Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hiện Trạng Tảo Độc Trong Ao Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 78 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ HIỆN TRẠNG TẢO ĐỘC TRONG AO
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM ”

Người thực hiện

: Nguyễn Mai Trang

Lớp

: MTD

Khóa

: K57

Chuyên ngành

: Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Đỗ Thủy Nguyên


Hà Nội – 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“ HIỆN TRẠNG TẢO ĐỘC TRONG AO
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM ”

Người thực hiện

: Nguyễn Mai Trang

Lớp

: MTD

Khóa

: K57

Chuyên ngành

: Môi trường


Giáo viên hướng dẫn

: TS. Đỗ Thủy Nguyên

Địa điểm thực tập

: Bộ môn công nghệ môi trường

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngoài
sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ những lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc nhất của mình.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS. Đỗ Thủy
Nguyên giảng viên bộ môn Công nghệ Môi trường – Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận cũng như tận tình truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô ThS. Nguyễn Thị Thu Hà, giảng viên
bộ môn Công nghệ môi trường, khoa Môi trường, cô đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các quý thầy, cô giáo bộ môn Công nghệ
Môi trường – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập tại bộ môn.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Trần Minh Hoàng,
các bạn Nguyễn Xuân Quỳnh, Mai Đức Trung đã luôn quan tâm và đồng hành
cùng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình và bạn bè đã
động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2016
Sinh Viên

Nguyễn Mai Trang

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................
DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT...................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

ii


DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................................

DANH MỤC BẢNG...................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................
DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT...................................................................................
Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................
1.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam........................................................3

1.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam................................................3
Nuôi thuỷ sản nước ngọt......................................................................................4
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ
phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị
thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định:
trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi ... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động.
Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.....................................................4
Bảng 1.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012........................................6
Bảng 1.2. Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020.........7
1.1.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu...............................................8
1.2. Tổng quan về tảo độc trong hệ sinh thái nước ngọt...........................................10

1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, thành phần, quá trình sinh trưởng phát triển
của tảo độc nước ngọt.........................................................................................10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của tảođộc..............26
1.2.3. Độc tố tảo độc và tác động của tảo độc đến hệ thủy sinh trong ao nuôi
trồng thủy sản.....................................................................................................28
1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý của các loại tảo độc trong ao nuôi...................32

1.3.1. Hiện trạng phát sinh tảo độc.....................................................................32
1.3.2. Thực trạng quản lý các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản..........34

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................

iii


2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................35
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................35
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................35
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................
3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm..............................38

Bảng 3.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Gia Lâm phân theo hình thức nuôi
.........................................................................................................................39
Bảng 3.2: Sản lượng NTTS huyện Gia Lâm 2015........................................40
3.2 Đặc điểm và hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm..40

Bảng 3.3. Đặc điểm ao nuôi quảng canh khu vực nghiên cứu......................41
Bảng 3.4: Đặc điểm ao nuôi bán thâm canh khu vực nghiên cứu.................42
Bảng 3.5: Đặc điểm ao nuôi thâm canh khu vực nghiên cứu........................43
3.3. Hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm.....................44

3.3.1. Hiện trạng chung về chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia
Lâm.....................................................................................................................44
Bảng 3.6. Các thông số chất lượng nước ao nuôi tại khu vực nghiên cứu....45
3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước phân theo hình thức nuôi............................45
3.4. Hiện trạng tảo độc tại các ao nuôi......................................................................51


3.4.1. Thành phần loài........................................................................................51
3.4.2. Mật độ tảo độc..........................................................................................54
3.5. Mối quan hệ giữa các đặc tính ao nuôi và sự xuất hiện của tảo độc..................55

3.5.1 Mối quan hệ giữa hình thức nuôi và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi
thủy sản...............................................................................................................55
3.5.2. Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi
thủy sản...............................................................................................................57
3.3.3. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng, mật độ tảo độc và diện tích ao nuôi.......62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................
Kết luận...............................................................................................................65
Kiến nghị............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

iv


DANH MỤC HÌNH
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................
MỤC LỤC....................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................
DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT...................................................................................
Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...................................................................................2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................
1.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam........................................................3

