Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

2013 CD 2 bao cao tong quan ve mo hinh nghien cuu quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 28 trang )

UBND TỈNH HƯNG YÊN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí quản lý doanh nghiệp sau đăng ký
trên hồ sơ điện tử tại tỉnh Hưng Yên

CHUYÊN ĐỀ 2

BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU, HỆ THỐNG CHỈ BÁO VỀ
TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân

ĐH Kinh tế Quốc dân

Hà Nội, tháng 10 năm 2013


2

MỤC LỤC
1.Tại sao chúng ta phải cần có một hệ thống chỉ số, chỉ báo kinh tế?..............................................2
2.Hệ thống kinh tế thị trường và sự phức tạp của hệ thống các mối quan hệ...................................4
3.Phương pháp điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua doanh nghiệp..................................7
4.Gỡ rối cuộn dây liền đầu.............................................................................................................11
5.Những nội dung chính của hệ thống chỉ số, chỉ báo về doanh nghiệp........................................13
6.Định hướng cho việc xây dựng bộ chỉ số về năng lực doanh nghiệp..........................................19
7.Bộ chỉ số về năng lực doanh nghiệp phục vụ cho việc quản lý và trợ giúp doanh nghiệp phát
triển.................................................................................................................................................21
8.Kết luận........................................................................................................................................25



1. Tại sao chúng ta phải cần có một hệ thống chỉ số, chỉ báo kinh tế?
Trong mỗi quốc gia, hệ thống chỉ số, chỉ báo về kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối
với nhiều đối tượng khác nhau. Chúng cung cấp (i) cho các nhà phân tích những căn cứ


3

để nghiên cứu, lý giải về sự vận động của nền kinh tế; (ii) cho các nhà hoạch định chính
sách những bằng chứng về ảnh hưởng hay tác động của các chính sách đến các thành
phần kinh tế nói riêng, và đến nền kinh tế nói chung; (iii) cho các nhà quản lý những
thông tin cơ bản về hiện trạng và xu thế phát triển của nền một ngành hay của nền kinh tế,
để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với sự vận động của ngành và
của nền kinh tế. Những chỉ số, chỉ báo như GDP, mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu
dùng, kim ngạch xuất khẩu, mức thu ngân sách… không còn là những thuật ngữ chuyên
ngành, chúng đã trở nên quen thuộc đối với mọi người và tạo ra những cảm xúc nhất định
ở họ. Không chỉ ở cấp độ quốc gia, hệ thống chỉ số, chỉ báo cũng có tầm quan trọng
không kém do mối liên kết hữu cơ giữa doanh nghiệp và nền kinh tế. Có thể ví hệ thống
các chỉ số, chỉ báo giống như hệ thống thông tin về sức khỏe của nền kinh tế.
Sự thất bại của một loạt tập đoàn, tổng công ty lớn (như VINASHIN, VINALINES)
hay sự đóng băng của một số thị trường lớn (như bất động sản, nhà ở, tài chính) đều được
thể hiện qua những dấu hiệu, biểu hiện có thể dễ dàng nhận diện, suy đoán từ trước. Bất
cập thể hiện ở việc phát hiện muộn và chậm can thiệp. Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước (DNNN) cũng gặp những khó khăn nhất định, một trong những trở ngại quan
trọng là việc đánh giá doanh nghiệp và giám sát, kiểm soát hoạt động của chúng. Đối với
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc khu vực kinh tế tư nhân, đông về số
lượng, lớn về đóng góp (tính theo khu vực). Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ của chính
phủ dường như chỉ gây ra những tác động rất hạn chế so với mục tiêu và mong muốn của
chính phủ. Một câu hỏi lớn phải đặt ra cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính
sách và các nhà quản lý doanh nghiệp là: “Để nâng cao hiệu lực của các biện pháp quản

lý, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, cần phải bắt đầu từ đâu?” Về nguyên tắc, theo chúng
tôi, câu trả lời đương nhiên là: “Cần phải bắt đầu bằng việc hiểu đúng thực trạng của
doanh nghiệp và của nền kinh tế.” Việc trị bệnh chỉ có thể có kết quả nếu chẩn đoán đúng
bệnh. Thông tin chính xác, đầy đủ về tình trạng sức khỏe là điều cần được làm trước hết.
Hãy cùng nhau đặt câu hỏi để trả lời: “Liệu chúng ta có tin tưởng rằng hệ thống chỉ số,
chỉ báo kinh tế, kinh doanh hiện hành đang thực sự hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin


4

cho việc ra quyết định kiểm soát đối với doanh nghiệp?” Theo quan điểm của cá nhân, tôi
cho rằng chúng ta còn có thể làm tốt hơn nữa rất nhiều. Việc kiểm soát sẽ tốt hơn sẽ
không phải là ra quyết định kịp thời để khắc phục, sửa chữa một hậu quả không mong
muốn, mà cần phải có biện pháp can thiệp sớm, trước khi một quyết định hay hành động
có thể dẫn đến hậu quả đó được thực hiện. Thực tế trên đặt ra một nhiệm vụ đầy thử
thách về việc cần phải xây dựng một hệ thống thông tin kinh tế hiệu quả, sâu rộng, có
tính cảnh báo sớm đối với doanh nghiệp và nền kinh tế nhằm cung cấp cho các nhà quản
lý doanh nghiệp, các nhà phân tích và hoạch định chính sách những thông tin hữu ích, đủ
sớm để có thể ra quyết định và hành động một cách hiệu quả. Không may, việc điều tiết
và tác động của chính phủ thông qua hệ thống luật pháp thường phức tạp và mất nhiều
thời gian, nên đáp ứng yêu cầu trên là một thách thức không chỉ về mặt thực tiễn mà cả về
mặt lý luận.
2. Hệ thống kinh tế thị trường và sự phức tạp của hệ thống các mối quan hệ

