Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc chiến đấu và phương thức đảm bảo cho k20 bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.53 KB, 176 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang, có chức năng tham mưu cho
Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh Quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội,
đấu tranh phịng chống âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội
phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn
biến phức tạp, các hoạt động khủng bố, chạy đua vũ trang, tranh chấp lãnh thổ,
nhất là vùng biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo ly khai tự trị và khủng hoảng
chính trị xảy ra ở nhiều khu vực. Trong nước, các thế lực thù địch phản động
theo đuổi tham vọng chiến lược “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”
triệt để sử dụng các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “dân
tộc” kích động tư tưởng tự trị, ly khai, bạo loạn, lật đổ, để chống phá Đảng và
Nhà nước ta, ráo riết tìm mọi cách thực hiện âm mưu xóa bỏ sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tình hình trật tự an tồn xã hội diễn biến phức tạp với tính chất nghiêm
trọng và xuất hiện nhiều phương thức thủ đoạn mới, nổi lên là tội phạm hình
sự nguy hiểm, sử dụng vũ khí nóng, vũ khí tự chế diễn ra ở nhiều địa phương,
một số vụ sử dụng mìn tự tạo, thuốc nổ để đe dọa tống tiền, gây án, tội phạm
là người nước ngoài vào gây án tại Việt Nam tăng.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ trưởng Bộ Công
an đã ký Quyết định số 4058/QĐ-BCA ngày 11/12/2009 thành lập Bộ Tư lệnh
Cảnh sát cơ động (K20) để phối hợp với các lực lượng vũ trang nhằm trấn áp,
ngăn chặn các hoạt động phá hoại, gây bạo loạn, khủng bố, khơng tặc bắt cóc
con tin của bọn phản cách mạng và phạm tội khác, truy bắt băng nhóm có vũ
trang và tội phạm có tổ chức.
Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ những năm gần đây, số
lượng cán bộ chiến sỹ công an bị thương và hy sinh có xu hướng gia tăng vì



2
nhiều ngun nhân, trong đó có ngun nhân do cơng tác đảm bảo y tế, chăm
sóc sức khỏe cho cán bộ chiến sỹ Cơng an nói chung và lực lượng Cảnh sát cơ
động, đặc nhiệm nói riêng cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,
nhất là công tác đảm bảo y tế trong chiến đấu.
Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã có
thơng báo chung số 1953/TB ngày 10/3/2010 cần thiết phải xây dựng tiêu
chuẩn định mức trang bị theo đặc thù riêng của lực lượng Cảnh sát cơ động về
ăn mặc, ở, đi lại, chữa bệnh, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, cơng cụ
hỗ trợ.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tơi triển khai nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế, cơ số thuốc chiến
đấu và phương thức đảm bảo cho K20-Bợ Cơng an” nhằm mục đích giải
quyết yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt của đơn vị K20 trong giai đoạn hiện nay, với
3 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng mơ hình bệnh tật và cơng tác bảo đảm vật tư y tế cho
K20 (2006-2010).
2. Xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế cho K20, các cơ số thuốc chiến
đấu và phương thức đóng gói cơ số cho lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm.
3. Bước đầu đề xuất và đánh giá phương thức đảm bảo vật tư y tế cho K20.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG TÁC CỨU CHỮA THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TRONG
CƠNG AN NHÂN DÂN
1.1.1. Mợt sớ khái niệm

1.1.1.1. Thuốc thiết yếu và thuốc chủ yếu
* Thuốc thiết yếu: là những thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của đại đa số nhân dân, được quy định tại danh mục thuốc thiết yếu do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đại đa số
nhân dân. Ln sẵn có bất kỳ lúc nào với chất lượng đảm bảo đủ số lượng cần
thiết dưới dạng bào chế phù hợp, an toàn, giá cả hợp lý [26].
* Thuốc chủ yếu: là thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh phù hợp với cơ cấu bệnh tật ở Việt Nam, được quy định tại
danh mục thuốc chủ yếu sử dụng do Bộ trưởng bộ y tế ban hành [37], [49].
1.1.1.2. Vật tư quân y, vật tư y tế, thuốc chiến thương, thuốc chiến đấu
* Vật tư quân y: là tên gọi chung bao gồm các loại vật phẩm mà ngành
quân y có trách nhiệm tạo nguồn, cung cấp và quản lý nhằm đảm bảo vật chất
cho ngành hoạt động. Vật tư quân y bao gồm: vật tư chuyên dụng và vật tư
thông dụng.
+ Vật tư chuyên dụng: gồm thuốc điều trị, phịng bệnh, phương tiện băng
bó, dụng cụ và máy y dược, xe đặc chủng (xe phẫu thuật, xe labô, xe khử
trùng, xe cứu thương...), cơ số quân y.
+ Vật tư thơng dụng: gồm hóa chất, dụng cụ, máy dùng cho xét nghiệm,
nghiên cứu và các vật phẩm khác mà ngành đảm bảo [71], [99], [102].
* Vật tư y tế: do chưa có khái niệm chính thức về thuật ngữ vật tư y tế,
vì vậy khái niệm này trong nội dung luận án được hiểu như sau: vật tư y tế là


4
tên gọi chung chỉ các loại vật chất sử dụng trong các hoạt động y tế Công an,
vật tư y tế bao gồm vật tư chuyên dụng và vật tư thông dụng.
* Thuốc chiến thương, thuốc chiến đấu:
Thuốc chiến thương, thuốc chiến đấu được hiểu là tên chung chỉ vật tư
tiêu hao bao gồm: thuốc, hóa chất, bơng, băng gạc, chỉ khâu phẫu thuật, bơm
kim tiêm, tính tốn với một số lượng xác định để đảm bảo cấp cứu điều trị

