĩnh vực IT vào Ấn Độ là khá an toàn.


2) Bảo vệ bằng sáng chế của Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm là yếu, do đó
có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty dược phẩm và hóa chất quốc tế, chẳng hạn như:
ước tính thiệt hại hàng năm cho ngành công nghiệp dược phẩm Hoa Kỳ do bị vi phạm
bản quyền là $ 450,000,000. Điều này được lí giải vì Ấn Độ chỉ cấm bằng sáng chế sản
phẩm cho các sáng chế dành cho việc sử dụng, hoặc có khả năng được sử dụng như một
loại thực phẩm, thuốc uống, hoặc có liên quan đến những chất được chế biến và sản
xuất từ quy trình hóa học. Do đó rất nhiều loại thuốc của các công ty nước ngoài đã
được sản xuất lại tràn lan ở Ấn Độ.
3) Chế tài đối với hành vi vi phạm bản quyền ở Ấn Độ được thực hiện khá
mạnh, đó là phạt những tổ chức hoặc cá nhân vi phạm gấp hàng nghìn lần so với sản
phẩm vi phạm. Do đó những sản phẩm của những thương hiệu có uy tín được coi trọng
hơn và được trả lại giá trị chính xác của mình trên thị trường.
4) Tòa án Ấn Độ nhiều lần quyết định rằng không ai ở Ấn Độ được phép sao
chép, làm nhái các sản phẩm và thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, ngay cả khi công ty
sở hữu các sản phẩm - thương hiệu này không hoạt động ở Ấn Độ. Tuy nhiên một thực
tại đang diễn ra tại Ấn Độ, đó là tình trạng nhái thương hiệu đang diễn ra tràn lan, đặc
biệt hình thức nhái nhãn hiệu là: những thương hiệu, logo gần giống nhau, nhưng biểu
hiện sản phẩm lại khác nhau. Những công ty Ấn Độ có logo giống với các nhà sản xuất
nước ngoài lại không hề hoạt động nhỏ lẻ. Tuy nhiên khả năng thắng kiện của các công
ty nước ngoài còn chưa chắc chắn do họ khó mà chứng minh được rằng họ nên được
bảo vệ. Tình trạng nhái thương hiệu này diễn ra có lẽ một phần do chế tài - được quy
định trên văn bản pháp luật- còn thấp: phạt tiền tối đa là 50 ngàn rúp (chưa tới 21 triệu
VND) hoặc phạt án tù chưa tới 3 năm. Do đó các công ty nước ngoài đang ra sức phản
đối sự thiếu vắng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ấn Độ cần “bảo đảm một
môi trường kinh doanh an toàn và đáng tin cậy, nơi quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ”,
theo lời của bộ trưởng thương mại Mỹ Gary Locke.


Kết luận: Từ những phân tích trên cho thấy Ấn Độ là một thị trường lớn nhiều tiềm
năng và cơ hội, khá hấp dẫn, hướng hẹn đem lại lợi nhuận cao và sẽ tăng trưởng trong
những năm tới. Khi xâm nhập thị trường Ấn Độ, các nhà đầu tư được hưởng nhiều lợi
ích, ưu đãi và thuận lợi trong kinh doanh do các điều kiện về nguồn lao động, tự nhiên,
vốn, thị trường nội địa rộng lớn, các chính sách cải cách của Chính phủ. Tuy nhiên vẫn
tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt là sự yếu kém của cơ sở hạ tầng, các thủ tục hành chính,
GNI đầu người thấp, các sự khác biệt và phân hóa sâu sắc về văn hóa.



1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Các nguồn tham khảo:
India business directory:
World Economic Forum:
Ngân hàng Thế giới:
Doing business project:
/>Bách khoa toàn thư mở (tiếng anh):
Bách khoa toàn thư mở (tiếng việt):
Marketing chiến lược:
Báo kinh tế Việt Nam: />



×