Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Hoạt Động Truyền Thông Marketing Qua Internet Của Thư Viện Anh (The British Library) Và Khả Năng Áp Dụng Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.62 KB, 131 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
-----------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET
CỦA THƯ VIỆN ANH (THE BRITISH LIBRARY)
VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI THƯ VIỆN Q́C GIA VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THƠNG TIN THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-X

HÀ NỘI, 2015
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA THÔNG TIN – THƯ VIỆN
-----------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH DIỆP

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET
CỦA THƯ VIỆN ANH (THE BRITISH LIBRARY)


VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI THƯ VIỆN Q́C GIA VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THƠNG TIN THƯ VIỆN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-X

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ TRANG NHUNG

HÀ NỘI, 2015
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn
Thị Trang Nhung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Thứ hai, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong
Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học
Quốc gia Hà Nội) đã giảng dạy cho tôi trong suốt những năm học qua, để tơi có được
những kiến thức như ngày hơm nay và những kết quả đã thể hiện được phần nào trong
khóa luận này.
Ći cùng, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam đã cung cấp thông tin và hỗ trợ tơi khảo sát thực tế trong q trình thực hiện khóa
luận tớt nghiệp.
Trong q trình hồn thành khóa luận tớt nghiệp với thời gian ngắn, cộng với
trình độ và khả năng có hạn của một sinh viên, dù đã rất cớ gắng song chắc chắn khó
tránh khỏi những hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, tơi rất

mong nhận được những ý kiến đóng góp của q thầy cơ và các bạn để đề tài khóa
luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Diệp

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................7
5. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài..............................................................................8
6. Bố cục của đề tài..............................................................................................................................8
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG...........................................................................................................................9
VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ANH VÀ
THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM..............................................................................................................9
1.1 Cơ sở lý luận chung........................................................................................................................9
1.1.1 Khái niệm chung.....................................................................................................................9
1.1.2 Vai trò của marketing qua Internet trong hoạt động thơng tin thư viện...............................15

1.1.3 Các hình thức truyền thơng marketing trên internet............................................................18
1.1.3.1 Website..............................................................................................................................18
1.1.3.2 Blog....................................................................................................................................19
1.1.3.3 Mạng xã hội.......................................................................................................................20
1.1.3.4 Email marketing.................................................................................................................24
1.1.4 Cơ sở thực tế cho các thư viện Việt Nam thực hiện marketing qua internet........................25
1.1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing qua Internet cho các cơ quan
Thông tin - Thư viện.......................................................................................................................25
1.2 Khái quát về Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam.........................................................29
1.2.1 Khái quát về Thư viện Anh....................................................................................................29
1.2.2 Khái quát Thư viện Quốc gia Việt Nam.................................................................................32
CHƯƠNG 2............................................................................................................................................35
THỰC TRẠNG.........................................................................................................................................35
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET..................................................................35
TẠI THƯ VIỆN ANH VÀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM........................................................................35

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp
2.1 Thực trạng hoạt động truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Anh..........................35
2.1.1 Qua Website.........................................................................................................................35
2.1.2 Qua Blogs..............................................................................................................................64
2.1.3 Qua Facebook.......................................................................................................................71
2.1.4 Qua Youtube.........................................................................................................................73
2.1.5 Qua Email.............................................................................................................................75
2.2 Thực trạng truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Quốc gia Việt Nam....................76
2.2.1 Qua Website.........................................................................................................................76
2.2.2 Qua facebook........................................................................................................................84
2.2.3 Qua Youtube.........................................................................................................................86

CHƯƠNG 3............................................................................................................................................87
ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MARKETING QUA INTERNET CỦA THƯ VIỆN QUỐC
GIA VIỆT NAM........................................................................................................................................87
3.1 Đánh giá hoạt động marketing qua internet của Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam. 87
3.1.1 Thư viện Anh........................................................................................................................87
3.1.1.2 Đối với Blog......................................................................................................................101
3.1.1.3 Đối với Facebook.............................................................................................................102
3.1.1.4 Đối với Youtube...............................................................................................................104
3.1.1.5 Đối với Email....................................................................................................................105
3.1.2 Thư viện Quốc gia Việt Nam...............................................................................................106
3.1.2.1 Đối với Website................................................................................................................106
3.1.2.2 Đối với Facebook.............................................................................................................110
3.1.2.3 Đối với Youtube...............................................................................................................110
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Quốc gia
Việt Nam......................................................................................................................................111
3.2.1 Nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ thư viện.........................................................111
3.2.2 Nghiên cứu người dùng tin và xây dựng thói quen sử dụng các hình thức marketing quan
Internet của thư viện cho người dùng tin....................................................................................112
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện các hình thức marketing qua internet của Thư viện Quốc gia Việt Nam
.....................................................................................................................................................113
3.2.4 Sử dụng các hình thức marketing khác từ internet.............................................................119
3.2.4.1 Blog..................................................................................................................................119
3.2.4.2 Email................................................................................................................................120

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp
KẾT LUẬN.............................................................................................................................................121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................122

PHỤ LỤC..............................................................................................................................................125