cho một số thương binh nhất định.
1.1.1.3. Một số thể loại cứu chữa của ngành quân y
* Cấp cứu đầu tiên:
Là các biện pháp cứu chữa đơn giản ban đầu ngay sau khi bị thương tại
trận địa, tại nơi bị thương nhằm ngăn chặn tức thời những nguyên nhân, triệu
chứng đe dọa tính mạng thương binh, tránh để thương binh bị tổn thương lần
2, tạo điều kiện để tuyến sau cấp cứu tốt hơn, cấp cứu đầu tiên thường do
chính thương binh, đồng đội cấp cứu lẫn nhau hoặc do y tá, cứu thương ở y tế
tiểu đoàn tiến hành. Nội dung cấp cứu đầu tiên gồm:
+ Lấy thương binh ra khỏi nơi vùi lấp, dập tắt lửa đang cháy trên TB,
băng bó các vết thương và bỏng, cầm máu tạm thời, cố định tạm thời các vết
thương gãy xương, chống ngạt kể cả hô hấp nhân tạo, giảm đau, sử dụng
kháng sinh dự phòng, chuyển thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm.
+ Khi địch sử dụng vũ khí sát thương lớn, ngoài các nội dung trên tùy
theo loại vũ khí phải tiến hành đeo mặt mạ chống độc hoặc các phương tiện
phịng vệ cho TB, thuốc chống khói độc…[71].
* Bổ sung cấp cứu:
+ Bổ sung cấp cứu nhằm kiểm tra và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật
cấp cứu đầu tiên nhằm bảo đảm an toàn cho TB để vận chuyển về tuyến sau,
được tiến hành do quân y tiểu đoàn.
+ Nội dung: Bổ sung và hoàn thiện các kỹ thuật cấp cứu đầu tiên, kiểm
tra garo, cố định lại gãy xương bằng nẹp. Chống sốc đơn giản, dùng thuốc
kháng sinh khi cần thiết. Khi địch sử dụng vũ khí sát thương lớn, tùy loại vũ


5
khí mà tiến hành sử dụng các thuốc cho phù hợp như chống nơn, trợ tim, cho
kháng sinh dự phịng khẩn cấp [71].
* Cứu chữa bước đầu:
Là biện pháp tiến hành tại trạm quân y trung đoàn do bác sỹ thực hiện,

nhằm khắc phục những triệu trứng đe dọa đến tính mạng TBBB và chuẩn bị
để vận chuyển về sau được an tồn thường tiến hành trong vịng 6 giờ kể từ
khi bị thương. Nội dung cứu chữa bước đầu về ngoại khoa chia làm 2 loại:
+ Loại 1: là những biện pháp kỹ thuật cần phải thực hiện ngay khi tính
mạng TB bị đe dọa như: các biện pháp chống ngạt thở, khâu kín vết thương
ngực hở, mở khí quản, cố định lưỡi, chống sốc đến giai đoạn tạm thời ổn
định, cầm máu ngồi, thơng đái, chọc dị bàng quang, cắt cụt chi thể gần lìa.
Khi địch sử dụng vũ khí NBC thì cho thuốc chống nơn, rửa dạ dày, thuốc giải
độc đặc hiệu, xử lý vệ sinh bộ phận.
+ Loại 2: là những biện pháp kỹ thuật có thể trì hỗn khi chưa có điều
kiện xử trí như: dùng kháng sinh, cố định gãy xương đối với TB gãy xương
nhưng chưa có biểu hiện sốc, giảm đau dự phòng sốc, cho thuốc điều trị đối với
TB nhiễm xạ nhẹ [71].
* Cứu chữa cơ bản:
Là các biện pháp nhằm khắc phục một cách cơ bản nguyên nhân và triệu
chứng, biến chứng của vết thương đe dọa tính mạng TB, dự phịng các biến
chứng nguy hiểm, xử lí kỳ đầu các vết thương phần mềm rộng lớn, xử lí vệ
sinh tồn bộ, tiến hành trong vịng 12 – 16 giờ kể từ khi bị thương [71].
* Cứu chữa chuyên khoa:
Là hình thức cứu chữa cao nhất do các thầy thuốc chuyên khoa thực
hiện, được tiến hành tại các cơ sở có trang bị chuyên khoa để khắc phục một
cách triệt để những nguyên nhân và biến chứng đe dọa đến tính mạng của
thương binh, dự phịng và điều trị các di chứng, phục hồi chức năng và tái tạo
phẫu thuật bộ phận hoặc cơ quan bị tổn thương, phục hồi sức khỏe, khả năng
lao động, sinh hoạt.


6
Cứu chữa chuyên khoa gồm có cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu thường
được tiến hành tại bệnh viện chuyên khoa ở khu vực hậu phương chiến dịch

trong vòng 7 ngày và cứu chữa chuyên khoa kỳ sau thường được tiến hành tại
các bệnh viện hậu phương [60], [63], [71], [82].
1.1.1.4. Tỷ lệ thương binh và cơ cấu vết thương
+ Tỷ lệ thương binh: là một yếu tố rất quan trọng để tính tốn kế hoạch
bảo đảm qn y cho một trận chiến đấu. Có dự kiến được số lượng và tỷ lệ
thương binh thì mới có cơ sở để tính toán tổ chức lực lượng quân y, tổ chức
điều trị, cứu chữa vận chuyển và đảm bảo vật tư quân y [71], [84].
- Tỷ lệ thương binh phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: tương quan lực lượng
hai bên, vũ khí mà đối tượng sử dụng, đặc biệt khi sử dụng vũ khí cơng nghệ
cao, vũ khí hóa học, về thời gian tác chiến và loại hình tác chiến:tiến cơng, bảo
vệ mục tiêu hay truy quét tiêu diệt bọn khủng bố, tỷ lệ thương binh trong từng
trận chiến đấu được tính so với quân số tham gia [104].
- Phân loại thương binh theo mức độ nặng, vừa, nhẹ đế có kế hoạch cứu
chữa. Thương binh nặng là thương binh bị tổn thương ở các bộ phận quan
trọng của cơ thể: phủ tạng, não, cột sống, xương khớp, vùng hàm mặt... phần
lớn thương binh loại này không phục hồi được khả năng chiến đấu. Thương
binh vừa là thương binh bị tổn thương phần mềm rộng, động mạch thần kinh
nhỏ, xương khớp nhỏ. Đa số thương binh loại này có thể phục hồi được khả
năng chiến đấu, lao động. Thương binh nhẹ là thương binh có tổn thương
phần mềm nhỏ, chấn thương nhẹ, có thể phục hồi được khả năng chiến đấu
trong vòng 2 tháng [71].
+ Cơ cấu vết thương: Cơ cấu vết thương giúp cho người chỉ huy đánh
giá được tác dụng sát thương của các loại vũ khí mà đối tượng sử dụng và đặc
điểm của từng loại vết thương [95]. Cơ cấu vết thương thay đổi phụ thuộc vào
loại vũ khí đối tượng sử dụng (súng, dao, mìn, lựu đạn…) và các biện pháp
khống chế của lực lượng Công an.


