Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.13 KB, 9 trang )

1. Tên sáng kiến kinh nghiệm
“Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ hình trịn tại lớp 12C2
góp phần nâng cao kết quả học tập mơn địa lí”
2. Ý tưởng sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)
a. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng.
Hiện trạng:
- Trong học tập, kiểm tra, thi tốt nghiệp THPT và thi cao đẳng- đại học đối với
mơn địa lí đều có nội dung vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
- Từ thực tế cho thấy kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ( nhất là biểu đồ tròn) của
học sinh (HS) lớp 12 còn yếu.
- Việc nghiên cứu và thử nghiệm biện pháp hướng dẫn thực hành kỹ năng địa lí
về vẽ các loại và dạng biểu đồ cơ bản trong các bài tập địa lí lớp 12 có ý nghĩa lí
luận và thực tiễn quan trọng.
Nguyên nhân:
- Trong chương trình địa lí lớp 12, nội dung kiến thức lý thuyết của các bài học
rất dài, giáo viên không còn thời gian hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ. Tuy học sinh
đã được học ở lớp dưới nhưng lên lớp 12 những kĩ năng đó đã khơng cịn nắm chắc,
trong khi đến thời điểm này về phần thực hành kĩ năng vẽ biểu đồ đối với học sinh
lớp 12 đã phải hồn thiện( phải vẽ nhanh, đúng dạng, chính xác, đầy đủ và đẹp).
- Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều
phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy học thực hành- đặc biệt là kỹ
năng vẽ biểu đồ cho lớp 12 chưa thực sự được chú ý.
Để đảm bảo đạt kết quả cao trong việc học tập bộ môn, giáo viên cần phải bố trí
thời gian nhất định và phù hợp để hướng dẫn học sinh thực hành những kĩ năng cơ
bản về vẽ biểu đồ thường gặp trong các bài thi chất lượng học kỳ và thi tốt nghiệp
bộ môn.
b. Ý tưởng
- Muốn rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh lớp 12, trước hết phải
rèn cho hoc sinh kỹ năng đọc, hiểu biểu đồ, kỹ năng vẽ biểu đồ, kỹ năng nhận xét,
giải thích biểu đồ. Chính vì vậy, việc dạy những kiến thức tối thiểu về biểu đồ là rất
cần thiết.


- Từ những kiến thức về biểu đồ giúp các em hiểu được các hình vẽ như
đường, cột, trịn, miền…. hoặc những con số khô cứng trong biểu đồ trở nên sống
động và có ý nghĩa. Đồng thời, giúp các em xác lập được mối quan hệ giữa các con
số, các đường, các cột… trong biểu đồ. Từ đó phát hiện ra các kiến thức địa lý mới
1


tàng ẩn trong biểu đồ. Tất nhiên ở đây chỉ có những kiến thức về biểu đồ là chưa đủ
mà cần phải có cả những kiến thức địa lý khác.
Đối với kĩ năng vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mơ tả một cách dễ dàng về động thái phát triển
của một đại lượng( hoặc 2- 3 đại lượng) qua các năm, hoặc so sánh tương quan về độ
lớn của 1 đại lượng( hoặc 2- 3 đại lượng); thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của 1
tổng thể.
- Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng
để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải hiểu đặc điểm
của từng loại và dạng biểu đồ, sau đó xem xét kỹ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ
thể của đề bài để chọn nhanh, đúng loại và dạng biểu đồ thích hợp nhất.
- Bất cứ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Tính khoa học ( chính xác)
+ Tính trực quan ( đúng, đầy đủ)
+ Tính thẩm mỹ ( rõ ràng, đẹp).
Đối với biểu đồ tròn
- Với mỗi loại và dạng biểu đồ, quá trình thực hành chọn và vẽ khác nhau, do
vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác và nguyên tắc vẽ của
từng loại và dạng biểu đồ. Trong các loại biểu đồ thì biểu đồ trịn là loại biểu đồ địi
hỏi học sinh phải có nhiều kĩ năng, thao tác từ việc xử lí số liệu cho đến vẽ và nhận
xét biểu đồ.
- Trong sách giáo khoa địa lí 12, các bài thực hành có nội dung vẽ biểu đồ khơng
nhiều( 4 bài), đối với yêu cầu vẽ và nhận xét biểu đồ trịn chỉ có 1 bài tập nằm trong

nội dung bài 29 trang 128. Vì vậy, trong tiết học này, giáo viên nên tận dụng tối đa
thời gian để hướng dẫn, cho học sinh luyện tập và chỉ ra những ưu điểm cũng như
những sai sót của học sinh khi thực hành kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trịn.
- Ngồi ra, trong nội dung một số bài lí thuyết có các bảng số liệu hoặc các
hình vẽ biểu đồ trịn để minh chứng cho phần lí thuyết. Giáo viên có thể căn cứ
vào các bảng số liệu để cho HS xác định dạng biểu đồ và yêu cầu về nhà vẽ biểu
đồ. Còn qua các biểu đồ có sẵn, ngồi việc rèn cho HS kĩ năng nhận xét thì giáo
viên có thể cho HS quan sát và nêu lại cách vẽ 1 biểu đồ hoàn chỉnh.
3. Nội dung công việc
a. Các bước rèn kỹ năng chung từ biểu đồ tròn
Biểu đồ tròn thường dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một
tổng thể (100%). Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%), ít năm ( ≤ 3 năm)
2