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin như ngày nay, con người có
thể tiếp cận thơng tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Internet đang
từng bước thay đổi hoạt động của mọi lĩnh nói chung và của các cơ quan thơng tin thư
viện nói riêng, đặc biệt là hoạt động truyền thơng marketing của thư viện. Ngồi hình
thức truyền thơng marketing truyền thớng, các thư viện cịn có thêm một lựa chọn khác
chính là hình thức truyền thơng marketing qua Internet. Khi mà sớ lượng người sử
dụng Internet đang ngày một tăng thì marketing qua Internet thật sự là một phương tiện
quảng bá vơ cùng hữu ích cho các cơ quan thơng tin thư viện. Nhiều thư viện trên thế
giới đã nhận thấy vai trị quan trọng của hình thức marketing qua Internet trong thời đại
mới và vận dụng hiệu quả hình thức marketing này. Thư viện Anh (The British Library
- BL) là thư viện quốc gia của Vương quốc Anh. Đây là một trong những thư viện lớn
nhất thế giới lưu giữ các di sản văn hóa và tri thức của nhân loại. Sớm nhận ra thế
mạnh của hoạt động truyền thông marketing qua Internet, thư viện Anh đã vận dụng
khá tốt hình thức này để xóa bỏ những hạn chế của hình thức marketing truyền thớng.
Nhờ vậy mà hình ảnh của Thư viện Anh được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới.
Tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National
Library of Vietnam - NLV) là thư viện cấp quốc gia của Việt Nam, đứng đầu trong hệ
thống thư viện công cộng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Việt Nam. Mặc dù là thư viện cấp quốc gia với đối tượng người dùng đông đảo,
hoạt động truyền thơng marketing qua Internet của thư viện vẫn cịn tồn tại những điểm
hạn chế. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam, dựa trên những bài học kinh nghiệm của Thư viện Anh, tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài: “Hoạt động truyền thông marketing qua Internet của Thư viện Anh
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa luận tốt nghiệp
(The British Library) và khả năng áp dụng tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề
tài nghiên khóa luận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
− Mục đích nghiên cứu:
Hoạt động marketing qua Internet đối với các cơ quan Thơng tin - Thư viện
đóng vai trị rất quan trọng trong quảng bá hình ảnh và nguồn tài nguyên thư viện. Thư
viện Quốc gia Việt Nam với tư cách là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công
cộng cần phải đi đầu trong lĩnh vực để làm gương cho các thư viện khác. Chính vì vậy,
tơi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng
dụng internet trong công tác marketing của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
− Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về marketing qua Internet bao gồm: khái niệm, vai trị của
marketing qua internet, các kênh truyền thơng marketing qua Internet bao gồm
Website, Facebook, Youtube và Blog
+ Khảo sát và đánh giá thực trạng marketing qua internet tại Thư viện Anh và Thư viện
Quốc gia Việt Nam
+ Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Internet vào hoạt động marketing sản
phẩm và dịch vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động marketing qua Internet
− Phạm vi nghiên cứu: Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu





Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp phỏng vấn

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp
5. Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài
 Về mặt lý luận:
+ Làm rõ khái niệm marketing qua internet
+ Vai trò của truyền thơng marketing qua internet
+ Giới thiệu các hình thức truyền thơng marketing internet
 Về mặt thực tiễn
+ Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động marketing qua internet của Thư viện Anh
và Thư viện Quốc gia Việt Nam
+ Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng internet vào hoạt động marketing của
Thư viện Quốc gia Việt Nam
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phẩn Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung đề tài
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động truyền thông marketing qua Internet và
khái quát về Thư viện Anh và Thư viện Quốc gia Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing qua internet của Thư viện Anh và Thư
viện Quốc gia Việt Nam
Chương 3: Nhận xét và giải pháp nâng cao chất lượng Marketing qua internet của
Thư viện Quốc gia Việt Nam

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING QUA INTERNET VÀ
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN ANH VÀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận chung
1.1.1 Khái niệm chung
 Khái niệm truyền thơng
Truyền thơng (communication) là q trình chia sẻ thơng tin. Truyền thơng là
một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ
các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới
người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người
nhận. Phát triển truyền thơng là phát triển các q trình tạo khả năng để một người hiểu
những giừ người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu
tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. [11]
Hay một định nghĩa khác về truyền thông: “Truyền thông là q trình liên tục
trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc
nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều
chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của
cộng đồng và xã hội”. Khái niệm trên trích từ ćn: “Truyền thơng lý thuyết và kỹ
năng cơ bản” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên.
Về bản chất, truyền thơng là q trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục
giữa chủ thể truyền thông và đới tượng truyền thơng. Qúa trình trao đổi, chia sẻ ấy có
thể được hình dung qua ngun tắc bình thơng nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận
thức và hiểu biết giữa chủ thể và đối tượng truyền thông, gắn với nhu cầu trao đổi, chia
sẻ thì hoạt động truyền thơng diễn ra. Qúa trình truyền thơng vì vậy chỉ kết thúc khi đã
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa luận tốt nghiệp
đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thể truyền thông và đối tượng
truyền thơng.
Về mục đích, truyền thơng hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái
độ, nhận thức hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công
chúng. [12]
 Khái niệm marketing
Sự xuất hiện của Marketing gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa.
Khơng chỉ dừng lại ở mong ḿn vừa đủ, nhu cầu của con người ngày một cao theo sự
phát triển của xã hội. Cùng với đó, các đơn vị sản xuất phát triển nhanh chóng để đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng dẫn đến hiện tượng cung lớn hơn cầu. Để tồn tại được
thị trường cạnh tranh khớc liệt, các doanh nghiệp nói riêng và các đơn vị sản xuất nói
chung cần tìm các biện pháp tớt hơn để tiêu thụ hàng hố. Q trình tìm kiếm các giải
pháp tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá làm cho hoạt động Marketing ngày càng
phát triển và là cơ sở để hình thành một mơn khoa học hoàn chỉnh - Marketing.
Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XX.
Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào những năm 1980. Có
nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau, và có nhiều khái niệm về marketing được
đưa ra bàn luận. Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA (1985) định nghĩa: “Marketing là một
quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc
tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hóa, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động
trao đổi nhằm thỏa mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân”. [13]
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “Marketing là một quá
trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ
cần và mong ḿn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá
trị với những người khác” [14]