Lý thuyết kinh tế học mô tả nguyên tắc hoạt động của kinh tế thị trường như
một cỗ máy gồm hai “bánh xe” khổng lồ là hộ gia đình và doanh nghiệp, vận hành
bởi sáu “động cơ” khác nhau là những người hữu quan (stakeholders) - gồm khách
hàng, người lao động, nhà cung cấp, chủ đầu tư, cộng đồng và xã hội - được “đốt
cháy” bởi những thứ “nhiên liệu” là lợi ích và sự thoả mãn, khớp nối với nhau
bằng hai “bánh răng” cơ chế là thị trường hàng hóa và thị trường yếu tố sản xuất,

và được “bôi trơn” bởi sự luận chuyển của dòng hàng hóa/yếu tố sản xuất và tái
chính. Do trong hệ thống phức tạp nàyThịluôn
trườngtiềm ẩn mối nguy hiểm của sự xung đột
Người tiêu
dùng
trong
hệ thống

Hàng hoá

H2

và vận động không định hướng của toàn bộ hệ thống,

Cung ứng
Đốiđến
thủ
dẫn

tình

$

trạng phát triển không cân đối (công C2
bằng), mất C4
ổn định, lãng phí nguồn lực (việc
C3

làm, thất nghiệp), sử dụng tài nguyên
không hiệu quả (tiến bộ, văn minh, dân chủ),

C1
Cộng đồng,
xãchúng
hội

Thoả

Hãng

Chính

Lợi

Người lao

Hộ gia đình
ích thiệp bằng
phảimãn
được kiểm
soát và điều tiết
Công ty qua sự can
đông
phủbởi
(C5) chính phủ thông

chính sách. Sơ đồ 1.

C1

C4


$
Đối tượng
XH yếu thế

Thị trường
Yếu tố

L
V
?

Sơ đồ 1: Nguyên lý vận hành của thị trường và sự điều tiết của chính phủ

Chủ đầu tư
Cổ đông


5

Về nguyên tắc, các chính phủ có thể can thiệp và điều tiết nền kinh tế thị
trường bằng các công cụ thuộc bốn nhóm ‘chính sách cội nguồn’ sau: (i) thuế và
trợ cấp – nhóm chính sách C1; (ii) hệ thống luật pháp với hai tính chất hướng dẫn
và điều chỉnh - nhóm chính sách C2 và C3, (iii) hệ thống các cơ quan, tổ chức của
nhà nước hay do nhà nước lập ra hoặc hỗ trợ tham gia trực tiếp vào hệ thống thị
trường như các đối tượng thuộc các khu vực khác – nhóm chính sách C4; và (iv)
dự trữ quốc gia về những yếu tố chiến lược như vàng, ngoại tệ tài nguyên chiến
lược – nhóm chính sách C5. Sự can thiệp của chính phủ vào cơ chế thị trường bằng
các nhóm chính sách cội nguồn được mô tả như minh họa trên Sơ đồ 1, Bảng 1.



6

Bảng 1: Các nhóm công cụ ‘chính sách gốc’ để điều tiết nền kinh tế thị trường
Nhóm chính sách C1
Thuế và thợ cấp

Nhóm chính sách C2
& C3
Khung pháp lý

Nhóm chính sách C4
Kinh tế nhà nước

Nhóm chính sách C5
Dự trữ chiến lược

Sản xuất

Tiêu dùng

Cơ chế

Kinh tế
quốc
doanh

Hợp đồng
chính phủ


Bảo hiểm

Dự trữ
chiến
lược

Thuế
(đầu ra,
thuế
quan)

Thuế (thuế
hàng hoá,
lệ phí sử
dụng)
Trợ cấp
(hiện vật,
tem phiếu,
bù giá)

Trợ cấp
(bù lỗ,
trợ thuế)

Luật

Hạn
chế can
thiệp


Khung pháp
Mạng
lý (luật,
lưới phân
hướng dẫn)
phối

Hợp đồng
trực tiếp

Bảo hiểm
nghĩa vụ

Dự trữ
quốc gia

Hỗ trợ,
thúc
đẩy

Văn bản
pháp quy
(kiểm soát,
điều tiết)

Hợp đồng
gián tiếp

Hỗ trợ bảo
hiểm


Mua cân
đối hay
bù giá


phỏng
thị
trường

DNNN
Đặc khu
kinh tế

Trợ cấp
khó khăn

Một hệ thống kinh tế nói chung, và hệ thống kinh tế thị trường nói riêng, bao gồm
nhiều nhân tố - là những đối tượng/thành phần kinh tế khác nhau - liên kết với nhau thành
một hệ thống hay mạng lưới rất phức tạp. Sơ đồ 2 là cách mô tả mối quan hệ và sự vận
động bên trong hệ thống thông qua một sơ đồ hệ thống động đã được đơn giản hóa.
Cơ chế của kinh tế thị trường vận hành trên cơ sở nguyên tắc sản xuất hàng hóa (2)
để nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội (1). Thông qua các hoạt động trao đổi
giữa cung và cầu, kinh tế tăng trưởng (3) tạo tiền đề phát triển về KT-XH (4) cũng
như cho các ngành kinh tế (5), nhờ đó việc làm được tạo ra (6), tiền lương và thu
nhập (7) sẽ giúp cải thiện đời sống (8), kích thích tiêu dùng (1), thúc đẩy sản xuất (2)
và nâng cao nhận thức xã hội (9), tạo môi trường thuận lợi (10) cho tăng trưởng kinh
tế (3) và cho sự phát triển KT – XH (4).
Một trong những động lực qua trọng của nền kinh tế là doanh nghiệp, bao gồm cả
DNNN, và hoạt động của chúng. Hoạt động của doanh nghiệp nói chung luôn bắt đầu

bằng việc xác lập các mục tiêu (17) làm căn cứ cho việc xây dựng các kế hoạch chiến
lược (18) và việc thực thi (19) trong thực tiễn. Kiểm soát (20) của doanh nghiệp là để
đảm bảo đạt được mục tiêu. Đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế không chỉ