7
1.1.1.5. Nguyên tắc cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh trong

chiến đấu
* Thời chiến:
+ Ngành Quân y tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh theo tuyến
trên từng hướng hoặc từng khu vực; kết hợp việc cứu chữa theo tuyến, vận
chuyển theo chỉ định về tuyến sau với điều trị tại chỗ ở từng khu vực; kết hợp
chặt chẽ quân y với dân y.Bản chất của cứu chữa, vận chuyển TBBB theo
tuyến là phân chia quá trình cứu chữa thành các giai đoạn kế tiếp nhau, mỗi
tuyến chỉ thực hiện một công đoạn cứu chữa rồi chuyển TBBB về tuyến sau.
Mục đích của cứu chữa, vận chuyển theo tuyến là đảm bảo an tồn tính mạng
cho TBBB trên đường vận chuyển để đưa TBBB về các cơ sở điều trị theo
đúng chỉ định cứu chữa. Do đó để đáp ứng yêu cầu của công tác cứu chữa,
vận chuyển theo tuyến và phù hợp với nhiệm vụ cứu chữa của mỗi tuyến đã
được qui định, công tác đảm bảo trang bị, thuốc, bơng băng, hóa chất và các
vật tư tiêu hao khác cho từng tuyến cũng phải được nghiên cứu cho phù hợp
với nhiệm vụ cứu chữa của tuyến đó [71], [77], [83].
+ Bộ Y tế xây dựng hệ thống tổ chức các tuyến cứu chữa người bị
thương trong chiến tranh làm cơ sở cho các địa phương thực hiện, tổ chức cứu
chữa của ngành y tế nhân dân được chia thành 4 tuyến; từ trước về sau gọi là
tuyến 1, tuyến 2, tuyến 3 và tuyến 4 [71].
* Thời bình: Việc cứu chữa cho thương binh, bệnh binh từ y tế đơn vị
chuyển đến bệnh xá, cuối cùng là bệnh viện.
1.1.1.6. Bệnh tật và mô hình bệnh tật
* Bệnh tật:
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Bệnh tật là tình
trạng mất cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của một loạt yếu tố
ngoại môi và nội môi lên con người”.


8
* Mơ hình bệnh tật:

Tình trạng bệnh tật của một cộng đồng, trong những điều kiện ngoại
cảnh nhất định, ở những khoảng thời gian nhất định, được khái quát dưới
dạng mơ hình bệnh tật, như vậy: “Mơ hình bệnh tật của một xã hội, một cộng
đồng, một quốc gia nào đó sẽ là một tập hợp tất cả những tình trạng mất cân
bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau xuất
hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó, quốc gia đó trong một khoảng thời gian
nhất định”. Mơ hình bệnh tật chính là kết cấu tỷ lệ phần trăm các nhóm bệnh
và các bệnh phổ biến nhất, phát hiện những bệnh mới gặp, giúp cho định
hướng lâu dài và kế hoạch phòng chống bệnh trong giai đoạn mới và là cơ sở
nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học.
* Các cách phân loại bệnh trong phân tích mơ hình bệnh tật:
+ Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật: Theo cách phân loại này,
bệnh tật được chia thành 3 nhóm chính: Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng
và bệnh liên quan đến thai nghén; Các bệnh không lây nhiễm; Tai nạn, ngộ
độc, chấn thương.
+ Tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất của 10 nhóm bệnh: Đặc điểm cơ bản của
cách phân loại này đưa ra tên bệnh hoặc nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất.
+ Phân loại bệnh tật theo ICD-10: Cách phân loại WHO khuyến khích sử
dụng trên toàn thế giới là phân loại bệnh tật theo ICD-10 [28].
1.1.2. Mợt vài nét về mơ hình tổ chức, nhiệm vụ của Bộ Công an và Bộ
Tư lệnh Cảnh sát cơ động
1.1.2.1. Mô hình tổ chức, nhiệm vụ của Bộ Công an
Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang, là nịng cốt, xung
kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội.
CAND Việt Nam có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước đề ra các chủ


9
trương, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh trật tự, quản lý nhà nước về an
ninh trật tự trong phạm vi cả nước, tiến hành các biện pháp phòng ngừa và

đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây tổn hại đến an ninh, trật
tự nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh phúc, lao
động hịa bình của nhân dân [52], [93].
Lực lượng CAND được tổ chức thành 4 cấp từ Bộ đến địa phương:
+ Tuyến Trung ương: là cơ quan Bộ Công an và các đơn vị trực thuộc
gồm 8 Tổng cục, 2 Bộ Tư lệnh và một số đơn vị trực thuộc Bộ trưởng.
- Tổng cục an ninh I (An ninh đối ngoại).
- Tổng cục an ninh II (An ninh nội địa).
- Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (Tổng cục III).
- Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục IV).
- Tồng cục tình báo (Tổng cục V).
- Tổng cục Cảnh sát Phịng, chống tội phạm (Tổng cục VI).
- Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an tồn xã hội (Tổng
cục VII).
- Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII).
- Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (K20).
- Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (K10)
+ Tuyến tỉnh là Công an tỉnh, thành phố, Sở phòng cháy trực thuộc
Trung ương.
+ Tuyến huyện là Công an quận, huyện, thị xã.
+ Tuyến xã là Công an phường, xã, thị trấn, đồn.
1.1.2.2. Vài nét về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của K20 - Bộ Công an
Thực hiện quyết định 4058/QĐ-BCA ngày 11/12/2009 của Bộ trưởng Bộ
Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K20) gồm có 7 phịng, 1 trung tâm huấn luyện và


10
bồi dưỡng nghiệp vụ, đoàn nghi lễ, 6 trung đoàn Cảnh sát cơ động, 3 tiểu
đoàn Cảnh sát đặc nhiệm.

Nhiệm vụ của K20 là phối hợp với các lực lượng vũ trang trấn áp, ngăn
chặn các hoạt động phá hoại, gây bạo loạn, khủng bố, khơng tặc bắt cóc con
tin của bọn phản cách mạng và phạm tội khác, truy bắt băng nhóm có vũ trang
và tội phạm có tổ chức [9]. K20 bao gồm:
* Cảnh sát cơ động:
Cảnh sát cơ động là một bộ phận của lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tổ
chức chủ đạo và phối hợp cơng tác vũ trang tuần tra, kiểm sốt, hỗ trợ các lực
lượng có chức năng liên quan nhằm trấn áp, ngăn chặn các hoạt động phá hoại,
gây bạo loạn, khủng bố, khơng tặc, bắt cóc con tin... của bọn phản cách mạng và
phạm tội khác; truy bắt các băng nhóm tội phạm nguy hiểm hoạt động có vũ
trang, có tổ chức; hỗ trợ giải tán các họat động gây rối an ninh trật tự theo lệnh
của lãnh đạo Bộ Công an. Cảnh sát cơ động gồm có 06 Trung đồn [6], [9]:
+ Trung đồn Cảnh sát Cơ động Đơng Bắc Thủ đơ (E22).
+ Trung đồn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên (E20).
+ Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Miền Trung (E23).
+ Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nam Bộ (E21).
+ Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Bắc (E24).
+ Trung đồn Cảnh sát Cơ động Đơng Nam Bộ (E25).
* Cảnh sát đặc nhiệm:
Cảnh sát đặc nhiệm là các đơn vị Cảnh sát được trang bị vũ khí, cơng cụ
hỗ trợ và các phương tiện đặc chủng có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động đấu
tranh chống khủng bố, bắt cóc con tin, khơng tặc và bắt giữ các đối tượng đặc
biệt nguy hiểm, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ tính mạng và tài sản hợp pháp của cơng dân, chống mọi hoạt động phá
hoại an ninh trật tự. CSĐN gồm có 3 Tiểu đồn [6]:
+ Tiểu đồn Cảnh sát đặc nhiệm số 1 - Thành phố Hà Nội.