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa luận tốt nghiệp
Học viện Marketing Chartered của Anh lại đưa ra định nghĩa marketing khá đơn
giản: “Marketing là quá trình quản lý để xác định, dự báo và đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng một cách có hiệu quả và thuận lợi.'' [15]
Như vậy, nhiều định nghĩa khác nhau về marketing được đưa ra dựa trên những
khía cạnh nghiên cứu khác nhau của tác giả. Tuy nhiên tựu trung, bản chất của
marketing chính là hoạt động tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của khách hàng để có định
hướng cho việc đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó đưa sản phẩm và dịch vụ đến với
khách hàng một cách hiệu quả. Nhờ đó, marketing giúp các cá nhân, tổ chức thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
 Khái niệm truyền thông marketing
Theo Philip Kotler, “truyền thông marketing (marketing communication) là các
hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân
doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng
như sản phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp”. Truyền thông marketing có các
mục đích cơ bản là thơng báo, thuyết phục và nhắc nhở đối tượng nhận tin của về
thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Qua các nội dung thông điệp, doan nghiệp
thông báo cho khách hàng về sự có mặt của doanh nghiệp, thuyết phục họ về các ưu
việt của sản phẩm so với sản phẩm cạnh tranh, và nhắc nhở họ nhớ đến khi có nhu cầu.
Truyền thơng marketing hay cịn được gọi bằng một thuật ngữ tương đương khác là
xúc tiến (promotions), là một trong 4 thành tố - 4P của marketing hỗn hợp bao gồm:
sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (distribution) và xúc tiến (promotion).
[16]
Mơ hình marketing hỗn hợp nổi bật lên như một trong các mơ hình marketing
thớng trị nhiều năm qua ở các cơng trình nghiên cứu cũng như thực tiễn ứng dụng
marketing. Thuật ngữ marketing mix – marketing hỗn hợp lần đầu tiên được sử dụng
vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng
công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa luận tốt nghiệp
nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được
sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về
marketing và trong các lớp học cụ thể là:
• Product (Sản phẩm)
Theo tiêu chuẩn q́c tế ISO 9000:2000 thì “sản phẩm” là kết quả của một q
trình tập hợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác (với nhau) để biến đổi
đầu vào (input) và đầu ra (output). Sản phẩm gồm những thứ hữu hình có thể sờ mó
được (tangible) như ơ tơ, điện thoại... hoặc vơ hình khơng sờ được (intangible) như là
dịch vụ. Sản phẩm có thể là bất cứ cái gì được cung cấp mà nó thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Vì vậy, sản phẩm theo nghĩa rộng là hàng hóa và dịch vụ.
• Price (Giá cả)
Giá cả là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm. Giá cả rất quan trọng vì nó sẽ
quyết định lợi nhuận và sau đó là sự sớng cịn của cơng ty. Điều chỉnh giá có tác động
sâu sắc đến các chiến lược marketing, và tùy thuộc vào độ co giãn giá của sản phẩm,
thường nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như doanh số. Các nhà tiếp thị nên thiết lập
một mức giá mà bù đắp cho các yếu tố khác của marketing hỗn hợp.
• Place (Phân phới)
Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được
gọi là các kênh phân phới. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa
hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách
hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch
marketing nào.

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp
• Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng)

Promotion (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng) là tất cả các phương
pháp truyền thông một nhà tiếp thị có thể sử dụng để cung cấp thông tin về sản phẩm
cho các bên khác nhau về sản phẩm, chia thành hai loại chính là quảng cáo và quan hệ
công chúng.
Quảng cáo bao gồm bất kỳ sự truyền thơng mà nó phải trả tiền, từ quảng cáo
điện ảnh, quảng cáo phát thanh và quảng cáo Internet, thông qua phương tiện truyền
thông in ấn và biển quảng cáo. Quan hệ công chúng (PR – Public Relation) là nơi mà
sự thuyền thông không phải trả tiền trực tiếp bao gồm: thơng cáo báo chí, hợp đồng tài
trợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo, hội chợ thương mại và tổ chức sự kiện. Quảng cáo
truyền miệng (Word-of-mouth) là bất kỳ thơng tin khơng chính thức được nghe kể lại
từ những cá nhân bình thường về sản phẩm, sự hài lịng của khách hàng. Nhân viên bán
hàng thường đóng một vai trò quan trọng trong quảng cáo truyền miệng và quan hệ
công chúng. [17]
Như vậy, trong số 4 thành tố này thì truyền thơng marketing đóng vai trị quan
trọng trong việc hỗ trợ đắc lực các yếu tố khác. Các yếu tớ khác được xây dựng hồn
hảo thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho hoạt động truyền thông. Thông qua chiến lược
truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được
những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm cho người tiêu dùng. Do vậy,
chiến lược truyền thông marketing sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh số của các sản
phẩm hiện tại, tạo ra sự nhận biết và ưu thích đới với sản phẩm mới và xây dựng một
hình ảnh tớt đẹp về doanh nghiệp. [16]
 Khái niệm truyền thông marketing qua Internet
Như ta đã nói ở trên, sự ra đời của Internet đã tác động đến hoạt động mọi lĩnh
vực trong đó có hoạt động truyền thơng marketing. Internet ra đời cho phép các cá
nhân và tổ chức tiến hành marketing qua Internet hay cịn gọi là marketing online. Có
nhiều khái niệm khác nhau về marketing online như: Marketing online là việc ứng
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp

dụng cơng nghệ máy tính, các phương tiện điện tử vào việc nghiên cứu thị trường, hỗ
trợ phát triển sản phẩm, phát triển các chiến lược và chiến thuật marketing… nhằm
mục đích ći cùng là đưa sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đến người tiêu dùng một
cách nhanh chóng và hiệu quả. [18] Theo Philip Kotler, marketing online là: Qúa trình
lập kế hoạch về sản phẩm, giá phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý
tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và
Internet. [18] Hay một quan điểm khác của các tác giả Joel Reedy, Shauna Schullo,
Kenneth Zimmerman trong cuốn Electronic Marketing (2000) cho rằng: Marketing
online là toàn bộ những hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách
hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử. [18]
Như vậy, mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về marketing online, nhưng
nhìn chung tất cả các khái niệm trên đều thống nhất về phương thức thực hiện
marketing online chính là các phương tiện điện tử và Internet. Từ đó có thể hiểu truyền
thơng marketing qua Internet như sau: là việc sử dụng các phương tiện điện tử và
Internet, nhằm truyền thông tin một cách gián tiếp về sản phẩm và bản thân doanh
nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản
phẩm, và mua sản phẩm của doanh nghiệp.
 Khái niệm truyền thông marketing qua Internet trong hoạt động Thông tin Thư viện
Trong hoạt động Thơng tin Thư viện, marketing góp phần khơng nhỏ trong
quảng bá hình ảnh của thư viện và đưa hệ thống sản phẩm và dịch vụ của thư viện đến
với đông đảo bạn đọc. Nhờ marketing, các cán bộ thư viện có thể tìm hiểu nhu cầu tin
của người dùng tin để “cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho đúng đối tượng sử
dụng với giá cả hợp lý thông qua những phương pháp xúc tiến hiệu quả”. [19]
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ thư viện học ALA: “Marketing thông tin thư
viện là tất cả các hoạt động có mục đích cổ vũ cho sự trao đổi và đáp ứng giữa nhà

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp

cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thơng với người đang sử dụng hay sẽ có thể là
người sử dụng những dịch vụ này”. [20]
Theo Suzanne Walters, “Marketing là những hoạt động tạo ra các sản phẩm
thư viện cho người dùng tin. Nó khơng chỉ là quảng cáo hay quan hệ cơng chúng. Nó
bao gồm nghiên cứu thị trường, phân tích tiềm năng, các chương trình hiện có và các
dịch vụ, thiết lập mục tiêu và đối tượng, sử dụng khả năng thuyết phục trong giao tiếp.
Nói cách khác, marketing là những gì bạn làm hàng ngày để khách hàng đánh giá cao
những gì bạn đã làm cho họ và bạn làm điều đó như thế nào” [20]
Từ việc tìm hiểu những khái niệm trên, có thể hiểu truyền thông marketing qua
Internet trong hoạt động thông tin thư viện là việc ứng dụng công nghệ máy tính, các
phương tiện điện tử và Internet vào việc mang sản phẩm của thư viện tới người dùng
tin, đáp ứng nhu cầu của họ. Nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới trong hoạt động
marketing theo kịp thời đại sẽ đem lại thành công cho các cơ quan thông tin thư viện.
Khơng chỉ định vị được hình ảnh với người dùng tin, thư viện cịn có thể gây dựng
hình ảnh đẹp với lãnh đạo các cấp và các nhà tài trợ trong và ngồi nước.
1.1.2 Vai trị của marketing qua Internet trong hoạt động thơng tin thư viện
Thói quen của người dùng tin đã có sự thay đổi cùng với sự phát triển không
ngừng nghỉ của Internet. Việc sử dụng Internet để tìm kiếm thơng tin, tra cứu tài liệu từ
xa và thậm chí là đặt mượn đã phổ biến hơn rất nhiều trong thời điểm hiện nay. Chính
vì thế, marketing qua Internet chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc quảng bá thư
viện cũng như sản phẩm và dịch vụ của thư viện. Mặc dù nhận thức được tác động
mạnh mẽ của Internet đến hoạt động marketing, nhưng nhiều thư viện vẫn chưa biết
vận dụng vào việc quảng bá hình ảnh và nguồn tài nguyên thư viện qua mạng Internet.
Dưới đây là một số lý do khiến các thư viện cần có chiến lược quảng bá hình ảnh và
nguồn tài nguyên thư viện qua mạng Internet hay marketing online.

