Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận hiến pháp phân tích 2013 và so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.12 KB, 8 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
1) Vì sao trong bầu cử, khi ứng cử viên không được quá bán số phiếu tín nhiệm của cử tri
trong Hội nghị cử tri sơ bộ thì được giao về cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam toàn quyền quyết
định?
Trong bầu cử, khi ứng cử viên không được quá bán số phiếu tín nhiệm tại Hội nghị cử tri
sơ bộ thì không trực tiếp loại người đó khỏi danh sách ứng cử viên mà giao về cho Mặt trận tổ
quốc Việt Nam toàn quyền quyết định vì:
-Thứ nhất, Hội nghị cử tri sơ bộ chỉ mang tính chất tham khảo về độ tín nhiệm của ứng
cử viên đối với nhân dân ở địa phương nơi ứng cử viên đang sinh sống chứ không có ý nghĩa
quyết định để loại ai đó và giá trị lá phiếu cũng như ý kiến của cử tri trong Hội nghị cử tri sơ bộ
chỉ mang tính chất tham khảo chứ không bắt buộc là không được quá bán số phiếu tín nhiệm
thì phải loại ra.
- Thứ hai, sau Hội nghị cử tri sơ bộ thì Mặt trận sẽ tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần 3 để
rút danh sách chính thức chuyển lên Hội đồng bầu cử trung ương để Hội đồng bầu cử trung
ương phân bổ ứng cử viên về ứng cử tại từng đơn vị bầu cử nhưng phải theo nguyên tắc số ứng
cử viên về ứng cử tại điểm bầu cử phải nhiều hơn số ứng cử viên được bầu. Vì vậy, nếu như
trong Hội nghị cử tri sơ bộ mà ứng cử viên không được quá bán số phiếu tín nhiệm mà chúng ta
vội vàng loại ra thì sẽ có thể dẫn đến trường hợp số ứng cử viên của đơn vị bầu cử đó ít hơn số
ứng cử viên được bầu vì thế nên giao cho Mặt trận tổ quốc Việt Nam quyết định để Mặt trận
năng động trong việc nếu số ứng cử viên nơi đó đã đủ hoặc dư thì những người không được
quá bán số phiếu tín nhiệm trong Hội nghị cử tri sơ bộ bị loại ra và ngược lại nếu số ứng cử viên
nơi đó thiếu thì thêm họ vào để đảm bảo cuộc bầu cử được diễn ra.
- Thứ ba, để cho Mặt trận tổ quốc quyết định còn liên quan đến vấn đề đại biểu cơ cấu.
Việt Nam chúng ta bầu ra Quốc Hội là để đại diện cho mọi thành phần vì thế mà chúng ta cơ cấu
đại biểu. Nếu trong Hội nghị cử tri sơ bộ mà không được quá bán số phiếu vội vàng loại ra thì
không còn đại biểu cơ cấu nữa nên phải để một cơ số nhất định để mặt trận tùy uy trong việc
này.
Tuy nhiên nếu như để Mặt trận tùy uy như vậy thì cũng dẫn đến một số những nguy cơ:
+ Sự tùy tiện của Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Một người trong Hội nghị cử tri sơ bộ bị
những người cùng sống, cùng làm việc không tín nhiệm nhưng bằng một mối quan hệ với Mặt
trận họ vẫn có thể chạy để được vào danh sách đại biểu chính thức và bằng quan hệ có thể


được chuyển đến ứng cử tại một điểm khác và trở thành đại biểu Quốc Hội
+ Dẫn đến sự không công bằng vì cùng có số phiếu tín nhiệm dưới 50% nhưng một số
người bị loại còn một số người lại không phần nào cũng liên quan đến câu chuyện may rủi.