11
+ Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 2 - Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tiểu đồn Cảnh sát đặc nhiệm số 3 - Thành phố Đà Nẵng.
Để thống nhất về thuật ngữ sử dụng trong luận án thì khái niệm Cảnh sát
cơ động được hiểu bao gồm Cảnh sát cơ động và Cảnh sát đặc nhiệm.
1.1.2.3. Mô hình tổ chức mạng lưới y tế Công an nhân dân
Y tế Công an nhân dân là đơn vị y tế ngành thuộc lực lượng vũ trang,
chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế, chịu sự quản lý và chỉ
đạo tồn diện của Đảng uỷ Cơng an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an mà
trực tiếp là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật. Cục Y tế là đơn vị có chức năng
quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế trong toàn lực lượng CAND [12].
Mạng lưới y tế CAND hình thành 3 tuyến chun mơn kỹ thuật gồm:
* Tuyến I (Y tế cơ sở) gồm:
Y tế quận/huyện/thị xã, thành phố thuộc tỉnh/phịng thuộc Cơng an tỉnh,
thành phố, Y tế các phân trại thuộc Trại giam, Y tế cơ quan.
* Tuyến II (Tuyến bệnh xá) gồm:
+ Bệnh viện thuộc Công an đơn vị, địa phương (bệnh viện hạng III):
+ Bệnh xá Công an các đơn vị, địa phương:
- Bệnh xá Cơng an tỉnh, Thành phố, Sở phịng cháy chữa cháy.
- Bệnh xá Vụ, Cục, Bộ Tư lệnh, học viện và trường Công an nhân dân.
- Bệnh xá Trại tạm giam, Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng.
- Y tế thuộc vụ, cục, phòng y tế cơ quan Bộ.
* Tuyến III (Tuyến bệnh viện) gồm: Bệnh viện 19-8, Bệnh viện 30-4,
Bệnh viện 199, Bệnh viện Y học cổ truyền [13].
* Hệ thống các Nhà nghỉ dưỡng, điều dưỡng:
+ 06 Nhà nghỉ dưỡng thuộc Bộ.
+ 14 Nhà nghỉ dưỡng thuộc Cơng an đơn vị, địa phương.
Tính đến năm 2010, tồn ngành Cơng an có 212 cơ sở y tế có giường bệnh
với 4.354 giường; 20 nhà nghỉ dưỡng với 2.027 giường [10], [13].


12

1.1.2.4. Tổ chức và nhiệm vụ của y tế K20
* Tổ chức, biên chế:
Thực hiện Quyết định số 2335/QĐ-X11 ngày 9/4/2010 của Tổng cục xây
dựng lực lượng qui định K20 thành lập Ban y tế để chỉ đạo chung về y tế của
K20. Về tổ chức Ban y tế K20 bao gồm: Bệnh xá, y tế trung đoàn, y tế tiểu
đoàn, y tế đại đội và y tế các đơn vị trực thuộc Bộ tư lệnh. Thực hiện Quyết
định số 494/QĐ-BCA ngày 14/2/2011 của Bộ Công an, bệnh xá K20 có quy
mơ là 60 giường bệnh, ấn định biên chế cán bộ y tế theo tỷ lệ 1 người trên 1
giường bệnh. Bệnh xá có 60 CBCS và được chia thành 5 Tổ: Tổ Phòng khám;
Tổ điều trị; Tổ dược; Tổ phòng dịch; Tổ hậu cần phục vụ. Biên chế ấn định
cho bệnh xá là 49 cán bộ y tế và 11 cơng nhân viên, trong đó có 7 Bác sỹ, 18
y sỹ, 16 y tá, 2 dược sỹ đại học, 2 dược sỹ trung học, 4 điều dưỡng. C ác đơn
vị trực thuộc thực hiện ấn định biên chế như sau:
Cấp trung đồnbố trí 1 Bác sỹ, 1 Y sỹ, 1 Y tá.
 Cấp tiểu đồn bố trí 1 Y sỹ, 1 Y tá, đặc nhiệm bố trí 1 Bác sỹ.
 Cấp đại đội khơng có cán bộ y tế.
* Nhiệm vụ:
+ Chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý sức khỏe, y tế dự phòng, khám
sứckhỏe định kỳ, tuyển dụng, tuyển sinh và khám tuyển công dân phục vụ có
thời hạn trong CAND [16], [65], [66].
+ Khám, chữa bệnh tại Bệnh xá và các đầu mối y tế.
+ Tổ chức huấn luyện tự cứu thương, sơ cứu, cấp cứu cho CBCS.
+ Cứu chữa thương binh, bệnh binh trong chiến đấu, vận chuyển thương
binh về tuyến sau; Tiếp tế y tế.
+ Thực hiện y tế cộng đồng và quân dân y [2], [20], [45], [47].
* Tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh:
Tổ chức cứu chữa TBBB trong chiến đấu cấp tiểu đồn được hình thành
theo tuyến, trạm y tế dã chiến thiết lập không xa nơi chiến sự để cứu chữa