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp

- Thúc đẩy hợp tác với thư viện nước ngồi và tiếp cận người dùng tin q́c
tế
Nhờ những tiện ích Internet đem lại cho người dùng như tiết kiệm thời gian,
cơng sức và chi phí đi lại mà tỷ lệ người truy cập Internet đang ngày một tăng. Người
dùng đang dần hình thành thói quen sử dụng Internet để tìm kiếm mọi thơng tin họ
ḿn. Với những đặc điểm trên, các thư viện sẽ dễ dàng đưa hình ảnh của mình đến
với những người dùng tin cũng như cơ hội liên kết với các thư viện và cơ quan tài trợ
nước ngoài. Đây là một lợi thế không thể bỏ qua của mỗi thư viện khi tham gia vào
cộng đồng mạng Internet.
- Cho phép tiến hành truyền thông marketing không giới hạn về không gian
và thời gian
Không giớng như các hình thức truyền thơng marketing truyền thớng, chỉ diễn
ra trong một không gian và thời điểm nhất định thì truyền thơng marketing qua Internet
có thể truyền nội dung đi khắp mọi nơi và lưu giữ rất lâu dài. Chính vì thế, người dùng
tin có thể truy cập và biết đến những nội dung đã được đăng từ rất lâu trước đó. Bên
cạnh đó, các phương tiện truyền thông marketing qua Internet như Website, Facebook,
Youtobe... luôn hoạt động 24/7 đóng vai trị như một người cán bộ tận tụy không biết
mệt mỏi, luôn luôn túc trực phục vụ người dùng tin truy cập từ khắp mọi nơi chỉ cần có
kết nới Internet. [1, tr.26]
- Marketing qua Internet tiết kiệm chi phí hơn so với hình thức marketing
truyền thớng
Thư viện khơng cần lo ngại về chi phí vì chi phí cho các hình thức truyền thơng
marketing trên Internet khá rẻ thậm chí là miễn phí. Thay vì tớn rất nhiều chi phí cho tổ
chức sự kiện như thuê nhân lực, hệ thớng âm thanh ánh sáng, in poster… thì sử dụng
hình thức marketing hiện đại này sẽ giúp thư viện tiết kiệm được một khoản chi phí
lớn. Những cơng cụ truyền thông marketing qua Internet như Website, Facebook,
Youtobe… được sử dụng một cách phổ biến mà không hề mất chi phí. Thư viện chỉ
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa luận tốt nghiệp
cần trả lương cho cán bộ thư viện, người lập trình, thiết kế nội dung và cập nhật thơng
tin để duy trì những cơng cụ đó. [1, tr.26]
- Là cơng cụ tìm hiểu và nghiên cứu người dùng tin hiệu quả
Thư viện hồn tồn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông marketing qua
Internet như một công cụ thu thập thông tin hiệu quả. Chúng cho phép thư viện thu
thập những thông tin cơ bản về người dùng tin như họ tên, số điện thoại, emai và
những thông tin khác để xây dựng cơ sở dữ liệu về người dùng tin. Bên cạnh đó, nhờ
những cơng cụ đánh giá hiệu quả của website thì thư viện có thể biết chính xác những
thơng tin vơ cùng hữu ích như: số người truy cập, số lượt truy cập, thời gian lưu lại ở
mỗi trang của người dùng... để đánh giá hiệu quả hoạt động của website. Nhờ đó, thư
viện rất dễ dàng nắm được tâm lý của người dùng tin. Biết được sở thích của người
dùng tin sẽ giúp thư viện có những điều chỉnh hợp lý nhằm kịp thời đáp ứng những nhu
cầu của họ. Cứ như vậy, với những điều chỉnh liên tục một cách hợp lý, hình ảnh của
thư viện sẽ trở nên chuyên nghiệp trong mắt người dùng tin và trở thành bạn đọc trung
thành của thư viện. [21]
- Tương tác và chăm sóc người dùng tin hiệu quả
Các công cụ thực hiện truyền thông marketing qua Internet hiện nay như
Facebook, Youtobe, Website… đều có những tính năng comment và thậm chí là chat
trực tiếp để tiếp nhận phản hồi từ phía người dùng tin. Nhờ vậy mà cán bộ thư viện có
thể trợ giúp hay tương tác với người dùng nhiều hơn. Việc chăm sóc cho từng người
dùng tin sẽ giúp thư viện tạo ra sản phẩm hay dịch vụ riêng cho mỗi người dùng và làm
cho họ có cảm giác được quan tâm chăm sóc đặc biệt. [21]
- Quảng bá hình ảnh thư viện mạnh mẽ
Nếu thư viện có những sản phẩm chất lượng thật sự thì truyền thơng marketing
qua Internet hồn tồn có thể đưa sản phẩm và dịch vụ đến với người dùng tin hiệu quả
hơn. Bởi truyền thông marketing qua Internet giúp lan truyền nội dung một cách nhanh
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa ḷn tớt nghiệp
chóng nhờ các cơng cụ mạng xã hội như Facebook, Youtobe và những mạng xã hội
khác. Đây là những mạng xã hội có sớ lượng người dùng vơ cùng đơng đảo. Thơng qua
các hình thức like và share để tạo ra làn sóng ủng hộ cực kỳ lớn trên Internet, giúp hình
ảnh thư viện đến với hàng triệu người trên thế giới. Việc tạo ra nội dung lan truyền như
vậy là khơng q khó, một ý tưởng đặc sắc đánh trúng tâm lý của người dùng vào đúng
thời điểm sẽ tạo nên sức hút lớn gây dựng hình ảnh thư viện.
Thư viện cần phải dành sự quan tâm thích đáng cho hình thức truyền thơng
marketing này, khi mà một trong những công cụ truyền thông marketing trên Internet
tiêu biểu như website và facebook được coi là bộ mặt của thư viện trên môi trường
mạng. Nếu những công cụ trên được xây dựng với những hình ảnh đẹp mắt, nội dung
phong phú, bớ cục hợp lý và có khả năng tùy biến với thiết bị di động thì sẽ gây ấn
tượng với người dùng tin về sự chuyên nghiệp và giúp thư viện lấy được sự tin tưởng
của họ. [21]
1.1.3 Các hình thức truyền thơng marketing trên internet
1.1.3.1 Website
Website đóng vai trị là một văn phịng trên mạng Internet - nơi giới thiệu thông
tin về một cơ quan, tổ chức cũng như về sản phẩm hoặc dịch vụ do cơ quan, tổ chức đó
cung cấp. Có thể coi website chính là bộ mặt của một cơ quan, tổ chức, là nơi để đón
tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet. Website không chỉ đơn
thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh
doanh của doanh nghiệp, nó cịn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh
nghiệp. Việc đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đầy sức lôi cuốn sẽ góp
phần khơng nhỏ thuyết phục người dùng trở thành khách hàng của doanh nghiệp. [22]
Sau đây là những lý do dễ thấy nhất về tầm quan trọng của website :
- Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet
- Tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm.