1.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam................................................3

Nuôi thuỷ sản nước ngọt......................................................................................4
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ
phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị
thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định:
trắm, chép, trôi, mè, trê lai, rô phi ... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động.
Năng suất cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.....................................................4
Bảng 1.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012........................................6
Bảng 1.2. Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020.........7
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện xu thế phát triển của ngành thủy sản................8
từ năm 2010- 2020........................................................................................8
1.1.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu...............................................8
1.2. Tổng quan về tảo độc trong hệ sinh thái nước ngọt...........................................10

1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, thành phần, quá trình sinh trưởng phát triển
của tảo độc nước ngọt.........................................................................................10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của tảođộc..............26
1.2.3. Độc tố tảo độc và tác động của tảo độc đến hệ thủy sinh trong ao nuôi
trồng thủy sản.....................................................................................................28
1.3. Hiện trạng phát sinh và quản lý của các loại tảo độc trong ao nuôi...................32

1.3.1. Hiện trạng phát sinh tảo độc.....................................................................32
1.3.2. Thực trạng quản lý các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản..........34

v


Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................35
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................35

2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................35
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................
3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm..............................38

Bảng 3.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Gia Lâm phân theo hình thức nuôi
.........................................................................................................................39
Bảng 3.2: Sản lượng NTTS huyện Gia Lâm 2015........................................40
3.2 Đặc điểm và hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm..40

Bảng 3.3. Đặc điểm ao nuôi quảng canh khu vực nghiên cứu......................41
Bảng 3.4: Đặc điểm ao nuôi bán thâm canh khu vực nghiên cứu.................42
Bảng 3.5: Đặc điểm ao nuôi thâm canh khu vực nghiên cứu........................43
3.3. Hiện trạng chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm.....................44

3.3.1. Hiện trạng chung về chất lượng nước ao nuôi trên địa bàn huyện Gia
Lâm.....................................................................................................................44
Bảng 3.6. Các thông số chất lượng nước ao nuôi tại khu vực nghiên cứu....45
3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước phân theo hình thức nuôi............................45
3.4. Hiện trạng tảo độc tại các ao nuôi......................................................................51

3.4.1. Thành phần loài........................................................................................51
3.4.2. Mật độ tảo độc..........................................................................................54
3.5. Mối quan hệ giữa các đặc tính ao nuôi và sự xuất hiện của tảo độc..................55

3.5.1 Mối quan hệ giữa hình thức nuôi và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi
thủy sản...............................................................................................................55
3.5.2. Mối quan hệ giữa chất lượng nước và sự xuất hiện tảo độc trong ao nuôi
thủy sản...............................................................................................................57

3.3.3. Mối quan hệ giữa dinh dưỡng, mật độ tảo độc và diện tích ao nuôi.......62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................
Kết luận...............................................................................................................65
Kiến nghị............................................................................................................65

vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

vii


DANH MỤC TỪ VİẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

ASP

: Amnesic sheltfish poisoning

BTC

: Bán thâm canh

CFP

: Ciguatera Fish Poisoning


COD

: Nhu cầu oxy hóa hóa học

DO

: Hàm lượng oxy hòa tan

DSP

: Diarrhetic sheltfish poisoning

MCs

: Microcystins

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

PSP

: Paralytic sheltfish poisons

QC

: Quảng canh

QCCT


: Quy chuẩn cho phép

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TC

: Thâm canh

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

: Tổng Nito

TP

: Tổng Photpho

TT

: Thị trấn

UBND

: Ủy ban nhân dân


VAC

: Vườn ao chuồng

VKL

: Vi khuẩn Lam

viii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, khoảng
1960mm với 2860 sông suối lớn nhỏ. Với một tiềm năng lớn về diện tích nước mặt
như vậy thì nuôi trồng thủy sản hiện đang là một ngành có vai trò quan trọng trong
cơ cấu kinh tế nước ta.
Là một huyện nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, nơi có hai con sông là
sông Hồng và sông Đuống chảy qua, với diện tích mặt nước khoảng 625,27ha trong
đó diện tích đã sử dụng cho nuôi trồng thủy sản là 482,07ha, huyện Gia Lâm có đầy đủ
điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản, nước là môi trường sống cụ thể cho cá, tôm và
các thực vật thủy sinh khác, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng
phát triển của cá. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi cho cá phát
triển tốt là rất quan trọng. Có rất nhiều yếu tố chi phối và gây ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến các tiêu chuẩn này như: các tính chất vật lý, hóa học của nước
(nhiệt độ, pH, độ trong, màu nước...), các loài động thực vật, vi sinh vật phù du sống
trong nước (tôm, cá, động vật phù du, tảo, rong rêu,...)
Tảo là nhóm thực vật phù du có vai trò quan trọng trong ao nuôi. Tảo cung

cấp oxy trong quá trình quang hợp, tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự
nhiên của các loài thủy sản và cũng là nguồn chủ yếu tạo ra các vật chất hữu cơ
trong môi trường nước. Trong môi trường nước ngọt có 7 ngành tảo khác nhau: tảo
giáp, tảo khuê, tảo lam, tảo lục, tảo mắt, tảo vàng và tảo ánh vàng. Lợi ích của tảo
trong nuôi trồng thủy sản là không thể phủ nhận, song vẫn có một số loài tảo có khả
năng tiết ra độc tố gây hại cho cá và môi trường nước nhất là khi chúng phát triển
dày đặc hay còn gọi là hiện tượng nước nở hoa (tảo lam, tảo giáp...) Điều này gây
ảnh hưởng rất lớn đến động vật trong ao nuôi cũng như ảnh hưởng lớn đến ngành
nuôi trồng thủy sản.
Trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Hiện trạng các loại tảo độc
trong ao nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Lâm”

1


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hiện trạng của các loại tảo độc trong ao nuôi trồng thủy sản.
- Khảo sát các yếu tố chi phối sự phát triển của tảo độc trong ao nuôi

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
1.1.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài hơn 3260 km,
nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng
thủy sản Việt Nam tăng liên tục qua các năm từ năm 2000 đến năm 2012 cả về sản
lượng nuôi trồng và sản lượng khai thác.Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì
tăng trưởng liên tục trong 13 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với

chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có
những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình
quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản
của cả nước. Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản Việt Nam thì
trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ
hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức trưởng bình quân
6,42%/năm.
Theo điều tra sơ bộ của ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 loài, cá
nước lợ, nước mặn cũng có 186 loài. Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất
khẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Phương thức nuôi trồng cũng rất
đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong phú.
Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh, thu được
hiệu quả kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các
vùng ven biển, nông thôn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xoá
đói, giảm nghèo.
Theo điều tra và quy hoạch của bộ thuỷ sản, đến tháng 8 năm 2001 tổng diện
tích nuôi trồng ở nước ta là 1,19 triệu ha.

3


Nuôi thuỷ sản nước ngọt
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ
phong trào ao cá Bác Hồ đến phong trào VAC. Xu hướng diện tích ao đang bị thu
hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm,
chép, trôi, mè, trê lai, rô phi ... nguồn giống sinh sản hoàn toàn chủ động. Năng suất
cá nuôi đạt bình quân trên 3 tấn/ha.
Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh. Đặc biệt, tôm càng xanh là
một mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trung
tâm dịch vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng, tăng thu

nhập và giá trị xuất khẩu .
Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khí
hậu cộng với vấn đề trình độ của người nuôi chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn
đến sự không ổn định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào nuôi là: lươn, ếch,
ba ba, cá sấu ... Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị
trường không ổn định ... đã hạn chế khả năng phát triển.
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngoài ra còn thả
ghép cá trôi, cá rô phi ... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên
lượng cá thả vào hồ nuôi có xu hướng giảm.
Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông,
trên hồ . Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng
thu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông, ven hồ. Ở các
tỉnh phía Bắc và miền Trung, đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, quy mô lồng nuôi
khoảng 12 – 24 m3, năng suất 400 – 600 kg /lồng.Ở các tỉnh phía Nam, đối tượng
nuôi chủ yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống tượng,cá he Quy mô lồng, bè nuôi lớn,
trung bình khoảng 100 – 150 m3/bè, năng suất bình quân 15 – 20 tấn/bè.
Nuôi cá ruộng trũng : Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo
mô hình cá - lúa khoảng 580.000 ha. Năm 1998, diện tích nuôi cá khoảng 154.200
ha. Năng suất và hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn. Đây là một hướng cho việc