13
bước đầu và tổ chức phân loại TB, vận chuyển TB về tuyến sau. Y sỹ tiểu
đồn phân cơng đi cùng đại đội để thực hiện nhiệm vụ cấp cứu đầu tiên, bổ
sung cấp cứu cho TB và tổ chức vận chuyển TB ra khỏi nơi chiến sự.
Tùy theo nhiệm vụ được giao mà y tế K20 tổ chức cấp cứu và vận
chuyển thương binh cho phù hợp. Trong trường hợp tác chiến độc lập, các
mũi, các tổ, phân đội phải được trang bị cơ số cá nhân để tự cấp cứu và cứu
chữa lẫn nhau khi có người bị thương.
Y sỹ tiểu đoàn bổ sung cho đại đội quan sát nắm tình hình thương vong,
tình hình xử trí cấp cứu đầu tiên của thương binh, nhanh chóng cấp cứu
thương binh tại các khu vực, các hướng chiến đấu có nhiều thương binh, bổ
sung cấp cứu, tổ chức và xin lực lượng vận chuyển thương binh ra khỏi khu
vực chiến sự. Khi đi phục vụ chiến đấu, mỗi y sỹ, y tá tiểu đoàn mang theo túi
cơ số thuốc y sỹ, y tá.
Bác sỹ tiểu đồn phải hình thành trạm y tế dã chiến thực hiện cứu chữa
bước đầu loại 1, tiếp nhận, phân loại, đăng ký ghi phiếu cho thương binh, tiến
hành chống sốc, chống ngạt, chống chảy máu ồ ạt, cố định gãy xương lớn, bố
trí xe cứu thương, cáng để tiếp nhận và chuyển thương binh về bệnh viện
quân dân y gần nhất thực hiện cứu chữa cơ bản hay chuyên khoa. Y tế tiểu
đoàn khi đi phục vụ chiến đấu ngoài phương tiện vận chuyển cấp cứu như: xe
cứu thương, cáng thương, nhà bạt dã chiến còn phải mang theo 03 cơ số thuốc
cho Bác sỹ và 01 valy dụng cụ cấp cứu (Phụ lục 14).
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TẬT VÀ MƠ HÌNH BỆNH TẬT
TRONG CƠNG AN
1.2.1. Mơ hình bệnh tật cán bợ chiến sỹ Công an
Theo nghiên cứu của Đỗ Y Na (2004): Phân bố bệnh tật của CBCS Công
an cũng rất đa dạng, bệnh nhân là CBCS Công an mắc hầu hết 21 chương
bệnh theo phân loại của ICD-10.Chương bệnh tiêu hóa luôn đứng thứ nhất ở
hầu hết những năm vừa qua và ở hầu hết các lứa tuổi của CBCS Công an. Các
bệnh có tỷ lệ mắc cao là viêm dạ dày-tá tràng, viêm đại tràng và các bệnh về



14
gan.Có 9,13% trong tổng số CBCS Cơng an điều trị tại Bệnh viện 19-8 trong
5 năm (1999-2003) bị tai nạn giao thông. Tai nạn lao động cũng chiếm
2,65%, chủ yếu do CBCS Công an bị tấn công trong khi làm nhiệm vụ và bị
chấn thương khi tập vũ thuật.
Trong 10 bệnh hay gặp của CBCS Cơng an có bệnh hội chứng đau thắt lưng
hông. Đây là một loại bệnh gặp tương đối phổ biến (3,89%), có thể do CBCS
Cơng an phải vận động và hoạt động nhiều như Cảnh sát giao thông, lại thường
xuyên phải luyện tập võ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ, truy bắt đối tượng [82].
Theo Trần Minh Đạo, nghiên cứu 2871 bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa
ngoại Bệnh viện 198 từ 1994 - 2004 cho thấy viêm ruột thừa và áp xe ruột
thừa chiếm 56,2%, tắc ruột 13,96%, thủng dạ dày 6,23%, cấp cứu do vết
thương bụng chiếm 1,74%, chấn thương bụng kín chiếm 6,23%, trong đó tổn
thương tạng đặc nhiều nhất là gan 23,58%, tổn thương tạng rỗng nhiều nhất là
tiểu tràng 18,35%, sau là đại tràng 6,55% [76].
Theo nghiên cứu của Phạm Quang Cử (2012), trong 10 chương bệnh hay
gặp nhất của CBCS Cơng an là bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh trùng chiếm tỷ lệ
cao nhất 17,7%, Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết chiếm 12,85%, Chấn
thương ngộ độc chiếm 9,21%, các chấn thương hay gặp là vỡ xương sọ, hàm
mặt, chấn thương khớp gối, chấn thương sọ não, cẳng chân [70].
Theo thống kê sức khoẻ CBCS năm 2010 của Cục Y tế, tỷ lệ quân số khỏe
trong toàn quân là 98,7%, trong đó có 76,7% CBCS được xếp sức khoẻ loại I, II
(27,2% loại I và 49,5% loại II). Tuy nhiên, số CBCS có sức khoẻ loại III, IV
không phải là thấp: 22,9% (18,5% loại III, 4,4% loại IV). Đặc biệt có tới 620
trong tổng số 155.181 CBCS được khảo sát (0,4%) có sức khoẻ loại V.
Bảng 1.1. Phân loại sức khỏe cán bộ chiến sỹ qua khám
sức khỏe định kỳ năm 2010
Loại I

27,2%

Loại II
49,5%

Loại III
18,5%

Loại IV
4,4%

Loại V
0,4%


15
Như vậy, ít nhất khoảng 20% quân số phải được theo dõi sức khoẻ và
điều trị thường xuyên. Đây là một gánh nặng không nhỏ đối với y tế CAND.
Theo số liệu thống kê của Cục y tế, CBCS công an bị thương và hy sinh
trong khi thi hành nhiệm vụ ở 6 đơn vị trong 5 năm (2005 - 2010) có 393
đồng chí bị thương và hy sinh (3,8%) [69].
1.2.2. Tỷ lệ người bệnh điều trị tại bệnh viện của các lực lượng công an
Theo nghiên cứu của Phạm Quang Cử (2012) thống kê 54.826 người
bệnh đến điều trị tại các bệnh viện Bộ Cơng an thì tỷ lệ người bệnh theo các
lực lượng như sau: An ninh 2,37%, Tình báo 0,62%, Cảnh sát 4,65%,Xây
dựng lực lượng 10,11%, Hậu cần kỹ thuật 4,05%, Cảnh sát cơ động 1,74%,
K10 là 0,82%, Trại giam 3,87%, Công an tỉnh 71,25%. Thống kê tỷ lệ người
bệnh điều trị tại bệnh viện cho thấy cơng an tỉnh, thành phố có tỷ lệ bệnh cao
nhất 71,25%, điều này phù hợp với phân bổ lực lượng hiện nay [70].
1.2.3. Một số loại bệnh hay gặp trong lực lượng cảnh sát

và cảnh sát cơ động
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp (2010): Tỷ lệ bệnh tim mạch,
huyết áp: 17,4%; Đái tháo đường: 3,3%; Ung thư: 0,34%) [80].
- Theo nghiên cứu của Phạm Quang Cử (2012) thống kê 662 trường hợp
đến điều trị tại các bệnh viện thì các bệnh hay gặp ở lực lượng cảnh sát là
ngoài các bệnh nội khoa như sốt xuất huyết (17,82%), viêm dạ dày (16,46%),
đau lưng (16,31%), mệt mỏi, sốt phát ban, tăng huyết áp, thì cũng hay gặp
chấn thương sọ não (3,47%) [70].
- Theo nghiên cứu của Phạm Quang Cử (2012) thống kê 327 Cảnh sát cơ
động đến điều trị cho thấy đau lưng 27,21%, viêm dạ dày 23,54%, sốt phát
ban 16,20%, khó chịu và mệt mỏi 11%, nhiễm độc do thực phẩm 4,58%, chấn
thương, chân tay 9,78% [70].
Như vậy lực lượng Cảnh sát cơ động ngoài các bệnh nội khoa thì tỷ lệ
các chấn thương bụng kín, chấn thương sọ não, vỡ xương sọ, chấn thương
chiếm tỷ lệ cao điều này phù hợp với tính chất đặc thù cơng tác [70].