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV



Khóa ḷn tớt nghiệp
- Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính
tương tác cao.
- Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm
được chi phí.
- Cơ hội phục vụ khách hàng tớt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách
hàng.
- Tạo một hình ảnh chun nghiệp trước cơng chúng, cơng cụ hiệu quả để thực
hiện các chiến dịch PR và marketing. [23]
1.1.3.2 Blog
Blog là từ gọi tắt của Weblog, là một dạng nhật ký trực tuyến, bắt đầu bùng nổ
từ cuối thập niên 90 của thế kỷ 20. Các Blogger hay người viết Blog có thể là cá nhân
hoặc một nhóm. Họ thường đưa các thơng tin có liên quan đến kinh nghiệm hoặc ý
kiến cá nhân theo những chủ đề chọn lọc lên blog. Nhờ được các phần mềm hỗ trợ và
dễ sử dụng, Blog phổ biến rất nhanh và ai cũng có thể dễ dàng tạo ra Blog cho riêng
mình. Cũng như các Website, Blog có thể được viết với nhiều định dạng khác nhau,
mỗi trang Blog có thể chứa các siêu liên kết, hình ảnh và liên kết tới các trang khác.
[24]
Blog là phương tiện phổ biến thông tin tớt, nó giúp thư viện cải thiện dịch vụ và
cho phép người sử dụng truy cập nhanh chóng đến các nguồn tin đã được thư viện lựa
chọn. Hơn nữa, nếu thư viện sử dụng blog, càng ngày càng nhiều người biết đến thư
viện cũng như các dịch vụ mà họ cung cấp. Thư viện có thể sử dụng blog cho các mục
đích khác nhau để marketing các sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện và nguồn tin đến
với bạn đọc. Khảo sát năm 2003 thực hiện bởi Laurel A. Clyde (2004) chỉ ra rằng, hầu
hết các thư viện sử dụng blog để cung cấp thông tin, tin tức, sự kiện cho bạn đọc. Có
tới 44% thư viện được khảo sát sử dụng blog để cung cấp thông tin về chức năng, dịch
vụ mới của thư viện, giờ giấc phục vụ bạn đọc, các quy định của thư viện đối với các
đới tượng bạn đọc khác nhau, chính sách đới với bạn đọc, thủ tục cấp thẻ của thư viện,
các hoạt động và sự kiện của thư viện (triển lãm, trưng bày sách và tuyên truyền giới

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp
thiệu sách) cũng như các hoạt động khác của thư viện. Hơn nữa, họ cũng sử dụng blog
cho các mục đích khác bao gồm:
- Thảo luận sách: giới thiệu một vài tác phẩm tiêu biểu và mời bạn đọc cùng
tham gia thảo luận về sách bằng cách cho phép bạn đọc sử dụng chức năng comment
của blog
- Cung cấp các đường links tới các website đã được thư viện lựa chọn, các bài
báo hữu ích và các dịch vụ khác cho bạn đọc.
- Cung cấp các chương trình đào tạo người dùng tin hay hướng dẫn sử dụng các
dịch vụ của thư viện.
- Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa các cán bộ thư viện
- Phổ biến dịch vụ tham khảo để lưu lại các câu trả lời cho các yêu cầu hay được
đưa ra nhất dưới dạng ćn nhật ký. Cán bộ thư viện có thể sử dụng lại những câu trả
lời này cho lần sau nếu cần thiết. [25]
1.1.3.3 Mạng xã hội
Truyền thông xã hội là một xu hướng truyền thông mới khác hẳn với truyền
thơng đại chúng trước đây. Việc thay đổi mơ hình truyền thơng đã dẫn đến sự ra đời
của một hình thức marketing mới: Marketing bằng truyền thông xã hội. Mạng xã hội
(Social network) là một hệ điều hành web kết nối các thành viên trên Internet với nhau
với nhiều mục đích khác nhau mà khơng phân biệt địa lý và thời gian. Thế giới hiện
nay phát triển hàng trăm mạng xã hội khác nhau với sự tham gia của hàng trăm triệu
thành viên trên thế giới. Những trang mạng xã hội ảo dần trở thành món ăn tinh thần
khơng thể thiếu đối với phần lớn các cư dân mạng bởi những tính năng kết nới cộng
đồng một cách hiệu quả. [26] Trong đó, hai mạng xã hội phổ biến hàng đầu hiện nay là
Facebook và Youtobe là hai mạng xã hội có khả năng ứng dụng cao trong ngành
Thơng tin thư viện ở Việt Nam.
 Facebook

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sinh viên trường Đại học Harvard cùng với những người bạn là Eduardo Saverin,
Dustin Moskovitz và Chris Hughes xây dựng vào 28/10/2003. Facebook mở đầu chỉ là
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp
một phiên bản “Hot or Not” của trường Đại học Harvard với tên gọi Facemash. Sau
nhiều lần cải tiến, đến nay Facebook - mạng xã hội lớn nhất hành tinh với hơn 1 tỷ
người dùng. [27] Nhờ các tính năng vượt trội, facebook có thể ứng dụng hiệu quả trong
ngành Thông tin thư viện, giúp các hoạt động và hình ảnh của cơ quan Thơng tin thư
viện tiếp cận người dùng tin nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Cụ thể nó có những ứng
dụng như sau:


About (Giới thiệu): Trang facebook của thư viện là trang facebook của tổ chức nên

có thể điền những thơng tin cơ bản như: thông tin liên lạc, giờ mở cửa, giới thiệu khái
quát về nguồn gốc và đặc điểm của thư viện… để người dùng có cái cái nhìn tổng quan
về thư viện.