+ Kết quả của cuộc bầu cử không được thuyết phục vì khi những người đã sống và làm
việc cùng mà người ta đã không tín nhiệm vậy mà vẫn trở thành đại biểu Quốc Hội thì kết quả
không có tính thuyết phục cao.
2) Phản biện xã hội là gì? Vì sao cần phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc
nhất là trong điều kiện một Đảng cầm quyền?
Phản biện ở đây là phản biện khoa học nhìn nhận dưới gốc độ khách quan, phân tích để
mở rộng vấn đề.
Phản biện xã hội có thể hiểu là sự phản biện của xã hội (hay sự phản biện mang tính xã
hội) tức là sự thẩm định, xem xét, đánh giá, giám sát của các của các lực lượng xã hội với các
chủ trương, dự án, đề án xã hội…. có liên quan đến quyền lợi và đời sống của các thành viên
trong xã hội, phản biện xã hội là sự phản biện của nhân dân. Nhân dân có quyền này là vì các lý
do sau:
- Thứ nhất, trong một nhà nước dân chủ, nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình
qua việc giám sát các hoạt động của nhà nước bằng phản biện xã hội nhân dân có công cụ hữu
hiệu hơn để tham gia giám sát hoạt động của nhà nước
- Thứ hai, với tư cách là đối tượng trực tiếp chịu sự quản lí của nhà nước, nhân dân dùng
phản biện xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân trước những chủ trương, dự
án của nhà nước xâm phạm đến những quyền đó.
Cần phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc nhất là trong điều kiện một
Đảng cầm quyền vì:
+ Một là, phản biện xã hội là một đặc trưng của nhà nước dân chủ, nước ta muốn xây
dựng thành công nhà nước dân chủ thì phải phát huy vai trò phản biện xã hội của nhân dân. Tuy
nhiên trong thực tế, mỗi khi nhà nước tổ chức đóng góp ý kiến về một vấn đề gì thì người dân
thường có tâm lí lo ngại, nếu có cũng là các ý kiến chung chung “vô thưởng vô phạt” vì vậy việc
này được giao lại cho Mặt trận tổ chức sẽ hiệu quả hơn vì mặt trận gồm nhiều tổ chức thành

viên như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… Vì thế mà có nhiều ý kiến chân
thực và sâu sắc hơn.
+ Hai là, Hệ thống chính trị của Việt Nam là một Đảng cầm quyền và các đường lối chính
sách sẽ do Đảng viên trong Đảng đề ra và Nhà nước được coi là công cụ trong tay của Đảng để
thực hiện đường lối chủ trương chính sách đó. Nhưng đường lối chủ trương là ý chí của con
người thì thường có tính chủ quan vì thế mà các Đảng viên chỉ đứng dưới gốc độ của mình, của
người cầm quyền để viết ra các chủ trương, chính sách nhưng nếu dưới một gốc độ kinh tế,
khoa học thì có thể sẽ có những ý kiến trái chiều. Ở Việt Nam ta, Đảng sẽ lãnh đạo, Nhà nước
phải đưa ra định hướng chính sách để thi hành đường lối của Đảng vì vậy ở Việt Nam đang
thiếu cơ quan làm nhiệm vụ đóng vai trò phản biện xã hội. Chính vì thế vai trò phản biện lại các
đường lối, chủ trương chính sách đó để nó trở nên khách quan hơn và ghi nhận trái chiều hơn
được luật pháp trao cho Mặt trận tổ quốc. Và đặc biệt đối với nước ta - duy nhất một Đảng lãnh


đạo thì nhất quyết phải phát huy vai trò phản biện xã hội của mặt trận nếu không Đảng đó sẽ
đơn độc dễ lâm vào tình trạng “con hát mẹ khen hay”. Ở nước ngoài theo hệ thống đa đảng
nên Đảng cầm quyền sẽ đóng vai trò đưa ra định hướng chính sách và Đảng còn lại sẽ đóng vai
trò phản biện đường lối chính sách đó là Đảng đối lập
ở VN hiện nay chỉ có một Đảng nên vấn đề là làm sao để đường lối chủ trương đó được nhìn
nhận ở nhiều gốc độ có những tiếng nói khác nhau ở các bộ phận, cộng đồng dân cư khác nhau
để cho người xây dựng đường lối chính sách co cái nhìn khách quan hơn để đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng được khách quan, toàn diện, được nhìn nhận dưới các gốc độ khác
nhau để tránh bệnh chủ quan duy ý chí. Và việc phát huy vai trò của phản biện xã hội thì chỉ có
thể trông chờ vào Mặt trận tổ quốc với các tổ chức thành viên thuộc nhiều thành phần, độ tuổi,
giới tính,… khác nhau đảm nhận tốt vai trò này trong thời gian tới.
3) Vì sao Hiến Pháp 1959 qui định Chủ Tịch Nước phải là người từ 35 tuổi trở lên ?
Hiến pháp năm 1959 qui định Chủ tịch nước phải là người từ 35 tuổi trở lên vì 35 tuổi là
lứa tuổi trung niên lứa tuổi được xem là tinh lực dồi dào của một con người, là những năm
tháng kêu hãnh nhất của một con người. Khi đứng tuổi con người đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm thực tiễn lẫn tri thức, khả năng nhận thức, lý giải, suy lý, phán đoán, phân tích sự vật