16

1.2.4. Công tác quản lý sức khỏe của y tế K20
Theo số liệu kiểm tra sức khỏe định kỳ năm 2009, trong tổng số
6120/7300 cán bộ chiến sỹ đã khám sức khỏe đạt 83,0% (sức khỏe loại I, II
đạt 98,1%, sức khỏe loại III, IV đạt 1,9%) [57].
1.2.5. Một số yếu tố đặc thù công tác, chiến đấu liên quan đến cơng tác
chăm sóc sức khỏe lực lượng Cảnh sát cơ động
Công an nhân dân gồm nhiều lực lượng Cảnh sát trong đó Cảnh sát cơ
động là loại lao động đặc biệt, nặng nhọc, khẩn trương, cơ động trong điều
kiện phức tạp, ác liệt, nhiều yếu tố độc hại. Môi trường công tác, chiến đấu
luôn phải chịu sự căng thẳng về tâm lý mang tính đặc thù, địi hỏi lịng dũng
cảm và tính hy sinh cao.

Tình hình tội phạm và trật tự an tồn xã hội có liên quan chặt chẽ với
tình hình an ninh chính trị, tội phạm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,tội
phạmsử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, tính
chất phạm tội ngày càng nguy hiểm. Với bản chất côn đồ, hung hãn, liều lĩnh,
để trốn tránh pháp luật chúng sẵn sàng tấn công lại lực lượng Công an khi bị
truy bắt [14]. Trong các cuộc đấu tranh chống khủng bố, bạo loạn, biểu tình
tại những điểm nóng về an ninh trật tự, các địa bàn trọng điểm cũng như
chống thảm họa, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, truy bắt tội phạm, nhiều CBCS
công an đã bị thương, hy sinh [11], [16], [56].
Nhu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay là cần trang bị cho lực
lượng Cảnh sát cơ động các cơ số thuốc chiến đấu, đặc biệt là mỗi Cảnh sát
đặc nhiệm được trang bị 01 cơ số thuốc cá nhân để giải quyết cấp cứu ngay,
kịp thời sơ cứu tại hiện trường như chống ngạt, chống sốc, xử lý vệ
sinh...khắc phục ban đầu nguyên nhân và triệu chứng, biến chứng của vết
thương [101], [105].
Cảnh sát cơ động có các yếu tố đặc thù sau:


17
* Độ tuổi: Cán bộ chiến sỹ lực lượng Cảnh sát cơ động ở những đơn vị
Công an trực tiếp chiến đấu, đại đa số là nam giới, độ tuổi cịn rất trẻ [70].
* Đặc điểm tở chức, phương thức hoạt động:
+ Tổ chức đơn vị lớn nhất thuộc Bộ Tư lệnh là cấp Trung đoàn, Tiểu đoàn,
riêng Cảnh sát đặc nhiệm chỉ là cấp Tiểu đoàn [20].
+ Chiến thuật đặc nhiệm căn bản là dùng yếu tố bí mật, bất ngờ, cách đánh
từ trong lòng địch đánh ra, kết hợp ở ngồi đánh vào, thường mang tính độc lập
cao, hình thức rất đa dạng: cá nhân, tổ nhóm, phân đội, khơng có y tế đi theo để
giữ bí mật [70].
+ Hình thái chiến thuật của lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm theo 2 cách:
- Tác chiến độc lập: trinh sát, luồn sâu, truy bắt, các đối tượng đặc biệt

nghiêm trọng.
- Tác chiến hợp đồng: đánh bắt, tiêu diệt bọn chỉ huy cầm đầu, đánh chiếm
các chốt quan trọng, trung tâm chỉ huy, đầu sỏ, trung tâm thông tin…
+ Trong tác chiến hợp đồng, lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm thường tiến
hành theo phương thức [70]:
- Đột phá kết hợp với thọc sâu, chia cắt, giải tỏa các trọng điểm
- Dùng vũ thuật, cơng cụ hỗ trợ, vũ khí tấn công, bắt, tiêu diệt kẻ cầm đầu,
chủ mưu, khống chế đối phương, chốt giữ rồi bàn giao cho Cảnh sát cơ động.
* Môi trường công tác, thời gian chiến đấu:
+ Lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm thường trực chiến đấu ở địa bàn chiến đấu
nguy hiểm nhất nên bị sức ép tâm lý, căng thẳng.
+ Thời gian chiến đấu có thể kéo dài 3-5 ngày, có khi kéo dài hơn, mọi sinh
hoạt đảo lộn, công tác bảo đảm vệ sinh phịng dịch khó khăn là những tác nhân
gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chiến sỹ. Tuy nhiên, các bệnh của Cảnh sát đặc
nhiệm cũng là những bệnh phổ biến gặp ở lực lượng Cảnh sát, nhưng cơ cấu có
những nét riêng:
- Các bệnh cảm cúm do nóng lạnh, viêm đường hơ hấp trên có tỷ lệ cao.
- Bệnh chấn thương là phổ biến có tỷ lệ cao.