Cách đọc biểu đồ:
- Cần đọc tên biểu đồ để hiểu nội dung của biểu đồ.
- Đọc bảng chú giải để biết cách thể hiện nội dung của biểu đồ.
- Đọc các nội dung cụ thể trong biểu đồ.
Cách vẽ biểu đồ tròn:
- Chọn trục gốc: Để thống nhất và dễ so sánh ta chọn trục gốc là đường thẳng
nối từ tâm vòng tròn đến điểm số mười hai trên mặt đồng hồ( tia 12h).
- Từ tia 12h, vẽ lần lượt các thành phần theo thứ tự xuất hiện từ đầu đến cuối
bảng số liệu và vẽ theo chiều kim đồng hồ( nếu gặp thành phần nào > 50% thì để
lại, vẽ từ cuối bảng số liệu lên ở bên trái tia 12h và vẽ ngược chiều kim đồng hồ),
mỗi phần trăm tương ứng với 3,6 % ( Hướng dẫn HS cách dùng thước đo độ)
- Ghi chú, kí hiệu: Nên dùng các đường thẳng, nghiêng, đan; dấu cộng, trừ,
chấm, để trắng….dùng các ký hiệu sao cho vừa đẹp, vừa dễ hiểu
- Số ghi: Ghi ở giữa mỗi phần (bên trong biểu đồ), số ghi phải ngay ngắn, rõ
ràng, không nghiêng ngả, phải ghi số phần trăm, không ghi số độ hay số thực. Nếu

phần ghi số nhỏ không thể ghi bên trong được thì ghi ngay ở bên ngồi.
- Tên biểu đồ: Nên ghi phía trên biểu đồ hoặc ghi phía dưới biểu đồ. Nên ghi
chữ in hoa cho rõ.
- Ghi chú: Dưới biểu đồ và ghi đúng trình tự như đề bài cho.
* Lưu ý :
- Nếu đề bài khơng cho số liệu phần trăm ta phải tính phần trăm ( xử lí số liệu)
Nhận xét :
- Khi chỉ có một vịng trịn: Nhận xét về thứ tự lớn, nhỏ, sau đó so sánh.
- Khi có từ hai vòng tròn trở lên:
+ Trước tiên cần nhận xét tăng hay giảm trước. Nếu có ba vịng trịn thì
thêm liên tục hay không liên tục, tăng giảm bao nhiêu % ?
+ Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba… của các yếu tố trong từng năm.
Nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần( không nên nhắc lại hai,
ba lần).
+ Cuối cùng đưa ra kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
b. Ví dụ minh họa
3


* Đối với bài tập cụ thể:
Bài 1- trang 128 SGK ( Trong bài 29: Thực hành)
Cho bảng số liệu:
Bảng 29.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.
(Đơn vị : tỷ đồng)
Thành phần kinh tế

1996

2005


Nhà nước

74 161

249 085

Ngồi nhà nước

35 682

308 854

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi

39 589

433 110

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. Nêu nhận xét.
Hướng dẫn:
- Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
theo thành phần kinh tế trong hai năm 1996 và 2005 là biểu đồ tròn.
- Do tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của cả nước
năm 2005 lớn hơn năm 1996, nên biểu đồ năm 2005 có bán kính lớn hơn biểu đồ
năm 1996( Hướng dẫn HS cách tính bán kính).
Bước 1: Xử lí số liệu
Trước tiên cộng tổng của 3 thành phần kinh tế theo từng năm
Giá trị từng thành phần
Tính % của từng thành phần =


x 100%
Tổng số

Lập bảng số liệu mới
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (đơn vị %)
Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

49,6

25,1

Ngồi nhà nước

23,9

31.2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

26,5

43,7


4


Tính bán kính: R22005 =

991049
x R2 1996 = 6,6 x R2 1996
149432

 R2005 = 6,6 x R1996= 2,57 x R1996( Coi R1996=1,3cmR2005=
3,3cm)
Bước 2: Vẽ biểu đồ theo bán kính đã chọn
Năm 1996

Năm 2005

BIỂU ĐỒ TRÒN THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN
THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 1996 VÀ NĂM 2005

Bước 3: Nhận xét.
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế từ năm 1996 đến năm
2005 có nhiều thay đổi:
+ Khu vực KT Nhà nước tỷ trọng giảm mạnh từ 49,6% xuống 25,1% (giảm
24,5%).
+ Khu vực KT ngoài Nhà nước tăng tỷ trọng từ 23,9% lên 31,2% (tăng 7,3%).
+ Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỷ trọng, từ 26,5% lên 43,7%
(tăng 17,2%).