Message (Lời nhắn): Gửi thơng báo về các hoạt động, sự kiện của thư viện đến

từng các thành viên trong facebook cũng như tiếp nhận những tin nhắn của người dùng
tin.


Events (Sự kiện, Lịch trình): Thư viện có thể tạo dựng một sự kiện với các thông

tin về địa điểm, thời gian và nội dung của sự kiện rồi tùy chỉnh đối tượng mục tiêu để

chia sẻ lời mời tham dự sự kiện. Điều này giúp cho thông tin về sự kiện được lan tỏa
một cách nhanh chóng và rộng khắp. Khơng những thế, thư viện cịn có thể nắm được
số lượng người được mời, người tham dự và người có thể tham dự sự kiện qua thớng
kê của facebook. Chính nhờ đó mà ứng dụng “Sự kiện” đặc biệt hữu ích với các cơ
quan thơng tin thư viện khi thực hiện các kế hoạch marketing.


Photo, video (Ảnh và video): Xuất phát từ ý tưởng của Sean Parker và được triển

khai vào năm 2005, đây là ứng dụng hiện được sử dụng nhiều nhất trên Facebook. Thư
viện có thể đăng các hình ảnh sinh động, video về các hoạt động và nguồn tài nguyên
của thư viện một cách nhanh chóng, thuận tiện. Khơng những thế, thư viện cịn có thể
bổ sung thêm những thông tin về địa điểm, thời gian, mô tả về bức ảnh, video để người
dùng tin hiểu rõ hơn về hình ảnh, video đó.

Ngũn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp


Links (Liên kết): Tạo ra các kết nối đến các trang web của các cơ quan thông tin

thư viện trong và ngoài nước mà bạn đọc quan tâm hoặc tìm kiếm thơng tin liên quan


Comment (Bình luận): Những ý kiến phản hồi của các thành viên về các tin tức,

sự kiện, ảnh, video…giúp người quản lý thu được thơng tin phản hồi một cách nhanh
chóng và chính xác



Findfriends (Tìm kiếm bạn bè): Giúp tìm kiếm, kết nới tất cả các thành viên có

chung sở thích, nghề nghiệp.. tạo ra mối dây liên hệ giữa các thành viên [26]


Add targeting (Chọn nhắm mục tiêu): Với mỗi bài đăng, thư viện có thể dựa trên

các tiêu chí khác nhau (giới tính, hiện trạng mới quan hệ, tình trạng giáo dục, độ tuổi,
ngơn ngữ, sở thích, vị trí và ngày kết thúc đăng) để chọn những người thích hợp nhất
thấy bài đăng của thư viện trong bảng tin của họ. Nhưng bài đăng của thư viện sẽ vẫn
khả kiến với bất kì ai truy cập trang kể cả khi họ khơng phải là độc giả mục tiêu của
thư viện.


Similar page suggestions (Gợi ý trang tương tự): Trang facebook của thư viện sẽ

được gợi ý cho mọi người khi họ thích các trang tương tự khác. Tương tự như thế, khi
một ai đó thích trang của thư viện, họ có thể thấy một danh sách các trang tương tự
khác được gợi ý trên dịng thời gian của thư viện.


Page moderation (Kiểm duyệt trang): Để giảm nội dung không phù hợp, thư viện

có thể thêm những từ khóa ḿn chặn xuất hiện trên trang của thư viện. Nếu một trong
những từ khóa đó được sử dụng trong bài viết hoặc bình luận, thì bài viết hoặc bình
luận đó sẽ bị đánh dấu là spam. Quản trị viên của trang có thể phê duyệt hoặc xóa nội
dung đó. Giới hạn là 10.000 ký tự.



Insights (Thơng tin chi tiết): Thư viện có thể nhận được các thông tin rất chi tiết

mà facebook thống kê được nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động trang bao gồm: thơng
tin tổng quan, lượt thích, sớ người xem, lượt truy cập, hiệu quả hoạt động của các bài

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa luận tốt nghiệp
viết và thông tin về người quan tâm đến trang. Những thơng tin này có thể được thể
hiện ở hai dạng: xem trực tuyến ở dạng biểu đồ hoặc xuất dữ liệu ở dạng file excel.


Ratings and Reviews (Xếp hạng và Đánh giá): Facebook cho phép người dùng

xếp hạng trang của thư viện theo 5 mức (kém, khá, tốt, rất tốt, tuyệt vời) tương ứng với
5 ngôi sao. Cùng với việc chọn số lượng sao để xếp hạng, người dùng cịn có thể viết
đánh giá cụ thể về trang của thư viện. Biểu tượng 5 ngôi sao thể hiện mức xếp hạng
được để ở ngay đầu trang góp phần gây ấn tượng về sự chuyên nghiệp của thư viện với
người dùng tin. Không những thế, mục xếp hạng và đánh giá cịn là một cơng cụ hỗ trợ
đắc lực trong việc giúp thư viện nắm được hiệu quả hoạt động trang facebook.


Advertise (Quảng cáo): Quảng cáo Trang của thư viện để tăng khả năng kết nối

với nhiều độc giả tiềm năng hơn. Với mỗi lần quảng cáo, thư viện có thể lựa chọn đới
tượng mục tiêu mình nhắm tới dựa trên các tiêu chí địa điểm, sở thích, tuổi, giới tính để
quảng cáo hiệu quả. Facebook cũng cho phép thư viện lựa chọn mức chi phí và lịch
trình quảng cáo tùy thuộc vào nhu cầu của thư viện.