18
- Mệt mỏi do phải dốc sức và chịu đựng trực tiếp các yếu tố bất lợi cho sức
khỏe của người lính, của mơi trường, thời gian, địa bàn hoạt động [70].
Thực tế đó, địi hỏi y tế Cơng an phải trang bị cho chiến sỹ đặc nhiệm cơ
số thuốc cá nhân để tự cứu và cứu chữa lẫn nhau khi bị thương cũng như
chuyển tuyến điều trị kịp thời nhằm giảm thiểu thương vong, đồng thời y tế
phải được đào tạo thường xuyên 05 kỹ thuật cấp cứu trong các tình huống
chiến đấu như cấp cứu khi bị sốc, đường thở, vết thương ổ bụng, cầm máu và
sử dụng các phương tiện cấp cứu hiện đại [74], [75].
* Dự báo nhu cầu chăm sóc sức khỏecho Cảnh sát cơ đợng:

- Theo dự báo tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tiếp
tục diễn biến khó lường. Sự điều chỉnh trọng tâm chiến lược tồn cầu của Mỹ
sang châu Á - Thái Bình Dương kéo theo nhiều vấn đề hết sức phức tạp. Hiện
nay, diễn biến các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào, mức
độ và tỷ lệ thương vong gia tăng nhanh khi kẻ thù sử dụng vũ khí hiện đại,
như khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, tháng 3/2004 ở Madrid, Tây Ban Nha [115],
[120], đòi hỏi các lực lượng vũ trang trong đó có lực lượng Cảnh sát cơ
độngkhơng ngừng phát triển, từng bước tiến lên chính quy và hiện đại. Nhu
cầu đảm bảo y tế cho ngành Cơng an cũng vì thế mà có những thay đổi [17].
- Mặt khác, những yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ Cảnh sát cơ động
ngày càng có xu hướng gia tăng cùng với những diễn biến phức tạp của tội
phạm, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh... càng địi hỏi y tế Công an nhân dân cần
làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cán bộ chiến sỹ Cơng an
trong tình hình mới [2].
1.3. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN THUỐC, QUI TRÌNH VÀ CĂN CỨ
ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC, TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ, CÁC CƠ SỐ THUỐC CHIẾN ĐẤU
1.3.1. Tiêu chí lựa chọn th́c xây dựng danh mục thuốc
Việc lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như mơ hình bệnh tật, trang thiết bị điều trị, kinh nghiệm và trình độ


19
của đội ngũ cán bộ, các nguồn lực tài chính, các yếu tố môi trường, địa lý và
di truyền.
+ WHO đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc như sau[104]:
- Chỉ chọn các thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ
an tồn thơng qua các thử nghiệm lâm sàng và trên thực tế sử dụng rộng rãi
tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Thuốc được lựa chọn phải có sẵn ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả

dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong điều kiện bảo quản và sử dụng
nhất định.
- Khi có hai hay nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu
chítrên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như
hiệuquả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng.
- Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần so sánh tổng chi phí cho tồn
bộq trình điều trị chứ khơng phải chỉ tính chi phí theo đơn vị của từng
thuốc. Khi mà các thuốc không hồn tồn giống nhau thì khi chọn cần phải
tiến hành phân tích hiệu quả - chi phí.
- Trong một số trường hợp, sự lựa chọn còn phụ thuộc vào một số yếu
tố khác như các đặc tính dược động học hoặc cân nhắc những đặc điểm tại địa
phương như trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất,
cung ứng.
- Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất.
- Thuốc ghi tên generic hoặc tên chung quốc tế, tránh đề cập đến tên
biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể [85], [104].
+ Bộ Y tế đưa ra tiêu chí xây dựng danh mục thuốc dùng trong cơ sở
khám, chữa bệnh trong bệnh viện như sau [42]:
- Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an tồn
thơng qua kết quả thử nghiệm lâm sàng.


20
- Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn
định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định.
- Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí (phù hợp
với mơ hình bệnh tật và chi phí; phù hợp về phân tuyến kỹ thuật) thì phải lựa
chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất
lượng, giá và khả năng cung ứng.
- Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào

chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các
thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến q trình điều trị, khơng so
sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng
phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng
hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh
đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an tồn hoặc tiện dụng so với
thuốc ở dạng đơn chất.
- Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế,
hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.
- Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như
các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa
hoặc nhà sản xuất, cung ứng [42].
1.3.2. Qui trình xây dựng danh mục th́c
Qui trình xây dựng danh mục thuốc là nền tảng cho việc quản lý dược tốt
và sử dụng thuốc hợp lý. Qui trình bao gồm: việc soạn thảo, sử dụng và cập
nhật một danh mục thuốc, một cuốn cẩm nang hướng dẫn danh mục thuốc, và
các hướng dẫn điều trị chuẩn [104].
+ Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra qui trình xây dựng danh mục thuốc trong
bệnh viện bao gồm 4 giai đoạn với 19 bước [85], [124].


21

Bảng 1.2. Các bước xây dựng và thực hiện danh mục thuốc
Các giai đoạn

Các bước tiến hành
Bước 1: Giới thiệu các khái niệm cần thiết để có được sự


Quản lý hành ủng hộ của Ban Giám đốc bệnh viện.
chính

Bước 2: Thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị.
Bước 3: Xây dựng các chính sách và quy trình.
Bước 4: Xây dựng hoặc lựa chọn các phác đồ điều trị.
Bước 5: Thu thập các thông tin để đánh giá lại danh mục
thuốc hiện tại.
Bước 6: Phân tích mơ hình bệnh tật và tình hình sử dụng thuốc.

Xây dựng

Bước 7: Đánh giá lại các nhóm thuốc và xây dựng phác thảo

danh mục

danh mục thuốc bệnh viện.

thuốc

Bước 8: Phê chuẩn danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện.
Bước 9: Đào tạo cho nhân viên trong bệnh viện về danh mục
thuốc bệnh viện; quy định và quá trình xây dựng, quy định
bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi danh mục, quy định sử dụng
thuốc không có trong danh mục và kê đơn thuốc tên generic.
Bước 10: Quyết định xây dựng cẩm nang danh mục thuốc.

Xây dựng
cẩm nang
danh mục

thuốc

Bước 11: Xây dựng các quy định và các thông tin trong cẩm nang.
Bước 12: Xây dựng các chuyên luận trong cẩm nang danh
mục thuốc.
Bước 13: Xây dựng các chuyên luận đặc biệt trong cẩm nang.
Bước 14: Xây dựng các hướng dẫn tra cứu cẩm nang.
Bước 15: In ấn và phát hành cẩm nang danh mục thuốc.
Bước 16: Xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn.

Duy trì danh
mục thuốc

Bước 17: Thiết kế và tiến hành điều tra sử dụng thuốc.
Bước 18: Thiết kế và tiến hành theo dõi các phản ứng có hại
của thuốc.
Bước 19: Cập nhật các thuốc trong cẩm nang danh mục thuốc.