7

bằng sản phẩm, hàng hóa (2) , mà còn qua việc tạo việc làm, thu nhập (6), đóng góp
ngân sách (16) và góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển KT-XH (4) nói chung. Sự
khác biệt giữa doanh nghiệp nói chung và DNNN ở mục tiêu, trọng tâm đóng góp và các
chính sách can thiệp của chính phủ đối với mục tiêu và trong quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
3. Phương pháp điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua doanh nghiệp
Chính phủ có thể tiếp cận các đối tượng mục tiêu và tác động đến họ thông qua việc
điều tiết hoạt động của doanh nghiệp theo cách thức được trình bày trên các sơ đồ dưới
đây, Sơ đồ 2 và Sơ đồ 4.

Sơ đồ 2: Cách thức chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua hoạt động của doanh nghiệp


8

Kiểm soát của chính phủ đối với DN và DNNN về mục tiêu, có thể được thực hiện
thông qua việc tuyên bố về đường lối phát triển kinh tế-xã hội và quan điểm quản lý
vĩ mô (11) của chính phủ. Các cơ chế và chính sách (12) khác nhau được ban hành nhằm
cụ thể hóa chủ trương và đường lối phát triển, đồng thời với việc tiến hành những biện
pháp can thiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các hoạt động của bộ máy hành chính
(13), các hoạt động chi tiêu của chính phủ (14) từ nguồn ngân sách (15) để trợ giúp cho
doanh nghiệp hoặc DNNN thực hiện các mục tiêu cụ thể do chính phủ yêu cầu (17),
nhằm qua đó gây tác động điều tiết (16) đối với các khu vực sản xuất (2) và tiêu dùng

(1) cũng như một mặt để nâng cao nhận thức xã hội (9), mặt khác tạo môi trường (10)
thuận lợi cho việc phát triển KT-XH (4).
Với cách mô tả đơn giản hóa sự vận hành của hệ thống kinh tế thị trường như ở Sơ
đồ 3 đã có thể cho thấy sự phức tạp trong mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố trong hệ
thống. Ở mỗi điểm trong mối quan hệ này đều đầy ắp những thông tin, tư liệu. Chúng hữu
ích cho một số mục đích và đối tượng, nhưng có thể lại gây nhiễu, loạn cho những đối
tượng và mục đích khác. Cách mô tả bằng mô hình hệ thống động như trên Sơ đồ 3, còn
cho thấy các mối liên hệ tạo thành một hệ thống khép kín, để đảm bảo sự vận động bên
trong hệ thống được duy trì ở tình trạng cân bằng và ổn định. Để kiểm soát một cách hữu
hiệu sự vận động của hệ thống, cần phải giải đáp một loạt vấn đề nảy sinh. Liên quan đến
vấn đề chỉ số, chỉ báo, hai vấn đề sau đây là rất quan trọng: (1) Loại thông tin cần được
tập hợp và được xử lý; và (2) Việc kiểm soát sự vận động cần được bắt đầu từ đâu? Trong
một cuộn dây liền đầu bị rối, gỡ rối phải bắt đầu từ đâu?
Từ những trình bày và phân tích trên, có thể cho nhận thấy rõ tầm quan trọng của
bộ chỉ số về doanh nghiệp trong việc hoạch định các biện pháp kiểm soát của chính phủ
đối với doanh nghiệp, và qua đó đối với các đối tượng mục tiêu cần tiếp cận cũng như đối
với toàn bộ nền kinh tế.
Ý nghĩa và yêu cầu đối với bộ chỉ số về doanh nghiệp có thể được tóm tắt một
cách ngắn gọn ở những điểm sau:


9


10

Sơ đồ 4: Khả năng can thiệp của chính phủ đối với hoạt động của doanh nghiệp khi điều tiết thị trường


11




Bộ chỉ số là một trong những nguồn tư liệu nền tảng cung cấp những thông tin cơ
bản về năng lực và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và khu vực sản xuất,
làm cơ sở để ra quyết định can thiệp hỗ trợ, điều tiết đối với doanh nghiệp và với
nền kinh tế;



Bộ chỉ số có thể cung cấp những thông tin làm cơ sở để ra quyết định hay xác
định: (1) định hướng phát triển cho doanh nghiệp và các ngành kinh tế nói chung
và mục tiêu/nhiệm vụ cho DNNN nói riêng, (2) phân bổ ngân sách/nguồn lực cần
thiết cho việc thực hiện, (3) ban hành cơ chế/chính sách nhằm tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp để triển khai các hoạt động của mình và cho DNNN để thực thi mục
tiêu/nhiệm vụ của mình;



Bộ chỉ số có thể cung cấp những thông tin quan trọng để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu kinh tế vĩ mô của chính phủ, hiệu lực của chính sách đối với doanh
nghiệp, để đánh giá năng lực và kết quả thực hiện mục tiêu của DNNN.