5



- Năm 1996, Khu vực nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất( 49,6%), đến năm 2005,
khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất( 43,7%)
- Giải thích:
+ Do nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường nên khu vực nhà nước chuyển
sang khu vực ngồi nhà nước.
+ Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế và chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam trong đó chú trọng đến cơng nghiệp.
4. Triển khai thực hiện
* Quy trình, cách thức:
a. Đối với giáo viên :
Sau khi nhận lớp, tôi đã tiến hành kiểm tra kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh
để nắm bắt được khả năng và phân loại được học sinh. Qua kiểm tra tơi nhận thấy,
có đến 75% số HS chưa vẽ đúng và hồn thiện biểu đồ trịn. Nhiều HS chưa biết
cách xử lí số liệu, vẽ sai tỉ lệ, các thành phần vẽ khơng theo đúng trình tự dẫn đến
chú giải sai, thiếu tên biểu đồ và khả năng nhận xét biểu đồ cịn yếu.
Vì vậy, để rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trịn, ngồi việc hướng
dẫn kĩ ở trên lớp trong giờ thực hành, tôi thường ra các bài tập cho học sinh khi về
nhà căn cứ vào các bảng số liệu ở trong sách giáo khoa( ví dụ như bảng 16.1, bảng
21…, bài tập 2 tr86…). Đối với các hình có biểu đồ trịn trong SGK, tôi rèn cho HS
kĩ năng nhận xét và nêu lại cách vẽ 1 biểu đồ hoàn chỉnh.
Để cho các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh được thành
công, tôi thường nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo
để soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu bài để tìm ra cách rèn luyện kỹ năng biểu đồ
thích hợp nhất, phù hợp nhất với ba đối tượng học sinh: học sinh khá- giỏi, học sinh
trung bình, và học sinh yếu.
b. Đối với học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi quy định tất cả các em học sinh phải có đầy đủ
sách giáo khoa, atlat địa lý và dụng cụ học tập đầy đủ để phục vụ việc học tập cho
bộ mơn( máy tính, com pa, thước kẻ, thước đo độ…)

Trong bài dạy, ở những bài có biểu đồ tơi ln chú ý rèn kỹ năng biểu đồ cho
học sinh nhất là các đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu. Đặc biệt, phải
dạy vẽ biểu đồ tôi thường tiến hành cho các em hoạt động nhóm để các em có cơ
hội trao đổi bàn bạc với nhau và tranh thủ học tập nhau những thủ thuật cho học
biểu đồ nhanh, dễ nhớ và nhớ lâu.

6


Ngồi ra tơi thường ra các bài tập biểu đồ về nhà cho các em để các em có
thời gian rèn luyện ở nhà. Sau đó đến lớp tơi có kiểm tra đánh giá và nhắc nhở uốn
nắn các em một cách kịp thời để động viên khuyến khích các em.
* Thời gian: từ tháng 9/2014 đến hết tháng 4/2014 của năm học 2014- 2015
* Phương tiện:
- Bài soạn, máy tính, compa, thước kẻ, thước đo độ
- Các phương tiện hỗ trợ: máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm (Vẽ biểu
đồ, Powerpoint)
* Sự phối hợp: trong quá trình thực hiện sáng kiến có sự phối hợp chặt chẽ với
giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn và học sinh lớp 12C2
5. Kết quả đạt được
Trước khi thực hiện sáng kiến: 60,5% số HS chưa vẽ đúng và hoàn thiện
biểu đồ tròn. 35% số HS biết vẽ biểu đồ nhưng nhận xét chưa đầy đủ.
Sau khi triển khai thực hiện sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ và
nhận xét biểu đồ hình trịn tại lớp 12C2, góp phần nâng cao kết quả học tập mơn
địa lí”
- 90% học sinh nắm được các bước và cách vẽ biểu đồ tròn, biết nhận xét
biểu đồ
- Trong đó, 80% học sinh đã vẽ nhanh và chính xác tỉ lệ các thành phần trong
biểu đồ.
Từ những chuyển biến tích cực trong rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, kết quả

học tập môn địa lí của lớp cũng đã được nâng cao hơn, cụ thể:
Chất lượng

Số HS

Khảo sát đầu năm

Giỏi, khá

Trung bình

Yếu, kém

Số HS

%

Số HS

%

Số HS

%

39

0

0


15

38,5

24

61,5

Học kì I

39

11

28,2

22

50

3

7,7

Cả năm

39

6. Khả năng tiếp tục phát huy, mở rộng nội dung SKKN đã thực hiện

- Thực hiện được các kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong việc dạy- học mơn
Địa lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng( trong đó có biểu đồ trịn),
hơn thế nữa nó cịn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng
phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của
7


học sinh. Đồng thời cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh- từ kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm
tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức.
- Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả học sinh khối 10,11,12.
Chiêm Hóa, ngày 25/5/2016
Người viết sáng kiến

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
8



………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

9



×