4


chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói
giảm nghèo ở nông thôn.
Nuôi tôm nước lợ
Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua, đã có bước
chuyển từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị ngoại tệ cao
cho nền kinh tế quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động.
Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước,

nhất là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, song chủ yếu là tôm sú .
Tôm được nuôi trong ao đầm theo mô hình khép kín, nuôi trong ruộng và nuôi trong
rừng ngập mặn . Nhìn chung, khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi tôm.
Nghề nuôi tôm ở khu vực này phát triển mạnh, chủ yếu dựa vào việc đánh bắt các
giống tôm tự nhiên. Diện tích nuôi tôm ước tính có tới 200 nghìn ha, trong đó 25 %
là nuôi kết hợp với trồng ( tôm – lúa , tôm – dừa, tôm – sản xuất muối, tôm - đước ).
Nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn
Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn có tiềm năng phát triển tốt. Đến nay
nghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ,
nuôi trồng rong sụn có nhiều triển vọng tốt. Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế về
công nghệ, chưa chủ động được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian qua
còn bị lệ thuộc vào tự nhiên, chưa phát triển mạnh.
Số liệu thống kê chi tiết về sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012 được thể
hiện ở Bảng 1.1: Trong năm 2012, sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với
năm 2011, chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung
nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại
dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển 1530%. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng năm 2012 chỉ tăng 6,8% khi hoạt động
nuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứng tôm chết sớm hoành hành trên
diện rộng. Sản lượng cá tra chỉ tăng nhẹ 3,4% trong năm 2012, nhưng đã đạt được
mức cao kỷ lục 1.190 nghìn tấn. Tăng trưởng sản lượng nuôi trồng chủ yếu đến từ

5


hoạt động nuôi trồng các loài thủy sản khác, với mức tăng khá cao 10,6% trong năm
2012.
Bảng 1.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2012
TH 2011

TH 2012


Tăng/giảm(%)

Tổng sản lượng thủy sản (nghìn tấn)

5.417

5.816

8,5

Khai thác thủy sản

2.420

2.676

10,6

Trong đó: Khai thác hải sản

2.226

2.483

9,6

154

193


25,3

2.997

3.200

6,8

496

500

0,9

Cá tra

1.151

1.190

3,4

Khác

1.350

1.1510

10,6


1.200.000

1.200.000

0,0

656.000

658.000

0,3

Cá tra

5.500

5.600

1,8

Khác

538.500

536.400

0,4

Khai thác nội địa

Tổng sản lượng nuôi trồng (nghìn
tấn)
Trong đó: Tôm

Diện tích nuôi (ha)
Trong đó: Tôm

Nguồn: Tin tức nông nghiệp (2013)
Theo thống kê giai đoạn 2001-2011, tổng sản lượng thủy sản tăng bình quân
8,36%/năm, có thể nói đây là giai đoạn đưa vào sử dụng gần hết tiềm năng diện
tích. Vì vậy đến năm 2020, chúng ta khó có thể đạt tốc độ tăng trưởng như giai đoạn
trước mà chỉ dừng lại ở mức 2,86%/năm, thấp hơn giai đoạn 10 năm trước khoảng
5,5%/năm. Cụ thể các chỉ tiêu dự báo lượng cung cầu thủy sản ở Việt Nam đến năm
2020 (Bảng 1.2).