4. Gỡ rối cuộn dây liền đầu
Mặc dù là một hệ thống gồm các mối quan hệ khép kín, thực tế chúng ta có thể và
cần “bóc tách” các mối quan hệ thành những “phần tử” cơ bản. Theo cách tiếp cận hệ
thống, các phần tư cơ bản này là các phần tử hệ thống - gồm một nhân tố với mối quan hệ
đầu vào, đầu ra thể hiện bằng các mũi tên - liên kết lại với nhau, Sơ đồ 5. Đối với doanh
nghiệp, các yếu tố “đầu vào” bao gồm mục tiêu hoạt động, các yếu tố sản xuất, các tác
nhân từ môi trường kinh doanh, được tuyển chọn, sử dụng và chuyển hóa qua một quá

trình diễn ra bên trong nhân tố (doanh nghiệp) với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật
(công nghệ = thiết bị + cách thức tổ chức), để tạo nên những “đầu ra” khác nhau bao gồm
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (sản phẩm, hàng hóa), các mối quan hệ, liên kết
với các doanh nghiệp khác hay thị trường tiêu dùng, tác động của hoạt động kinh doanh
đến môi trường xung quanh. Nếu thêm vào một vài nhân tố (doanh nghiệp) liên kết với
nhau, và thêm vào vài mũi tên thể hiện mối liên kết liên ngành, mạng lưới là chúng ta có
thể có được hình ảnh mô phỏng của một ngành và của cả nền kinh tế.


12

ra = vào

đ/vào

Mục tiêu
Yếu tố
Tác nhân

đ/ra

a)

b)

Quá khứ
Ngành

Kết quả
Quan hệ

Tác động

Hiện tại
KV 1

KV 2

Tương lai
KV 3

KTế
KTế

c)

Sơ đồ 5: Phần tử hệ thống và các mối quan hệ của chúng trong hệ thống
Nếu tính đến yếu tố thời gian, giữa “đầu vào” và “đầu ra” có một khoảng cách cho
quá trình biến đổi. Đây là một nhân tố rất quan trọng giúp chúng ta xác định “điểm đầu và
điểm cuối của cuộn dây”. Theo thời gian, có thể phân chia các thông tin theo chuỗi như
sau: khởi đầu là các định hướng phát triển kinh tế (11) và mục tiêu phát triển KT-XH (12)
được các doanh nghiệp đưa vào mục tiêu kinh doanh (18), các doanh nghiệp triển khai
thành các mục tiêu hoạt động (19) để tác nghiệp (20). Các doanh nghiệp sản xuất nguyên
liệu (khu vực I) trở thành người cung cấp nguồn lực cho các doanh nghiệp thuộc các
ngành chế tạo (khu vực II). Thông tin từ các doanh nghiệp chế tạo lại được các doanh
nghiệp thương mại, cung cấp dịch vụ (khu vực III) sử dụng làm cơ sở để xây dựng mục
tiêu, kế hoạch kinh doanh và triển khai hoạt động. Đến lượt mình, các doanh nghiệp trong
các ngành khác nhau liên kết với nhau để tạo ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung ứng
cho khu vực tiêu dùng. Cứ như vậy, “vòng tuần hoàn” này (trong bộ môn phân tích chính
sách gọi là vòng hồi ứng – feedback cycling) được lặp đi lặp lại trong một ngành và giữa
các ngành để tạo nên sự vận động của nền kinh tế. Từ thực tế nêu trên, xuất hiện một số

bất cập sau đây: (i) như vậy, phải mất một thời gian dài, chính phủ mới biết được liệu một
chủ trương, chính sách có hiệu lực đến đâu, nếu không như mong muốn, có thể là quá
muộn để có những biện pháp điều chỉnh sớm và lãng phí nguồn lực; (ii) mặt khác, do chỉ
số đo được là kết quả tổng hợp từ nhiều ngành, sẽ rất khó đánh giá tác động của chính


13

sách đối với các khu vực kinh tế khác nhau và rất khó điều chỉnh trrong kỳ hoạch định
tiếp theo. Câu hỏi đặt ra là: Cần tập hợp những thông tin gì, ở đâu để có đủ căn cứ cho
việc hoạch định và để có thể can thiệp sớm? Chắc chắn sẽ không phải là các chỉ số tổng
hợp cuối cùng của nền kinh tế, mà phải bắt đầu càng sớm càng tốt trong quá trình vận
động của các ngành, ở các doanh nghiệp.
Một vấn đề khác cũng rất cần được nghiên cứu là làm thế nào để có thể đánh giá tác
động lan truyền hay hiệu lực của một chính sách khi ban hành (đầu vào) đối với một
mạng lưới các doanh nghiệp sau một thời gian? Điều đó không chỉ đặt ra câu hỏi liên
quan đến điểm đo, cách đo các chỉ số, chỉ báo (đầu ra) của mạng lưới; mà còn đề cập đến
một vấn đề lâu nay chưa được nghiên cứu, đó là việc xây dựng một mô hình/phương pháp
có thể cho phép “đo lường phản ứng” của doanh nghiệp trước một quyết định, sử dụng
như một mô hình “trắc nghiệm chính sách” (thử phản ứng) ở các doanh nghiệp, để thay
thế cho việc lấy ý kiến doanh nghiệp một cách thiếu hệ thống như hiện nay. Do phạm vi
của bài này tập trung vào hệ thống các chỉ số, chỉ báo, nên vấn đề trên sẽ được bàn đến
đến trong một dịp khác.
5. Những nội dung chính của hệ thống chỉ số, chỉ báo về doanh nghiệp
Về khái niệm, có thể hiểu hệ thống các chỉ số, chỉ báo doanh nghiệp là hệ thống
những dấu hiệu, tín hiệu phản ánh hiện trạng hoạt động, kết quả hoạt động, cung cấp
thông tin và dấu hiệu về hệ thống bên trong, tình trạng “sức khỏe” của doanh nghiệp và
năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm nhiều chỉ số khác nhau, và
giữa những chỉ số, nhóm chỉ số có những mối liên hệ nhất định với nhau.
Về tính chất, chúng có thể là những chỉ số, chỉ báo về kết quả (đầu ra) phản ánh kết

quả hoạt động. Chúng được gọi là các chỉ số kết quả (result indicators – RIs, hoặc key
result indicators - KRIs). Điển hình như các chỉ số tài chính, số liệu báo cáo về sản lượng,
lao động, thu nhập, năng suất… Đây là các chỉ số được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên,
hạn chế chủ yếu của các chỉ số kết quả là không phù hợp cho việc kiểm soát vượt 1 trước
bởi không thể can thiệp để làm thay đổi một quá trình đã kết thúc. Ngày nay, các chỉ số,
1

Xem Koontz, [24, trang 543-563], vÒ kiÓm tra lêng tríc hay kiÓm tra vît tríc.