đều được nâng cao, khả năng tư duy có tính sáng tạo cũng đạt tới giai đoạn nở rộ nhất của một
đời người. Người ở độ tuổi trung niên thì sự hưng phấn và ức chết ở hệ thần kinh trung khu
đều khá thăng bằng, tư duy và tình cảm khá ổn định. Hiệu suất lao động trí óc và lao động chân
tay của họ đều cao, có đặc điểm là dồi dào kinh nghiệm và tràn trề tinh lực. Sự chững chạc,
nhiều kinh nghiệm, tâm lí chính chắn không làm việc theo tình cảm, không dễ bị tác nhân bên
ngoài ảnh hưởng là những điều kiện thích hợp nhất để một người đứng vào chức vụ quan trọng
của đất nước - Chủ tịch nước. Chính vì những đặc điểm sinh lí của con người ở lứa tuổi 35 này
mà các nhà lập Hiến 1959 đã qui định Chủ tịch nước phải từ 35 tuổi trở lên.
4) Thống kê trong chương 2 Hiến pháp 2013 có bao nhiêu quyền con người, bao nhiêu quyền
con dân ?
- Chương 2 Hiến pháp 2013 có các quyền sau là quyền con người:
+ Điều 19: Quyền sống
+ Điều 20: Khoản 1 – Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Khoản 2 – Qui định việc bắt,
giam giữ người; khoản 3 – Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
+ Điều 21: Khoản 1 – Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình; khoản 2 – Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác.
+ Khoản 2 điều 22: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
+ Điều 24: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo


+ Điều 30: Quyền khiếu nại, tố cáo
+ Điều 31: Nguyên tắc suy đoán vô tội
+ Điều 32: Quyền sở hữu
+ Điều 33: Quyền tự do kinh doanh.
+ Điều 38: Quyền bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
+ Điều 40: Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật và
thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
+ Điều 41: Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hó, tham gia vào đời sống văn
hóa, sử dụng cơ sở văn hóa.

+ Điều 43: Quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường
- Các quyền sau là quyền qui định cho công dân:
+ Khoản 1 điều 22: Quyền có nơi ở hợp pháp
+ Điều 23: Quyền tự do đi lại cư trú
+ Điều 25: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình.
+ Điều 27: Quyền bầu cử và ứng cử
+ Điều 28: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
+ Điều 29: Quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
+ Điều 34: Quyền bảo đảm an sinh xã hội.
+ Điều 35: Quyền lao động.
+ Điều 36: Quyền kết hôn, quyền li hôn
+ Điều 37: Quyền trẻ em, quyền thanh niên, quyền của người cao tuổi
+ Điều 39: Quyền và nghĩa vụ học tập
+ Điều 42: Quyền xác nhận dân tộc, sử dụng tiếng mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp
5) Thống kê trong chương 2 HP 2013 quyền nào là thực hiện theo qui định của luật, quyền
nào là thực hiện theo qui định của pháp luật ?
- Trong chương 2 Hiến pháp 2013 có các quyền sau là được thực hiện theo qui định của luật:
+ Điều 19: Quyền sống (Điều 93 Bộ luật hình sự qui định về tội giết người và khung hình
phạt cao nhất là tử hình)


+ Khoản 2 điều 20: Qui định về việc bắt, giam giữ người; khoản 3 điều 20: Quyền hiến
mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
+ Khoản 2 điều 21: Quyền bí mật thư tín, điện thoai, điện tín và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác (Hiện nay có bộ luật hình sự cũng bảo vệ quyền này cho mọi người)
+ Điều 22: Quyền có nơi ở hợp pháp cho công dân và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
của mọi người
+ Điều 27: Quyền bầu cử và ứng cử (Hiện nay có luật bầu cử Hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội)
+ Điều 29: Quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý (Chưa có bộ luật nào qui định