22
+ Theo tài liệu Cẩm nang hướng dẫn thực hành Hội đồng thuốc và điều
trị hướng dẫn xây dựng danh mục thuốc phải thống nhất với danh mục thuốc
thiết yếu và được thực hiện theo các bước sau [104]:
- Bước 1: Lập danh mục các vấn đề sức khỏe/ bệnh tật theo thứ tự ưu tiên
điều trị và xác đinh phương án điều trị đầu tay cho từng trường hợp cụ thể.
- Bước 2: Dự thảo, đưa ra lấy ý kiến góp ý và hồn thiện danh mục thuốc.
- Bước 3: Xây dựng các chính sách và hướng dẫn thực hiện.
- Bước 4: Hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc và giám sát thực hiện.
+ Theo thông tư qui định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị trong bệnh viện của Bộ Y tế qui định các bước xây dựng danh mục

thuốc như sau [42]:
- Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và
giá trị sử dụng, phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và
chi phí với xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong
bệnh viện, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc,
các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thơng tin đáng tin cậy.
- Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng
một cách khách quan.
- Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo
nhóm điều trị và theo phân loại VEN:
 Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ cơng tác khám bệnh,
chữa bệnh của bệnh viện.
 Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh
ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mơ hình bệnh
tật của bệnh viện.


23
 Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị
còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao khơng tương xứng với
lợi ích lâm sàng của thuốc.
- Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc
hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần…)
Đây là những qui trình của Tổ chức y tế Thế giới và Bộ Y tế ban hành, là
cơ sở để chúng ta nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc sử dụng cho K20.
1.3.3. Những căn cứ đề xuất xây dựng danh mục thuốc, trang thiết bị y tế,
cơ số chiến đấu và phương thức đảm bảo vật tư y tế.
1.3.3.1. Căn cứ xây dựng danh mục thuốc sử dụng cho K20.

Để xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh theo qui định của Bộ Y tế cần dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ phân tuyến kỹ thuật, mơ hình bệnh tật, tiêu chí lựa chọn thuốc
và nguồn kinh phí của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Căn cứ danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại
các cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành [26], [37], [43].
- Việc lựa chọn thuốc thành phẩm theo nguyên tắc sau: ưu tiên lựa chọn
thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh
nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc.
- Thuốc phải đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn, hiệu quả trong
điều trị.
- Giám đốc bệnh viện chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng danh
mục thuốc sử dụng tại đơn vị và có kế hoạch tổ chức cung ứng thuốc, đáp ứng
nhu cầu điều trị theo các qui định của pháp luật về đấu thầu cung ứng thuốc.


24
- Giám đốc Sở y tế chỉ đạo việc xây dựng và qui định danh mục thuốc sử
dụng đối với Trạm y tế xã [35], [37].
1.3.3.2. Căn cứ xây dựng danh mục trang thiết bị y tế
Xây dựng danh mục trang thiết bị y tế cho K20 cần căn cứ vào những
nội dung chủ yếu sau:
- Căn cứ vào tổ chức, nhiệm vụ, nội dung cứu chữa, trình độ chuyên môn
của y bác sỹ và phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, Cục y tế - Bộ Công an.
- Căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị y tế đối với
bệnh xá các đơn vị trực thuộc Bộ Công an đã ban hành.
- Căn cứ nội dung danh mục trang thiết bị y tế được ban hành theo Quyết
định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ Y tế ban hành Danh mục
TTBYT Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực,
trạm y tế xã và túi y tế thơn bản trong đó trạm y tế trang bị 132 thiết bị [32].

- Quyết định số 613 /QĐ-BCA ngày 10/7/2001 của Bộ Công an ban
hành Danh mục tiêu chuẩn hóa TTBYT bệnh xá cơng an tỉnh, thành phố với
232 thiết bị và danh mục trang thiết bị y tế đầu tư cho Bệnh viện tuyến huyện
bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ [4], [31].
- Quyết định số 1256/QĐ-BCA ngày 25/10/2007 của Bộ Công an ban
hành Danh mục tiêu chuẩn hóa TTBYT Bệnh xá các trường CAND với 123
thiết bị [7].
- Thông tư số 72 /TT-BCA ngày 20/10/2011 của Bộ Công an ban hành
Danh mục TTBYT Bệnh viện công an tỉnh, thành phố với 622 thiết bị [15].
- Danh mục TTBYT Bệnh xá sư đoàn Bộ binh đủ quân của Bộ Quốc
phòng gồm 267 thiết bị [77].


25
1.3.3.3. Căn cứ xây dựng cơ số thuốc chiến đấu
Cơ số thuốc chiến đấu được xây dựng cho Cảnh sát đặc nhiệm K20 dựa
trên các tài liệu Tổ chức và chỉ huy Quân y, Tiếp tế Quân ycủa Học viện
Quân y 103 - Bộ Quốc phòng, Tài liệu chuyên ngành Bộ Y tế với nội dung
chủ yếu sau [30], [71], [99]:
+ Căn cứ vào tổ chức, nhiệm vụ, mơ hình bệnh tật, phạm vi cứu chữa
của y tế Tiểu đoàn đặc nhiệm, đại đội và cá nhân chiến sỹ đặc nhiệm.
+ Căn cứ vào các quy định về khả năng kỹ thuật (về điều trị, phòng
bệnh, cận lâm sàng), kinh nghiệm sử lý vết thương chiến tranh [106].
+ Các cơ số quân y, cơ số cấp cứu đã xây dựng trước đây cho dân y của
Bộ Y tế, Công an và Quân đội (Phụ lục12).
+ Căn cứ vào số lượng, cơ cấu vết thương của thương binh:
- Xác định tỷ lệ thương binh, bệnh binh dự kiến theo quân số tham gia
trong các cuộc phịng chống bạo loạn, biểu tình [19].
- Xác định nhu cầu thuốc xử trí thương binh bị sốc dựa vào tài liệu tổng
kết kinh nghiệm xử trí vết thương chiến tranh và tài liệu chuyên ngành (sốc nặng

và vừa 10%, sốc nhẹ 7%), trường hợp TB bị sốc nhẹ cho TB uống dịch để bù
nước, bù điện giải, trường hợp bị sốc mức độ vừa và nặng phải truyền dịch.
- Xác định thuốc hỗ trợ trong chống sốc (tính cho 5 ca) cho cơ số bác sỹ Tiểu
đồn. Xác định thuốc, bơng băng điều trị cho TB nhẹ (10%), còn TB vừa và nặng
(90%) chuyển ngay đến bệnh viện Quân, dân y gần nhất để điều trị [106].
+ Căn cứ vào khả năng ngân sách của ngành Cơng an.
+ Đảm bảo tính gọn nhẹ, cơ động trong điều kiện dã ngoại.
+ Căn cứ vào mục đích cần đạt được của cơ số.
- Đảm bảo gọn nhẹ, cơ động trong điều kiện dã ngoại; Đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và đáp ứng tốt yêu cầu điều trị.


×