14

chỉ báo phản ánh năng lực hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá ngày càng cao và
được sử dụng ngày càng phổ biến kết hợp và thay thế cho các chỉ số kết quả. Chỉ số năng
lực hoạt động (performance indicators – PIs, hoặc key performance indicators – KPIs) thể
hiện những đặc điểm về quá trình và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp được phản ánh thành những dấu hiệu, biểu hiện cụ
thể có thể xác minh, đo lường được, ví dụ như năng lực của hệ thống công nghệ, công
suất, trình độ và chất lượng của lực lượng lao động, thời gian xử lý đơn hàng, hiệu xuất
công tác, chỉ số thỏa mãn khách hàng… Các chỉ số này có thể sử dụng để đánh giá tình
trạng năng lực hoạt động của hệ thống công nghệ, năng lực hoàn thành công việc của bộ
máy tổ chức của doanh nghiệp hay khả năng hoàn thành mục tiêu đã xác định. Do chú
trọng đến quá trình, các chỉ số (K)PIs thể hiện tính ưu việt ở chỗ nó cho phép dự đoán
trước kết quả và vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp và điều chỉnh sớm.
Giữa các chỉ số (K)RIs và các chỉ số (K)PIs có mối liên hệ nhân quả, trong đó
(K)PIs là dấu hiệu phản ánh những diễn biến của quá trình và là dấu hiệu báo trước về
những (K)RIs sẽ và sẽ và có thể đạt được trong tương lai. Nhờ sử dụng (K)PIs, người
quản lý có thể ra quyết định và hành động can thiệp/điều chỉnh kịp thời định hướng đạt
được các (K)RIs mong muốn. Đó là lý do tại sao các chỉ số (K)PIs ngày càng được ưa
dùng.

Do vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, trong
nền kinh tế thị trường, các nhà nghiên cứu còn sử dụng hệ thống các chỉ số, chỉ báo để
phản ánh tác động của hoạt động của doanh nghiệp về mặt kinh tế - xã hội. Mọi nỗ lực
của chính phủ đề là nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội một cách cân đối, bền vững
đảm bảo công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, không phải chính phủ đứng ra thực
hiện tất cả các hoạt động này mà phải dựa vào các doanh nghiệp. Nói cách khác, chính
doanh nghiệp là nhân tố chính tạo nên sự phát triển, tăng trưởng, bền vững, công bằng,
dân chủ, văn minh. Chính vì vậy, một nhóm chỉ báo được sử dụng để phản ánh năng lực
và mức độ kết quả đóng góp đối với nền kinh tế và xã hội của doanh nghiệp – các chỉ số
kinh tế vĩ mô.


15

Về nội dung, hệ thống các chỉ số chỉ báo được phân chia thành ba nhóm: (i) nhóm
các chỉ số tài chính, (ii) nhóm các chỉ số vật chất, vật lý, (iii) nhóm các chỉ số kinh tế, xã
hội. Sơ đồ 6 trình bày những nội dung cơ bản của các nhóm chỉ số doanh nghiệp. Có thể
nhận thấy, những chí số, chỉ báo này là rất phổ biến và quen thuộc đối với các nhà phân
tích và quản lý. Chúng xuất hiện trong hầu hết các báo cáo của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
hệ thống các chỉ số, chỉ báo này cũng phát triển, đã được cập nhật để bao hàm những vấn
đề mới xuất hiện từ thực tiễn môi trường kinh doanh. Mối liên hệ giữa các nhóm chỉ số
cũng khá rõ ràng. Một bộ phận các chỉ số tài chính biểu thị kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, chúng là các (K)RIs. Trong khi đó, nhiều chỉ số vật chất phản ánh
những điều kiện, tiền đề và khả năng, (K)PIs, của doanh nghiệp để thực hiện và thực hiện
các mục tiêu đã đặt ra và biến chúng thành kết quả cụ thể, (K)RIs. Các chỉ số, chỉ báo về
xã hội phản ánh tác động của các hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nói
cách khác chúng cũng phản ánh ảnh hưởng của hoạt động và kết quả hoạt động của doanh
nghiệp nhưng ở một phạm vi đối tượng rộng hơn và chậm hơn, chúng cũng là một loại
(K)RIs được gây ra bởi các (K)PIs và (K)RIs của doanh nghiệp.
Sự phân biệt giữa các doanh nghiệp được thể hiện không phải chỉ thông qua các chỉ

số (K)RIs và (K)PIs về hoạt động của doanh nghiệp, mà chủ yếu thông qua việc lựa chọn
ưu tiên và trọng tâm hoạt động. Xu thế là các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) sẽ tập trung
nhiều hơn vào việc đạt được các chỉ số thuộc nhóm tài chính và vật chất của bản thân
doanh nghiệp, mục tiêu về kinh tế vĩ mô chỉ dừng ở việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
đối với chính phủ, nền kinh tế và xã hội. Trong khi đó, các DNNN lại dành rất nhiều sự
quan tâm, nỗ lực và nguồn lực cho việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Việc thực
hiện các mục tiêu tác nghiệp chỉ được coi là tiền đề, điều kiện hay “phương tiện” để
DNNN thực hiện chức năng/nhiệm vụ để hoàn thành sứ mệnh của mình. Đáng tiếc là, hệ
thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đối với doanh nghiệp còn chưa được phát triển tương
xứng với ý nghĩa và vai trò của chúng; vì vậy, việc đánh giá doanh nghiệp thuộc các loại
hình khác nhau vẫn chỉ dựa vào các tiêu chí cơ bản, dẫn đến tình trạng không công bằng.