chỉ mới qui định trong Hiến pháp)
+ Điều 31: Nguyên tắc suy đoán vô tội (Có bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật tố tụng dân sự
qui định rất chặt chẽ trình tự, thủ tục trong tố tụng)
+ Điều 35: Quyền lao động. (Hiện nay có bộ luật lao động điều chỉnh)
+ Điều 36: Quyền kết hôn, quyền li hôn (Hiện nay đã có Luật hôn nhân gia đình điều
chỉnh)
+ Điều 37: Quyền trẻ em, quyền thanh niên, quyền của người cao tuổi (Hiện nay được
qui định trong luật trẻ em, luật thanh niên, luật của người cao tuổi)
+ Điều 39: Quyền và nghĩa vụ học tập (Hiện nay có luật giáo dục và luật giáo dục đại học
qui định quyền này)
+ Điều 41: Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hó, tham gia vào đời sống văn
hóa, sử dụng cơ sở văn hóa (Hiện nay đã có luật di sản)
+ Điều 42: Quyền xác nhận dân tộc, sử dụng tiếng mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp
(Hiện nay đã có luật dân sự luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự)
+ Điều 43: Quyền sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường
(Hiện nay được qui định trong luật bảo vệ môi trường)
- Các quyền sau là được thực hiện theo qui định của pháp luật:
+ Khoản 1 điều 20: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Hiện nay đã có bộ luật hình sự
qui định và cụ thể hóa quyền này dành cho công dân, đó là một loạt các hình phạt dành cho các
tội xâm phạm đến tính mạng, sứ khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác).
+ Khoản 1 điều 21: Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật gia đình và bí
mật cá nhân (Hiện nay đã có bộ luật hình sự cũng đã ghi nhận và bảo vệ quyền này cho mọi
người)


+ Điều 23: Quyền tự do đi lại cư trú (Hiện nay đã có luật cư trú ghi nhận và bảo đảm
quyền này)
+ Điều 24: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (Hiện nay đã có pháp lệnh tôn giáo bảo đảm
quyền này)
+ Điều 25: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình

( Hiện nay đã có luật báo chí, luật xuất bản, nghị định của Chính phủ về lập hội nhưng vẫn chưa
có luật về tiếp cận thông tin, luật về biểu tình)
+ Điều 28: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội (Hiện nay đã có qui chế dân chủ
cơ sở để đảm bảo quyền cho người dân)
+ Điều 30: Quyền khiếu nại, tố cáo (Hiện nay đã có luật khiếu nại tố cáo)
+ Điều 32: Quyền sở hữu (Hiện nay đã có bộ luật dân sự và bộ luật hình sự bảo vệ quyền
này)
+ Điều 33: Quyền tự do kinh doanh (Hiện nay được bảo đảm thực hiện bằng luật doanh
nghiệp)
6) Điều 74 Hiến pháp 2013 có tiếp tục thu hẹp quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc Hội so
với Điều 91 Hiến pháp 1992 không? Bình luận cho ý kiến về vấn đề này.
So với điều 91 Hiến pháp 1992 thì điều 74 Hiến pháp 2013 đã trao thêm cho Ủy ban
thường vụ Quốc Hội một số nhiệm vụ, quyền hạn:
- Một là, Trước đây Chủ tịch nước được tự mình “cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của Việt Nam” theo điều 103 Hiến pháp 1992 nhưng đến Hiến Pháp 2013 thì Chủ Tịch
nước chỉ có quyền căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội để bổ nhiệm, miễn
nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam theo điều 88 và theo
điều 74 thì Ủy ban thường vụ Quốc Hội được trao thêm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm,
miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam. Qui định như vậy là điều rất cần thiết vì
đại sứ đặc mệnh toàn quyền là đại diện của nước ta ở nước ngoài và quy định như vậy cũng
phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Hai là, trao thêm cho Ủy Ban thường vụ Quốc Hội quyền “Quyết định thành lập, giải
thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương” theo khoản 8 điều 74 hiến pháp 2013. Trước đây theo Hiến pháp 1992 thì quyền điều
chỉnh địa giới hành chính cấp huyện được trao cho Chính phủ quyết nhưng đến năm 2013 là Ủy
ban thường vụ quyết. Vì từ trước đến nay quyền điều chỉnh đơn vị hành chính dưới tỉnh được
giao cho Chính Phủ thì các nhà lập Hiến cũng e ngại việc không quản lí được việc nhập, tách nên
để đảm bảo tính dân chủ, đảm bảo có ý kiến của cơ quan dân cử thì người ta trao quyền này lại
cho Ủy ban thường vụ Quốc Hội