Profanity filter (Bộ lọc những lời tục tĩu): Thư viện có thể thiết lập chế độ chặn

những hành vi xúc phạm trang ở các mức độ khác nhau. Facebook quyết định việc nên
chặn những từ gì bằng cách sử dụng từ và các cụm từ bị cộng đồng đánh dấu là xúc
phạm. [29]
 Youtube
YouTube là một trang mạng xã hội do Chad Hurley, Steve Chen và Jawed
Karim - những nhân viên đầu tiên của PayPal (một công ty chuyên xây dựng website
thanh toán trực tuyến) sáng lập ra. Tên miền "YouTube.com" được kích hoạt vào ngày
15/02/2005 và được phát triển vài tháng sau đó. [30] Youtube vớn là một cơng cụ
quảng cáo rất hữu hiệu trên mạng Internet cho phép người dùng đăng tải những video
về mọi lĩnh vực của đời sống. Những người không đăng ký tài khoản trên Youtube có
thể xem, đánh giá (thích hay khơng thích), bình luận và chia sẻ hầu hết các video với 8
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp
loại mạng xã hội khác. Cịn với người đăng ký tài khoản, họ có thể đăng tải video và sử
dụng công cụ Youtube Analytics để đánh giá hiệu quả của video.
Đối với các cơ quan thông tin thư viện, Youtube có thể được sử dụng như một
cơng cụ marketing hiệu quả. Các cơ quan thông tin thư viện có thể xây dựng một kênh
Youtube riêng, cho phép những người đăng ký theo dõi kênh nhận được thông báo khi
thư viện tải lên video mới. Để đánh giá hiệu quả của kênh, thư viện có thể sử dụng
cơng cụ YouTube Analytics để thống kê dữ liệu. Nhờ công cụ này, thư viện có thể
biết người xem là ai, họ xem trong bao lâu và video của thư viện thu hút họ đến mức
nào. Không những thế, thư viện hồn tồn có thể đưa ra những định hướng xây dựng
các video mới khi biết được số liệu thống kê nhất định về người dùng, cách thức họ
xem và phản hồi video của thư viện.

1.1.3.4 Email marketing
Email marketing là hình thức gửi email thơng tin quảng cáo có nội dung thông
tin liên quan tới người nhận đã đồng ý đăng kí nhận email trực tiếp hay gián tiếp và
cho phép họ có quyền khơng tiếp tục nhận email quảng cáo nữa. Email marketing là
một công cụ marketing rất hiệu quả và sẽ mang lại ROI (Return on Investment - Tỉ lệ
hồn vớn) như mong đợi nếu áp dụng bài bản và đúng cách vì email marketing giúp
bạn:





Tiết kiệm chi phí ít nhất 75% chi phí so với các hình thức quảng cáo khác
Chi phí dành cho quảng cáo từ lớn đến nhỏ đều có thể sử dụng
Gửi thơng điệp quảng cáo đến đúng khách hàng mục tiêu
Có thể cá nhân hóa thơng điệp quảng cáo để lấy được sự chú ý tuyệt đối

của người nhận mà không bị chi phối bởi các thơng tin khác

Email là kênh giao tiếp được khách hàng sử dụng nhiều nhất trong ngày
và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống và công việc của nhiều người

Chủ động điều chỉnh thời gian, thời điểm truyền tải thơng tin tới khách
hàng mục tiêu

Cho phép lan truyền thơng điệp quảng cáo bằng hình thức

Cho phép dễ dàng lưu trữ thông điệp quảng cáo để tham khảo sau này

Phân phới thơng điệp nhanh chóng tức thời


Khới lượng phân phới lớn

Dễ dàng thực hiện và điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch
Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


Khóa ḷn tớt nghiệp



Cho phép nhận được phản hồi trực tiếp và nhanh chóng
Khơng hạn chế hình thức thiết kế và khối lượng nội dung của thông điệp

quảng cáo. [31]
1.1.4 Cơ sở thực tế cho các thư viện Việt Nam thực hiện marketing qua internet
Theo báo cáo của comScore, đến hết tháng 3/2013 có 40% lưu lượng Internet
tồn cầu xuất phát từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tương đương với khoảng
644 triệu người dùng Internet. Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 10%
người dùng Internet tại khu vực này, tương đương 64,4 triệu người dùng. Với 16,1
triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là q́c gia có lượng người
dùng Internet đơng nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là
Indonesia với 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người dùng.
Việt Nam cũng là q́c gia có lượng tăng trưởng người dùng Internet nhanh thứ 2 tại
khu vực. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng người dùng Internet tại Việt Nam đã tăng
thêm đến 14%. Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia có lượng người dùng Internet ở độ tuổi
trẻ nhất khu vực, với 42% người sử dụng Internet tại Việt Nam ở độ tuổi 15-24. Độ
tuổi người dùng Internet từ 25 đến 34 ở Việt Nam chiếm 32%. [32] Đây chính là tiền
đề cho sự phát triển của marketing qua internet ở Việt Nam.
1.1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông marketing qua Internet

cho các cơ quan Thông tin - Thư viện
Đo lường hiệu quả của một chương trình hay một chiến dịch là cơng việc khơng
thể thiếu đặc biệt trong Marketing online, nếu không đưa ra những chỉ số đánh giá cụ
thể bạn sẽ rất dễ bị lầm tưởng so với hiệu quả thực tế của chiến dịch. Dưới đây là
những chỉ số cho chiến dịch Marketing online đánh giá hiệu quả của một chiến dịch
truyền thông trực tuyến theo từng kênh triển khai.


Đối với website
Để đánh giá hiệu quả truyền thông marketing qua website của các cơ quan thông

tin thư viện cần căn cứ vào các thông số như số lượt truy cập, thời gian họ lưu trên
trang, tỷ lệ người quay trở lại đọc trang. Để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt

Nguyễn Thị Bích Diệp – K56 TTTV


×