16


17

Về hình thức, trong phạm vi một doanh nghiệp, các chỉ số, chỉ báo về tài chính
thường là các đại lượng biểu thị các nguồn lực kinh tế, tài chính sử dụng trong quá trình
hoạt động (đầu vào) hoặc kết quả thu được từ quá trình hoạt động (đầu ra). Trong khi đó,
các các chỉ số, chỉ báo về vật chất thường biểu thị những yếu tố về nguyên nhân, tác nhân,
trạng thái, biểu hiện của quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy các chỉ số tài
chính, kết quả (RIs) sẽ có ý nghĩa nhiều hơn đối các nhà nghiên cứu, phân tích; trong khi
các chỉ số vật chất và năng lực (PIs) có ý nghĩa nhiều hơn đối với các nhà quản lý, điều
hành. Muốn can thiệp (chính phủ) hay tham gia điều hành (đầu tư), cần coi trọng các chỉ
số vật chất và năng lực.
Một cách tổng quát, mục đích của việc điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế là
đảm bảo sự phát triển một cách hài hoà, cân đối của các đối tượng, giữa các khu vực kinh
tế - xã hội khác nhau của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một tác nhân, hoạt động trong

một lĩnh vực/khu vực cụ thể, hướng tới một số nhóm đối tượng cụ thể, trong một phạm vi
địa lý nhất định. Nếu hiểu như vậy, mục tiêu điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế
được thể hiện cụ thể là những tác động mong muốn/tích cực đối với 6 nhóm đối tượng
hữu quan xác định: người tiêu dùng – người lao động – đối tác/ngành – chủ sở hữu –
cộng đồng và đối tượng yếu thế trong xã hội - – cơ quan quản lý NN. Bảng 2 minh hoạ về
những tác động từ hoạt động của doanh nghiệp gây ra cho các đối tượng hữu quan. Có thể
nhận thấy rõ rằng: (a) mỗi nhóm chỉ số bao gồm nhiều chỉ báo phản ánh các khía cạnh
khác nhau và (b) tuy khác nhau, nhưng các chỉ số này đều có thể xác định được thông qua
một số chỉ báo cơ bản. Từ nhận xét thứ hai có thể suy ra rằng cần và chỉ cần xác định và
lựa chọn một số hữu hạn các chỉ số cơ bản về các nội dung khác nhau, sau đó sử dụng
phương pháp tổng hợp có phân tích tương ứng để tính ra các chỉ số khác phản ánh các
khía cạnh/nội dung khác trong hoạt động/kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Một vấn đề quan trọng khác là nên chọn chỉ số nào đề xác minh? Nếu chọn các chỉ
số (K)RIs, việc xác minh có thể thuận lợi hơn; tuy nhiên, như vậy sẽ rất khó biết và biết
trước được chúng sinh ra như thế nào và tác động tiếp theo của chúng đến đối tượng.
Chọn (K)PIs có thể cho phép dự đoán chiều hướng phát triển dễ dàng hơn.


18

Bảng 2: Tác động của doanh nghiệp lên các đối tượng hữu quan trên các phương diện khác nhau
PHƯƠNG
DIỆN

ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN CỦA DNNN
Tiêu dùng

Người LĐ

DN/Ngành


Chủ sở hữu

Cộng đồng

QLNN

Khác

Doanh thu
1 Tài chính

Giá cả

Lương

Chi phí

Cổ tức

Lợi nhuận

Lợi nhuận

Đóng góp

Ngân sách
Điều tiết giá

Trợ giúp, trợ

cấp

Rủi ro KD
Sản phẩm/
Sáng chế

2 Vật chất

Hàng hoá

Việc làm

Thoả mãn

Công nghệ

An toàn

Năng suất

Chất lượng

Môi trường
lao động

Nguồn cung
ứng
Hệ thống/
Mạng lưới/
Chuỗi giá trị


Vốn
Tài sản
Tài nguyên

Cạnh tranh

Phúc lợi
Môi trường tự
nhiên – kinh
tế - xã hội của
địa phương

Chế độ ưu đãi
Đào tạo
3 Kinh tế vĩ mô

Thị hiếu

Phát triển con
người

Môi trường tự
nhiên – kinh
tế - xã hội của
nền kinh tế,
quốc gia
Chính sách/
Đường lối/
Chiến lược

phát triển

Hỗ trợ nhân
đạo

Luật pháp
Phát triển bền
vững
Trung thực

Nguồn lực
phát triển

Phát triển
vùng

Phát triển
Cân bằng

Cơ hội phát
triển (việc
làm, thu
nhập…)