6


Bảng 1.2. Dự báo cung – cầu nguyên liệu ở trong nước đến năm 2020
T
T

Hạng mục
Tổng sản lượng thủy sản

I

Đvt

2010


2011

2015

2020

Nghìn
tấn

5.128

5.320

5.800

6.900

1

Sản lượng thủy sản nuôi

Nghìn tấn

2.708

3.000

3.600


4.500

2

Sản lượng thủy sản khai thác

Nghìn tấn

2.420

2.320

2.200

2.400

II

Chế biến xuất khẩu

1

Sản lượng chế biến

Nghìn tấn

1.353

1.522


1.620

2.000

2

Giá trị

Tr.USD

5.033

6.110

7.500

11.000

Nghìn tấn

685

728

810

950

III Chế biến cho nhu cầu nội địa
1


Sản lượng chế biến

2

Giá trị

IV

Tổng nhu cầu nguyên liệu

Tỷ đồng

12.980 13.788 17.510 22.790

Nghìn
tấn

3.730

4.023

4.606

4.080

1

Chế biến cho xuất khẩu


Nghìn tấn

2.570

2.729

2.936

4.180

2

Chế biến nội địa

Nghìn tấn

1.160

1.294

1.670

1.900

V

Khả năng cung cấp trong
nước

Nghìn

tấn

3.320

3.488

3.766

5.080

1

Từ NTTS

Nghìn tấn

2.060

2.188

2.506

3.820

2

Từ KTTS

Nghìn tấn


1.260

1.260

1.260

1.260

3

Nhập khẩu

Nghìn tấn

410

514

620

1.000

Nghìn
tấn

1.808

1.811

1.814


1.820

VI

Tiêu thụ thủy sản tươi
sống nội địa

1

Từ NTTS

Nghìn tấn

360

786

976

1.140

2

Từ KTTS

Nghìn tấn

1.448


1.025

838

680

Nguồn: Tổng cục thủy sản-Viện kinh tế quy hoạch thủy sản-Báo cáo tóm tắt “Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

7


Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện xu thế phát triển của ngành thủy sản
từ năm 2010- 2020
Qua biểu đồ trên, ta thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước ta có xu
hướng tăng và phát triển liên tục từ năm 2010 cho tới năm 2020 (từ 2708 nghìn tấn
tới 4500 nghìn tấn), tăng nhanh nhất ở giai đoạn 2015-2020 (tăng 900 nghìn tấn).
Sản lượng thủy sản khai thác thì từ năm 2010 tới năm 2015 có xu hướng giảm liên
tục và tăng dần từ năm 2015 tới năm 2020.
1.1.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản chủ yếu
Hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao: Đây là hình thức phổ biến nhất và
xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào
ao thả cá, sau đó xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này
được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người dân có
thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh (Nguyễn
Quang Linh, 2011). NTTS trong ao với 3 hình thức chủ yếu: quảng canh, thâm
canh, bán thâm canh.
- Nuôi quảng canh : trong quá trình nuôi phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn tự
nhiên có sẵn trong ao


8


- Nuôi thâm canh: việc sinh trưởng của cá nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào
thức ăn cung cấp bên ngoài
- Nuôi bán thâm canh: việc sinh trưởng của cá nuôi phụ thuộc vào thức ăn
tự nhiên và thức ăn cung cấp bên ngoài.
Hình thức nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờ:
Hình thức nuôi này khá phổ biến ở các thủy vực khác nhau (nước ngọt, nước lợ,
nước mặn) tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc trên
các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3m trở lên. Đây là hình thức được phát
triển nuôi trồng thủy sản trong 5 năm trở lại đây. Hình thức này đã tận dụng được
diện tích mặt nước, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của
những người sống trên sông, ven hồ, ven biển. Ở các tỉnh phía Bắc và khu vực miền
Trung, đối tượng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, quy mô lồng nuôi khoảng 12 - 24 m 3,
năng suất 400 - 600 kg/lồng. Ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam, đối tượng nuôi chủ
yếu là cá ba sa, cá lóc, cá bống tượng, cá he. Quy mô lồng, bè nuôi tương đối lớn,
trung bình khoảng 100-150 m3/bè, năng suất bình quân đạt 15-20 tấn/bè. Người dân
đã tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả
rất tốt. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh và thâm canh (Thư
viện Học liệu mở Việt Nam, 2015).
Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng: là hình thức nuôi có giới hạn bằng các
chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ
4-6m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật
liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp dụng cho
nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh và
quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ
sâu từ 4-6m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2-3m (Nguyễn Hữu
Đăng, 2011).
Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao: Đây là hình thức

áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến, người dân có thể
nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển. Hình thức nuôi hỗn
hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi

9


hỗ hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến (Nguyễn Quang Linh,
2011)
1.2. Tổng quan về tảo độc trong hệ sinh thái nước ngọt
1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, thành phần, quá trình sinh trưởng phát triển
của tảo độc nước ngọt
Trong môi trường nước ngọt, tảo lam (VKL) là nhóm vi tảo duy nhất sản ra
độc tố. Sự nở hoa VKL tại các thuỷ vực không phải là hiện tượng mới. Con người
nhận biết nó từ khoảng thế kỷ thứ 12 (Codd, 1996). Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển của xã hội, trong vài chục năm trở lại đây, sự ô nhiễm bởi các nguồn nước
thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản kéo theo sự nở hoa
của VKL, chủ yếu là VKL độc trong các thuỷ vực khác nhau xảy ra ngày càng
thường xuyên hơn và đã trở thành mối đe doạ cho các ngành công nghiệp nuôi
trồng và khai thác thuỷ hải sản, các hoạt động giải trí dưới nước, sức khoẻ con
người và là nguyên nhân gây chết động vật nuôi cũng như động vật hoang dã và cả
của con người ở nhiều nơi trên toàn thế giới (Codd, 1997; Rapala, 1998; Đặng và
cộng sự, 2003, 2004, 2005).
Cho đến nay, người ta đã phát hiện được khoảng 100 loài VKL độc nước
ngọt thuộc 40 chi trong đó thường gặp nhất là các chi Microcystis, Anabaena,
Aphanizomenon, Oscillatoria, Nostoc, Cylindrospermopsis, Anabaenanopsis,
Cylindrospermum, Haphalosiphon, Lynbya, Nodularia, Phormidium, Planktothrix,
Umezakia, Pseudoanabaena (Gkelis et al, 2005, Jayatissa et al., 2006,
vanApeldoorn et al, 2007). Trong các chi kể trên, chi Microcystis với loài
Microcystis aeruginosa xuất hiện thường xuyên ở hầu khắp các thủy vực nước ngọt

trên thế giới.
Một số chi thuộc VKL độc:
• Chi Microcystis
Chi này thường chiếm ưu thế trong thực vật nổi của các ao hồ nhiệt đới. Loài
M. aeruginosa là loài toàn cầu, sự phong phú của nó trong sự nở hoa của nước
thường gây hậu quả xấu cho kinh tế và sức khoẻ (Collins, 1978; Reynolds et all,
1981). Kích thước, hình dạng và sự sắp xếp của các tế bào trong tập đoàn biến thiên

10


rất lớn. Số lượng tế bào trong một tập đoàn có thể chỉ vài tế bào, có khi đến hàng
ngàn. Tế bào có dạng hình cầu, hình trứng hoặc quả nang, kích thước cuả tế bào
thường từ 3-10 µm, Các tế bào được liên kết với nhau bằng chất nhầy tạo nên tập
đoàn (25% thể tích của tập đoàn là chất nhầy).
Tế bào của Microcystis chứa các không bào khí nên có màu đen, Đôi lúc
chúng chìm xuống đáy ao hồ (vào mùa thu do sự tích luỹ hydratcarbon làm tăng tỷ
trọng của tảo, vào mùa xuân khi nhiệt độ của nước tăng, tảo lại nổi lên). Khi còn
non tập đoàn có dạng hình cầu, khi trưởng thành và già tập đoàn có sự biến dạng
mạnh. Theo Reynold et all (1981), hàm lượng O 2 tối ưu để các quần thể non
Microcystis sinh trưởng khi nước nở hoa là từ 1- 4mg/lit, ngoài ngưỡng trên thì nó
có tác động ngược lại (với quần thể). Sự sinh trưởng này cũng được kích thích bởi
sự tăng lên của nhiệt độ nước.
Microcystis aeruginosa và M. flos-aqae thường gây hiện tượng “nở hoa”
nước ở các hồ có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp. Khi thiếu photpho các không
bào khí ở Microcystis và Aphanizomenon đều không được hình thành. Các không
bào khí của Microcystis thường bị xẹp mạnh bởi áp suất trương. Chính yếu tố này
giúp ta giải thích sự sinh trưởng dày đặc của chúng ở trên bề mặt nước.
∗ Microcystis aeruginosa tiết ra độc tố gây ảnh hưởng đến sinh vật thủy
sinh, làm mất phẩm chất của nước. (Hình 1.2)