Tuy trao thêm quyền cho Ủy ban thường vụ nhưng sự thật việc này không ảnh hưởng
đến xu thế chung là thu hẹp quyền của Ủy ban thường vụ bởi chúng ta chỉ thu hẹp quyền của
Ủy ban thường vụ để quyền của Quốc Hội ngày càng lớn ra, Quốc Hội ngày càng thực quyền.
Nếu như chúng ta trao thêm quyền cho Ủy ban thường vụ mà những quyền này được chuyển
từ quyền của Quốc Hội sang thì mới đi ngược lại xu thể từ trước đến nay còn trong Hiến pháp
2013 có trao thêm quyền nhưng là quyền của Chính Phủ, Chủ Tịch nước chuyển sang không có
quyền nào là trước đây của Quốc Hội mà trao lại cho Ủy ban thường vụ cả. Vì vậy, có thể trao
thêm quyền cho Ủy ban thường vụ nhưng những quyền này không phải là quyền của Quốc Hội
chuyển sang thì mới ảnh hưởng đến xu thể chung.
7) Tại sao theo điều 51 HIến pháp năm 1946 “Mỗi khi truy tố Chủ tịch nước về tội phản quốc,
Nghị Viện sẽ lập một Tòa án đặc biệt để xét xử”?
Theo Điều 51 Hiến pháp năm 1946 Khi truy tố Chủ tịch nước về tội phản quốc, Nghị Viện
sẽ lập một Tòa án đặc biệt để xét xử mà không trực tiếp đưa ra Nghị Viện bãi nhiệm như các
bản Hiến pháp khác vì Hiến pháp năm 1946 áp dụng tinh hoa lập Hiến Âu Mỹ, áp dụng một cách
chặc chẽ nguyên tác tam quyền phân lập trong đó các quyền lập pháp trao cho Nghị Viện, hành
pháp trao cho Chính phủ và tư pháp trao cho Tòa án, các quyền này là độc lập với nhau và kiểm
soát lẫn nhau. Theo đó, Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu hành pháp nên
khi Chủ tịch nước phạm tội phản quốc không thể nào đưa ra Nghị Viện thuộc nhóm quyền lập
pháp bãi nhiệm và Nghị Viện chỉ làm luật nên không có chức năng xét xử, tìm chứng cứ, điều tra
mà phải giao cho cơ quan làm nhiệm vụ tư pháp là Toàn án. Việc Chủ tịch nước phản quốc là
một trách nhiệm pháp lí chứ không phải là một trách nhiệm chính trị mà có thể dễ dàng mang
ra Nghị viện bỏ phiếu theo câu chuyện tín nhiệm mà không cần chứng cứ, chứng minh và xét xử
rõ ràng. Bên cạnh đó, thành phần Nghị Viện nước ta năm 1946 đa Đảng và phức tạp trong đó
thì có 70 ghế của 2 Đảng là Việt Quốc và Việt Cách nếu như để việc bãi nhiệm chủ tịch nước đơn
giản và trao toàn quyền cho Nghị Viện thì các Đảng khác dễ dàng kéo bè, kéo phải và có nguy cơ
lật đổ Chủ tịch nước bất cứ lúc nào như vậy Bác Hồ sẽ không thể quyết định được việc chiến
tranh và bảo vệ thành quả của cách mạng.
8) Nếu là bộ trưởng các anh chị sẽ xử lí như thế nào trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Phát hiện bộ trưởng bộ khác ban hành quyết định trái với quyết định của mình.

Cách giải quyết: Kiến nghị với Bộ trưởng của bộ ban hành quyết định đó đình chỉ việc thi
hành hoặc bãi bỏ những qui định do bộ đó ban hành trái với quyết định của bộ mình. Nếu bộ
trưởng nhận được kiến nghị không nhất trí thì trình lên Thủ tướng quyết định (theo khoản 2
điều 25 của Luật tổ chức chính phủ)
- Tình huống 2: Phát hiện Hội đồng nhân dân tỉnh ra nghị quyết trái với quyết định của mình.
Cách giải quyết: Kiến nghị với Thủ tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh trái với quyết định của của mình về ngành, lĩnh vực do bộ mình phụ trách (Điều
26 Luật tổ chức chính phủ)


- Tình huống 3: Phát hiện chủ tịch Ủy ban nhân dân 1 tỉnh ban hành quyết định trái với quyết
định của mình
Cách giải quyết: Đình chỉ việc thi hành, đề nghị Thủ tướng bãi bỏ những qui định của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đó và chịu trách nhiệm về quyết định đình chỉ đó, nếu Ủy ban
nhân dân tỉnh đó không nhất trí với quyết định đình chỉ việc thi hành thì vẫn phải chấp hành,
nhưng có quyền kiến nghị với Thủ tướng (theo điều 27 luật Tổ chức chính phủ)



×