19

6. Định hướng cho việc xây dựng bộ chỉ số về năng lực doanh nghiệp
Năng lực tác nghiệp của doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 nhóm yếu tố: (i) năng lực
của các hệ thống tác nghiệp trong doanh nghiệp và (ii) năng lực ra quyết định và điều

hành của bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Sơ đồ 7 mô tả các nhân tố của hệ thống tác
nghiệp và của hệ thống quản trị điều hành, sử dụng cách tiếp cận hệ thống trong mô hình
“chuỗi giá trị”. Mô hình cho thấy, năng lực của hệ thống tác nghiệp của DNNN được
phản ánh thông qua: (i) năng lực của hệ thống công nghệ (thiết bị, công suất, đầu tư,
nguồn nguyên liệu, sáng chế, chi phí, sản lượng, bảo dưỡng, hiệu suất sử dụng…), (ii)
nguồn nhân lực (số lượng, cơ cấu, trình độ, năng suất lao động, tiền lương, chế độ đãi
ngộ, môi trường lao động, quan hệ lao động…), (iii) năng lực tài chính (nguồn tài chính,
năng lực huy động và sử dụng nguồn, tình trạng tài chính, hiệu quả sử dụng tài chính…)
và (iv) năng lực của hệ thống điều hành (quản trị văn phòng, mức độ tiêu chuẩn hoá, tin
học hoá…)

Sơ đồ 7: Nhân tố quyết định năng lực hoạt động của doanh nghiệp


20

Sơ đồ 8: Năng lực quản trị và điều hành của DNNN thể hiện qua việc thực thi trách
nhiệm xã hội
Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp được quyết định bởi việc thực hành
các chức năng quản lý trong việc sử dụng và khai thác năng lực của các hệ thống tác
nghiệp vào việc tiếp cận và phục vụ các đối tượng mục tiêu - những người hữu quan trong
các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, năng lực quản trị và điều hành của doanh
nghiệp có thể thông qua các hoạt động và kết quả thực hiện các nghĩa vụ đối với các đối
tượng hữu quan, Sơ đồ 8. Việc thực hiện những nghĩa vụ này được tiến hành theo các cấp
độ khác nhau, với các đối tượng hữu quan, khi thực thi trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility). Đó là (1) nghĩa vụ kinh tế – những nghĩa
vụ doanh nghiệp cần phải thực hiện để có thể tồn tại được, (2) nghĩa vụ pháp lý – những
nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải thực hiện để được xã hội chấp nhận, (3) nghĩa vụ đạo
đức – những nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải thực hiện để được xã hội tôn trọng, và (4)
nghĩa vụ nhân văn – những nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải thực hiện để xứng đáng với

vai trò là lực lượng tiến bộ trong xã hội đóng góp cho sự phồn vinh của nhân loại. Thực


21

hiện tốt trách nhiệm xã hội là xác định được và triển khai có kết quả những hoạt động có
thể đáp ứng được sự mong muốn hoặc mối quan tâm của các đối tượng hữu quan, cũng
như góp phần cải thiện hoặc làm tăng thêm phúc lợi cho họ, cải thiện mối quan hệ/hình
ảnh của doanh nghiệp đối với họ. Như vậy có thể đánh giá năng lực quản trị và điều hành
của DNNN thông qua các tiêu chí về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp. Cụ thể đó
là những tiêu chỉ về (i) xây dựng mối quan hệ với khách hàng/người tiêu dùng; (ii) củng
cố và cải thiện mối quan hệ với người lao động; (iii) xây dựng mối quan hệ bền vững với
đối tác/doanh nghiệp khác; (iv) duy trì mối quan hệ tốt đẹp, tôn trọng, trung thực, minh
bạch trong cách ứng xử với các chủ đầu tư, người góp vốn; (v) ý thức đối với cộng đồng
và với môi trường tự nhiên – văn hoá – xã hội; (vi) gương mẫu trong việc thực thi pháp
luật; và (vii) tích cực, tự nguyện, sáng tạo trong việc thực hiện nghĩa vụ tiên phong, tham
gia/đóng góp cho các hoạt động/chương trình nhân đạo.
7. Bộ chỉ số về năng lực doanh nghiệp phục vụ cho việc quản lý và trợ giúp
doanh nghiệp phát triển
Từ những phân tích trên đây, chúng tôi đề xuất sử dụng một hệ thống chỉ số, chỉ báo
về doanh nghiệp phục vụ cho việc đánh giá, quản lý và trợ giúp doanh nghiệp trong quá
trình hoạt động và phát triển. Hệ thống chỉ số gồm 2 phần: (1) các chỉ số phản ánh năng
lực hoạt động của doanh nghiệp –KPIs – phản ánh trong hệ thống tác nghiệp, quản lý và
điều hành; và (2) các chỉ số về tác động của hoạt động của doanh nghiệp đối với xã hội –
KRIs – phản ánh qua kết quả thực hiện các nghĩa vụ trong Trách nhiệm Xã hội của Doanh
nghiệp (CSR). Bảng 3 trình bày về hệ thống các chỉ số phản ánh năng lực hoạt động của
các hệ thống tổ chức của doanh nghiệp. Tương tự, Bảng 4 trình bày về hệ thống các chỉ số
phản ánh năng lực thực thi trách nhiệm xã hội của mình thông qua các chỉ số về hoạt động
và kết quả thực hiện các nghĩa vụ đối với các đối tượng hữu quan.