INCLUDEPICTURE
" />sa.jpeg"

\*

MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE

" />sa.jpeg"

\*

MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE

" />
11


sa.jpeg"

\*

MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE

" \*


MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE

" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE

" \*

MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE

" />ria/MicrocystisAeruginosaPCC780.png"

\*

MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE
" />ria/MicrocystisAeruginosaPCC780.png"

\*

MERGEFORMATINET

INCLUDEPICTURE
" />
12



ria/MicrocystisAeruginosaPCC780.png"

\*

MERGEFORMATINET

Hình 1.2: Microcystis aeruginosa
∗ Microcystis pulverea thường gặp trong các sinh vật phù phiêu, sinh vật
đáy và thậm chí nhiều nơi trên mặt đất và trong đất. (Hình 1.3)
INCLUDEPICTURE " />q=tbn:ANd9GcRGWRy5glNeAk_0eG_N0dWo3AgrBtddylFjxYZkMS6UO1jT
RuuL" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />q=tbn:ANd9GcRGWRy5glNeAk_0eG_N0dWo3AgrBtddylFjxYZkMS6UO1jT
RuuL" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />q=tbn:ANd9GcRGWRy5glNeAk_0eG_N0dWo3AgrBtddylFjxYZkMS6UO1jT

RuuL" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE " />q=tbn:ANd9GcRpd7SfrhZsWv0kOsXU95l-ULrdLyCPzYghFyBgQv-

13


tiElYauXJ" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE " />q=tbn:ANd9GcRpd7SfrhZsWv0kOsXU95l-ULrdLyCPzYghFyBgQv-

tiElYauXJ" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.3: Microcystis pulverea
• Chi Oscillatoria

Trong chi này, các tế bào có dạng hình trụ tròn và tự do, chúng không bao
giờ tạo thành tập đoàn. Khi nhìn dưới kính hiển vi quang học, hầu hết các loài của
nó dường như không có áo (bao), nhưng trên thực tế chúng có bao rất mỏng, tản
không phân nhánh. Tế bào có chiều rộng (theo mặt cắt ngang) lớn hơn chiều dài,
không có eo thắt giữa các tế bào cạnh nhau,tế bào không phân biệt "chân" và "đầu",
nhưng tế bào tận cùng ở một số loài có thể là hình cầu, hình nón hoặc giãn ra tạo
thành mũ.
Tận cùng của tế bào đôi khi nghiêng về một bên. Ở Osccillatoria không tìm
thấy tế bào dị hình hoặc bào tử. Sinh sản bằng cách tạo ra các hormogonium, đó là
kết quả sự hình thành các đĩa phân cắt, lõm 2 mặt tại một số điểm dọc theo trichom.
Chi có trên 100 loài, phân bố rộng trong nước ngọt, trong biển, suối nước nóng và
những nơi bị ảnh hưởng của nước thải.
Các loài thường gặp: Oscillatoria princeps, O.sancta, O.limosa thường gặp
trên mặt bùn, đáy ao, ven bờ. Ðặc biệt là loài O. princeps có mặt ở bất cứ địa điểm

14


nào, gặp cả ở suối nước nóng cùng với Oscillatoria chalybea. Oscillatoria brevis,
O.formosa thường hình thành lớp màng mỏng trên cát ẩm hay trên đất.
INCLUDEPICTURE
" />plicissima/sp_05.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />plicissima/sp_05.jpg" \* MERGEFORMATINET INCLUDEPICTURE
" />
plicissima/sp_05.jpg" \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE " \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE " \* MERGEFORMATINET
INCLUDEPICTURE " \* MERGEFORMATINET

15



×