22

Bảng 3: Chỉ số về năng lực hệ thống tác nghiệp, quản lý và điều hành hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp KPIs
LĨNH VỰC QUẢN LÝ

NĂNG LỰC QUẢN LÝ
Mục đích xác minh

Nội dung

Thị trường/thị phần/cạnh tranh
Các kế hoạch dài hạn (chiến lược),
Sản phẩm/dịch vụ
ngắn hạn
Mục tiêu
Tính khả thi, xác đáng của mục tiêu,
Hệ thống/phương pháp xử lý thông tin
kế hoạch
Hệ số Thực hiện/Kế hoạch…

1 Kế hoạch, thị trường

Năng lực chuyển hoá nhiệm vụ
thành mục tiêu, kế hoạch hành
động của hệ thống/bộ
máy/phương pháp lập kế
hoạch

2 Sản xuất, tác nghiệp


Năng lực chuyển hoá nhiệm vụ
kế hoạch thành phương án, nội
dung tác nghiệp
Năng lực hoạt động của các hệ
thống trong tổ chức

3 Tổ chức, nhân lực

Năng lực sử dụng, khai thác
Nguồn nhân lực
các nguồn lực hiện hữu và
Môi trường lao động/Quan hệ lao
tiềm năng vào việc triển khai
kế hoạch và thực hiện mục tiêu động
Thực hiện chế độ chinh sách
Năng lực xây dựng tổ chức

4 Tài chính

Năng lực tài chính
Năng lực hệ thống quản lý tài
chính

5 Quản lý, điều hành

Năng lực và hiệu lực của
phương pháp và hệ thống quản

Chỉ số cơ bản


Tình trạng thiết bị và năng lực công
nghệ
Cơ cấu chi phí/giá thành
Chất lượng

Đầu tư/Công suất/Bảo dưỡng
Hiệu suất sử dụng thiết bị
Nguồn nguyên liệu
Sáng chế/Sáng kiến
Chi phí/Cơ cấu chi phí, gia thành
Sản lượng/Chất lượng…
Số lượng/Cơ cấu/rình độ
Năng suất lao động
Tiền lương/Chế độ đãi ngộ…

Nguồn tài chính
Năng lực huy động
Tình trạng tài chính
Hiệu quả sử dụng nguồn

Tình trạng hoạt động tài chính
Báo cáo tài chính
Chỉ số tài chính…

Hệ thống điều hành

Mức độ tiêu chuẩn hoá



23

lý, điều hành

Quản trị văn phòng
Quản trị quá trình kinh doanh

Tin học hoá


24

Bảng 4: Chỉ số thực hiện Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp - KRIs
CÁC NGHĨA VỤ
TRONG TNXH

1 Nghĩa vụ Kinh tế

2 Nghĩa vụ Pháp lý

3 Nghĩa vụ Đạo đức

4

Nghĩa vụ Nhân
văn

ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN CỦA DNNN
Tiêu dùng


Người LĐ

DN/Ngành

Hàng hoá
Giá cả
Lợi ích

Sản phẩm
Phương tiện LĐ
Việc làm
Tiền công

Nguồn lực
Hệ thống
Lợi ích/Giá trị

An toàn

An toàn
Bình đẳng
Sở hữu trí tuệ

Cạnh tranh
trung thực
Sở hữu trí tuệ

Chất lượng (tin
cậy, thoả mãn
yêu cầu)

Quảng cáo

Điều kiện lao
động

Đáp ứng mong
đợi/ kỳ vọng

Môi trường nơi
làm việc
Bầu không khí tổ
chức
Văn hoá DN

Thương hiệu

Biểu tượng
ngành

Chủ sở hữu

Cộng đồng/XH

QLNN

Phúc lợi xã hội

Nguồn lực kinh tế
Cân đối cung cầu
Tạo việc làm

Thu nhập/Mức
sống
Phúc lợi xã hội
Phát triển KHKT

Bảo vệ môi
trường

Đóng góp ngân
sách
Thực thi chính
sách/pháp luật

Trung thực

Phát triển cộng
đồng
Đóng góp nhân
đạo

Cân bằng
Phát triển
Đóng góp xã hội
Động lực phát
triển của nền kinh
tế

Xây dựng hình
ảnh


Phát triển cộng
đồng
Chương trình
nhân đạo

Trách nhiệm tiên
phong

Quản lý và sử
dụng tài sản
Lợi ích/Giá trị
TS

Quyền kiểm soát
Minh bạch


25

8. Kết luận

Từ những phân tích trong phần này có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, hiệu lực của việc điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế thông
qua doanh nghiệp được quyết định bởi việc năng lực can thiệp của chính phủ và
hiệu lực của các biện pháp can thiệp đối với doanh nghiệp. Năng lực ra quyết định
của cơ quan QLNN cần được đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp. Những thông tin
liên quan đến phương pháp ra quyết định cần được tập hợp và xử lý thích hợp.
Thứ hai, hiệu lực kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động của doanh
nghiệp sẽ được nâng cao qua việc: (i) sử dụng biện pháp can thiệp thích hợp như
lựa chọn phương pháp xây dựng hệ thống chỉ tiêu/nhiệm vụ và phân bổ nguồn lực

hợp lý, minh bạch và có khả năng thẩm định (cơ chế dự án là phù hợp), và (ii) nâng
cao ý thức/trách nhiệm/năng lực “tự kiểm soát” của doanh nghiệp bằng cách cung
cấp/hỗ trợ tập hợp thông tin một cách hệ thốngvề tình hình hoạt động của doanh
nghiệp.
Để làm được điều này, cần có định hướng đúng đắn cho việc sử dụng thông
tin, tư liệu tập hợp được về doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chính sách hỗ
trợ và khích lệ doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường
năng lực quản lý, khai thác một cách hữu hiệu các nguồn lực trong đó có cả nguồn
thông tin và sự trợ giúp từ chính phủ. Bảng 5 là một số định hướng cho mục đích
này.
Thứ ba, nội dung của bộ chỉ số gồm 3 phần: (a) thông tin nguyên sinh – những
chỉ số cơ bản; (b) thông tin thứ sinh – những chỉ số năng lực và hoạt động được
xác định qua phân tích, xử lý bằng mô hình/phương pháp/công thức đã lựa chọn; và
(c) thông tin dự báo – thông tin đánh giá/kết luận về năng lực/kết quả hoạt động


×